Lễ hội chứng từ của các gia đình với Đức Thánh Cha
MILANO. Tối thứ bẩy, 2-6-2012, 350 ngàn người thuộc các gia đình năm châu đã tham dự lễ hội chứng từ do ĐTC chủ tọa bắt đầu từ lúc 8 giờ rưỡi tại Công viên Bresso ở mạn bắc Milano, Italia.
Trong lễ hội này, dưới bầu trời dịu mát, đã có phần trình bày chứng từ, xen lẫn 5 câu hỏi được nêu lên với các câu trả lời ứng khẩu của ĐTC và các bài ca điệu vũ được trình diễn
Mở đầu, bé gái Cát Tiên 7 tuổi, trong chiếc áo dài màu đỏ, đầu đội khăn đóng, cầm bó hoa đến cắm trước ảnh Thánh Gia, và em tiến đến trước ĐTC để chào ngài và nói:
”Con chào Đức Giáo Hoàng, con là Cát Tiên, con đến từ Việt Nam. Năm nay con 7 tuổi và con muốn giới thiệu với Đức Giáo Hoàng gia đình con: đó là ba con tên là Đang, và mẹ con tên là Thảo, và đó là em con tên là Bình. Con rất muốn biết về gia đình Đức Giáo Hoàng và hồi Cha còn bé như con.. Vừa nói, bé Cát Tiên vừa chỉ ba em trong áo lam màu và mẹ em trong áo dài màu đỏ như cô dâu và bé Bình đứng gần đó. ĐTC âu yếm ôm hôn bé Cát Tiên và nói:
”Cám ơn con rất yêu quí, và cha mẹ con.. Cha chân thành cám ơn. Con hỏi cha kỷ niệm về gia đình cha như thế nào: có nhiều lắm. Cha chỉ muốn nói ít điều. Đối với gia đình cha, điều rất quan trọng là chúa nhật, và chúa nhật thì bắt đầu ngay từ chiều thứ bẩy. Ba của cha vẫn đọc cho con cái các bài đọc của ngày lễ chúa nhật, rút từ cuốn sách rất phổ biến bấy giờ ở Đức, trong đó cũng có những giải thích về các bài đọc. Và thế là chúa nhật bắt đầu: gia đình cha đã bước vào phụng vụ trong một bầu không khí vui mừng. Ngày hôm sau, cả gia đình cha đi lễ. Nhà cha ở gần thành phố Salzburg, vì thế gia đình cha có nhiều âm nhạc, - với các nhạc sư nổi tiếng như Mozart, Schubert, Haydn -và khi bắt đầu bài ca Kyrie kinh Thương Xót, thì như thể bầu trời mở ra. Và trong gia đình thì dĩ nhiên điều quan trọng là dùng bữa chung với nhau. trong gia đình cha vẫn thường ca hát nhiều: anh của cha là một nhạc sĩ giỏi, sáng tác nhạc ngay từ nhỏ cho cả gia đình, và cả nhà cha đều hát. Ba của cha thì chơi đàn hạc cầm và hát; đó là những lúc không thể quên được. Và dĩ nhiên là gia đình cha cũng đi chung với nhau, đi bộ; nhà cha gần một khu rừng và vì thế đi bộ trong rừng là điều rất tốt: có những cuộc phiêu lưu và các trò chơi nữa, cùng những thứ khác. Tóm lại là gia đình cha một lòng một ý với nhau, với bao nhiêu kinh nghiệm chung, cả trong thời kỳ khó khăn, vì hồi đó là thời chiến tranh, thời độc tài, rồi nghèo đói. Nhưng tình yêu thương nhau trong gia đình cha, niềm vui vì những điều đơn sơ rất là mạnh, nên gia đình cha có thể khắc phục và chịu đựng được cả những cơ cực đấy. Cha thấy điều này rất quan trọng, đó là cả những điều nhỏ bé cũng mang lại vui mừng, vì qua đó có biểu lộ tâm hồn của người khác. Và thế là anh chị cùng với cha được lớn lên với xác tín rằng lòng nhân từ của Chúa phản ánh cả nơi cha mẹ và anh chị em. Thú thực là khi cha tìm cách tưởng tượng xem thiên đàng như thế nào, cha luôn hình dung ra thời cha còn trẻ, thời niên thiếu của cha. Trong khung cảnh tín thác, vui mừng và yêu thương như thế, gia đình cha thật là hạnh phúc và cha nghĩ rằng thiên đàng cũng giống như trong thời niên thiếu của cha. Theo nghĩa đó, cha hy vọng được ”đi về nhà”, đi sang phần bên kia của thế giới.
2. Câu hỏi thứ hai được anh chị Serge Razafinbony và Fara Andrianombonana người Madagascar nêu lên:
”Kính thưa ĐTC, chúng con là Fara và Serge, chúng con đến từ Madagascar. Chúng con quen nhau ở Firenze nơi chúng con đang học, con học ngành kỹ sư còn Fara học kinh tế. Chúng con đính hôn với nhau từ 4 năm nay, và sau khi tốt nghiệp, chúng con mơ ước trở về nước để góp phần giúp dân qua nghề nghiệp của chúng con.
- FARA: Những kiểu mẫu gia đình ở tây phương không làm cho chúng con tin tưởng lắm, nhưng chúng con cũng biết rằng có nhiều truyền thống của Phi châu chúng con cần phải vượt qua. Chúng con cảm thấy rất hợp nhau, vì thế chúng con muốn kết hôn với nhau và cùng nhau xây dựng một tương lai. Chúng con cũng muốn rằng mọi khía cạnh trong đời sống chúng con được các giá trị Tin Mừng hướng dẫn. Nhưng thưa Đức Thánh Cha, nói về hôn nhân, có một từ ngữ thu hút chúng con nhiều nhất nhưng đồng thời cũng làm cho chúng con kinh sợ, đó là từ ”mãi mãi”..
