Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2022
Thứ Năm, 8 tháng 12, 2022
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA VÀ LẦN CHUỖI MÂN CÔI, 08.12.2022
Bắt đầu lúc 20g00 Thứ Năm, ngày 08.12.2022
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ NĂM TUẦN 2 MÙA VỌNG 2022. ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI. Lễ trọng. Lễ cầu cho giáo dân.
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Năm, ngày 08.12.2022
tại Trung tâm Mục vụ TGP. Saigon.
CHỜ MONG CHÚA LẠI ĐẾN
CHỜ MONG CHÚA LẠI ĐẾN
TGPSG - Mùa Vọng là mùa của chờ mong, chờ mong Đấng Cứu Thế đến với mỗi người chúng ta. Có bao giờ ta tự hỏi: “Tại sao Đấng Cứu Thế đã đến rồi nhưng ta vẫn chờ mong?” “Sự chờ mong mang lại ý nghĩa gì cho ta?”
Có hai đặc tính của Mùa Vọng: là mùa để chuẩn bị mừng lễ trọng Giáng Sinh, kính nhớ việc Con Thiên Chúa đến lần thứ nhất và vừa là mùa mà qua việc kính nhớ này, các tín hữu chờ mong Chúa đến lần thứ hai (Chúa đến trong ngày tận thế). [1]
Nhiều người trong chúng ta thường ao ước để chờ mong Chúa Giáng Sinh mà thôi bởi vì ngày Giáng Sinh là ngày của niềm vui, tiếng cười và đầy ánh sáng; còn ít ai lại nghĩ đến ngày Chúa đến lần thứ hai để chờ mong cả!
Chúng ta đã nghĩ đến ngày tận thế như một ngày kinh hoàng của chết chóc và đau thương nên có lẽ nhiều người sẽ không bao giờ dám chờ mong ngày đó. Ấy thế mà Giáo Hội lại hướng về ý nghĩa của ngày này trong Mùa Vọng và thậm chí qua dịp lễ Giáng Sinh, người Kitô hữu còn được dạy để hướng đến ngày cánh chung cuối cùng này.
Giữa một thế giới tân tiến với biết bao đèn điện màu sắc sặc sỡ, dường như người ta thích gán cho Chúa với thứ ánh sáng hiện đại huy hoàng hơn là thứ ánh sáng ẩn kín từ hang đá Bêlem thấp hèn. Dường như người ta thích sự ồn ào, náo nhiệt của âm thanh cực lớn để gán cho Chúa hơn là tìm nơi Ngài sự âm thầm, lặng lẽ; và dường như người ta cũng thích để chờ mong Chúa đến lần thứ nhất thôi chứ không mong gì ngày Chúa đến lần thứ hai. Chính vì con người cứ muốn chờ mong và đi tìm Chúa theo kiểu như thế mà thế giới ngày nay vẫn còn biết bao nhiêu câu chuyện thê lương, bất hoà diễn ra nhan nhản qua nhiều mùa Giáng Sinh trôi qua.
Chắc chắn rằng, Chúa đã đến lần thứ nhất. Con người chúng ta sẽ không cần phải chờ đợi ngày “đã đến” đó nữa. Thế nhưng ngày “đã đến” đó lại là dấu chứng để cho mọi người trên thế giới này tin rằng Thiên Chúa yêu thương con người tột cùng và Ngài sẽ lại đến với con người một lần nữa trong tương lai.
Có lẽ Mùa Vọng để làm cho ý nghĩa mong chờ Chúa đến lần thứ hai phải được nổi bật hơn nữa. Vì chắc chắn một điều rằng, Chúa đã đến với con người lần đầu tiên để mang ơn cứu độ cho con người nhưng ơn cứu độ vẫn chưa hoàn tất cho đến ngày Chúa lại đến trong vinh quang.
