Phỏng vấn Tân Giám Mục An-phong Nguyễn Hữu Long,
Giám Mục phụ tá Giáo phận Hưng Hóa
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm cha An-phong Nguyễn Hữu Long, thuộc
Hội Linh mục Xuân Bích, Giám đốc Đại chủng viện Huế, làm giám mục phụ tá
giáo phận Hưng Hóa (Việt Nam), hiệu tòa Gummi di Bizacena. Ngày 06/9
tới đây, Đức Cha An-phong sẽ được thụ phong Giám mục tại Hưng Hoá. Thông
tấn xã Công Giáo VietCatholic xin được phỏng vấn Đức Cha trước ngày
ngài chính thức nhận nhiệm sở.
PV. Kính thưa Đức Cha, trước hết, trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, chúng con xin được chúc mừng Đức Cha trong sứ vụ mới. Và xin Đức Cha cho chúng con biết đôi nét về giáo phận mà Đức Cha sắp đến phục vụ.
Đức Cha An-phong : Tôi xin thú thật chưa biết nhiều về giáo phận Hưng Hoá, dù đã đến một vài nơi. Nhưng qua tìm hiểu thì đây thật là một giáo phận rộng lớn, bao gồm 9 tỉnh phía Tây Bắc và 1/6 thủ đô Hà Nội. Giáo phận hiện có 71 linh mục, trong đó 5 cha hưu, 5 cha du học, chỉ còn 61 cha làm mục vụ cho hơn 200.000 giáo dân. Giáo xứ Mường Tè xa nhất, cách tòa giám mục 750 cây số. Cha Nguyễn Trung Thoại, chánh văn phòng tòa giám mục, mỗi tuần phải đi và về 900 cây số để làm mục vụ tại Sơn La. Một cha cho biết giáo phận cần thêm 100 linh mục mới đáp ứng đủ nhu cầu. Địa bàn giáo phận rộng lớn, đồi núi chập chùng, giao thông hiểm trở, nên các linh mục thật vất vả trong việc mục vụ. Lo cho người có đạo chưa xong, thì công cuộc truyền giáo càng là một thách đố, nhất là tại đây có nhiều sắc tộc mà ít người biết đến tên gọi như Dao, Sán Chay, Khờ Mú, Hà Nhì, La Chí, Phù Lá, Sán Chỉ, Bố Y... Về mặt xã hội, vì tiếp giáp biên giới Trung quốc, Lào, nên tệ nạn xã hội dễ thao túng và hoành hành. Dầu thấy trước những vấn đề nan giải như vậy, nhưng tôi vẫn trông cậy và phó thác trong tay Chúa mà chấp nhận dấn thân phục vụ.
PV. Trong một giáo phận rộng lớn với địa thế hiểm trở và rất đông giáo dân, Đức Cha đang chuẩn bị thế nào cho công việc mục vụ ạ ?
Đức Cha An-phong : Tôi chưa chuẩn bị gì cả ! Trước hết, vì là phụ tá, nên tôi sẽ để mình dưới sự hướng dẫn của Đức Giám Mục giáo phận, ngài sẽ chỉ vẽ cho tôi đường hướng mục vụ. Tôi cũng sẽ học hỏi với các linh mục. Ngoài ra, cần có thời gian tiếp cận trực tiếp giáo phận mới biết được phải làm gì và làm như thế nào. Tóm lại, tôi sẽ theo phương pháp Công Giáo tiến hành : xem - xét - làm.
PV. Xin Đức Cha cho chúng con biết đôi chút về hành trình ơn gọi của mình ?