- ĐTC đáp: "Các bạn thân mến, cám ơn các bạn vì chứng từ này.. Kinh nguyện của tôi tháp tùng các bạn trong hành trình đính hôn và tôi hy vọng rằng với các giá trị Tin Mừng, các bạn có thể thành lập một gia đình ”mãi mãi”. Bạn đã nhắc đến các kiểu hôn nhân khác nhau: chúng ta biết thứ hôn nhân theo tập tục của Phi châu và hôn nhân tây phương. Nói đúng ra, ở Âu Châu này, cho đến thế kỷ 19, cũng có một kiểu hôn nhân khác rất thịnh hành: hồi đó hôn nhân thường là một hợp đồng giữa các gia tộc khác nhau, qua đó người ta tìm cách mở ra tương lai, bảo vệ tài sản, v.v. Người ta tìm người để kết hôn, với hy vọng là cuộc hôn nhân này hợp với gia tộc, hoặc phe này phe kia. Tại các nước ở Âu Châu phần nào cũng như thế. Tôi còn nhớ ở làng nhỏ của chúng tôi nơi tôi đi học, phần lớn cuộc hôn nhân là do gia đình xếp đặt như vậy. Nhưng rồi từ thế kỷ 19 trở đi, có sự giải phóng cá nhân, tự do cá nhân, và hôn nhân không còn dựa trên ý muốn của người khác nữa, nhưng do chính hai người chọn lựa; hai người yêu nhau, rồi đính hôn sau đó thành hôn với nhau. Hồi ấy tất cả đều xác tín rằng chỉ có kiểu mẫu hôn nhân vì tình yêu như thế mới đúng và tình yêu tự nó bảo đảm tính chất ”mãi mãi” của hôn nhân, vì tình yêu là tuyệt đối, muốn tất cả và vì thế nó bao trùm trọn vẹn thời gian: kéo dài mãi mãi. Rất tiếc là thực tế không như thế: người ta thấy rằng yêu nhau thực là đẹp, nhưng nó không kéo dài mãi mãi, cũng như tâm tình, tình cảm nó không tồn tại mãi. Vì thế, ta thấy rằng giai đoạn từ sự yêu nhau đến việc đính hôn, và kết hôn với nhau đòi phải có những quyết định khác, những kinh nghiệm nội tâm nữa. Như tôi đã nói, tình cảm yêu thương nhau thật là đẹp, nhưng nó cũng cần được thanh tẩy, phải tiến theo một con đường phân định, nghĩa là phải có cả lý trí lẫn ý chí nữa; lý trí, tình cảm và ý chí cần phải được liên kết với nhau. Trong nghi thức hôn phối, Giáo Hội không nói: ”Anh - chị - có yêu thương không?”, nhưng hỏi: Anh - Chị có muốn, có quyết định hay không, nghĩa là sự yêu nhau phải trở thành một tình yêu thực sự, bao gồm cả ý chí lẫn lý trí khi tiến hành, phải bao gồm sự đính hôn, sự thanh tẩy, phải có chiều sâu hơn, như thế, trọn con người, với tất cả khả năng của mình, với sự phân định của ý chí, với sức mạnh của ý chí, để nói rằng: ”Đúng, đây là cuộc sống của tôi”. Tôi thường nghĩ đến tiệc cưới Cana. Rượu đầu tiên thật là ngon: đó là sự bắt đầu yêu thương nhau. Nhưng nó không kéo dài đến cùng; cần phải có thứ rượu thứ hai, nghĩa là phải lên men và tăng trưởng, trưởng thành. Một tình yêu chung kết thực sự trở thành ”rượu thứ hai” càng đẹp hơn nữa, còn ngon hơn rượu thứ nhất. Và đó là điều chúng ta phải tìm kiếm. Và điều quan trọng ở đây là hai người đính hôn không lẻ loi, hai người thành hôn còn cần sự can dự của cộng đoàn xứ đạo, Giáo Hội, bạn hữu. Sự hiệp thông cuộc sống với tha nhân, với gia đình như thế nâng đỡ cho đôi hôn nhân, là điều rất quan trọng, và chỉ với sự can dự của cộng đoàn, của bạn hữu, của Giáo Hội, của Đức tin và của chính Thiên Chúa, thì rượu mới tăng trưởng và kéo dài mãi mãi. Tôi cầu chúc các bạn mọi điều tốt đẹp!
3. Gia đình thứ ba lên tiếng là ông bà Paleologos người Hy Lạp:
(Nikos) : Kalispera! Chúng con là gia đình Paleologos, chúng con đến từ Athènes. Con tên là Nikos và vợ con đây tên là Pania. Và hai đứa con của chúng con đây là Pavlos và Lydia.
”Cách đây nhiều năm, cùng với hai người hợp đồng, chúng con đầu tư tất cả tài sản để mở một công ty nhỏ về tin học. Nhưng rồi xảy đến cuộc khủng hoảng kinh tế rất trầm trọng, các khách hàng giảm bớt rất nhiều và những người còn lại thì cứ hoãn lại việc trả tiền. Chúng con vất vả lắm trong việc trả lương cho hai nhân viên, và chúng con và hai người hợp đồng đầu tư chỉ còn lại rất ít tiền: vì thế, số tiền dành để nuôi gia đình chúng con chẳng còn lại bao nhiêu, ngày càng ít đi. Tình trạng chúng con là một trong bao nhiêu tình cảnh, trong số hàng triệu người như vậy. Tại thành phố, dân chúng bước đi, đầu cúi xuống, chẳng ai còn tin tưởng ai nữa, thiếu hy vọng.
