Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013
NGÀY CẦU NGUYỆN CHO ƠN THIÊN TRIỆU LINH MỤC VÀ TU SĨ
Thư gởi các bậc phụ huynh, các bạn trẻ và thiếu nhi
nhân ngày CẦU NGUYỆN CHO ƠN THIÊN TRIỆU LINH MỤC VÀ TU SĨ
Kính thưa quý phụ huynh,
Khi tiếp xúc với các bậc phụ huynh, tôi thấy ai cũng quan tâm nhiều đến con cái mình về chuyện học hành, về đời sống đạo, về tương lai… Ai cũng mong con mình trưởng thành, nên người và trở nên những con người hữu ích cho gia đình, xã hội và Giáo hội. Có người mong con mình tiếp nối nghề truyền thống của gia đình; có người trước đây không có điều kiện học hành thì giờ đây mong cho con mình phải học hành đến nơi đến chốn; cũng có người không mong con mình có nhiều bằng cấp cho bằng mong cho chúng “đi tu”, đi theo Chúa sống đời sống linh mục hoặc tu sĩ. Ai cũng có lý và ước nguyện nào cũng chính đáng và cũng rất cao đẹp. Tuy nhiên, giữa những cái tốt thì chắc chắn sẽ có cái tốt hơn nếu chọn lựa của chúng ta phù hợp với thánh ý Chúa.
Có phụ huynh nói với tôi là không muốn con đi tu, vì sợ “mất con”. “Thưa cha, cho nó đi tu rồi thì tụi con khi về già chẳng ai chăm sóc. Chúng con lại muốn có cháu để bồng bế cho vui lúc tuổi già.” Nếu bạn trẻ nào muốn đi tu mà nghe bố mẹ nói như thế thì rõ ràng là cũng thấy có chút gì đó “lấn cấn”. Không biết là mình phải theo ý bố mẹ hay là theo tiếng Chúa gọi đây?
Ngược lại, cũng có trường hợp một bà mẹ dẫn con trai mình đến gặp tôi, nói rằng: “Thưa cha, xin cha giúp cho cháu. Cháu ‘rất muốn’ đi tu đó cha.” Nhưng hình như nét mặt chàng trai thì không có gì là phù hợp với điều mà mẹ cậu ta vừa nói. Thế là tôi xin phép bà mẹ để được gặp riêng chàng trai. Cậu nói với tôi: “Thưa cha, mẹ con muốn con đi tu, chứ con đâu có muốn! Mẹ con nói mãi thì con lên đây để mẹ vui lòng thôi.” À, thì ra là như vậy!
Cũng có những phụ huynh khác tâm sự với tôi: “Thưa cha, chúng con muốn cháu đi tu và chúng con luôn khuyến khích, động viên và cầu nguyện cho cháu. Tuy nhiên, chúng con không ép cháu đi tu hay lập gia đình, mà để cháu tự do chọn lựa. Cháu chọn con đường nào thì chúng con cũng luôn hỗ trợ cháu.” Lối suy nghĩ thật cởi mở, chân thành và quân bình. Tôi thích lối suy nghĩ như thế này!
Đưa ra những trường hợp cụ thể như thế để chúng ta thấy được sự đa dạng trong cách suy nghĩ và hành xử của các bậc phụ huynh. Trong mọi trường hợp, những phản ứng của phụ huynh đều xuất phát từ tình yêu. Ai cũng yêu thương con cái mình và muốn tốt cho chúng. Tuy nhiên, chúng ta cần giúp con cái nhận ra đâu là ý Chúa muốn nơi chúng. Một khi đã chọn lựa đúng thì đó là hạnh phúc của chính con cái mình và hệ quả cũng là hạnh phúc của chính mình. Có những phụ huynh xác tín rằng: “Mình quảng đại dâng con cho Chúa thì Chúa không bao giờ chịu thua sự quảng đại nhỏ nhoi của mình đâu. Chúa có muôn ngàn cách thế khác nhau để bù vào cái mà mình cho là ‘thiệt thòi’ khi dâng con cho Chúa.”
Tóm lại, thưa quý phụ huynh,
Cầu nguyện cho con cái mình nên người, biết chọn lựa bậc sống theo đúng thánh ý Chúa là điều rất quan trọng. Bên cạnh đó là việc động viên, nâng đỡ con cái khi chúng ước muốn sống đời sống dâng hiến. Nâng đỡ nhưng không nên gây áp lực cho chúng dưới bất kỳ hình thức nào. Cuối cùng là đời sống gương mẫu của chính phụ huynh: về đời sống nhân bản, đạo đức và những mối tương quan hài hòa với mọi người xung quanh. Tất cả những điều này sẽ là môi trường thuận lợi giúp thanh thiếu niên nhận ra tiếng Chúa gọi và quảng đại dấn thân theo Chúa.
Các bạn trẻ và thiếu nhi rất thân mến,
Cha nghĩ rằng, ai trong các con cũng có những ước mơ đẹp, rất trong sáng và hồn nhiên. Có bạn muốn sau này làm giáo viên để được đứng trên bục giảng. Có bạn muốn trở thành y tá để chăm sóc cho những người đau bệnh. Có bạn muốn trở thành đầu bếp giỏi để nấu những món ăn ngon phục vụ nhiều người. Và cũng có bạn muốn trở thành nữ tu, trở thành linh mục của Chúa. Những bạn này hỏi cha: “Con muốn đi tu thì con phải làm gì vậy cha?”
