Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2022
Thứ Năm, 9 tháng 6, 2022
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA VÀ LẦN CHUỖI MÂN CÔI, 09.6.2022
Bắt đầu lúc 20g00 Thứ Năm, ngày 09.6.2022
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ NĂM TUẦN 10 MÙA THƯỜNG NIÊN 2022
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Năm, ngày 09.6.2022
tại Trung tâm Mục vụ TGP.Saigon
Thứ Tư, 8 tháng 6, 2022
“CHÚA ĐỊNH ĐOẠT”
“CHÚA ĐỊNH ĐOẠT”
Margarita-Maria Lưu Thùy Diệp
WHĐ (07.6.2022) - Nhiều người thắc mắc nếu Chúa định đoạt mọi sự trong cuộc đời chúng ta như vẫn nghe nói, thì đâu là tự do của chúng ta khi hành động và đâu là trách nhiệm của chúng ta khi phạm tội? Ngoài ra, tại sao phải sống cố gắng nếu Chúa đã định cho chúng ta phải lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục?
Khi trước, lúc chưa có tương quan mật thiết với Chúa, tôi không nhận ra được sự quan phòng yêu thương của Người trong cuộc đời mình. Nhưng giờ đây, tôi thấy không gì xảy ra cho mình lại là tình cờ, mà như có sự an bài yêu thương của Chúa, ngay cả khi xảy ra sự dữ gây đau khổ cho tôi. Tôi vẫn cảm thấy mình được tự do để đáp lại lời mời gọi thuận theo sự an bài đó hay không. Tôi nghĩ rằng mỗi lần tôi không đi theo sự an bài đó thì tựa như tôi không đi theo sự chỉ dẫn của máy định vị khi lái xe. Lúc đó, máy định vị phải tính lại để đưa tôi trở về con đường dẫn đến đích tôi đã định trước. Cũng thế, khi tôi không đáp lại lời mời gọi của Chúa và đi chệch hướng so với kế hoạch Chúa đã dự tính cho tôi, Chúa cũng sẽ tính toán lại và mời gọi tôi trở lại con đường Chúa đã định cho tôi theo một hướng mới. Và bao nhiêu lần tôi đi lạc, là bấy nhiêu lần Chúa lại mời gọi tôi trở về con đường phải theo. Vì vậy, con đường tôi đi thẳng tắp hay khúc khuỷu nhiều hay ít, đó là do cách tôi đáp lại những lời mời gọi này chứ không phải do Chúa tiền định cho tôi.
Khi trước, lúc chưa có tương quan mật thiết với Chúa, tôi không nhận ra được sự quan phòng yêu thương của Người trong cuộc đời mình. Nhưng giờ đây, tôi thấy không gì xảy ra cho mình lại là tình cờ, mà như có sự an bài yêu thương của Chúa, ngay cả khi xảy ra sự dữ gây đau khổ cho tôi. Tôi vẫn cảm thấy mình được tự do để đáp lại lời mời gọi thuận theo sự an bài đó hay không. Tôi nghĩ rằng mỗi lần tôi không đi theo sự an bài đó thì tựa như tôi không đi theo sự chỉ dẫn của máy định vị khi lái xe. Lúc đó, máy định vị phải tính lại để đưa tôi trở về con đường dẫn đến đích tôi đã định trước. Cũng thế, khi tôi không đáp lại lời mời gọi của Chúa và đi chệch hướng so với kế hoạch Chúa đã dự tính cho tôi, Chúa cũng sẽ tính toán lại và mời gọi tôi trở lại con đường Chúa đã định cho tôi theo một hướng mới. Và bao nhiêu lần tôi đi lạc, là bấy nhiêu lần Chúa lại mời gọi tôi trở về con đường phải theo. Vì vậy, con đường tôi đi thẳng tắp hay khúc khuỷu nhiều hay ít, đó là do cách tôi đáp lại những lời mời gọi này chứ không phải do Chúa tiền định cho tôi.
Thật vậy, Chúa là Đấng toàn tri, Chúa thấy mọi sự cùng một lúc nên thấy được cả cuộc đời của mỗi người, nhưng không có nghĩa là Chúa tiền định mọi sự trong cuộc đời mình, mặc dù mỗi người chúng ta đều được sinh ra trong một kế hoạch yêu thương của Chúa dành cho riêng mình, ngay cả khi chúng ta có là hoa trái của một sự dữ. Tuy không ngăn chận được sự dữ nhưng Chúa không chịu thua trước nó, nên ngay khi sự dữ xảy ra khiến một người phải sinh ra một cách bất đắc dĩ, vì đã thấy trước, nên Chúa đã có kế hoạch yêu thương dành cho người ấy phù hợp với hoàn cảnh đáng thương của họ, và không một ai bị Chúa bỏ rơi dù họ được sinh ra trong bất cứ hoàn cảnh nào. Vả lại, giờ đây tôi nghiệm ra sự bất hạnh không hệ tại ở hoàn cảnh, nhưng ở tình trạng thiếu tình yêu. Đôi khi chính trong những hoàn cảnh oái oăm nhất, người ta lại được biết đến những cung bậc cao nhất của tình yêu, trong khi có người lại sống trong cảnh giàu sang phú quý nhưng hoàn toàn thiếu vắng tình yêu. Ai là người hạnh phúc hơn ai đây?