Ơn cứu độ đó chưa hoàn tất nếu như con người chúng ta vẫn không nhận ra ơn cứu độ của Chúa, vẫn chưa tin rằng có một Thiên Chúa xuống thế làm người chỉ vì con người. Ơn cứu độ đó cũng vẫn chưa hoàn tất nếu như Nước Chúa, Tình Yêu chưa trị đến trên thế gian này. Ơn cứu độ vẫn chưa hoàn tất khi con người vẫn chưa nhận ra Thiên Chúa là Đấng luôn ở với con người và chỉ có Chúa mới là Đấng Cứu Độ con người mà thôi. Lịch sử của con người giờ đây đã trở nên lịch sử cứu độ do Thiên Chúa và con người cùng nhau xây dựng.
Mùa Vọng để gợi nhắc chúng ta về sự chờ mong nhưng không phải là một sự chờ mong thụ động, miễn cưỡng cho bằng là cả một chờ mong với cả con người nhiệt huyết, dấn thân, và làm tất cả để Nước Chúa trị đến. Chờ mong bằng cách để cho chiếc đèn tâm hồn của ta luôn luôn háo hức, hăng hái với những công việc tông đồ dành cho Chúa và cho mọi người. Chờ mong bằng cách xây dựng tình yêu thương, hoà bình, hiệp nhất trong gia đình, trong khu xóm. Chính khi đó, Chúa Giêsu, Đấng đã đến với con người chúng ta lần thứ nhất thì cũng sẽ đến lần thứ hai trong vinh quang cũng sẽ là Đấng lấp đầy trái tim ta với hạnh phúc và bình an của Người.
Ai trong chúng ta cũng sẽ mong chờ một mùa Giáng Sinh an lành và bình an dưới thế cho người thiện tâm. Sẽ rất vô nghĩa khi con người chúng ta chỉ dừng lại ở một ngày lễ hội Giáng Sinh mà không nhận ra được ý nghĩa đích thực của việc Chúa đến lần thứ nhất. Sẽ rất vô nghĩa nếu sự chờ mong của chúng ta không hướng đến ngày Chúa sẽ đến lần thứ hai trong vinh quang. Và sẽ vô nghĩa nếu Mùa Vọng của chúng ta trôi qua với sự mong chờ thụ động, miễn cưỡng mà không phải là một sự dấn thân, yêu thương và nỗ lực xây dựng Nước Trời.
Trong phần giới thiệu sách có tựa đề Thông điệp về hòa bình ở Ukraina, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng: “Đối với chiến tranh, tất cả chúng ta đều bị đánh bại. Ngay cả những người không tham tham gia hoặc những người thờ ơ hèn nhát, chỉ đứng nhìn sự khủng khiếp của cuộc chiến, không can thiệp để mang lại hoà bình cũng đều bị đánh bại. Tất cả chúng ta, ở bất cứ vai trò nào đều có nghĩa vụ trở thành người của hoà bình.”[2] Trong Mùa Vọng này, chúng ta hãy cùng mang tâm tình của Đức Thánh Cha Phanxicô để cầu nguyện và xây dựng cho hoà bình trên thế giới. Mùa Vọng này cũng là thời gian thật ý nghĩa để con người dám thực hiện một quyết định cho sự hoà bình; và đó cũng là sự chờ mong thiết thực nhất, ý nghĩa nhất.
Đaminh Trường Sơn, SDB (TGPSG)
[1] Quy Luật Tổng Quát về Năm Phụng Vụ và Niên Lịch, 39
(WGPSG)
NGƯỜI TRẺ VÀ THẾ GIỚI ẢO
NGƯỜI TRẺ VÀ THẾ GIỚI ẢO
Gm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm
WGPMT (05-12-2022) - “Tôi hay nói với các bạn sinh viên của mình, các bạn đang mất quá nhiều thời gian cho thế giới ảo mà quên đi những giá trị thật, những tình cảm thật sự của mình. Tôi cũng biết là rất khó nhưng nếu được, các bạn hãy dành thời gian để làm điều gì đó có ích thay vì mất nhiều tiếng mỗi ngày để vùi đầu vào thế giới ảo để giải trí. Những khoảng thời gian tuổi trẻ nếu mất đi vì những giá trị ảo thì quá uổng phí. Các bạn nên tham gia các hoạt động ngoại khóa, rèn luyện cho mình thành thạo một kĩ năng nào đó, một ngoại ngữ nào đó… Như vậy tuổi trẻ của các bạn sẽ đẹp hơn rất nhiều, các bạn sẽ không nuối tiếc về sau”. Trên đây là tâm tình của Giáo sư Lê Văn Cảnh, phó hiệu trưởng trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP. HCM, mới được phong hàm giáo sư (x. Tuổi Trẻ Chủ nhật 04/12/2022).
