Thứ Hai, 31 tháng 10, 2022
CHUỖI HẠT BỊ KHUYẾT
FORGET ME NOT - XIN ĐỪNG QUÊN TÔI
Giáo hội Công giáo dành trọn tháng 11 hằng năm để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời. Tháng này bắt đầu với lễ Các Thánh và lễ cầu nguyện cho các Linh hồn. Người Công giáo gọi tháng này là tháng cầu nguyện cho các Linh hồn “TRONG NƠI LUYỆN NGỤC”. Họ là những người thân của chúng ta, hoặc cũng có thể là những người mà chúng ta không quen biết, nhưng chúng ta đều có bổn phận cầu nguyện cho những người đã qua đời. Những Linh hồn nơi Luyện Ngục là những người chết trong ân nghĩa của Chúa nhưng chưa được thanh luyện hoàn toàn, mặc dù chắc chắn được cứu độ, còn phải chịu thanh luyện sau khi chết, để đạt được sự thánh thiện cần thiết vào hưởng phúc Thiên đàng. (GLCG số 1030-1031)
Với truyền thống kính nhớ Tổ Tiên Ông Bà, các tín hữu Công giáo rất coi trọng tháng 11 này và cũng có rất nhiều hoạt động mang tính hiếu nghĩa được thực hiện như: Xin lễ cầu cho Ông Bà Tổ Tiên, viếng nghĩa địa (vườn Thánh) để chỉnh trang những ngôi mộ cho mới và sạch sẽ hơn hoặc lau dọn các hủ cốt của người thân được đặt trong Nhà An Nghỉ của giáo xứ và quan trọng nhất là làm việc lành, dọn mình xưng tội để được lãnh ơn toàn xá và NHƯỜNG lại cho các Linh hồn. Tất cả những gì người Công giáo chúng ta làm là để tìm ơn ích cho các linh hồn, đặt biệt là linh hồn của những người thân yêu của chúng ta.
Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2022
BỔ NHIỆM GIÁM MỤC GIÁO PHẬN THÁI BÌNH
- Sinh ngày 15/1/1946 tại Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị, thuộc tổng giáo phận Huế
- 1965 - 1968: Học Triết học tại Hồng Kông
- 1970 - 1974: Học Thần Học tại Giáo Hoàng học viện Ðà Lạt
- Ngày 15/8/1965: Khấn trong dòng Salesien Don Bosco
- Ngày 17/12/1973: Được truyền chức linh mục, dòng Salesien Don Bosco
- 1976 - 1979: Cha giáo Nhà Tập của dòng Salesien Don Bosco
- 1979 - 1991: Chánh xứ giáo xứ Xuân Hiệp, giáo hạt Thủ Ðức, tổng giáo phận Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh
- 1992 - 1997: Bề trên Giám tỉnh dòng Salesien Don Bosco Việt Nam.
- 1997 - 2000: Giám đốc Học viện Thần học Salesien Don Bosco
- 2000 - 2005: Giáo sư Ðại Chủng viện thánh Giuse Hà Nội
- 29/11/2005: Được Đức thánh cha Bênêdict XVI bổ nhiệm Giám mục phụ tá giáo phận Bùi Chu, hiệu tòa Ammaedara
- Ngày 18/1/2006: Được truyền chức giám mục tại Nhà thờ Chính toà Bùi Chu, do Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm chủ phong, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt và Đức Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể cùng phụ phong; khẩu hiệu Giám mục: “Xin cho tôi các linh hồn” (Da Mihi Animas).
- Ngày 25/7/2009: Được Đức thánh cha Bênêdict XVI bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa giáo phận Thái Bình
- Ngày 1/9/2009: Tựu chức Giám mục chính tòa giáo phận Thái Bình
- Ngày 29/10/2022: Được Đức Thánh cha Phanxicô chấp thuận cho từ nhiệm
- 2007 - 2010: Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Xã hội trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam
- 2010 - 2019: Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam
- Sinh ngày 17/7/1962 tại giáo xứ Lương Đống, xã Đông Giang (nay là xã Hà Giang), huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, thuộc giáo phận Thái Bình
- 1971 - 1982: Tu học tại Tiểu Chủng viện Mỹ Đức
- 1982 - 1989: Giúp việc tại Văn phòng Tòa Giám mục Thái Bình
- 1989 - 1995: Học tại Đại Chủng viện thánh Giuse Hà Nội
- Ngày 09/3/1996: Được truyền chức linh mục tại giáo phận Thái Bình
- 1996 - 2000: Chánh Văn phòng Tòa Giám mục Thái Bình
- 2000 - 2005: Du học tại Institut Catholique de Paris, nước Pháp; tốt nghiệp học vị Cao học Mục vụ Huấn giáo
- 2006 - 2009: Chánh Văn phòng Tòa Giám mục Thái Bình
- 2009 - 2014: Chánh xứ giáo xứ Văn Lăng, giáo phận Thái Bình
- 2014 - 2017: Đại diện Giám mục miền Hưng Yên kiêm Hạt trưởng giáo hạt Đông Hưng Yên, Chánh xứ giáo xứ Cao Xá, thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, giáo phận Thái Bình
- Từ năm 2017 đến nay: Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Tâm, giáo phận Thái Bình
Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2022
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN LẦN CHUỖI MÂN CÔI VÀ THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXI MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C
GIỜ KINH MÂN CÔI GIA ĐÌNH THÁNG 10 NĂM 2022
Tôi được kể lại, vào năm 1997, thuở tôi lên năm, gia đình tôi chuyển đến sinh sống trong một xứ đạo thuộc giáo phận Xuân Lộc, Đồng Nai. Giáo dân nơi này đa phần là người gốc Cù Và, Quảng Ngãi di cư vào đây hồi sau giải phóng, dưới sự dẫn dắt của các linh mục.
