Thứ Tư, 9 tháng 3, 2022

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ KÊU GỌI CHẤM DỨT CUỘC CHIẾN TÀN KHỐC Ở UCRAINA VÀ TÁI ĐÀM PHÁN

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ KÊU GỌI CHẤM DỨT
CUỘC CHIẾN TÀN KHỐC Ở UCRAINA VÀ TÁI ĐÀM PHÁN
 
Trưa Chúa Nhật 6/3/2022, sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi chấm dứt cuộc chiến tàn khốc tại Ucraina, đảm bảo việc tiếp cận các vùng chiến sự ở Ucraina và đảm bảo các hành lang nhân đạo. Ngài mời gọi tái khởi động hành động ngoại giao và khẳng định Tòa thánh sẵn sàng làm mọi việc cho các cuộc đàm phán hòa bình. 
 
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha bắt đầu bằng những suy nghĩ hướng đến những thống khổ người dân Ucraina phải chịu: “Những dòng sông máu và nước mắt đang chảy ở Ucraina. Nó không chỉ là một hoạt động quân sự, nhưng là chiến tranh, thứ gieo rắc chết chóc, tàn phá và đau khổ. Số nạn nhân ngày càng nhiều, những người đang chạy trốn cũng vậy, đặc biệt là các bà mẹ và trẻ em. Ở đất nước đau khổ đó, nhu cầu hỗ trợ nhân đạo đang tăng lên đáng kể từng giờ.”

Bảo đảm các hành lang nhân đạo

Do đó, Đức Thánh Cha kêu gọi cần đảm bảo ngay lập tức việc bảo vệ dân sự: “Tôi đưa ra lời kêu gọi chân thành để thực sự bảo đảm các hành lang nhân đạo, và để đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi việc tiếp cận viện trợ đến các khu vực bị bao vây, để cung cấp viện trợ thiết yếu cho các anh chị em của chúng ta bị thống khổ bởi bom đạn và nỗi sợ hãi.”

Chấm dứt các cuộc tấn công và tái đàm phán

Đức Thánh Cha bày tỏ lòng biết ơn đối với nhiều nhà điều hành dấn thân trong việc tiếp đón và yêu cầu khởi động lại các cuộc đàm phán: “Tôi cảm ơn tất cả những người đang chào đón những người tị nạn. Trên tất cả, tôi khẩn cầu rằng các cuộc tấn công vũ trang phải chấm dứt và việc đàm phán phải được thực hiện. Và luật pháp quốc tế một lần nữa được tôn trọng!”

Cảm ơn các nhà báo

Cảm ơn các nhà báo đã liều mình để đảm bảo thông tin cho thế giới biết về thực tế đau thương của chiến tranh, Đức Thánh Cha nói: “Cảm ơn các anh chị em về sự phục vụ của anh chị em! Một sự phục vụ giúp chúng ta tiếp cận với bi kịch của người dân đó và cho phép chúng ta đánh giá sự tàn khốc của một cuộc chiến tranh. Xin cảm ơn các anh chị em. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho Ucraina: chúng ta thấy những lá cờ (Ucraina) trước mặt chúng ta. Như là anh chị em của nhau, chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện với Đức Mẹ Nữ Vương Ucraina.”

Toà Thánh phục vụ hoà bình

Kết thúc lời kêu gọi, Đức Thánh Cha nhắc lại nỗ lực ngoại giao và ý chí kiên định của Tòa Thánh nhằm phục vụ hòa bình: “Tòa thánh sẵn sàng làm mọi việc, để phục vụ cho nền hòa bình này.” Ngài cho biết trong những ngày này, Đức Hồng y Krajewski, Chánh Sở Từ thiện, và Đức Hồng y Czerny, Tổng trưởng tạm thời của Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện, đã đến Ucraina để phục vụ người dân, để giúp đỡ, để mang viện trợ cho những người nghèo khổ.” Đức Thánh Cha nói: “Sự hiện diện của hai Hồng y ở đó không chỉ là sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng, mà còn là của toàn cộng đoàn Ki-tô hữu đang muốn đến gần hơn và nói: ‘Chiến tranh là sự điên rồ! Xin dừng lại! Hãy nhìn sự tàn bạo này!’”.