Đức Cha An-phong : Hành trình ơn gọi của tôi, như mọi anh em chủng sinh cùng thời, không hoàn toàn suôn sẻ. Tôi bắt đầu đi tu vào năm 12 tuổi, trải qua bảy năm tu học rất thần tiên tại Tiểu chủng viện Thánh Gioan ở Đà Nẵng. Tiếp đó là ba năm triết học êm đềm tại Đại chủng viện Hòa Bình, cũng ở Đà Nẵng. Sau biến cố 1975, dù chủng viện đóng cửa, tôi vẫn may mắn được học thêm ba năm thần học tại Tòa giám mục Đà nẵng, vừa học vừa làm một nghề gì đó để mưu sinh. Tôi đã từng làm nghề thợ nhuộm, hớt tóc, vấn thuốc lá... mà đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ những kỷ niệm cười ra nước mắt khi cầm tông đơ hớt tóc. Cuối năm 1978, tôi làm nghĩa vụ thanh niên tại công trường thủy lợi Phú Ninh trong ba năm rưỡi. Trở về, tôi lặng lẽ tu học và lao động thêm tám năm nữa. Ngày 27.12.1990, tôi được chịu chức linh mục và làm phó xứ Tam Kỳ trong bốn năm. Từ 1994-1998, tôi được gửi đi học giáo luật tại đại học Công Giáo Paris. Về nước, tôi phụ trách giáo xứ Hà Lam trong hai năm, rồi giáo xứ Trà Kiệu nơi có Trung Tâm Thánh Mẫu giáo phận trong ba năm, đồng thời dạy học tại Đại chủng viện Huế. Năm 2003, tôi gia nhập hội Linh Mục Xuân Bích và làm công việc đào tạo tại chủng viện này. Những trắc trở khách quan nằm trong giai đoạn từ 1975-1990, mà nhờ ơn Chúa, tôi vẫn giữ được ơn gọi.
PV. Đức Cha đã từng làm quản xứ, rồi giáo sư và giám đốc chủng viện, Đức Cha nhận thấy đâu là ưu tiên trong công việc của một mục tử trong giáo phận ?
Đức Cha An-phong : Việc mục vụ còn được gọi là việc chăm sóc các linh hồn (cura animarum), nên ưu tiên thứ nhất của một mục tử là săn sóc phần hồn của giáo dân. Thánh vịnh 22 vẽ nên bức tranh của việc mục vụ : dẫn chiên đến đồng cỏ xanh, bờ suối mát để được bổ dưỡng ; chăm sóc chiên cho mạnh khoẻ, không bệnh tật ; canh chừng không để chiên bị lạc hay bị sói tấn công... Tại giáo phận Hưng Hóa có nhiều họ đạo vắng bóng linh mục ba bốn mươi năm nay, giáo dân vẫn giữ đức tin, có những tín hữu chỉ tham dự thánh lễ được một hai lần trong năm... Chúng ta phải chạnh lòng thương họ như Chúa Giêsu xưa, vì họ “tất tưởi bơ vơ như chiên không có người chăn” (Mt 9, 32).
Ưu tư thứ hai là hệ luận của ưu tư trên, là lo cho có những mục tử tốt. Hưng Hoá cho đến nay vẫn có nhiều ơn gọi linh mục và tu sĩ, vẫn có nhiều người muốn làm thợ trong cánh đồng của Chúa. Phải làm sao giúp họ theo đuổi ơn gọi cao quý này.
Ưu tư thứ ba : đứng trước những thực trạng đáng buồn như nghèo đói, thất học, tệ nạn xã hội..., tôi băn khoăn mình sẽ làm gì để đẩy lùi những thực trạng trên.
Tóm lại, xây dựng con người là ưu tiên mục vụ, trước khi xây dựng những gì khác.
PV. Đức Cha là một trong những vị Giám mục đầu tiên được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm. Đức Cha có thể chia sẻ cho chúng con một vài tâm tình cũng như mong ước của Đức Cha trong những ngày chuẩn bị về nhận sứ vụ mới ?
Đức Cha An-phong : Đức Phanxicô đã lay động con tim mọi người từ khi được chọn làm giáo hoàng, ngài mở ra cho Giáo Hội một hướng đi mới khi chọn sống đơn sơ giản dị, thanh thoát vật chất và gần gũi với mọi người, là anh em với mọi người. Làm giáo hoàng mà ngài vẫn nhớ đến một người làm vườn, một ông thợ đóng giầy, một tu sĩ quen biết. Ngài cúi xuống rửa chân cho các tù nhân trẻ trong trại giam, dâng thánh lễ hàng ngày trong một nhà nguyện cho giáo dân tham dự... Tôi vui mừng được là một trong những giám mục đầu tiên của triều đại ngài. Cảm kích về một câu nói ấn tượng trong bài giảng lễ Dầu thứ Năm Tuần Thánh năm nay, tôi đã chọn câu nói đó làm châm ngôn : “Mang vào mình mùi chiên”. Tôi nguyện sống gần gũi với đoàn chiên, chia sẻ đau khổ và khó khăn, nhận lấy bệnh tật của họ như là của mình. Chúa Giêsu đã nêu gương như thế, khi “mang lấy các tật nguyền của ta, và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Ys 53,4). Ngài không ngần ngại ăn uống với người thu thuế, tiếp xúc với người cùng đinh, cúi xuống với những người đau khổ bệnh hoạn... Cũng vì muốn dấn thân theo đường hướng của Đức Phanxicô, nên tôi đã xin được thụ phong tại Hưng Hóa, để nhập cuộc ngay từ giây phút khởi đầu sứ vụ giữa lòng dân Chúa.
