Hành trình đến Krông Nô:
Từ Thành phố Huế, chúng tôi mất hơn một ngày đêm để vượt qua trên 1 ngàn cây số để đến tỉnh Đắc Nông, một tỉnh mới được tách ra từ tỉnh Đắc Lắc. Ở đây, chúng tôi gặp Hiệp sĩ Đại Thánh giá Gioan Baotixita Lê Đức Thịnh cũng từ Sài Gòn ra. Sáng hôm sau, xuất phát từ thị xã Gia Nghĩa, theo tỉnh lộ để vào thăm các Giáo Họ và Giáo điểm thuộc Giáo xứ Quảng Đà, hạt Quảng Đức, Giáo phận Ban Mê Thuột.
Từ Thành phố Huế, chúng tôi mất hơn một ngày đêm để vượt qua trên 1 ngàn cây số để đến tỉnh Đắc Nông, một tỉnh mới được tách ra từ tỉnh Đắc Lắc. Ở đây, chúng tôi gặp Hiệp sĩ Đại Thánh giá Gioan Baotixita Lê Đức Thịnh cũng từ Sài Gòn ra. Sáng hôm sau, xuất phát từ thị xã Gia Nghĩa, theo tỉnh lộ để vào thăm các Giáo Họ và Giáo điểm thuộc Giáo xứ Quảng Đà, hạt Quảng Đức, Giáo phận Ban Mê Thuột.
Nói thì nghe có vẻ dễ dàng, nhưng có đi mới cảm nhận hết những nỗi gian
truân để đến được vùng đất xa xôi, nơi sinh sống của 27 sắc tộc anh em
gồm: M’Nông, Tày, Dao, Nùng, Ê Đê .v.v… Cũng có những Giáo điểm là người
Kinh hầu hết từ các tỉnh phía Bắc di dân vào lập nghiệp, thuộc các Giáo
phận Hà Nội, Hưng Hóa, Hải phòng, Bắc Ninh, Lạng Sơn .v.v…
Giáo điểm đầu tiên chúng tôi đến thăm là Giáo họ Quảng Phú, cách thị xã Gia Nghĩa chừng 70km đường rừng và đồi núi. Nơi đây có một số người Kinh đi Kinh tế mới, suốt mấy chục năm không thấy bóng dáng Linh mục và Nhà thờ. Đường sá nơi này trước đây chủ yếu là đường rừng, muốn đến được Nhà thờ phải cả hàng trăm cây số đi bộ, đời sống hết sức khó khăn. Sau khi tỉnh Đắc Nông được thành lập, đường sá được mở, giao thương có phần đở hơn, nhưng vẫn còn là những con đường đất đỏ, “nắng bụi mưa lầy”.
Ánh sáng Tin mừng đến với đồng bào Kinh Thượng:
Đến Quảng Phú, gặp Cha Antôn Nguyễn Phi Hùng, một Linh mục trẻ và năng động, quản xứ Giáo xứ Quảng Đà, kiêm luôn 12 giáo họ và giáo điểm trải rộng trên địa bàn 12 xã thuộc huyện Krông Nô tỉnh Đắc Nông, và 2 xã thuộc huyện Lắc tỉnh Đắc Lắc. Tuy là một giáo họ, nhưng Quảng Phú có số lượng giáo dân đông nhất của Giáo xứ Quảng Đà. Với trên 1 ngàn giáo dân gồm người Kinh và các sắc tộc. Theo Cha Antôn Nguyễn Phi Hùng cho biết, khi Ngài tìm đến đây, bà con rất vui mừng và hy vọng từ nay sẽ không còn vắng bóng linh mục, sẽ được thấy ánh sáng Tin Mừng của Chúa. Thật vậy, chỉ trong vòng 4 năm (từ năm 2009 đến nay), số lượng tân tòng rất đông. Hàng năm, Ngài rửa tội cho gần 300 người, đặc biệt năm 2012 Ngài đã rửa tội cho 365 người, bình quân mỗi ngày có 1 người theo Đạo. Ngoài ra, Ngài cũng còn phải làm phép hôn phối và rửa tội cho cả gia đình, vì từ lâu họ không có điều kiện để đến Nhà thờ, có những gia đình gồm hơn 30 người cùng lúc được rửa tội và làm phép hôn phối. Có những thanh niên người dân tộc nhiệt tình xin học giáo lý và theo Đạo, dù cha mẹ không theo.
