HÂN HOAN MONG CHỜ:
TRONG MÙA VỌNG, HÃY CHỦ TÂM TRÔNG ĐỢI
Aaron Lambert
WGPMT (13.12.2022) - Trong những năm gần đây, người ta thấy rằng khoảng 60 phần trăm độc giả chỉ đọc tiêu đề các tin. Điều này có nghĩa là nếu có bốn người như bạn đang đọc bài này, thì có sáu người khác chỉ liếc qua tiêu đề trên, cho dù nó nằm trong email hay mạng xã hội, nhưng họ thật sự không chọn bài này để đọc.
Theo một khía cạnh nào đó, thống kê đơn giản này phản ánh tình trạng xã hội ngày nay và tình trạng không ai trong chúng ta thích chờ đợi – dù đợi bất cứ sự gì. Dù chúng ta đang ngồi ở chốt đèn giao thông, đang đợi lượt vào nhà hàng hay đang chịu đựng cho qua các đoạn quảng cáo để đợi chương trình yêu thích, đa số chúng ta đều có một nhu cầu thường xuyên là phải làm một cái gì đó trong khi chờ đợi. Chúng ta không muốn chỉ chờ đợi và chỉ như thế.
Điện thoại thông minh có lẽ là thứ tiêu khiển mặc định thời nay. Thay vì ngước nhìn và quan sát thế giới quanh mình trong khi chờ đợi, chúng ta cúi gầm vào chiếc điện thoại. Thay vì bắt chuyện với một người bạn đang chờ với mình, chúng ta lướt Facebook và Instagram.
Thế thì khi mùa Vọng gần kề, còn thời gian nào tốt hơn để nhắc chúng ta thế nào là chờ đợi, và quan trọng hơn, làm thế nào để sự chờ đợi của chúng ta thật sự có ý nghĩa?
Điện thoại thông minh có lẽ là thứ tiêu khiển mặc định thời nay. Thay vì ngước nhìn và quan sát thế giới quanh mình trong khi chờ đợi, chúng ta cúi gầm vào chiếc điện thoại. Thay vì bắt chuyện với một người bạn đang chờ với mình, chúng ta lướt Facebook và Instagram.
Thế thì khi mùa Vọng gần kề, còn thời gian nào tốt hơn để nhắc chúng ta thế nào là chờ đợi, và quan trọng hơn, làm thế nào để sự chờ đợi của chúng ta thật sự có ý nghĩa?
Kiên nhẫn đợi chờ
Về mặt tâm linh lẫn thực tế, mùa Vọng là mùa chờ đợi. Khi bước vào bầu khí náo nhiệt của các ngày lễ, chúng ta háo hức đếm ngược thời gian mong tới ngày lễ Giáng Sinh. Đó luôn là những ngày bận rộn với việc mua sắm, nấu nướng và lên kế hoạch – tất cả nhằm chuẩn bị cho lễ hội sắp đến.
Có hai tâm trạng người ta thường mang lấy trong giai đoạn chuẩn bị này, và cũng có thể được gọi là giai đoạn chờ đợi. Một là phấn khởi và hăm hở - phấn khởi vì gia đình ra phố, phấn khởi nhìn gương mặt những đứa trẻ vào buổi sáng Giáng Sinh và nói chung phấn khởi vì mùa này. Hai là nỗi ngán ngẫm và lo lắng – ngán ngẫm về tất cả bữa ăn phải chuẩn bị, ngán ngẫm vì khách khứa bên thông gia và một cảm giác bao trùm là muốn nó qua đi thậm chí trước khi nó bắt đầu.
Về mặt tâm linh, tất cả chúng ta đều đối diện với những cảm giác này. Chúng ta cầu nguyện liên tục, dâng lên Chúa những lời cầu xin, chờ đợi Ngài cho một câu trả lời. Đôi khi chúng ta phấn khích về những gì Ngài để dành cho chúng ta; đôi khi không. Nhưng chính giai đoạn đợi chờ Ngài thỉnh thoảng có thể là lúc đau khổ nhất.
Thánh Augustinô có nói về giai đoạn chờ đợi này. Ngài viết: “Nếu Thiên Chúa có vẻ chậm trả lời, đó là vì Ngài đang chuẩn bị một ân ban tốt hơn. Ngài sẽ không chối từ chúng ta. Thiên Chúa giữ lại những gì mà bạn chưa sẵn sàng đón nhận. Ngài muốn bạn tha thiết ước muốn những ân ban lớn lao nhất của Ngài. Tất cả điều này muốn nói rằng hãy cầu nguyện luôn và đừng ngã lòng.”
