Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2022
CHA VÀ CON
TGPSG -- Có một người cha đầy nhiệt huyết. Ông kết hôn với một phụ nữ từng mang danh “nữ sinh Gia Long”. Cũng như bao gia đình vào giai đoạn giữa thập niên 70 đến đầu thập niên 80, họ đối diện với trở ngại kinh tế nên đã đi vùng kinh tế mới theo chủ trương chung, rồi cho ra đời lần lượt ba đứa trẻ cách nhau từ 2 đến 5 năm.
Khi đứa con lớn của ông vượt tuổi 20, ông có nhiều dịp gần gũi cậu cả này nhiều hơn so với hai đứa em của cậu. Trong những chuyến đi làm ăn xa nhà, ông thu xếp mang con cả đi theo. Khi gặp khó khăn trong công việc, đôi lúc ông cũng bảo cậu cả góp ý kiến. Ông thường chia sẻ với cậu về niềm tin và những bận tâm trong gia đình. Nhưng, khá nhiều lần, cảm xúc buồn đã ở lại với ông khi ông chưa có được sự đáp ứng tương xứng từ cậu con cả này…
Rồi vài thập kỷ nữa trôi qua …
Ở tuổi 66, do vấn đề huyết áp và tiểu đường tăng cao, ông thường đi khám định kỳ tại bệnh viện tuyến quận. Một ngày kia, ông cảm thấy đau miệng, bác sĩ cho rằng chỉ là nhiệt miệng. Các thành viên trong gia đình cũng không để ý, vì thỉnh thoảng ông gặp bạn bè vui vẻ bia rượu với nhau. Khi triệu chứng nặng thêm, mọi người bắt đầu để ý, vị bác sĩ kia mới cho ông chuyển tuyến, đi khám bệnh ở tuyến trên.
Ông bố nhẹ nhàng ra ghế ngồi trầm ngâm. Nhìn lên bầu trời mây xám ngoét với khóe mắt hình như cũng na ná ướt giống con trai, ông chậm rãi nói: "Thôi! Đừng khóc nữa, hãy đứng dậy và mạnh mẽ lên!”
Khi biết sự thật u ám này, ông đã không trách vị bác sĩ tuyến quận không phát hiện ra bệnh sớm, mà chỉ muốn anh con cả của mình đồng hành với ông trong thời gian sắp tới.
Kết quả giải phẫu thành công tốt đẹp, bác sĩ đã lấy vài khối u, chúng to bằng hạt quả bơ khỏi vùng miệng-họng của bệnh nhân. Thời gian phục hồi hậu phẫu chừng 2 tuần. Khi về nhà, ông vẫn theo công việc kiếm sống bình thường. Mọi sự trôi êm ả như mặt hồ thu.
Một ngày đầu năm 2017, bệnh viện gọi ông đến để thực hiện giai đoạn hóa-xạ trị. Ông bàn bạc với mọi người trong gia đình và đưa quyết định tiếp tục điều trị. Ban đầu, anh con cả nghi ngại, không muốn ông thực hiện giai đoạn điều trị này, nhưng rồi nghĩ lại, cậu lại bảo: “thôi thì cứ đặt niềm tin vào khoa học qua bàn tay các bác sĩ…” Việc điều trị cho bệnh nhân có vấn đề huyết áp, tiểu đường loại 2 và ung thư giai đoạn di căn thì rất phức tạp. Sau nhiều ngày tháng hóa xạ trị, cùng với triệu chứng bệnh tăng dần, người ông bị rút dần xương thịt. Từ trọng lượng 85kg, nay chỉ còn hơn 30kg, thân thể chỉ còn da bọc xương.
Nhiều tháng liền của giai đoạn hóa xạ trị, cậu con cả liên tục chở bố đi lại bệnh viện, ngày cũng như đêm. Một buổi sáng, sau khi ra khỏi bệnh viện, ông muốn anh chở ông đi một vòng khắp Sài Gòn để ngắm phố phường. Nhưng do thời tiết nắng mưa thất thường của tháng Sáu, chuyến đi mong muốn này của ông chưa được thực hiện ngay lúc đó. Anh con cả đâu biết đó là lần cuối ông bố đề nghị như thế.
