Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014
Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014
THÔNG CÁO VỀ CUỘC HỌP LẦN THỨ 5 VIỆT NAM - VATICAN
Kết thúc Cuộc họp vòng V của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam–Toà Thánh
Trưa ngày 11-09-2014, Phòng Báo chí Toà Thánh đã công bố Thông cáo chung về cuộc họp Vòng V Nhóm Công tác Hỗn hợp Việt Nam–Toà Thánh vừa kết thúc tại Hà Nội.
Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vatican Antoine Camilleri (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) |
Sau đây là toàn văn Thông cáo chung (bản tiếng Việt của VietnamPlus, TTXVN*):
Thực hiện thỏa thuận tại cuộc họp Vòng IV Nhóm Công tác Hỗn hợp Việt Nam-Toà thánh (tháng 6/2013), cuộc họp Vòng V Nhóm Công tác Hỗn hợp Việt Nam-Toà thánh đã diễn ra tại Hà Nội từ ngày 10-11/9.
Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Trưởng đoàn Việt Nam và Thứ trưởng Ngoại giao Toà thánh Antoine Camilleri, Trưởng đoàn Toà thánh, đồng chủ trì cuộc họp.
Phía Vatican đánh giá cao và cảm ơn sự quan tâm mà chính quyền các cấp của Việt Nam đã dành cho Giáo hội Công giáo Việt Nam trong thời gian qua để hoàn thành sứ mệnh của mình; ghi nhận những tiến bộ trong chính sách tôn giáo của Việt Nam, thể hiện trong Hiến pháp sửa đổi 2013.
Đặc phái viên không thường trú Toà thánh, Tổng Giám mục Leopoldo Girelli đã được Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thực hiện các chuyến thăm mục vụ tại Việt Nam.
Phía Vatican khẳng định Toà thánh coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung, thể hiện ở các chuyến thăm châu Á của Giáo hoàng tới châu lục này trong thời gian qua và trong tương lai.
Toà thánh khẳng định mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và cùng Giáo hội Công giáo Việt Nam tham gia vào quá trình phát triển của Việt Nam thông qua các lĩnh vực mà Giáo hội có thế mạnh như y tế, giáo dục, từ thiện, nhân đạo.
Phía Việt Nam khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện nhất quán và không ngừng hoàn thiện chính sách tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của người dân; ủng hộ Giáo hội Công giáo Việt Nam tham gia tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng đất nước.
Hai bên nhấn mạnh lại đường hướng “sống Phúc âm giữa lòng dân tộc,” “giáo dân tốt phải là công dân tốt.” Phía Vatican khẳng định Giáo hoàng Francis luôn theo sát tình hình phát triển quan hệ Việt Nam-Toà thánh và khuyến khích cộng đồng Công giáo Việt Nam tiếp tục đóng góp vào công việc chung của đất nước.
Hai bên đánh giá quan hệ Việt Nam-Toà thánh đã có bước phát triển tích cực, thể hiện qua các cuộc tiếp xúc ở các cấp, việc tổ chức các Cuộc họp Nhóm Công tác hỗn hợp cũng như hoạt động của Đặc phái viên không thường trú tại Việt Nam.
Hai bên thống nhất tiếp tục duy trì đối thoại, tiếp xúc, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Đặc phái viên không thường trú tại Việt Nam, góp phần hướng dẫn Giáo hội Công giáo Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Giáo hoàng.
Cuộc họp đã diễn ra trong bầu không khí chân thành, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau.
Hai bên thỏa thuận sẽ tiến hành Cuộc họp Vòng VI Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam-Toà thánh tại Vatican. Thời gian cuộc họp sẽ được thu xếp qua kênh ngoại giao.
Nhân dịp này, Đoàn Vatican đã đến chào Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Thứ trưởng Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Phạm Dũng. Phái đoàn Toà thánh cũng đã thăm một số cơ sở Công giáo ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
WHĐ
Thực hiện thỏa thuận tại cuộc họp Vòng IV Nhóm Công tác Hỗn hợp Việt Nam-Toà thánh (tháng 6/2013), cuộc họp Vòng V Nhóm Công tác Hỗn hợp Việt Nam-Toà thánh đã diễn ra tại Hà Nội từ ngày 10-11/9.
Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Trưởng đoàn Việt Nam và Thứ trưởng Ngoại giao Toà thánh Antoine Camilleri, Trưởng đoàn Toà thánh, đồng chủ trì cuộc họp.
Phía Vatican đánh giá cao và cảm ơn sự quan tâm mà chính quyền các cấp của Việt Nam đã dành cho Giáo hội Công giáo Việt Nam trong thời gian qua để hoàn thành sứ mệnh của mình; ghi nhận những tiến bộ trong chính sách tôn giáo của Việt Nam, thể hiện trong Hiến pháp sửa đổi 2013.