Lời khuyên của Giáo sư Cảnh làm tôi nhớ tới những bài thuyết trình tại Hội nghị của Bộ Truyền thông của Tòa Thánh tại Rôma, về Mạng xã hội và Trí tuệ nhân tạo. Tiến sĩ Felicia Wu Song trình bày đề tài Tin Mừng trong thế giới kỹ thuật số: tiếng gọi chiêm niệm. Bà chia sẻ chính kinh nghiệm bản thân bà trước đây thấy mạng xã hội rất hữu ích nên thường xuyên sử dụng. Sau đó bà dần cảm thấy việc vào mạng xã hội đã chi phối thời gian và việc nghiên cứu của mình quá nhiều nên tìm cách giảm bớt lại. Khi được hỏi là bà có nói với các sinh viên của mình điều đó không và các bạn sinh viên phản ứng ra sao, bà cho biết cách đây 10 năm, sinh viên phản ứng mạnh trước những đề nghị của bà, nhưng hiện nay phản ứng ấy không còn nhiều vì chính các bạn sinh viên cũng thấy những tác hại của mạng xã hội nếu các bạn lệ thuộc vào đó. Bà cũng đặt vấn đề là hiện nay khi thấy những tác hại của mạng xã hội, nhiều người tìm đến các trung tâm thiền định (Zen), vậy Kitô hữu chúng ta có những nơi tương tự như thế chăng?
Một giáo sư khác, tiến sĩ Derrick De Kerckhove, thuyết trình về Mối tương quan giữa Hội Thánh và ngôn ngữ trong bối cảnh thế giới kỹ thuật số. Ông cho thấy những phát triển về ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử đã tác động trên tư duy và đời sống tinh thần của con người rất nhiều. Từ thời phát minh ra máy in đến gần đây, người ta tiếp cận tư tưởng chủ yếu qua sách báo. Đọc sách đưa người ta vào tâm thế hướng nội nhiều hơn, có thể dừng lại bất cứ lúc nào để cảm nhận và suy ngẫm điều mình đang đọc. Nhưng đến thời kỹ thuật số, tâm trí con người ngập tràn những thông tin, hình ảnh và âm thanh, thay đổi không ngừng từng giây từng phút. Thực tế đó làm cho con người hướng ngoại nhiều hơn hướng nội và đương nhiên tác động rất lớn trên đời sống tinh thần. Ở giai đoạn trước, Hội Thánh đã có những đáp ứng kịp thời, còn trong thế giới kỹ thuật số, Hội Thánh có thể làm gì để loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu?
Những lời khuyên trên không phải là những lời khuyên của những người làm việc trong lãnh vực tôn giáo như tôi, nhưng từ các giáo sư trong các ngành khoa học tự nhiên. Không biết các bạn trẻ có mấy quan tâm? Và không chỉ các bạn trẻ mà thôi nhưng ngay cả các bậc phụ huynh, liệu chúng ta có quan tâm đến thực tế này trong đời sống con cái mình và có những hướng dẫn phù hợp chăng?
Đọc thêm bài trước: Hòa bình
(WHĐ)
Thứ Tư, 7 tháng 12, 2022
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ TƯ TUẦN 2 MÙA VỌNG 2022. Thánh Ambrôsiô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Tư, ngày 07.12.2022
tại Trung tâm Mục vụ TGP. Saigon.