Khi chúng ta không dựa trên tiêu chuẩn duy nhất của Chúa là tình yêu để nhìn mọi sự việc và cảm nhận hạnh phúc, nhưng chỉ dựa trên những tiêu chuẩn của thế gian như quyền thế, giàu sang, tài năng, thành công, và nhất là được mọi sự như ý mình, để đánh giá hạnh phúc, thì chúng ta không bao giờ hiểu được Thiên Chúa và đường lối yêu thương của Người. Lúc đó, vị Thiên Chúa chúng ta tin chỉ là Đấng mà chúng ta “suy bụng ta ra bụng... Chúa” để phóng rọi ra và câu “Chúa định đoạt” sẽ có ý nghĩa xấu. Thật vậy, thường chúng ta chỉ nói “Thôi, Chúa đã định đoạt rồi” sau khi xảy ra một việc không được như mình mong muốn dựa trên tiêu chuẩn loài người, nhưng chúng ta đành phải chấp nhận vì không làm gì khác hơn được. Trong hoàn cảnh đó mà nói “Chúa định đoạt”, chúng ta có mảy may nào tin vào Thiên Chúa quan phòng không, hay là chỉ chấp nhận một cách miễn cưỡng và cay đắng cái mà chúng ta cho là “định mệnh” Chúa đã vạch sẵn cho mình và mình không cãi lại được?
Nhưng nếu chúng ta tin vào tình yêu thương của Đấng quan phòng, khi xảy ra một sự việc mà trước mắt mình thấy như không được tốt đẹp, chúng ta vẫn tin rằng điều đang xảy ra là điều tốt nhất mà Chúa có thể an bài cho mình ở đây và lúc này, trong khi Chúa còn phải tôn trọng tự do của mọi người, hay vì Chúa thấy điều ấy sẽ dẫn đến một lợi ích lớn hơn cho chúng ta sau này. Lúc đó, câu “Chúa đã định đoạt” mà chúng ta thốt ra với tâm tình biết ơn và thái độ đón nhận sẽ rất có ý nghĩa. Hoặc khi không biết phải quyết định như thế nào cho tương lai, chúng ta phó thác đường đời cho Chúa và nói: “Thôi, để Chúa định đoạt”. Như thế, chúng ta dùng tự do của mình để trao quyền cho Chúa định đoạt đời mình nên Chúa không hề xâm phạm tự do của chúng ta. Lúc đó, chúng ta luôn muốn tìm thánh ý Chúa và đáp lại lời mời gọi của Người trong từng giây phút của cuộc đời, con đường của chúng ta khó bị chệch hướng và ngày càng thăng hoa.
Khi chúng ta không dựa trên tiêu chuẩn duy nhất của Chúa là tình yêu để nhìn mọi sự việc và cảm nhận hạnh phúc, nhưng chỉ dựa trên những tiêu chuẩn của thế gian như quyền thế, giàu sang, tài năng, thành công, và nhất là được mọi sự như ý mình, để đánh giá hạnh phúc, thì chúng ta không bao giờ hiểu được Thiên Chúa và đường lối yêu thương của Người. Lúc đó, vị Thiên Chúa chúng ta tin chỉ là Đấng mà chúng ta “suy bụng ta ra bụng... Chúa” để phóng rọi ra và câu “Chúa định đoạt” sẽ có ý nghĩa xấu. Thật vậy, thường chúng ta chỉ nói “Thôi, Chúa đã định đoạt rồi” sau khi xảy ra một việc không được như mình mong muốn dựa trên tiêu chuẩn loài người, nhưng chúng ta đành phải chấp nhận vì không làm gì khác hơn được. Trong hoàn cảnh đó mà nói “Chúa định đoạt”, chúng ta có mảy may nào tin vào Thiên Chúa quan phòng không, hay là chỉ chấp nhận một cách miễn cưỡng và cay đắng cái mà chúng ta cho là “định mệnh” Chúa đã vạch sẵn cho mình và mình không cãi lại được?
Nhưng nếu chúng ta tin vào tình yêu thương của Đấng quan phòng, khi xảy ra một sự việc mà trước mắt mình thấy như không được tốt đẹp, chúng ta vẫn tin rằng điều đang xảy ra là điều tốt nhất mà Chúa có thể an bài cho mình ở đây và lúc này, trong khi Chúa còn phải tôn trọng tự do của mọi người, hay vì Chúa thấy điều ấy sẽ dẫn đến một lợi ích lớn hơn cho chúng ta sau này. Lúc đó, câu “Chúa đã định đoạt” mà chúng ta thốt ra với tâm tình biết ơn và thái độ đón nhận sẽ rất có ý nghĩa. Hoặc khi không biết phải quyết định như thế nào cho tương lai, chúng ta phó thác đường đời cho Chúa và nói: “Thôi, để Chúa định đoạt”. Như thế, chúng ta dùng tự do của mình để trao quyền cho Chúa định đoạt đời mình nên Chúa không hề xâm phạm tự do của chúng ta. Lúc đó, chúng ta luôn muốn tìm thánh ý Chúa và đáp lại lời mời gọi của Người trong từng giây phút của cuộc đời, con đường của chúng ta khó bị chệch hướng và ngày càng thăng hoa.
Vậy, tùy theo sự hiểu biết của chúng ta về Thiên Chúa và tương quan của chúng ta đối với Người mà câu “Chúa định đoạt” có nghĩa tích cực hay tiêu cực và làm cho người khác hiểu đúng hay sai về Thiên Chúa của chúng ta. Ước chi từ nay chúng ta chỉ nói lên câu này với lòng tin yêu vào Thiên Chúa quan phòng!