Từ thánh Augustinô rút ra hai bài học. Trước hết, việc chờ đợi không phải là điều gây lo sợ. Trong thời đại muốn được thỏa mãn tức thời, thời mà chúng ta có thể trả lời email ngay trên điện thoại và mọi thứ được ship tới ngay trước cửa nhà chỉ trong hai ngày, thì việc đợi chờ thành một thứ khó chịu, một thứ bất tiện. Theo một ý nghĩa nào đó đấy là sự mất mát, chờ đợi là một hình thức đau khổ. Là người Kitô hữu, chúng ta được kêu gọi kết hợp những đau khổ của chúng ta với Đức Kitô, cho dù là đau khổ nhỏ nhất. Đang chờ tín hiệu giao thông ư? Đừng lôi điện thoại ra. Nhưng hãy tận hưởng giây phút đó, mở nhạc và tạ ơn Thiên Chúa vì một ngày sống.
Bài học thứ hai là: chúng ta không nắm quyền kiểm soát; Thiên Chúa mới có quyền kiểm soát. Tại sao chúng ta dạy con cái mình phải biết kiên nhẫn? Đó là bởi vì dù nỗ lực loại bỏ, chúng ta vẫn biết đợi chờ là một phần cần thiết và không thể thiếu của cuộc sống. Như thánh Augustinô trình bày, Thiên Chúa sẽ không từ chối chúng ta, cũng không để chúng ta thất vọng. Ngài muốn chúng ta khao khát những ân ban của Ngài, và đôi khi, để cho ước muốn đó sản sinh hoa trái, thì phải biết chờ đợi. Thỉnh thoảng đợi chờ có thể khó khăn, nhưng khi làm thế, chúng ta có thể hiểu rõ giá trị và vui mừng nhiều hơn khi các khao khát của chúng ta được hoàn thành.
Trong ngôn ngữ Tây Ban Nha, từ “đợi chờ” là esperar. Nhưng nó cũng là gốc của từ esperanza – hy vọng.
Thánh Augustinô có nói về giai đoạn chờ đợi này. Ngài viết: “Nếu Thiên Chúa có vẻ chậm trả lời, đó là vì Ngài đang chuẩn bị một ân ban tốt hơn. Ngài sẽ không chối từ chúng ta. Thiên Chúa giữ lại những gì mà bạn chưa sẵn sàng đón nhận. Ngài muốn bạn tha thiết ước muốn những ân ban lớn lao nhất của Ngài. Tất cả điều này muốn nói rằng hãy cầu nguyện luôn và đừng ngã lòng.”
Từ thánh Augustinô rút ra hai bài học. Trước hết, việc chờ đợi không phải là điều gây lo sợ. Trong thời đại muốn được thỏa mãn tức thời, thời mà chúng ta có thể trả lời email ngay trên điện thoại và mọi thứ được ship tới ngay trước cửa nhà chỉ trong hai ngày, thì việc đợi chờ thành một thứ khó chịu, một thứ bất tiện. Theo một ý nghĩa nào đó đấy là sự mất mát, chờ đợi là một hình thức đau khổ. Là người Kitô hữu, chúng ta được kêu gọi kết hợp những đau khổ của chúng ta với Đức Kitô, cho dù là đau khổ nhỏ nhất. Đang chờ tín hiệu giao thông ư? Đừng lôi điện thoại ra. Nhưng hãy tận hưởng giây phút đó, mở nhạc và tạ ơn Thiên Chúa vì một ngày sống.
Bài học thứ hai là: chúng ta không nắm quyền kiểm soát; Thiên Chúa mới có quyền kiểm soát. Tại sao chúng ta dạy con cái mình phải biết kiên nhẫn? Đó là bởi vì dù nỗ lực loại bỏ, chúng ta vẫn biết đợi chờ là một phần cần thiết và không thể thiếu của cuộc sống. Như thánh Augustinô trình bày, Thiên Chúa sẽ không từ chối chúng ta, cũng không để chúng ta thất vọng. Ngài muốn chúng ta khao khát những ân ban của Ngài, và đôi khi, để cho ước muốn đó sản sinh hoa trái, thì phải biết chờ đợi. Thỉnh thoảng đợi chờ có thể khó khăn, nhưng khi làm thế, chúng ta có thể hiểu rõ giá trị và vui mừng nhiều hơn khi các khao khát của chúng ta được hoàn thành.
Đợi chờ trong hy vọng
Trong ngôn ngữ Tây Ban Nha, từ “đợi chờ” là esperar. Nhưng nó cũng là gốc của từ esperanza – hy vọng.