Cha trả lời bạn ấy rằng: Con muốn đi tu thật à? Rất tốt!
- Trước hết, con phải năng cầu nguyện với Chúa nhé! Xin Chúa giúp để con càng thêm tuổi, càng thêm đạo đức và thánh thiện.
- Kế đó là con phải luôn là người con ngoan, trò giỏi trong gia đình, nơi trường học và trong giáo xứ qua việc vâng lời cha mẹ, thầy cô, quý cha, quý thầy, quý dì và anh chị giáo lý viên.
- Và điều cuối cùng là con phải chăm chỉ học hành. Đây cũng là một trong những điều cần thiết để có thể đi tu, đi theo Chúa và phục vụ Chúa qua việc phục vụ người khác. Con thấy những điều cha đề nghị với con có khó lắm không?
“Thưa cha, nếu không muốn đi tu thì con thấy hơi khó khó. Nhưng con rất muốn đi tu cho nên con thấy hơi dễ dễ.”
Một câu trả lời thật dễ thương và hồn nhiên, rất đúng với lứa tuổi của các con.
Xin Chúa chúc lành cho những ước nguyện cao đẹp của các con. Chúc các con noi gương Chúa Giêsu “ngày càng khôn lớn, và được Thiên Chúa cũng như mọi người thương mến” (Lc 2,52).
Trung Tâm Mục Vụ, 17.4.2013
Lm. Giuse Đặng Chí Lĩnh
Trưởng Ban Mục vụ Ơn gọi TGP Tp. HCM
Khi tiếp xúc với các bậc phụ huynh, tôi thấy ai cũng quan tâm nhiều đến con cái mình về chuyện học hành, về đời sống đạo, về tương lai… Ai cũng mong con mình trưởng thành, nên người và trở nên những con người hữu ích cho gia đình, xã hội và Giáo hội. Có người mong con mình tiếp nối nghề truyền thống của gia đình; có người trước đây không có điều kiện học hành thì giờ đây mong cho con mình phải học hành đến nơi đến chốn; cũng có người không mong con mình có nhiều bằng cấp cho bằng mong cho chúng “đi tu”, đi theo Chúa sống đời sống linh mục hoặc tu sĩ. Ai cũng có lý và ước nguyện nào cũng chính đáng và cũng rất cao đẹp. Tuy nhiên, giữa những cái tốt thì chắc chắn sẽ có cái tốt hơn nếu chọn lựa của chúng ta phù hợp với thánh ý Chúa.
Có phụ huynh nói với tôi là không muốn con đi tu, vì sợ “mất con”. “Thưa cha, cho nó đi tu rồi thì tụi con khi về già chẳng ai chăm sóc. Chúng con lại muốn có cháu để bồng bế cho vui lúc tuổi già.” Nếu bạn trẻ nào muốn đi tu mà nghe bố mẹ nói như thế thì rõ ràng là cũng thấy có chút gì đó “lấn cấn”. Không biết là mình phải theo ý bố mẹ hay là theo tiếng Chúa gọi đây?
Ngược lại, cũng có trường hợp một bà mẹ dẫn con trai mình đến gặp tôi, nói rằng: “Thưa cha, xin cha giúp cho cháu. Cháu ‘rất muốn’ đi tu đó cha.” Nhưng hình như nét mặt chàng trai thì không có gì là phù hợp với điều mà mẹ cậu ta vừa nói. Thế là tôi xin phép bà mẹ để được gặp riêng chàng trai. Cậu nói với tôi: “Thưa cha, mẹ con muốn con đi tu, chứ con đâu có muốn! Mẹ con nói mãi thì con lên đây để mẹ vui lòng thôi.” À, thì ra là như vậy!
Cũng có những phụ huynh khác tâm sự với tôi: “Thưa cha, chúng con muốn cháu đi tu và chúng con luôn khuyến khích, động viên và cầu nguyện cho cháu. Tuy nhiên, chúng con không ép cháu đi tu hay lập gia đình, mà để cháu tự do chọn lựa. Cháu chọn con đường nào thì chúng con cũng luôn hỗ trợ cháu.” Lối suy nghĩ thật cởi mở, chân thành và quân bình. Tôi thích lối suy nghĩ như thế này!
Đưa ra những trường hợp cụ thể như thế để chúng ta thấy được sự đa dạng trong cách suy nghĩ và hành xử của các bậc phụ huynh. Trong mọi trường hợp, những phản ứng của phụ huynh đều xuất phát từ tình yêu. Ai cũng yêu thương con cái mình và muốn tốt cho chúng. Tuy nhiên, chúng ta cần giúp con cái nhận ra đâu là ý Chúa muốn nơi chúng. Một khi đã chọn lựa đúng thì đó là hạnh phúc của chính con cái mình và hệ quả cũng là hạnh phúc của chính mình. Có những phụ huynh xác tín rằng: “Mình quảng đại dâng con cho Chúa thì Chúa không bao giờ chịu thua sự quảng đại nhỏ nhoi của mình đâu. Chúa có muôn ngàn cách thế khác nhau để bù vào cái mà mình cho là ‘thiệt thòi’ khi dâng con cho Chúa.”
