Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2023
Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2023
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ SÁU TUẦN 5 MÙA THƯỜNG NIÊN 2023. Thánh Scholastica, trinh nữ. Lễ nhớ.
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Sáu, ngày 10.02.2023
tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Saigon
THINH LẶNG VÀ CẦU NGUYỆN
THINH LẶNG VÀ CẦU NGUYỆN
TGPSG -- Nếu không biết cách cầu nguyện thì bạn sẽ khó mà cầu nguyện được. Nên cần phải học cho biết cách cầu nguyện. Trước hết là phải nhờ đến sự thinh lặng. Chúng ta không thể đặt mình trước sự hiện diện của Chúa nếu chúng ta không tập luyện thinh lặng bên trong cũng như bên ngoài.
Không dễ mà đạt được sự thinh lặng nội tâm, nhưng đây là điều không thể thiếu. Chỉ trong thinh lặng ta mới tìm được sức mạnh và được thực sự nên một với Chúa: sức mạnh của Chúa cần phải trở thành của ta để ta có thể hoàn thành mọi sự như ý Chúa muốn; cũng thế, mọi tư tưởng, mọi lời cầu nguyện, mọi hành động và toàn thể cuộc sống của ta cần phải được nên một với tư tưởng, lời cầu nguyện, hành động và cuộc sống của chính Chúa. Sự hiệp nhất này là hoa trái của cầu nguyện, khiêm tốn và tình yêu.
Chúa chỉ có thể ngỏ lời với ta khi trái tim của chúng ta thinh lặng. Nếu bạn tự đặt mình trước mặt Chúa trong thinh lặng và cầu nguyện, Chúa sẽ nói với bạn. Và khi đó bạn sẽ biết rằng bạn chẳng là gì cả. Chỉ khi bạn biết mình chỉ là hư vô, là trống rỗng, thì Chúa mới có thể lấp đầy bạn bằng chính Ngài. Những linh hồn cầu nguyện vĩ đại là những linh hồn biết thường xuyên thinh lặng thẳm sâu.
Sự thinh lặng giúp ta có cái nhìn khác về mọi sự. Chúng ta cần có sự thinh lặng để có thể thấu hiểu các tâm hồn. Điều cốt yếu không phải là những lời chúng ta nói, nhưng là những lời Chúa nói - những lời Ngài nói với chúng ta, và những lời Ngài nói qua chúng ta. Trong sự thinh lặng như thế, Ngài lắng nghe chúng ta; trong sự thinh lặng như thế, Ngài nói với linh hồn ta, và chúng ta nghe được tiếng Ngài.
Hãy lắng nghe trong thinh lặng. Khi trái tim bạn bị ngập tràn trong hàng triệu nỗi niềm, bạn không thể nghe được tiếng Chúa trong tim bạn. Nhưng từ lúc bạn đặt mình lắng nghe được giọng nói của Chúa trong con tim bình an, con tim của bạn sẽ tràn ngập Thiên Chúa. Điều này đòi hỏi nhiều hi sinh. Nếu bạn đã nghĩ đến và muốn cầu nguyện, bạn phải sẵn sàng, không trì hoãn. Ngay từ đầu, nếu bạn không quyết tâm, bạn sẽ không đạt đến tột đỉnh của sự cầu nguyện là chính sự hiện diện của Chúa.
Vì thế ngay từ đầu phải tập luyện cầu nguyện cách hoàn hảo: Phải đặt mình lắng nghe tiếng Chúa trong con tim; và trong sự tĩnh lặng của trái tim chúng ta, Thiên Chúa sẽ nói với chúng ta. Rồi khi con tim ta đã đạt được sự tròn đầy như thế, miệng lưỡi ta sẽ thốt ra những điều cần phải nói với Chúa. Sự nối kết sẽ vận hành như thế. Trong thinh lặng của con tim chúng ta, Thiên Chúa nói, và chúng ta chỉ lắng nghe Ngài nói thôi. Khi trái tim bạn đã đạt được sự tròn đầy vào lúc nó thấy mình được tràn đầy Thiên Chúa, tràn đầy tình yêu, tràn đầy lòng thương xót, tràn đầy niềm tin, nó sẽ thúc đẩy môi miệng bạn lên tiếng nói với Chúa.
Hãy nhớ rằng, trước khi nói, bạn cần phải lắng nghe; và chỉ khi đó, từ tận đáy sâu của một con tim đang triển nở, chúng ta có thể nói với Chúa và Thiên Chúa lắng nghe chúng ta.