Từ khi có Cha Antôn Nguyễn Phi Hùng tìm đến đây, thấy được những khó khăn của mọi người, nhất là về nước sinh hoạt, đây là một vùng đất nhiễm chì rất nặng nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cũng như sức khỏe của bà con. Ngài tìm mọi cách để xin sự giúp đỡ của các ân nhân, giúp những giếng nước sạch, ngoài ra Ngài còn tổ chức những buổi khám bệnh và phát thuốc cho bà con.
Hiện nay, mọi sinh hoạt của Giáo họ Quảng Phú tạm thời được tổ chức tại nhà của một giáo dân, trong lúc chờ đợi để xây dựng Nhà thờ.
Rời Quảng Phú, chúng tôi đến thăm Giáo điểm thuộc địa bàn Buôn K’Tắh, xã Nâm N’Đir, đây là một Giáo điểm hoàn toàn người dân tộc với 280 người thuộc 72 hộ gia đình Công giáo tân tòng. Giao thông đi lại rất khó khăn, bà con rất đỗi vui mừng khi nghe Cha Hùng đến và giới thiệu sự hiện diện của Hiệp sĩ Đại Thánh giá Gioan Baotixita Lê Đức Thịnh, một người được nhận tước phẩm cao quý nhất của Đức Thánh Cha. Được chứng kiến ngôi Nhà nguyện cũng như những ngôi nhà ở của bà con dân tộc, Hiệp sĩ Đại Thánh giá và mọi người đều xúc động trước những khó khăn cùng cực của bà con. Ngài Hiệp sĩ nói: “Tôi rất vui mừng được hiện diện nơi đây, giữa buôn làng này để mang tình yêu thương của Chúa đến cho buôn làng xa xôi nhất. Điều mong muốn duy nhất là cầu chúc mọi người yêu thương nhau như Chúa Giêsu yêu thương chúng ta, và cũng như Cha Antôn quản xứ yêu thương mọi người”.
Nhìn những cử chỉ quý trọng và trìu mến của bà con dành cho Cha đặc trách mới thấy hết được tình yêu thương của Ngài đối với họ.
Đến thăm Giáo họ Thánh Giuse, một Giáo họ gồm những người di dân từ các tỉnh phía Bắc và người dân tộc tại địa phương. Dù là một địa bàn vùng núi non hiểm trở, nhưng bà con vẫn rất quý trọng sự hiện diện của Cha đặc trách và Hiệp sĩ Đại Thánh giá. Được bà con dân tộc yêu thương biểu diễn những điệu múa và những điệu cồng chiêng chào mừng.
Đi qua những con đường đồi dốc quanh co, gập ghềnh đất đá, chúng tôi đến thăm các Giáo họ Nâm Nang, Giáo họ Truyền tin, giáo họ Vô Nhiễm và một số số Giáo điểm.
Về đến Giáo xứ Quảng Đà lúc 5 giờ chiều để tham dự Thánh lễ Chúa Chiên lành.
Đem tình yêu thương của Đức Kitô đến với mọi người:
Tham dự Thánh lễ Chúa Chiên lành do Cha Quản xứ Antôn Nguyễn Phi Hùng chủ tế. Ngài là một mục tử có hăng hái truyền giảng Tin mừng của Chúa. Suốt một ngày giong ruổi, chúng tôi cũng chỉ đi được 8 Giáo họ và Giáo điểm, trong khi Ngài phụ trách 12 Giáo họ và Giáo điểm thuộc Giáo xứ Quảng Đà này. Để đi đến được tất cả các Giáo họ phải vượt qua gần 150 km đường đồi dốc bụi mù và đá sỏi, có những nơi với độ dốc đến 45độ.