CÁI GIẾNG TÌNH NGHĨA
CÁI GIẾNG TÌNH NGHĨA
TGPSG – Hằng ngày, ông cho các dì cậu tới giếng lấy nước gánh đi bán để có tiền nuôi con…
Hình ảnh một cái giếng tròn trong một sân nhà giữa phố thị khiến tôi nhớ đến cái giếng của ông ngoại tôi xây bên hông nhà ngày xưa. Không biết ông xây từ lúc nào, nhưng lúc tôi còn nhỏ xíu đã thấy nó rồi. Dù thành miệng giếng cao, nhưng ông ngoại không cho chúng tôi chúng tôi chạy chơi gần đó vì sợ chúng tôi bị té xuống giếng.
Nước giếng rất trong và mát lạnh, uống rất ngon. Các cậu tôi múc nước đổ vào các lu vú gần đó để uống, nấu ăn và tắm giặt. Khi trời nắng, chúng tôi thích đứng gần giếng cho má tôi lấy gàu múc nước xối lên cho mát, rồi một hồi mới chạy vô nhà tắm thay đồ. Lúc trời lạnh, chúng tôi mới chịu tắm trong nhà tắm. Tuổi thơ chúng tôi có nhiều kỷ niệm với giếng nước, lúc thì tắm, lúc thì phụ má rửa dưa cải, cà rốt, củ cải, … để muối dưa và làm đồ chua lúc gần Tết.
Thời đó, nước máy chỉ vô tới các công ty, doanh trại, nhà giàu... nên có nhiều người sống bằng nghề gánh nước mướn. Họ kiếm các nhà có giếng để mua nước rồi gánh về bán lại cho những gia đình cần xài. Ông ngoại tôi không bán cho họ mà để dành cho các con của người bạn thân. Hai vợ chồng người bạn của ông đã qua đời, còn bốn người con bằng tuổi mẹ và dì cậu tôi, nên chúng tôi gọi bằng dì cậu. Hằng ngày, ông cho các dì cậu đó tới giếng lấy nước gánh đi bán để có tiền nuôi con. Các dì cậu đó mỗi người dùng hai cái thùng thiếc gắn thêm cọng dây kẽm dài xỏ vào cái đòn gánh để gánh nước. Chúng tôi ngồi chơi ở thềm nhà trước sân nên lần lần cũng quen với tiếng gánh nước kẻo kẹt ra vô và tiếng trò chuyện vui vẻ nơi bờ giếng.
Một ngày nọ, chúng tôi bỗng nghe một tiếng hét lớn “rắn”. Chạy xuống coi thì thấy hai dì cậu đang lấy đòn gánh đập vào con rắn lớn màu đen có mùi hành xông lên nồng nặc. Dì Hai nói nó là rắn hổ hành ở đâu lạc xuống giếng và bò vô gàu múc nước. Bữa đó, bốn dì cậu nói ‘trúng mánh rồi’ nên nghỉ làm sớm để về xào rắn với lá cách ăn cơm.
Khi nước máy bắt đầu thông dụng, bốn dì cậu nghỉ gánh nước thì con cái các dì cậu cũng đã trưởng thành ra đời làm việc. Dù có nước máy, cái giếng của ông ngoại vẫn còn để đó. Và nó lại có dịp phục vụ cho cậu Út và bạn bè trong đội đá banh của cậu sau mỗi lần đi tập hay đi thi đấu về. Tới khi cậu tôi không còn ở nhà này nữa thì mới lấp giếng đi.
Lúc còn sống, ông ngoại tôi thương các dì cậu đó như con cháu trong nhà. Ông hay nhắc các dì cậu làm gì thì làm, Chúa nhật phải nghỉ để lo "nhà thờ nhà thánh". Các dì cậu cũng nghe lời ông nên Chúa nhật nghỉ, không đi gánh nước.
Khi ông ngoại tôi qua đời, bốn dì cậu đều để tang và nhắc nhớ ông hoài, đồng thời cũng nhắc tới cái giếng ông xây. Khi ấy, cha sở cũng đến chia buồn, và khi nhìn đến cái giếng của ông, cha nhắc đến hình ảnh Giáo hội như giếng nước đầu làng. Điều này làm cho các dì cậu của tôi hết sức cảm động...