(WHĐ)
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ TƯ TUẦN 10 MÙA THƯỜNG NIÊN 2022
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Tư, ngày 08.6.2022
tại Trung tâm Mục vụ TGP.Saigon
Thứ Hai, 6 tháng 6, 2022
NHÌN LẠI SAIGON NHỮNG NGÀY ĐAU VÀ THƯƠNG
NHÌN LẠI SAIGON NHỮNG NGÀY ĐAU VÀ THƯƠNG
Nguyễn Ngọc Lan Chi
WHĐ (05.6.20222) - “Thương quá Sài Gòn ơi” đã gởi về thành phố phương Nam trọn vẹn tấm lòng của cộng đoàn Dân Chúa ở khắp nơi.
Đầu tháng 7.2021, khi TPHCM bắt đầu áp dụng chỉ thị 16, giãn cách nghiêm ngặt vì tình hình nguy cấp của dịch bệnh, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã viết thư gởi đồng bào Công giáo. Trước tình cảnh “thành phố đầu tàu kinh tế đang lâm nguy”, ngài nhắn nhủ: “Anh chị em hãy nhớ lại: Chính người dân Sài Gòn hôm nay đang khốn khó, đã từng vội vã lên đường mỗi khi nghe tin đồng bào mình đây đó lâm cơn hoạn nạn... Các tỉnh miền Trung, qua trận bão lũ năm 2020, vẫn còn ghi lại dấu chân người Sài Gòn khắp hang cùng ngõ hẻm. Trái tim Việt Nam lúc nào cũng thì thào: Một miếng khi đói bằng một gói khi no; nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước hãy thương nhau cùng. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Trong tâm tình đó, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh kêu gọi đồng bào trong nước và bà con hải ngoại, mọi thành phần Dân Chúa, các giáo phận, dòng tu, giáo xứ, tổ chức từ thiện, Bác ái - Caritas, đoàn thể, ngành giới, nhóm thân hữu... “hãy coi đây là cơ hội thực thi bác ái theo Lời Chúa dạy”. “Hãy khẩn cấp ra tay”. Lời kêu gọi của ngài đã được lập tức hồi đáp, bằng nhiều cách thức, với mọi phương tiện.
Bao gạo cột nơ, và “lạc” thành “đậu phộng”
Sá bấu, hành tím, đu đủ, “đặc sản Hương Lài”, rau củ Đà Lạt, cá khô, bầu, bí, chuối, tép khô, nước mắm, măng muối, nhút Thanh Chương - tương Nam Dan... Các chuyến xe cứu trợ từ khắp các miền gấp rút đổ về Sài Gòn trong những tháng ngày ấy. Mỗi chuyến xe là những ngày đội nắng, đội mưa thu hoạch nông sản, phơi cá, lựa tôm để mau mau gởi về miền Nam; là những đêm thức trắng chuyển hàng của người trao và người nhận; là những bữa ăn vội bên vệ đường khi các tiệm ăn dọc quốc lộ đều đóng cửa vì dịch bệnh; là những tính toán tỉ mỉ để giữ an toàn phòng dịch ở mức tối đa cho những anh chị em đến từ phương xa. Ai có gì góp đó, sản vật địa phương, hoa trái nhà trồng, sức vóc của tuổi trẻ, kinh nghiệm về phân phối, quản lý. Ai cũng thương, cũng quý Sài Gòn.
Cha Ngô Sĩ Đình, Giám đốc Caritas Việt Nam kể trong một bài viết được đăng trên website của Hội đồng Giám mục Việt Nam: “Trong số các món quà của Vinh, có một bao gạo mang theo lời thăm hỏi người anh em Sài Gòn chưa quen biết: ‘Gạo Gx Bàn Thạch, GP Vinh. Chào anh em!'. Còn những món quà khác cũng rất dễ thương, chẳng hạn một bao gạo không lớn lắm, nhưng người tặng quà đã chăm chút bằng chiếc nơ đơn sơ. Sự trân trọng còn được thể hiện qua cách thông tin về món hàng, có khi cần phải có... hai tên. Trên một bao hàng, chúng tôi đọc được ghi chú ‘Đậu phộng (lạc)', hẳn chủ nhân món hàng biết rằng món quà này sẽ đến với người Sài Gòn, do đó, cách gọi của người miền Nam được đặt trước, sau đó mới đến cách gọi mà họ quen dùng”. Những tấm lòng gởi về Sài Gòn không chỉ quảng đại, mà còn rất ý nhị và tinh tế.
Nhờ những tấm lòng đó, cả hiện kim lẫn hiện vật, chương trình “Thương quá Sài Gòn ơi” đã có thể cụ thể hóa thành những hoạt động cứu trợ thiết thực.
Từ khẩu trang đến tiền thuê nhà
Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam, Tòa Tổng Giám mục và Caritas các cấp đã phối hợp chặt chẽ để có thể trợ giúp nhiều nhất, đúng nhu cầu nhất, cho những anh chị em lâm cảnh khốn khó trong dịch bệnh. Trước thực tế Covid-19 hoành hành nghiêm trọng ở Sài Gòn vào các tháng 7, 8, 9.2021, thì các vật tư, trang thiết bị y tế là rất cần thiết. “Thương quá Sài Gòn ơi” đã tặng tuyến đầu 2 máy tạo oxy; 4 thiết bị đo độ bão hòa oxy SpO2; 1.800 khẩu trang N95, 100 bộ đồ phòng dịch và 7.000 bộ xét nghiệm nhanh Covid-19 dành cho các nhóm tu sĩ phục vụ tuyến đầu, các cộng đoàn dòng tu có nhu cầu xét nghiệm, các đại chủng sinh và anh chị em phục vụ thiện nguyện trong chương trình cứu trợ. Ngoài ra, chương trình đã tiếp nhận thủ tục nhập khẩu 200.000 khẩu trang FFP2 trị giá 88.500 euro (gần 2,3 tỷ đồng) để trao tặng một số bệnh viện và anh chị em ở tuyến đầu.
