Nhạc phẩm : Chúa Không Lầm - do chính tác giả trình bày.
Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011
Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN A
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XIX thường niên năm A.
Cha giáo G.Bt Nguyễn Văn Đán dâng Lễ.
Cuối Lễ có Chầu Mình Thánh Chúa.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Cha giáo G.Bt Nguyễn Văn Đán dâng Lễ.
Cuối Lễ có Chầu Mình Thánh Chúa.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 19 THƯỜNG NIÊN A (Mt 14, 22-33)
YẾU BÓNG VÍA
Nói chuyện sợ ma để có cái cớ suy niệm bài Tin Mừng hôm nay, bởi bài TM hôm nay trình thuật về biến cố Đức Giê-su đi trên mặt biển, khiến các môn đệ hoảng hồn lại tưởng là ma! Người bộc lộ rõ nhất tâm trạng này lại chính là Thánh Phê-rô. Như vậy thì có phải thánh nhân là người "yếu bóng vía" hay không? Nếu tìm hiểu kỹ thì chắc chắn thánh Phê-rô không phải típ người "ngoài mịêng thì hùng hồn, nhưng trong lòng thì... thỏ đế có hạng". Thánh nhân có một đức tính bộc trực, ngay thẳng, trong lòng nghĩ sao thì nói ra như vậy, không hề màu mè, tô vẽ. Cũng vì đức tính ấy, nên ngài đã nhiều lần bị Thầy quở trach, thậm chí có lần còn bị gọi là "Sa-tan" ngay sau khi vừa tuyên xưng Thầy là Con Thiên Chúa (Mt 16. 13-20) , bởi "vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người" (Mt 16, 23). Rõ ràng thánh nhân chẳng "yếu bóng vía" một chút nào.
Nếu không yếu bóng vía thì tại sao vừa mới chia tay Thầy ở bờ bên kia, bây giờ thấy Thầy đi trên mặt biển trở lại với mình, thánh nhân lại la lên "ma đấy"? Thầy đã trấn an: "Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!", vậy mà còn đặt điều kiện "Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài." Tuy nhiên, bình tĩnh đọc tiếp đoạn trình thuật này, vấn đề sẽ sáng tỏ ngay. Vâng, "Ông Phê-rô liền thưa với Người: "Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài." Đức Giê-su bảo ông: "Cứ đến! " Ông Phê-rô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giê-su. Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: "Thưa Ngài, xin cứu con với! " Đức Giê-su liền đưa tay nắm lấy ông và nói: "Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi? " Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng ngay. Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: "Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa!" (Mt 14, 28-33).
Cuối cùng thì có thể kết luận : Thánh Phê-rô (kể cả các môn đệ khác nữa) không "yếu bóng vía", mà là "yếu đức tin". Lời Thầy quở trách đã quá rõ ràng "Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi?" Cũng chính vì thế nên không chỉ lần này thánh nhân tuyên xưng "Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa!", mà sau này còn khẳng định chắc nịch "Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống." (Mt 16, 16) ; để rồi sau đó lại chối Thầy 3 lần trong một đêm, trước một đứa tớ gái nhà Cai-pha. Hành trình đức tin của người Ki-tô hữu ngày nay cũng có thể so sánh với cuộc đọ sức của Phê-rô đã trải qua trên mặt biển. Phê-rô có những bước đầu chắc chắn, mạnh dạn. Chúng ta cũng đã có những bước khởi đầu như thế để đi theo Chúa. Rồi năm tháng trải qua, gió ngược nổi lên, và bắt đầu nhen nhúm những nghi ngờ khiến lòng hoang mang lo sợ. Và thế là, con người nặng dần và muốn chìm nghỉm trước sóng gió cuộc đời. Ngày xưa Phê-rô chối bỏ đức tin chỉ vì một đứa tớ gái nhà Cai-pha, ai cũng cho là thỏ đế ; nhưng ngày nay còn hơn thế nữa kia. Không ít người chẳng bị ai cật vấn, tra hỏi, chỉ mới nghe đồn, nghe nói thôi, đã vội vàng cất giấu bàn thờ để chưng ảnh lãnh tụ. "Chưa khảo đã xưng" (tục ngữ VN), chưa ai bắt đã vội vàng khai là "không tôn giáo" ! Hoá cho nên, rất cần phải có liều thuốc chữa căn bệnh "yếu bóng vía" và "yếu đức tin", đó là điều tất yếu.
Để chữa được căn bệnh "yếu bóng vía" thì điều tiên quyết là bản thân phải có một quyết tâm, tiếp theo là phải thực sự va chạm với thực tế các sự kiện diễn ra trong cuộc sống, trong thiên nhiên, để mở rộng đầu óc mà hiểu rằng có một Đấng Quyền Năng quan phòng mọi sự trong vũ trụ. Đấng ấy chỉ có thể là "ông Trời", là "Thượng đế", là "Thiên Chúa", mà thôi. Tin vào Đấng ấy, thì ma mị quỷ quái chẳng làm gì được. Còn căn bệnh "yếu đức tin" thì cũng đừng vội bi quan, bởi đó cũng là căn bệnh của những người "yếu bóng vía" và nói chung, của tất cả mọi người trần thế. Duy chỉ có điều, muốn chữa được căn bệnh này, ngoài vấn đề hết sức cần thiết là trau giồi, củng cố cho bản thân một niềm tin vào duy nhất một Thượng đế, còn cần phải ý thực rằng con người là mỏng giòn là yếu đuối, không thể tự mình làm được công việc to tát ấy nếu không biết cậy dựa vào Đấng Bảo Trợ, Người sẽ bảo vệ và trợ giúp đắc lực tuyệt đối cho những kẻ tin vào Người. Đấng ấy cũng chính là Thượng đế, là Thiên Chúa, là ông Trời, và đó chính là Ngôi Ba Thánh Thần vậy.