Tóc Ngắn (TGPSG)
(WGPSG)
Thứ Ba, 6 tháng 12, 2022
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ BA TUẦN 2 MÙA VỌNG 2022
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Ba, ngày 06.12.2022
tại Trung tâm Mục vụ TGP. Saigon.
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: THÔNG BÁO v/v CỬ HÀNH PHỤNG VỤ ĐỐI VỚI CÁC LINH MỤC XA LẠ
TÒA TỔNG GIÁM MỤC
180 Nguyễn Đình Chiểu - Quận 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(84.28) 3930 3828
Email: tgmsaigon@gmail.com
Số 231.4_221130_02
180 Nguyễn Đình Chiểu - Quận 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(84.28) 3930 3828
Email: tgmsaigon@gmail.com
Số 231.4_221130_02
THÔNG BÁO
V/v cử hành phụng vụ đối với các linh mục xa lạ
V/v cử hành phụng vụ đối với các linh mục xa lạ
Kính thưa quý Cha và quý Bề trên,
Theo quy định của Giáo luật, một linh mục xa lạ cần phải xuất trình thư giới thiệu do Đấng Bản Quyền hay Bề Trên của mình cấp để được phép cử hành Thánh lễ hoặc các Bí tích tại một nhà thờ hay nhà nguyện (x. điều 903 CIC - Codex Iuris Canonici và điều 703 CCEO - Codex Canonum Ecclesiarum Orientalium).
Tòa Tổng giám mục TP.HCM xin lưu ý:
Tòa Tổng giám mục TP.HCM xin lưu ý:
- Các cha xứ và bề trên cộng đoàn chỉ chấp thuận cho các linh mục mà mình đã biết chắc chắn được cử hành phụng vụ trong nhà thờ thuộc quyền.
- Các linh mục xa lạ có ý muốn cử hành Thánh lễ hay các Bí tích tại bất cứ nhà thờ hay nhà nguyện công nào trong địa giới của Tổng giáo phận cần có thư xác nhận với đầy đủ thông tin về nhân thân, thời gian và địa điểm cụ thể dự định cử hành. Thư xác nhận này phải được văn phòng đấng Bản quyền của linh mục ấy gửi qua email trực tiếp đến địa chỉ email của Tòa Tổng giám mục TP.HCM (tgmsaigon@gmail.com).
- Nếu là các linh mục trong nước, quý cha hoặc bề trên cũng có thể xác minh trực tiếp nơi văn phòng các Tòa giám mục hoặc Dòng tu liên hệ.
- Các linh mục khách khi cử hành Thánh lễ (chủ tế hoặc đồng tế) tại một nhà thờ hay nhà nguyện trong Tổng giáo phận cần tự tay ghi sổ lễ, với đầy đủ họ tên, giáo phận hoặc dòng tu trực thuộc, và ngày cử hành.
Chân thành cảm ơn quý Cha và quý Bề trên.
Lễ Thánh Anrê Tông đồ, ngày 30 tháng 11 năm 2022
(Đã ký với con dấu)
Inhaxiô HỒ VĂN XUÂN
Tổng Đại Diện
(Đã ký với con dấu)
Inhaxiô HỒ VĂN XUÂN
Tổng Đại Diện
SUY NIỆM: MẸ MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
MẸ MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
Phêrô Phạm Văn Trung
Chuyển ngữ từ: opusdei.org (19.10.2022)
Chuyển ngữ từ: opusdei.org (19.10.2022)
WHĐ (05.12.2022) - Một số suy niệm có thể hỗ trợ lời cầu nguyện của chúng ta trong Lễ Trọng Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.
1. Tín điều Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội
2. Vẻ đẹp của một cuộc sống thánh thiện
3. Được mời gọi sống đức tin, đức cậy và đức ái.
2. Vẻ đẹp của một cuộc sống thánh thiện
3. Được mời gọi sống đức tin, đức cậy và đức ái.