Dịch bệnh không chỉ đe dọa đến sức khỏe, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sinh kế của nhiều bà con. Do đó, “Thương quá Sài Gòn ơi”, thông qua Caritas Tổng Giáo phận, đã thực hiện nhiều gói hỗ trợ hiện kim: Gói 10 ngày lương thực (750.000 đồng/người), giúp 24.439 người thuộc 178 giáo xứ và cộng đồng; Gói tiền thuê nhà (tối đa 1.500.000 đồng/nhà): 4.847 nhà; Gói trợ giúp các Bếp từ thiện xã hội (21.000.000 đồng/bếp): 31 Bếp; Gói trợ giúp các Mái ấm (21.000.000 đồng/mái ấm): 13 Mái ấm; Gói thuốc điều trị của người cao tuổi (theo toa): 69 người.
Với nhiều hộ nghèo, với những gia đình mà hầu hết các thành viên đều mất việc hoặc tạm phải ngưng việc, không có thu nhập, lại ở những khu trọ heo hút, khó tiếp cận thì việc lo đủ bữa ăn hoặc có được các nhu yếu phẩm cũng rất chật vật trong giai đoạn Sài Gòn giãn cách nghiêm ngặt để phòng dịch. Trước thực tế này, các giáo xứ và nhiều cộng đoàn dòng tu đã âm thầm nấu ăn, cung cấp lương thực và hỗ trợ tài chánh cho những hoàn cảnh khó khăn. Số lượng quá nhiều, đến mức khó có thể thống kê. Riêng chương trình “Thương quá Sài Gòn ơi” đã phân phối từ Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam và Caritas Tổng Giáo phận 5.133 thùng sữa (loại 48 hộp 110ml/thùng), 35.600 phần thực phẩm (cá, thịt), 14.062 thùng mì và cháo gói, 3.050 lít nước mắm và nước tương, 1 tấn đường, 1 tấn muối ăn, 3.000 lít dầu thực vật, 3 tấn cá khô, 700 kg tôm, hơn 110 tấn thịt (heo, gà, vịt), hơn 290 tấn gạo và hơn 1.032 tấn rau, củ, quả...
Đồng hành với chương trình, Giới Doanh nhân Công giáo cũng đóng góp 1.275 tấn gạo chia làm 25.500 phần quà giúp các gia đình khó khăn và chia sẻ với 1.704 gia đình có người qua đời vì Covid-19, mỗi nhà 3 triệu đồng. Bên cạnh đó, “Thương quá Sài Gòn ơi” cũng tặng 8 tỷ đồng thực hiện Siêu thị 0 đồng, mang những lựa chọn thiết yếu đến 20.000 gia đình khó khăn tại thành phố. Mùa Trung thu 2021, chương trình đã gởi 10.000 bánh trung thu và 10.000 lồng đèn tặng các em mắc Covid-19 và các em mồ côi.
Xông pha ở tuyến đầu
Khi Sài Gòn đang đau bệnh, thì tu sĩ của các dòng tu đã tất bật đêm ngày, mong cho thành phố sớm “khỏe” lại. Các nhóm tu sĩ tình nguyện đã tạm xếp lại tu phục để khoác lên mình chiếc áo bảo hộ kín bưng, trông không khác gì các phi hành gia, giữa tiết trời mùa hè của Sài Gòn. Ngộp không? Nhiều tu sĩ những ngày đầu phục vụ bệnh viện dã chiến chưa quen với đồ bảo hộ đã ngất xỉu trong lúc làm việc. Nóng không? Mồ hôi của họ trong những ngày ấy có lẽ không tính bằng giọt, mà phải bằng vũng, mỗi bước đi hay mỗi cử động lại nghe tiếng lép nhép vì nước đọng trong đồ bảo hộ. Ngại siêu vi Corona không? Nhìn sự trang bị “hầm hố” khi cần tiếp xúc với các ca nhiễm SARS-CoV-2, có lẽ bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 là nơi mà bất cứ ai cũng phải e dè. Thế nhưng, bệnh nhân cần người chăm sóc, các bác sĩ, nhân viên y tế cần tiếp sức, thì không chút ngần ngại, các tu sĩ vác ba lô xông pha vào thẳng những nơi “nóng” nhất.
Xông pha ở tuyến đầu
Khi Sài Gòn đang đau bệnh, thì tu sĩ của các dòng tu đã tất bật đêm ngày, mong cho thành phố sớm “khỏe” lại. Các nhóm tu sĩ tình nguyện đã tạm xếp lại tu phục để khoác lên mình chiếc áo bảo hộ kín bưng, trông không khác gì các phi hành gia, giữa tiết trời mùa hè của Sài Gòn. Ngộp không? Nhiều tu sĩ những ngày đầu phục vụ bệnh viện dã chiến chưa quen với đồ bảo hộ đã ngất xỉu trong lúc làm việc. Nóng không? Mồ hôi của họ trong những ngày ấy có lẽ không tính bằng giọt, mà phải bằng vũng, mỗi bước đi hay mỗi cử động lại nghe tiếng lép nhép vì nước đọng trong đồ bảo hộ. Ngại siêu vi Corona không? Nhìn sự trang bị “hầm hố” khi cần tiếp xúc với các ca nhiễm SARS-CoV-2, có lẽ bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 là nơi mà bất cứ ai cũng phải e dè. Thế nhưng, bệnh nhân cần người chăm sóc, các bác sĩ, nhân viên y tế cần tiếp sức, thì không chút ngần ngại, các tu sĩ vác ba lô xông pha vào thẳng những nơi “nóng” nhất.
