Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022
Thứ Năm, 29 tháng 9, 2022
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA VÀ LẦN CHUỖI MÂN CÔI, 29.9.2022
Bắt đầu lúc 20g00 Thứ Năm, ngày 29.9.2022
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ NĂM TUẦN 26 MÙA THƯỜNG NIÊN 2022. CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN MICHAEL, GABRIEL, RAPHAEL. Lễ kính.
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Năm, ngày 29.9.2022
tại Trung tâm Mục vụ TGP.Saigon.
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI CHÚA
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI CHÚA
TGPSG – Trước đây tôi là người ngoại đạo, cũng chưa từng nghĩ mình sẽ theo đạo gì, chỉ có một quan điểm sống: Muốn nhận từ ai đó điều gì thì hãy cho điều đó đi.
Một ngày kia, tôi quen với một cô gái gia đình Công giáo. Cô ấy luôn đi lễ ở nhà thờ vào cuối tuần ngày Chúa nhật và tôi cũng đi theo. Từ đó tôi biết đến Chúa và nghe nhiều lời Chúa mỗi tuần. Tôi hiểu thêm nhiều về cuộc sống của người Công giáo thông qua gia đình của bạn tôi.
Sau hơn một năm đi lễ và nghe lời các linh mục giảng, tôi xin đi học giáo lý dự tòng tại Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để chính thức là con chiên của Chúa. Một năm sau tôi và cô gái ấy đã kết hôn với nhau.
Từ ngày là con chiên của Chúa, tôi luôn cảm nhận được Chúa ở bên tôi. Trước khi làm việc gì tôi cũng đọc kinh cầu nguyện, dâng công việc của mình cho Chúa, cầu mong cho sự thuận lợi và bình an. Công việc của tôi cũng thuận lợi nhiều hơn.
Trong hai năm qua được là con chiên của Chúa, tôi đã tham gia vào các công việc của giáo xứ như thư ký hội gia trưởng, thành viên của ban kèn giáo xứ, học viên của lớp truyền thông giáo phận... Tôi muốn mình đóng góp một phần sức của mình vào việc lan tỏa tình yêu thương giữa con người với nhau và một niềm tin vào Thiên Chúa.
Giuse Nguyễn Văn Thiện (TGPSG)
(WGPSG)
BẬC CHA MẸ VÀ PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG
BẬC CHA MẸ VÀ PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG
Nt. Nancy Usselmann[1]
WHĐ (28.9.2022) - Tôi được nghe ý kiến của nhiều bậc cha mẹ về những thách đố khi nuôi dạy con cái trong nền văn hóa kỹ thuật số.
Đôi khi, việc đưa cho một đứa trẻ 3 tuổi chiếc điện thoại thông minh với một video ca nhạc dành cho trẻ em sẽ dễ dàng hơn so với việc đối phó với một đứa trẻ chạy nhặng xị tại cửa hàng.
Hoặc khi những đứa con tuổi thanh thiếu niên khăng khăng rằng chúng cần một chiếc điện thoại thông minh vì tất cả bạn bè của chúng đều có một chiếc, bạn cảm thấy bị áp lực phải nhượng bộ, để con mình không cảm thấy lạc lõng. Việc để đứa con thanh thiếu niên ủ rũ dành hàng giờ để chơi trò chơi điện tử MMORPG[2] có thể là cách để bậc cha mẹ đối phó với những đứa trẻ đang có tâm trạng thất thường. Đây không phải là thực tế cách đây 10 và 15 năm trước. Các phương pháp nuôi dạy con cái phải thay đổi theo những cách chẳng thể hình dung được trong thời kỹ thuật số này. Chúng ta có thể giúp những người trẻ tham gia một cách nghiêm túc vào văn hóa kỹ thuật số bằng việc quan tâm đến phương tiện truyền thông, đó là hiểu biết về nó từ góc độ những nguyên lý đức tin.