Tóm lại, thưa quý phụ huynh,
Cầu nguyện cho con cái mình nên người, biết chọn lựa bậc sống theo đúng thánh ý Chúa là điều rất quan trọng. Bên cạnh đó là việc động viên, nâng đỡ con cái khi chúng ước muốn sống đời sống dâng hiến. Nâng đỡ nhưng không nên gây áp lực cho chúng dưới bất kỳ hình thức nào. Cuối cùng là đời sống gương mẫu của chính phụ huynh: về đời sống nhân bản, đạo đức và những mối tương quan hài hòa với mọi người xung quanh. Tất cả những điều này sẽ là môi trường thuận lợi giúp thanh thiếu niên nhận ra tiếng Chúa gọi và quảng đại dấn thân theo Chúa.
Các bạn trẻ và thiếu nhi rất thân mến,
Cha nghĩ rằng, ai trong các con cũng có những ước mơ đẹp, rất trong sáng và hồn nhiên. Có bạn muốn sau này làm giáo viên để được đứng trên bục giảng. Có bạn muốn trở thành y tá để chăm sóc cho những người đau bệnh. Có bạn muốn trở thành đầu bếp giỏi để nấu những món ăn ngon phục vụ nhiều người. Và cũng có bạn muốn trở thành nữ tu, trở thành linh mục của Chúa. Những bạn này hỏi cha: “Con muốn đi tu thì con phải làm gì vậy cha?”
Cha trả lời bạn ấy rằng: Con muốn đi tu thật à? Rất tốt!
- Trước hết, con phải năng cầu nguyện với Chúa nhé! Xin Chúa giúp để con càng thêm tuổi, càng thêm đạo đức và thánh thiện.
- Kế đó là con phải luôn là người con ngoan, trò giỏi trong gia đình, nơi trường học và trong giáo xứ qua việc vâng lời cha mẹ, thầy cô, quý cha, quý thầy, quý dì và anh chị giáo lý viên.
- Và điều cuối cùng là con phải chăm chỉ học hành. Đây cũng là một trong những điều cần thiết để có thể đi tu, đi theo Chúa và phục vụ Chúa qua việc phục vụ người khác. Con thấy những điều cha đề nghị với con có khó lắm không?
“Thưa cha, nếu không muốn đi tu thì con thấy hơi khó khó. Nhưng con rất muốn đi tu cho nên con thấy hơi dễ dễ.”
Một câu trả lời thật dễ thương và hồn nhiên, rất đúng với lứa tuổi của các con.
Xin Chúa chúc lành cho những ước nguyện cao đẹp của các con. Chúc các con noi gương Chúa Giêsu “ngày càng khôn lớn, và được Thiên Chúa cũng như mọi người thương mến” (Lc 2,52).
Trung Tâm Mục Vụ, 17.4.2013
Lm. Giuse Đặng Chí Lĩnh
Trưởng Ban Mục vụ Ơn gọi TGP Tp. HCM
Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013
ĐẠI LỄ KỶ NIỆM NGÀY TÌM ĐƯỢC LINH ẢNH ĐỨC MẸ LA MÃ - BẾN TRE
Mời tham dự Đại lễ kỷ niệm
ngày tìm được Linh Ảnh Mẹ La Mã – Bến Tre
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Mã – Bến Tre mừng đại lễ kỷ niệm 63 năm tìm lại được Linh Ảnh của Mẹ (05/05/1950). Thứ Bảy ngày 04 tháng 05 năm 2013, Đức cha Tôma Nguyễn Văn Tân, Giám mục Giáo phận Vĩnh Long sẽ về Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Mã – Bến Tre chủ tế Thánh Lễ khai mạc trong dịp trọng đại này.
Chương trình mừng lễ kỷ niệm 63 năm tìm được Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp:
I. Thứ Bảy 04.5.2013, Thánh Lễ Khai Mạc
8g30: Diễn nguyện
9g00: Tập hát và Giờ Hành Hương kính ĐM HCG.
10g00: Chuẩn bị Thánh Lễ đồng tế do ĐGM Giáo phận chủ tế
10g30: Thánh Lễ Đồng tế trọng thể tại lễ đài.
Sau Thánh Lễ có Làm phép Ảnh và Chuỗi Mân Côi.
II. Chúa Nhật 05.5.2013, Lễ Kỷ Niệm Ngày Tìm Được Ảnh Mẹ
9g30: Tập hát và Giờ Hành Hương kính ĐM HCG.
10g00: Chuẩn bị Thánh Lễ đồng tế
10g30: Thánh Lễ Đồng tế trọng thể
Sau Thánh Lễ có Làm phép Ảnh và Chuỗi Mân Côi.
Khi đến trung tâm hành hương trong những ngày này:
- Xe từ 25 chỗ trở xuống, xin chạy thẳng vào trung tâm hành hương
- Xe trên 25 chỗ, xin dừng tại ngã ba Sơn Đốc và đi xe ôm vào.
- Xin quý Cha mang lễ phục trắng
Xin mọi người hiệp ý cầu nguyện cho ngày lễ được mọi sự tốt đẹp theo ý Chúa.
