Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN NĂM B 02-9-2012

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXII thường niên năm B 02-9-2012.
Cha giáo Gioan Bt Nguyễn Văn Đán dâng Lễ.
Cuối Lễ có Chầu Mình Thánh Chúa ( Chúa Nhật đầu tháng ).
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Hữu Toàn.

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Mc 7, 1-8a.14-15.21-23)



RỬA TAY HAY RỬA TÂM HỒN

Niềm Vui Chia Sẻ
Nhà Thần học William Barclay kể lại câu chuyện: Một Kinh sư Do Thái (Rabbi) bị cầm tù ở Rôma. Trong tù, ông chỉ được ăn uống tối thiểu nhằm mục đích kéo dài cuộc sống. Thời gian trôi qua, vị Kinh sư ấy ngày càng yếu dần. Cuốc cùng người ta buộc phải mời bác sĩ đến khám bệnh. Bác sĩ bảo rằng cơ thể tù nhân bị thiếu nước. Họ không hiểu nổi tại sao vị Kinh sư ấy lại có thể thiếu nước, bởi vì khẩu phần nước mỗi ngày tuy là tối thiểu nhưng vẫn tương đối đủ chứ đâu đến nỗi tệ! Thế là đám lính gác liền chú ý quan sát người tù này một cách kỹ lưỡng hơn để thử xem ông ta làm gì với số lượng nước ấy. Cuối cùng người ta đã khám phá ra bí mật: Vị Kinh sư Do Thái này đã sử dụng phần lớn số lượng nước để rửa tay theo nghi thức Do Thái giáo trước khi ăn và cầu nguyện. Như thế đương nhiên ông ta không còn đủ nước để uống.

Anh chị em thân mến, câu chuyện này giúp chúng ta hiểu rõ hơn thái độ bực bội của những người Biệt Phái Pharisêu và Kinh sư Do Thái đối với Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài khi nhìn thấy các môn đệ Chúa Giêsu ăn uống mà chẳng chịu rửa tay theo đúng nghi thức. Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, đó là điều sơ đẳng trong phép giữ vệ sinh phòng bệnh. Người Do Thái và nhất là người Biệt Phái Pharisêu giữ tập tục rửa tay trước khi ăn rất kỹ. Họ không dùng bữa, nếu chưa rửa tay trước. Ở nơi công cộng về, họ không ngồi và bàn ăn nếu chưa tắm rửa sạch sẽ. Họ còn giữ nhiều tập tục tẩy rửa này, đối với họ, không nhằm giữ vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, mà được coi là những nghi thức tôn giáo và nhằm để phân loại con người trong sạch hay do bẩn theo luật. Lòng đạo đức của con người được đánh giá tuỳ thuộc và việc tuân giữ các tập tục này, đều bị kể là hạng người dơ bẩn, bị loại ra ngoài cộng đoàn tôn giáo, mất quyền tham dự nghi lễ phụng tự trong đền thờ. Họ còn để mắt dòm ngó xem xét người khác có tuân giữ các tập tục đó không. Trong Tin Mừng hôm nay, họ đã thấy một số môn đệ của Chúa Giêsu không rửa tay trước khi ăn. Điều này đã nên cớ cho người Biệt Phái và Kinh sư hạch sách Chúa Giêsu và lên án Ngài.