PV. Chúng con xin hỏi một câu hỏi có tính riêng tư. Đức Cha có thể chia sẻ cho chúng con một chút về gia đình Đức Cha, một gia đình có đến ba anh em được Chúa gọi làm linh mục trong Hội Thánh Công Giáo?
Đức Cha An-phong : Gia đình chúng tôi được hồng phúc dâng cho Chúa ba người con : anh làm quản xứ Tam Kỳ, giáo phận Đà Nẵng ; em út làm linh mục tại giáo phận Regina (Canada), và tôi. Cha mẹ và anh chị em chúng tôi là những giáo hữu bình thường, ít học, nhưng có lòng tin kính Chúa và giữ đạo tốt. Gia đình có thói quen tốt lành là không bỏ giờ kinh tối. Cha mẹ tôi thường bảo : “Mỗi ngày ta nhận được bao nhiêu ơn Chúa, mà tối đến không có lời kinh cám tạ Chúa, coi sao được” ! Trong những năm khó khăn, thấy gia đình bị khốn đốn ở vùng kinh tế mới, hai anh em chúng tôi nảy ý định xin về giúp gia đình một thời gian rồi sau tu tiếp, nhưng cha mẹ tôi cương quyết : “Các con cứ việc đi theo Chúa, không phải bận tâm tới gia đình, cứ coi như cha mẹ và các em chết hết rồi” ! Trong những lá thư gửi cho chúng tôi, ba tôi thường kết thúc như sau : “Ba mẹ và các em hằng cầu xin Chúa cho các con được ơn bền đỗ trong nhà Chúa”. Tôi nghĩ rằng nhờ lòng đạo đức của gia đình mà chúng tôi đã được Chúa chọn.
PV. Chúng con xin chân thành cám ơn Đức Cha. Người đọc và người viết chúng con sẽ cầu nguyện nhiều cho Đức Cha trong sứ vụ mới. Xin Đức Cha chúc lành cho chúng con.
PV. Kính thưa Đức Cha, trước hết, trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, chúng con xin được chúc mừng Đức Cha trong sứ vụ mới. Và xin Đức Cha cho chúng con biết đôi nét về giáo phận mà Đức Cha sắp đến phục vụ.
Đức Cha An-phong : Tôi xin thú thật chưa biết nhiều về giáo phận Hưng Hoá, dù đã đến một vài nơi. Nhưng qua tìm hiểu thì đây thật là một giáo phận rộng lớn, bao gồm 9 tỉnh phía Tây Bắc và 1/6 thủ đô Hà Nội. Giáo phận hiện có 71 linh mục, trong đó 5 cha hưu, 5 cha du học, chỉ còn 61 cha làm mục vụ cho hơn 200.000 giáo dân. Giáo xứ Mường Tè xa nhất, cách tòa giám mục 750 cây số. Cha Nguyễn Trung Thoại, chánh văn phòng tòa giám mục, mỗi tuần phải đi và về 900 cây số để làm mục vụ tại Sơn La. Một cha cho biết giáo phận cần thêm 100 linh mục mới đáp ứng đủ nhu cầu. Địa bàn giáo phận rộng lớn, đồi núi chập chùng, giao thông hiểm trở, nên các linh mục thật vất vả trong việc mục vụ. Lo cho người có đạo chưa xong, thì công cuộc truyền giáo càng là một thách đố, nhất là tại đây có nhiều sắc tộc mà ít người biết đến tên gọi như Dao, Sán Chay, Khờ Mú, Hà Nhì, La Chí, Phù Lá, Sán Chỉ, Bố Y... Về mặt xã hội, vì tiếp giáp biên giới Trung quốc, Lào, nên tệ nạn xã hội dễ thao túng và hoành hành. Dầu thấy trước những vấn đề nan giải như vậy, nhưng tôi vẫn trông cậy và phó thác trong tay Chúa mà chấp nhận dấn thân phục vụ.