Với tư cách là một nhà giáo dục có kiến thức về truyền thông, tôi cố gắng cung cấp cho các bậc cha mẹ một số phương thế hữu dụng từ góc độ thần học, giáo dục, và tu đức để hướng dẫn con cái họ sống phong phú với phương tiện truyền thông. Điều này cần cha mẹ thực hành và hành động không chỉ đối với con cái mà còn đối với cả phương tiện truyền thông nữa. Điều này cũng đòi hỏi sự thẩm định của chính mỗi bậc cha mẹ về việc sử dụng phương tiện truyền thông. Cha mẹ có thể là một tấm gương cho con cái trong việc sử dụng những công cụ công nghệ tuyệt vời này một cách lành mạnh và quân bình. Điều này cũng cần nơi cha mẹ sự phân định cá nhân để có thể hướng dẫn con cái sống một cách ngay thẳng khi sử dụng các phương tiện truyền thông. Tất cả bắt đầu với những gì chúng ta coi trọng.
Với tư cách là một nhà giáo dục có kiến thức về truyền thông, tôi cố gắng cung cấp cho các bậc cha mẹ một số phương thế hữu dụng từ góc độ thần học, giáo dục, và tu đức để hướng dẫn con cái họ sống phong phú với phương tiện truyền thông. Điều này cần cha mẹ thực hành và hành động không chỉ đối với con cái mà còn đối với cả phương tiện truyền thông nữa. Điều này cũng đòi hỏi sự thẩm định của chính mỗi bậc cha mẹ về việc sử dụng phương tiện truyền thông. Cha mẹ có thể là một tấm gương cho con cái trong việc sử dụng những công cụ công nghệ tuyệt vời này một cách lành mạnh và quân bình. Điều này cũng cần nơi cha mẹ sự phân định cá nhân để có thể hướng dẫn con cái sống một cách ngay thẳng khi sử dụng các phương tiện truyền thông. Tất cả bắt đầu với những gì chúng ta coi trọng.
Nếu chúng ta coi trọng gia đình, chúng ta có thể dành nhiều thời gian và sự quan tâm hơn cho từng thành viên trong gia đình như thế nào? Nếu sự trung thực là một giá trị, liệu chúng ta có trách nhiệm với nhau như thế nào để trung thực về việc sử dụng phương tiện truyền thông? Sự giấu giếm luôn dẫn đến hành vi có vấn đề. Sự giao tiếp là một giá trị được mong muốn trong các mối tương quan; làm sao chúng ta có thể lớn lên trong sự giao tiếp trực diện với sự tôn trọng như một gia đình? Chúa Giêsu dạy chúng ta những giá trị nào trong các sách Phúc âm? Sự tha thứ, tình yêu thương, và sự phục vụ được thể hiện như thế nào trong gia đình và qua trải nghiệm phương tiện truyền thông?
Việc nhận ra những giá trị của chúng ta là chìa khóa để hiểu làm sao để sống tốt đẹp với phương tiện truyền thông. Đây là cơ sở để lập “Kế hoạch kỹ thuật số dành cho gia đình”. Chúng ta cần thể hiện những gì chúng ta coi trọng để có thể giúp nhau có trách nhiệm đối với những giá trị đó.
Việc nhận ra những giá trị của chúng ta là chìa khóa để hiểu làm sao để sống tốt đẹp với phương tiện truyền thông. Đây là cơ sở để lập “Kế hoạch kỹ thuật số dành cho gia đình”. Chúng ta cần thể hiện những gì chúng ta coi trọng để có thể giúp nhau có trách nhiệm đối với những giá trị đó.
Dưới đây là một số câu hỏi hữu ích để bắt đầu áp dụng Kế hoạch kỹ thuật số dành cho gia đình:
- Tôi đưa ra mẫu gương nào về việc sử dụng phương tiện kỹ thuật số?
- Tôi có sử dụng điện thoại trong khi ăn tối với gia đình, ngay cả khi vì công việc không?