Những nhà chiêm niệm, những bậc tu hành của mọi thời đại, mọi tôn giáo, luôn tìm kiếm Thiên Chúa trong thinh lặng, trong sa mạc tịch liêu, trong rừng vắng, trên núi cao… Chính Chúa Giêsu cũng đã sống 40 ngày trong tịch liêu trọn vẹn, dành những khoảng thời gian dài, lòng bên lòng với Chúa Cha, trong thinh lặng của đêm đen.
Chúng ta cũng được mời gọi dành riêng ra những khoảng thời gian đặc biệt để đi vào thinh lặng thẳm sâu trong cô tịch với Thiên Chúa. Một mình với Chúa, không sách vở, dẹp qua mọi tư tưởng, mọi kỷ niệm, hoàn toàn trống rỗng để ở trong sự hiện diện của Chúa - chờ đợi Chúa trong thinh lặng, trống rỗng và bất động.
Chúng ta không thể tìm thấy Chúa trong ồn ào, náo động. Hãy ngắm nhìn thiên nhiên: cây cối, hoa cỏ, những cánh đồng lớn lên trong tĩnh lặng; tinh tú, mặt trăng, mặt trời chuyển động trong tĩnh lặng. Điều cốt yếu không phải là những gì chúng ta có thể nói, nhưng là những điều Thiên Chúa nói với chúng ta, những điều Thiên Chúa nói với người khác thông qua chúng ta. Trong thinh lặng, chúng ta lắng nghe. Trong thinh lặng, Chúa nói với linh hồn chúng ta. Chúa ban cho chúng ta đặc quyền nghe được giọng nói của Ngài trong thinh lặng:
Chúng ta cần có sự tĩnh lặng trong trái tim để có thể nghe được tiếng Chúa ở khắp mọi nơi: tiếng Chúa nơi cánh cửa khép lại, tiếng Chúa nơi những người đang yêu cầu chúng ta, tiếng Chúa nơi chim chóc, cây cối, muông thú…
Nếu chúng ta biết lắng nghe trong thinh lặng, chúng ta sẽ cầu nguyện cách dễ dàng. Càng ngày càng có nhiều những điều bép xép, lải nhải, kể lể được nói ra, viết ra. Đời cầu nguyện của chúng ta sẽ bị tổn thương mỗi ngày một nhiều hơn khi trái tim của chúng ta không có được sự thinh lặng.
Tôi cẩn thận gìn giữ sự thinh lặng trong tim tôi để từ trái tim thinh lặng, tôi nghe được những lời an ủi của Chúa. Và trong sự tròn đầy của con tim, đến lượt tôi, tôi an ủi Chúa nơi những người nghèo khổ.
Chúa chỉ có thể ngỏ lời với ta khi trái tim của chúng ta thinh lặng. Nếu bạn tự đặt mình trước mặt Chúa trong thinh lặng và cầu nguyện, Chúa sẽ nói với bạn. Và khi đó bạn sẽ biết rằng bạn chẳng là gì cả. Chỉ khi bạn biết mình chỉ là hư vô, là trống rỗng, thì Chúa mới có thể lấp đầy bạn bằng chính Ngài. Những linh hồn cầu nguyện vĩ đại là những linh hồn biết thường xuyên thinh lặng thẳm sâu.
Sự thinh lặng giúp ta có cái nhìn khác về mọi sự. Chúng ta cần có sự thinh lặng để có thể thấu hiểu các tâm hồn. Điều cốt yếu không phải là những lời chúng ta nói, nhưng là những lời Chúa nói - những lời Ngài nói với chúng ta, và những lời Ngài nói qua chúng ta. Trong sự thinh lặng như thế, Ngài lắng nghe chúng ta; trong sự thinh lặng như thế, Ngài nói với linh hồn ta, và chúng ta nghe được tiếng Ngài.
Hãy lắng nghe trong thinh lặng. Khi trái tim bạn bị ngập tràn trong hàng triệu nỗi niềm, bạn không thể nghe được tiếng Chúa trong tim bạn. Nhưng từ lúc bạn đặt mình lắng nghe được giọng nói của Chúa trong con tim bình an, con tim của bạn sẽ tràn ngập Thiên Chúa. Điều này đòi hỏi nhiều hi sinh. Nếu bạn đã nghĩ đến và muốn cầu nguyện, bạn phải sẵn sàng, không trì hoãn. Ngay từ đầu, nếu bạn không quyết tâm, bạn sẽ không đạt đến tột đỉnh của sự cầu nguyện là chính sự hiện diện của Chúa.
