NOEL 2022 - MỘT THOÁNG SUY TƯ
Lm. Phanxicô Salêsiô Lê Văn La Vinh, OP
WHĐ (17.12.2022) - Thời gian thấm thoát thoi đưa, và một lần nữa lễ Giáng sinh, Noel 2022 lại đến. Cũng như mọi kỳ - trong mùa Noel - từ các xứ đạo, các gia đình Kitô hữu, rồi các đường phố, khu chợ cho đến các nhà hàng, khu vui chơi... đều có những chương trình, những kế hoạch để chuẩn bị đón mừng ngày đại lễ này.
Với những Kitô hữu – cách riêng là người Công giáo – đã chuẩn bị cho đại lễ này trong thời gian 4 tuần Mùa Vọng: chuẩn bị trong tâm hồn, trong đời sống đức tin; và chuẩn bị mừng ngày đại lễ khi có kế hoạch trang trí Noel, và chuẩn bị chương trình mừng Noel trong xứ đạo, trong khu xóm của mình.
Ý nghĩa của ngày lễ Giáng sinh là kỷ niệm NGÀY THIÊN CHÚA ĐẾN Ở VỚI CON NGƯỜI. Ngài đến để chia sẻ kiếp sống phàm nhân, Ngài đến để nói lên tình yêu thương vô bờ bến của Thiên Chúa, và Ngài đến để cứu độ con người và trả lại cho con người cái quyền làm Con Thiên Chúa. Hơn nữa, qua trình thuật Kinh thánh, biến cố Giáng sinh của Đức Giêsu như một luồng ánh sáng bừng lên soi chiếu cho cả nhân loại đang mò mẫm bước đi trong đêm tối: đêm tối của tội lỗi, của tham, sân, si mà “cái vết sẹo” nơi Tội nguyên tổ như vẫn chực chờ khuấy động lòng người. Ngày lễ Giáng sinh lại đến một lần nữa trong cuộc đời mỗi người để nhắc nhớ rằng Chúa Kitô đã đến để đem niềm vui, bình an và sự hy vọng cho con người. Ngài đã đến để giải thoát chúng ta.
Ý nghĩa của ngày lễ Giáng sinh là kỷ niệm NGÀY THIÊN CHÚA ĐẾN Ở VỚI CON NGƯỜI. Ngài đến để chia sẻ kiếp sống phàm nhân, Ngài đến để nói lên tình yêu thương vô bờ bến của Thiên Chúa, và Ngài đến để cứu độ con người và trả lại cho con người cái quyền làm Con Thiên Chúa. Hơn nữa, qua trình thuật Kinh thánh, biến cố Giáng sinh của Đức Giêsu như một luồng ánh sáng bừng lên soi chiếu cho cả nhân loại đang mò mẫm bước đi trong đêm tối: đêm tối của tội lỗi, của tham, sân, si mà “cái vết sẹo” nơi Tội nguyên tổ như vẫn chực chờ khuấy động lòng người. Ngày lễ Giáng sinh lại đến một lần nữa trong cuộc đời mỗi người để nhắc nhớ rằng Chúa Kitô đã đến để đem niềm vui, bình an và sự hy vọng cho con người. Ngài đã đến để giải thoát chúng ta.
Thế nhưng, nhìn vào thực tế, chúng ta thấy “tình hình” dường như vẫn còn bề bộn, vẫn còn ngổn ngang... mặc dầu Chúa Cứu thế đã đến. Trên bình diện vĩ mô, chúng ta thấy vẫn còn đó chiến tranh giữa các quốc gia, các dân tộc. Những hiềm khích, những gian dối lừa lọc đã gieo rắc nhiều sự bất an nơi cộng đồng nhân lại hôm nay. Trong phạm vi hẹp hơn nơi những nhóm nhỏ, nơi các gia đình, nơi mỗi cá nhân chúng ta vẫn còn thấy ganh ghét, có bất công và nhiều sự xáo trộn... Tất cả những điều này dường như lấn át, đẩy lui và làm nhạt nhoà đi “ý niệm” THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA mà ngày lễ Giáng sinh hàng năm mang lại.