Pania: Cả chúng con nữa, tuy tiếp tục tin tưởng nơi Chúa quan phòng, nhưng chúng con thấy khó lòng nghĩ đến một tương lai cho con cái. Kính thưa ĐTC, có những ngày những đêm, chúng con tự hỏi phải làm gì để khỏi đánh mất niềm hy vọng. Giáo Hội có thể nói gì với những người dân như thế, với những người và những gia đình không còn viễn tượng tương lai nữa?
- ĐTC đáp: Các bạn thân mến, cám ơn các bạn vì chứng từ này, đã đánh động con tim tôi, tâm hồn của tất cả chúng ta. Chúng ta có thể trả lời thế nào đây? Lời nói không đủ. Chúng ta phải làm cái gì cụ thể và tất cả chúng ta đều đau khổ vì sự kiện chúng ta không có khả năng làm cái gì cụ thể. Trước tiên, chúng ta hãy nói về chính trị; tôi thấy cần phải có sự gia tăng cảm thức trách nhiệm nơi tất cả các đảng phái, xin họ đừng hứa những điều không thể thực hiện được (vỗ tay), họ đừng chỉ tìm kiếm những lá phiếu cho mình, nhưng hãy có tinh thần trách nhiệm đối với thiện ích của mọi người và hãy hiểu rằng chính trị cũng luôn luôn là một trách nhiệm nhân bản, trách nhiệm luân lý trước mặt Thiên Chúa và loài người. Và dĩ nhiên mỗi người đau khổ và phải chấp nhận tình trạng như thế mà nhiều khi họ không có phương thế để tự vệ. Nhưng ở đây chúng ta cũng có thể nói rằng: mỗi người chúng ta hãy làm những gì mình có thể, hãy nghĩ đến mình, đến gia đình, đến tha nhân với tinh thần trách nhiệm cao độ, với ý thức rằng những hy sinh là điều cần thiết để tiếp tục tiến bước.
Điểm thứ ba là: chúng ta có thể làm được gì? Đây là câu hỏi của tôi trong lúc này. Tôi nghĩ rằng có lẽ sự kết nghĩa giữa các thành phố, các gia đình, các giáo xứ, có thể giúp đỡ được. Ở Âu Châu hiện nay, chúng ta có một hệ thống kết nghĩa với nhau, nhưng chỉ là những trao đổi văn hóa, điều này chắc chắn là tốt và rất hữu ích, nhưng có lẽ cũng cần những sự kết nghĩa theo nghĩa khác nữa: để thực sự là một gia đình tây phương, Italia, Đức, Pháp, cảm nhận trách nhiệm giúp gia đình khác. Như thế, cả các giáo xứ, cả thành phố thực sự lãnh nhận trách nhiệm, giúp đỡ cụ thể. Anh chị em hãy chắc chắn rằng tôi và bao nhiêu người khác đang cầu nguyện cho anh chị em, và việc cầu nguyện này không phải chỉ là lời nói mà thôi, nhưng cởi mở tâm hồn với Thiên Chúa và qua đó tạo ra cả tinh thần sáng tạo để tìm ra những giải pháp. Tôi hy vọng rằng Chúa giúp chúng ta, và Chúa luôn luôn giúp đỡ! Cám ơn.
4. Gia đình thứ tư là ông bà Rerrie từ Hoa Kỳ:
Jay: Chúng con sống gần thành New York. Con tên là Jay, gốc người Jamaica và con làm kế toán viên. Anna vợ con đây là giáo viên hỗ trợ. Và đây là 6 đứa con của chúng con, từ 2 đến 12 tuổi. Thưa ĐTC, ngài có thể tưởng tượng được cuộc sống của chúng con với những cuộc chạy đua với thời gian, với những cơ cực, những vụ bị kẹt rất phức tạp.. Ở Mỹ chúng con, làm sao giữ được công ăn việc làm cũng là một trong những ưu tiên tuyệt đối, và để giữ được việc làm như vậy, thì không được để ý đến thời biểu, và nhiều khi chúng con phải hy sinh những quan hệ gia đình.
Anna. Chắc chắn là không luôn luôn dễ dàng.. Thưa ĐTC, chúng con có cảm tưởng là các cơ chế và xí nghiệp không tạo điều kiện dễ dàng để dung hóa thời gian làm việc và thời gian dành cho gia đình. Kính thưa ĐTC, chúng con cũng nghĩ rằng cả ĐTC cũng không dễ dàng dung hòa giữa bao nhiêu công việc và sự nghỉ ngơi. ĐTC có lời khuyên nào để giúp chúng con tìm lại được sự hòa hợp cần thiết này hay không? Trong cơn lốc của bao nhiêu kích thích do xã hội ngày nay áp đặt, làm sao giúp các gia đình sống việc mừng lễ theo tâm hồn của Thiên Chúa?
- ĐTC đáp: ”Đây thực là một vấn đề lớn và tôi nghĩ là hiểu được đòi hỏi giữa hai ưu tiên: ưu tiên giữ công ăn việc làm là điều quan trọng, và ưu tiên duy trì đời sống gia đình. Làm sao dung hòa giữa hai ưu tiên ấy. Tôi chỉ có thể cố gắng đưa ra vài lời khuyên. Điểm thứ nhất: có những xí nghiệp cho phép một ngoại lệ nào đó cho các gia đình như ngày sinh nhật chẳng hạn và họ thấy rằng cho tự do một chút như thế, thì xét cho cùng điều này thì cũng có lợi cho cả xí nghiệp nữa, vì củng cố lòng yêu thích công ăn việc làm. Vì thế, tôi muốn mời gọi các chủ nhân hãy nghĩ đến các gia đình, hãy nghĩ cách giúp đỡ để hai ưu tiên có thể dung hòa được với nhau.