- Tôi dành thời gian cho con cái như thế nào?
- Tôi có thấy mình luôn luôn có mặt trên mạng xã hội không?
- Chúng tôi có cùng nhau xem TV hoặc xem phim như một gia đình và nói về những gì chúng tôi đã xem không?
- Những công nghệ truyền thông có được đặt ở một khu vực trung tâm và dễ nhìn thấy trong nhà không?
- Tôi nói chuyện với các con về việc sử dụng phương tiện truyền thông và những vấn đề về phương tiện truyền thông mà chúng có thể gặp phải như thế nào?
- Làm cách nào để tôi đề cập đến nội dung khiêu dâm và tại sao nó lại có vấn đề?
- Tôi có đặt ra các quy tắc nhất định về việc sử dụng phương tiện truyền thông phù hợp với lứa tuổi không?
- Nếu trẻ không tuân theo các quy tắc về phương tiện truyền thông thì sẽ có những hậu quả gì?
Việc cùng nhau trao đổi về những câu hỏi này là điều rất quan trọng. Nó đem lai cho những người trẻ sự tự do để chia sẻ về những áp lực của văn hóa kỹ thuật số. Sau khi thảo luận về những câu hỏi này và nêu rõ các nguyên tắc, bạn có thể lập một kế hoạch và cam kết đối với phương tiện truyền thông dành cho gia đình.
Điều bạn sẽ thực hiện như là một gia đình để phát triển trong sự quan tâm đến phương tiện truyền thông là gì? Hãy viết điều này ra như một cam kết, và dán nó trên cửa tủ lạnh như một lời nhắc nhở về “Kế hoạch kỹ thuật số dành cho gia đình”.
Càng trao đổi về trải nghiệm phương tiện truyền thông với nhau như một gia đình, chúng ta càng phát triển thêm nhiều phương cách giúp cho việc phân định, vốn kéo dài suốt cuộc đời.
Điều bạn sẽ thực hiện như là một gia đình để phát triển trong sự quan tâm đến phương tiện truyền thông là gì? Hãy viết điều này ra như một cam kết, và dán nó trên cửa tủ lạnh như một lời nhắc nhở về “Kế hoạch kỹ thuật số dành cho gia đình”.
Càng trao đổi về trải nghiệm phương tiện truyền thông với nhau như một gia đình, chúng ta càng phát triển thêm nhiều phương cách giúp cho việc phân định, vốn kéo dài suốt cuộc đời.
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: osvnews.com (27. 9. 2022)
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: osvnews.com (27. 9. 2022)
[1] Nt. Nancy Usselmann, FSP, giám đốc của Trung tâm Pauline về Nghiên cứu Truyền thông ở Los Angeles, Hoa Kỳ. Sơ là một nhà sư phạm về kỹ năng truyền thông, nhà văn, nhà điểm phim, diễn giả, và tác giả của cuốn sách A Sacred Look: Becoming Cultural Mystics: Theology of Popular Culture.
[2] MMORPG (Massively Multiplayer Online Role-Playing Game): Trò chơi nhập vai trực tuyến nhiều người chơi là sự kết hợp giữa các trò chơi video nhập vai và các trò chơi trực tuyến nhiều người tham gia, trong đó một số lượng rất lớn người chơi tương tác với nhau trong một thế giới ảo.
(WHĐ)
Thứ Tư, 28 tháng 9, 2022
CHUYỆN CỦA ĐỚT
CHUYỆN CỦA ĐỚT
TGPSG - Đớt mở mắt chào đời vào một đêm trời tối đen như mực nhưng gia đình nó lại bừng lên ánh sáng của niềm vui. Ba má nó mừng rỡ vì sinh được con trai sau khi đã có bốn đứa con gái.