Xin đừng bao giờ nói: "Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài", mà hãy luôn luôn nói, mạnh dạn nói, tha thiết nói, nói với tất cả chân tình: "Thưa Ngài, xin cứu con với!" Vâng, "Libera me, Domine", Lạy Chúa, xin thương xót con, xin cứu vớt con, bây giờ và mãi mãi, bây giờ và trong giờ lâm tử. Amen.
JM. Lam Thy ĐVD
(nguồn : thanhlinh.net)
Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011
NGHI THỨC PHÁT TANG VÀ THÁNH LỄ CẦU HỒN ÔNG CỐ PHÊRÔ NGÀY 05-8-2011
Nghi thức phát Tang được tiến hành lúc 9 giờ 30 ngày 05-8-2011.
Sau đó rước Di Ảnh Ông Cố Phêrô đến nhà thờ Thuận Phát.
Thánh Lễ cầu hồn lúc 10 giờ do Cha Chánh Xứ Chủ Tế.
Hữu Toàn
Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011
HIỆP THÔNG
HIỆP THÔNG
Kính thưa Quý Cha, Quý Tu Sĩ và Quý Cộng Đoàn,
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Thuận Phát vừa được tin :Ông Cố PHÊRÔ
TRẦN CÔNG DỤNG
Sinh năm 1915 tại Ninh Bình
Thân Phụ
Bà Anna Trần Thị Hoa
Cựu Thủ Quỹ Hội Đồng Mục Vụ
Cựu Thủ Quỹ Hội Đồng Mục Vụ
Giáo Xứ Thuận Phát
đã an nghỉ trong Chúa vào lúc 06g58
ngày Thứ Bảy 30.7.2011 (giờ California, USA)
tại tư gia : Garden Grove, California, Hoa Kỳ.
Hưởng thọ : 96 tuổi
Thánh Lễ Cầu Hồn (tại Việt Nam)
cử hành tại Nhà Thờ Thuận Phát, Quận 7, TP.HCM
lúc 09g00 ngày Thứ Sáu 05.8.2011
Thánh Lễ An Táng tại Thánh Đường Saint Columban
10801 Stanford Garden Grove, CA 92840.
lúc 10g00 ngày Thứ Bảy 06.8.2011
Sau đó an táng tại GOOD SHEPHERD CEMETERY
ngày Thứ Bảy 30.7.2011 (giờ California, USA)
tại tư gia : Garden Grove, California, Hoa Kỳ.
Hưởng thọ : 96 tuổi
Thánh Lễ Cầu Hồn (tại Việt Nam)
cử hành tại Nhà Thờ Thuận Phát, Quận 7, TP.HCM
lúc 09g00 ngày Thứ Sáu 05.8.2011
Thánh Lễ An Táng tại Thánh Đường Saint Columban
10801 Stanford Garden Grove, CA 92840.
lúc 10g00 ngày Thứ Bảy 06.8.2011
Sau đó an táng tại GOOD SHEPHERD CEMETERY
(Nghĩa trang Chúa Chiên Lành)
8301 Talbert Ave. Huntington beach, CA 92646.
8301 Talbert Ave. Huntington beach, CA 92646.
Xin Quý Cha, Quý Tu Sĩ và Quý Cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện cho Linh Hồn Cụ Cố Phêrô sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.
Hội Đồng Mục Vụ
Giáo Xứ Thuận Phát
Kính Báo
Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XVIII TN NĂM A
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XVIII thường niên năm A.
Cha giáo Gioan Bt Nguyễn Văn Đán dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Cha giáo Gioan Bt Nguyễn Văn Đán dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
LỄ TUYÊN HỨA HUYNH ĐOÀN THÁNH THỂ GX THUẬN PHÁT NGÀY 30-7-2011
LỄ TUYÊN HỨA HUYNH ĐOÀN THÁNH THỂ
Ngày 30 tháng 07 năm 2011
Sau gần hai năm tập sinh, tìm hiểu và học hỏi tinh thần “Sống Thánh Thể” theo gương Thánh tổ phụ Phê-rô Ju-li-a-no Ey-mard, dành cho hội viên Huynh đoàn Thánh Thể. Ngày 30 tháng 7 năm 2011, trong Thánh Lễ chiều, 42 hội viên đã trang trọng tuyên hứa, chính thức trở thành hội viên Huynh đoàn Thánh Thể, là phần tử trong “Đại Gia Đình Thánh Thể Hoàn Vũ”.
Chủ tế Thánh Lễ là cha Đaminh Trần Văn Dũng – SSS, Giám đốc Huynh Đoàn Thánh Thể Việt Nam, đã thẩm vấn, nhận lời tuyên hứa, và trao Huy Hiệu cho các hội viên trước sự hiện diện của cha chánh xứ Gioakim.
Đến tham dự Thánh Lễ, cầu nguyện cho các hội viên, có sự hiện diện đông đảo quý Soeurs, quý Hội đồng Mục Vụ, và cộng đoàn giáo dân.
Sau Thánh Lễ, Cha Giám đốc cùng Cha chánh xứ trao Thủ bản và Vi bằng cho 42 hội viên vừa tuyên hứa, và cùng chụp hình lưu niệm với các hội viên.
Lễ Tuyên Hứa diễn ra trong bầu khí sốt sắng, trang nghiêm và tràn đầy Ơn Thánh.
Tạ ơn Chúa Giêsu Kitô đến muôn đời. A-men!