Vì thế ngay từ đầu phải tập luyện cầu nguyện cách hoàn hảo: Phải đặt mình lắng nghe tiếng Chúa trong con tim; và trong sự tĩnh lặng của trái tim chúng ta, Thiên Chúa sẽ nói với chúng ta. Rồi khi con tim ta đã đạt được sự tròn đầy như thế, miệng lưỡi ta sẽ thốt ra những điều cần phải nói với Chúa. Sự nối kết sẽ vận hành như thế. Trong thinh lặng của con tim chúng ta, Thiên Chúa nói, và chúng ta chỉ lắng nghe Ngài nói thôi. Khi trái tim bạn đã đạt được sự tròn đầy vào lúc nó thấy mình được tràn đầy Thiên Chúa, tràn đầy tình yêu, tràn đầy lòng thương xót, tràn đầy niềm tin, nó sẽ thúc đẩy môi miệng bạn lên tiếng nói với Chúa.
Hãy nhớ rằng, trước khi nói, bạn cần phải lắng nghe; và chỉ khi đó, từ tận đáy sâu của một con tim đang triển nở, chúng ta có thể nói với Chúa và Thiên Chúa lắng nghe chúng ta.
Những nhà chiêm niệm, những bậc tu hành của mọi thời đại, mọi tôn giáo, luôn tìm kiếm Thiên Chúa trong thinh lặng, trong sa mạc tịch liêu, trong rừng vắng, trên núi cao… Chính Chúa Giêsu cũng đã sống 40 ngày trong tịch liêu trọn vẹn, dành những khoảng thời gian dài, lòng bên lòng với Chúa Cha, trong thinh lặng của đêm đen.
Chúng ta cũng được mời gọi dành riêng ra những khoảng thời gian đặc biệt để đi vào thinh lặng thẳm sâu trong cô tịch với Thiên Chúa. Một mình với Chúa, không sách vở, dẹp qua mọi tư tưởng, mọi kỷ niệm, hoàn toàn trống rỗng để ở trong sự hiện diện của Chúa - chờ đợi Chúa trong thinh lặng, trống rỗng và bất động.
Chúng ta không thể tìm thấy Chúa trong ồn ào, náo động. Hãy ngắm nhìn thiên nhiên: cây cối, hoa cỏ, những cánh đồng lớn lên trong tĩnh lặng; tinh tú, mặt trăng, mặt trời chuyển động trong tĩnh lặng. Điều cốt yếu không phải là những gì chúng ta có thể nói, nhưng là những điều Thiên Chúa nói với chúng ta, những điều Thiên Chúa nói với người khác thông qua chúng ta. Trong thinh lặng, chúng ta lắng nghe. Trong thinh lặng, Chúa nói với linh hồn chúng ta. Chúa ban cho chúng ta đặc quyền nghe được giọng nói của Ngài trong thinh lặng:
- thinh lặng của con mắt,
- thinh lặng của lỗ tai,
- thinh lặng của môi miệng,
- thinh lặng của tinh thần.
Chúng ta cần có sự tĩnh lặng trong trái tim để có thể nghe được tiếng Chúa ở khắp mọi nơi: tiếng Chúa nơi cánh cửa khép lại, tiếng Chúa nơi những người đang yêu cầu chúng ta, tiếng Chúa nơi chim chóc, cây cối, muông thú…
Nếu chúng ta biết lắng nghe trong thinh lặng, chúng ta sẽ cầu nguyện cách dễ dàng. Càng ngày càng có nhiều những điều bép xép, lải nhải, kể lể được nói ra, viết ra. Đời cầu nguyện của chúng ta sẽ bị tổn thương mỗi ngày một nhiều hơn khi trái tim của chúng ta không có được sự thinh lặng.
Tôi cẩn thận gìn giữ sự thinh lặng trong tim tôi để từ trái tim thinh lặng, tôi nghe được những lời an ủi của Chúa. Và trong sự tròn đầy của con tim, đến lượt tôi, tôi an ủi Chúa nơi những người nghèo khổ.
(WGPSG)
Thứ Năm, 9 tháng 2, 2023
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA VÀ LẦN CHUỖI MÂN CÔI, 09.02.2023
Bắt đầu lúc 20g00 Thứ Năm, ngày 09.02.2023
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ NĂM TUẦN 5 MÙA THƯỜNG NIÊN 2023
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Năm, ngày 09.02.2023
tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Saigon
MAHATMA GANDHI & BÀI GIẢNG TRÊN NÚI CỦA CHÚA GIÊSU
MAHATMA GANDHI
& BÀI GIẢNG TRÊN NÚI CỦA CHÚA GIÊSU
Gm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm
WGPMT (06.02.2023) - Trong những Chúa nhật từ sau Tết Quý Mão đến Mùa Chay (CN IV - VII thường niên), Hội Thánh mời các tín hữu lắng nghe và suy niệm Bài giảng trên núi của Chúa Giêsu (Mt 5-7). Mahatma Gandhi không phải là Kitô hữu nhưng ông rất yêu mến và quý trọng Bài giảng trên núi của Chúa. Xin ghi lại đôi nét về những suy nghĩ và tâm tình ông dành cho Bài giảng quan trọng này, rất đáng cho người Công giáo quan tâm.