Đặc phái viên không thường trú Toà thánh, Tổng Giám mục Leopoldo Girelli đã được Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thực hiện các chuyến thăm mục vụ tại Việt Nam.
Phía Vatican khẳng định Toà thánh coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung, thể hiện ở các chuyến thăm châu Á của Giáo hoàng tới châu lục này trong thời gian qua và trong tương lai.
Toà thánh khẳng định mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và cùng Giáo hội Công giáo Việt Nam tham gia vào quá trình phát triển của Việt Nam thông qua các lĩnh vực mà Giáo hội có thế mạnh như y tế, giáo dục, từ thiện, nhân đạo.
Phía Việt Nam khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện nhất quán và không ngừng hoàn thiện chính sách tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của người dân; ủng hộ Giáo hội Công giáo Việt Nam tham gia tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng đất nước.
Hai bên nhấn mạnh lại đường hướng “sống Phúc âm giữa lòng dân tộc,” “giáo dân tốt phải là công dân tốt.” Phía Vatican khẳng định Giáo hoàng Francis luôn theo sát tình hình phát triển quan hệ Việt Nam-Toà thánh và khuyến khích cộng đồng Công giáo Việt Nam tiếp tục đóng góp vào công việc chung của đất nước.
Hai bên đánh giá quan hệ Việt Nam-Toà thánh đã có bước phát triển tích cực, thể hiện qua các cuộc tiếp xúc ở các cấp, việc tổ chức các Cuộc họp Nhóm Công tác hỗn hợp cũng như hoạt động của Đặc phái viên không thường trú tại Việt Nam.
Hai bên thống nhất tiếp tục duy trì đối thoại, tiếp xúc, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Đặc phái viên không thường trú tại Việt Nam, góp phần hướng dẫn Giáo hội Công giáo Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Giáo hoàng.
Cuộc họp đã diễn ra trong bầu không khí chân thành, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau.
Hai bên thỏa thuận sẽ tiến hành Cuộc họp Vòng VI Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam-Toà thánh tại Vatican. Thời gian cuộc họp sẽ được thu xếp qua kênh ngoại giao.
Nhân dịp này, Đoàn Vatican đã đến chào Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Thứ trưởng Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Phạm Dũng. Phái đoàn Toà thánh cũng đã thăm một số cơ sở Công giáo ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
WHĐ
Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014
RFA PHỎNG VẤN ĐỨC GIÁM MỤC PHAOLÔ NGUYỄN THÁI HỢP
RFA phỏng vấn ĐGM Nguyễn Thái Hợp
về cuộc họp vòng thứ 5 Việt Nam - Vatican tại Hà Nội
Cuộc họp vòng thứ 5 Việt Nam - Vatican tại Hà nội
Nhóm Công tác Hỗn hợp Việt Nam-Vatican vào hai ngày 10 và 11 tháng 9 tiến hành vòng họp lần thứ 5 tại Hà Nội.
Trước khi vòng họp diễn ra, vào ngày 9 tháng 9, Gia Minh hỏi chuyện giám mục Phao lô Nguyễn Thái Hợp, người phụ trách giáo phận Vinh và cũng là chủ tịch Ủy ban Công lý- Hòa Bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam, về vòng họp lần này.
Giám mục Nguyễn Thái Hợp: Những cuộc họp này đã được dự phóng trong quá khứ rồi. Mỗi năm đều có những cuộc họp, có lần ở Roma và lần này thì ở Việt Nam. Đây là những cuộc họp để tiếp tục tiến trình đối thoại giữa Nhà nước và Giáo Hội.
Và qua những năm làm việc vừa rồi, ta thấy có những bước tiến mặc dù chưa được như một số người mong muốn; nhưng phải nhìn nhận rằng có những bước tiến.
Cuộc họp này ngày mai sẽ bắt đầu. Trưa nay, các giám mục Giáo tỉnh Hà Nội gặp phái đoàn trưa nay, và hình như hôm qua phái đoàn gặp các giám mục Giáo tỉnh Sài Gòn.
Ngày mai phái đoàn làm việc với ủy ban bên Chính phủ.
Gia Minh: Giám mục có nhắc đến quá trình đối thoại giữa hai phía, đây là đường lối của Vatican và Hội đồng Giám mục Việt Nam theo đuổi trong những năm qua; nhưng việc đối thoại giữa Giáo Hội Việt Nam và phía chính quyền có những bước đột phá thế nào không?
Giám mục Nguyễn Thái Hợp: Chẳng hạn như trong suốt mấy năm vừa rồi, cũng nhờ những đối thoại đó vị đại diện của Tòa Thánh đã đến và đồng hành với đất nước Việt Nam. Và cũng thường xuyên đến thăm, đồng hành và thảo luận với các vị hữu trách cũng như nhiều giáo dân của Việt Nam.