Nhóm này về, nhóm khác tiếp bước, chia nhau phục vụ tại nhiều bệnh viện điều trị Covid-19 của thành phố. Có những tu sĩ dự kiến ban đầu là tham gia tình nguyện trong một tháng, nhưng chứng kiến các bác sĩ, nhân viên y tế làm việc quên mình, chứng kiến bệnh nhân khổ sở trong từng hơi thở để giữ lại sự sống, họ đã xin bề trên được ở lại để phục vụ thêm. Có những tu sĩ lỡ hẹn ở những kỳ tình nguyện đầu tiên, mong chờ từng ngày để được đến với bệnh nhân Covid-19, để được sống tinh thần cúi xuống phục vụ anh chị em, như Thầy Giêsu. Và tất cả tu sĩ, sau những ngày tháng hết mình ở bệnh viện dã chiến, đến lúc chia tay, trong tâm trí của họ không phải là sự nóng bức, ngột ngạt của bộ đồ bảo hộ, hay mối lo bị lây nhiễm, mà là những giây phút yêu thương chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ cho bệnh nhân, là những cụ ông, cụ bà, cô dì, chú bác, anh chị em từ người lạ bỗng thành thân thương như người nhà, là tinh thần đồng đội với các bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý...
Trong giai đoạn từ ngày 22.7 đến 30.10.2021, tổng cộng có 526 thiện nguyện viên (trong đó có 21 linh mục và 505 tu sĩ) phục vụ tại 8 bệnh viện điều trị Covid-19. Sau đó, dù tình hình tại Sài Gòn đã ổn định hơn, nhưng khi tuyến đầu cần trợ giúp, từ ngày 1.11.2021 cho đến giữa tháng 1.2022, 131 tình nguyện viên - gồm 2 linh mục và 129 tu sĩ - lại tiếp tục đến với 5 bệnh viện.
Tận lực ở hậu phương
Các tu sĩ không nề hà bất kỳ việc gì, từ dấn thân phục vụ bệnh nhân Covid-19 tại các bệnh viện dã chiến đến phụ trách tiếp nhận, phân loại rau củ, thực phẩm do các giáo phận gởi về, rồi hì hụi với các bếp ăn thiện nguyện. Ở những dòng phụ trách nhận hàng cứu trợ, các nữ tu không ngại lái xe bán tải, xe ba gác to dềnh dàng để chuyển hàng đến các khu trọ, rồi giữa đêm khuya xe tải về thì xắn tay áo mang vác các bao rau củ có khi còn to hơn thân mình để dỡ hàng. Tại nhiều dòng khác thì khói bếp không ngừng bốc lên nghi ngút, mỗi người một tay, lặt rau, vo gạo, chiên xào, nấu nướng, vào hộp..., để có những phần ăn ngon lành nhất. Từ ngày 3.8.2021, trong khuôn khổ chương trình “Thương quá Sài Gòn ơi”, hệ thống 11 Bếp Tu sĩ của Tổng Giáo phận đã nấu mỗi ngày trung bình 3.000 suất ăn phục vụ tuyến đầu và các khu vực phong tỏa y tế, các bệnh viện tại Quận 3, Quận 7, Quận Gò Vấp và Thành phố Thủ Đức. Tính đến nay, đã thực hiện tổng cộng 190.114 suất ăn. Bên cạnh đó, Bếp Văn phòng Hội đồng Giám mục mỗi ngày đảm nhận khoảng 250 suất ăn cho tuyến đầu và người dân khu vực cách ly y tế từ ngày 8.6 đến ngày 31.10.2021.
Tận lực ở hậu phương
Các tu sĩ không nề hà bất kỳ việc gì, từ dấn thân phục vụ bệnh nhân Covid-19 tại các bệnh viện dã chiến đến phụ trách tiếp nhận, phân loại rau củ, thực phẩm do các giáo phận gởi về, rồi hì hụi với các bếp ăn thiện nguyện. Ở những dòng phụ trách nhận hàng cứu trợ, các nữ tu không ngại lái xe bán tải, xe ba gác to dềnh dàng để chuyển hàng đến các khu trọ, rồi giữa đêm khuya xe tải về thì xắn tay áo mang vác các bao rau củ có khi còn to hơn thân mình để dỡ hàng. Tại nhiều dòng khác thì khói bếp không ngừng bốc lên nghi ngút, mỗi người một tay, lặt rau, vo gạo, chiên xào, nấu nướng, vào hộp..., để có những phần ăn ngon lành nhất. Từ ngày 3.8.2021, trong khuôn khổ chương trình “Thương quá Sài Gòn ơi”, hệ thống 11 Bếp Tu sĩ của Tổng Giáo phận đã nấu mỗi ngày trung bình 3.000 suất ăn phục vụ tuyến đầu và các khu vực phong tỏa y tế, các bệnh viện tại Quận 3, Quận 7, Quận Gò Vấp và Thành phố Thủ Đức. Tính đến nay, đã thực hiện tổng cộng 190.114 suất ăn. Bên cạnh đó, Bếp Văn phòng Hội đồng Giám mục mỗi ngày đảm nhận khoảng 250 suất ăn cho tuyến đầu và người dân khu vực cách ly y tế từ ngày 8.6 đến ngày 31.10.2021.
