SUY TƯ VỀ THÁNH GIÁ GIỮA ĐẠI DỊCH COVID-19
Têrêxa Nhỏ
TGPHANOI (13.9.2021) - Cứ mỗi dịp được hát những bài thánh ca về Thánh giá tôi lại nhớ hồi còn nhỏ. Mỗi lần trong xứ đạo xảy ra những chuyện như: Người bố trong gia đình đột nhiên ra đi để lại người vợ trẻ và những đứa con nheo nhóc; rồi chuyện người mẹ cứ gào thét bên đứa con đã ra đi vì đuối nước hay chuyện gia đình nhà kia có người mất vì tai nạn;… tôi thường nghe bố mẹ nói chuyện với nhau: Thánh giá nhà đó nặng quá! Tôi nghe mà cũng chẳng hiểu là bao vì theo suy nghĩ của một đứa trẻ như tôi lúc đó, thì Thánh giá là một biểu tượng chứ đâu phải là những chuyện như thế. Nhưng khi lớn hơn, được học hỏi về giáo lý, tôi đã hiểu được phần nào về mầu nhiệm Thánh giá. Tuy nhiên, tôi nghĩ: những tâm tư và nỗi lòng mà người mang thánh giá phải chịu thì chắc có lẽ sẽ mãi là một câu hỏi để mở.
Bạn biết không! kể từ ngày tôi yêu chiếc áo dài đen với chiếc lúp viền trắng nhẹ nhàng và giản dị, thì năm nào đến lễ Suy tôn Thánh giá, tôi cũng thấy Hội dòng mình chầu Tam nhật để mừng lễ. Không rõ Tam nhật này bắt đầu từ khi nào, nhưng mỗi lần suy niệm về Thánh giá tôi đều cảm nghiệm được một điều khác biệt.
Bạn biết không! kể từ ngày tôi yêu chiếc áo dài đen với chiếc lúp viền trắng nhẹ nhàng và giản dị, thì năm nào đến lễ Suy tôn Thánh giá, tôi cũng thấy Hội dòng mình chầu Tam nhật để mừng lễ. Không rõ Tam nhật này bắt đầu từ khi nào, nhưng mỗi lần suy niệm về Thánh giá tôi đều cảm nghiệm được một điều khác biệt.
Dịp lễ suy tôn Thánh giá năm nay vào đúng thời điểm nóng của cơn đại dịch Covid - 19. Dịch bệnh này có thể coi như một thánh giá của con người hôm nay vậy. Nó lan rộng khắp các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Virus nhỏ bé này đã chế ngự cuộc sống của chúng ta hai năm nay rồi. Hiện tại, nó không hề suy giảm mà ngày càng bùng phát mạnh mẽ hơn. Số ca nhiễm mỗi lúc một gia tăng, số người chết vì dịch bệnh mỗi ngày một nhiều.
Có người nhận xét rằng: “Đây đúng là cuộc chiến tranh thế giới thứ ba”. Cuộc chiến này không có súng đạn, không có đổ máu nhưng lại có tử vong. Nó làm cho nhà nhà, người người phải chia ly, kẻ ở người đi không một cái nhìn trăng trối. Thật vậy, những bữa cơm gia đình; những buổi hội ngộ bên người thân; những thánh lễ tại các giáo đường; những buổi kinh tối trong họ đạo… đang là niềm khao khát của biết bao người. Bởi chính họ lại đang là những người phải cách ly, chính họ là người đang phải chiến đấu để giành giật lấy từng hơi thở, chính họ là những người không biết ngày mai mình có còn có mặt trên đời hay không,… Người ở nhà, kẻ ở bệnh viện, người ở khu cách ly tất cả đều sống trong tình trạng hoang mang và lo lắng. Họ hỏi nhau: Chúa đâu? Người ở trên cao hay nơi nao trong cuộc đời này? Ngoài kia hoa vẫn nở, đường xưa vẫn còn, trời vẫn xanh trong… nhưng sao lòng người như mất hy vọng?
Có người nhận xét rằng: “Đây đúng là cuộc chiến tranh thế giới thứ ba”. Cuộc chiến này không có súng đạn, không có đổ máu nhưng lại có tử vong. Nó làm cho nhà nhà, người người phải chia ly, kẻ ở người đi không một cái nhìn trăng trối. Thật vậy, những bữa cơm gia đình; những buổi hội ngộ bên người thân; những thánh lễ tại các giáo đường; những buổi kinh tối trong họ đạo… đang là niềm khao khát của biết bao người. Bởi chính họ lại đang là những người phải cách ly, chính họ là người đang phải chiến đấu để giành giật lấy từng hơi thở, chính họ là những người không biết ngày mai mình có còn có mặt trên đời hay không,… Người ở nhà, kẻ ở bệnh viện, người ở khu cách ly tất cả đều sống trong tình trạng hoang mang và lo lắng. Họ hỏi nhau: Chúa đâu? Người ở trên cao hay nơi nao trong cuộc đời này? Ngoài kia hoa vẫn nở, đường xưa vẫn còn, trời vẫn xanh trong… nhưng sao lòng người như mất hy vọng?