Chính hành động chờ đợi hàm ý rằng sắp đến cao trào hay tới hồi hoàn tất. Đôi khi chúng ta biết điều chúng ta mong đợi sẽ xuất hiện ngay đây như: kiện hàng từ Amazon được đặt cách đây hai ngày, việc phát hành phần kế phim Star Wars hay sự hạ sinh một đứa trẻ. Tuy nhiên, những lần khác, hy vọng của chúng ta được đặt ở một nơi chúng ta hoàn toàn không biết: chẳng hạn kết quả kiểm tra sức khỏe, một hợp đồng làm việc trong hoàn cảnh khó khăn hay sự trở về của người thân đang phục vụ ở nước ngoài.
Việc chờ đợi hết ngày này qua ngày khác đầy chán chường mà tất cả chúng ta phải chịu thì không phải lúc nào cũng được đón nhận cách dễ dàng, và đôi khi chúng ta bơ vơ trong thất vọng hoặc thậm chí rất đau khổ. Tuy nhiên, là người Kitô hữu, chúng ta mong đợi điều gì đó lớn lao hơn điều mình nghĩ tới, và chúng ta biết sự đợi chờ không bao giờ là vô nghĩa. Mùa Vọng lưu ý đặc biệt điểm này, khi mỗi tuần qua đi, chúng ta càng tiến đến gần lễ Giáng Sinh, đánh dấu mầu nhiệm Nhập Thể, tức cuộc sinh hạ Đấng Mêssia, Chúa Giêsu Kitô.
Việc chờ đợi hết ngày này qua ngày khác đầy chán chường mà tất cả chúng ta phải chịu thì không phải lúc nào cũng được đón nhận cách dễ dàng, và đôi khi chúng ta bơ vơ trong thất vọng hoặc thậm chí rất đau khổ. Tuy nhiên, là người Kitô hữu, chúng ta mong đợi điều gì đó lớn lao hơn điều mình nghĩ tới, và chúng ta biết sự đợi chờ không bao giờ là vô nghĩa. Mùa Vọng lưu ý đặc biệt điểm này, khi mỗi tuần qua đi, chúng ta càng tiến đến gần lễ Giáng Sinh, đánh dấu mầu nhiệm Nhập Thể, tức cuộc sinh hạ Đấng Mêssia, Chúa Giêsu Kitô.
Nhưng còn hơn nữa, chúng ta đợi chờ Đức Giêsu Kitô ngự đến. Chúng ta gặp gỡ Ngài hàng tuần trong Thánh Lễ nơi Bí tích Thánh Thể, nhưng chúng ta vẫn còn đợi chờ Ngài. Các tông đồ cũng đã đợi chờ Ngài sau khi Ngài lên trời. Họ đồng hành với Ngài, được Ngài dạy dỗ và được gặp Ngài trong phòng tiệc ly sau khi sống lại, giúp họ hy vọng vào sự trở lại của Ngài mãnh liệt hơn chúng ta ngày nay.
Thánh Phaolô bằng sự khôn ngoan đã viết nhiều về niềm hy vọng và việc trông đợi Đức Kitô trở lại trong các lá thư của ngài. Trong thư Rôma chương 8, ngài viết: “Quả thế, chúng ta đã được cứu độ, nhưng vẫn còn phải trông mong. Thấy được điều mình trông mong, thì không còn phải là trông mong nữa: vì ai lại trông mong điều mình đã thấy rồi? Nhưng nếu chúng ta trông mong điều mình chưa thấy, thì đó là chúng ta bền chí đợi chờ” (Rm 8,24-25). Những lời này có lẽ phù hợp cho ngày hôm nay còn nhiều hơn so với lúc được viết ra. Mùa Vọng nhắc chúng ta rằng niềm hy vọng của chúng ta là ở nơi Đức Giêsu Kitô, và niềm hy vọng ấy không vô nghĩa.
Thật không ích gì khi vừa chờ đợi vừa bực bội và lo lắng, dù đang lúc xếp hàng rồng rắn đợi mua hàng hay đang lúc thực hiện kế hoạch lớn lao hơn để chờ Chúa Cứu Thế. Không nên xem đợi chờ là việc lãng phí và không cần thiết, nhưng đúng hơn là cơ hội để tận hưởng giây phút hiện tại mà Thiên Chúa ban cho chúng ta và biến nó thành thời gian giá trị nhất, như chúng ta làm suốt mùa Vọng.
Chính trong tinh thần kiên nhẫn và hy vọng mà chúng ta bước vào mùa Vọng. Tuy nhiên, khi càng gần ngày lễ Giáng Sinh, chúng ta cũng cần thể hiện một tinh thần khác, tinh thần này thậm chí quan trọng hơn hy vọng và kiên nhẫn.