Điểm thứ hai: tôi thiết nghĩ dĩ nhiên cần phải tìm kiếm một sự sáng tạo nào đó, và đây là điều không luôn luôn dễ dàng. Nhưng ít là mỗi ngày mang lại một yếu tố vui mừng nào đó trong gia đình, sự quan tâm, từ bỏ ý riêng mình để ở chung với gia đình, chấp nhận và vượt thắng những đêm đen, như đã nói trên đây, và nghĩ đến thiện ích lớn lao là gia đình, và như thế khi ân cần mang lại một điều tốt lành nào đó mỗi ngày, tìm được sự dung hòa giữa hai ưu tiên. Và sau cùng, là chúa nhật, là ngày lễ: tôi hy vọng chúa nhật cũng được tuân giữ tại Mỹ. Và vì thế, tôi thấy chúa nhật rất quan trọng, đây là ngày của Chúa, và với tư cách ấy, đó cũng là ngày của con người, để chúng ta được rảnh rang, được tự do. Trong trình thuật sáng tạo, ý hướng nguyên thủy của Đấng Tạo Hòa là có một ngày trong đó tất cả được rảnh rang. Trong sự rảnh rang của người này cho người khác, cho chính mình, người ta cũng rảng rang cho Thiên Chúa. Và tôi nghĩ rằng chúng ta bảo vệ sự tự do, sự rảnh rang của con người, khi bảo vệ chúa nhật và những ngày lễ như những ngày của Thiên Chúa và cũng là ngày của con người. Cám ơn và chúc mừng anh chị em.
5. Gia đình sau cùng là Ông Araujo từ Porto Alegre, Brazil.
Bà Maria Marta nói: Kính thưa ĐTC, cũng như nơi khác trên thế giới, tại Brazil chúng con, các cuộc hôn nhân tan vỡ tiếp tục gia tăng. Con tên là Maria Marta, và chồng con đây là Manoel Angelo. Chúng con kết hôn từ 34 năm nay và chúng con trở thành ông bà rồi. Trong tư cách là bác sĩ và là chuyên gia trị liệu tâm lý gia đình, chúng con gặp bao nhiêu gia đình, nhận thấy nơi những xung đột vợ chồng có một khó khăn rất lớn trong việc tha thứ và đón nhận tha thứ, nhưng trong nhiều trường hợp khác, chúng con cũng gặp ước muốn và ý chí xây xựng một cuộc hôn nhân mới, một cái gì lâu bền, và cũng vì con cái sinh ra từ cuộc kết hiệp mới này.
Manoel Angelo: Có một vài cặp tái hôn muốn đến gần Giáo Hội, nhưng khi thấy mình bị từ chối không được lãnh nhận các bí tích thì họ rất thất vọng. Họ cảm thấy bị gạt bỏ, bị mang một bản án không thể kháng tố được. Những đau khổ lớn lao này gây thương tổn sâu đậm cho những người liên hệ; tình trạng bị xâu xé ấy cũng trở thành một phần của thế giới, trở thành những vết thương của chúng ta, của toàn thể nhân loại. Kính thưa ĐTC, chúng con biết rằng những tình cảnh và những người ấy rất được Giáo Hội quan tâm: vậy đâu là những lời nói và những dấu hiệu hy vọng mà chúng ta có thể mang lại cho họ?
- ĐTC trả lời: Các bạn thân mến, cám ơn các bạn vì công việc tâm lý trị liệu cho các gia đình là điều rất cần thiết. Cám ơn vì tất cả những gì các bạn làm để giúp những người đau khổ ấy. Thực tế là vấn đề những người ly dị tái hôn là một trong những đau khổ lớn của Giáo hội ngày nay. Chúng ta không có công thức đơn gian. Đau khổ thật lớn lao và chúng ta chỉ có thể giúp các giáo xứ, mỗi người giúp những người ấy chịu đựng đau khổ do cuộc ly dị như vậy. Tôi muốn nói rằng điều rất quan trọng dĩ nhiên là sự phòng ngừa, nghĩa là ngay từ đầu đào sâu việc yêu thương nhau trong một quyết định sâu xa, trưởng thành; và ngoài ra, việc tháp tùng trong hôn nhân, để các gia đình không bao giờ lẻ loi, nhưng thực sự được tháp tùng trong hành trình của họ. Và về những người ấy, chúng ta phải nói - như bạn đã nói - rằng Giáo Hội yêu mến họ, nhưng họ phải nhìn thấy và cảm được tình thương ấy. Tôi thấy một trách vụ lớn của giáo xứ, của một cộng đoàn Công Giáo, là làm tất cả những gì có thể để họ cảm thấy được yêu mến, được chấp nhận, và họ không phải là những người ”ở ngoài Giáo Hội, cho dù họ không thể nhận phép xá giải và rước lễ: họ phải thấy rằng dù như vậy họ sống trọn vẹn trong Giáo Hội. Có lẽ, tuy không thể có sự xá giải trong phép giải tội, nhưng sự tiếp xúc thường xuyên với một linh mục, với một vị linh hướng, là điều rất quan trọng để họ thấy mình được tháp tùng, được hướng dẫn. Rồi một điều cũng rất quan trọng là họ cảm thấy rằng Thánh Lễ là đích thực và được tham dự Thánh Lễ thực sự khi được hiệp thông với Mình Chúa Kitô. Nhưng cả khi không có sự lãnh nhận ”thể lý” bí tích này, chúng ta cũng được kết hiệp thiêng liêng với Chúa Kitô trong Mình của Chúa. Và giúp họ hiểu điều này, thực là quan trọng. Làm sao để họ có thể sống một cuộc sống đức tin, với Lời Chúa, với sự hiệp thông của Giáo Hội và để họ có thể thấy rằng những đau khổ của họ là một món quà cho Giáo Hội, vì qua đó họ phục vụ tất cả mọi người qua việc bảo vệ sự bền vững của tình yêu, của hôn nhân; và đau khổ này không phải chỉ là một sự hành hạ thể lý, một sự ray rứt về tâm lý, nhưng cũng là một đau khổ trong cộng đoàn Giáo Hội vì những giá trị lớn lao của niềm tin chúng ta. Tôi nghĩ rằng đau khổ của họ, nếu được chấp nhận thực sự trong nội tâm, thì cũng là một hồng ân cho Giáo Hội. Họ cần biết điều đó, và qua đó, họ phục vụ Giáo Hội, họ ở trong con tim của Giáo Hội. Xin cám ơn sự dấn thân của các bạn.
