Thứ Năm, 6 tháng 4, 2023

THÁNH LỄ TRUYỀN DẦU TẠI NHÀ THỜ ĐỨC BÀ SAIGON, THỨ NĂM TUẦN THÁNH 6-4-2023


TUẦN THÁNH : TAM NHẬT VƯỢT QUA LÀ GÌ ?

 

TUẦN THÁNH : TAM NHẬT VƯỢT QUA LÀ GÌ ?

Élodie Maurot

Từ chiều Thứ Năm Tuần Thánh đến Chúa Nhật Phục Sinh, các Kitô hữu cử hành mầu nhiệm trung tâm của đức tin của mình : cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô.

Tam nhật vượt qua là gì ?

Tam nhật vượt qua là khoảng thời gian ba ngày mà các Kitô hữu cử hành trọng tâm đức tin của mình, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu-Kitô. Từ ngữ này xuất phát từ tiếng Latinh (« tres » = « tam, ba », và « dies » = « nhật, ngày »).

Tam nhật vượt qua bắt đầu vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh và kết thúc vào ngày Lễ Phục Sinh, sau Kinh Chiều. Ba ngày này làm nên trọng tâm của tất cả Năm Phụng vụ. Lần lượt, các Kitô hữu tưởng niệm bữa tiệc ly của Chúa Giêsu với các môn đệ, việc Ngài bị bắt, bị đóng đinh và được mai táng trong mồ, rồi việc Ngài phục sinh từ cõi chết.

Tại sao ba ngày này ?

Giáo hội cử hành trong cùng một chuyển động cuộc thương khó, cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô. Như thế, Giáo hội biểu lộ mối liên hệ thiết yếu giữa cách Chúa Giêsu sống và chết, “hy sinh mạng sống vì bạn hữu của mình” (Ga 15, 12), và sự phục sinh của Ngài từ cõi chết. Sự phục sinh cho thấy rằng cuộc sống của Chúa Kitô, như đã được sống cho đến trên thập giá, đã được Thiên Chúa đón nhận và cứu rỗi.

Nhà thần học Karl Rahner, trong cuốn “Traité fondamental de la foi”, đã viết: “Sự phục sinh không có nghĩa là bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc đời của Chúa Giêsu, (…) nhưng chính là chiều kích chung cục vĩnh viễn, được cứu rỗi, của cuộc sống của Chúa Giêsu vốn là một và duy nhất”.

Chúng ta cử hành gì vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh?


Vào tối thứ Năm trước Lễ Phục Sinh, người Công giáo cử hành Bữa Tiệc ly, bữa ăn cuối cùng của Chúa Giêsu với các môn đệ, trong đó Ngài loan báo cho họ về món quà mà Ngài sẽ ban tặng bằng chính cuộc đời của Ngài, một cách tự do và vì tình yêu. Món quà này được biểu thị theo cách khác nhau tùy theo bốn sách Tin Mừng. Marcô, Matthêu và Luca cho thấy Chúa Giêsu chia sẻ bánh và rượu với nhóm Mười Hai, như là những dấu chỉ về mình và máu Ngài.

Trong Tin Mừng theo thánh Gioan, cảnh tượng này không có, và món quà của Chúa Giêsu được thể hiện qua cử chỉ rửa chân. Như thế, Chúa Giêsu tự đặt mình trong hoàn cảnh của người tôi tớ và để lại cho các môn đệ di chúc này: “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13, 15).

Trung thành với việc tưởng nhớ Chúa Kitô, Giáo hội, vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh, tiến hành nghi thức rửa chân và long trọng cử hành Thánh Thể. Vào cuối thánh lễ, các tín hữu tiếp tục cầu nguyện bằng cách đồng hành với Chúa Kitô trong đêm Ngài bị bắt ở Vườn Cây Dầu. Nhà thần học Dietrich Bonhoeffer viết: “Đây là điểm phân biệt các Kitô hữu với người ngoại giáo”. “‘Các con không thể canh thức một giờ với Thầy sao?’, Chúa Giêsu hỏi ở vườn Gethsêmani. Đó là sự đảo ngược của tất cả những gì người có đạo mong đợi từ Thiên Chúa.”

Vị mục sư người Đức này nhìn thấy ở đó dấu hiệu của một đời sống Kitô hữu thoát khỏi các ngẫu tượng: “Thiên Chúa bất lực và yếu đuối trong thế giới, và chỉ như thế Ngài mới ở với chúng ta và giúp đỡ chúng ta”.

Thứ Sáu Tuần Thánh có phải là ngày tang thương không?