Thời nào cũng có một số người vẫn còn giữ quan niệm trọng nam khinh nữ ‘một con trai thì có nhưng mười con gái vẫn coi như không’. Bà nội nó không theo quan niệm cổ hủ, nhưng nghe tin có quý tử thì liền tạ ơn Chúa đã cho bà đứa cháu trai mà bà hằng khấn xin. Bà đặt tên cháu là Đạt để ghi nhớ ngày đạt được mong ước có cháu trai và cũng mong nó sẽ thành đạt trong cuộc sống.
Thằng bé ra đời khi chưa đủ ngày tháng nên nhỏ xíu chỉ nặng được 2 ký 1, làn da bụng mỏng đến nỗi thấy cả những mạch máu xanh đỏ nhỏ li ti, may là nó không phải nằm lồng kiếng. Khi hai mẹ con nó rời nhà thương về nhà, bà nội nó nấu những thức ăn bổ dưỡng để má nó có nhiều sữa cho con bú. Khổ một cái là má nó có nhiều sữa nhưng nó bú được một chút rồi lại ọc ra, nên phải vắt bớt sữa cho con các bà mẹ không có sữa ở trong xóm.
Một tuổi, thằng Đạt tuy vẫn còn còi cọc nhưng có cái miệng hay cười nên bà nội nó càng cưng hơn và chăm sóc nó suốt ngày để ba má nó lo buôn bán. Khi Đạt biết đi, được bà cưng chiều nên càng ngày càng phá phách, leo trèo khắp nơi, khiến cho đồ đạc, ly tách… rớt loảng xoảng. Hơn hai tuổi vẫn chưa biết nói, thích gì chỉ cần đưa tay chỉ là bà lấy cho liền, nên càng không thèm nói. Mới ba tuổi mà chỉ tay bắt bà vặn tivi coi suốt ngày. Cho tới một ngày, khi đang coi tivi, Đạt nghe tiếng Radio của ông Chín mới dọn về sát bên nhà phát ra bài hát “Những đồi hoa sim” tự nhiên nó bỏ tivi ra đứng sát vách nghe say mê. Cứ như vậy, mỗi lần Đạt nghe tiếng Radio là chạy ra nghe chỉ mỗi một bài đó thôi.
Rồi một buổi trưa nắng nhẹ, bà nội nó đang thiu thiu ngủ, bỗng nghe tiếng thằng Đạt hát đớt đát: “Những đồi hoa ‘khim’ ôi những đồi hoa ‘khim kím’”, bà mừng rỡ ôm nó hun chùn chụt vì bà sợ nó sẽ không bao giờ nói được. Từ đó, Đạt biết nói luôn nhưng không bao giờ phát âm đúng hai từ s t, hàng xóm kêu nó là Đạt Đớt, riết rồi làm biếng nên kêu nó chết tên là Đớt luôn.
Tới tuổi đi học, cứ học được vài bữa là Đớt về đòi nghỉ học vì bị bạn trong lớp chọc ghẹo hoài cái tật nói đớt làm Đớt quạu lên vật lộn với bạn, nên về nhà quần áo lúc nào cũng lấm lem. Đổi mấy trường rồi cũng không giúp thay đổi được tình hình, nên bà nội Đớt cho nó nghỉ học để bà dạy ở nhà. Ba má nó can thiệp, thì bà nói “Bây cứ để tao nuôi dạy nó.”
Nội nó có hai dãy nhà cho mướn, không thiếu thốn chi, nên bà toàn tâm toàn ý lo cho cháu. Bà dạy nó biết đọc, biết viết, biết làm toán, nhưng cũng chỉ tới mức đó thôi. Điều bà thương nhứt là cháu bà dù không học giỏi nhưng thích theo bà đi dự lễ hàng ngày. Tối bà lần chuỗi nó cũng lần chuỗi với bà. Đớt cũng yêu quý bà nội, cứ quanh quẩn bên bà, không ham chơi như những trẻ khác.