Gandhi đã có cơ hội làm quen với Kinh Thánh của Kitô giáo khi còn học ở Luân Đôn, Anh Quốc. Một người bạn đã tặng ông quyển Kinh Thánh và ông hứa sẽ đọc. Ông đã giữ lời hứa, đọc trọn bộ Kinh Thánh Cựu và Tân Ước, cách riêng là Tân Ước, và ông vẫn tiếp tục đọc suốt cả đời. Trong Kinh Thánh Tân Ước, ông đặc biệt quý trọng Tin Mừng theo thánh Matthêu vì sách Tin Mừng này ghi lại Bài giảng trên núi của Chúa Giêsu cách hệ thống, bài giảng mà ông mô tả là “khiến tôi vô cùng sung sướng, mang lại cho tôi sự nâng đỡ và niềm vui tràn ngập”.
Đọc Bài giảng trên núi, Gandhi xem Chúa Giêsu như “người gieo mầm cho triết lý bất bạo động” của ông sau này: “Khi tôi đọc trong Bài giảng trên núi những câu như ‘Đừng chống cự người ác, trái lại nếu ai bị vả má bên phải thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa’; hoặc ‘Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những người ngược đãi anh em, để anh em được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời’, tôi hết sức vui mừng và thấy suy nghĩ của tôi được củng cố hơn ở nơi tôi ít mong đợi nhất”.
Gandhi trực tiếp đọc Kinh Thánh và hiểu Kinh Thánh theo cách của ông. Ông không đồng ý với cách giải thích của một số Kitô hữu về Bài giảng trên núi. Chẳng hạn ông không chấp nhận ý kiến cho rằng Bài giảng này là bất khả thực hiện, chỉ trình bày một lý tưởng xa vời và thiếu thực tế; hoặc ý kiến khác lập luận rằng Bài giảng này chỉ dành cho một thiểu số ưu tuyển là các môn đệ thân tín của Chúa chứ không dành cho tất cả mọi người. Gandhi không nghĩ như thế vì theo ông, “Bài giảng trên núi sẽ không có ý nghĩa nếu không được đem ra ứng dụng trong cuộc sống thường ngày… Giáo huấn của Bài giảng có giá trị cho từng người và cho tất cả chúng ta”. Trong thực tế, Gandhi đã quyết định áp dụng giáo huấn của Chúa Kitô để vượt qua cái ác bằng cái thiện và đã đem lại kết quả lạ lùng, khi ông dẫn đầu phong trào bất bạo động để đòi lại quyền tự do cho người Ấn, chống lại những vũ khí tàn bạo của đế quốc Anh.
Do đó, Gandhi muốn nói với các Kitô hữu rằng: “Dù bản thân tôi không phải là Kitô hữu, nhưng như một người học trò khiêm tốn của Kinh Thánh, tiếp cận Kinh Thánh với lòng tin và sự kính cẩn, tôi muốn trình bày với các bạn những gì là cốt lõi của Bài giảng trên núi”. Theo ông, Bài giảng ấy là toàn bộ Kitô giáo, thế nhưng những người xưng mình là Kitô hữu lại bỏ quên giáo huấn ấy, chạy theo quá nhiều những ham muốn và thỏa mãn vật chất. Vì thế ông mời gọi các Kitô hữu “hãy sống xứng đáng với sứ điệp của Bài giảng trên núi”. Dĩ nhiên để sống như thế, phải chấp nhận nhiều hi sinh và từ bỏ, phải “mặc áo nhậm và rắc tro trên đầu”!
Thực ra những gì Gandhi suy nghĩ đâu phải là điều chi mới mẻ, rất nhiều vị thánh và giáo huấn của Hội Thánh thường xuyên nhắc nhở điều đó. Chỉ có điều là mỗi chúng ta chưa đủ can đảm đáp lại tiếng Chúa kêu gọi thôi: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa, lạy Chúa, là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ những ai thi hành ý muốn của Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21).
Nguồn: giaophanmytho.net
(WHĐ)
Thứ Tư, 8 tháng 2, 2023
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ TƯ TUẦN 5 MÙA THƯỜNG NIÊN 2023
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Tư, ngày 08.02.2023
tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Saigon
NGÔN NGỮ TÌNH YÊU CỦA BẠN LÀ GÌ?
NGÔN NGỮ TÌNH YÊU CỦA BẠN LÀ GÌ?