Không chỉ thế, vì vào ngày này, người Kitô hữu cử hành tình yêu cho đến cùng của Thiên Chúa. Họ cử hành “sự tự hủy” (kénose) của Thiên Chúa, sự tự hạ của Ngài cho đến trên thập giá để kết hợp với con người. Trong cử chỉ khiêm nhường triệt để này, vốn đảo ngược cái nhìn của ngoại giáo về một vị thần thống trị, các Kitô hữu đón nhạn mạc khải về một Thiên Chúa chỉ là tình yêu.

Trong ngày này, các Kitô hữu bước theo Chúa Kitô trong cuộc Thương khó của Ngài, cùng nhau đọc lại câu chuyện về việc Ngài bị bắt và hành hình. Trong nghi thức tưởng niệm, Phụng vụ kêu gọi một cử chỉ tôn kính thánh giá. Kể từ cuối thời Trung Cổ, việc thực hành Đàng Thánh Giá cũng đã lan rộng. Đàng Thánh Giá diễn ra vào chiều thứ Sáu và hệ tại việc đi lại 14 (hay 15) chặng theo chân Chúa Kitô. 
 
Thứ Bảy Tuần Thánh có phải là một ngày “trống rỗng” không?


Thứ Bảy Tuần Thánh là ngày duy nhất trong Năm Phụng vụ không có bất kỳ lễ nghi tập thể nào, ngoại trừ Các Giờ Kinh Phụng vụ. Không có bí tích nào được cử hành. Đó là một ngày thinh lặng và cầu nguyện, một ngày chờ đợi.

Truyền thống liên kết với ngày này “việc xuống ngục tổ tông”, đặc biệt hiện diện trong linh đạo Byzantin: Chúa Kitô kết hợ với những người chết vẫn còn xa cách Thiên Chúa, bắt đầu bởi ông Ađam và bà Evà, để liên kết họ với sự giải thoát sắp xảy ra trong sự phục sinh của Ngài. Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh cũng được dành riêng để chuẩn bị cho Lễ Phục Sinh trong các gia đình và cộng đoàn Kitô hữu. 
 
Đêm Vọng Phục Sinh cử hành điều gì?

Vào Lễ Phục Sinh - cả trong phụng vụ đêm Thứ Bảy Tuần Thánh cũng như vào Chúa Nhật Phục Sinh - Giáo hội cử hành sự phục sinh của Chúa Giêsu, “sự vượt qua” của Ngài từ sự chết đến sự sống. Theo đức tin Kitô giáo, Thiên Chúa đã không bỏ mặc Con mình bị đóng đinh trong tay của tử thần. “Thiên Chúa đã phục sinh”, “Thiên Chúa đã tôn vinh”, “Thiên Chúa đã trỗi dậy” từ cõi chết – đó là những thuật ngữ được Tân Ước sử dụng trong tiếng Hy Lạp - Đấng đã hiến mạng sống mình vì yêu mến Chúa Cha và nhân loại.

Đối với các Kitô hữu, cuộc chiến thắng trên sự chết này liên quan đến toàn thể nhân loại. Thánh Phaolô viết cho tín hữu Côrintô: “Chúng tôi biết rằng Đấng đã làm cho Chúa Giêsu trỗi dậy cũng sẽ làm cho chúng tôi được trỗi dậy với Chúa Giêsu” (2Cr 4, 14). Lời loan báo này về một cuộc sống tràn đầy, mạnh hơn sự chết, là ơn cứu độ, là “tin mừng” được cử hành trong Lễ Phục Sinh.
 
Tý Linh
(WHĐ)

VIDEO ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TIẾP KIẾN CHUNG KHÁCH HÀNH HƯƠNG, THỨ TƯ 05.4.2023


Thứ Tư, 5 tháng 4, 2023

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ TƯ TUẦN THÁNH 2023

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Tư, ngày 05.4.2023 
tại Trung tâm Mục vụ TGP Saigon
 

SẮC LỆNH CỦA BỘ PHỤNG TỰ VÀ KỶ LUẬT CÁC BÍ TÍCH VỀ NGHI THỨC RỬA CHÂN TRONG THÁNH LỄ TIỆC LY

 

SẮC LỆNH CỦA BỘ PHỤNG TỰ VÀ KỶ LUẬT CÁC BÍ TÍCH
VỀ NGHI THỨC RỬA CHÂN TRONG THÁNH LỄ TIỆC LY
 
Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các Bí tích

WHĐ (26.03.2018) – Ngày 20 tháng Mười Hai 2014, Đức giáo hoàng Phanxicô đã gửi thư cho Đức hồng y Robert Sarah, Bộ trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích, về Nghi thức Rửa chân trong Tam nhật Vượt qua.
 