PV. Trong một giáo phận rộng lớn với địa thế hiểm trở và rất đông giáo dân, Đức Cha đang chuẩn bị thế nào cho công việc mục vụ ạ ?
Đức Cha An-phong : Tôi chưa chuẩn bị gì cả ! Trước hết, vì là phụ tá, nên tôi sẽ để mình dưới sự hướng dẫn của Đức Giám Mục giáo phận, ngài sẽ chỉ vẽ cho tôi đường hướng mục vụ. Tôi cũng sẽ học hỏi với các linh mục. Ngoài ra, cần có thời gian tiếp cận trực tiếp giáo phận mới biết được phải làm gì và làm như thế nào. Tóm lại, tôi sẽ theo phương pháp Công Giáo tiến hành : xem - xét - làm.
PV. Xin Đức Cha cho chúng con biết đôi chút về hành trình ơn gọi của mình ?
Đức Cha An-phong : Hành trình ơn gọi của tôi, như mọi anh em chủng sinh cùng thời, không hoàn toàn suôn sẻ. Tôi bắt đầu đi tu vào năm 12 tuổi, trải qua bảy năm tu học rất thần tiên tại Tiểu chủng viện Thánh Gioan ở Đà Nẵng. Tiếp đó là ba năm triết học êm đềm tại Đại chủng viện Hòa Bình, cũng ở Đà Nẵng. Sau biến cố 1975, dù chủng viện đóng cửa, tôi vẫn may mắn được học thêm ba năm thần học tại Tòa giám mục Đà nẵng, vừa học vừa làm một nghề gì đó để mưu sinh. Tôi đã từng làm nghề thợ nhuộm, hớt tóc, vấn thuốc lá... mà đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ những kỷ niệm cười ra nước mắt khi cầm tông đơ hớt tóc. Cuối năm 1978, tôi làm nghĩa vụ thanh niên tại công trường thủy lợi Phú Ninh trong ba năm rưỡi. Trở về, tôi lặng lẽ tu học và lao động thêm tám năm nữa. Ngày 27.12.1990, tôi được chịu chức linh mục và làm phó xứ Tam Kỳ trong bốn năm. Từ 1994-1998, tôi được gửi đi học giáo luật tại đại học Công Giáo Paris. Về nước, tôi phụ trách giáo xứ Hà Lam trong hai năm, rồi giáo xứ Trà Kiệu nơi có Trung Tâm Thánh Mẫu giáo phận trong ba năm, đồng thời dạy học tại Đại chủng viện Huế. Năm 2003, tôi gia nhập hội Linh Mục Xuân Bích và làm công việc đào tạo tại chủng viện này. Những trắc trở khách quan nằm trong giai đoạn từ 1975-1990, mà nhờ ơn Chúa, tôi vẫn giữ được ơn gọi.
PV. Đức Cha đã từng làm quản xứ, rồi giáo sư và giám đốc chủng viện, Đức Cha nhận thấy đâu là ưu tiên trong công việc của một mục tử trong giáo phận ?
Đức Cha An-phong : Việc mục vụ còn được gọi là việc chăm sóc các linh hồn (cura animarum), nên ưu tiên thứ nhất của một mục tử là săn sóc phần hồn của giáo dân. Thánh vịnh 22 vẽ nên bức tranh của việc mục vụ : dẫn chiên đến đồng cỏ xanh, bờ suối mát để được bổ dưỡng ; chăm sóc chiên cho mạnh khoẻ, không bệnh tật ; canh chừng không để chiên bị lạc hay bị sói tấn công... Tại giáo phận Hưng Hóa có nhiều họ đạo vắng bóng linh mục ba bốn mươi năm nay, giáo dân vẫn giữ đức tin, có những tín hữu chỉ tham dự thánh lễ được một hai lần trong năm... Chúng ta phải chạnh lòng thương họ như Chúa Giêsu xưa, vì họ “tất tưởi bơ vơ như chiên không có người chăn” (Mt 9, 32).
Ưu tư thứ hai là hệ luận của ưu tư trên, là lo cho có những mục tử tốt. Hưng Hoá cho đến nay vẫn có nhiều ơn gọi linh mục và tu sĩ, vẫn có nhiều người muốn làm thợ trong cánh đồng của Chúa. Phải làm sao giúp họ theo đuổi ơn gọi cao quý này.