Lisa Klewicki[1]
WHĐ (07.02.2023) - Làm sao để chúng ta có thể bày tỏ tình yêu thương của mình cho người khác? Làm sao để những người khác có thể biểu lộ tình yêu của họ dành cho chúng ta? Chúng ta dành tình yêu thương cho gia đình, bạn bè, và những người đang gặp khó khăn, nhưng nhiều khi họ không cảm nhận được tình yêu thương của chúng ta vì chúng ta truyền đạt không hiệu quả. Tại sao vậy? Lý do là vì cách mà chúng ta mong muốn mình được yêu thương là cách mà chúng ta có xu hướng thể hiện ra với người khác, ngay cả khi họ không nhận ra cách thế yêu thương của chúng ta.
Chúng ta hãy lấy câu chuyện của Amy làm ví dụ.
Amy là một người phụ nữ hết mực yêu chồng. Cô cố gắng thể hiện mức độ yêu thương mãnh liệt của mình bằng cách thể hiện những hành động tử tế nho nhỏ với anh ấy—giặt, ủi rồi treo quần áo thẳng thắn vào tủ cho anh. Cô thường chuẩn bị những món anh ưa thích để mang đi ăn trưa. Cô luôn dọn sẵn thức ăn nóng hổi trên bàn cho bữa tối khi anh đi làm về. Cô nhanh nhẹn phụ giúp anh mọi việc vào cuối tuần. Tuy nhiên, Amy cảm thấy như tình yêu của mình không được chú ý. Chồng cô, dù yêu cô nhưng không nói lời cảm ơn vì những điều Amy đã làm cho anh, thậm chí, không ít lần anh còn hoài nghi: “Em có thực sự yêu anh không?”
Amy cảm thấy hết sức bối rối trước những nhận xét này cho đến khi cô đọc cuốn sách Năm ngôn ngữ tình yêu: Bí mật để tình yêu bền lâu (The 5 Love Languages: The Secret to Love That Lasts) của tác giả Gary Chapman.
Amy là một người phụ nữ hết mực yêu chồng. Cô cố gắng thể hiện mức độ yêu thương mãnh liệt của mình bằng cách thể hiện những hành động tử tế nho nhỏ với anh ấy—giặt, ủi rồi treo quần áo thẳng thắn vào tủ cho anh. Cô thường chuẩn bị những món anh ưa thích để mang đi ăn trưa. Cô luôn dọn sẵn thức ăn nóng hổi trên bàn cho bữa tối khi anh đi làm về. Cô nhanh nhẹn phụ giúp anh mọi việc vào cuối tuần. Tuy nhiên, Amy cảm thấy như tình yêu của mình không được chú ý. Chồng cô, dù yêu cô nhưng không nói lời cảm ơn vì những điều Amy đã làm cho anh, thậm chí, không ít lần anh còn hoài nghi: “Em có thực sự yêu anh không?”
Amy cảm thấy hết sức bối rối trước những nhận xét này cho đến khi cô đọc cuốn sách Năm ngôn ngữ tình yêu: Bí mật để tình yêu bền lâu (The 5 Love Languages: The Secret to Love That Lasts) của tác giả Gary Chapman.
Ngôn ngữ Tình yêu
Trong cuốn sách về Năm ngôn ngữ tình yêu, Gary Chapman viết về việc chúng ta thường có xu hướng yêu thương người khác theo cách chúng ta muốn mình được yêu thương ra sao. Amy đang thể hiện tình yêu với chồng theo lối mà cô nhìn nhận, nhưng điều đó không đáp ứng được nhu cầu của chồng cô.
Amy đang biểu lộ tình yêu của mình với chồng theo cách mà cô ấy mong muốn anh ấy cũng sẽ thể hiện như vậy với cô—đó là bằng những hành động phục vụ. Chapman liệt kê 5 cách khác nhau mà chúng ta có thể bày tỏ tình yêu thương của mình với người khác: Những lời xác nhận, khoảng thời gian ý nghĩa; tặng quà; hành động quan tâm, và giao tiếp cơ thể.
Đây là cách thể hiện tình cảm thông qua những lời yêu thương, khen ngợi hoặc sự đánh giá cao.
Một cách cụ thể, người có ngôn ngữ tình yêu này sẽ thích những lời động viên tinh thần, những câu nói xác nhận tình cảm. Do đó, khi dùng lời xác nhận, chúng ta muốn nói với người khác rằng chúng ta cảm kích họ và họ quan trọng đối với chúng ta như thế nào.
Khi khen ngợi, và động viên bằng lời nói, chúng ta đang giúp người khác trải nghiệm họ được yêu thương, nâng đỡ, đồng thời, cũng cảm nhận được sự tử tế của chúng ta. Hơn nữa, khiêm tốn và đề nghị thay vì đòi hỏi khi chúng ta muốn người khác làm điều gì đó cho mình sẽ rất hữu hiệu đối với người thích ngôn ngữ tình yêu qua những lời xác định. Cuối cùng, viết những lời nhắn yêu thương chân thành, hoặc những lá thư động viên cũng là cách xác minh tình yêu thương của chúng ta đối với người khác.