Trong cuộc gặp gỡ các gia đình, ĐTC cũng gửi lời thân ái chào thăm những ngừơi bị động đất ở Italia, ngài biết rõ những đau khổ của họ và nói: ”Tôi cầu nguyện hằng ngày để những vụ động đất này chấm dứt. Tất cả chúng tôi đều muốn cộng tác để giúp đỡ anh chị em. Xin anh chị em hãy tin chắc rằng chúng tôi không quên anh chị em, và chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ anh chị em, - Caritas, tất cả những tổ chức của Giáo hội, Nhà Nước và các cộng đoàn khác, mỗi người chúng tôi đều muốn giúp đỡ anh chị em, về mặt thiêng liêng qua lời cầu nguyện, trong sự gần gũi tâm hồn, cũng như về mặt vật chất. Tôi cầu nguyện nồng nhiệt cho anh chị em. Xin Chúa giúp đỡ anh chị em. Tôi xin gửi cầu chúc mọi sự lành cho anh chị em, xin Chúa chúc lành cho Anh chị em.
Lễ hội chứng từ kéo dài 1 tiếng đồng hồ, với kinh lạy cha và phép lành của ĐTC cho mọi người. Hàng trăm ngàn người ở lại khu vực công viên, ngủ trong các lều để có thể dự lễ bế mạc sáng chúa nhật hôm sau.
”Kính thưa ĐTC, chúng con là Fara và Serge, chúng con đến từ Madagascar. Chúng con quen nhau ở Firenze nơi chúng con đang học, con học ngành kỹ sư còn Fara học kinh tế. Chúng con đính hôn với nhau từ 4 năm nay, và sau khi tốt nghiệp, chúng con mơ ước trở về nước để góp phần giúp dân qua nghề nghiệp của chúng con.
- FARA: Những kiểu mẫu gia đình ở tây phương không làm cho chúng con tin tưởng lắm, nhưng chúng con cũng biết rằng có nhiều truyền thống của Phi châu chúng con cần phải vượt qua. Chúng con cảm thấy rất hợp nhau, vì thế chúng con muốn kết hôn với nhau và cùng nhau xây dựng một tương lai. Chúng con cũng muốn rằng mọi khía cạnh trong đời sống chúng con được các giá trị Tin Mừng hướng dẫn. Nhưng thưa Đức Thánh Cha, nói về hôn nhân, có một từ ngữ thu hút chúng con nhiều nhất nhưng đồng thời cũng làm cho chúng con kinh sợ, đó là từ ”mãi mãi”..
- ĐTC đáp: "Các bạn thân mến, cám ơn các bạn vì chứng từ này.. Kinh nguyện của tôi tháp tùng các bạn trong hành trình đính hôn và tôi hy vọng rằng với các giá trị Tin Mừng, các bạn có thể thành lập một gia đình ”mãi mãi”. Bạn đã nhắc đến các kiểu hôn nhân khác nhau: chúng ta biết thứ hôn nhân theo tập tục của Phi châu và hôn nhân tây phương. Nói đúng ra, ở Âu Châu này, cho đến thế kỷ 19, cũng có một kiểu hôn nhân khác rất thịnh hành: hồi đó hôn nhân thường là một hợp đồng giữa các gia tộc khác nhau, qua đó người ta tìm cách mở ra tương lai, bảo vệ tài sản, v.v. Người ta tìm người để kết hôn, với hy vọng là cuộc hôn nhân này hợp với gia tộc, hoặc phe này phe kia. Tại các nước ở Âu Châu phần nào cũng như thế. Tôi còn nhớ ở làng nhỏ của chúng tôi nơi tôi đi học, phần lớn cuộc hôn nhân là do gia đình xếp đặt như vậy. Nhưng rồi từ thế kỷ 19 trở đi, có sự giải phóng cá nhân, tự do cá nhân, và hôn nhân không còn dựa trên ý muốn của người khác nữa, nhưng do chính hai người chọn lựa; hai người yêu nhau, rồi đính hôn sau đó thành hôn với nhau. Hồi ấy tất cả đều xác tín rằng chỉ có kiểu mẫu hôn nhân vì tình yêu như thế mới đúng và tình yêu tự nó bảo đảm tính chất ”mãi mãi” của hôn nhân, vì tình yêu là tuyệt đối, muốn tất cả và vì thế nó bao trùm trọn vẹn thời gian: kéo dài mãi mãi. Rất tiếc là thực tế không như thế: người ta thấy rằng yêu nhau thực là đẹp, nhưng nó không kéo dài mãi mãi, cũng như tâm tình, tình cảm nó không tồn tại mãi. Vì thế, ta thấy rằng giai đoạn từ sự yêu nhau đến việc đính hôn, và kết hôn với nhau đòi phải có những quyết định khác, những kinh nghiệm nội tâm nữa. Như tôi đã nói, tình cảm yêu thương nhau thật là đẹp, nhưng nó cũng cần được thanh tẩy, phải tiến theo một con đường phân định, nghĩa là phải có cả lý trí lẫn ý chí nữa; lý trí, tình