Đáp lại, Chúa Giêsu đã vạch trần tâm địa của người Biệt Phái và Kinh sư; Ngài đã phơi bày cho thấy cái họ cho là đạo đức chỉ là một thứ giả hình. Họ tôn thờ Thiên Chúa một cách giả dối ngoài môi miệng nhưng lòng họ thì chẳng tôn thờ Ngài, chẳng màng tuân giữ các giới răn của Ngài. Nhân dịp này, Chúa mở ra cho người ta thấy cái làm cho người ta ra dơ bẩn và bất xứng trước Thiên Chúa không phải ở chỗ rửa tay hay không rửa tay trước khi ăn, mà chính là ở tâm địa xấu xa của con người, chính là những tư tưởng xấu, “từ đó phát xuất những hành động ngoại tình, dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, ganh tị, vu khống, kiêu căng…” Qua đó, Chúa Giêsu muốn nói rằng: sự dơ bẩn bên ngoài không làm cho tâm hồn ra dơ bẩn, không tác hại và đáng lo cho bằng sự dơ bẩn trong tâm hồn do những ý muốn xấu xa, độc ác. Vậy thì việc tẩy rửa bên ngoài không quan trọng bằng việc tẩy rửa bên trong, bằng việc thanh tẩy tâm hồn, hoán cải cuộc sống. Sự trong sạch của tâm hồn quan trọng và cần thiết hơn sự sạch sẽ bên ngoài của thể xác. Tập tục tẩy rửa bên ngoài không tẩy xoá được sự dơ bẩn trong tâm hồn, chỉ có việc tuân giữ luật Chúa mới thúc đẩy con người sám hối tội lỗi để được tẩy rửa trong sạch, xứng đáng trước mặt Chúa. Do đó cần phải tuân giữ luật Chúa hơn những tập tục của con người.

Nhà thần học William Barclay còn kể thêm một câu chuyện về một người Hồi Giáo đang đuổi theo để giết kẻ thù của mình. Đang khi đuổi theo kẻ thù, chợt nghe vang lên hồi chuông báo giờ cầu nguyện, lập tức người Hồi Giáo nhẩy ngay xuống ngựa, mở sách Thánh Kinh Coran ra, quì xuống và cầu kinh theo như luật định một cách hết sức lẹ làng. Cầu kinh xong, anh ta lại leo lên ngựa tiếp tục đuổi theo kẻ thù. Câu chuyện này minh hoạ cho chúng ta chủ nghĩa câu nệ lề luận. Nó cảnh các chúng ta đừng rơi vào chủ nghĩa đồng hoá tôn giáo với việc chu toàn những hành vi đạo đức bên ngoài.

Chúa Giêsu đã đảo ngược hoàn toàn cái gọi là tôn giáo của người Biệt Phái và Kinh sư Do Thái. Đạo không phải là thi hành những tập tục, tuân giữ các nghi thức, mà chính là một thái độ sống, là thi hành luật Chúa, là sống Lời Chúa. Cái cám dỗ thường xuyên của người Kitô hữu vẫn là lấy việc đạo đức bề ngoài là bức màn che đậy tính ích kỷ, giả dối, độc ác, gian tham, trốn tránh nhiệm vụ của mình trong gia đình, ngoài xã hội, thích được mang đanh hiệu là tín hữu hơn là sống đúng theo Tin Mừng của Chúa Kitô; mượn việc đi nhà thờ, đọc kinh, dự lễ để trốn tránh bổn phận bác ái, phục vụ người khác; làm ra vẻ hăng hái, nhiệt thành để được tiếng khen; chà đạp người khác để nâng mình lên… Nói chung là lấy những hình thức bên ngoài để thay thế cho nhiệm vụ đích thực của người Kitô hữu là thi hành luật tình yêu của Chúa: sống công bằng, bác ái, phục vụ, trong sạch, hiền lành, hoà thuận. Đó là kết quả có lòng yêu mến chân thành. Điều cốt yếu là phải có lòng yêu mến chân thành bên trong chứ không phải hình thức giả dối bên ngoài. Con người chỉ nhìn thấy bên ngoài, còn Chúa thấu suốt tận tâm can. Chính tình yêu bên trong sẽ làm cho mọi việc bên ngoài có giá trị đích thực. Thiếu tình yêu bên trong, mọi việc bên ngoài chỉ là bôi bác, giả dối.

Chúa Giêsu có lần mượn hình ảnh những mồ mả quét vôi trắng tinh để nói cho những người Biệt Phái hiểu: cái lối đạo đức giả của họ trong thể che đậy được tội lỗi của họ. Mồ mả dù có quét vôi trắng tinh, sạch sẽ đến đâu cũng không làm cho ai quên được cái thây ma thối tha bên dưới (x. Mt 23,27-32). Chúa còn nói thẳng với họ: “Không phải môi miệng cứ lâm râm lạy Chúa mà được vào Nước Trời, nhưng là phải làm theo ý Cha trên trời”. Chính việc làm theo ý Chúa Cha mới được vào Nước Trời chứ không phải việc tôn thờ giả dối ngoài môi miệng: “Dân này thờ kính Ta ngoài môi miệng, còn lòng trí chúng lại xa cách Ta”.