Amy đang biểu lộ tình yêu của mình với chồng theo cách mà cô ấy mong muốn anh ấy cũng sẽ thể hiện như vậy với cô—đó là bằng những hành động phục vụ. Chapman liệt kê 5 cách khác nhau mà chúng ta có thể bày tỏ tình yêu thương của mình với người khác: Những lời xác nhận, khoảng thời gian ý nghĩa; tặng quà; hành động quan tâm, và giao tiếp cơ thể.
1. Những lời xác nhận
Đây là cách thể hiện tình cảm thông qua những lời yêu thương, khen ngợi hoặc sự đánh giá cao.
Một cách cụ thể, người có ngôn ngữ tình yêu này sẽ thích những lời động viên tinh thần, những câu nói xác nhận tình cảm. Do đó, khi dùng lời xác nhận, chúng ta muốn nói với người khác rằng chúng ta cảm kích họ và họ quan trọng đối với chúng ta như thế nào.
Khi khen ngợi, và động viên bằng lời nói, chúng ta đang giúp người khác trải nghiệm họ được yêu thương, nâng đỡ, đồng thời, cũng cảm nhận được sự tử tế của chúng ta. Hơn nữa, khiêm tốn và đề nghị thay vì đòi hỏi khi chúng ta muốn người khác làm điều gì đó cho mình sẽ rất hữu hiệu đối với người thích ngôn ngữ tình yêu qua những lời xác định. Cuối cùng, viết những lời nhắn yêu thương chân thành, hoặc những lá thư động viên cũng là cách xác minh tình yêu thương của chúng ta đối với người khác.
2. Khoảng thời gian ý nghĩa
Dành thời gian cho người khác là ngôn ngữ tình yêu thứ hai.
Những gì chúng ta đang làm cho người mình yêu thương không quan trọng bằng việc chúng ta đang làm điều đó cùng nhau. Dành sự quan tâm trọn vẹn, thực sự tập trung vào đối phương là điều quan trọng để người kia cảm thấy họ là trung tâm thế giới của chúng ta trong những khoảnh khắc ở bên nhau.
Hơn nữa, lắng nghe cảm xúc của người khác trong cuộc trò chuyện là rất quan trọng; nó cho thấy rằng chúng ta đang chăm chú lắng nghe những gì người kia đang chia sẻ. Khi nghĩ về những hình thức hoạt động mà người kia sẽ thích làm cùng, rồi sắp xếp làm những hoạt động đó, chúng ta đang thể hiện tình yêu thương theo cách mà người đó sẽ hiểu và cảm nhận được.
3. Tặng quà
Chúng ta có thể bộc lộ tình yêu thương của mình bằng cách tặng quà cho người khác, dù là quà vật chất hay chính bản thân mình.
Ngay cả một lời ghi chú đơn sơ trong túi đồ ăn trưa cũng được cảm nhận sâu sắc. Nếu chúng ta tặng món quà là chính mình, sự hiện diện của chúng ta sẽ được trân trọng như một dấu chỉ của tình yêu thương. Sau khi đi mua sắm cả ngày, đi công tác, hoặc đi nghỉ thì việc mang về nhà một món quà, dù rất nhỏ về giá trị vật chất, nhưng lại có thể trở thành món quà hoàn hảo, tuyệt vời, gây bất ngờ của sự tế nhị, quan tâm và yêu thương của chúng ta.
Bất cứ điều gì chúng ta tự nguyện làm để vác đỡ gánh nặng trách nhiệm của người khác là chúng ta đang thực hành ngôn ngữ tình yêu thứ tư, hành động quan tâm.
4. Hành động quan tâm
Bất cứ điều gì chúng ta tự nguyện làm để vác đỡ gánh nặng trách nhiệm của người khác là chúng ta đang thực hành ngôn ngữ tình yêu thứ tư, hành động quan tâm.
Khi phục vụ với những hành vi hỗ trợ cụ thể, dù đó là công việc rất nhỏ, cũng khiến người khác có cảm giác được đồng hành và cảm nhận được niềm vui. Đôi khi làm những công việc mà chúng ta không được yêu cầu là một trong những cách chúng ta thể hiện tình yêu thương của mình.
Chúng ta càng có thể làm những công việc nho nhỏ này với tình yêu thương và không phàn nàn bao nhiêu thì tình yêu thương của chúng ta sẽ càng được cảm nhận bấy nhiêu.
Ngôn ngữ tình yêu thứ năm được thể hiện qua những giao tiếp cơ thể.