Trong thư, Đức giáo hoàng viết:
 
“Sau khi suy xét kỹ lưỡng, tôi đi đến quyết định thay đổi phần chữ đỏ trong Sách Lễ Roma. Từ nay trở đi, những người được các mục tử chọn rửa chân không nhất thiết phải là quý ông hoặc trẻ nam, nhưng có thể thuộc mọi thành phần trong dân Chúa. Điều cần thiết là phải hướng dẫn đầy đủ cho những người được chọn về ý nghĩa của nghi thức”.
 
Tiếp nhận chỉ thị của Đức giáo hoàng, ngày 6-01-2016, Đức hồng y Robert Sarah, Bộ trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích, đã ký Sắc lệnh “In Missa in Cena Domini” (Thánh lễ Tiệc ly), về việc điều chỉnh Nghi thức Rửa chân trong Thánh lễ Tiệc ly.
 
Sau đây là toàn văn Sắc lệnh; bản dịch tiếng Việt của Uỷ ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam:
 
***
BỘ PHỤNG TỰ VÀ KỶ LUẬT CÁC BÍ TÍCH
SẮC LỆNH
IN MISSA IN CENA DOMINI
 
Trong thánh lễ Tiệc Ly, sau bài Tin mừng theo thánh Gioan, để diễn tả cách sinh động thái độ khiêm nhường và tình yêu của Chúa Kitô đối với các môn đệ, dựa vào sắc lệnh Maxima Redemptionis nostrae mysteria về việc cải tổ Tuần Thánh (30/11/1955), tại những nơi có lý do mục vụ tương xứng, có thể rửa chân mười hai người nam.
 
Phụng vụ Rôma vẫn gọi đây là nghi thức nhắc nhớ Lệnh truyền của Chúa về đức ái huynh đệ qua những lời dạy của Chúa Giêsu (x. Ga 13,34) được hát lên theo thể đối ca trong lúc cử hành nghi thức.
 
Khi thực hành nghi thức này, các giám mục và linh mục được mời gọi trở nên giống Chúa Kitô, Đấng “đã đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ” (Mt 20,28), và khi được thúc đẩy bởi tình yêu “đến cùng” (Ga 13,1), sẵn sàng trao ban cả mạng sống vì phần rỗi toàn thể nhân loại.
 
Để thể hiện trọn vẹn ý nghĩa của nghi thức này nơi những người tham dự, Đức Giáo hoàng Phanxicô muốn sửa đổi quy định chữ đỏ số 11, phần nghi thức Thánh lễ Tiệc Ly trong Sách Lễ Rôma, câu: “Những người nam đã được chọn …” được sửa lại thành: “Những người đã được chọn giữa cộng đồng dân Chúa …” (trong sách Nghi thức giám mục, số 301 cũng phải sửa như thế, và số 299b sẽ là: “dọn ghế cho những người đã được chỉ định”), như vậy, các mục tử có thể chọn một nhóm tín hữu nói lên tính đa dạng và hợp nhất trong mọi thành phần dân Chúa. Nhóm này có thể gồm nam giới và nữ giới, người trẻ cũng như người cao tuổi, người khỏe mạnh và người đau yếu, các giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân.
 
Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích, với năng quyền do Đức Giáo hoàng ủy nhiệm, nay đưa việc sửa đổi này vào các sách phụng vụ thuộc Nghi thức Rôma, đồng thời cũng nhắc nhở các chủ chăn về nhiệm vụ phải hướng dẫn đầy đủ cho những người được chọn cũng như các tín hữu khác, giúp mọi người tham dự nghi lễ cách ý thức, tích cực và mang lại nhiều ơn phúc.
 
Bất chấp mọi điều trái nghịch.
 
Ban hành từ trụ sở Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích, ngày 06 tháng 01 năm 2016, lễ Chúa Hiển linh.
 