Trung Tâm Hành Hương
(VietCatholic News)
Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013
KHÁNH THÀNH TƯỢNG ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II CAO NHẤT THẾ GIỚI TẠI BALAN
Czestochowa, Ba Lan (AP) - Một bức tượng khổng lồ của cố Đức Giáo Hoàng John Paul II được cho là cao nhất thế giới đã được hoàn thành ở miền nam Ba Lan.
Đức Tổng Giám mục Waclaw Depo công bố bức tượng thứ bảy của vị giáo hoàng Ba Lan ở thành phố phía nam của Czestochowa, nhà của địa điểm hành hương Công giáo nổi tiếng nhất đất nước này, đó là Tu viện Jasna Gora.
Tượng được làm bằng fiberglass thủy tinh trắng, chiều cao bằng khoảng ngôi nhà 5 lầu, hoặc chừng gần 14 mét (hơn 45 feet), đặt trên một ngọn đồi nhìn ra thành phố.
Tượng này được tài trợ bởi một doanh nhân, ông Leszek Lyson. Ông muốn ghi ơn cho việc ông tin là nhờ sự cầu nguyện với Đức Cố Giáo Hoàng mà con trai ông chết đuối của ông đã được cứu sống.
ĐGH John Paul II, người đứng đầu Giáo hội Công giáo La Mã trong 27 năm trước Ngài qua đời vào năm 2005, vẫn là một người được quý mến và tôn trọng tại quê hương của mình.
Đồng Nhân
(VietCatholic News)
Đức Tổng Giám mục Waclaw Depo công bố bức tượng thứ bảy của vị giáo hoàng Ba Lan ở thành phố phía nam của Czestochowa, nhà của địa điểm hành hương Công giáo nổi tiếng nhất đất nước này, đó là Tu viện Jasna Gora.
Tượng được làm bằng fiberglass thủy tinh trắng, chiều cao bằng khoảng ngôi nhà 5 lầu, hoặc chừng gần 14 mét (hơn 45 feet), đặt trên một ngọn đồi nhìn ra thành phố.
Tượng này được tài trợ bởi một doanh nhân, ông Leszek Lyson. Ông muốn ghi ơn cho việc ông tin là nhờ sự cầu nguyện với Đức Cố Giáo Hoàng mà con trai ông chết đuối của ông đã được cứu sống.
ĐGH John Paul II, người đứng đầu Giáo hội Công giáo La Mã trong 27 năm trước Ngài qua đời vào năm 2005, vẫn là một người được quý mến và tôn trọng tại quê hương của mình.
Đồng Nhân
(VietCatholic News)
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III PHỤC SINH NĂM C 14-4-2013
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật III Phục Sinh năm C 14-4-2013.
Cha khách dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Cha khách dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Hữu Toàn.
Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013
Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013
GIÁO PHẬN VĨNH LONG - ĐẠI LỄ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT 2013
Chúa Nhật II Phục Sinh năm 2013, Giáo phận Vĩnh Long tổ chức Đại lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót lần thứ 3 tại nhà thờ Long Mỹ. Trên con đường lộ nhựa 7km từ thành phố Vĩnh long dẫn vào xã Long Mỹ, ngồi trên xe, tôi đã nhìn thấy những đoàn người từ nhiều nơi với nhiều loại phương tiện cũng đang tiến về trung tâm Lòng Chúa Thương Xót Long Mỹ. Xuống xe, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là những nụ cười rạng rỡ, đầy niềm vui, ánh lên một niềm tín thác vào Lòng Chúa Xót Thương. Một nhóm các bạn trẻ mặc đồng phục hướng dẫn các phương tiện vào chỗ đậu một cách trật tự và an toàn. Bước vào khuôn viên nhà thờ Long Mỹ, ta sẽ bắt gặp ánh mắt của Chúa Thương Xót bất cứ đâu và thật dễ dàng để hướng lòng lên Chúa.
Đúng 9 giờ, tiếng trống linh thiêng của các bạn trẻ Họ Mỹ Chánh và tiếng kèn rộn rã của đội kèn Sađéc vang lên khởi đầu Đại Lễ. Hai Cha Giuse Xưa và Cha Matthêu Thụy là MC của ngày Đại Lễ. Sau lời giới thiệu của Cha Giuse, Cha Phanxicô Việt, Cha sở Long Mỹ - Phụ trách trung tâm Lòng Chúa Thương Xót tiến lên lễ đài: chào mừng mọi người và tuyên bố khai mạc Đại Lễ. Lời chào chúc "Alleluia" mở đầu cho một Niềm vui lớn trong ngày Hội lớn, sẽ còn nối tiếp suốt ngày và sẽ mãi mãi liên kết mọi người trong sự hiệp thông của những người con đến với Lòng Chúa Thương Xót.
Giữa bầu khí vui tươi, rộn rã, bài diễn nguyện "Ngợi ca Lòng Chúa Xót Thương" do quí Soeurs Dòng Thánh Phao-lô Mỹ Tho đưa mọi người trở về sự trầm lắng của tâm hồn, nơi đó mọi người được hạnh phúc nhận lãnh món quà từ trái tim Chúa và cũng chính nơi đó mọi người được tái sinh bằng lòng tín thác. Nhưng làm sao để thể hiện lòng tín thác đó? - Bài hát múa "Dấu Thánh Giá" của dòng MTG Cái Nhum giúp cho mỗi người, giữa những trở ngại trong cuộc sống tự hỏi lại mình "tôi có dám tuyên xưng mình là Ki tô hữu hay không?'' Xen lẫn giữa các tiết mục diễn nguyện, Cha Giuse Xưa giúp mọi người đi sâu vào sứ điệp Lòng thương Xót.