Ngôn ngữ cơ thể luôn có sức mạnh rất lớn cả về cảm xúc, tinh thần, và năng lượng. Trong chừng mực cho phép, ngôn ngữ thông qua đụng chạm cơ thể bao gồm những cử chỉ như nắm tay, vỗ về, hoặc ôm để thể hiện sự an ủi khi ai đó đang buồn, đang khóc, hoặc đang gặp khủng hoảng là điều đặc biệt quan trọng. Sự đụng chạm trìu mến này nhiều khi truyền đi nhiều năng lượng và được cảm nhận sâu sắc hơn cả lời nói.
Bây giờ, chúng ta hãy quay trở lại với câu chuyện của Amy.
Sau khi đọc về Năm ngôn ngữ tình yêu, Amy biết được rằng ngôn ngữ tình yêu chính của chồng cô là Những lời xác nhận. Vì vậy, trong khi Amy tiếp tục thực hiện những hành động chăm sóc chồng, chủ yếu là vì điều đó khiến cô ấy cảm thấy hài lòng về bản thân, cô cũng bắt đầu nói những lời xác nhận dành cho anh. Cô thường cảm ơn anh vì tất cả những gì anh đã làm cho cô. Amy cũng bắt đầu nói “Em yêu anh” trước khi anh đi làm và đi làm về mỗi ngày. Ngoài ra, cô khích lệ tinh thần làm việc mạnh mẽ, khen ngợi thành tích trong công việc, và hiệu suất khi phục vụ người khác của anh.
Chúng ta càng có thể làm những công việc nho nhỏ này với tình yêu thương và không phàn nàn bao nhiêu thì tình yêu thương của chúng ta sẽ càng được cảm nhận bấy nhiêu.
5. Những giao tiếp cơ thể
Ngôn ngữ tình yêu thứ năm được thể hiện qua những giao tiếp cơ thể.
Ngôn ngữ cơ thể luôn có sức mạnh rất lớn cả về cảm xúc, tinh thần, và năng lượng. Trong chừng mực cho phép, ngôn ngữ thông qua đụng chạm cơ thể bao gồm những cử chỉ như nắm tay, vỗ về, hoặc ôm để thể hiện sự an ủi khi ai đó đang buồn, đang khóc, hoặc đang gặp khủng hoảng là điều đặc biệt quan trọng. Sự đụng chạm trìu mến này nhiều khi truyền đi nhiều năng lượng và được cảm nhận sâu sắc hơn cả lời nói.
Bây giờ, chúng ta hãy quay trở lại với câu chuyện của Amy.
Sau khi đọc về Năm ngôn ngữ tình yêu, Amy biết được rằng ngôn ngữ tình yêu chính của chồng cô là Những lời xác nhận. Vì vậy, trong khi Amy tiếp tục thực hiện những hành động chăm sóc chồng, chủ yếu là vì điều đó khiến cô ấy cảm thấy hài lòng về bản thân, cô cũng bắt đầu nói những lời xác nhận dành cho anh. Cô thường cảm ơn anh vì tất cả những gì anh đã làm cho cô. Amy cũng bắt đầu nói “Em yêu anh” trước khi anh đi làm và đi làm về mỗi ngày. Ngoài ra, cô khích lệ tinh thần làm việc mạnh mẽ, khen ngợi thành tích trong công việc, và hiệu suất khi phục vụ người khác của anh.
Đối lại, chồng của Amy bắt đầu nói lời cảm ơn vì tất cả những việc mà cô đã làm cho anh. Anh cũng không còn hỏi liệu cô có thực sự yêu anh không. Trên thực tế, anh bắt đầu cảm thấy tự tin hơn, hài lòng hơn về bản than, và về cuộc hôn nhân của họ. Và rồi, chính anh cũng học về ngôn ngữ tình yêu để có thể biểu lộ cho Amy thấy tình yêu mãnh liệt mà anh dành cho cô.
***
Năm ngôn ngữ tình yêu: Những lời xác nhận, khoảng thời gian ý nghĩa; tặng quà; hành động quan tâm, và giao tiếp cơ thể có thể được áp dụng cho bất kỳ mối tương quan nào. Ngoài ra, không nhất thiết là mỗi người phải có đủ 5 ngôn ngữ tình yêu. Do đó, khi cảm thấy dường như người mà chúng ta yêu thương không nhìn nhận những cử chỉ yêu thương của mình, hãy dừng lại để cân nhắc xem họ có thể muốn được yêu thương như thế nào.
Vì thực ra, khi thể hiện tình yêu thương dành cho người khác, điều quan trọng không phải chỉ bằng ngôn ngữ tình yêu mà chúng ta hiểu rõ nhất, nhưng còn bằng ngôn ngữ tình yêu mà họ quan tâm và cảm kích.
