MỪNG 80 NĂM ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU TÂM MỸ CA
VÀ CHÚC PHONG VIỆN PHỤ TIÊN KHỞI
Sáng thứ Bảy 01.11.2014, ngày LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ, trong tâm tình Tạ Ơn Thiên Chúa, ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU TÂM MỸ CA mừng kỷ niệm 80 năm thành lập (1934-2014) và chúc phong Viện Phụ tiên khởi.
Bầu trời trong xanh, khí hậu mát mẻ sau những trận mưa ngày hôm trước mới dứt. Từ sáng sớm, đoạn đường từ quốc lộ 1A vào Đan Viện khoảng 3km bỗng nhiên rộn ràng, nhiều xe đi vào hơn mọi ngày. Bầu khí yên tĩnh thường ngày của khuôn viện Đan viện nhường chổ cho niềm hân hoan của cả rừng người nhộn nhịp tiến vào. Một điều thật ấn tượng là giữa nơi quang cảnh nhẹ nhàng êm ả của Đan viện, lại văng vẳng âm thanh du dương của núi rừng Tây Nguyên, đến gần mới biết chính là đội kòong chiêng Tây Nguyên từ Gia Lai Kontum do cha Tôma Thượng, bạn của tân viện phụ, đưa xuống mừng lễ cùng Đan viện. Các nghệ sĩ trong bộ trang phục truyền thống của người dân tộc Tây Nguyên chơi rất hay, làm cho quí khách đến dự lễ vô cùng thích thú. Các Đan sĩ với tu phục đen trắng giản dị, khuôn mặt rạng rỡ đầy vẻ vui mừng, ân cần đón chào quý Đức Cha, quý Viện phụ, quý cha, quý tu sĩ, quý ông bà cố, quý khách xa gần đến hiệp dâng thánh lễ Tạ Ơn.
Vào lúc 08 giờ 50, một đan sĩ đọc lại tóm lược lịch sử của đan viện mà chúng tôi ghi lại được những thời điểm quan trọng qua 4 giai đoạn trải dài trong 80 năm như sau:
- Ngày 21.03.1934 ghi dấu thành lập Đan viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca trên bán đảo Cam Ranh, giáo phận Quy Nhơn, nay thuộc giáo phận Nha Trang. Tháng 10 năm 1932, sau những dịp thăm viếng Đan viện Phước Sơn tại Quảng Trị, Viện phụ André Drillon, Hội trưởng của Hội Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm (được thành lập tại Miền Nam Pháp năm 1954 - Năm công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm - đã quyết định thành lập một Đan viện tại Việt Nam với linh đạo Sống đời cầu nguyện và lao động trong cô tịch theo tinh thần Tu Luật Thánh Tổ Biển Đức và Ba Thánh Sáng Lập Xitô: Robertô, Albêricô và Stêphanô. Viện phụ Hội Trưởng đã gửi viện của Dòng là các Placide Berthéas, Charles Fetweis và cha Eugène Paulin tới Việt Nam.
a- Giai đoạn 1 - Giai đoạn thành lập: 1934-1954:Giai đoạn khởi đầu với sự hiện diện của các vị sáng lập đến từ nhà Mẹ. Giai đoạn này chấm dứt với biến cố xảy đến cho quê hương: Hiệp định Genève, chia đôi đất nước với giòng sông Bến Hải phân cách.
b- Giai đoạn 2:
Từ năm 1954 đến 1975: Cuộc sống tương đối an bình cho tới năm 1975 Trong giai đoạn này cộng đoàn cố gắng phát triển về mọi mặt, không kể về phương diện đời sống thiêng liêng qua lao động và kinh nguyện phụng vụ. Các đan sĩ còn được trau dồi về mặt kiến thức.
Biến cố 1975 xảy đến làm cho cuộc sống của đan viện bị ảnh hưởng trầm trọng. Các sinh viên ở Thụy Sĩ không về được, các đan sĩ trẻ ra đi... Tháng 7 năm 1977, hầu hết các cơ sở vật chất, ruộng đất của đan viện bị tịch thu. Các đan sĩ phải rời bỏ Mỹ Ca để tới lập cư tại đồn điền của đan viện đã có từ năm 1959 tại thôn Lập Định Xả Cam Hòa, huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa bây giờ.
Và tại nơi này từ năm 1975-1978, đan viện đã cắt đất biếu tặng cho dân, cho giáo họ Suối Hòa. Từ 45 mẫu đất, hiện nay, ngoài số chia cho dân, đan viện cũng chỉ còn giữ lại được 5 mẫu.
c- Giai đoạn 3:
Từ năm 1977 - 1994: Vâng, mười 14 năm cộng đoàn trở lại như hạt mầm, được vùi lấp dưới đất. Âm thầm, rất âm thầm. Tuy nhiên trong giai đoạn này, dù không còn người, chỉ còn 3 rồi 2 linh mục và 2 đan sĩ, đan viện cũng hợp tác với giáo phận trong việc thành lập và coi sóc giáo họ Suối Hòa cho tới năm 1994.
d- Giai đoạn 4:
Từ năm 1994 cho tới hôm nay: Hạt mầm được gieo xuống, đã mục nát đi và đã nảy sinh cây sống đang vươn mình lên. Sự hồi sinh, vươn lên được đánh dấu qua các phương diện.