Giuse Maria Hoàng Trung Chính.
Giuse Maria Hoàng Trung Chính.
Hữu Toàn.
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 18 THƯỜNG NIÊN A (Mt 14, 13-21)
PHÉP LẠ CỦA SỰ LẮNG NGHE
Mỗi lần được nghe bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thường liên tưởng đến phép lạ Chúa hoá bánh ra nhiều hay là hình ảnh tiên báo về bí tích Thánh Thể. Đây là cái nhìn thông thường. Thế nhưng, theo tường thuật của thánh Mat-thêu, phép lạ đã diễn ra ngay từ lúc đám đông tìm kiếm Chúa. Họ vượt qua mọi trở ngại của ngăn sông cách núi. Họ rỉ tai nhau. Họ lũ lượt mời gọi nhau lên đường tìm kiếm Chúa. Họ đến với Chúa không phải vì miếng ăn. Họ không xin Chúa bánh ăn. Họ tìm Chúa để được nghe lời Người rao giảng. Họ muốn tìm ra chân lý của cuộc đời. Họ muốn hiểu về giá trị và mục đích của cuộc sống. Thực sự họ đã say mê khi nghe Chúa giảng về Nước Trời. Họ đã bị lôi cuốn bởi lời rao giảng của Chúa đến mức độ quên cả thời gian. Trời đã tối mà xem ra đám dân chúng này vẫn chưa muốn rời xa Chúa. Họ vẫn muốn được nghe lời hằng sống phát ra từ môi miệng Chúa.
Thánh Mat-thêu còn kể tỉ mỉ là số lượng khoảng trên 5000 người đàn ông, không kể phụ nữ và trẻ em. (Nếu tính tổng cộng phải trên 10.000 người). Đây cũng là một sự kiện lạ. Một sự kiện mà cho tới hôm nay dù rằng có âm thanh hỗ trợ, có phương tiện tối tân vẫn khó khăn truyền tải sứ điệp đến với thỉnh giả tại bãi biển đầy sóng gió ồn ào. Nơi mà người ta nói “ăn sóng nói gió” , phải nói thật to, phải gào thật lớn mới nghe được nhau. Thế mà, lời rao giảng của Chúa Giê-su lại đến với tai mọi người. Mặc dù không micro, không loa phóng thanh. Ngài nói trong gió trời lồng lộng, trong sóng vỗ miên man mà ai cũng nghe được. Ai cũng hiểu. Ai cũng say sưa nghe giảng. Quả thực, đây là một phép lạ! Phép lạ của sự tôn trọng và lắng nghe. Họ tôn trọng Chúa là người đang nói và cũng tôn trọng tha nhân là người đang lắng nghe. Thông thường ai cũng muốn nói, nhưng ở đây hầu như ai cũng muốn lắng nghe. Chính nhờ thế mà đám đông đã tạo thành một không gian thanh bình, một nơi chốn của thinh lặng cho con tim rung cảm chan hoà yêu thương và tôn trọng lẫn nhau.
Và hôm nay phép lạ đó vẫn có thể tái diễn trong cuộc sống khi chúng ta biết lắng nghe, tôn trọng lẫn nhau. Khi mỗi người biết nhường nhịn nhau và tha thứ cho nhau. Thế giới hôm nay rất cần phép lạ này để thế giới được thanh bình hơn. Để con người biết đối thoại với nhau trong chân thành, cởi mở và yêu thương. Một thế giới mà con người biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau, đó cũng là một thế giới hòa bình, một thế giới của bình an mà người người biết trao cho nhau niềm vui và hoan lạc hạnh phúc. Một thế giới mà còn đầy những hiềm khích, nói xấu, bỏ vạ cáo gian thì làm sao có những giây phút bình yên. Kẻ gieo gió đã gây tai họa tổn thất cho người khác và chính họ cũng sẽ không có được tâm hồn thanh thỏa bình an.
Một gia đình hạnh phúc là một gia đình biết lắng nghe nhau. Vợ chồng lắng nghe nhau trong chân thành cởi mở. Con cái vâng lời cha mẹ, kính yêu ông bà và cùng nhau kiến tạo một gia đình hạnh phúc yêu thương.
Một thôn ấp văn hóa là một thôn ấp người người biết nhường nhịn nhau. Tối lửa tắt đèn có nhau trong sự chia cơm sẻ áo. Không thể có một ấp văn hóa nếu hàng xóm láng giềng vẫn lời qua tiếng lại. Chê bôi, dè bỉu nhau. Chỉ gây thêm hận thù. Đánh mất truyền thống tổ tiên. “Thương người như thể thương thân. Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Một xứ đạo hiệp nhất là một xứ đạo cảm thông tha thứ và sống chan hòa tình huynh đệ. Một xứ đạo đúng nghĩa phải mô phỏng lại lối sống của cộng đoàn Giáo hội thời sơ khai mà sách tông đồ công vụ đã ghi lại. “Ngày ngày họ chuyên chăm cầu nguyện, lắng nghe lời các tông đồ giảng dạy và gom góp của cải thành của chung”. Một con người biết đóng góp và xây dựng giáo xứ trước tiên phải hỏi chính mình: “Tôi đã làm gì cho giáo xứ”, hay tôi chỉ là một lữ khách, sống bàng quang với công việc của giáo xứ.
Nét đẹp của Bài Phúc âm hôm nay không chỉ dừng lại ở việc con người biết lắng nghe và tôn trọng nhau mà còn quan yếu ở chỗ sự chia sẻ lương thực được trao tặng cho nhau. Cho dù chỉ với phần lương thực quá ít ỏi của một đứa bé. Thế nhưng, với 5 chiếc bánh và hai con cá được trao ban từ lòng quảng đại đã được Chúa nhân lên đến nỗi nuôi đủ 5 ngàn người ăn, không kể đàn bà và trẻ con.