* * * * *
1. Tín điều Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội
“Ôi Maria, vinh quang trần thế, con Ánh sáng vĩnh cửu, Con của Mẹ đã gìn giữ Mẹ khỏi mọi vết nhơ tội lỗi.”[1] Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo hội, chúng ta ca tụng sự thánh thiện của Mẹ Maria, người phụ nữ đến từ Nadarét đã đón nhận tất cả các ân ban và hoa trái của Chúa Thánh Thần. Từ những thời kỳ đầu tiên, các tác giả Kitô giáo gọi Đức Mẹ là “Evà mới”, công nhận rằng Mẹ được liên kết đặc biệt với một “công trình sáng tạo mới” của thế giới, công trình cứu chuộc. Đức Giáo Hoàng Piô IX đã xác định tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày 8 tháng 12 năm 1854 trong Tông Sắc Ineffabilis Deus.
Công thức trung tâm của tài liệu, nơi đức tin của Giáo hội được xác định rõ ràng, cho biết: “Chúng tôi công bố và xác nhận rằng tín điều về Đức Maria, ngay lúc được tượng thai, nhờ đặc ân và đặc quyền của Thiên Chúa Toàn năng, vì công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ nhân loại, được giữ không mắc Nguyên Tội, là tín điều được Thiên Chúa mạc khải, và vì thế mỗi tín hữu phải luôn tin vững vàng.”[2]
Bài đọc đầu tiên của Thánh lễ trình bày một trong những bản văn Kinh thánh mà Đức Giáo hoàng đã trích dẫn trong Tông Sắc: câu chuyện về việc ông bà đầu tiên của chúng ta bị trục xuất khỏi thiên đàng sau khi phạm tội nguyên tổ. Tuy nhiên, bài trình thuật cũng bao gồm một thông báo tràn đầy hy vọng. Chúa nói với con rắn cám dỗ rằng: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (Stk 3:15). Đoạn văn này được gọi là Tiền Tin Mừng vì đó là thông báo đầu tiên về sự cứu độ của chúng ta.
Thánh Gioan Phaolô II chỉ ra rằng đoạn sách Sáng thế ký “đã đem lại cảm hứng cho nhiều cách diễn tả về Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, là Đấng đã đè bẹp đầu con rắn bên dưới bàn chân của mình... Bản dịch này không tương ứng với văn bản tiếng Hípri, trong đó người dẫm lên đầu con rắn không phải là người phụ nữ, mà là con cháu của bà ấy. Do đó, bản văn đó không quy cho Đức Maria, nhưng cho Con của Mẹ là người chiến thắng Satan. Tuy nhiên, vì quan niệm trong Kinh thánh thiết lập một sự gắn kết sâu sắc giữa tổ tiên và con cháu, nên nó phù hợp với ý nghĩa ban đầu của đoạn văn khi nói rằng Đấng Vô nhiễm đã nghiền nát đầu của con rắn, không phải bằng sức mạnh của mình, mà là bằng cách thế của Con Mẹ.”[3]
Thánh Gioan Phaolô II chỉ ra rằng đoạn sách Sáng thế ký “đã đem lại cảm hứng cho nhiều cách diễn tả về Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, là Đấng đã đè bẹp đầu con rắn bên dưới bàn chân của mình... Bản dịch này không tương ứng với văn bản tiếng Hípri, trong đó người dẫm lên đầu con rắn không phải là người phụ nữ, mà là con cháu của bà ấy. Do đó, bản văn đó không quy cho Đức Maria, nhưng cho Con của Mẹ là người chiến thắng Satan. Tuy nhiên, vì quan niệm trong Kinh thánh thiết lập một sự gắn kết sâu sắc giữa tổ tiên và con cháu, nên nó phù hợp với ý nghĩa ban đầu của đoạn văn khi nói rằng Đấng Vô nhiễm đã nghiền nát đầu của con rắn, không phải bằng sức mạnh của mình, mà là bằng cách thế của Con Mẹ.”[3]
Kinh tiền tụng Thánh lễ xem xét mầu nhiệm liên kết Đức Maria với cội nguồn của Giáo Hội: “Cha đã gìn giữ Đức Trinh Nữ Maria khỏi mọi vết nhơ nguyên tội. Cha đã cho Mẹ được đầy ân sủng để Mẹ xứng đáng làm Mẹ của Con Cha. Nơi Mẹ, Cha đã phác hoạ hình ảnh một Hội Thánh rất xinh đẹp, không tỳ ố, không vết nhăn, là Hiền Thê của Đức Kitô.”[4] Sự Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Maria, khoảnh khắc trong lịch sử mà chúng ta vui mừng nhớ lại hôm nay, khai mạc thời kỳ của Giáo Hội, đó là thời gian của chúng ta.