Phải chăng đây cũng là một đề tài suy niệm, một gợi ý tĩnh tâm cho mỗi lần Mùa Vọng về?
Khoan nói đến chuyện vĩ mô nơi thế giới, nơi nhân loại vũ hoàn mà chỉ cần nhìn lại nơi bản thân mỗi Kitô hữu. Qua Bí tích Rửa tội, chúng ta đã được trở nên Con Thiên Chúa, được rửa sạch vết nhơ nguyên tội. Nhưng vết sẹo và những tổn thương do nguyên tội gây nên vẫn còn âm ỉ tồn tại trong cuộc sống mỗi người. Vết sẹo này, tổn thương này cứ “nằm chờ” tìm cơ hội để quật ngã chúng ta trong cuộc sống mỗi ngày. Và có ai đó trong chúng ta đã từng bị quật ngã...
Phải chăng đây cũng là một đề tài suy niệm, một gợi ý tĩnh tâm cho mỗi lần Mùa Vọng về?
Khoan nói đến chuyện vĩ mô nơi thế giới, nơi nhân loại vũ hoàn mà chỉ cần nhìn lại nơi bản thân mỗi Kitô hữu. Qua Bí tích Rửa tội, chúng ta đã được trở nên Con Thiên Chúa, được rửa sạch vết nhơ nguyên tội. Nhưng vết sẹo và những tổn thương do nguyên tội gây nên vẫn còn âm ỉ tồn tại trong cuộc sống mỗi người. Vết sẹo này, tổn thương này cứ “nằm chờ” tìm cơ hội để quật ngã chúng ta trong cuộc sống mỗi ngày. Và có ai đó trong chúng ta đã từng bị quật ngã...
Như thế, sống Mùa Vọng và kỷ niệm biến cố Giáng sinh hàng năm phải chăng là một lần nhắc nhớ cho mỗi người chúng ta phải biết cảnh giác, phải biết chế ngự và kiểm soát được cái “vết sẹo” và những tổn thương do nguyên tội gây nên trong đời sống mỗi ngày? Cùng với lời kêu gọi của các ngôn sứ và giáo huấn của Giáo hội, chúng ta xem thử bản thân mình đang bị tác động nào của những tổn thương để chúng ta chế ngự, kiểm soát ... như là động thái của một người đang tỉnh thức để đi dọn cho Chúa một con đường. Con đường để cho ta đi đến với Chúa được thanh thản và bình an; và cũng là con đường để Chúa có thể (dễ dàng) đến với ta trong cuộc sống mỗi ngày.
CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA là thông điệp mà ngày đại lễ Giáng sinh không ngừng loan báo và xác tín mỗi năm trong xã hội loài người. Thông điệp này mang lại cho các Kitô hữu một sự an vui, một niềm hy vọng trong cuộc sống. Thiết nghĩ khi đã thấu hiểu và cảm nhận được chân lý này, mỗi Kitô hữu hôm nay sẽ là những sứ giả của niềm vui, là những tác nhân xây dựng hoà bình. Và ngược lại; niềm vui, sự bình an của ngày hoà bình mà ngôn sứ Isaia nói đến nhiều lần trong Mùa Vọng vẫn chưa hiển lộ trong thế giới hôm nay, phải chăng là có ai đó trong chúng ta chưa thấy hiểu, chưa cảm nghiệm và chưa làm cho sống động niềm vui và sự xác tín này? Mong sao đây là chuyện nhất thời và chỉ là giai đoạn trong dòng lịch sử để cho những người thiện tâm trong thế giới hôm nay sớm nhận được bình an trong cuộc sống của mình.
CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA là thông điệp mà ngày đại lễ Giáng sinh không ngừng loan báo và xác tín mỗi năm trong xã hội loài người. Thông điệp này mang lại cho các Kitô hữu một sự an vui, một niềm hy vọng trong cuộc sống. Thiết nghĩ khi đã thấu hiểu và cảm nhận được chân lý này, mỗi Kitô hữu hôm nay sẽ là những sứ giả của niềm vui, là những tác nhân xây dựng hoà bình. Và ngược lại; niềm vui, sự bình an của ngày hoà bình mà ngôn sứ Isaia nói đến nhiều lần trong Mùa Vọng vẫn chưa hiển lộ trong thế giới hôm nay, phải chăng là có ai đó trong chúng ta chưa thấy hiểu, chưa cảm nghiệm và chưa làm cho sống động niềm vui và sự xác tín này? Mong sao đây là chuyện nhất thời và chỉ là giai đoạn trong dòng lịch sử để cho những người thiện tâm trong thế giới hôm nay sớm nhận được bình an trong cuộc sống của mình.
Nhân loại chúng ta vừa trải qua cơn đại dịch và đang chứng kiến cuộc chiến tranh tương tàn nơi một phần của vùng đất châu Âu mà hậu quả và di chứng của “tai ương” này đang gây ra nhiều đau khổ và làm xáo trộn trầm trọng cho cuộc sống của nhân loại hôm nay. Đó là chuyện ở bên trời Tây. Cận kề hơn là nơi đất nước của mình, mọi người chúng ta đang gượng dậy sau cơn đại dịch thì giờ đây, hậu quả chiến tranh cũng đã ảnh hưởng và tác động xấu trên nhiều người trong chúng ta: việc làm, đồng lương đồng nợ, giá cả tiêu dùng… làm cho người dân Việt hôm nay thêm một lần nữa bận tâm, bất an và buồn phiền lo lắng.
Chúa lại một lần nữa đến với nhân loại chúng ta - Giáng sinh 2022 - trong bối cảnh này. Liệu rằng, sứ điệp bình an của ngày Giáng sinh và ý nghĩa của mầu nhiệm THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA sẽ mang lại được gì cho chúng ta trong hoàn cảnh này?
Chúa đã đến và Chúa vẫn hiện diện đồng hành với con người chúng ta trong mọi thời đại. Vấn đề còn lại là của con người; bởi lẽ, Người đã đến và “thế gian không nhận biết Người. Người đã đến mà mình mà người nhà không chịu đón nhận” (Ga 1,10b-12a).
Chúa lại một lần nữa đến với nhân loại chúng ta - Giáng sinh 2022 - trong bối cảnh này. Liệu rằng, sứ điệp bình an của ngày Giáng sinh và ý nghĩa của mầu nhiệm THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA sẽ mang lại được gì cho chúng ta trong hoàn cảnh này?
Chúa đã đến và Chúa vẫn hiện diện đồng hành với con người chúng ta trong mọi thời đại. Vấn đề còn lại là của con người; bởi lẽ, Người đã đến và “thế gian không nhận biết Người. Người đã đến mà mình mà người nhà không chịu đón nhận” (Ga 1,10b-12a).
Nhớ lại câu chuyện phỏng vấn một nữ kitô hữu Hoa Kỳ sau sự kiện khủng bố 11/9/2001.
Xin trích lại một đoạn của buổi phỏng vấn này
Khi người dẫn chương trình hỏi cô: “Tại sao Thiên Chúa lại có thể để xảy ra một thảm họa khủng khiếp như vậy?”
Câu trả lời của thiếu nữ này thật là thâm thúy:
“Tôi nghĩ là Thiên Chúa rất buồn vì điều đó, ít nhất là Ngài cũng buồn bằng chúng ta.
Từ bao năm nay, chúng ta đã yêu cầu Ngài đi ra khỏi trường học, khỏi chính phủ và khỏi đời sống của chúng ta.
Ngài là người 'quân tử' nên đã lẳng lặng rút lui. Làm sao chúng ta có thể mong Chúa ban ơn lành và che chở chúng ta khi chúng ta khẩn thiết xin Ngài để mặc chúng ta một mình?
Về những biến cố mới xảy ra như tấn công khủng bố, bắn giết trong trường học, chiến tranh..., tôi nghĩ rằng mọi sự đã bắt đầu với Madeleine Murray O’Hare, khi bà ấy than phiền là không nên đọc kinh trong trường học nữa. Và chúng ta đã đồng ý!