Có thể nhận thấy không có một Giáo xứ nào có địa bàn rộng như Giáo xứ Quảng Đà, trải rộng trên địa bàn 14 xã, giao thông đi lại trên núi đồi. Ngoài công việc mục vụ, Ngài còn nung nấu những dự án như nước sạch sinh hoạt cho bà con, khám chữa bệnh và phát thuốc.v.v… Nhưng điều trăn trở nhất là việc xin đất và xây dựng Nhà thờ Nhà nguyện cho các Giáo họ và Giáo điểm.
Hôm nay, ông Gioan Baotixita Lê Đức Thịnh hứa sẽ quyết tâm trao đổi với lãnh đạo chính quyền để các Giáo họ và Giáo điểm được cấp đất. Đồng thời Hiệp sĩ cũng sẽ cố gắng hết sức mình để giúp cho bà con một phần để có thể xây được các ngôi Nhà thờ, Nhà nguyện dù không to lớn đồ sộ nhưng phải khang trang để làm nơi thờ phượng Chúa. Giúp cho bà con khỏi phải đi lại xa xôi.
Giáo điểm đầu tiên chúng tôi đến thăm là Giáo họ Quảng Phú, cách thị xã Gia Nghĩa chừng 70km đường rừng và đồi núi. Nơi đây có một số người Kinh đi Kinh tế mới, suốt mấy chục năm không thấy bóng dáng Linh mục và Nhà thờ. Đường sá nơi này trước đây chủ yếu là đường rừng, muốn đến được Nhà thờ phải cả hàng trăm cây số đi bộ, đời sống hết sức khó khăn. Sau khi tỉnh Đắc Nông được thành lập, đường sá được mở, giao thương có phần đở hơn, nhưng vẫn còn là những con đường đất đỏ, “nắng bụi mưa lầy”.
Ánh sáng Tin mừng đến với đồng bào Kinh Thượng:
Đến Quảng Phú, gặp Cha Antôn Nguyễn Phi Hùng, một Linh mục trẻ và năng động, quản xứ Giáo xứ Quảng Đà, kiêm luôn 12 giáo họ và giáo điểm trải rộng trên địa bàn 12 xã thuộc huyện Krông Nô tỉnh Đắc Nông, và 2 xã thuộc huyện Lắc tỉnh Đắc Lắc. Tuy là một giáo họ, nhưng Quảng Phú có số lượng giáo dân đông nhất của Giáo xứ Quảng Đà. Với trên 1 ngàn giáo dân gồm người Kinh và các sắc tộc. Theo Cha Antôn Nguyễn Phi Hùng cho biết, khi Ngài tìm đến đây, bà con rất vui mừng và hy vọng từ nay sẽ không còn vắng bóng linh mục, sẽ được thấy ánh sáng Tin Mừng của Chúa. Thật vậy, chỉ trong vòng 4 năm (từ năm 2009 đến nay), số lượng tân tòng rất đông. Hàng năm, Ngài rửa tội cho gần 300 người, đặc biệt năm 2012 Ngài đã rửa tội cho 365 người, bình quân mỗi ngày có 1 người theo Đạo. Ngoài ra, Ngài cũng còn phải làm phép hôn phối và rửa tội cho cả gia đình, vì từ lâu họ không có điều kiện để đến Nhà thờ, có những gia đình gồm hơn 30 người cùng lúc được rửa tội và làm phép hôn phối. Có những thanh niên người dân tộc nhiệt tình xin học giáo lý và theo Đạo, dù cha mẹ không theo.
Từ khi có Cha Antôn Nguyễn Phi Hùng tìm đến đây, thấy được những khó khăn của mọi người, nhất là về nước sinh hoạt, đây là một vùng đất nhiễm chì rất nặng nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cũng như sức khỏe của bà con. Ngài tìm mọi cách để xin sự giúp đỡ của các ân nhân, giúp những giếng nước sạch, ngoài ra Ngài còn tổ chức những buổi khám bệnh và phát thuốc cho bà con.
Hiện nay, mọi sinh hoạt của Giáo họ Quảng Phú tạm thời được tổ chức tại nhà của một giáo dân, trong lúc chờ đợi để xây dựng Nhà thờ.