(giaophanvinhlong.net)
HỘI THẢO THÁNH NHẠC TOÀN QUỐC LẦN THỨ 32
Hội thảo Thánh nhạc Toàn quốc lần thứ 32
tại Ttung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Saigon
TGP SAIGON – Thánh Augustinô, Tiến Sĩ Giáo Hội, đã so sánh: “Hát hay là
cầu nguyện hai lần”. Điều đó chứng tỏ Thánh Nhạc có vị trí quan trọng
trong Phụng vụ của Giáo hội Công giáo. Theo thông lệ, Thứ Tư ngày
10-4-2013, đã diễn ra buổi hội thảo của Ban Thánh Nhạc (BTN) toàn quốc
lần thứ 32 tại TTMV TGP Saigon.
Chủ
tọa đoàn là ĐGM Vinh-sơn Nguyễn Văn Bản (Giám mục GP Ban Mê Thuột, đặc
trách BTN) và LM Rôcô Nguyễn Duy (Thư ký BTN). Tham dự buổi hội thảo có
LM Đỗ Xuân Quế (nguyên Trưởng ban Thánh nhạc), LM Tiến Lộc (Ủy viên Ban
thường vụ), LM Xuân Thảo (phụ trách nội san Hương Trầm),… và khoảng 100
hội thảo viên (các linh mục, các tu sĩ nam nữ, các nhạc sĩ sáng tác,
nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh, nhóm sáng tác Sao Mai, và một số ca trưởng) thuộc
các giáo phận của Giáo hội Công giáo Việt Nam. MC là NS Minh Tâm, thư
ký là NS Anh Tuấn.
Buổi hội thảo khai mạc lúc 8 giờ 15. Lần này vẫn tiếp tục đào sâu Bản hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc để hoàn thiện dần. Tiếp theo là LM NS Ân Đức (Dòng Xitô Thiên Phước, Vũng Tàu) giới thiệu một số cung hát Thánh Vịnh mà Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam đã sử dụng trong các giờ kinh Thần Vụ từ hơn 30 năm qua, với phần hát minh họa của các nữ tu Xita và một số ca viên.
9 giờ 30, các hội thảo viên chia thành 3 nhóm để họp bàn. Sau khi họp nhóm, ghi nhận có mấy điểm cần lưu ý:
– Dùng từ “bình dân” la chưa thực sự chính xác, nên bỏ và dùng từ “trần tục”. Vì những gì bình dân vẫn cần thiết, có thể là chất xúc tác tốt để tạo cảm hứng sáng tác cả nhạc tôn giáo và nhạc đời. Như vậy, chất bình dân không xấu, chỉ những gì trần tục mới không phù hợp với Thánh Nhạc.
– Các linh mục xứ nên quan tâm các ca trưởng, có thể “ưu tiên” điều gì đó để họ có thêm phấn khởi mà phụng sự Thiên Chúa, phục vụ giáo xứ qua việc ca hát để giúp cộng đoàn cầu nguyện.
– Bản văn chi phối âm nhạc, nghĩa là bản văn phụng vụ cố định, người soạn nhạc phải dựa trên bản văn đó mà dệt nhạc. Nhưng nên dùng bản dịch Kinh Thánh nào? Vấn đề vẫn chưa dứt khoát.
– Cách dùng Cha hay Chúa, Người hay Ngài cũng chưa có quy định rõ, tùy theo cảm nhận của mỗi người. Bài Thánh ca nào được sửa lời cho phù hợp cũng chưa được phổ biến, mỗi nơi hát mỗi kiểu, thiếu tính thống nhất.
– Về “cung hát Thánh Vịnh”, phong phú về cung cách, kết hợp dân ca (cung) và bình ca (tiết tấu, không phân ô nhịp), nhưng có lẽ việc này phù hợp hơn với các cộng đoàn tu, các giáo xứ khó áp dụng. Tiết tấu có thể hát cho phù hợp, sao cho cảm thấy không quá chậm và cũng không nhanh.
– Nhạc đệm là phần phụ, không được át tiếng hát, đa số các ca đoàn thường mắc lỗi này. Ca trưởng phải hiểu Phụng vụ để có thể chọn bài phù hợp. Mùa Vọng và Mùa Chay nên “hạn chế” dùng đàn. Vấn đề khó là việc dạo nhạc, vì có những nơi đã lạm dụng việc dạo đàn, độc tấu hoặc hòa tấu.
Nói chung, vẫn còn nhiều nỗi ưu tư và trăn trở đối với nền Thánh nhạc Việt Nam.
ĐGM Vinh-sơn chia sẻ: “Nên đề cao chức năng của ca đoàn, nhưng cũng nên cho cộng đoàn tham gia hát. Ca đoàn không nên độc diễn. Ca đoàn nên giúp cộng đoàn cầu nguyện chứ không nên biểu dương tài năng”.