Thánh Phaolô bằng sự khôn ngoan đã viết nhiều về niềm hy vọng và việc trông đợi Đức Kitô trở lại trong các lá thư của ngài. Trong thư Rôma chương 8, ngài viết: “Quả thế, chúng ta đã được cứu độ, nhưng vẫn còn phải trông mong. Thấy được điều mình trông mong, thì không còn phải là trông mong nữa: vì ai lại trông mong điều mình đã thấy rồi? Nhưng nếu chúng ta trông mong điều mình chưa thấy, thì đó là chúng ta bền chí đợi chờ” (Rm 8,24-25). Những lời này có lẽ phù hợp cho ngày hôm nay còn nhiều hơn so với lúc được viết ra. Mùa Vọng nhắc chúng ta rằng niềm hy vọng của chúng ta là ở nơi Đức Giêsu Kitô, và niềm hy vọng ấy không vô nghĩa.
Thật không ích gì khi vừa chờ đợi vừa bực bội và lo lắng, dù đang lúc xếp hàng rồng rắn đợi mua hàng hay đang lúc thực hiện kế hoạch lớn lao hơn để chờ Chúa Cứu Thế. Không nên xem đợi chờ là việc lãng phí và không cần thiết, nhưng đúng hơn là cơ hội để tận hưởng giây phút hiện tại mà Thiên Chúa ban cho chúng ta và biến nó thành thời gian giá trị nhất, như chúng ta làm suốt mùa Vọng.
Hân hoan chờ đợi
Chính trong tinh thần kiên nhẫn và hy vọng mà chúng ta bước vào mùa Vọng. Tuy nhiên, khi càng gần ngày lễ Giáng Sinh, chúng ta cũng cần thể hiện một tinh thần khác, tinh thần này thậm chí quan trọng hơn hy vọng và kiên nhẫn.
Chúa nhật thứ ba mùa Vọng được xem là Chúa nhật Gaudete, dịch sát là “Chúa nhật vui mừng.” Trong phụng vụ, Chúa nhật này được biểu trưng bằng màu hồng, nhằm cử hành việc Chúa đã đến gần vào lễ Giáng Sinh ở tuần sau. Với ý nghĩa đó, người ta trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị bữa ăn, gói quà… còn bây giờ thì sao?
Bây giờ là thời gian để hân hoan! Hân hoan vì những gì đã nâng đỡ chúng ta qua suốt thời gian chờ đợi trong mùa Vọng, và đó là những gì nâng đỡ chúng ta qua suốt thời gian chúng ta chờ đợi trong cuộc sống. Cho dù sự chờ đợi có khó khăn thế nào, tất cả chúng ta đều có một điều lớn lao để hướng tới trong sự tái hợp với Đức Kitô.
Trong Tin Mừng Gioan 16, Chúa Giêsu nói với các tông đồ về cái chết và sự phục sinh sắp đến của Ngài. “Anh em cũng vậy, bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được” (Ga 16,22).
Chúng ta đã biết phần tiếp theo của câu chuyện này, và chúng ta cũng biết chúng ta chờ đợi không vô ích. Vậy, hãy cứ đợi chờ, chủ tâm đợi chờ, và đừng vì chờ đợi mà bạn mất đi niềm vui trong mùa Vọng này.
Bây giờ là thời gian để hân hoan! Hân hoan vì những gì đã nâng đỡ chúng ta qua suốt thời gian chờ đợi trong mùa Vọng, và đó là những gì nâng đỡ chúng ta qua suốt thời gian chúng ta chờ đợi trong cuộc sống. Cho dù sự chờ đợi có khó khăn thế nào, tất cả chúng ta đều có một điều lớn lao để hướng tới trong sự tái hợp với Đức Kitô.
Trong Tin Mừng Gioan 16, Chúa Giêsu nói với các tông đồ về cái chết và sự phục sinh sắp đến của Ngài. “Anh em cũng vậy, bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được” (Ga 16,22).
Chúng ta đã biết phần tiếp theo của câu chuyện này, và chúng ta cũng biết chúng ta chờ đợi không vô ích. Vậy, hãy cứ đợi chờ, chủ tâm đợi chờ, và đừng vì chờ đợi mà bạn mất đi niềm vui trong mùa Vọng này.
Lm. Bùi Sĩ Thanh
Chuyển ngữ từ: denvercatholic.org
Nguồn: giaophanmytho.net
Chuyển ngữ từ: denvercatholic.org
Nguồn: giaophanmytho.net
(WHĐ)