Xin Chúa giúp chúng ta luôn quảng đại cho đi chính bản thân của mình, để trở nên nguồn sống cho tha nhân. Xin giúp cho mỗi người chúng ta luôn biết cho đi chính sự sống mình để gieo mần sống đức tin cho các thế hệ mai sau. Xin cho chúng ta luôn đơn sơ nhỏ bé ngõ hầu dễ dàng lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau để xây dựng một thế giới văn mình tràn đầy tình thương. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
(nguồn : thanhlinh.net)
Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011
THÁNH LỄ KÍNH THÁNH NỮ MARTHA - BỔN MẠNG BAN SẠCH ĐẸP GX THUẬN PHÁT 29-7-2011
Chiều thứ sáu 29-7-2011 vào lúc 17 giờ 20 Giáo xứ Thuận Phát long trọng cử hành Thánh Lễ Kính Nhớ Thánh nữ Martha, Bổn Mạng Ban Sạch Đẹp giáo xứ Thuận Phát.
Cha Chánh xứ xông hương ảnh Thánh Nữ Martha sau đó cùng cộng đoàn Cung kính Rước ảnh Thánh Nữ chung quanh nhà thờ, và cùng hiệp ý với các thành viên trong Ban Sạch Đẹp lần chuổi Mân Côi trong khi Rước.
Trong tâm tình Tạ Ơn Thiên Chúa đã ban nhiều Hồng Ân xuống trên các thành viên Ban Sạch Đẹp trong năm qua, Ban Sạch Đẹp đã tổ chức nghi thức Dâng Lễ Vật, với tấm lòng yêu mến Thiên Chúa và kính nhớ Thánh Nữ Martha Bổn Mạng của ban.
Cuối Thánh Lễ Cha Chánh xứ thay mặt cộng đoàn giáo xứ nói lời cám ơn các thành viên Ban Sạch Đẹp trong năm qua đã âm thầm làm những việc tuy nhỏ nhưng thật sự cần thiết, giúp công đoàn có được nơi thờ phượng Thiên Chúa xứng đáng, và cũng nhờ không gian sạch đẹp giúp cho mọi người có điều kiện gần gũi Thiên Chúa hơn. Nhân dịp này, Cha Chánh xứ cũng chúc mừng các bà, các cô đã chọn Thánh Martha làm Bổn Mạng.
Sau Thánh Lễ Ban Sạch Đẹp đã chụp hình lưu niệm với Cha Chánh xứ. Các thành viên chụp hình tại Tòa Thánh Martha kỷ niệm ngày Mừng Bổn Mạng.
Sau Thánh Lễ, Cha Chánh xứ, đại diện HĐMVGX đã chung vui tiệc mừng Bổn Mạng với các thành viên Ban Sạch Đẹp.
Ca đoàn Đức Mẹ hát Lễ.
HÌNH RƯỚC KIỆU VÀ THÁNH LỄ.
Hữu Toàn.
Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011
THÁNH LỄ MỪNG BỔN MẠNG CHA CHÁNH XỨ - BỔN MẠNG HĐMVGX - BỔN MẠNG GIÁO HỌ THÁNH ANNA (THÁNH GIOAKIM VÀ THÁNH ANNA)
Chiều ngày 26-7-2011 lúc 17g30, giáo xứ Thuận Phát đã long trọng cử hành Thánh Lễ Kính Thánh Gioakim và Thánh Anna, Bổn Mạng Cha Chánh Xứ, Bổn Mạng HĐMVGX và Bổn Mạng Giáo họ Thánh Anna.
Đầu lễ Cha Chánh Xứ xông hương ảnh Thánh Gioakim và Thánh Anna, sau đó cùng với quý Soeurs, HĐMVGX và cộng đoàn cung kính Rước Kiệu ảnh hai Vị Thánh chung quanh nhà thờ và tiến vào Cung Thánh trước khi bước vào Thánh Lễ.
Trong Thánh Lễ hôm nay có nghi thức trao Bằng Tri Ân của Đức Hồng Y G.B Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Giáo Phận Saigon, cho các vị trong HĐMVGX đã chu toàn nhiệm vụ được giao trong khóa 11 (nhiệm kỳ 2007 - 2011, hôm nay là ngày mãn nhiệm). Tiếp đến là nghi thức trao Ủy Nhiệm Thư cho các vị đã được Cha Chánh Xứ tin tưởng đề cử và Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Giáo Phận tín cẩn uỷ nhiệm giữ các chức vụ trong HĐMVGX khóa 12 (nhiệm kỳ 2011 - 2015). Khởi đầu nhiệm kỳ mới, ông tân Chủ Tịch HĐMVGX có đôi lời với Cha Chánh Xứ và cộng đoàn, xin mọi người giúp đỡ và cầu nguyện để các thành viên trong tân ĐHMVGX có thể hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Cuối thánh lễ, ông tân Chủ Tịch thay mặt cộng đoàn chúc mừng Bổn Mạng Cha Chánh Xứ, chúc mừng Bổn Mạng Giáo họ Thánh Anna. Sau đó các hội đoàn trong giáo xứ tặng quà mừng Bổn Mạng Cha Chánh Xứ.
Sau Thánh Lễ, Giáo họ Thánh Anna, tân HĐMVGX chụp hình lưu niệm với Cha Chánh Xứ.
Ca đoàn Giới Trẻ hát Lễ.
HÌNH ẢNH THÁNH LỄ.