Ta thấy một số vấn đề được giải thích và đả thông. Còn một số vấn đề còn tồn đọng chẳng hạn như vấn đề ‘sự cộng tác của Giáo Hội trong các vấn đề như y tế, giáo dục’. Vấn đề nhiều lần được nêu lên và một vài vị cao cấp trong chính phủ vào đầu năm vừa rồi nói vấn đề đó coi như đồng ý rồi. Nhưng cho đến hôm nay chưa thấy văn bản nào công bố rõ rệt về vấn đề đó.
Chúng tôi hy vọng rằng rất có thể trong lần làm việc này, đó cũng là một vấn đề. Nhất là nền giáo dục Việt Nam đang gặp bế tắc và khủng hoảng. Và cũng vào lúc người Việt Nam trong cũng như ngoài nước đang nghĩ đến tiền đồ của dân tộc. Đó là vấn đề đào tạo con người.
Rồi trong những tháng vừa qua, vấn đề mà Hội đồng Giám mục Việt nam cũng đã nêu lên: vấn đề độc lập, tự chủ của đất nước ta trước mộng xâm lược của Phương Bắc, của chính sách Đại Hán.
Có lẽ đó cũng là một vấn đề; nhưng có lẽ cuộc đối thoại sẽ xoay quanh những vấn đề còn tồn đọng trước đây nhiều hơn.
Gia Minh: Giáo phận Vinh nơi giám mục đang cai quản thì trong những năm vừa qua và mới năm ngoái thôi có những vụ việc đáng tiếc dẫn đến việc giáo dân bị đánh đập, khi vụ việc xảy ra thì báo chí lên tiếng và hai phía nói khác nhau; nhưng rồi sau này không nghe nói gì đến nữa?
Giám mục Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi rất ngạc nhiên và lấy làm tiếc sự việc đã xảy ra. Chúng tôi đã nói ngay trong những sự việc đó. Đáng lẽ ra những nhà lãnh đạo ‘chuyện lớn làm cho nhỏ đi, chuyện nhỏ làm cho càng nhỏ hơn, chuyện nhỏ hơn thì đáng lẽ không phải là một chuyện’; nhưng rất tiếc lúc đó đã xảy ra những chuyện như thế. Chuyện đau lòng thì chúng ta đã nói rồi.
Nhưng trong những năm vừa rồi, hai bên vẫn tiếp tục đối thoại và bây giờ thì vấn đề tồn đọng không còn nữa, đang giải quyết để có thể xây dựng Trung tâm Trại Gáo.
Hơn nữa, trong Giáo phận Vinh chúng tôi có ba tỉnh: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An.Vấn đề xảy ra nổi cộm vào năm ngoái và năm kia là ở Nghệ An; riêng tại Hà Tĩnh chúng tôi đang hợp tác để xây dựng một trung tâm khuyết tật lớn cho các em khuyết tật. Ở Quảng Bình thì vấn đề đất đai đã giải quyết; Tam Tòa đã có sổ đỏ và đang chuẩn bị để xây dựng Nhà Thờ.
Giáo Hội chúng tôi luôn cố gắng làm sao sự hiện diện của tôn giáo đem lại an bình, yên vui cho mọi người dân. Tôi giáo không phải lực lượng chính trị, nhưng tôi giáo luôn luôn yêu cầu có cơ hội để phục vụ con người, nhất là phục vụ những người nghèo khổ, những người bất hạnh như trẻ em khuyết tật, những bệnh nhân.
Gia Minh: Những nổ lực của Giáo Hội rõ ràng như thế, nhưng nếu không có được Chính quyền cùng làm việc thì vẫn có tình trạng như lâu nay giữa Chính quyền với Giáo Hội, giữa người không có tín ngưỡng, người Cộng sản không theo Công Giáo nghị kỵ, chia rẽ nhau. Làm thế nào để có thể dần xóa bỏ điều đó?
Giám mục Nguyễn Thái Hợp: Phải kiên nhẫn và cầu nguyện nữa. Nhưng chúng ta nhìn lại quãng đường quá khứ, chúng ta thấy rằng càng ngày có thể những xung đột càng giảm đi hơn. Ước mong vậy.
Chúng tôi cũng thấy có xích lại từ hai phía. Rồi chúng ta hy vọng, như anh vừa nói trong thời gian vừa qua, chuyện đó không còn là bản tin nóng, không còn gây dư luận xôn xao nữa.
Cuộc sống đang tiếp tục đi và từ cuộc sống đó có lẽ chúng ta có cơ hội nhìn lại để cộng tác, để làm cho cuộc đời bớt căng thẳng hơn, bớt khổ đau hơn. Đó là nhiệm vụ của tôn giáo. Chúng tôi tiếp tục con đường đó. Cho đến hôm nay, chúng tôi thấy rằng tình hình đã giữ được mức độ phải chăng.