Nguồn: vaticannews.va

(WGPSG)

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2022

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ HAI TUẦN 1 MÙA CHAY 2022

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Hai, ngày 07.3.2022 
tại Trung tâm Mục vụ TGP Saigon
 

HOẠT HÌNH EM VÀ GIÊSU - TẬP 8: ĐỨC MẸ

SATAN THÔNG MINH HƠN CHÚNG TA

 

SATAN THÔNG MINH HƠN CHÚNG TA

TGPSG / Aleteia -- Chúng ta phải tránh một mình chiến đấu với ác thần, vì chúng ta chắc chắn sẽ thua (Tin Mừng Chúa nhật hôm nay: Lu-ca 4,1–13).

1. Cơn cám dỗ thường mang vẻ ngoài tốt lành

Satan tỏ ra như là nó còn tốt hơn cả Thiên Chúa, mang dáng dấp như một người bạn, và là một bậc thầy trong việc tạo ra ảo tưởng. Nó thông minh hơn con người. Vậy chúng ta phải làm thế nào để đối phó với những cám dỗ có vẻ ngoài tốt đẹp của nó? Chúa Giê-su đã cho chúng ta một ví dụ.

2. Chúa Giêsu bị ma quỷ cám dỗ

Nếu Chúa Giêsu bị cám dỗ, thì tất cả chúng ta đều đã, đang, và sẽ bị cám dỗ. Cám dỗ ẩn dưới vỏ ngoài tốt lành. Và điều tệ hại nhất là khi Satan thậm chí còn quyến rũ chúng ta bằng những câu trích dẫn từ Kinh thánh. Những cám dỗ này tấn công chính Thiên Chúa và con người, và nếu rơi vào cái bẫy này, con người sẽ hủy hoại bản thân và cuộc sống của mình.

Chúa Giêsu cho chúng ta một ví dụ về cách đối phó với những cám dỗ. Nguyên tắc quan trọng nhất là tránh bị lôi kéo vào cuộc đối thoại với quỷ dữ. Phản ứng của Chúa Giêsu chỉ đơn giản là trích dẫn Kinh thánh. Chúa Giêsu không đưa ra bất kỳ lập luận nào của riêng mình. Ngài chỉ trích dẫn Kinh thánh. Bằng cách này, Chúa Giêsu bám chặt lấy Thiên Chúa Cha, Lời của Chúa Cha. Ngài không dựa vào sự khôn ngoan của riêng mình, nhưng vào Thiên Chúa Cha.

Điều này trái ngược với những gì Eva đã làm trong vườn Êđen khi đối thoại với ác thần và sa vào tội lỗi. Khi làm như vậy, Eva đã tự hại mình, hại chồng và con cháu mình.

3. Hôm nay

Đôi khi chúng ta mắc lỗi và trong cơn cám dỗ, chúng ta tự cô lập mình, cảm thấy xấu hổ trước Thiên Chúa, xấu hổ khi phải cầu xin Ngài giúp đỡ. Nhưng đó chính là lúc chúng ta không được ở lại một mình với quỷ dữ, bởi vì chúng ta chắc chắn sẽ thua cuộc. Đây là lúc chúng ta cần đến Chúa nhất. Ngài sẽ giúp chúng ta nếu chúng ta cầu xin Ngài. 
 
Fr. Paweł Rytel-Andrianik / Biên Tú chuyển ngữ  
(WGPSG)

 

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ HAI 07.3.2022


BƯỚC TỪNG BƯỚC - SỐ 61: TIẾNG VỌNG

CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH


CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH

WGPBMT (05.03.2022) - Không có cuộc chiến nào mà không phải trả giá bằng những tổn thương, vì vậy ai cũng mong muốn được sống trong hòa bình.

Ai cũng yêu chuộng hòa bình và chán ghét chiến tranh. Dân tộc Việt Nam đã trải qua bao đau thương vì chiến cuộc tương tàn. Đó chính là hình ảnh rõ nét minh chứng cho sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh. Tác phẩm Chiến tranh và Hòa bình của Lev Tolstoy phản ánh sâu sắc về điều này. Không có cuộc chiến nào mà không phải trả giá bằng những tổn thương, vì vậy ai cũng mong muốn được sống trong hòa bình.