Hữu Toàn
ĐỌC KINH KÍNH THÁNH ANNA MỪNG BỔN MẠNG GIÁO HỌ ANNA 25-7-2011
19g30 ngày 25-7-2011 Cha Chánh Xứ, HĐMVGX và cộng đoàn đã đến nhà Ô Trưởng Giáo Họ Anna (Chung cư Phú Mỹ An, Q7) để cùng tham dự giờ kinh Kính Thánh Anna nhân ngày Mừng Bổn Mạng Giáo họ (Lễ Thánh Gioaakim và Thánh Anna). Giáo họ Anna là giáo họ mới được tách ra từ Giáo họ Têrêsa, địa bàn khá xa nhà thờ, do bác sỹ Hiếu đảm nhận trách nhiệm Trưởng giáo họ, ông Phương và ông Huy giữ chức vụ Phó giáo họ.
HÌNH ẢNH GIỜ KINH KÍNH THÁNH ANNA.
Hữu Toàn.
Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XVII TN NĂM A
* Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XVII thường niên năm A.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN A (Mt 13, 44-52)
BÁN TẤT CẢ ĐỂ MUA CỦA CẢI ĐÍCH THỰC
Con người, bước vào trong cõi đời này, có người thì đi tìm vinh quang, có người đi tìm danh vọng, có người đi tìm của cải vật chất ... Vinh quang, danh vọng vật chất thì có thể thấy được, có thể sờ được và còn có thể cho người khác nhờ được bởi cái vinh quang, danh vọng mà người đó đạt được. Bên cạnh những cái mà người ta đi tìm là vật chất, là cái gì đó thấy và sờ được thì có những cái không thấy, không sờ và cũng không ngửi được nhưng người ta cũng đi tìm. Không sờ, không thấy mà người ta cũng đi tìm đó chính là sự khôn ngoan, sự hiểu biết trong cuộc đời, về cuộc đời và gần nhất là về cuộc đời của họ.
Một câu chuyện khá quen thuộc mà chúng ta ít nhiều gì biết đến về cái người không đi tìm vật chất, không đi tìm vinh quang mà chỉ đi tìm sự khôn ngoan nằm trong sách các Vua quyển thứ nhất. Trong chương 3, sách các vua quyển thứ nhất kể lại cho chúng ta nghe về sự chọn lựa của một người trước những ân huệ Thiên Chúa ban cho. Thiên Chúa hứa là sẽ cho tất cả những gì mà người đó cần thiết. Khác với nhiều người, người ta xin trường họ, được của cải hay là cho kẻ thù của mình phải chết (điều mà nhiều người rất nhiều người mong như vậy nếu có thể) nhưng không xin như vậy. Salomôn xin với Chúa ơn khôn ngoan để nhận biết tiếng của dân, lắng nghe tiếng của dân để cai trị dân. Ông xin với Chúa cái ơn để biết phân biệt đâu là sự phải và đâu là sự trái.
Quả là tuyệt vời ! Thiên Chúa đã ban như ý Salomôn xin. Thiên Chúa đã ban ơn khôn ngoan cho ông để rồi cuộc đời ông, ông đã lãnh đạo dân Chúa một cách hết sức tuyệt vời.
Ta thấy đó, không phải làm lãnh đạo là cho mình tài ba, có quân lính nhiều trong tay, có nhiều xe pháo trong thành nhưng chuyện quan trọng của người lãnh đạo đó là xin được ơn khôn ngoan. Nhờ khôn ngoan người ta có thể biết được sự việc để mà xử lý, để mà xử trí. Nếu không có ơn khôn ngoan thì người ta sẽ chọn chuyện phụ thành chuyện chính, chuyện chính thành chuyện phụ, chuyện không đâu vào đâu lại là chuyện quan trọng …
Hôm nay, Chúa Giêsu dùng một cặp dụ ngôn kho báu và ngọc quí. Cặp dụ ngôn này được xây dựng cách cân đối. Không muốn ta chú ý đến những sự vật là kho báu, ngọc quí vì cho ta ít giáo huấn - hai dụ ngôn muốn tập trung chú ý của ta vào thái độ ứng xử của các nhân vật. Việc họ khám phá ra kho báu, viên ngọc chỉ làm nên điều giả sử đã có, điều này gợi cho ta hiểu được cách hành xử, cách chọn lựa mà hai người đã chọn.
Người thứ nhất là một người làm công. Người này đi cày ruộng giúp cho một người khác. Tình cờ đang lúc làm ruộng, anh gặp thấy chôn giấu trong đất một kho báu. Kho báu ấy trong mắt anh nó là vô giá nên anh liền “đi bán tất cả những gì có mà mua thửa ruộng ấy”.
Người thứ hai là một thương gia buôn bán ngọc quý. Tình cờ trong khi chạy hàng anh đã tìm được một viên ngọc thượng thặng, liền “bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy”.
Đứng trước hai kho báu cũng quý và ngọc cũng quý nên cả hai đều không muốn bỏ lỡ cơ hội có một không hai đó. Cả hai đều không muốn để cho vận may của cuộc đời qua mất, và vì thế họ hành động.
Lời đáp trả cho sứ điệp Tin Mừng về Nước Chúa có thể khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh và ơn gọi của mỗi cá nhân; nhưng không làm tất cả những gì cần thiết để được vào Nước Chúa, không lợi dụng vận may hiếm có đưa đến, đó là tỏ ra một thái độ khờ dại không thể tha thứ được. Chẳng có gì là phải trả giá quá đắt đối với sự thiện có được: lấy tất cả những gì ta có, đem tất cả con người của mình để đặt cọc cho sự thiện này, đó chính là việc mua bán tuyệt vời. Đã cam kết trọn vẹn, lẽ nào lại keo kiệt, đắn đo?