Gia Minh: Chân thành cám ơn Giám mục về cuộc nói chuyện vừa rồi.
(VietCatholic News)
Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014
NHÓM CÔNG TÁC HỖN HỢP VIỆT NAM - TOÀ THÁNH HỌP VÒNG 5
Cuộc họp vòng thứ năm
của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam–Toà Thánh
WHĐ (05.9.2014) – Hôm nay thứ Sáu 05-9, Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh, cha Federico Lombardi S.J., đã đưa ra tuyên bố, xác nhận Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam–Toà Thánh sẽ tổ chức cuộc họp vòng thứ năm tại Hà Nội từ ngày 10 đến ngày 11 tháng Chín 2014.
Cha Lombardi cho biết cuộc họp nhằm “củng cố và phát triển quan hệ song phương giữa Việt Nam và Toà Thánh”.
Theo thông tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Trưởng đoàn, Đoàn Toà Thánh Vatican do Thứ trưởng Ngoại giao Antoine Camilleri làm Trưởng đoàn.
Cuộc họp vòng thứ tư của Nhóm đã diễn ra hồi tháng Sáu năm 2013 tại Vatican.
Cha Lombardi cho biết cuộc họp nhằm “củng cố và phát triển quan hệ song phương giữa Việt Nam và Toà Thánh”.
Theo thông tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Trưởng đoàn, Đoàn Toà Thánh Vatican do Thứ trưởng Ngoại giao Antoine Camilleri làm Trưởng đoàn.
Cuộc họp vòng thứ tư của Nhóm đã diễn ra hồi tháng Sáu năm 2013 tại Vatican.
Huy Hoàng
(WHĐ)
GIÁO PHẬN BÙI CHU TRUYỀN CHỨC LINH MỤC
Giáo Phận Bùi Chu, ngày 04/09/2014, Đức Cha Tôma Aq Vũ Đình Hiệu, Giám mục Giáo phận đã đặt tay truyền chức linh mục cho các thầy Phó tế tại nhà thờ Chính Tòa Bùi Chu vào lúc 9g30, ngày 04/09/2014,. Hiện diện với ngài có Đức Cha Laurenxo Chu Văn Minh, Giám đốc Đại chủng viện thánh Giuse Hà nội cùng trên 200 linh mục trong và ngoài Giáo phận cũng như đông đảo giáo dân từ các giáo xứ đổ về.
6 thầy Phó tế đã được Đức Cha cố Giuse Hoàng Văn Tiệm, nguyên Giám mục Giáo phận tuyển chọn và gửi lên Đại Chủng Viện thánh Giuse Hà nội học tập và tu luyện trong 8 năm. Sau khi kết thúc tiến trình đào tạo Đại Chủng Viện, các thầy có thêm một năm thực tập mục vụ cũng như thi hành tác vụ Phó tế tại Giáo phận nhà. Đó là các thầy:
Khi chia sẻ Tin mừng, Đức Cha Tôma Aq đã nói rằng: “cả cộng đoàn đều được tham dự vào chức tư tế của Đức Kitô ngay từ khi lãnh nhận Bí Tích Thánh tẩy. Tuy nhiên, với chức tư tế thừa tác thì chỉ dành cho một số người được tuyển chọn và được kêu mời để cùng cộng tác với các tông đồ, đặc biệt Giám mục Giáo phận là những chứng nhân trung thành của Đức Kitô.”
- Thầy Vinh sơn Lê Quang Hiệp sinh ngày 01/05/1977
- Thầy Giuse Nguyễn Văn Hồ sinh ngày 11/07/1980
- Thầy Giuse Nguyễn Ngọc Sơn sinh ngày 06/08/1977
- Thầy Giuse Đào Văn Toàn sinh ngày 05/01/1980
- Thầy Đaminh Trần Văn Tường(Tiến) sinh ngày 05/02/1976
- Thầy Vinh sơn Trần Đức Văn sinh ngày 24/04/1982
Khi chia sẻ Tin mừng, Đức Cha Tôma Aq đã nói rằng: “cả cộng đoàn đều được tham dự vào chức tư tế của Đức Kitô ngay từ khi lãnh nhận Bí Tích Thánh tẩy. Tuy nhiên, với chức tư tế thừa tác thì chỉ dành cho một số người được tuyển chọn và được kêu mời để cùng cộng tác với các tông đồ, đặc biệt Giám mục Giáo phận là những chứng nhân trung thành của Đức Kitô.”