Sau mỗi lần xạ trị, cơ thể ông vẫn còn chất phóng xạ. Điều khiến ông lo lắng, đó là cậu con trai có thể bị ảnh hưởng phóng xạ vì khoảng cách hai người quá gần khi cậu chở bố về nhà. Nhưng đâu còn cách nào khác… Do lượng bệnh nhân đông mà máy móc của bệnh viện lại hạn chế, thời gian xạ trị cho ông thường là ban đêm. Vào một ngày khoảng 2 giờ sáng, sau cuộc xạ trị, được cậu con trai chở đi ngang qua phòng gym quen thuộc, ông vui miệng nói: "Khi nào khỏe mạnh trở lại, bố sẽ tập thể thao với mày ở đây..." Ước muốn trong câu nói vui này đã không bao giờ thành sự thật...
Khi về nhà được hơn hai ngày, vào buổi tối trước khi bước qua ngày thứ ba, ông ghé tai nói cho cậu con cả vừa đủ nghe: “Bố yêu con nhất trên đời!” Anh ta bật khóc. Ông nghiêm nghị: “Phải mạnh mẽ lên! Không được khóc!” Và vào lúc 5g sáng Chúa Nhật 23-7-2017, sau khi chuông nhà thờ đổ, ông đã ra đi…
Lời kết
(WGPSG)
LÀM PHÉP TRUNG TÂM MỤC VỤ TGP HÀ NỘI VÀ BẾ MẠC ĐẠI HỘI HĐGM LẦN THỨ XV
VÀ BẾ MẠC ĐẠI HỘI HĐGM LẦN THỨ XV
Trải qua hơn 2 năm thi công với những khó khăn do đại dịch Covid-19, hôm nay TTMVTGP đã được hoàn thiện. Công trình được xây dựng với quy mô 12 tầng, bao gồm 2 tầng hầm và 10 tầng nổi với tổng diện tích gần 20.000 m2. Đây là một công trình rộng lớn với nhiều công năng hữu ích cho các sinh hoạt trong TGP. Có được thành quả này là sự đóng góp nhiệt thành của quý ân nhân, quý khách, mồ hôi công sức cả về tinh thần lẫn vật chất cùng lời cầu nguyện tha thiết của mọi thành phần dân Chúa trong gia đình TGP.
Nghi thức làm phép TTMVTGP Hà Nội
Thánh lễ tạ ơn
Vào lúc 9h00, trong tiếng kèn tiếng hát rền vang, đoàn đồng tế hân hoan tiến về nhà thờ Chính tòa Hà Nội để hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn Bế mạc Đại hội HĐGM VN và mừng kính Đức Mẹ Mân Côi. Thánh lễ do Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM VN chủ sự.
Cuối Thánh lễ, Đức TGM Eric De Moulins Beaufort, Chủ tịch HĐGM Pháp chia sẻ với cộng đoàn tín hữu về mối dây gắn kết giữa Giáo hội Pháp và Việt Nam từ xưa đến nay. Ngài nhìn nhận Giáo hội Việt Nam ngày nay rất trẻ trung và năng động. Ngài hy vọng những hoa trái của Giáo hội Việt Nam sẽ giúp cho Giáo hội hoàn vũ được thăng tiến. Cùng với đó, Đức TGM cũng mong mọi người thêm lời cầu nguyện cho Giáo hội Pháp.
Nguồn: tonggiaophanhanoi.org
(WHĐ)
Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2022
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ SÁU TUẦN 27 MÙA THƯỜNG NIÊN 2022. Đức Mẹ Mân Côi. Lễ nhớ.
THƯ CHUNG NĂM 2022 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM - VỀ GIÁO HỘI HIỆP HÀNH
Thư Chung gửi Cộng đoàn Dân Chúa
VỀ GIÁO HỘI HIỆP HÀNH
1- Chúng tôi, các Giám mục thuộc 27 giáo phận, tham dự Đại hội lần thứ XV của Hội đồng Giám mục Việt Nam từ ngày 03 đến ngày 07 tháng 10 năm 2022 tại Toà Tổng Giám mục Hà Nội, xin gửi tới anh chị em lời chào thân ái và lời cầu chúc bình an.