Nếu đặt trong bối cảnh như vậy và hiểu như vậy, ta mới thấy hai dụ ngôn khó ăn ý với nhau để minh hoạ cho lời rao giảng ban đầu của Chúa Giêsu: “anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 4,17)
Hôm nay, Chúa Giêsu lại minh họa chuyện Nước Trời bằng những mẫu chuyện hết sức bình dân, hết sức bình thường. Ai mà không hiểu kho báu là gì ? Đã nói đến kho báu thì biết kho báu rất là quý. Một người kia thấy kho báu đó chôn trong đám ruộng. Không nói không rằng, anh ta đi bán tất cả những gì mà anh ta có, bán tất cả những gì anh ta cho là quý để miễn làm sao mua được đám ruộng ấy cho kỳ được mà thôi. Rồi, Nước Trời cũng giống như thương gia đi mua ngọc. Ngọc mà quý thì chắc chắn giá rất đắt. Vì biết nó quý, vì biết nó đắt nên ông thương gia cũng phải đi bán tất cả những gì mà bấy lâu nay ông khư khư nắm giữ để mà mua. Nếu không mua người khác mua mất thì sao ? Nói như thế để biết tính cách quý báu như thế nào của viên ngọc quý.
Và, Chúa Giêsu còn kể cho chúng ta nghe về sự chọn lựa của Nước Trời cũng giống như người chọn cá sau khi đi chài lưới. Hết sức bình thường của người chài lưới đó là cá xấu thì vất đi chứ để chi cho nặng lưới và để chi cho rách lưới. Lưới đang ngon lành vậy mà phải mang thêm mấy con cá xấu chi nữa cho nó rách để mất luôn những con cá tốt.
Rất gần gũi với dụ ngôn cỏ lùng và hạt giống tốt, dụ ngôn thứ bảy và cũng là dụ ngôn cuối cùng này đưa chúng ta gặp lại biển, bờ biển cùng những người ngồi trên bờ lúc Chúa bắt đầu giảng.
Chúa Giêsu loan báo việc Nước Chúa đến là điều sắp xảy ra. Thế nên mọi người biết rằng việc đến này phải bắt đầu bằng một cuộc tẩy rửa lớn lao... Bởi vậy, người ta chờ đợi xem Chúa Giêsu bắt đầu cuộc thanh tẩy: luận phạt kẻ có tội, qui tụ người công chính chung quanh Người. Nhưng sứ vụ của Chúa Giêsu lại chẳng tương xứng chút nào với sự mong chờ đợi này... Chúa Giêsu phải tự giải thích. Người thực hiện điều này bằng nhiều cách khác nhau: Sứ mệnh của Người liên can tới những người tội lỗi mà Chúa muốn cho họ được cứu độ (Mt 20, 1-15; Lc 15); làm cho giờ xét xử đến trước thời gian, việc đó không thuộc quyền Người... Thiên Chúa xử sự không khác với các ngư phủ; họ gom tất cả vào lưới rồi mới tiến hành việc lựa chọn.
Bởi vậy lòng nhân từ yêu thương Chúa Giêsu tỏ ra đối với những người tội lỗi không được là căn cớ gây nên xì-căng-đan: trong viễn ảnh ngày cánh chung khi mà Thiên Chúa ra tay can thiệp, thì sứ vụ của Đức Giêsu được coi là giai đoạn một, giai đoạn mà lưới được đầy cá đủ loại. Thời điểm tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính hãy còn chưa tới. Nhưng sẽ tới, đó là điều chắc.
Lời giải thích tiếp theo ngay dụ ngôn này rõ ràng có một sự chuyển hướng tầm nhìn. Trong dụ ngôn, Chúa Giêsu có ý cắt nghĩa tình trạng hiện hành là việc trà trộn người tốt với kẻ xấu. Còn cách giải thích của Phúc Âm thứ nhất thì nhấn mạnh đến sự trừng phạt sẽ giáng xuống những kẻ có tội vào ngày tận thế, vào giờ sẽ thực hiện sự lựa chọn. Trong lời cảnh giác nghiêm nhặt này, người ta nhận thấy mối bận tâm có tính huấn giáo của thánh sử. Ngài lo lắng vì thấy có biết bao tín hữu mà nơi họ Lời Chúa vẫn trơ trơ không sinh kết quả gì.
Với hai dụ ngôn nhỏ này. Chúa Giêsu gợi ý rằng Nước Trời là giá trị tuyệt đối không thể đem ra so sánh được với cái gì khác. Mọi sự còn lại đều mờ nhạt khi ta nhận thức được Nước Trời là gì và cao quý thế nào. Nhân vật trong dụ ngôn như bị thôi miên, bị choáng ngợp vì sự khám phá của mình, từ nay trở đi chỉ có một cái đó là đáng kể đối với anh mà thôi. Và để cái đáng kể đó trở thành của mình, anh sẵn sàng rũ bỏ mọi sự. Chúa Giêsu chỉ cho thấy chỉ có một thực tại đáng kể chính là Thiên Chúa, Đấng mà ta phải loại trừ và hy sinh tất cả mọi sự khác ở trần gian này để mà chiếm lấy.