Giáo sư Ronda Chervin của Đại Chủng viện thánh Gioan tại Camarillo, California đã kể về một biến cố đau thương của gia đình bà như sau: Năm 1991, con trai tôi, Charles, đã nhảy từ một cây cầu xuống sông để tự tử ở Big Sure, California. Trong lá thư tuyệt mệnh gửi cho gia đình, con trai tôi nói rằng: nó không thể chịu nổi các đau khổ mà nó không thể tránh được trong thế giới này. Bà nói: chẳng có nỗi đau nào mà chúng tôi đã từng trải qua trước đây, có thể sánh được với nỗi đau mà chúng tôi đang phải gánh chịu vì cái chết của con trai chúng tôi. Tại sao? Tại sao? Có lẽ tiếng kêu của bà Ronda Chervin cũng là tiếng kêu của bao người dân trong cơn đại dịch lúc này.
Virus Corona không phân biệt già - trẻ, giàu - nghèo hay sang - hèn. Tất cả đều có thể nhiễm và chết. Khi chứng kiến những người thân của mình lần lượt ra đi không một lời từ biệt, hay khi chính mình lại là nạn nhân của dịch bệnh Covid, họ đã kêu lên: Lạy Chúa ! Tại sao Người lại vắng mặt khi những chuyện này xảy ra? Tại sao Chúa không cứu những người Chúa thương mến? Thánh giá mà chúng con đang phải mang lúc này là quá sức đối với chúng con rồi… Và còn biết bao những câu hỏi khác để chất vấn Chúa. Phải chăng vì Thánh giá quá nặng, khó vác nên họ đã phải cất tiếng kêu cứu?
Thật ra, nếu cứ loay hoay đi tìm câu trả lời cho những vấn đề đó thì tôi nghĩ, sẽ không bao giờ có câu trả lời nào thỏa đáng cho đủ, nhưng tôi sẽ được an ủi phần nào khi nhớ lại câu chuyện của anh Lazarô trong Tin Mừng Gioan. Tại sao Chúa không đến cứu Lazarô ngay, dù Người rất yêu quí anh ấy? Tại sao Chúa lại để Lazarô chết trước rồi mới cứu? Câu trả lời sẽ dạy ta một bài học quan trọng về Chúa Giêsu, về Thiên Chúa và đức tin. “Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa cứu thoát ta theo lẽ thường, mà là Thiên Chúa cứu chuộc ta. Thiên Chúa không can thiệp để cứu ta khỏi nhục nhã, đau khổ và chết chóc. Người cứu chuộc ta khi ta đã qua nhục nhã, đau khổ và phải chết.” (x. Cuộc Thương khó và Thập giá – Ronald Rolheiser). Đây là một trong những mặc khải quan trọng của Thập giá. Chúng ta có một Thiên Chúa cứu chuộc chứ không phải một Thiên Chúa cứu chữa. Thật không dễ để có thể hiểu được điều này, mà đôi khi, chúng ta cần phải cố gắng chiến đấu mới có được niềm tin sâu sắc đó.
Virus Corona không phân biệt già - trẻ, giàu - nghèo hay sang - hèn. Tất cả đều có thể nhiễm và chết. Khi chứng kiến những người thân của mình lần lượt ra đi không một lời từ biệt, hay khi chính mình lại là nạn nhân của dịch bệnh Covid, họ đã kêu lên: Lạy Chúa ! Tại sao Người lại vắng mặt khi những chuyện này xảy ra? Tại sao Chúa không cứu những người Chúa thương mến? Thánh giá mà chúng con đang phải mang lúc này là quá sức đối với chúng con rồi… Và còn biết bao những câu hỏi khác để chất vấn Chúa. Phải chăng vì Thánh giá quá nặng, khó vác nên họ đã phải cất tiếng kêu cứu?
Thật ra, nếu cứ loay hoay đi tìm câu trả lời cho những vấn đề đó thì tôi nghĩ, sẽ không bao giờ có câu trả lời nào thỏa đáng cho đủ, nhưng tôi sẽ được an ủi phần nào khi nhớ lại câu chuyện của anh Lazarô trong Tin Mừng Gioan. Tại sao Chúa không đến cứu Lazarô ngay, dù Người rất yêu quí anh ấy? Tại sao Chúa lại để Lazarô chết trước rồi mới cứu? Câu trả lời sẽ dạy ta một bài học quan trọng về Chúa Giêsu, về Thiên Chúa và đức tin. “Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa cứu thoát ta theo lẽ thường, mà là Thiên Chúa cứu chuộc ta. Thiên Chúa không can thiệp để cứu ta khỏi nhục nhã, đau khổ và chết chóc. Người cứu chuộc ta khi ta đã qua nhục nhã, đau khổ và phải chết.” (x. Cuộc Thương khó và Thập giá – Ronald Rolheiser). Đây là một trong những mặc khải quan trọng của Thập giá. Chúng ta có một Thiên Chúa cứu chuộc chứ không phải một Thiên Chúa cứu chữa. Thật không dễ để có thể hiểu được điều này, mà đôi khi, chúng ta cần phải cố gắng chiến đấu mới có được niềm tin sâu sắc đó.