2- Trước hết, chúng tôi tạ ơn Chúa vì Ngài luôn yêu thương và chúc phúc cho Giáo hội và Quê hương Việt Nam. Chúng tôi cũng chia sẻ những thao thức, thảo luận và đưa ra những định hướng mục vụ cho cộng đoàn Dân Chúa. Như chúng ta đã biết, gần ba năm qua, đại dịch COVID-19 đã gây ra thảm hoạ khắp nơi trên thế giới và tại Việt Nam. Mặc dù vậy, chính trong bối cảnh đại dịch mà chúng ta được chứng kiến những hình ảnh đẹp của tình người. Không phân biệt tôn giáo và quan điểm lập trường, rất nhiều cá nhân cũng như tổ chức đã chung sức chung lòng cứu giúp các bệnh nhân, đẩy lùi dịch bệnh và nâng đỡ người dân bị ảnh hưởng do đại dịch. Trong số đó, có những linh mục, tu sĩ và giáo dân can đảm nhiệt huyết dấn thân trong các bệnh viện dã chiến và các khu cách ly để giúp bệnh nhân. Sự hy sinh, phục vụ của anh chị em trong lúc đại dịch là chứng từ mạnh mẽ về đức Bác ái Kitô giáo, để lại những ấn tượng tốt đẹp về Giáo hội Công giáo.
3- Cùng với Giáo hội hoàn vũ, trong Thư Chung này, chúng tôi mời gọi anh chị em sống tinh thần hiệp hành. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập Thượng Hội đồng Giám mục thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định: “Con đường hiệp hành này chính là con đường Thiên Chúa mong đợi nơi Giáo hội của thiên niên kỷ thứ ba” (Trích diễn từ ngày 17-10-2015). Hưởng ứng lời mời gọi của Đức Thánh Cha và theo hướng dẫn của Văn phòng trung ương Thượng Hội đồng, 27 giáo phận Việt Nam đã thực hiện tiến trình Thượng Hội đồng cấp giáo phận cách tích cực. Những buổi gặp gỡ để thỉnh ý Dân Chúa đã được tổ chức ở cấp giáo xứ, giáo hạt, dòng tu và giáo phận. Đông đảo tín hữu đã nhiệt tình tham gia tiến trình này. Tiến trình Thượng Hội đồng cho chúng ta thấy một bức tranh toàn cảnh về đời sống của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, trong đó có những điều tốt và những điều chưa tốt. Tiến trình này được coi như một cuộc thao luyện thiêng liêng, nhằm thúc đẩy một cách thể hiện mới của Giáo hội tại Việt Nam. Sau khi đón nhận những bản tổng kết của các giáo phận, Văn phòng Thư ký Hội đồng Giám mục đã tổng hợp và gửi về Rôma, với mục đích góp phần soạn thảo Tài liệu làm việc của Thượng Hội đồng Giám mục thế giới lần thứ XVI.
- Năm 2023: Củng cố sự hiệp thông;
- Năm 2024: Thúc đẩy sự tham gia đời sống Giáo hội;
- Năm 2025: Cùng nhau loan báo Tin Mừng.
b- Bí tích Thánh Thể là nguồn suối hiệp thông. Khi chúng ta rước Mình và Máu Chúa Kitô, chúng ta được hiệp thông với Chúa và được liên kết với nhau (x. 1 Cr 10,16-17). Vì thế, các tín hữu cần tham dự thánh lễ cách tích cực và sống động, nhờ đó ngày càng củng cố mối hiệp thông với Chúa và với nhau trong Chúa. Cũng cần giúp các tín hữu hiểu biết Phụng vụ, như Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi trong Tông Thư về đào tạo Phụng vụ cho Dân Chúa (Desiderio Desideravi), ban hành ngày 29-6-2022.
c- Sự hiệp thông trong Giáo hội không chỉ được thể hiện qua Phụng vụ, mà còn qua tình tương thân tương ái, thành tâm lắng nghe nhau trong cộng đoàn, và qua những nghĩa cử bác ái giữa những người đồng đạo cũng như đối với anh chị em không cùng niềm tin. Ngày nay, với những thành tựu khoa học, cuộc sống vật chất được cải thiện rõ rệt, nhưng tình người lại có nguy cơ giảm sút. Chúng ta cần quan tâm đến người cao tuổi, người mắc ngăn trở hôn phối hoặc gặp khó khăn trong hôn nhân, người khuyết tật, người nghèo khổ, dân tộc thiểu số, anh chị em xa quê và những nạn nhân thiên tai. Mối quan tâm này cần phải được thực hiện cách cụ thể và mang tính lâu dài, nhằm nâng đỡ những người bất hạnh. Đức bác ái là cốt lõi giáo huấn của Chúa Giêsu. Người dạy chúng ta: khi chúng ta giúp đỡ người nghèo khổ là giúp đỡ chính Chúa (x. Mt 25,31-46).