Đối diện với kho báu, chúng ta bị dồn vào thế phải chọn lựa và chọn lựa ngay không trì hoãn: bán đi để có được, từ bỏ để chiếm hữu, khước từ để được tự do. Chắc chắn là phải khởi sự đi tìm và tìm cho được, bởi lẽ tài sản quý giá vô cùng này, viên ngọc vô giá kia được chôn giấu trong đất mà chúng ta vẫn dẵm lên mỗi ngày. Kho báu và viên ngọc quý ấy hoà trộn vào cái làm nên sinh hoạt đời thường của ta. Bởi vậy ta có thể đến gần nó mà không biết, của cải ấy ở ngay bên cạnh ta mà chúng mà lại vô tình. Vì thế ta phải biết chú ý đến “những dấu chỉ của thời đại”, những tiếng gọi bí ẩn vẫn dội lên mỗi ngày và trong mọi trường hợp.
Bị loá mắt nếu không muốn nói là mù quáng bởi ánh sáng của những của cải phù vân giả dối, của danh vọng, của quyền lực, của tiền bạc chúng ta có nguy cơ bỏ qua “cơ hội vàng” và lạc đường khi đuổi theo những ảo ảnh.
Xin Chúa mở mắt lòng ta để ta bắt lấy cơ hội khi cơ hội đến với ta. Và, với cơ hội đấy, ta sẽ bán tất cả những gì ta có để ta đi tìm cái kho báu đích thực của đời ta. Của cải đích thực của đời ta đó chính là Nước Trời vậy.
Anmai, CSsR(nguồn : thanhlinh.net)
HĐMVGX HỌP KẾT THÚC KHÓA 11 NHIỆM KỲ 2007-2011
* Vào lúc 19g30 ngày 22-7-2011 tại Phòng Khách Giáo Xứ, Cha Chánh Xứ và HĐMVGX Thuận Phát đã tiến hành phiên họp cuối của Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ khóa 11 (nhiệm kỳ 2007-2011).
Sau khi ông CT HĐMVGX báo cáo kết quả công tác trong tháng qua và ông thủ quỹ báo cáo tài chánh như trong các buổi họp thường kỳ, Cha Chánh Xứ và tất cả thành viên trong HĐMVGX, bàn bạc để đưa ra danh sách các vị trong HĐMVGX khóa 11 vừa qua, gởi lên Tòa Tổng Giám Mục duyệt cấp Bằng Tri Ân cho các vị đã chu toàn nhiệm vụ, hy sinh phục vụ cộng đoàn trong nhiệm kỳ 2007 - 2011.
Tiếp đến, cuộc họp đã dành nhiều thời gian để bàn bạc đến việc sắp xếp, bố trí nhân sự và phân công nhiệm vụ cho nhiệm kỳ mới. Hội nghị đã thống nhật ý kiến sẽ thành lập các Ban Chuyên Môn trong đó gồm nhiều thành viên, với mục đích phục vụ tốt hơn các công việc của giáo xứ trong thời gian tới, cũng trong phần này các thành viên trong HĐMVGX và Cha Chánh Xứ đã bàn bạc, lấy ý kiến chung, đề cử danh sách các vị đảm nhận các chức vụ Trưởng và Phó các giáo họ, tình nguyện tham gia phục vụ giáo xứ khóa 12 (nhiệm kỳ 2011-2015) kịp thời gởi lên Tòa Tổng Giám Mục, trình xin kiến thị của Tổng Giám Mục để cấp Ủy Nhiệm Thư.
Cuộc họp kết thúc lúc 21 giờ.
HÌNH ẢNH CUỘC HỌP.
Hữu Toàn.
Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011
LINH MỤC GIẢ
VĂN PHÒNG TOÀ GIÁM MỤC XUÂN LỘC
THÔNG BÁO VỀ MỘT LINH MỤC GIẢ
VP. Tòa Giám Mục Xuân Lộc thông báo:
Kính thưa Quý Cha, Quý Bề trên, Quý Tu sĩ Xuân Lộc
LM giả: Lê Thiện Quang |
Thời gian qua, có một linh mục thỉnh thoảng xuất hiện trong một số thánh lễ đồng tế ờ vùng Hố Nai và một số nơi khác ngoài gp.Xuân Lộc (ở gp.Tp.HCM và Phú Cường), cụ thể là mới ngày 15-7 vừa qua, đã đồng tế lễ giỗ mãn tang bà cố cha Thanh (USA - nhà quê tại Sặt) tại nhà thờ Kẻ Sặt, do Đc Thiên - Hải Phòng, chủ sự. Cha sở và Cha phó cứ nghĩ là Cha thư ký của Đc Thiên.
Vị này thường cho giáo dân xem hoặc tặng ảnh mặc áo lễ, ảnh đồng tế của mình, đến nỗi có những giáo dân đã quen mặt, và ông cố, khi mời ngài về đồng tế lễ giỗ, cũng nói là rất rành về ngài, nhưng khi được hỏi, cũng chỉ là nghe người ta nói ngài là linh mục quê ở Sài Quất thôi chứ thực sự không biết ngài chịu chức khi nào. Đồng thời cũng hay giới thiệu mình đang coi nhà trẻ mồ côi để được giúp đỡ. Đã có những người xin lễ, giúp và có cả các Cha cũng đã chuyển lễ cho người này.