Buổi hội thảo kết thúc lúc 11 giờ 30. Mọi người cùng dùng bữa trưa thân mật trong tình đoàn kết, yêu thương, và bình an của Chúa Giêsu Phục Sinh. Sau đó, mọi người chia tay. Hẹn gặp nhau tại Hội thảo Thánh nhạc Toàn quốc lần thứ 33 cũng sẽ diễn ra tại TTMV TGP Saigon, ngày Thứ Ba, 15-10-2013, và cũng sẽ tiếp tục góp ý về cuốn “Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc” để khả dĩ sớm có bản văn hoàn chỉnh và chính thức áp dụng trên toàn quốc Việt Nam.
Buổi hội thảo khai mạc lúc 8 giờ 15. Lần này vẫn tiếp tục đào sâu Bản hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc để hoàn thiện dần. Tiếp theo là LM NS Ân Đức (Dòng Xitô Thiên Phước, Vũng Tàu) giới thiệu một số cung hát Thánh Vịnh mà Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam đã sử dụng trong các giờ kinh Thần Vụ từ hơn 30 năm qua, với phần hát minh họa của các nữ tu Xita và một số ca viên.
9 giờ 30, các hội thảo viên chia thành 3 nhóm để họp bàn. Sau khi họp nhóm, ghi nhận có mấy điểm cần lưu ý:
– Dùng từ “bình dân” la chưa thực sự chính xác, nên bỏ và dùng từ “trần tục”. Vì những gì bình dân vẫn cần thiết, có thể là chất xúc tác tốt để tạo cảm hứng sáng tác cả nhạc tôn giáo và nhạc đời. Như vậy, chất bình dân không xấu, chỉ những gì trần tục mới không phù hợp với Thánh Nhạc.
– Các linh mục xứ nên quan tâm các ca trưởng, có thể “ưu tiên” điều gì đó để họ có thêm phấn khởi mà phụng sự Thiên Chúa, phục vụ giáo xứ qua việc ca hát để giúp cộng đoàn cầu nguyện.
– Bản văn chi phối âm nhạc, nghĩa là bản văn phụng vụ cố định, người soạn nhạc phải dựa trên bản văn đó mà dệt nhạc. Nhưng nên dùng bản dịch Kinh Thánh nào? Vấn đề vẫn chưa dứt khoát.
– Cách dùng Cha hay Chúa, Người hay Ngài cũng chưa có quy định rõ, tùy theo cảm nhận của mỗi người. Bài Thánh ca nào được sửa lời cho phù hợp cũng chưa được phổ biến, mỗi nơi hát mỗi kiểu, thiếu tính thống nhất.
– Về “cung hát Thánh Vịnh”, phong phú về cung cách, kết hợp dân ca (cung) và bình ca (tiết tấu, không phân ô nhịp), nhưng có lẽ việc này phù hợp hơn với các cộng đoàn tu, các giáo xứ khó áp dụng. Tiết tấu có thể hát cho phù hợp, sao cho cảm thấy không quá chậm và cũng không nhanh.
– Nhạc đệm là phần phụ, không được át tiếng hát, đa số các ca đoàn thường mắc lỗi này. Ca trưởng phải hiểu Phụng vụ để có thể chọn bài phù hợp. Mùa Vọng và Mùa Chay nên “hạn chế” dùng đàn. Vấn đề khó là việc dạo nhạc, vì có những nơi đã lạm dụng việc dạo đàn, độc tấu hoặc hòa tấu.
Nói chung, vẫn còn nhiều nỗi ưu tư và trăn trở đối với nền Thánh nhạc Việt Nam.
ĐGM Vinh-sơn chia sẻ: “Nên đề cao chức năng của ca đoàn, nhưng cũng nên cho cộng đoàn tham gia hát. Ca đoàn không nên độc diễn. Ca đoàn nên giúp cộng đoàn cầu nguyện chứ không nên biểu dương tài năng”.
Buổi hội thảo kết thúc lúc 11 giờ 30. Mọi người cùng dùng bữa trưa thân mật trong tình đoàn kết, yêu thương, và bình an của Chúa Giêsu Phục Sinh. Sau đó, mọi người chia tay. Hẹn gặp nhau tại Hội thảo Thánh nhạc Toàn quốc lần thứ 33 cũng sẽ diễn ra tại TTMV TGP Saigon, ngày Thứ Ba, 15-10-2013, và cũng sẽ tiếp tục góp ý về cuốn “Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc” để khả dĩ sớm có bản văn hoàn chỉnh và chính thức áp dụng trên toàn quốc Việt Nam.
Trầm Thiên Thu
(VietCatholic News)
Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013
ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN PHAN THIẾT (LẦN 2) #7
ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC LEOPOLDO GIRELLI
DÂNG THÁNH LỄ TRUYỀN TIN TẠI GIÁO XỨ MẸ THIÊN CHÚA
DÂNG THÁNH LỄ TRUYỀN TIN TẠI GIÁO XỨ MẸ THIÊN CHÚA
Sáng ngày 08 tháng 04 năm 2013, là một ngày rất đặc biệt và đáng ghi nhớ đối với giáo xứ Mẹ Thiên Chúa. Suy cho cùng rồi cũng chỉ nhờ hồng ân Thiên Chúa bao la tuôn đỗ trên giáo xứ Mẹ Thiên Chúa chúng con.