cảm và ý chí cần phải được liên kết với nhau. Trong nghi thức hôn phối, Giáo Hội không nói: ”Anh - chị - có yêu thương không?”, nhưng hỏi: Anh - Chị có muốn, có quyết định hay không, nghĩa là sự yêu nhau phải trở thành một tình yêu thực sự, bao gồm cả ý chí lẫn lý trí khi tiến hành, phải bao gồm sự đính hôn, sự thanh tẩy, phải có chiều sâu hơn, như thế, trọn con người, với tất cả khả năng của mình, với sự phân định của ý chí, với sức mạnh của ý chí, để nói rằng: ”Đúng, đây là cuộc sống của tôi”. Tôi thường nghĩ đến tiệc cưới Cana. Rượu đầu tiên thật là ngon: đó là sự bắt đầu yêu thương nhau. Nhưng nó không kéo dài đến cùng; cần phải có thứ rượu thứ hai, nghĩa là phải lên men và tăng trưởng, trưởng thành. Một tình yêu chung kết thực sự trở thành ”rượu thứ hai” càng đẹp hơn nữa, còn ngon hơn rượu thứ nhất. Và đó là điều chúng ta phải tìm kiếm. Và điều quan trọng ở đây là hai người đính hôn không lẻ loi, hai người thành hôn còn cần sự can dự của cộng đoàn xứ đạo, Giáo Hội, bạn hữu. Sự hiệp thông cuộc sống với tha nhân, với gia đình như thế nâng đỡ cho đôi hôn nhân, là điều rất quan trọng, và chỉ với sự can dự của cộng đoàn, của bạn hữu, của Giáo Hội, của Đức tin và của chính Thiên Chúa, thì rượu mới tăng trưởng và kéo dài mãi mãi. Tôi cầu chúc các bạn mọi điều tốt đẹp!
3. Gia đình thứ ba lên tiếng là ông bà Paleologos người Hy Lạp:
(Nikos) : Kalispera! Chúng con là gia đình Paleologos, chúng con đến từ Athènes. Con tên là Nikos và vợ con đây tên là Pania. Và hai đứa con của chúng con đây là Pavlos và Lydia.
”Cách đây nhiều năm, cùng với hai người hợp đồng, chúng con đầu tư tất cả tài sản để mở một công ty nhỏ về tin học. Nhưng rồi xảy đến cuộc khủng hoảng kinh tế rất trầm trọng, các khách hàng giảm bớt rất nhiều và những người còn lại thì cứ hoãn lại việc trả tiền. Chúng con vất vả lắm trong việc trả lương cho hai nhân viên, và chúng con và hai người hợp đồng đầu tư chỉ còn lại rất ít tiền: vì thế, số tiền dành để nuôi gia đình chúng con chẳng còn lại bao nhiêu, ngày càng ít đi. Tình trạng chúng con là một trong bao nhiêu tình cảnh, trong số hàng triệu người như vậy. Tại thành phố, dân chúng bước đi, đầu cúi xuống, chẳng ai còn tin tưởng ai nữa, thiếu hy vọng.
Pania: Cả chúng con nữa, tuy tiếp tục tin tưởng nơi Chúa quan phòng, nhưng chúng con thấy khó lòng nghĩ đến một tương lai cho con cái. Kính thưa ĐTC, có những ngày những đêm, chúng con tự hỏi phải làm gì để khỏi đánh mất niềm hy vọng. Giáo Hội có thể nói gì với những người dân như thế, với những người và những gia đình không còn viễn tượng tương lai nữa?
- ĐTC đáp: Các bạn thân mến, cám ơn các bạn vì chứng từ này, đã đánh động con tim tôi, tâm hồn của tất cả chúng ta. Chúng ta có thể trả lời thế nào đây? Lời nói không đủ. Chúng ta phải làm cái gì cụ thể và tất cả chúng ta đều đau khổ vì sự kiện chúng ta không có khả năng làm cái gì cụ thể. Trước tiên, chúng ta hãy nói về chính trị; tôi thấy cần phải có sự gia tăng cảm thức trách nhiệm nơi tất cả các đảng phái, xin họ đừng hứa những điều không thể thực hiện được (vỗ tay), họ đừng chỉ tìm kiếm những lá phiếu cho mình, nhưng hãy có tinh thần trách nhiệm đối với thiện ích của mọi người và hãy hiểu rằng chính trị cũng luôn luôn là một trách nhiệm nhân bản, trách nhiệm luân lý trước mặt Thiên Chúa và loài người. Và dĩ nhiên mỗi người đau khổ và phải chấp nhận tình trạng như thế mà nhiều khi họ không có phương thế để tự vệ. Nhưng ở đây chúng ta cũng có thể nói rằng: mỗi người chúng ta hãy làm những gì mình có thể, hãy nghĩ đến mình, đến gia đình, đến tha nhân với tinh thần trách nhiệm cao độ, với ý thức rằng những hy sinh là điều cần thiết để tiếp tục tiến bước.