Đớt không giỏi học chữ nhưng rất khéo tay. Lúc Đớt 14 tuổi, thấy người ta làm chong chóng bán trước cửa trường Mầm Non đắt quá, nó bắt chước làm và bán cũng được. Lần lần Đớt chế ra đủ kiểu chong chóng từ hình tam giác, tới hình tròn, hình bông hoa… các em bé rất ưa thích. Vậy là Đớt theo nghề bán chong chóng luôn tới tuổi trưởng thành.
Rồi Đớt cũng lấy vợ là cô gái bán trái cây ghim bên cạnh xe đạp bán chong chóng của Đớt trước trường học. Vợ của Đớt mắc bệnh câm điếc nên phải ghi bảng giá, và chỉ ra dấu mỗi khi bán hàng thôi. Thấy cô gái khuyết tật mà biết chăm chỉ làm ăn nên Đớt trả lời dùm mỗi khi khách hàng muốn mua nhiều hơn, hoặc muốn đặt hàng. Nội nó đồng ý cho hai đứa kết hôn với nhau, không màng đến khuyết tật của hai cháu, không cần con cháu phải làm ông này bà nọ, miễn hai đứa biết tự làm ăn và giữ đạo tốt là được. Hai vợ chồng Đớt biết sống tiết kiệm, nên khi có đứa con thứ hai, họ đã mua được chiếc xe gắn máy cũ để Chúa nhựt chở con đi dự lễ, và chở nhau đi chơi những lúc rảnh.
Các chị của Đớt học giỏi, ra trường đi làm rồi lập gia đình nhưng không ai dành dụm được gì nhiều trong thời buổi khó khăn. Tất cả vẫn ở chung trong căn nhà nội. Bà nội Đớt trước khi mất chia cho mỗi người chị của Đớt một căn nhà trong dãy nhà bốn căn cho mướn. Nhà đang ở bà cho ba má Đớt và hai vợ chồng Đớt. Còn một dãy nhà đang có khách mướn bà cho Đớt coi sóc để có thêm tiền lo cho con cái ăn học.
Bà luôn tạ ơn Chúa vì đã cho con cháu bà dù sống cảnh thanh bần nhưng biết giữ đạo và sống hòa thuận bên nhau. Trước lúc qua đời, bà căn dặn con cháu giữ tâm lương thiện và biết sống đức tin để làm gương cho con cái. Đớt luôn làm như lời bà đã dặn. Nhớ thương bà, tháng nào Đớt cũng xin lễ cầu nguyện cho bà mau hưởng hạnh phúc vĩnh cửu bên Chúa.
Tóc Ngắn (TGPSG)
(WGPSG)
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ TƯ TUẦN 26 MÙA THƯỜNG NIÊN 2022
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Tư, ngày 28.9.2022
tại Trung tâm Mục vụ TGP.Saigon
SAIGON NHỮNG NGÀY NÀY NĂM TRƯỚC…
SAIGON NHỮNG NGÀY NÀY NĂM TRƯỚC…
TGPSG -- "Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em" (Ga 15, 12)
Mới đây thôi, tôi tình cờ thấy facebook nhắc lại cho người dùng những kỷ niệm ngày này của những năm đã qua. Tôi thấy đó là một tính năng vô cùng ý nghĩa để giúp con người ta luôn nhớ đến những gì đặc biệt ở quá khứ và nhắc nhở chúng ta biết trân quý thực tại.
Tôi nhớ lại Sài Gòn (SG) những ngày này cách đây một năm và thấy thật sự Chúa đã thương nghe lời tôi cầu xin cho gia đình tôi, cho tôi, cũng như khu xóm của tôi được bình an, vượt qua khó khăn trong thời gian bị cách ly vì đại dịch. Cám ơn Chúa vì giờ đây tôi còn đủ sức khoẻ để ngồi viết tiếp những dòng chữ này ở hiện tại.