d- Trong xã hội hôm nay, các phương tiện truyền thông rất đa dạng và ngày càng hiện đại. Người tín hữu cần tiếp cận và sử dụng các phương tiện truyền thông để hoà nhập với thế giới hiện đại, trau dồi kiến thức và học hỏi Lời Chúa. Tuy vậy, có không ít những hậu quả tiêu cực từ truyền thông, nên cũng cần thận trọng trong việc đón nhận và chuyển tải thông tin. Hiện nay, một số trang mạng mang danh Công giáo, nhưng lại đăng tải những nội dung thiếu kiểm chứng, đặt những tựa đề giật gân, với mục đích thu hút sự chú ý của độc giả. Những thông tin sai lạc này làm tổn hại nghiêm trọng hình ảnh của Giáo hội và gây hoang mang nơi người tín hữu. Những người làm công tác truyền thông cần lưu ý đến lương tâm và đạo đức, theo nguyên tắc: loan báo Sự Thật trong Đức Ái. Truyền thông phải là phương tiện kết nối con người trong tình thân nghĩa, chứ không phải để gieo rắc hoang mang chia rẽ, thậm chí gây thù hận và đẩy người khác đến đường cùng.
6- Hưởng ứng tinh thần hiệp hành của Thượng Hội đồng Giám mục thế giới, chúng ta được mời gọi không ngừng hoán cải. Hoán cải là điều kiện thiết yếu giúp chúng ta biết gặp gỡ, lắng nghe và phân định cách phù hợp thánh ý Thiên Chúa. Chúng ta cầu nguyện cho các tín hữu trên toàn thế giới được thấm nhuần tinh thần hiệp hành, để cùng nhau sống Đức tin và xây dựng Nhiệm thể Chúa Kitô.
Ngày 07 tháng 10 năm 2022
(đã ấn ký)
+ Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam
(đã ký)
+ Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Tải về file PDF của Thư Chung
Tải về file hình của Hội đồng Giám mục Việt Nam
(WHĐ)
BIÊN BẢN ĐẠI HỘI LẦN THỨ XV CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
ĐẠI HỘI LẦN THỨ XV
BIÊN BẢN
Hội đồng Giám mục hân hoan chào đón Đức Tổng giám mục Marek Zalewski, Đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam. Đức Tổng giám mục vui mừng chuyển lời thăm hỏi và phép lành của Đức Thánh Cha Phanxicô tới cộng đoàn dân Chúa tại Việt Nam, giải thích về Tông hiến “Praedicate Evangelium” (Anh em hãy rao giảng Tin Mừng) của Đức Thánh Cha Phanxicô, cũng như thông tin về mối quan hệ song phương giữa Tòa Thánh và Nhà nước Việt Nam.
Hội đồng Giám mục vui mừng chào đón Đức Tổng giám mục Eric de Moulins-Beaufort, Tổng giám mục Tổng giáo phận Reims, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp tới thăm và trao đổi kinh nghiệm mục vụ.
Trong dịp Đại hội lần này, Hội đồng Giám mục:
II. Phê chuẩn bản dịch toàn bộ Kinh Thánh Tân ước của Ủy ban Kinh Thánh;
III. Chấp thuận cho thử nghiệm đề án Thư viện điện tử của Ủy ban Văn hóa và thông tin giáo sĩ của dự án số hóa dữ liệu Giáo hội Công giáo Việt Nam;
IV. Tiếp tục trao đổi về Tiến trình phong thánh cho Đức cha Lambert de la Motte và Đức cha François Pallu;
V. Lắng nghe Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh trình bày về Hội nghị thường niên của các Đại chủng viện;