Thế nhưng, tại sao chiến tranh khởi phát? Chiến tranh mang lại lợi lộc gì cho thế giới? Hay chỉ để thỏa mãn sự cao ngạo ngông cuồng, nham hiểm và tàn bạo của những kẻ khoác lác về danh dự, về lòng yêu nước, về công lý?!

Mới đây, ngày 24/02/2022, Nga mở cuộc tấn công Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định họ tiến hành “chiến dịch quân sự” vì Ukraine hành động bạo lực. Đại sứ Nga tại LHQ Vasily Nebenzya khẳng định Nga tấn công Ukraine vì quốc gia này vi phạm thỏa thuận Minsk. Ông Nebenzya còn nhấn mạnh rằng Moscow muốn “phi quân sự hóa và bài trừ phát xít” ở Ukraine.

Sau 8 ngày giao tranh tàn khốc với những vũ khí sát thương hiện đại có sức công phá ác liệt, cuộc chiến vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã có 498 binh sỹ nước này thiệt mạng và 1.597 người khác bị thương kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Hãng thông tấn Interfax đưa tin phía Ukraine có 2.870 người thiệt mạng, 3.700 người bị thương. Và hơn 835.000 dân thường đã phải di tản ra khỏi nơi ở của mình, tránh xa vùng chiến sự.

Tác phẩm Chiến tranh và Hòa bình của Lev Tolstoy là lời thức tỉnh con người trước ranh giới của sự thiện và sự ác. Chiến tranh và hòa bình mở đầu vào đêm trước chiến tranh giữa Pháp và Nga. Những nhà quý tộc tham dự ban đầu lo sợ về nguy cơ bạo lực cực đoan sẽ xảy ra. Nhưng ngay sau đó đã chuyển sang những vấn đề mà tầng lớp quý tộc của họ luôn quan tâm như: tiền bạc, tình dục và cái chết.

Chiến tranh và Hòa bình là một cuốn sách đồ sộ, một hành trình dài khá công phu với những câu chuyện đầy triết lý và mang tính suy tưởng của Lev Tolstoy. Chiến tranh và hòa bình đã đặt ra yêu cầu về quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, khi ngoài kia những kẻ cầm quyền vẫn chỉ biết châm ngòi chiến tranh nhằm trục lợi. Chiến tranh và Hòa bình khẳng định: Tất cả mọi lợi ích có thể bị mất đi nhưng hòa bình và quyền con người thì không thể mất. Thế nhưng chiến tranh vẫn đang xảy ra!

Nói về bi kịch chiến tranh ở Ucraina trong những ngày gần đây, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắn nhủ các tín hữu hãy cầu xin Chúa một cách tha thiết hơn. Ngài mời gọi tất cả mọi người hãy thực hiện một ngày cầu nguyện và ăn chay vì hòa bình cho Ucraina vào ngày 2/3, Thứ Tư Lễ Tro.

Đức Thánh Cha lên án những kẻ gây ra chiến tranh. Ngài nói rằng họ là người quên đi nhân loại: “Họ không bắt đầu từ người dân, không nhìn vào cuộc sống cụ thể của người dân, nhưng đặt quyền lực và lợi ích riêng trên tất cả. Họ tin tưởng vào thứ logic ác độc và gian trá của vũ khí, là điều rất xa với ý muốn của Thiên Chúa. Họ xa cách với dân chúng, những người muốn hòa bình, và trong mọi cuộc xung đột - những người dân thường - là nạn nhân thực sự, những người phải trả giá cho sự điên cuồng của chiến tranh trên chính làn da của họ.”

Đức Thánh Cha nghĩ đến những người già, những người đang tìm kiếm nơi trú ẩn trong những giờ phút này, những bà mẹ đang chạy trốn bom đạn cùng con cái của họ… Ngài kêu gọi khẩn cấp mở hành lang nhân đạo cho họ. Họ là những người anh chị em của chúng ta, những người cần phải được đón tiếp.