Ưu tư thứ ba : đứng trước những thực trạng đáng buồn như nghèo đói, thất học, tệ nạn xã hội..., tôi băn khoăn mình sẽ làm gì để đẩy lùi những thực trạng trên.
Tóm lại, xây dựng con người là ưu tiên mục vụ, trước khi xây dựng những gì khác.
PV. Đức Cha là một trong những vị Giám mục đầu tiên được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm. Đức Cha có thể chia sẻ cho chúng con một vài tâm tình cũng như mong ước của Đức Cha trong những ngày chuẩn bị về nhận sứ vụ mới ?
Đức Cha An-phong : Đức Phanxicô đã lay động con tim mọi người từ khi được chọn làm giáo hoàng, ngài mở ra cho Giáo Hội một hướng đi mới khi chọn sống đơn sơ giản dị, thanh thoát vật chất và gần gũi với mọi người, là anh em với mọi người. Làm giáo hoàng mà ngài vẫn nhớ đến một người làm vườn, một ông thợ đóng giầy, một tu sĩ quen biết. Ngài cúi xuống rửa chân cho các tù nhân trẻ trong trại giam, dâng thánh lễ hàng ngày trong một nhà nguyện cho giáo dân tham dự... Tôi vui mừng được là một trong những giám mục đầu tiên của triều đại ngài. Cảm kích về một câu nói ấn tượng trong bài giảng lễ Dầu thứ Năm Tuần Thánh năm nay, tôi đã chọn câu nói đó làm châm ngôn : “Mang vào mình mùi chiên”. Tôi nguyện sống gần gũi với đoàn chiên, chia sẻ đau khổ và khó khăn, nhận lấy bệnh tật của họ như là của mình. Chúa Giêsu đã nêu gương như thế, khi “mang lấy các tật nguyền của ta, và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Ys 53,4). Ngài không ngần ngại ăn uống với người thu thuế, tiếp xúc với người cùng đinh, cúi xuống với những người đau khổ bệnh hoạn... Cũng vì muốn dấn thân theo đường hướng của Đức Phanxicô, nên tôi đã xin được thụ phong tại Hưng Hóa, để nhập cuộc ngay từ giây phút khởi đầu sứ vụ giữa lòng dân Chúa.
PV. Chúng con xin hỏi một câu hỏi có tính riêng tư. Đức Cha có thể chia sẻ cho chúng con một chút về gia đình Đức Cha, một gia đình có đến ba anh em được Chúa gọi làm linh mục trong Hội Thánh Công Giáo?
Đức Cha An-phong : Gia đình chúng tôi được hồng phúc dâng cho Chúa ba người con : anh làm quản xứ Tam Kỳ, giáo phận Đà Nẵng ; em út làm linh mục tại giáo phận Regina (Canada), và tôi. Cha mẹ và anh chị em chúng tôi là những giáo hữu bình thường, ít học, nhưng có lòng tin kính Chúa và giữ đạo tốt. Gia đình có thói quen tốt lành là không bỏ giờ kinh tối. Cha mẹ tôi thường bảo : “Mỗi ngày ta nhận được bao nhiêu ơn Chúa, mà tối đến không có lời kinh cám tạ Chúa, coi sao được” ! Trong những năm khó khăn, thấy gia đình bị khốn đốn ở vùng kinh tế mới, hai anh em chúng tôi nảy ý định xin về giúp gia đình một thời gian rồi sau tu tiếp, nhưng cha mẹ tôi cương quyết : “Các con cứ việc đi theo Chúa, không phải bận tâm tới gia đình, cứ coi như cha mẹ và các em chết hết rồi” ! Trong những lá thư gửi cho chúng tôi, ba tôi thường kết thúc như sau : “Ba mẹ và các em hằng cầu xin Chúa cho các con được ơn bền đỗ trong nhà Chúa”. Tôi nghĩ rằng nhờ lòng đạo đức của gia đình mà chúng tôi đã được Chúa chọn.
PV. Chúng con xin chân thành cám ơn Đức Cha. Người đọc và người viết chúng con sẽ cầu nguyện nhiều cho Đức Cha trong sứ vụ mới. Xin Đức Cha chúc lành cho chúng con.
Gioan Lê Quang Vinh
(vietCatholic News)