Tiếp theo, ngài nhắn nhủ với tất cả các tiến chức hãy trung thành với ơn Chúa và triệt để thi hành sứ mạng để đem ơn Chúa đến cho cộng đoàn hầu xứng đáng với những gì đã lãnh nhận. Nhất là trong cuộc sống hằng ngày, các tân chức phải luôn suy ngắm các mầu nhiệm, sống nhân đức, trong sạch và thánh thiện mới có thể thánh hóa các tâm hồn trong Đức Kitô và nhờ Đức Kitô.
Sau cùng, ngài kêu gọi các tiến chức không tìm kiếm những gì thuộc về mình mà hãy tìm kiếm những gì thuộc về Đức Kitô. Các tiến chức hãy quy tụ các tín hữu thành một gia đình, một cộng đoàn yêu thương. Chỉ khi có yêu thương, chúng ta mới giúp người khác nhận ra khuôn mặt đích thực của Đức Kitô nơi mỗi anh chị em của mình cũng như nơi cộng đoàn.
Sau cùng, ngài kêu gọi các tiến chức không tìm kiếm những gì thuộc về mình mà hãy tìm kiếm những gì thuộc về Đức Kitô. Các tiến chức hãy quy tụ các tín hữu thành một gia đình, một cộng đoàn yêu thương. Chỉ khi có yêu thương, chúng ta mới giúp người khác nhận ra khuôn mặt đích thực của Đức Kitô nơi mỗi anh chị em của mình cũng như nơi cộng đoàn.
Thánh lễ truyền chức linh mục diễn ra và kết thúc trong bầu khí đầm ấm, trang nghiêm và sốt sắng. Niềm vui được thể hiện qua từng ánh mắt nụ cười, nhưng trên hết vẫn là tâm tình tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho Giáo phận có thêm những thợ gặt nhiệt thành trong cánh đồng truyền giáo mênh mông; đồng thời mỗi người hiện diện đều mang những tâm tình cầu nguyện sâu xa cho các tân chức để các ngài trở nên những mục tử như lòng Chúa và Giáo Hội ước mong.
BTT Giáo phận Bùi Chu
(VietCatholic News)
Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014
LÀ LINH MỤC HAY LÀM LINH MỤC
Cha Gioan Nguyễn Vũ Việt, một tân linh mục Việt Nam ở hải ngoại trong thánh lễ tạ ơn ngày 19-5-2013 đã minh nhiên với cộng đoàn rằng “tôi muốn là linh mục hơn là làm linh mục”. Chắc hẳn ngài muốn sống căn tính linh mục chứ không phải làm những việc của linh mục như một công chức thi hành bổn phận. Tuy nhiên hạn từ “làm” trong tiếng Việt lại mang nhiều nghĩa ở nhiều ngữ cảnh khác nhau, chẳng hạn như hạn từ “làm người” thì phong phú hơn rất nhiều.
Nhân dịp khai giảng năm học mới, cùng với một số thầy cô trong Ban Giáo Dục Kitô giáo của giáo phận đi thăm vài cơ sở giáo dục như là nhà trẻ, nhà lưu trú…có vị nữ tu bề trên một cộng đoàn kể với tôi một chuyện “thật như bịa” như sau: Vừa qua con đi dự Thánh Lễ tạ ơn một cha mới thuộc Hội Dòng Gioan Boscô ở Pleiku. Cha giảng Lễ là nghĩa phụ của tân linh mục đã nói với người con thiêng liêng rằng: “Hôm nay xin được có đôi lời với tân chức trong tình thân “cha-con”, vì mai này hai chúng ta dần dà thành anh em trong tình huynh đệ linh mục thì có cái gì đó ngần ngại khi muốn tỏ bày “kiểu thằng ruột ngựa”. Hôm nay cha đã là linh mục thì xin cha lưu ý kẽo bị cám dỗ làm ba điều này:
1. Làm tiền: Dâng Lễ, cử hành các bí tích…vì tiền. Vì nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất hay tổ chức các sinh hoạt…nên lao mình vào việc kiếm tiền.
2. Làm biếng: Làm linh mục rồi nên không thèm dạy giáo lý nữa, chưa kể dần dà sinh ra làm biếng ngồi tòa giải tội theo lịch kỳ. Nếu không được hàng ngày thì phải hàng tuần chứ. Một tuần phải có một buổi nào đó được ấn định để bà con đến lãnh nhận ơn hòa giải. Xin đừng đợi đến dịp Lễ trọng như Chầu lượt, Giáng Sinh hay Phục Sinh mới mời anh em linh mục chung quanh đến “oánh trận” một buổi rồi sau đó hỉ hả cụng ly mừng chiến công. Bàn phím, màn hình vi tính…rất dễ cám dỗ chúng ta có cớ để mà làm biếng thăm viếng giáo dân, chăm nom người già, kẻ liệt…
3. Làm tàng: Đã làm linh mục rồi thì rất dễ bị cám dỗ “làm cha” thiên hạ. Linh mục, tuổi đời chưa đến bốn hay năm mươi mà lại nạt nộ quát tháo trẻ em lẫn người cao tuổi, la mắng to tiếng với giáo lý viên lẫn cả với quý vị hội đồng giáo xứ…không là chuyện thi thoảng hay là họa hiếm mà như ngược lại. Chắc chắn điểm thi môn “đạo đức nhân bản” của các ngài không một ai dưới trung bình mà rất có thể thảy đều đạt điềm gần tuyệt đối, thế nhưng điểm thực hành ở mức nào thì cần khiêm tốn lắng nghe nhận định của bà con giáo dân và của các tu sĩ nam nữ đã từng cộng tác.