Rồi lại một người khác lại có ý kiến là chúng ta không nên đọc Kinh Thánh nơi trường học, cũng chính quyển Kinh Thánh trong đó dạy chúng ta: 'Chớ giết người, chớ trộm cắp, yêu thương tha nhân như chính bản thân mình, v.v...', và chúng ta cũng đã đồng ý!
Bây giờ chúng ta lại tự hỏi là tại sao con chúng ta không có lương tâm, tại sao chúng ta không phân biệt được thiện ác, và tại sao chúng ta có thể nhẫn tâm giết chết một thai nhi, một người thân hay chính mình.
Có thể sau khi suy nghĩ chín chắn, chúng ta đi đến kết luận: Chúng ta gieo nhân nào thì sẽ gặt quả ấy.” (Nguồn: Dòng Đồng Công Hoa Kỳ)
Những ngày mùa Vọng đang qua đi đại lễ Giáng sinh đã gần kề. Chúng ta đã chuẩn bị chu đáo bên trong, bề ngoài cho ngày đại lễ này với niềm mong ước có một lễ Giáng sinh thật an bình, thánh đức và nhiều niềm vui thiêng liêng cũng như nhiều hạnh phúc trong cuộc sống. Điều này thật cần thiết và thật ý nghĩa. Thế nhưng, điều quan trọng hơn có lẽ là chúng ta sống được lời mời gọi của thông điệp ngày đại lễ này: Chúng ta luôn vui, bình an, tin tưởng và hy vọng vì biết rằng THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA.
Khi người dẫn chương trình hỏi cô: “Tại sao Thiên Chúa lại có thể để xảy ra một thảm họa khủng khiếp như vậy?”
Câu trả lời của thiếu nữ này thật là thâm thúy:
“Tôi nghĩ là Thiên Chúa rất buồn vì điều đó, ít nhất là Ngài cũng buồn bằng chúng ta.
Từ bao năm nay, chúng ta đã yêu cầu Ngài đi ra khỏi trường học, khỏi chính phủ và khỏi đời sống của chúng ta.
Ngài là người 'quân tử' nên đã lẳng lặng rút lui. Làm sao chúng ta có thể mong Chúa ban ơn lành và che chở chúng ta khi chúng ta khẩn thiết xin Ngài để mặc chúng ta một mình?
Về những biến cố mới xảy ra như tấn công khủng bố, bắn giết trong trường học, chiến tranh..., tôi nghĩ rằng mọi sự đã bắt đầu với Madeleine Murray O’Hare, khi bà ấy than phiền là không nên đọc kinh trong trường học nữa. Và chúng ta đã đồng ý!
Rồi lại một người khác lại có ý kiến là chúng ta không nên đọc Kinh Thánh nơi trường học, cũng chính quyển Kinh Thánh trong đó dạy chúng ta: 'Chớ giết người, chớ trộm cắp, yêu thương tha nhân như chính bản thân mình, v.v...', và chúng ta cũng đã đồng ý!
Bây giờ chúng ta lại tự hỏi là tại sao con chúng ta không có lương tâm, tại sao chúng ta không phân biệt được thiện ác, và tại sao chúng ta có thể nhẫn tâm giết chết một thai nhi, một người thân hay chính mình.
Có thể sau khi suy nghĩ chín chắn, chúng ta đi đến kết luận: Chúng ta gieo nhân nào thì sẽ gặt quả ấy.” (Nguồn: Dòng Đồng Công Hoa Kỳ)
Những ngày mùa Vọng đang qua đi đại lễ Giáng sinh đã gần kề. Chúng ta đã chuẩn bị chu đáo bên trong, bề ngoài cho ngày đại lễ này với niềm mong ước có một lễ Giáng sinh thật an bình, thánh đức và nhiều niềm vui thiêng liêng cũng như nhiều hạnh phúc trong cuộc sống. Điều này thật cần thiết và thật ý nghĩa. Thế nhưng, điều quan trọng hơn có lẽ là chúng ta sống được lời mời gọi của thông điệp ngày đại lễ này: Chúng ta luôn vui, bình an, tin tưởng và hy vọng vì biết rằng THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA.
(WHĐ)