Khi trưởng thành, tôi rời xa gia đình vào Sài Gòn học hành. Với khoảng cách 130 km, tôi ít về thăm nhà. Vì thế, bao mùa Mân Côi trôi qua, tôi đã không tham dự giờ kinh chung, nhất là những dịp đọc kinh tới phiên lượt tại gia đình tôi. Và cứ thế, 13 năm đã trôi qua thiếu vắng lời kinh nguyện nơi quê nhà.
Tôi nhờ mẹ xin phép trong xóm đạo cho được "nhảy cóc", dời lịch đọc kinh nhà tôi vào ngày cuối tuần, để khi hai vợ chồng tôi về thăm nhà được tham dự giờ đạo đức truyền thống này. Vợ tôi là người đạo theo nên đây là dịp để cô ấy hiểu thêm về những việc đạo đức bình dân của người Công giáo Việt Nam.
Để chuẩn bị cho giờ kinh thêm phần sốt mến, tốt đẹp, gia đình tôi đã sắp xếp lại bàn thờ, trang trí hoa nến, dọn dẹp sân nhà để cộng đoàn ngồi thoải mái khi nguyện kinh và trà nước bánh kẹo chuyện trò sau khi kết thúc. Trong khi chuẩn bị, những ký ức ngày xưa lại ùa về trong tôi.
Ngày đó, bọn trẻ chúng tôi hay đi khắp xóm để xin hoa vì nhà ai cũng có trồng vài cây trước nhà. Chỉ cần rảo bước qua vài nhà là chúng tôi đã có một bó hoa đầy đủ sắc màu. Nay nhìn lại, hầu như không còn mấy nhà trồng hoa nữa. Ai cần mua hoa gì thì cứ ra chợ.
Rồi chuyện đi mượn ghế. Tuy là một nhóm nhỏ nhưng cũng đến vài ba chục gia đình nên số lượng người đọc kinh có khi đến 50 người. Không nhà nào mua đủ ghế như thế nên mỗi khi nhà nào tổ chức đọc kinh cũng phải đi gom mượn ghế trong xóm.
Ngày đó, hầu như nhà nào cũng ghế ván hay ghế gỗ tự đóng lấy. Một băng ghế ngồi tầm năm người, nên việc đi mượn ghế cũng khá vất vả, hai người khiêng một ghế và phải khiêng nhiều lượt mới đủ. Ngày nay đã khác, nhà nào cũng có ghế nhựa đủ loại nên tiện lợi hơn rất nhiều.
Ngày ấy, đường thôn quê là đường đất nên mỗi khi trời mưa là đường xá sình lầy, trơn trượt, gây nhiều trở ngại. Thời điểm tháng Mười trời hay mưa nên nhiều khi đang đọc kinh yên lành bổng dang dở, kéo nhau vào trong nhà trú mưa, đứng ngồi chật ních. Giờ thì không còn thấy cảnh ấy nữa vì mọi thứ đã hiện đại hoá, nhà nào cũng có mái che vững chãi, đường xá được bê tông hóa.
Ngày ấy, tuy khó khăn là thế, nhưng giờ kinh luôn sốt mến, trang nghiêm.
Tuy bao năm xa vắng nhưng trong suốt giờ kinh, sự quen thuộc từng chút từng chút lại chợt về với tôi. Nào là lời kinh cầu Đức Bà, nào là lời Kinh thơ Mân Côi quen thuộc mà năm nào tôi hay đọc huyên thuyên.
Cảm ơn trọng Đức Bà thương đoái,
Truyền phép Mân Côi,
Cách nhiệm hết loài người"
(Kinh Thơ Mân Côi).