Thưa anh chị em, để áp dụng cụ thể, Thánh Giacôbê Tông Đồ hôm nay kêu gọi chúng ta hãy thực thi luật yêu thương của Chúa bằng việc phục vụ những người nghèo khó, nhất là những cô nhi, quả phụ. Bởi vì họ phải chịu nhiều thiệt thòi bất công và ít được nâng đỡ, bênh vực hơn những người khác. Thánh Giacôbê cũng mời gọi chúng ta phải xa tránh “tinh thần thế tục” vì đó là điều kiện cần thiết để sống chúng ta được “trong sạch, không tì vết”: “Lòng đạo đức tinh tuyền và không chê trách được trước mặt Thiên Chúa Cha, đó là thăm viếng cô nhi quả phụ lâm cơn cùng khốn và giữ mình cho khỏi vết nhơ của thế gian”.

Anh chị em thân mến,

Người Kitô hữu đích thực là người có lòng tin, đồng thời có những việc làm cụ thể để diễn tả lòng tin của mình. Trức mặt Chúa, cách chưng diện, thời trang, không quan trọng bằng tâm hồn trong trắng, đầy tình yêu mến và thể hiện trong nếp sống yêu thương, phục vụ anh em, đặc biệt là những người cô thế cô thân. Nếu rửa tay sạch trước khi ăn là vấn đề vệ sinh thưởng thức của cuộc sống con người, thì tẩy rửa tâm hồn trong sạch trước khi dự Tiệc Thánh Thể là điều kiện cần thiết của con cái Chúa để xứng đáng tiếp rước Ngài. 

(tinmung.net)

THẾ GIỚI NHÌN TỪ VATICAN 24-31.8.2012

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG CHUYỂN GIAO SỨ VỤ GIÁM MỤC

THÁNH LỄ TẠ ƠN VÀ CHUYỂN GIAO SỨ VỤ

Niềm vui sứ vụ mục tử của Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ 
chuyển tiếp sang Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước

 
Vào lúc 8 giờ sáng ngày 25 tháng 8 năm 2012 tại Nhà Chung Giáo phận, cộng đoàn Giáo phận Phú Cường đã tổ chức thánh lễ tạ ơn. 
Tạ ơn Thiên Chúa vì biết bao ân lành Ngài đã thương ban cho Giáo phận thân yêu trong suốt hơn 13 năm qua, dưới sự dẫn dắt của vị chủ chăn quý yêu, Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ. Như tin đã đưa, ngày 30 tháng 6 năm 2012. Đức Thánh cha Bênêđíctô XVI đã chấp nhận đơn xin nghỉ hưu, theo giáo luật của Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ. Đồng thời theo giáo luật, Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước hiện là Giám mục phó Giáo phận sẽ lên kế vị Đức Cha Phêrô, làm Giám mục Chính tòa Giáo phận Phú Cường. 
(giaophanphucuong,org)

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

HOÀN THÀNH ÉP CỌC

  Gíao xứ Thuận Phát đã hoàn thành phần ép cọc, hiện giờ Cha Chánh Xứ cùng Ban chấm thầu đang làm việc với các nhà thầu để chọn ra nhà thầu tốt nhất.