Sau khi kể chuyện xong vị bề trên ấy hỏi tôi rằng cha có làm ba cái điều kia không. Tôi thành thực trả lời là “khi ít khi nhiều, khi nào cũng có” và không làm cái này cũng có làm cái kia. Thế là bà sơ cười hể hả.
Thiết tưởng rằng đã dùng lời “để lật, để nhổ, để hủy để phá” cần phải dùng cả lời “để xây và để trồng” thì sẽ sinh hiệu quả hơn như lời đã phán với ngôn sứ Giêrêmia (x.Gr 1,10). Mạo muội xin góp thêm ba “cái làm” theo chiều kích trồng và xây như sau:
1. Làm chứng(x.Mc 1,22): Đức Thánh Cha Phaolô VI và Đức Gioan- Phaolô II thường nhấn mạnh rằng ngày nay người ta thích nghe theo (nghe và sống theo) các chứng nhân hơn là các nhà giảng thuyết. Nếu sở dĩ người ta nghe theo các nhà giảng thuyết vì trước hết họ đã là những chứng nhân (đã sống điều mình rao giảng). Trước khi được truyền chức linh mục, các tiến chức được Hội Thánh căn dặn: “Khi suy gẫm luật Chúa, các con hãy chú tâm tin điều các con đọc, dạy điều các con tin và thi hành điều các con dạy”(x.Nghi thức phong chức linh mục). Chắc hẳn không một linh mục nào muốn hứng lấy lời của Chúa Kitô khi Người nói về một số lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ: “Các kinh sư và các người Pharisiêu ngồi trên tòa ông Môsê mà giảng dạy. Vậy những gì họ nói thì anh em hãy làm, hãy giữ; nhưng đừng theo hành động của họ mà làm, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gành nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ lại không buồn động ngón tay vào.”(Mt 23,2-4).
2. Làm gương (x.Ga13,1-15): Dĩ nhiên gương ở đây phải là gương sáng chứ không phải là gương mù gương tối. Nói đến gương sáng thì chúng ta dễ liên tưởng đến hành vi yêu thương phục vụ trong khiểm hạ và tự hủy của Chúa Giêsu đêm tiệc ly khi cúi xuống rửa chân cho các môn đồ. Xin đừng quên việc rửa chân là việc của các người hầu, người nô lệ gần tương tự như các cung nữ các công công phục dịch đức vua, hoàng hậu… trong các cung đình. Nếu lỡ hầu hạ, phục dịch chủ mình không cẩn thận, có chút gì sơ suất thì phải nhanh chóng tự vả mặt thú lỗi: “nô tài đáng chết, nô tài đáng chết”. Gương muốn được sạch và sáng thì phải được rửa, được lau chùi liên tục.
3. Làm liên lĩ (x.Ga 5,1-47): Hai từ liên lĩ không chỉ có nội hàm là sự chuyên chăm mà còn bao hàm cả cái tâm, cái lòng của người thi hành công việc. Tuy nhiên hàng linh mục cần phải làm liên lĩ việc gì? “Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy”(Lc 22,19). Ở đây không muốn nói đến việc dâng Thánh Lễ theo kiểu “làm Lễ”, nhưng muốn nhấn mạnh đến việc sống Bí Tích Thánh Thể. Rất có thể có đó và còn đó chuyện “làm tiền” cả khi “làm Lễ”, nhưng đã sống bí tích Thánh Thể thì không thể có chuyện đó được. Hãy làm liên lĩ việc này là dùng chính con người, xác thân của mình để sống tình liên đới với tha nhân, sẵn sàng gánh lấy trách nhiệm của đồng loại, nhất là trong những yếu đuối, tội lỗi của họ. Tự nguyện “bị nộp” vì nhau là nghĩa cử yêu thương tỏ tình liên đới sâu xa. Hãy dùng chính máu thịt của mình để giúp nhau được thanh sạch và được sống và sống dồi dào. Trong Thánh Lễ thì các tư tế đọc bằng lời, nhưng mong sao trong cuộc sống các ngài có thể nói bằng hành động: “Này là Mình Ta… Này là Máu Ta…”