2. Vẻ đẹp của một cuộc sống thánh thiện
Tất cả chúng ta được mời gọi noi gương sự thánh thiện của Mẹ chúng ta. Tuy nhiên, khi xem xét lời mời này, chúng ta có thể có “một sự nghi ngờ ẩn dấu rằng một người không phạm tội về cơ bản phải thực sự nhàm chán và cuộc sống của họ còn thiếu một thứ gì đó: chiều kích bi tráng của việc tự lập.”[5] Mặc dù chúng ta biết điều đó không đúng, chúng ta có thể bị ám ảnh bởi ý nghĩ rằng, theo một nghĩa nào đó, chúng ta sẽ chỉ trở thành con người trọn vẹn khi trải nghiệm sự căng thẳng mà vốn dĩ dường như không có trong cuộc sống của Mẹ chúng ta:
“Tuy nhiên, nếu nhìn vào thế giới xung quanh chúng ta, chúng ta có thể thấy rằng điều này không phải như vậy; nói cách khác, cái ác ấy luôn là thuốc độc, không nâng cao con người mà hạ thấp, hạ nhục con người. Nó không làm cho họ trở nên vĩ đại hơn, trong sạch hơn hay giàu có hơn, mà làm tổn hại và coi thường họ. Đây là điều mà chúng ta thực sự nên học vào ngày Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội: người nào hoàn toàn phó thác mình trong tay Thiên Chúa không trở thành con rối của Thiên Chúa, trở thành một “người xin vâng” nhàm chán; người ấy không mất tự do. Chỉ có ai phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa mới tìm thấy tự do đích thực, sự bao la vĩ đại, sự sáng tạo của tự do thiện hảo.”[6] Cuối cùng, người nào theo bước chân của Mẹ chúng ta mới tìm thấy con người thật của mình và có thể đến gần hơn với từng người.
Đây là giấc mơ của Thiên Chúa mà chúng ta thấy trong bài Tin Mừng hôm nay, khi Đức Maria nhận được lời loan báo về ơn gọi của mình:
“Bà Êlidabét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gabriel đến một thành miền Galilê, gọi là Nadarét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi vua Đavít. Trinh nữ ấy tên là Maria. Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà ." Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. Sứ thần liền nói: "Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Ngài sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Ngài. Ngài sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Ngài sẽ vô cùng vô tận." Bà Maria thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! " Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Êlisabét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được." Bấy giờ bà Maria nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Rồi sứ thần từ biệt ra đi. (Lc 1,26-38). Và đó cũng là sự thể hiện kế hoạch mầu nhiệm của Thiên Chúa dành cho mỗi người. Như Thánh Phaolô đã nói trong bài đọc thứ hai của Thánh lễ: “Trong Chúa Kitô, Ngài đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Ngài, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Ngài” (Ep 1, 4).
“Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng bà” (Lc 1, 28). Thiên thần khuyến khích Mẹ Maria vui mừng vì sự ưu ái đặc biệt của Thiên Chúa dành cho Mẹ. Biết được kế hoạch của Thiên Chúa mang lại cho chúng ta niềm vui. Tham gia vào kế hoạch của Thiên Chúa là con đường dẫn đến hạnh phúc dưới đất cũng như trên trời. Lời chào của thiên thần có hai phần thiết yếu: lời mời gọi hãy vui mừng, vì Con Thiên Chúa, vốn đã được báo trước trong sách Sáng thế, sắp nhập thể; và lời tuyên bố về sự tràn đầy ân sủng được tìm thấy nơi Mẹ Maria. Chúng ta được mặc khải rằng Đức Mẹ hoàn toàn thánh thiện, được thể hiện qua đức tin, đức cậy và đức ái tràn đầy của Mẹ.
3. Được mời gọi sống đức tin, đức cậy và đức ái.
Chúng ta cũng muốn tràn đầy đức tin và sống theo kế hoạch của Thiên Chúa. Chúng ta muốn có một niềm tin không bao giờ dao động và điều đó tự thể hiện một cách hiệu quả khi đau khổ và khó khăn đồng hành cùng chúng ta. Vì chúng ta biết rằng “nếu Thiên Chúa tôn vinh Mẹ mình, thì cũng đúng là Ngài đã không cho Mẹ tránh khỏi đau đớn, kiệt sức trong công việc hoặc thử thách đức tin của Mẹ.”[7]
Chúng ta cũng muốn sống thấm nhuần hy vọng, vì chúng ta chắc chắn rằng chúng ta đang chia sẻ chiến thắng của Chúa Cứu thế. Cũng như niềm hy vọng của các tông đồ được nhen nhóm khi nhìn thấy Chúa Giêsu được tôn vinh trên núi Tabor, thì chúng ta, khi chiêm ngưỡng Người Phụ Nữ đầy ân sủng, cũng tràn đầy lạc quan trong sứ mệnh của mình, cũng như khi con người chúng ta trải qua những giây phút cố gắng hơn. “Trong những lúc khó khăn nhất, xin Mẹ Maria, Người Mẹ mà Chúa Giêsu đã ban cho tất cả chúng ta, luôn nâng đỡ bước chân chúng ta, xin Mẹ luôn nói với tâm hồn chúng ta: “Hãy chỗi dậy! Hãy nhìn về phía trước, hãy nhìn về phía chân trời”, bởi vì Mẹ là Mẹ của Hy vọng.”[8]
Cuối cùng, chúng ta cầu xin Mẹ Maria cầu xin với Con của Mẹ là Chúa Giêsu cho chúng ta một lòng bác ái lớn hơn để làm cho tình yêu của chúng ta mạnh mẽ hơn đối với Thiên Chúa và đối với tất cả mọi người, nam và nữ. Làm con của một người Mẹ tốt lành như vậy sẽ làm cho chúng ta giống với Con của Mẹ, Đấng đã đi qua thế gian để thực hiện điều thiện hảo và nhóm lên ánh sáng luôn luôn mới mẻ và hữu hiệu của ân sủng thánh thiêng trong những cõi lòng.
[1] Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Lễ Trọng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Thánh Thi.
[2] Đức Piô IX, Tông thư Ineffabilis Deus, số. 18.
[3] Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tiếp kiến chung, ngày 29 tháng 5 năm 1996.
[4] Kinh tiền tụng, Thánh lễ Trọng thể Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội.
[5] Bài giảng của ĐGH Bênêđictô XVI, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, thứ Năm, 8 tháng 12, 2005.
[6] Đã dẫn.
[7] Thánh Josémaría, Chúa Kitô đang đi qua, số 172.
[2] Đức Piô IX, Tông thư Ineffabilis Deus, số. 18.
[3] Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tiếp kiến chung, ngày 29 tháng 5 năm 1996.
[4] Kinh tiền tụng, Thánh lễ Trọng thể Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội.
[5] Bài giảng của ĐGH Bênêđictô XVI, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, thứ Năm, 8 tháng 12, 2005.
[6] Đã dẫn.
[7] Thánh Josémaría, Chúa Kitô đang đi qua, số 172.
[8] ĐGH Phanxicô, Tiếp kiến chung, thứ Tư, ngày 10 tháng 5 năm 2017
(WHĐ)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)