Phóng viên Ngọc Lan ghi nhận trong bài viết trên Báo Công giáo và Dân tộc hồi cuối tháng 10.2021 về việc cung ứng nguyên liệu, thực phẩm cho Bếp Tu sĩ: “Thực đơn được cân đối dinh dưỡng một cách khoa học, bao gồm các món ăn phổ biến thường ngày của người Việt Nam, hài hòa khẩu vị giữa ba miền. Ngoài ra, hai loại hộp đen và trắng dùng để đựng các phần ăn sau khi chế biến không phải là loại hộp xốp thông dụng ngoài thị trường, mà là loại có đăng ký hợp quy để sử dụng cho thực phẩm, bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Cứ 3 ngày một lần, mỗi bếp cơm sẽ được cung cấp khoảng 500 kg nguyên liệu, thực phẩm”.
Chưa kể, vì không thể làm bài toán nhân cho đủ, hầu hết các giáo xứ tại Sài Gòn và đa số các cộng đoàn dòng tu đã liên tục có những nỗ lực và sáng kiến phục vụ như “ATM lương thực” của giáo xứ Tân Sa Châu thuộc giáo hạt Chí Hòa hoặc như “quán ăn” cung cấp trên 2000 phần ăn/ ngày của giáo xứ Martinô ở giáo hạt Gia Định. Nhiều nhóm giới trẻ cũng có sáng kiến kêu gọi anh chị em cùng giới và các “đầu mối” hàng cứu trợ khắp nơi để thu gom nhu yếu phẩm, thực phẩm, khẩu trang, đồ bảo hộ... mang đi phân phát và chia sẻ với những xóm nghèo hoặc các gia đình khó khăn chưa được giúp đỡ.
Những phòng học “lạ” tại Đại Chủng viện
Tháng 9 là tháng của tựu trường, của sách vở. Tháng 9 những năm trước, Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn đã mang đậm sắc màu của học thuật, nhưng tháng 9 vừa qua, vì Sài Gòn vẫn còn giãn cách, các chủng sinh chưa học trực tiếp trở lại nên các phòng học đã được dùng làm nơi chứa... lương thực, thực phẩm. Đây là những phần quà mà “Thương quá Việt Nam” phối hợp cùng Ban Caritas tặng những gia đình khó khăn của 203 giáo xứ và 15 giáo điểm trong Tổng Giáo phận. Chương trình đã tặng 26.160 phần quà (350.000đ/ phần), tổng giá trị 9.156.000.000đ.
Những phòng học “lạ” tại Đại Chủng viện
Tháng 9 là tháng của tựu trường, của sách vở. Tháng 9 những năm trước, Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn đã mang đậm sắc màu của học thuật, nhưng tháng 9 vừa qua, vì Sài Gòn vẫn còn giãn cách, các chủng sinh chưa học trực tiếp trở lại nên các phòng học đã được dùng làm nơi chứa... lương thực, thực phẩm. Đây là những phần quà mà “Thương quá Việt Nam” phối hợp cùng Ban Caritas tặng những gia đình khó khăn của 203 giáo xứ và 15 giáo điểm trong Tổng Giáo phận. Chương trình đã tặng 26.160 phần quà (350.000đ/ phần), tổng giá trị 9.156.000.000đ.
Sau 3 tháng chịu quá nhiều thương tổn vì đại dịch, Sài Gòn từng bước hồi phục, nhưng vẫn còn đó nhiều cảnh đời bấp bênh. Vì vậy, “Thương quá Sài Gòn ơi” tiếp tục cùng với Ban Caritas thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ. Tháng 10.2021, Chương trình cứu trợ Di dân Tháng Mân Côi đã tặng 38.500 phần quà cho những gia đình khốn khó, khu chế xuất, khu công nghiệp và bệnh viện trong Tổng Giáo phận, với tổng chi phí là 4.169.000.000đ. Tháng 11.2021, 7.002 hộ tại 14 Giáo hạt trong Tổng Giáo phận đã được “tiếp sức” mỗi hộ 1 triệu đồng, tổng cộng 7.002.000.000đ. Ngoài ra, 600 phần quà (105.000đ/phần) đã được gởi đến các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Phường Võ Thị Sáu, Quận 3. Tháng 12.2021, Ban Caritas đã gởi tặng các gia đình khó khăn tại huyện Cần Giờ 200 phần quà, tổng giá trị là 58.260.000đ; và tổ chức chương trình Giáng Sinh 2021 tại các bệnh viện, thăm hỏi, tặng quà cho 800 bệnh nhân mắc Covid-19, tổng chi phí là 148.744.000đ. Tháng đầu năm 2022, Chương trình Xuân Yêu Thương tặng quà và tiền lì xì mừng năm mới đến 22.060 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại 14 giáo hạt trong Tổng Giáo phận, tổng chi phí là 22.060.000.000đ.
“Thương quá Sài Gòn ơi” đã, đang và sẽ tiếp tục là nhịp cầu nối của tinh thần bác ái, từ muôn nơi với Sài Gòn, và giữa người Sài Gòn với nhau.
“Thương quá Sài Gòn ơi” đã, đang và sẽ tiếp tục là nhịp cầu nối của tinh thần bác ái, từ muôn nơi với Sài Gòn, và giữa người Sài Gòn với nhau.
Trích Bản tin Hiệp Thông / HĐGMVN,
Số 128 (Tháng 3 & 4 năm 2022)
(WHĐ)
Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2022
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN LẦN CHUỖI MÂN CÔI VÀ THÁNH LỄ CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG 2022.