Hồng y Robert Sarah
Tổng trưởng
Tổng Giám mục Arthur Roche
Thư ký
(WHĐ)

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ TƯ 05.4.2023


Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ HAI TUẦN THÁNH 2023

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Hai, ngày 03.4.2023 
tại Trung tâm Mục vụ TGP Saigon
 

ĐÔI ĐŨA TRE

ĐÔI ĐŨA TRE


- Ba ơi, ba đang làm gì vậy ba?
- Ba vót tre.
- Để làm gì vậy ba?
- Làm nhiều thứ lắm! Ba sẽ đan cho má con cái rổ tre để rửa cá, cái rá để vo gạo, cái đũa cả để bới cơm rồi còn bộ đũa tre mới cho năm nay nữa.
- Ba cho con làm với!
- Cẩn thận với mấy nan tre đó kẻo đứt tay nha con! Là con gái, con không nên học mấy cái này, để ba dạy cho anh hai con.
- Sao con không học được?
- Vì tre rất cứng, cần đôi tay khỏe và sức để vót và làm từ tre già thì đồ dùng mới bền và đẹp được.
- Khó thật đó! Vậy con xem ba làm nha, con sẽ phụ ba phơi nan tre này nha!
- Ừa!

Cuộc đối thoại của ba và con gái như mang hơi thở của cả một tuổi thơ dưới mái nhà ấm áp này. Nơi ngôi nhà nhỏ ấy, gia đình được hình thành bởi chính những thành viên: sự tần tảo của Mẹ, sự hy sinh của Ba và sự ngoan hiền của từng đứa con làm nên mái ấm, làm nên con người và nhân cách của từng đứa con trong ngôi nhà ấy. Câu nói của ông bà xưa vẫn còn đó “Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính” thì gia đình vẫn là cái nôi nhào nặn lên con người mang trong mình tính cách của cả ba và mẹ. Gia đình nhỏ ấy đong đầy tình yêu thương giữa các thành viên, từ những hy sinh nhỏ bé hằng ngày dệt nên mối dây thiêng liêng nối kết từng người trong gia đình với nhau.

Trên cánh đồng lúa, Ba Mẹ chăm chỉ nâng niu từng hạt lúa cho vụ mùa bội thu để có đủ tiền lo cơm áo, học hành cho từng đứa con. Từng đôi đũa tre Ba vót đều như dành riêng cho từng người trong gia đình: đôi đũa của thằng út thì ngắn và to để vừa với đôi tay nhỏ của nó, đôi đũa của anh Hai thì dài hơn có khắc thêm mấy cái vòng tròn gần chỗ cầm vì anh Hai cầm đũa bằng tay trái cho dễ gắp thức ăn, còn đôi đũa của nó hơi dẹp và còn có những vân hoa nữa vì Nó hay làm rớt đũa lắm Ba làm vậy để đũa của Nó có rơi cũng không lăn đi mất, hình như đũa của Mẹ và Ba dài hơn thì phải để dễ gắp thức ăn cho mấy anh em của Nó.

Đôi đữa tre đơn giản ấy dường như không thể thiếu trong từng bữa ăn của các gia đình. Nhưng đôi lúc người ta chỉ nhìn vào thức ăn thôi, mà quên đi những vật dụng nhỏ bé đến quen thuộc nhưng lại là một phần tất yếu trong bữa ăn. Với Nó, đôi đũa tre là kỉ niệm hay ký ức thật đẹp về Ba, về một sự quan tâm âm thầm Ba gửi vào đôi đũa trao cho từng thành viên trong gia đình. Mỗi bữa cơm trong gia đình Nó dẫu chỉ là đĩa cá kho mặn, tô canh rau muống hay mấy miếng cà muối thì bữa cơm ấy vẫn đầy đủ từng thành viên trong nhà. Có những bữa cơm mẹ nhường khúc cá ngon cho mấy anh em ăn, Ba gắp cái đầu cá, còn Mẹ vét chút nước kho mặn hay những ngày Tết có bánh chưng, thịt gà hay giò chả thì bữa cơm của gia đình Nó vẫn đầy ắp tiếng cười. Mấy anh em Nó vẫn giành nhau đôi đũa tre mới mà Ba làm khi độ tuổi của mỗi đứa thay đổi.

Thời gian khéo chuyển vần, cuộc sống xã hội tiện nghi và đầy đủ hơn. Có những vật dụng chỉ dùng một lần rồi bỏ như túi nilon, hộp đựng thức ăn và cả những đôi đũa tre... Nó cũng dần thích nghi với những tiện nghi ấy khi xa gia đình lên thành phố học. Những dịp về quê thăm nhà, Nó vẫn thấy Ba cặm cụi vót đũa tre cho gia đình, dù cuộc sống của của gia đình dường như khá hơn nhưng chẳng bao giờ Mẹ mua đũa nhựa hay đũa gỗ mới. Nó khẽ hỏi

- Ba à! Bây giờ đũa cũng rẻ rồi mà Ba vót chi nữa, mình mua về xài cũng được mà Ba!