Tôi nhớ lại Sài Gòn (SG) những ngày này cách đây một năm và thấy thật sự Chúa đã thương nghe lời tôi cầu xin cho gia đình tôi, cho tôi, cũng như khu xóm của tôi được bình an, vượt qua khó khăn trong thời gian bị cách ly vì đại dịch. Cám ơn Chúa vì giờ đây tôi còn đủ sức khoẻ để ngồi viết tiếp những dòng chữ này ở hiện tại.
Vào thời điểm này năm ngoái, SG là một thành phố im vắng, giống như một bãi tha ma hầu như không có người đi lại. Nhiều người chết vì dịch bệnh, chết vì hoảng sợ, chết vì bất cẩn, chết vì bất tuân, chết vì bất lực, chết vì mình thiếu hiểu biết, và còn chết vì sự không hiểu biết của những người khác…
Người ta lo lắng cho SG, thương SG, tiếp tế cho SG, nhưng cũng có những lời của ai đó lên án, nhạo báng, mỉa mai và kỳ thị SG. SG đã bị khai thác quá mức, và có vẻ như SG ngậm ngùi chết lặng trong khi những nơi khác vẫn đang sống!....
Rồi khi cả nước áp dụng chỉ thị số 16, “SG thành phố không ngủ” lúc bấy giờ đã đi vào “giấc ngủ” suốt cả ngày lẫn đêm. Các hàng quán đóng cửa. Khi đi chợ bằng tem phiếu thì thấy lô cốt rào chắn mọc lên ở khắp mọi nơi. Đó là lúc SG đổ bệnh. Các khu xóm đều bị chặn hẻm lại không cho ai ra vào; các gia đình tại khu giáo này đều không được ra khỏi nhà: “ai ở đâu thì ở đó”.
Khi đại dịch covid bùng phát khắp nơi ở SG, thì nơi tôi ở - khu Thánh Gẫm thuộc Giáo xứ Gia Định - cũng không ngoại lệ. Đã bắt đầu có gia đình bị nóng sốt. Lúc y tế phường xuống kiểm tra thì toàn bộ gia đình đều đã bị nhiễm covid, nên trong khu xóm tôi, tất cả mọi người đều rất lo sợ vì không biết khi nào sẽ đến lượt nhà mình bị nhiễm, nên tất cả đều đóng kín cửa vì sợ covid sẽ bay vào…
Cũng trong thời gian bắt đầu giãn cách xã hội này, gia đình tổ trưởng của xóm tôi bị covid và bị đi cách ly ở khu bệnh viện thu dung. Trong khu xóm tôi, nhiều gia đình khó khăn và có người lớn tuổi đã rơi vào cùng quẫn thực sự vì không có ai hỗ trợ thực phẩm cho họ.
Khi đó, tôi đã nghĩ mình phải tìm cách để giúp những người này, ít nhất là trong khu giáo của mình… Tôi đề xuất với các chị trong UBND phường cho tôi được làm công việc hỗ trợ cho bà con khu xóm và đã được các chị đồng ý vì tổ trưởng của xóm tôi đã bị đưa đi cách ly chưa về. Tôi chính thức trở thành cộng tác viên tổ covid cộng đồng và được ra vào vùng cách ly.
Tôi giúp phường lấy các phần rau, củ, quả, gạo mang về cho các hộ khó khăn thôi, còn những hộ khác thì không có. Tôi có ý định tìm sự hỗ trợ của những người quen hoặc những ai có thể giúp đỡ để xin về cho khu xóm tôi. Tôi lên mạng và đã được các nữ tu của tu viện Mẹ Vô Nhiễm Đa Minh Tam Hiệp Sài Gòn cho tôi làm shipper giao các phần quà đến các gia đình khó khăn và làm cộng tác viên để kết nối phân phối thực phẩm[1].