Bắt đầu lúc 17g00 Thứ Bảy, ngày 04.6.2022
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
TẠI SAO LỄ HIỆN XUỐNG ĐƯỢC CỬ HÀNH VÀO CHÚA NHẬT?
TẠI SAO LỄ HIỆN XUỐNG ĐƯỢC CỬ HÀNH
VÀO CHÚA NHẬT?
Phillip Campbell
WHĐ (03.6.2022) - Lễ Hiện xuống hay lễ Ngũ tuần là một trong những lễ cổ xưa nhất của Giáo hội Công giáo, có trước lễ Giáng sinh và có lẽ xuất hiện cùng thời với lễ Phục sinh. Lần đầu tiên Lễ Ngũ tuần được đề cập đến trong một phần còn sót lại của một tác phẩm bị thất lạc của Thánh Irenaeus, có niên đại vào cuối thế kỷ II.[1] Thánh Irenaeus viết rằng các Kitô hữu đã bỏ qua việc quì gối trong phụng vụ Lễ Ngũ tuần như một dấu chỉ cho thấy ý nghĩa đặc biệt của ngày lễ này. Vài thập kỷ sau, giáo phụ Tertullian đề cập đến Lễ Ngũ tuần như một ngày lễ đã được thiết lập rõ ràng và cho rằng độc giả của ngài đã quen thuộc với ngày lễ này. Trong một luận thuyết về Bí tích Rửa tội (có lẽ được viết từ năm 198 đến 207), giáo phụ Tertullian gợi ý rằng, sau Lễ Phục sinh thì Lễ Ngũ tuần là dịp thích hợp nhất để cử hành phép Rửa.[2] Do đó, có thể giả định rằng Lễ Ngũ tuần đã trở thành một lễ được tuân giữ phổ biến muộn nhất là vào năm 200.
Từ xa xưa, Lễ Ngũ tuần luôn được cử hành vào Chúa Nhật, 50 ngày sau Lễ Phục sinh. Vì phải rơi vào Chúa nhật, nên Lễ Ngũ tuần không nhất thiết phải diễn ra theo một ngày nhất định, có nghĩa là, giống như Lễ Phục sinh, Lễ Ngũ tuần là một đại lễ, có thể rơi vào các ngày khác nhau trong năm để bảo đảm ngày lễ luôn được cử hành vào một Chúa nhật cụ thể.
Thực ra, Kinh thánh không nói rõ là Lễ Ngũ tuần rơi vào ngày Chúa nhật, vậy thì tại sao Giáo hội sơ khai quyết định rằng Lễ Ngũ tuần phải được cử hành vào Chúa Nhật?
Mặc dù Kinh thánh không đề cập đến thời điểm xảy ra Lễ Ngũ tuần, nhưng có bằng chứng xác đáng cho thấy rằng biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống tại Phòng Tiệc Ly xảy ra vào một ngày Chúa Nhật. Làm thế nào chúng ta có thể biết điều này?
Thực ra, Kinh thánh không nói rõ là Lễ Ngũ tuần rơi vào ngày Chúa nhật, vậy thì tại sao Giáo hội sơ khai quyết định rằng Lễ Ngũ tuần phải được cử hành vào Chúa Nhật?
Mặc dù Kinh thánh không đề cập đến thời điểm xảy ra Lễ Ngũ tuần, nhưng có bằng chứng xác đáng cho thấy rằng biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống tại Phòng Tiệc Ly xảy ra vào một ngày Chúa Nhật. Làm thế nào chúng ta có thể biết điều này?
Trước hết, chúng ta cần hiểu nền tảng của Cựu Ước về Lễ Ngũ Tuần. Lễ Ngũ tuần ban đầu là Lễ hội Shavout của người Do Thái, tức là "Lễ các Tuần" trong Kinh thánh. Shavout có nghĩa là “tuần” (שָׁבוּעוֹת). Việc tổ chức Lễ các Tuần được tìm thấy trong Sách Xuất Hành, vốn được mừng trong mùa hè như là một lễ tạ ơn sau khi kết thúc mùa thu hoạch lúa mì đầu mùa: "Ngươi sẽ mừng lễ các Tuần, dâng lúa mì đầu mùa, rồi mừng lễ Thu hoạch cuối năm” (Xh 34, 22). Ở Israel cổ đại, mùa thu hoạch ngũ cốc đầu mùa kéo dài 7 tuần, bắt đầu vào Lễ Vượt Qua và kết thúc vào Lễ các Tuần. Đây được coi là khoảng thời gian tràn ngập niềm vui.[3]
Ngoài ra, Lễ Ngũ Tuần cũng bao hàm những ý nghĩa khác nữa: Là ngày kỷ niệm việc Thiên Chúa thiết lập giao ước với Dân Israel qua việc ban hành Luật trên núi Sinai. Sách Thánh không cho biết Luật được ban hành khi nào, cũng như không kết nối rõ ràng Lễ các Tuần với sự kiện này. Đây có thể được coi là một truyền thống kinh sư. Và một truyền thống văn hoá cổ Hy Lạp khác liên kết Lễ Ngũ Tuần với việc cử hành hằng năm giao ước Noe với toàn thể nhân loại (St 9, 8-17).
Trong Bản Bảy Mươi (bản dịch Kinh Thánh từ tiếng Hípri sang tiếng Hy Lạp), các dịch giả đã sử dụng từ Πεντηκοστή (Pentēkostē) để chỉ ngày lễ.[4] Từ Pentecost có nghĩa là “thứ năm mươi” và rõ ràng là ám chỉ ngày Lễ các Tuần (Shavout) xảy ra vào ngày thứ năm mươi - nhưng ngày thứ năm mươi sau đó thì sao? Câu trả lời cho điều này đã xác định ngày Lễ Ngũ Tuần.