Cuối cùng, cho dù chúng ta chọn sử dụng ngôn ngữ tình yêu nào, hãy để tình yêu chân thành của chúng ta tỏa sáng, với sự thấu hiểu, và cách thể hiện phù hợp. Dù có thế nào, chúng ta hãy tin rằng, khi cảm nhận được yêu thương, mỗi người sẽ trở nên an tâm hơn, tự tin hơn, và đến lượt, sẽ mong muốn yêu thương người khác hơn.
Vì thực ra, khi thể hiện tình yêu thương dành cho người khác, điều quan trọng không phải chỉ bằng ngôn ngữ tình yêu mà chúng ta hiểu rõ nhất, nhưng còn bằng ngôn ngữ tình yêu mà họ quan tâm và cảm kích.
Cuối cùng, cho dù chúng ta chọn sử dụng ngôn ngữ tình yêu nào, hãy để tình yêu chân thành của chúng ta tỏa sáng, với sự thấu hiểu, và cách thể hiện phù hợp. Dù có thế nào, chúng ta hãy tin rằng, khi cảm nhận được yêu thương, mỗi người sẽ trở nên an tâm hơn, tự tin hơn, và đến lượt, sẽ mong muốn yêu thương người khác hơn.
* * *
Năm ngôn ngữ tình yêu: Những lời xác nhận, khoảng thời gian ý nghĩa; tặng quà; hành động quan tâm, và giao tiếp cơ thể có thể được áp dụng cho bất kỳ mối tương quan nào. Ngoài ra, không nhất thiết là mỗi người phải có đủ 5 ngôn ngữ tình yêu. Do đó, khi cảm thấy dường như người mà chúng ta yêu thương không nhìn nhận những cử chỉ yêu thương của mình, hãy dừng lại để cân nhắc xem họ có thể muốn được yêu thương như thế nào. Vì thực ra, khi thể hiện tình yêu thương dành cho người khác, điều quan trọng không phải chỉ bằng ngôn ngữ tình yêu mà chúng ta hiểu rõ nhất, nhưng còn bằng ngôn ngữ tình yêu mà họ quan tâm và cảm kích, với tin tưởng rằng, khi cảm nhận được yêu thương, mỗi người sẽ trở nên an tâm hơn, tự tin hơn, và đến lượt, sẽ mong muốn yêu thương người khác hơn.
Và trên tất cả, như là Kitô hữu, tình yêu thương mà chúng ta dành cho nhau, cho người khác không chỉ đơn thuần mang tính tâm lý, theo kiểu nói “đắc nhân tâm”, nhưng tình yêu thương đó còn được phát xuất từ chính Thiên Chúa, Đấng có bản tính là Tình yêu; còn được kín múc từ chính trái tim và cạnh sườn của Đức Giêsu Kitô, Đấng có tên là Lòng Thương xót; và còn được thúc đẩy thực hành bởi “Bài Ca Đức mến”: yêu thương thì nhẫn nhục, thì tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả,… (1 Cr 13:1-13).
Được như thế, thì cho dù chúng ta chọn sử dụng ngôn ngữ tình yêu nào, hãy để tình yêu chân thành, thánh thiêng, và vô vị lợi của chúng ta tỏa sáng, với sự thấu hiểu, với lòng bao dung, và với cách thể hiện phù hợp, như kinh nghiệm của thánh Augustinô, “Cứ yêu đi, rồi muốn làm gì thì làm!”
Được như thế, thì cho dù chúng ta chọn sử dụng ngôn ngữ tình yêu nào, hãy để tình yêu chân thành, thánh thiêng, và vô vị lợi của chúng ta tỏa sáng, với sự thấu hiểu, với lòng bao dung, và với cách thể hiện phù hợp, như kinh nghiệm của thánh Augustinô, “Cứ yêu đi, rồi muốn làm gì thì làm!”
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: catholicdigest.com (06. 02. 2023)
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: catholicdigest.com (06. 02. 2023)
[1] Lisa Klewicki là bác sĩ tâm lý học lâm sàng, có bằng cấp về tâm lý học và thần học. Hiện bà làm việc tại văn phòng tâm lý trị liệu, và là giáo sư trợ giảng của Viện Khoa học Tâm lý thuộc Đại học Divine Mercy, Hoa Kỳ.
(WHĐ)
TRỰC TIẾP BUỔI TIẾP KIẾN CHUNG KHÁCH HÀNH HƯƠNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ, THỨ TƯ, NGÀY 08/2/2023
Bắt đầu lúc 14g45 giờ Việt Nam, Thứ Tư ngày 08.02.2023
Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ BA TUẦN 5 MÙA THƯỜNG NIÊN 2023
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Ba, ngày 07.02.2023
tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Saigon
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)