Trong thời gian tôi tham gia hỗ trợ cho các nơi, dịch covid vẫn đang bùng phát. Nhìn xung quanh xóm mình, tôi thấy hơn 80% các nhà trong xóm đã bị nhiễm covid, nên cũng lo sợ cho gia đình mình. Tôi sợ mình sẽ bị vướng covid rồi làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của vợ con, nên có lúc tôi nghĩ chắc tạm thời nên ngưng việc hỗ trợ. Nhưng vợ tôi nói: “Thôi anh cứ đi hỗ trợ cho xóm đi vì các tổ trưởng, tổ phó đều đã bị covid hết rồi. Nếu anh không hỗ trợ thì ai sẽ hỗ trợ cho khu xóm mình đây, vì trước sau gì tất cả đều sẽ bị lây nhiễm. Anh cứ đi làm và cầu xin Chúa gìn giữ sức khoẻ cho gia đình mình.”
Và thế là tôi lại tiếp tục như trước, kêu gọi thêm các anh chị em trong khu xóm hỗ trợ, tiếp nhận, phân loại thực phẩm để phân phát cho các nơi bị cách ly, đồng thời tìm thêm sự hỗ trợ từ nhiều mạnh thường quân khác.
Rồi thời gian cách ly, giãn cách xã hội vì dịch covid cũng được nới lỏng và mọi việc dần dần trở lại bình thường, cũng là lúc tôi cũng xin ngưng làm cộng tác viên tổ covid cộng đồng.
Suốt thời gian làm công việc hỗ trợ trong thời kỳ dịch bệnh, gia đình tôi may mắn không bị nhiễm covid. Tôi hằng nhìn lên Chúa: "Mọi lo âu, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em" (1Pr 5,7) rồi hết lòng cảm tạ Chúa vì có Chúa luôn đồng hành và có nhiều người khác hỗ trợ.
Chỉ bấy nhiêu thôi cũng thấy rằng với Chúa thì không gì là không thể. Chúng tôi - những con người nào có quen biết gì nhau - thế mà nhờ có Chúa, chúng tôi đã cùng đỡ nhau qua hết những tháng ngày ấy để giờ đây khu xóm tôi và đặc biệt là SG đã hồi sinh.
Nguyện xin Chúa cho con luôn nhớ những tháng ngày ấy để con trân quý những gì ở hiện tại và sống theo thánh ý Ngài.
Người ta lo lắng cho SG, thương SG, tiếp tế cho SG, nhưng cũng có những lời của ai đó lên án, nhạo báng, mỉa mai và kỳ thị SG. SG đã bị khai thác quá mức, và có vẻ như SG ngậm ngùi chết lặng trong khi những nơi khác vẫn đang sống!....
Rồi khi cả nước áp dụng chỉ thị số 16, “SG thành phố không ngủ” lúc bấy giờ đã đi vào “giấc ngủ” suốt cả ngày lẫn đêm. Các hàng quán đóng cửa. Khi đi chợ bằng tem phiếu thì thấy lô cốt rào chắn mọc lên ở khắp mọi nơi. Đó là lúc SG đổ bệnh. Các khu xóm đều bị chặn hẻm lại không cho ai ra vào; các gia đình tại khu giáo này đều không được ra khỏi nhà: “ai ở đâu thì ở đó”.
Khi đại dịch covid bùng phát khắp nơi ở SG, thì nơi tôi ở - khu Thánh Gẫm thuộc Giáo xứ Gia Định - cũng không ngoại lệ. Đã bắt đầu có gia đình bị nóng sốt. Lúc y tế phường xuống kiểm tra thì toàn bộ gia đình đều đã bị nhiễm covid, nên trong khu xóm tôi, tất cả mọi người đều rất lo sợ vì không biết khi nào sẽ đến lượt nhà mình bị nhiễm, nên tất cả đều đóng kín cửa vì sợ covid sẽ bay vào…
Cũng trong thời gian bắt đầu giãn cách xã hội này, gia đình tổ trưởng của xóm tôi bị covid và bị đi cách ly ở khu bệnh viện thu dung. Trong khu xóm tôi, nhiều gia đình khó khăn và có người lớn tuổi đã rơi vào cùng quẫn thực sự vì không có ai hỗ trợ thực phẩm cho họ.