Trong Bản Bảy Mươi (bản dịch Kinh Thánh từ tiếng Hípri sang tiếng Hy Lạp), các dịch giả đã sử dụng từ Πεντηκοστή (Pentēkostē) để chỉ ngày lễ.[4] Từ Pentecost có nghĩa là “thứ năm mươi” và rõ ràng là ám chỉ ngày Lễ các Tuần (Shavout) xảy ra vào ngày thứ năm mươi - nhưng ngày thứ năm mươi sau đó thì sao? Câu trả lời cho điều này đã xác định ngày Lễ Ngũ Tuần.
Vào thế kỷ thứ I, có 2 phương pháp tính niên đại về ngày Lễ các Tuần: phương pháp của người Xađốc và người Pharisêu. Những người Xađốc tính Lễ các Tuần là 50 ngày kể từ ngày Sabát tuần đầu tiên của Năm mới theo người Do Thái, có nghĩa là Lễ các Tuần luôn được cử hành vào Chúa nhật, vì bắt đầu vào ngày Sabát (thứ Bảy) và thêm 50 ngày nữa sẽ luôn dẫn đến việc cử hành vào Chúa nhật.
Tuy nhiên, những người Pharisêu tính ra nó là 50 ngày kể từ ngày Sabát Vượt Qua, điều này cho phép linh hoạt thay đổi ngày lễ dựa trên thời gian của Lễ Vượt qua, vốn cử hành vào ngày 14 của tháng Nisan, có thể rơi vào bất kỳ ngày nào trong tuần. Kể từ khi người Xađốc kiểm soát việc thờ phượng trong Đền thờ vào thời điểm của Sách Công vụ, có khả năng là Lễ Ngũ tuần được đề cập trong Sách Công vụ được cử hành vào một ngày Chúa nhật theo cách tính của người Xađốc.
Ngay cả trong trường hợp không chắc chắn là lịch Pharisêu có được sử dụng hay không, thì qua các sách Phúc âm, chúng ta biết rằng người Pharisêu đã cử hành Lễ Vượt qua năm Chúa chịu nạn vào đêm thứ sáu (đó sẽ là ngày Sabát thứ Bảy theo cách tính của người Do Thái, vì một ngày mới bắt đầu lúc mặt trời lặn). Điều này có nghĩa là, theo cách tính của người Pharisêu, Lễ Ngũ tuần năm ấy cũng được ấn định vào một ngày Chúa nhật. Do đó, cho dù có theo lịch của người Pharisêu hay của người Xađốc, chúng ta vẫn có thể khá chắc chắn rằng Lễ Ngũ tuần được đề cập trong sách Công vụ 2, 1 rơi vào ngày Chúa nhật.
Tuy nhiên, những người Pharisêu tính ra nó là 50 ngày kể từ ngày Sabát Vượt Qua, điều này cho phép linh hoạt thay đổi ngày lễ dựa trên thời gian của Lễ Vượt qua, vốn cử hành vào ngày 14 của tháng Nisan, có thể rơi vào bất kỳ ngày nào trong tuần. Kể từ khi người Xađốc kiểm soát việc thờ phượng trong Đền thờ vào thời điểm của Sách Công vụ, có khả năng là Lễ Ngũ tuần được đề cập trong Sách Công vụ được cử hành vào một ngày Chúa nhật theo cách tính của người Xađốc.
Ngay cả trong trường hợp không chắc chắn là lịch Pharisêu có được sử dụng hay không, thì qua các sách Phúc âm, chúng ta biết rằng người Pharisêu đã cử hành Lễ Vượt qua năm Chúa chịu nạn vào đêm thứ sáu (đó sẽ là ngày Sabát thứ Bảy theo cách tính của người Do Thái, vì một ngày mới bắt đầu lúc mặt trời lặn). Điều này có nghĩa là, theo cách tính của người Pharisêu, Lễ Ngũ tuần năm ấy cũng được ấn định vào một ngày Chúa nhật. Do đó, cho dù có theo lịch của người Pharisêu hay của người Xađốc, chúng ta vẫn có thể khá chắc chắn rằng Lễ Ngũ tuần được đề cập trong sách Công vụ 2, 1 rơi vào ngày Chúa nhật.
Và rồi, kể từ đó, Giáo hội luôn cử hành Lễ Ngũ tuần (mà chúng ta quen gọi là lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống) vào ngày Chúa nhật.
---
Hầu hết nội dung của bài viết này được trích từ một cuốn sách của chính tác giả: Phillip Campbell, The Feasts of Christendom: History, Theology, and Customs of the Principal Feasts of the Catholic Church (Cruachan Hill Press, 2021). Cuốn sách nghiên cứu nguồn gốc, sự phát triển và việc cử hành những ngày lễ lớn của thế giới Kitô giáo.
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: catholicexchange.com (2. 6. 2022)
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: catholicexchange.com (2. 6. 2022)
[1] Xem đoạn thứ bảy. Những đoạn này xuất hiện trong bản thảo của Eusebius, được tìm thấy tại Turin và được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1715. Tính xác thực của những đoạn văn này nói chung là được chấp nhận, dù thế, vẫn luôn có một số ý kiến bất đồng
[2] Tertullian, De Baptismo, 17.
[3] Xem Đnl 16, 9–11, Is 9, 2, Gr 5, 24 [4] Những chi tiết tham khảo này được tìm thấy trong Tb 2, 1 và 2 Mac12, 32.
(WHĐ)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)