MỪNG BỔN MẠNG CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO THUẬN PHÁT VA CA ĐOÀN MONICA

     17g30 ngày 28-8-2012 Gíao xứ Thuận Phát long trọng cử hành thánh lễ MONICA cũng là ngày bổn mạng hội CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO và CA ĐOÀN MONICA
     Cha Chính xứ dâng thánh lễ
     Ca đoàn MONICA hát lễ

hai tran

MỪNG BỔN MẠNG GIỚI TRẺ VÀ CA ĐOÀN GIỚI TRẺ

     19g30 ngày 27-8-2012 Gíao xứ Thuận phát long trọng cử hành thánh lễ AUGUSTINO, cũng là bổn mạng GIỚI TRẺ và CA ĐOÀN GIỚI TRẺ.
     Sau thánh lễ Các bạn trẻ đã sinh hoạt ôn lại hành trình 20 năm GIỚI TRẺ Thuận phát.

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN NĂM B 26-8-2012

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXI thường niên năm B 26-8-2012.
Cha khách dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Hữu Toàn.

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Ga 6, 60-69)



 GIA ĐÌNH TÔI TÔN THỜ THIÊN CHÚA

Liên tiếp những tuần qua, Lời Chúa đề cập đến Lương Thực Trường Sinh là chính Thịt và Máu Chúa Giêsu, Đấng bởi Trời mang Bánh Bởi Trời đến cho con người. Ai TIN và tiếp rước Người, thì được sống đời đời.

Lời Chúa hôm nay cho thấy thái độ tiếp nhận Lời rao giảng ấy nơi một số môn đệ Chúa Giêsu: “Lời này chói tai quá ! Ai nghe được !” Vâng, đúng hơn, nghe thì được nhưng họ không chấp nhận được, không thể tin được hay chưa tin được ! Trước thái độ khó chấp nhận Tin Mừng, Chúa Giêsu lại xác quyết “Lời Ta nói với các anh em là thần trí và là sự sống”.

Để có thể TIN được Lời Chúa, con người phải thành tâm tìm kiếm sự công chính và Nước Thiên Chúa mới được Chúa Cha ban cho Thần Khí khôn ngoan mà chấp nhận chân lý, vì “Không ai có thể đến với Ta, nếu không được Cha Ta ban cho”.

Bởi vậy, đã có những người không thành tâm theo Chúa, không thành tâm tìm kiếm Lương Thực ban Sự Sống đời đời, không tin có Sự Sống đời sau, đã rút lui bỏ cuộc, không còn theo Người nữa.

Tôn trọng tự do của các Tông Đồ, Chúa Giêsu hỏi họ “Cả anh em nữa, anh em có muốn bỏ Thầy mà đi không?” Simon Phêrô thưa Người: “Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai ? Thầy mới có những lời ban Sự Sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và chúng con biết rằng: Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa”.

Ông Simon Phêrô, người đánh cá ít học, đã đại diện cho anh em tuyên xưng không bỏ Chúa Giêsu, nhưng theo Chúa vì Chúa có Lời Ban Sự Sống Đời Đời.

Tính cách Đại Diện của Phêrô có liên quan đến tính cách Đại Diện của Giosuê thời Cựu Ước, khi ông triệu tập tất cả các chi tộc lại ở Sikhem, rồi gọi các kỳ lão, các thủ lãnh gia tộc, quan án, sĩ quan đến, và họ đứng trước mặt Thiên Chúa. Giosuê liền nói với toàn dân như thế này: "Nếu các ngươi không muốn tôn thờ Thiên Chúa, thì cho các ngươi lựa chọn: hôm nay, các ngươi hãy tuỳ ý chọn phải tôn thờ ai hơn: hoặc là các thần cha ông các ngươi đã tôn thờ ở Mêsôpôtamia, hoặc các thần của người xứ Amôrê, nơi các ngươi đang ở. Phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ tôn thờ Chúa".

“Phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ tôn thờ Chúa". Câu tuyên xưng của Giosuê có ảnh hưởng nhất định đến quyết định của toàn dân. Vì thế toàn dân đã trả lời: “Không thể có chuyện chúng tôi bỏ Chúa mà tôn thờ những thần ngoại. Chúa là Thiên Chúa chúng tôi, chính Người đã dẫn chúng tôi và cha ông chúng tôi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi nhà nô lệ. Người đã làm những việc kỳ diệu cả thể trước mắt chúng tôi và đã gìn giữ chúng tôi suốt con đường chúng tôi đã đi, giữa tất cả mọi dân chúng tôi đã đi qua. Chúa đã trục xuất tất cả những dân đó cũng như người Amôrê trên phần đất chúng tôi đã tiến vào”.