VI. Bầu Ban Thường vụ và Chủ tịch các Ủy ban trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ 2022 - 2025.
Chủ tịch: Đức Tổng giám mục Giuse Nguyễn Năng
Phó Chủ tịch: Đức Tổng giám mục Giuse Vũ Văn Thiên
Tổng thư ký: Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng
Phó Tổng thư ký: Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn
Các Ủy ban trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam gồm có:
Chủ tịch: Đức cha Gioan Đỗ Văn Ngân
2/ Ủy ban Kinh Thánh
Chủ tịch: Đức cha Vinhsơn Nguyễn Văn Bản
3/ Ủy ban Phụng tự
Chủ tịch: Đức cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn
4/ Ủy ban Nghệ thuật thánh
Chủ tịch: Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi
5/ Ủy ban Thánh nhạc
Chủ tịch: Đức cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị
6/ Ủy ban Loan báo Tin Mừng
Chủ tịch: Đức cha Đaminh Hoàng Minh Tiến
7/ Ủy ban Giáo sĩ - Chủng sinh
Chủ tịch: Đức cha Giuse Đỗ Quang Khang
8/ Ủy ban Tu sĩ
Chủ tịch: Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm
9/ Ủy ban Giáo dân
Chủ tịch: Đức cha Giuse Trần Văn Toản
10/ Ủy ban Truyền thông xã hội
Chủ tịch: Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước
11/ Ủy ban Giáo dục Công giáo
Chủ tịch: Đức cha Phêrô Huỳnh Văn Hai
12/ Ủy ban Mục vụ Giới trẻ - Thiếu nhi
Chủ tịch: Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Viên
13/ Ủy ban Văn hóa
Chủ tịch: Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân
14/ Ủy ban Công lý - Hòa bình
Chủ tịch: Đức cha Giuse Nguyễn Đức Cường
15/ Ủy ban Mục vụ Gia đình
Chủ tịch: Đức cha Đaminh Nguyễn Văn Mạnh
16/ Ủy ban Bác ái Xã hội - Caritas
Chủ tịch: Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu
17/ Ủy ban Mục vụ Di dân
Chủ tịch: Đức Tổng giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh
18/ Văn phòng Mục vụ Đối thoại Đại kết và Liên tôn
19/ Hội Thừa sai Việt Nam
Đại hội bế mạc trong niềm vui cùng với Tổng giáo phận Hà Nội mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi và khánh thành Tòa Tổng giám mục vào sáng thứ Sáu, ngày 07/10/2022.
Hội đồng Giám mục Việt Nam
(đã ấn ký)
+ Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Giám mục giáo phận Mỹ Tho
Tải về file PDF của Biên bản
Tải về file hình của Hội đồng Giám mục Việt Nam
WHĐ (07.10.2022
(WHĐ)
TRỰC TIẾPTHÁNH LỄ KÍNH TRỌNG THỂ ĐỨC MẸ MÂN CÔI, TẠ ƠN BẾ MẠC ĐẠI HỘI XV HĐGM VIỆT NAM, LÀM PHÉP TRUNG TÂM MỤC VỤ TGP HÀ NỘI.
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM: NGÀY LÀM VIỆC THỨ III CỦA ĐẠI HỘI XV
Ảnh: Ban Truyền thông TGP Hà Nội
Sáng 7 tháng 10, HĐGM sẽ phổ biến Thư chung gửi toàn thể cộng đoàn Dân Chúa và Biên bản Đại hội lần thứ XV.
Thứ Năm, 6 tháng 10, 2022
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ NĂM TUẦN 27 MÙA THƯỜNG NIÊN 2022
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM: NGÀY LÀM VIỆC THỨ II CỦA ĐẠI HỘI XV
Ảnh: Ban Truyền thông TGP. Hà Nội
Sau Phụng vụ Kinh Sáng, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh - Phó Chủ tịch HĐGM, đã chủ tế Thánh lễ kính nhớ Thánh Giuse, quan thầy của Giáo hội Việt Nam.
Đức cha Vinhsơn Nguyễn Văn Bản, Chủ tịch Uỷ ban Kinh Thánh đã trình tiếp bản dịch các sách Tân Ước và được HĐGM phê chuẩn. Với 4 sách Tin Mừng đã được HĐGM phê chuẩn tại Hội nghị thường niên kỳ I/2022 vừa qua, đến hôm nay, Uỷ ban Kinh Thánh đã hoàn thành bản dịch toàn bộ sách Tân Ước. Đây là công trình dịch thuật do Uỷ ban Kinh Thánh thực hiện từ năm 2019 đến nay với nhóm 31 chuyên gia Kinh Thánh phối hợp với Uỷ ban Phụng tự. Theo chương trình dự kiến, đến cuối năm 2025, Uỷ ban Kinh Thánh sẽ hoàn thành bản dịch trọn bộ Kinh Thánh chính thức của HĐGM Việt Nam.
Cuối ngày làm việc thứ II, Đại hội đã qui tụ tại Nhà nguyện để Chầu Thánh Thể, do Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Viên chủ sự, và cử hành Phụng vụ Kinh Tối. Đại hội tạ ơn Chúa vì những ơn lành của ngày làm việc thứ II.