Điểm thứ ba là: chúng ta có thể làm được gì? Đây là câu hỏi của tôi trong lúc này. Tôi nghĩ rằng có lẽ sự kết nghĩa giữa các thành phố, các gia đình, các giáo xứ, có thể giúp đỡ được. Ở Âu Châu hiện nay, chúng ta có một hệ thống kết nghĩa với nhau, nhưng chỉ là những trao đổi văn hóa, điều này chắc chắn là tốt và rất hữu ích, nhưng có lẽ cũng cần những sự kết nghĩa theo nghĩa khác nữa: để thực sự là một gia đình tây phương, Italia, Đức, Pháp, cảm nhận trách nhiệm giúp gia đình khác. Như thế, cả các giáo xứ, cả thành phố thực sự lãnh nhận trách nhiệm, giúp đỡ cụ thể. Anh chị em hãy chắc chắn rằng tôi và bao nhiêu người khác đang cầu nguyện cho anh chị em, và việc cầu nguyện này không phải chỉ là lời nói mà thôi, nhưng cởi mở tâm hồn với Thiên Chúa và qua đó tạo ra cả tinh thần sáng tạo để tìm ra những giải pháp. Tôi hy vọng rằng Chúa giúp chúng ta, và Chúa luôn luôn giúp đỡ! Cám ơn.
4. Gia đình thứ tư là ông bà Rerrie từ Hoa Kỳ:
Jay: Chúng con sống gần thành New York. Con tên là Jay, gốc người Jamaica và con làm kế toán viên. Anna vợ con đây là giáo viên hỗ trợ. Và đây là 6 đứa con của chúng con, từ 2 đến 12 tuổi. Thưa ĐTC, ngài có thể tưởng tượng được cuộc sống của chúng con với những cuộc chạy đua với thời gian, với những cơ cực, những vụ bị kẹt rất phức tạp.. Ở Mỹ chúng con, làm sao giữ được công ăn việc làm cũng là một trong những ưu tiên tuyệt đối, và để giữ được việc làm như vậy, thì không được để ý đến thời biểu, và nhiều khi chúng con phải hy sinh những quan hệ gia đình.
Anna. Chắc chắn là không luôn luôn dễ dàng.. Thưa ĐTC, chúng con có cảm tưởng là các cơ chế và xí nghiệp không tạo điều kiện dễ dàng để dung hóa thời gian làm việc và thời gian dành cho gia đình. Kính thưa ĐTC, chúng con cũng nghĩ rằng cả ĐTC cũng không dễ dàng dung hòa giữa bao nhiêu công việc và sự nghỉ ngơi. ĐTC có lời khuyên nào để giúp chúng con tìm lại được sự hòa hợp cần thiết này hay không? Trong cơn lốc của bao nhiêu kích thích do xã hội ngày nay áp đặt, làm sao giúp các gia đình sống việc mừng lễ theo tâm hồn của Thiên Chúa?
- ĐTC đáp: ”Đây thực là một vấn đề lớn và tôi nghĩ là hiểu được đòi hỏi giữa hai ưu tiên: ưu tiên giữ công ăn việc làm là điều quan trọng, và ưu tiên duy trì đời sống gia đình. Làm sao dung hòa giữa hai ưu tiên ấy. Tôi chỉ có thể cố gắng đưa ra vài lời khuyên. Điểm thứ nhất: có những xí nghiệp cho phép một ngoại lệ nào đó cho các gia đình như ngày sinh nhật chẳng hạn và họ thấy rằng cho tự do một chút như thế, thì xét cho cùng điều này thì cũng có lợi cho cả xí nghiệp nữa, vì củng cố lòng yêu thích công ăn việc làm. Vì thế, tôi muốn mời gọi các chủ nhân hãy nghĩ đến các gia đình, hãy nghĩ cách giúp đỡ để hai ưu tiên có thể dung hòa được với nhau.
Điểm thứ hai: tôi thiết nghĩ dĩ nhiên cần phải tìm kiếm một sự sáng tạo nào đó, và đây là điều không luôn luôn dễ dàng. Nhưng ít là mỗi ngày mang lại một yếu tố vui mừng nào đó trong gia đình, sự quan tâm, từ bỏ ý riêng mình để ở chung với gia đình, chấp nhận và vượt thắng những đêm đen, như đã nói trên đây, và nghĩ đến thiện ích lớn lao là gia đình, và như thế khi ân cần mang lại một điều tốt lành nào đó mỗi ngày, tìm được sự dung hòa giữa hai ưu tiên. Và sau cùng, là chúa nhật, là ngày lễ: tôi hy vọng chúa nhật cũng được tuân giữ tại Mỹ. Và vì thế, tôi thấy chúa nhật rất quan trọng, đây là ngày của Chúa, và với tư cách ấy, đó cũng là ngày của con người, để chúng ta được rảnh rang, được tự do. Trong trình thuật sáng tạo, ý hướng nguyên thủy của Đấng Tạo Hòa là có một ngày trong đó tất cả được rảnh rang. Trong sự rảnh rang của người này cho người khác, cho chính mình, người ta cũng rảng rang cho Thiên Chúa. Và tôi nghĩ rằng chúng ta bảo vệ sự tự do, sự rảnh rang của con người, khi bảo vệ chúa nhật và những ngày lễ như những ngày của Thiên Chúa và cũng là ngày của con người. Cám ơn và chúc mừng anh chị em.
5. Gia đình sau cùng là Ông Araujo từ Porto Alegre, Brazil.
Bà Maria Marta nói: Kính thưa ĐTC, cũng như nơi khác trên thế giới, tại Brazil chúng con, các cuộc hôn nhân tan vỡ tiếp tục gia tăng. Con tên là Maria Marta, và chồng con đây là Manoel Angelo. Chúng con kết hôn từ 34 năm nay và chúng con trở thành ông bà rồi. Trong tư cách là bác sĩ và là chuyên gia trị liệu tâm lý gia đình, chúng con gặp bao nhiêu gia đình, nhận thấy nơi những xung đột vợ chồng có một khó khăn rất lớn trong việc tha thứ và đón nhận tha thứ, nhưng trong nhiều trường hợp khác, chúng con cũng gặp ước muốn và ý chí xây xựng một cuộc hôn nhân mới, một cái gì lâu bền, và cũng vì con cái sinh ra từ cuộc kết hiệp mới này.