Đức Thánh Cha tha thiết đưa ra lời kêu gọi: “Với trái tim tan nát vì những gì xảy ra ở Ucraina - và chúng ta đừng quên những cuộc chiến ở những nơi khác trên thế giới, chẳng hạn như ở Yemen, Syria, Ethiopia, Myanmar… -, tôi xin lặp lại: hãy ngưng tiếng vũ khí!”. Ngài nói thêm: “Thiên Chúa ở bên những người kiến tạo hòa bình, không ở bên những người sử dụng bạo lực.”

Hiệp cùng tất cả những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới, chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện: “Lạy Mẹ Thiên Chúa, Nữ Vương Hòa bình, xin cầu cho chúng con: Regina pacis, ora pro nobis.”

Vũ Đình Bình
(WHĐ)

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2022

HOẠT HÌNH EM VÀ GIÊSU - TẬP 7: EM THAM DỰ THÁNH LỄ

LỜI & ĐẤT HỨA: CHÚA GIÊSU CHỊU CÁM DỖ - CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM C


LỜI KÊU GỌI KHẨN CẤP CỦA CHỦ TỊCH LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU (FABC)

CHỐNG LẠI NGUY CƠ MÙA ĐÔNG HẠT NHÂN,
VẬN ĐỘNG CHO MÙA XUÂN HÒA BÌNH TOÀN CẦU

Ngày 4 tháng 3 năm 2022
 
Lời kêu gọi khẩn cấp của Đức Hồng y Charles Bo, SDB,
Chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC)


Thế giới đang đứng trước chọn lựa mang tính sống còn.

Ác mộng về một cuộc tàn sát hạt nhân ở mức độ toàn cầu đang có nguy cơ thành khả thể. Những cuộc tấn công dữ dội lên Ukraina và mối đe dọa lơ lửng về việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt đang đưa thế giới đến ngưỡng cửa của sự tự hủy diệt. Những cảnh tượng đau lòng về các cuộc tấn công tại Ukraina đã làm thế giới chấn động.

Những điều này cần phải chấm dứt.

Chúng tôi liên kết với Đức Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo nước Nga – và tất cả những ai tin vào sức mạnh của bạo lực, hãy giải quyết các vấn đề của thế giới bằng những phương thế hòa bình và đối thoại tại Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi xúc động vì sự đồng lòng của cộng đồng thế giới tại Liên Hiệp Quốc, hơn 140 quốc gia đã bỏ phiếu chống lại cuộc chiến tranh hủy diệt này đang đe dọa nền an ninh nhân loại và sự tôn trọng các thể chế toàn cầu.

Nhân loại là nạn nhân chính trong những trò chơi chiến tranh địa-chính trị này. Lịch sử là ông thầy tàn ác. Cách đây đúng một thế kỷ, khi một cơn đại dịch đang bùng phát đe dọa thế giới, thì những kẻ đại hoang tưởng đã tung ra những con quỷ của hai cuộc chiến tranh thế giới ác độc. Hơn 135 triệu người đã bị giết vì chiến tranh trong thế kỷ 20. Ký ức về sự tàn sát vẫn còn là vết thương nhức nhối trong lương tri nhân loại.

Không có người chiến thắng trong những cuộc chiến tranh đó. Lịch sử đã biến những kẻ xấu xa đó thành xác ướp trong những nấm mồ vô danh như vật hóa thạch về sự độc ác của con người.

Đừng để lịch sử lặp lại điều đó trong thế kỷ 21. Thế giới đã đau khổ nhiều khi phải chịu cuộc khủng hoảng đa chiều của cơn đại dịch đã giết cả triệu người, đe dọa nền kinh tế, khiến hằng triệu người lâm vào cảnh đói nghèo. Đây là thời điểm để chữa lành chứ không phải để làm tổn thương.

Chúng tôi trực tiếp kêu gọi Tổng thống Putin. Nước Nga là một trong năm thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, có nhiệm vụ thúc đẩy hòa bình thế giới và đảm bảo quyền của mọi dân tộc. Chúng tôi kêu gọi nước Nga hãy ngưng các cuộc tấn công Ukraina, trở về với Liên Hiệp Quốc để tìm những giải quyết hòa bình cho mọi vấn đề.

Hòa bình luôn là điều có thể, hòa bình là con đường duy nhất cho tương lai nhân loại.
 
Hồng y Charles Bo, SDB.
Chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC)
 
(WHĐ)

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM C (Lc 4, 1-3)