Ba mỉm cười nhìn Nó, khẽ nói:

- Không phải vì Ba tiếc tiền không mua đũa nhưng Ba muốn làm việc. Dù là việc nhỏ bé nhưng công việc ấy dạy mình kiên nhẫn, điềm tĩnh và hiền hòa con à. Con thấy không, để vót cho thành đôi đũa thì cây tre sần phải chịu cắt chẻ, bào mòn và đau đớn mới có thể trở thành đôi đũa đẹp được và người vót đũa phải kiên nhẫn. Làm người, phải kiên nhẫn trong mọi việc, dù việc nhỏ bé nhưng kiên trì chắc chắn sẽ thành.

- Mà Ba à, bây giờ đũa tre người ta dùng một lần rồi bỏ đi mà.

- Ừ, Ba cũng hiểu điều đó. Công nghệ thay thế đôi tay. Người ta vót đũa bằng máy nên không thể hiểu được công đoạn làm ra đôi đũa thế nào nên họ dễ dàng bỏ đi. Con à, làm việc bằng đôi tay chân chính thì khi nhận được thành quả mình mới biết trân quý nó. Con đừng bao giờ kiếm tiền cách bất chính vì khi ấy đồng tiền con kiếm được sẽ làm con bất an.

- Dạ

Những điều nhỏ nhặt từ đôi đũa tre Ba dạy cho đứa con gái là hành trang vào đời để Nó biết quý trọng những điều nhỏ bé đang dệt cuộc đời Nó. Điều làm Nó nhớ nhất trong những bữa ăn xa nhà là những gắp thức ăn Mẹ gắp thêm cho Nó, những cử chỉ nhỏ bé chăm sóc của Ba Mẹ làm Nó thêm động lực trong việc học tập. Nó hãnh diện vì có một gia đình ấm áp làm điểm tựa cho Nó lớn lên.

Nó đã xa rời đôi đũa ấm áp của tuổi thơ và tiếp cận với đôi đũa được bọc bạc hay inox trên mâm cơm của những nhà hàng sang trọng khi Nó đến để ký hợp đồng cho công ty. Những bữa ăn xa xỉ, những đôi đũa thật đẹp nhưng thật lạnh lẽo. Bữa ăn không phải ăn cho no, cho khỏe nhưng ăn sao để được việc cho mình, nếu không ký được hợp đồng Nó sẽ bị nghỉ việc. Cuộc sống dạy cho Nó hiểu nhiều hơn về sự vất vả kiếm được đồng tiền chân chính là gì, những hơn thua được mất, những thất bại và đau khổ vẫn ẩn khuất trong cuộc đời.

Nó hiểu và trân quý những kinh nghiệm sống mà Ba dạy Nó. Đôi đũa kia dẫu hiện diện ở bất cứ bàn ăn nào thì công dụng của đũa vẫn là chuyển trao thức ăn, đưa đến niềm vui sự ấm áp, hay có lúc đôi đũa kia bị ném tung xuống sàn nhà trong những bữa cơm cãi vã bất hòa. Đôi đũa dẫu chỉ làm bằng tre hay được làm bằng gỗ quý bọc bạc đi nữa thì đũa vẫn âm thầm có đó để chu toàn công việc trong tay chủ nhân của mình. Đôi đũa tre của Ba ngày nào như một phần của cuộc sống Nó, đã chứng kiến bao bữa đói no của gia đình Nó. Gia đình Nó tuy nghèo nhưng Nó trở nên giàu có nhờ tình thương ấm áp đã nhận được. Đời Nó hạnh phúc khi có Ba và mẹ như đôi đũa lớn bảo vệ và cân bằng cuộc sống Nó, gắp cho Nó ước mơ và tương lai. Trong đời sống hiện tại, đôi đũa tre trong tay Thiên Chúa đã giúp Nó sống lương thiện giữa cuộc đời này và làm trọn Ý Chúa.

Chiều dần buông trên mảnh đất nghèo, bóng chiều cũng dần buông trên phận người. Ba Mẹ Nó cũng đã già, đôi đũa tre vẫn có đó trong mâm cơm hôm nay nhưng chẳng để gắp thức ăn cho những đứa con nữa. Chúng đã lớn đã thành đạt nhưng đôi đũa tre sẽ chẳng thể rời tay chúng được vì đó là gia đình, là nơi trở về, là nơi gắp đầy yêu thương.

Maria Hồng Hà - CMR (TGPSG
(WGPSG)

TĨNH TÂM MÙA CHAY 2023 - BÀI 8: BÌNH AN CHO ANH EM


ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ HAI 03.4.2023