Khi đó, tôi đã nghĩ mình phải tìm cách để giúp những người này, ít nhất là trong khu giáo của mình… Tôi đề xuất với các chị trong UBND phường cho tôi được làm công việc hỗ trợ cho bà con khu xóm và đã được các chị đồng ý vì tổ trưởng của xóm tôi đã bị đưa đi cách ly chưa về. Tôi chính thức trở thành cộng tác viên tổ covid cộng đồng và được ra vào vùng cách ly.
Tôi giúp phường lấy các phần rau, củ, quả, gạo mang về cho các hộ khó khăn thôi, còn những hộ khác thì không có. Tôi có ý định tìm sự hỗ trợ của những người quen hoặc những ai có thể giúp đỡ để xin về cho khu xóm tôi. Tôi lên mạng và đã được các nữ tu của tu viện Mẹ Vô Nhiễm Đa Minh Tam Hiệp Sài Gòn cho tôi làm shipper giao các phần quà đến các gia đình khó khăn và làm cộng tác viên để kết nối phân phối thực phẩm[1].
Trong thời gian tôi tham gia hỗ trợ cho các nơi, dịch covid vẫn đang bùng phát. Nhìn xung quanh xóm mình, tôi thấy hơn 80% các nhà trong xóm đã bị nhiễm covid, nên cũng lo sợ cho gia đình mình. Tôi sợ mình sẽ bị vướng covid rồi làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của vợ con, nên có lúc tôi nghĩ chắc tạm thời nên ngưng việc hỗ trợ. Nhưng vợ tôi nói: “Thôi anh cứ đi hỗ trợ cho xóm đi vì các tổ trưởng, tổ phó đều đã bị covid hết rồi. Nếu anh không hỗ trợ thì ai sẽ hỗ trợ cho khu xóm mình đây, vì trước sau gì tất cả đều sẽ bị lây nhiễm. Anh cứ đi làm và cầu xin Chúa gìn giữ sức khoẻ cho gia đình mình.”
Và thế là tôi lại tiếp tục như trước, kêu gọi thêm các anh chị em trong khu xóm hỗ trợ, tiếp nhận, phân loại thực phẩm để phân phát cho các nơi bị cách ly, đồng thời tìm thêm sự hỗ trợ từ nhiều mạnh thường quân khác.
Rồi thời gian cách ly, giãn cách xã hội vì dịch covid cũng được nới lỏng và mọi việc dần dần trở lại bình thường, cũng là lúc tôi cũng xin ngưng làm cộng tác viên tổ covid cộng đồng.
Suốt thời gian làm công việc hỗ trợ trong thời kỳ dịch bệnh, gia đình tôi may mắn không bị nhiễm covid. Tôi hằng nhìn lên Chúa: "Mọi lo âu, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em" (1Pr 5,7) rồi hết lòng cảm tạ Chúa vì có Chúa luôn đồng hành và có nhiều người khác hỗ trợ.
Chỉ bấy nhiêu thôi cũng thấy rằng với Chúa thì không gì là không thể. Chúng tôi - những con người nào có quen biết gì nhau - thế mà nhờ có Chúa, chúng tôi đã cùng đỡ nhau qua hết những tháng ngày ấy để giờ đây khu xóm tôi và đặc biệt là SG đã hồi sinh.
Nguyện xin Chúa cho con luôn nhớ những tháng ngày ấy để con trân quý những gì ở hiện tại và sống theo thánh ý Ngài.
Trần Văn Luận (TGPSG)
(WGPSG)
[1] https://www.facebook.com/763365181051153/posts/pfbid02KZ36QtJoT8Lbzr7dcq2ANmqRrHKmWvn2LBR18HssYdKRn7NyUGeNeo2etW7E9HRQl/?d=n
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)