Kết thúc chuyến viếng thăm mục vụ giáo phận Phan Thiết lần hai của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, trên đường trở về Singapore, ngài đã dừng chân thăm viếng và dâng thánh lễ Truyền Tin tại giáo xứ Mẹ Thiên Chúa. Đây là điểm dừng chân cuối cùng của Đức Tổng trong chuyến viếng thăm lần 2 nầy tại giáo phận Phan Thiết. Cùng tháp tùng với ngài có Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục giáo phận Phan Thiết, cha Anrê thư ký của ngài, và một số cha khác.
Đức Tổng và phái đoàn bước xuống xe đúng 07h sáng từ cổng nhà thờ dưới sự hoan hô chào mừng của toàn thể giáo dân trong giáo xứ. Đức tổng tiến vào nhà thờ và cầu nguyện trong giây lát trước Thánh Thể. Sau đó, ngài xuống cuối nhà thờ mặc áo lễ cùng với Đức Cha Giuse và quý cha đồng tế rồi tiến vào nhà thờ, ngài đã được cộng đoàn Mẹ Thiên Chúa vào “mê hồn trận” bằng câu nói tiếng việt: “tôi rất hân hoan và vui sướng khi được đến thăm và ở giữa anh chị em”.
Trước khi khởi sự thánh lễ, cha Giuse Nguyễn Công Hoàng, quản xứ giáo xứ Mẹ Thiên Chúa đã có lời chào mừng đến Đức Tổng, Đức Cha Giuse và Quý Cha, và ngài đã sơ lược về sự hình thành và phát triển của giáo xứ Mẹ Thiên Chúa bằng song ngữ: tiếng Anh và tiếng Việt.
Đức Tổng và phái đoàn bước xuống xe đúng 07h sáng từ cổng nhà thờ dưới sự hoan hô chào mừng của toàn thể giáo dân trong giáo xứ. Đức tổng tiến vào nhà thờ và cầu nguyện trong giây lát trước Thánh Thể. Sau đó, ngài xuống cuối nhà thờ mặc áo lễ cùng với Đức Cha Giuse và quý cha đồng tế rồi tiến vào nhà thờ, ngài đã được cộng đoàn Mẹ Thiên Chúa vào “mê hồn trận” bằng câu nói tiếng việt: “tôi rất hân hoan và vui sướng khi được đến thăm và ở giữa anh chị em”.
Trước khi khởi sự thánh lễ, cha Giuse Nguyễn Công Hoàng, quản xứ giáo xứ Mẹ Thiên Chúa đã có lời chào mừng đến Đức Tổng, Đức Cha Giuse và Quý Cha, và ngài đã sơ lược về sự hình thành và phát triển của giáo xứ Mẹ Thiên Chúa bằng song ngữ: tiếng Anh và tiếng Việt.
Trong bài giảng lễ, Đức Tổng đã giảng bằng tiếng Pháp, Đức Cha Giuse đã phiên dịch. Đức Tổng đã nhấn mạnh: ngày xưa, dân Do Thái đã được Môisen đưa ra khỏi Ai Cập dưới sự hướng dẫn của Chúa, Môisen đã nhận hòm bia đá ghi mười điều răn và đã làm lều để dâng cúng và gìn giữ hòm bia đó. Hôm nay, ngôi thánh đường này có Chúa Giêsu ngự trị giữa anh chị em, anh chị em cũng phải đến tôn kính và múc lấy nguồn ơn cứu độ. Ngài nói thêm rằng: ngôi nhà thờ của anh chị sát bên đường lộ, bao người qua lại, anh chị em cũng phải biết chia sẽ niềm tin của mình cho mọi người, qua đời sống chứng tá của anh chị em.
Trước khi ban phép lành tòa thánh, Đức Tổng Giám Mục đã nói: Đức Thánh Cha Phanxicô rất yêu mến Việt Nam và tôi sẽ trình bày về anh chị em cho Đức Thánh Cha. Cả cộng đoàn đều xúc động và vỗ tay rất phấn khởi.
Trước khi ban phép lành tòa thánh, Đức Tổng Giám Mục đã nói: Đức Thánh Cha Phanxicô rất yêu mến Việt Nam và tôi sẽ trình bày về anh chị em cho Đức Thánh Cha. Cả cộng đoàn đều xúc động và vỗ tay rất phấn khởi.
Một niềm cảm động kế tiếp vì hết sức bất ngờ của cộng đoàn giáo dân, đó là sau bài hát kết lễ, thì Đức Tổng cùng với Đức Cha Giuse, Quý Cha đồng tế và toàn thể cộng đoàn giáo dân đã cùng lên viếng Tượng Đài Đức Mẹ trên đỉnh đồi phía bên hông nhà thờ để tất cả mọi người dâng mình cho Đức Mẹ và cùng đọc ba kinh kính mừng, hát bài Lạy Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa…
Sau đó, toàn thể giáo dân được chụp hình lưu niệm với Đức Tổng tại trên đài Mẹ trong niềm vui khôn tả. Mặc dù thời gian rất có hạn, nhưng Đức Tổng đã cố nén lại trong nhiều phút để cho giáo dân hôn nhẫn và chụp hình với ngài.