Tôi nghĩ trong cuộc sống, dù bất kể mình ở vào hoàn cảnh nào thì cũng vẫn luôn có thánh giá. Thánh giá của bệnh tật; thánh giá của sự ghen ghét, đố kỵ; thánh giá của những đau khổ tinh thần; thánh giá khi con người đối xử tệ bạc với nhau;… Có thánh giá thoáng qua và cũng có thánh giá liên lỉ lâu dài; Có thánh giá dễ vác và cũng có thánh giá khó vác; Có thánh giá sinh ích lợi cho ta và cũng có thánh giá sinh ích lợi cho tha nhân. Và có lẽ, thánh giá bệnh dịch mà chúng ta đang phải vác vào thời điểm lúc này là thánh giá liên lỉ không biết đến bao giờ. Nó đã khiến con người quá mệt mỏi, tưởng chừng như buông xuôi và dần như là thất vọng. Người ta nghĩ Thiên Chúa đã bỏ mình nên Người mới im lặng. Nhưng câu chuyện Chúa ngủ trên chiếc thuyền bị sóng đánh của các môn đệ ở biển hồ Galilê năm xưa vẫn còn nguyên giá trị. Chúa vẫn ở đó, Ngài vẫn bên cạnh các ông nhưng lo sợ đã làm các ông quên mất sự hiện diện của Chúa. Lúc này đây, Thiên Chúa cũng vậy. Người cũng đang đau nỗi đau của con người, Người buồn nỗi buồn của con người. Nhưng lo lắng đã làm cho ta không nhận ra Chúa. Người vẫn luôn ở bên chúng ta “cho dù người mẹ có quên đứa con của mình, phần Ta, Ta sẽ không quên ngươi” (Is 49,15).
Thực tế, Thánh giá là điều tất yếu của cuộc sống và con người không thể chốn chạy khỏi nó. Mỗi người đều phải vác Thánh giá của mình và như vậy thì những đau khổ tôi đang chịu lúc này vì đại dịch có liên hệ với những những đau khổ của Chúa Giêsu trên thập giá, và bằng cách nào đó, những đau khổ ấy đều đem lại ơn cứu độ cho tôi. “Hãy gắng nhẹ nhàng chấp nhận những gì cần phải như vậy”. Đừng ngồi đó mà nguyền rủa bóng đêm của đau khổ, nhưng hãy thắp lên một ngọn lửa của niềm tin và sự hy vọng. Cuộc đời đã khổ quá rồi vì thế đừng tăng thêm gánh nặng cho nhau. Vác đỡ thánh giá cho nhau bằng sự cảm thông và chia sẻ lại chẳng tốt hơn sao! Được như vậy, Thánh giá sẽ trở nên nhẹ nhàng biết bao! và khi ấy, con người sẽ cảm nhận được những đau khổ như là “nụ hôn từ Thánh giá”.
“Hãy trút nhẹ gánh lo vào tay Chúa, Người sẽ đỡ đần cho” (Tv 54,23). Có được trải nghiệm về Thánh giá đời mình như vậy, thì tôi thiết nghĩ ngày lễ Suy tôn Thánh giá sẽ không chỉ dừng lại ở những nghi thức phụng vụ và những bài thánh ca du dương, nhưng nó còn mang một ý nghĩa thật thánh thiêng hơn nữa. Ước gì chiếc dằm Covid không làm cho thánh ý Chúa bị “phong tỏa” bằng những suy nghĩ tiêu cực, bi quan nhưng mở rộng tâm hồn ta đón nhận Thiên ý, để ngày lễ Suy tôn Thánh giá đọng lại trong ta những cảm thức đức tin về tình Chúa và tình người.
“Hãy trút nhẹ gánh lo vào tay Chúa, Người sẽ đỡ đần cho” (Tv 54,23). Có được trải nghiệm về Thánh giá đời mình như vậy, thì tôi thiết nghĩ ngày lễ Suy tôn Thánh giá sẽ không chỉ dừng lại ở những nghi thức phụng vụ và những bài thánh ca du dương, nhưng nó còn mang một ý nghĩa thật thánh thiêng hơn nữa. Ước gì chiếc dằm Covid không làm cho thánh ý Chúa bị “phong tỏa” bằng những suy nghĩ tiêu cực, bi quan nhưng mở rộng tâm hồn ta đón nhận Thiên ý, để ngày lễ Suy tôn Thánh giá đọng lại trong ta những cảm thức đức tin về tình Chúa và tình người.
Nguồn: tonggiaophanhanoi.org/
(WHĐ)