Trong chuyện trồng trọt thì việc cuốc đất, lật cỏ là việc phải làm nhưng nếu chỉ chăm chăm làm cỏ mà quên trồng cây thì rồi cỏ lại mọc um tùm. Hy vọng rằng nếu nỗ lực làm ba “cái làm” theo chiều kích tích cực thì khi cây đã vươn cành, lá đã xum xuê thì cỏ dại sẽ vì thiếu ánh sáng mà héo úa dần đi.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Nhân dịp khai giảng năm học mới, cùng với một số thầy cô trong Ban Giáo Dục Kitô giáo của giáo phận đi thăm vài cơ sở giáo dục như là nhà trẻ, nhà lưu trú…có vị nữ tu bề trên một cộng đoàn kể với tôi một chuyện “thật như bịa” như sau: Vừa qua con đi dự Thánh Lễ tạ ơn một cha mới thuộc Hội Dòng Gioan Boscô ở Pleiku. Cha giảng Lễ là nghĩa phụ của tân linh mục đã nói với người con thiêng liêng rằng: “Hôm nay xin được có đôi lời với tân chức trong tình thân “cha-con”, vì mai này hai chúng ta dần dà thành anh em trong tình huynh đệ linh mục thì có cái gì đó ngần ngại khi muốn tỏ bày “kiểu thằng ruột ngựa”. Hôm nay cha đã là linh mục thì xin cha lưu ý kẽo bị cám dỗ làm ba điều này:
1. Làm tiền: Dâng Lễ, cử hành các bí tích…vì tiền. Vì nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất hay tổ chức các sinh hoạt…nên lao mình vào việc kiếm tiền.
2. Làm biếng: Làm linh mục rồi nên không thèm dạy giáo lý nữa, chưa kể dần dà sinh ra làm biếng ngồi tòa giải tội theo lịch kỳ. Nếu không được hàng ngày thì phải hàng tuần chứ. Một tuần phải có một buổi nào đó được ấn định để bà con đến lãnh nhận ơn hòa giải. Xin đừng đợi đến dịp Lễ trọng như Chầu lượt, Giáng Sinh hay Phục Sinh mới mời anh em linh mục chung quanh đến “oánh trận” một buổi rồi sau đó hỉ hả cụng ly mừng chiến công. Bàn phím, màn hình vi tính…rất dễ cám dỗ chúng ta có cớ để mà làm biếng thăm viếng giáo dân, chăm nom người già, kẻ liệt…
3. Làm tàng: Đã làm linh mục rồi thì rất dễ bị cám dỗ “làm cha” thiên hạ. Linh mục, tuổi đời chưa đến bốn hay năm mươi mà lại nạt nộ quát tháo trẻ em lẫn người cao tuổi, la mắng to tiếng với giáo lý viên lẫn cả với quý vị hội đồng giáo xứ…không là chuyện thi thoảng hay là họa hiếm mà như ngược lại. Chắc chắn điểm thi môn “đạo đức nhân bản” của các ngài không một ai dưới trung bình mà rất có thể thảy đều đạt điềm gần tuyệt đối, thế nhưng điểm thực hành ở mức nào thì cần khiêm tốn lắng nghe nhận định của bà con giáo dân và của các tu sĩ nam nữ đã từng cộng tác.
Sau khi kể chuyện xong vị bề trên ấy hỏi tôi rằng cha có làm ba cái điều kia không. Tôi thành thực trả lời là “khi ít khi nhiều, khi nào cũng có” và không làm cái này cũng có làm cái kia. Thế là bà sơ cười hể hả.
Thiết tưởng rằng đã dùng lời “để lật, để nhổ, để hủy để phá” cần phải dùng cả lời “để xây và để trồng” thì sẽ sinh hiệu quả hơn như lời đã phán với ngôn sứ Giêrêmia (x.Gr 1,10). Mạo muội xin góp thêm ba “cái làm” theo chiều kích trồng và xây như sau:
1. Làm chứng(x.Mc 1,22): Đức Thánh Cha Phaolô VI và Đức Gioan- Phaolô II thường nhấn mạnh rằng ngày nay người ta thích nghe theo (nghe và sống theo) các chứng nhân hơn là các nhà giảng thuyết. Nếu sở dĩ người ta nghe theo các nhà giảng thuyết vì trước hết họ đã là những chứng nhân (đã sống điều mình rao giảng). Trước khi được truyền chức linh mục, các tiến chức được Hội Thánh căn dặn: “Khi suy gẫm luật Chúa, các con hãy chú tâm tin điều các con đọc, dạy điều các con tin và thi hành điều các con dạy”(x.Nghi thức phong chức linh mục). Chắc hẳn không một linh mục nào muốn hứng lấy lời của Chúa Kitô khi Người nói về một số lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ: “Các kinh sư và các người Pharisiêu ngồi trên tòa ông Môsê mà giảng dạy. Vậy những gì họ nói thì anh em hãy làm, hãy giữ; nhưng đừng theo hành động của họ mà làm, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gành nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ lại không buồn động ngón tay vào.”(Mt 23,2-4).