Sau khi dùng điểm tâm tại giáo xứ, phái đoàn rời giáo xứ Mẹ Thiên Chúa vào lúc 10h sáng cùng ngày trong niềm lưu luyến của cha quản xứ và cộng đoàn giáo xứ. Mọi người nhìn theo khi đoàn xe đã khuất và ai cũng nghĩ rằng đây là một giấc mơ từ lâu mà nay đã trở thành hiện thực.
Ignatio Phan Đình Long
Sau đó, toàn thể giáo dân được chụp hình lưu niệm với Đức Tổng tại trên đài Mẹ trong niềm vui khôn tả. Mặc dù thời gian rất có hạn, nhưng Đức Tổng đã cố nén lại trong nhiều phút để cho giáo dân hôn nhẫn và chụp hình với ngài.
Sau khi dùng điểm tâm tại giáo xứ, phái đoàn rời giáo xứ Mẹ Thiên Chúa vào lúc 10h sáng cùng ngày trong niềm lưu luyến của cha quản xứ và cộng đoàn giáo xứ. Mọi người nhìn theo khi đoàn xe đã khuất và ai cũng nghĩ rằng đây là một giấc mơ từ lâu mà nay đã trở thành hiện thực.
Ignatio Phan Đình Long
(gpphanthiet.com)
ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN PHAN THIẾT (LẦN 2) #6
GIÁO XỨ MŨI NÉ CHÀO MỪNG ĐỨC TỔNG LEOPOLDO GIRELLI
Chúa Nhật II Phục Sinh, 07.04.2013
Chúa Nhật II Phục Sinh, 07.04.2013
Trọng kính Đức Tổng Liopoldo Girelli,
Đại diện Đức Thánh Cha
Trọng kính Đức cha Giuse, giám mục giáo phận
Kính thưa cha Tổng đại diện, quí cha và quí khách,
Toàn thể giáo xứ Mũi Né chúng con kính chào Đức Tổng, Đức Cha, quí cha và quí khách về cuộc thăm viếng đặc biệt này!
Chúng con cám ơn Đức Cha Giuse về lòng yêu thương, sự quan tâm đến chúng con trong tình phụ tử mà chính Đức Cha đã dành cho con và giáo xứ Mũi Né trong thời gian qua. Xin nhận nơi chúng con tấm lòng tri ân và kính mến của đoàn chiên nhỏ bé này.
Giờ đây, kính xin Đức Cha cho phép chúng con bày tỏ tâm tình với vị Đại diện Toà Thánh.
Trọng kính Đức cha Giuse, giám mục giáo phận
Kính thưa cha Tổng đại diện, quí cha và quí khách,
Toàn thể giáo xứ Mũi Né chúng con kính chào Đức Tổng, Đức Cha, quí cha và quí khách về cuộc thăm viếng đặc biệt này!
Chúng con cám ơn Đức Cha Giuse về lòng yêu thương, sự quan tâm đến chúng con trong tình phụ tử mà chính Đức Cha đã dành cho con và giáo xứ Mũi Né trong thời gian qua. Xin nhận nơi chúng con tấm lòng tri ân và kính mến của đoàn chiên nhỏ bé này.
Giờ đây, kính xin Đức Cha cho phép chúng con bày tỏ tâm tình với vị Đại diện Toà Thánh.
Your Grace,
In front of you is the little sheep flock of Mui Ne parish. We joyfully and cordially welcome you, The Representative of the Holy Father!
We are particularly grateful for your special visiting today.
We offer to you our love, respect and obeying.
In front of you is the little sheep flock of Mui Ne parish. We joyfully and cordially welcome you, The Representative of the Holy Father!
We are particularly grateful for your special visiting today.
We offer to you our love, respect and obeying.
Mui Ne is well-known tourist place, but Mui Ne parish is a small community. There are 1192 lay faithfuls living among over 30.000 inhabitants of Mui Ne town. (3.9 per cent Catholics).
Some people call Mui Ne the capital of resorts, but there are still so many poor families in Mui Ne parish. The poverty of the town is shown in its economical and educational aspects. Although the Catholic community was established 123 years ago in Mui Ne, the challenges of faith begin to influence the lives of our parishioners. Some of us are poor even in the faith. Would you please, pray for us much more!
As Pope Francis-the Pope of the poor who said that “How I would like a Church which is poor and for the poor!”, the fact you are being among us, the poor of God, is a good message of the Church.
Some people call Mui Ne the capital of resorts, but there are still so many poor families in Mui Ne parish. The poverty of the town is shown in its economical and educational aspects. Although the Catholic community was established 123 years ago in Mui Ne, the challenges of faith begin to influence the lives of our parishioners. Some of us are poor even in the faith. Would you please, pray for us much more!
As Pope Francis-the Pope of the poor who said that “How I would like a Church which is poor and for the poor!”, the fact you are being among us, the poor of God, is a good message of the Church.
Once more again, we are particularly grateful for your this special visiting, the first and historical visiting of The Representative of Holy Father to Mui Ne parish.
Please receive this bouquet of flowers offering to you, as expression of our love, thanksgiving and faithfulness through you to Holy Father.
We are now looking for your precious teaching and blessing.
Please receive this bouquet of flowers offering to you, as expression of our love, thanksgiving and faithfulness through you to Holy Father.
We are now looking for your precious teaching and blessing.
Fr. Peter Nguyen Huu Duy
Pastor of Mui Ne Parish
(gpphanthiet.com)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)