Tuy nhiên, vì vị "linh mục" này có những biểu hiện đáng ngờ nên Cha xứ và Cha Phó Kẻ Sặt đã hỏi trực tiếp cũng như nhờ người hỏi vị này để lấy các thông tin cá nhân và tìm cách điều tra. Kết quả cho thấy đây là một linh mục giả,
Chúng con xin ghi lại đây kết quả các Cha Sặt đã điều tra :
1. Vị này tự nhận là linh mục Lê Thiện Quang, dòng Don Bosco, bị đi tù 2 năm do phổ biến sách, đĩa CD về Đức Mẹ Tà Pao, được ĐHY JB. Phạm Minh Mẫn truyền chức chui tại nhà nguyện TGM Tp.HCM với 2 cha dòng Tên, cách đây gần 2 năm. Hiện đang phụ trách giáo họ Vô Nhiễm và một nhà dành cho trẻ mồ côi và người già neo đơn thuộc hạt Củ Chi, gp.Phú Cường. Tuy nhiên, cha Tài SDB. cho biết: nhà dòng không có cha Quang nào như thế, cũng như không có trường hợp nào của nhà dòng giống như vậy; Cha Khi, Quản hạt Củ Chi, cũng xác định giáo hạt của ngài không có họ Vô Nhiễm hay nhà cho trẻ mồ côi và người già neo đơn như thế.
2. Khi được một số giáo dân hỏi, vị này cho biết: chịu chức ngày 15-8-2010 tại nhà thờ Đức Bà, khi thì nói do Đc Tứ, khi thì nói Đc Khảm, và có lúc nói do Đc Đaminh Xuân Lộc, truyền chức cho.
3. Lúc thì vị này nói ở Sài Quất, lúc thì nói ở Ngũ Phúc. Lúc thì thuộc dòng Don Bosco, lúc thì lại nói với giáo dân là mình thuộc dòng Xitô, thuộc dòng Đồng Công ... Cha Cường, Chánh xứ Ngũ Phúc, xác định: ở Ngũ Phúc không có linh mục nào như vậy.
Một số Cha (vd: cha Hóa, Thuận Hòa) thấy nói chuyện vui vẻ, thân mật với ngài, tưởng là quen thân, nhưng khi được hỏi, thì ngài nói cũng mới gặp lần đầu, và vì tưởng ngài là linh mục thật nên mới vui vẻ như thế.
Chúng con xin gửi kèm đây 4 tấm hình của vị "linh mục" này để Quý Cha và Quý Bề trên được biết. Xin Quý Cha hay Quý Bề trên nào có thêm thông tin gì về "linh mục" này, xin cho mọi người cùng biết để cảnh giác.
Chúng con hết lòng cám ơn
Vp. TGM Xuân Lộc
Lm. Fx. Đỗ Đức Lực
Vị này thường cho giáo dân xem hoặc tặng ảnh mặc áo lễ, ảnh đồng tế của mình, đến nỗi có những giáo dân đã quen mặt, và ông cố, khi mời ngài về đồng tế lễ giỗ, cũng nói là rất rành về ngài, nhưng khi được hỏi, cũng chỉ là nghe người ta nói ngài là linh mục quê ở Sài Quất thôi chứ thực sự không biết ngài chịu chức khi nào. Đồng thời cũng hay giới thiệu mình đang coi nhà trẻ mồ côi để được giúp đỡ. Đã có những người xin lễ, giúp và có cả các Cha cũng đã chuyển lễ cho người này.
Tuy nhiên, vì vị "linh mục" này có những biểu hiện đáng ngờ nên Cha xứ và Cha Phó Kẻ Sặt đã hỏi trực tiếp cũng như nhờ người hỏi vị này để lấy các thông tin cá nhân và tìm cách điều tra. Kết quả cho thấy đây là một linh mục giả,
Chúng con xin ghi lại đây kết quả các Cha Sặt đã điều tra :
1. Vị này tự nhận là linh mục Lê Thiện Quang, dòng Don Bosco, bị đi tù 2 năm do phổ biến sách, đĩa CD về Đức Mẹ Tà Pao, được ĐHY JB. Phạm Minh Mẫn truyền chức chui tại nhà nguyện TGM Tp.HCM với 2 cha dòng Tên, cách đây gần 2 năm. Hiện đang phụ trách giáo họ Vô Nhiễm và một nhà dành cho trẻ mồ côi và người già neo đơn thuộc hạt Củ Chi, gp.Phú Cường. Tuy nhiên, cha Tài SDB. cho biết: nhà dòng không có cha Quang nào như thế, cũng như không có trường hợp nào của nhà dòng giống như vậy; Cha Khi, Quản hạt Củ Chi, cũng xác định giáo hạt của ngài không có họ Vô Nhiễm hay nhà cho trẻ mồ côi và người già neo đơn như thế.
2. Khi được một số giáo dân hỏi, vị này cho biết: chịu chức ngày 15-8-2010 tại nhà thờ Đức Bà, khi thì nói do Đc Tứ, khi thì nói Đc Khảm, và có lúc nói do Đc Đaminh Xuân Lộc, truyền chức cho.
3. Lúc thì vị này nói ở Sài Quất, lúc thì nói ở Ngũ Phúc. Lúc thì thuộc dòng Don Bosco, lúc thì lại nói với giáo dân là mình thuộc dòng Xitô, thuộc dòng Đồng Công ... Cha Cường, Chánh xứ Ngũ Phúc, xác định: ở Ngũ Phúc không có linh mục nào như vậy.
Một số Cha (vd: cha Hóa, Thuận Hòa) thấy nói chuyện vui vẻ, thân mật với ngài, tưởng là quen thân, nhưng khi được hỏi, thì ngài nói cũng mới gặp lần đầu, và vì tưởng ngài là linh mục thật nên mới vui vẻ như thế.
Chúng con xin gửi kèm đây 4 tấm hình của vị "linh mục" này để Quý Cha và Quý Bề trên được biết. Xin Quý Cha hay Quý Bề trên nào có thêm thông tin gì về "linh mục" này, xin cho mọi người cùng biết để cảnh giác.
Chúng con hết lòng cám ơn
Vp. TGM Xuân Lộc
Lm. Fx. Đỗ Đức Lực
(nguồn : vietcatholic.net)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)