Lời Chúa đã vang vọng hai ngàn năm rồi. Lời Chúa đã được lưu truyền rao giảng, dẫn giải từ thế hệ này đến thế hệ khác, và nhất là đã trở nên đời sống của các chứng nhân anh dũng về Thiên Chúa, về Nước Thiên Chúa, về Sự Sống Lại, về Đời Sau. Nhưng, cho đến nay, việc đón nhận và sống theo Lời Chúa vẫn mãi còn là một thách thức lớn lao đối với mỗi người chúng ta, nhất là những người đang làm nhiệm vụ đại diện, những mục tử, cách riêng cho những gia trưởng trong gia đình. Cũng vậy, các Kitô Hữu Công Giáo luôn phải đứng trước sự lựa chọn giữa Đức Tin và vô thần, hoặc giữa việc Tôn Thờ Thiên Chúa với việc tôn thờ các thực tại trần gian.

- Trước đây, một số nơi, gia đình những người Công Giáo Việt Nam thường có cây Thánh Giá ngay trước cổng nhà mình. Tuy không để câu “Gia đình tôi tôn thờ Thiên Chúa” nhưng đó là dấu chỉ của một niềm tin vào Chúa Kitô, vào Thập Giá Cứu Rối, vào Lời Chúa. Sau năm 1975, có một thời, cây Thánh Giá trước cổng nhà không còn nữa, bị buộc phải dỡ bỏ đi vì “có thờ thì đem vào trong nhà mà thờ”. Thế là bà con ta phải theo cách “nay giấu cất để mai sau sẽ trưng bày” cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.

Mãi đến hôm nay, thì hầu như dấu chỉ ấy vẫn chưa có cơ hội để phục hồi. Vẫn chưa đến kỳ “trưng bày”. Vẫn còn thời “giấu cất” ! Đến bao giờ thì người Công Giáo Việt Nam mới có thể đặt trước nhà mình một câu tuyên xưng công khai rằng: “Phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ tôn thờ Chúa”.

Cũng những ngày ấy, các Xứ Đạo toàn tòng hầu như được trúng tuyển đi kinh tế mới không phải vì hảo ý tìm kế sinh nhai mà là vì để phân tán mỏng những “gia đình tôn thờ Thiên Chúa” cho họ không còn điều kiện tôn thờ Thiên Chúa nữa, vì xa Nhà Thờ, vì thiếu vắng chủ chiên ! Tạ ơn Chúa vì Ngài vẫn thương gìn giữ con cái Chúa sống trong Đức Tin và nhờ Đức Tin được gieo vãi, nhờ đời sống hạt lúa mì chịu mục nát đi của các Giáo Dân, mà hầu hết các vùng kinh tế mới nay đã trở nên các Giáo Xứ mới, những ngôi nhà Tôn Thờ Thiên Chúa sống động.

- Tuy nhiên, không vì những thành quả chung chung ấy mà quên đi một thực tế đau lòng:

Đến nay, điểm lại, mấy chục năm qua, từ chỗ “Đói lòng ăn hột chà là. Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng”, rồi từ chỗ “ăn no mặc ấm” đến “ăn ngon mặc đẹp”… con người ta tưởng như thế là hạnh phúc, hoặc đã đủ hạnh phúc, rồi quên đi sự hiện diện của Thiên Chúa ngay trong chính gia đình mình. Và cũng từ đó, không lấy gì làm xót xa đau lòng khi chính họ đang dần dần bỏ Chúa, dần dần lãng quên sự hiện diện của Chúa.