Manoel Angelo: Có một vài cặp tái hôn muốn đến gần Giáo Hội, nhưng khi thấy mình bị từ chối không được lãnh nhận các bí tích thì họ rất thất vọng. Họ cảm thấy bị gạt bỏ, bị mang một bản án không thể kháng tố được. Những đau khổ lớn lao này gây thương tổn sâu đậm cho những người liên hệ; tình trạng bị xâu xé ấy cũng trở thành một phần của thế giới, trở thành những vết thương của chúng ta, của toàn thể nhân loại. Kính thưa ĐTC, chúng con biết rằng những tình cảnh và những người ấy rất được Giáo Hội quan tâm: vậy đâu là những lời nói và những dấu hiệu hy vọng mà chúng ta có thể mang lại cho họ?
- ĐTC trả lời: Các bạn thân mến, cám ơn các bạn vì công việc tâm lý trị liệu cho các gia đình là điều rất cần thiết. Cám ơn vì tất cả những gì các bạn làm để giúp những người đau khổ ấy. Thực tế là vấn đề những người ly dị tái hôn là một trong những đau khổ lớn của Giáo hội ngày nay. Chúng ta không có công thức đơn gian. Đau khổ thật lớn lao và chúng ta chỉ có thể giúp các giáo xứ, mỗi người giúp những người ấy chịu đựng đau khổ do cuộc ly dị như vậy. Tôi muốn nói rằng điều rất quan trọng dĩ nhiên là sự phòng ngừa, nghĩa là ngay từ đầu đào sâu việc yêu thương nhau trong một quyết định sâu xa, trưởng thành; và ngoài ra, việc tháp tùng trong hôn nhân, để các gia đình không bao giờ lẻ loi, nhưng thực sự được tháp tùng trong hành trình của họ. Và về những người ấy, chúng ta phải nói - như bạn đã nói - rằng Giáo Hội yêu mến họ, nhưng họ phải nhìn thấy và cảm được tình thương ấy. Tôi thấy một trách vụ lớn của giáo xứ, của một cộng đoàn Công Giáo, là làm tất cả những gì có thể để họ cảm thấy được yêu mến, được chấp nhận, và họ không phải là những người ”ở ngoài Giáo Hội, cho dù họ không thể nhận phép xá giải và rước lễ: họ phải thấy rằng dù như vậy họ sống trọn vẹn trong Giáo Hội. Có lẽ, tuy không thể có sự xá giải trong phép giải tội, nhưng sự tiếp xúc thường xuyên với một linh mục, với một vị linh hướng, là điều rất quan trọng để họ thấy mình được tháp tùng, được hướng dẫn. Rồi một điều cũng rất quan trọng là họ cảm thấy rằng Thánh Lễ là đích thực và được tham dự Thánh Lễ thực sự khi được hiệp thông với Mình Chúa Kitô. Nhưng cả khi không có sự lãnh nhận ”thể lý” bí tích này, chúng ta cũng được kết hiệp thiêng liêng với Chúa Kitô trong Mình của Chúa. Và giúp họ hiểu điều này, thực là quan trọng. Làm sao để họ có thể sống một cuộc sống đức tin, với Lời Chúa, với sự hiệp thông của Giáo Hội và để họ có thể thấy rằng những đau khổ của họ là một món quà cho Giáo Hội, vì qua đó họ phục vụ tất cả mọi người qua việc bảo vệ sự bền vững của tình yêu, của hôn nhân; và đau khổ này không phải chỉ là một sự hành hạ thể lý, một sự ray rứt về tâm lý, nhưng cũng là một đau khổ trong cộng đoàn Giáo Hội vì những giá trị lớn lao của niềm tin chúng ta. Tôi nghĩ rằng đau khổ của họ, nếu được chấp nhận thực sự trong nội tâm, thì cũng là một hồng ân cho Giáo Hội. Họ cần biết điều đó, và qua đó, họ phục vụ Giáo Hội, họ ở trong con tim của Giáo Hội. Xin cám ơn sự dấn thân của các bạn.
Trong cuộc gặp gỡ các gia đình, ĐTC cũng gửi lời thân ái chào thăm những ngừơi bị động đất ở Italia, ngài biết rõ những đau khổ của họ và nói: ”Tôi cầu nguyện hằng ngày để những vụ động đất này chấm dứt. Tất cả chúng tôi đều muốn cộng tác để giúp đỡ anh chị em. Xin anh chị em hãy tin chắc rằng chúng tôi không quên anh chị em, và chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ anh chị em, - Caritas, tất cả những tổ chức của Giáo hội, Nhà Nước và các cộng đoàn khác, mỗi người chúng tôi đều muốn giúp đỡ anh chị em, về mặt thiêng liêng qua lời cầu nguyện, trong sự gần gũi tâm hồn, cũng như về mặt vật chất. Tôi cầu nguyện nồng nhiệt cho anh chị em. Xin Chúa giúp đỡ anh chị em. Tôi xin gửi cầu chúc mọi sự lành cho anh chị em, xin Chúa chúc lành cho Anh chị em.
Lễ hội chứng từ kéo dài 1 tiếng đồng hồ, với kinh lạy cha và phép lành của ĐTC cho mọi người. Hàng trăm ngàn người ở lại khu vực công viên, ngủ trong các lều để có thể dự lễ bế mạc sáng chúa nhật hôm sau.
LM Trần Đức Anh OP
(VietCatholic News)