Rời Quảng Phú, chúng tôi đến thăm Giáo điểm thuộc địa bàn Buôn K’Tắh, xã Nâm N’Đir, đây là một Giáo điểm hoàn toàn người dân tộc với 280 người thuộc 72 hộ gia đình Công giáo tân tòng. Giao thông đi lại rất khó khăn, bà con rất đỗi vui mừng khi nghe Cha Hùng đến và giới thiệu sự hiện diện của Hiệp sĩ Đại Thánh giá Gioan Baotixita Lê Đức Thịnh, một người được nhận tước phẩm cao quý nhất của Đức Thánh Cha. Được chứng kiến ngôi Nhà nguyện cũng như những ngôi nhà ở của bà con dân tộc, Hiệp sĩ Đại Thánh giá và mọi người đều xúc động trước những khó khăn cùng cực của bà con. Ngài Hiệp sĩ nói: “Tôi rất vui mừng được hiện diện nơi đây, giữa buôn làng này để mang tình yêu thương của Chúa đến cho buôn làng xa xôi nhất. Điều mong muốn duy nhất là cầu chúc mọi người yêu thương nhau như Chúa Giêsu yêu thương chúng ta, và cũng như Cha Antôn quản xứ yêu thương mọi người”.
Nhìn những cử chỉ quý trọng và trìu mến của bà con dành cho Cha đặc trách mới thấy hết được tình yêu thương của Ngài đối với họ.
Đến thăm Giáo họ Thánh Giuse, một Giáo họ gồm những người di dân từ các tỉnh phía Bắc và người dân tộc tại địa phương. Dù là một địa bàn vùng núi non hiểm trở, nhưng bà con vẫn rất quý trọng sự hiện diện của Cha đặc trách và Hiệp sĩ Đại Thánh giá. Được bà con dân tộc yêu thương biểu diễn những điệu múa và những điệu cồng chiêng chào mừng.
Đi qua những con đường đồi dốc quanh co, gập ghềnh đất đá, chúng tôi đến thăm các Giáo họ Nâm Nang, Giáo họ Truyền tin, giáo họ Vô Nhiễm và một số số Giáo điểm.
Về đến Giáo xứ Quảng Đà lúc 5 giờ chiều để tham dự Thánh lễ Chúa Chiên lành.
Đem tình yêu thương của Đức Kitô đến với mọi người:
Tham dự Thánh lễ Chúa Chiên lành do Cha Quản xứ Antôn Nguyễn Phi Hùng chủ tế. Ngài là một mục tử có hăng hái truyền giảng Tin mừng của Chúa. Suốt một ngày giong ruổi, chúng tôi cũng chỉ đi được 8 Giáo họ và Giáo điểm, trong khi Ngài phụ trách 12 Giáo họ và Giáo điểm thuộc Giáo xứ Quảng Đà này. Để đi đến được tất cả các Giáo họ phải vượt qua gần 150 km đường đồi dốc bụi mù và đá sỏi, có những nơi với độ dốc đến 45độ.
Có thể nhận thấy không có một Giáo xứ nào có địa bàn rộng như Giáo xứ Quảng Đà, trải rộng trên địa bàn 14 xã, giao thông đi lại trên núi đồi. Ngoài công việc mục vụ, Ngài còn nung nấu những dự án như nước sạch sinh hoạt cho bà con, khám chữa bệnh và phát thuốc.v.v… Nhưng điều trăn trở nhất là việc xin đất và xây dựng Nhà thờ Nhà nguyện cho các Giáo họ và Giáo điểm.
Hôm nay, ông Gioan Baotixita Lê Đức Thịnh hứa sẽ quyết tâm trao đổi với lãnh đạo chính quyền để các Giáo họ và Giáo điểm được cấp đất. Đồng thời Hiệp sĩ cũng sẽ cố gắng hết sức mình để giúp cho bà con một phần để có thể xây được các ngôi Nhà thờ, Nhà nguyện dù không to lớn đồ sộ nhưng phải khang trang để làm nơi thờ phượng Chúa. Giúp cho bà con khỏi phải đi lại xa xôi.
Trương Trí
(VietCatholic News)