Không dám đặt vấn đề trách nhiệm của những đại diện, những lãnh đạo tôn giáo, chỉ xin đề cập đơn vị nhỏ nhất của Giáo Hội là Gia Đình và trách nhiệm bảo vệ Đức Tin Công Giáo của những người làm cha mẹ:

Sắp hết đời của những con người làm cha mẹ đã từng sống hai thời kỳ, và sẽ còn lại một thế hệ hậu duệ có tuổi từ 37 trở xuống. Đã có không ít những người làm cha mẹ buồn lòng vì con cái thời nay chúng nó không muốn giữ Đạo nữa, hoặc nếu có, thì cũng chỉ vì Đức Tin của ông bà hơn là vì thành tâm tìm kiếm Sự Sống của Thiên Chúa.

Trong đoạn nhật ký của anh bạn tôi, có viết: “Các con thân mến, cha có lỗi với các con, vì đã quá bận tâm đến củ khoai củ nần, đến miếng cơm manh áo, mà lơ là việc giáo dục Đức Tin cho các con thuở còn nhỏ. Sau những ngày thơ ấu, cố gắng kiếm cho con cái chữ, giao phó con cho nhà trường. Hết tiểu học, rồi trung học. Cố gắng cho con đi đại học. Học cái gì cha không hiểu. Chỉ biết, kết quả sau mười mấy năm cố gắng của cha là các con nhận được một nhân cách mới: nhân cách… vô đạo ! Các con coi thường việc giữ đạo của cha mẹ, xem nhẹ việc đọc kinh cầu nguyện, không bận tâm việc đọc và sống Lời Chúa, lơ là việc đi Lễ, xưng tội, rước lễ, bài bác việc bác ái, việc tông đồ của cha. Con nói: “Sống như thế thì lấy gì mà ăn ?” Chúa ơi ! Gia đình con không bỏ Chúa mà ! Gia đình con tôn thờ Thiên Chúa. Xin hãy cứu lấy chúng con !”

Thiết tưởng tâm tư của anh bạn tôi, cũng là tâm tư của bạn, của tôi, của chúng ta trong những ngày này, và nhất là hôm nay, trước câu hỏi của Chúa Giêsu dành cho mỗi người, cách riêng cho những người đại diện gia đình, các gia trưởng: “Cả các con, các con có muốn bỏ Thầy mà đi không ?” Và câu trả lời của chúng ta, phải là: “Chúng con tin vào Chúa Giêsu, Đấng Kitô Con Thiên Chúa”,“Gia đình chúng tôi tôn thờ Thiên Chúa”.

Nguyện xin Chúa cứu lấy gia đình chúng con trước hiểm họa mất Đức Tin. Ước gì mỗi nhà, mỗi người chúng con khi chưa phục hồi được cây Thánh Giá trước cổng, khi chưa đặt được ở trước nhà hàng chữ: “Gia đình chúng tôi tôn thờ Thiên Chúa”, thì mỗi thành viên trong gia đình chúng con vẫn biết yêu mến, tin tưởng và tôn thờ Chúa, sống nhờ Lời Chúa và Thánh Thể Chúa trong hành trình về với cõi sống ngàn thu.

PM. CAO HUY HOÀNG, 24.8.2012

(thanhlinh.net)

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN NĂM B 19-8-2012

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XX thường niên năm B 19-8-2012.
Cha giáo Gioan Bt Nguyễn Văn Đán dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Hữu Toàn.

TÂN TỔNG GIÁM MỤC GIÁO PHẬN HUẾ

Đức Cha Lê Văn Hồng, Tân Tổng Giám Mục chính tòa Giáo Phận Huế

VATICAN - Ngày 18-8-2012, Phòng Báo chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC Biển Đức 16 đã nhận đơn từ chức vì lý do tuổi tác của Đức Cha Stephano Nguyễn Như Thể, TGM chính tòa giáo phận Huế, và bổ nhiệm Đức Cha Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng lên kế nhiệm.