Bầu trời trong xanh, khí hậu mát mẻ sau những trận mưa ngày hôm trước mới dứt. Từ sáng sớm, đoạn đường từ quốc lộ 1A vào Đan Viện khoảng 3km bỗng nhiên rộn ràng, nhiều xe đi vào hơn mọi ngày. Bầu khí yên tĩnh thường ngày của khuôn viện Đan viện nhường chổ cho niềm hân hoan của cả rừng người nhộn nhịp tiến vào. Một điều thật ấn tượng là giữa nơi quang cảnh nhẹ nhàng êm ả của Đan viện, lại văng vẳng âm thanh du dương của núi rừng Tây Nguyên, đến gần mới biết chính là đội kòong chiêng Tây Nguyên từ Gia Lai Kontum do cha Tôma Thượng, bạn của tân viện phụ, đưa xuống mừng lễ cùng Đan viện. Các nghệ sĩ trong bộ trang phục truyền thống của người dân tộc Tây Nguyên chơi rất hay, làm cho quí khách đến dự lễ vô cùng thích thú. Các Đan sĩ với tu phục đen trắng giản dị, khuôn mặt rạng rỡ đầy vẻ vui mừng, ân cần đón chào quý Đức Cha, quý Viện phụ, quý cha, quý tu sĩ, quý ông bà cố, quý khách xa gần đến hiệp dâng thánh lễ Tạ Ơn.
Vào lúc 08 giờ 50, một đan sĩ đọc lại tóm lược lịch sử của đan viện mà chúng tôi ghi lại được những thời điểm quan trọng qua 4 giai đoạn trải dài trong 80 năm như sau:
- Ngày 21.03.1934 ghi dấu thành lập Đan viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca trên bán đảo Cam Ranh, giáo phận Quy Nhơn, nay thuộc giáo phận Nha Trang. Tháng 10 năm 1932, sau những dịp thăm viếng Đan viện Phước Sơn tại Quảng Trị, Viện phụ André Drillon, Hội trưởng của Hội Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm (được thành lập tại Miền Nam Pháp năm 1954 - Năm công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm - đã quyết định thành lập một Đan viện tại Việt Nam với linh đạo Sống đời cầu nguyện và lao động trong cô tịch theo tinh thần Tu Luật Thánh Tổ Biển Đức và Ba Thánh Sáng Lập Xitô: Robertô, Albêricô và Stêphanô. Viện phụ Hội Trưởng đã gửi viện của Dòng là các Placide Berthéas, Charles Fetweis và cha Eugène Paulin tới Việt Nam.
a- Giai đoạn 1 - Giai đoạn thành lập: 1934-1954:Giai đoạn khởi đầu với sự hiện diện của các vị sáng lập đến từ nhà Mẹ. Giai đoạn này chấm dứt với biến cố xảy đến cho quê hương: Hiệp định Genève, chia đôi đất nước với giòng sông Bến Hải phân cách.
b- Giai đoạn 2:
Từ năm 1954 đến 1975: Cuộc sống tương đối an bình cho tới năm 1975 Trong giai đoạn này cộng đoàn cố gắng phát triển về mọi mặt, không kể về phương diện đời sống thiêng liêng qua lao động và kinh nguyện phụng vụ. Các đan sĩ còn được trau dồi về mặt kiến thức.
Biến cố 1975 xảy đến làm cho cuộc sống của đan viện bị ảnh hưởng trầm trọng. Các sinh viên ở Thụy Sĩ không về được, các đan sĩ trẻ ra đi... Tháng 7 năm 1977, hầu hết các cơ sở vật chất, ruộng đất của đan viện bị tịch thu. Các đan sĩ phải rời bỏ Mỹ Ca để tới lập cư tại đồn điền của đan viện đã có từ năm 1959 tại thôn Lập Định Xả Cam Hòa, huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa bây giờ.
Và tại nơi này từ năm 1975-1978, đan viện đã cắt đất biếu tặng cho dân, cho giáo họ Suối Hòa. Từ 45 mẫu đất, hiện nay, ngoài số chia cho dân, đan viện cũng chỉ còn giữ lại được 5 mẫu.
c- Giai đoạn 3:
Từ năm 1977 - 1994: Vâng, mười 14 năm cộng đoàn trở lại như hạt mầm, được vùi lấp dưới đất. Âm thầm, rất âm thầm. Tuy nhiên trong giai đoạn này, dù không còn người, chỉ còn 3 rồi 2 linh mục và 2 đan sĩ, đan viện cũng hợp tác với giáo phận trong việc thành lập và coi sóc giáo họ Suối Hòa cho tới năm 1994.
d- Giai đoạn 4:
Từ năm 1994 cho tới hôm nay: Hạt mầm được gieo xuống, đã mục nát đi và đã nảy sinh cây sống đang vươn mình lên. Sự hồi sinh, vươn lên được đánh dấu qua các phương diện.