Đức TGM Nguyễn Như Thể năm nay 77 tuổi, sinh ngày 1-12-1935 tại Giáo Xứ Cây Da, tỉnh Quảng Trị, thụ phong Linh Mục cách đây 50 năm (6-1-1962) và làm Giáo Sư Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện trước khi làm Giám đốc Tiểu chủng viện Huế (1972-1975). Tháng 5 năm 1975, ngài được bổ nhiệm làm TGM Phó của Giáo Phận Huế với quyền kế vị, dưới thời Đức TGM Nguyễn Kim Điền. Khẩu hiệu GM của ngài là ”Pro Mundi vita” (để cho trần gian được sống, Ga 10,10). Năm 1983, ngài đệ đơn từ chức và được Tòa Thánh chấp nhận. 15 năm sau đó, tức là ngày 9-3 năm 1998, ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm TGM chính tòa của giáo phận Huế.

Đức tân TGM Lê Văn Hồng năm nay 72 tuổi, sinh ngày 30-6 năm 1940 tại Trí Bưu, Quảng Trị, thụ phong LM năm 1969 và làm Giáo Sư Tiểu chủng viện Hoan Thiện, và về sau ngài Quản xứ Truồi từ năm 1975 đến năm 1999 là năm ngài được cử đi du học tại Pháp trong 3 năm trời.

Trở về nước năm 2002, Cha Lê Văn Hồng Quản Xứ Phú Hậu cho đến khi được bổ nhiệm làm GM hiệu tòa Dadiaufala, Phụ tá của Tổng giáo phận Huế ngày 19 tháng 2 năm 2005. Ngài chọn khẩu hiệu GM là ”Sicut qui ministrat” (Như một người phục vụ, Lc 22,27).
LM. Trần Đức Anh OP 
8/18/2012

(VietCatholic.news)

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 20 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Ga 6, 51-58)



LƯƠNG THỰC CỦA NGƯỜI KHÔN


PM. Cao Huy Hoàng 
Ở đời ai cũng cho mình là khôn. Không ai muốn bị người khác bảo mình là dại dột. Ai cũng cho mình là hay, là hơn, là nhất, và cái gì của mình cũng hay, cũng hơn, cũng nhất. Không ai muốn thua ai đến nỗi chỉ giữa hai người mà người ta cũng dùng phép so sánh nhất: “Nhà tôi với nhà chị thì nhà tôi giàu nhất”, “Con tôi với con chị thì con tôi học giỏi nhất”. Thậm chí ngay trong gia đình, vợ giành khôn hơn chồng, chồng giành khôn hơn vợ. Ai cũng giành cái khôn nhất cho mình, khôn từ kiến thức, kinh nghiệm, đến lời ăn tiếng nói, đến cả cách ăn cách mặc, cách ứng xử, cách kiếm sống, cách hưởng thụ tiêu khiển, cách ăn chơi.

Cuộc đời trần gian như một cuộc lữ hành. Con người cho mình là khôn và tự sức mình đi tìm hạnh phúc, đi tìm đất sống. Cuối cùng là khi chưa tìm được hạnh phúc, chưa tìm được đất sống và cũng không muốn tìm đất để chết, cũng đã phải chết và trở về lòng đất, nơi mà có thể cả đời mình chưa hề bận tâm tới. Một cuộc lữ hành gần như vô định hướng.

Biết bao người “tự cho mình là khôn” đang nhan nhản giữa chúng ta, và có khi cả chính chúng ta nữa, những người Công Giáo. Mấy chục năm nay, thêm một khẳng định trơ trẽn mà người ta vẫn cho như là chân lý của người khôn thời đại vô thần rằng: “Bàn tay ta làm nên tất cả. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Không thấy có chút khái niệm nào về sự hiện diện của Thiên Chúa và sức mạnh của thần linh trong suy nghĩ của người vô thần. Đến khi biết được “bàn tay ta” cũng có hồi bại liệt, “sức người” cạn kiệt thì mới vỡ lẽ ra hết đời, rồi liều mình tuyến bố “chết là hết”. Ôi, thật là tệ hại cho cái túi khôn của con người kiêu ngạo, như “con chim hay nói, nó nói tào lao, không có đứa nào, dạy cho tao nói”.

Với các Kitô hữu Công Giáo, thiết tưởng phải ý thức rất rõ về sự hiện diện của mình trên trần gian nhờ và trong thánh ý của Thiên Chúa, phải ý thức về sự mỏng dòn của đời người để biết tìm một nơi nương tựa vững chắc là Thiên Chúa, phải ý thức rất chuẩn về cùng đích của cuộc đời là được sinh ra bởi Tình Yêu và sẽ trở về với Tình Yêu của Thiên Chúa… Vì thế, cuộc đời là một cuộc hành hương. Hành hương đi tìm đất sống, tìm hạnh phúc thật, hạnh phúc vô biên.

Cuộc hành hương ấy là cuộc lữ hành ý nghĩa, có địa chỉ, có định hướng, có niềm hy vọng, có mục đích. Ý nghĩa cuộc đời không phải là sự chết của thân xác hay hư nát, nhưng chính là sự sống và sự sống lại của thân xác cần phải hư nát.

Người đi trong cuộc lữ hành cần ăn để có sức đi. Nhưng tiếc là, đến một lúc chắc chắn rằng con người không còn sức để ăn nữa, và hiểu là cũng không còn sức để đi. Và lúc ấy mới hiểu ra lương thực trần gian cũng tạm bợ, cũng hư nát như cuộc đời trần gian vậy. “Tay ta làm nên tất cả” mà tất cả ấy là thứ tất cả chóng vánh, hư nát. “Sỏi đá cùng thành cơm”, nhưng rồi cơm bánh trần gian chỉ nuôi ta một thoáng đời ngắn ngủi.

Lời Chúa hôm nay chỉ ra cho thấy thế nào là khôn hay dại đích thực trong cuộc lữ hành trần gian. Và đặc biệt hơn cho biết lương thực của người khôn là lương thực không hề hư nát để có một cuộc sống không hề hư nát. Lương thực ấy chính là Thánh Ý của Thiên Chúa và Thánh Thể Chúa Giêsu.

Từ Cựu Ước, lương thực ấy được sách Châm Ngôn đề cập đến: "Các ngươi hãy đến ăn bánh của ta, và uống rượu ta đã pha cho các ngươi. Các ngươi hãy bỏ sự ngây dại đi, thì sẽ được sống, và hãy bước theo đường lối khôn ngoan" (Cn 9, 5 – 6 ).

“Bước theo đường lối khôn ngoan” là hãy tìm thánh ý của Đấng Khôn Ngoan, Đấng thượng trí tuyệt đối. Tin vào sự hiện diện của Thiên Chúa và thưởng nếm sự thiện hảo của Ngài khi để cho sự thiện hảo của Ngài khẽ chạm vào cuộc sống, để sự thiện hảo của Ngài hướng dẫn mọi suy nghĩ, mọi hành vi.

Đừng trơ trẽn cậy dựa vào sức mình nhưng hãy cậy vào sức của Chúa.

Thánh Vịnh đáp ca nhắc nhở: “Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao” (Tv 33, 9a).

Thánh Phaolô lại khuyên “Hãy ăn ở khôn ngoan theo thánh ý Chúa” (x. Ep 5, 15 – 20).

Và đặc biệt hơn cả, Tin Mừng theo Thánh Gioan cho biết Lương Thực của người khôn ngoan là chính Thịt Máu Chúa Giêsu:

"Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết” (x. Ga 6, 51 – 59).

Người khôn ngoan là người tin có đời sau, và biết lo cho mình được sống không chỉ ở đời này, mà còn được sống ở đời sau.

Biết bao người trong chúng ta cũng đang sống theo cách sống của những người không tin có đời sau, nên chẳng tha thiết với lương thực trường sinh của người khôn ngoan theo thánh ý Chúa. Đã vậy, lại còn tiếp tay với những kẻ vô thần bằng cách thinh lặng trước những xúc phạm tày trời đối với Thiên Chúa, đối với những người tin Chúa, và cả với Thánh Thể Chúa Giêsu.

Nguyện xin Chúa ban cho chúng con ơn khôn ngoan biết chọn Chúa làm noi nương tựa vững chắc trong cuộc đời, và biết sống nhờ sức sống nơi Thánh Ý và Thánh Thể Chúa. Amen.
(tinmung.net)