2. Làm gương (x.Ga13,1-15): Dĩ nhiên gương ở đây phải là gương sáng chứ không phải là gương mù gương tối. Nói đến gương sáng thì chúng ta dễ liên tưởng đến hành vi yêu thương phục vụ trong khiểm hạ và tự hủy của Chúa Giêsu đêm tiệc ly khi cúi xuống rửa chân cho các môn đồ. Xin đừng quên việc rửa chân là việc của các người hầu, người nô lệ gần tương tự như các cung nữ các công công phục dịch đức vua, hoàng hậu… trong các cung đình. Nếu lỡ hầu hạ, phục dịch chủ mình không cẩn thận, có chút gì sơ suất thì phải nhanh chóng tự vả mặt thú lỗi: “nô tài đáng chết, nô tài đáng chết”. Gương muốn được sạch và sáng thì phải được rửa, được lau chùi liên tục.
3. Làm liên lĩ (x.Ga 5,1-47): Hai từ liên lĩ không chỉ có nội hàm là sự chuyên chăm mà còn bao hàm cả cái tâm, cái lòng của người thi hành công việc. Tuy nhiên hàng linh mục cần phải làm liên lĩ việc gì? “Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy”(Lc 22,19). Ở đây không muốn nói đến việc dâng Thánh Lễ theo kiểu “làm Lễ”, nhưng muốn nhấn mạnh đến việc sống Bí Tích Thánh Thể. Rất có thể có đó và còn đó chuyện “làm tiền” cả khi “làm Lễ”, nhưng đã sống bí tích Thánh Thể thì không thể có chuyện đó được. Hãy làm liên lĩ việc này là dùng chính con người, xác thân của mình để sống tình liên đới với tha nhân, sẵn sàng gánh lấy trách nhiệm của đồng loại, nhất là trong những yếu đuối, tội lỗi của họ. Tự nguyện “bị nộp” vì nhau là nghĩa cử yêu thương tỏ tình liên đới sâu xa. Hãy dùng chính máu thịt của mình để giúp nhau được thanh sạch và được sống và sống dồi dào. Trong Thánh Lễ thì các tư tế đọc bằng lời, nhưng mong sao trong cuộc sống các ngài có thể nói bằng hành động: “Này là Mình Ta… Này là Máu Ta…”
Trong chuyện trồng trọt thì việc cuốc đất, lật cỏ là việc phải làm nhưng nếu chỉ chăm chăm làm cỏ mà quên trồng cây thì rồi cỏ lại mọc um tùm. Hy vọng rằng nếu nỗ lực làm ba “cái làm” theo chiều kích tích cực thì khi cây đã vươn cành, lá đã xum xuê thì cỏ dại sẽ vì thiếu ánh sáng mà héo úa dần đi.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(VietCatholic News)
Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014
Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014
Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014
THÁNH LỄ NHẬM CHỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN MỸ THO
THÁNH LỄ NHẬM CHỨC
CỦA ĐỨC TÂN GIÁM MỤC GIÁO PHẬN MỸ THO
ĐỨC CHA PHÊRÔ NGUYỄN VĂN KHẢM
Ngày 30 tháng 08 năm 2014
ĐỨC CHA PHÊRÔ NGUYỄN VĂN KHẢM
Ngày 30 tháng 08 năm 2014
Được tin Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc về Sài Gòn làm Tổng Giám Mục ngày 22.03.2014, dân Chúa Giáo phận Mỹ Tho không khỏi nuối tiếc vì một vị chủ chăn thánh thiện, hết lòng yêu thương, và chăm sóc đoàn chiên đã không còn đồng hành trực tiếp với Giáo phận nữa. Nhưng Chúa cũng an bài cho Giáo phận Mỹ Tho một vị Chủ chăn mới là Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm qua văn thư bổ nhiệm của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 26.07.2014. Đức Cha Phêrô trước đây là Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Sài Gòn. Ngài là một người có tài giảng thuyết, và có tài lãnh đạo được nhiều người quý mến.
Trong hân hoan và vui mừng, ngày 30.08.2014, mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận đã đón tiếp vị tân Giám mục Mỹ Tho với bầu khí trang trọng và sốt mến. Từ sáng sớm, khi bình minh vừa ló dạng, tiếng nhạc của đội kèn tây Giáo xứ Fatima tại khuôn viên Nhà thờ Chánh Tòa vang lên, như mời gọi mọi người quy tụ về nơi nhà chung, để chào đón vị tân Chủ chăn Giáo phận. Từng đoàn người từ các giáo xứ tấp nập đổ dồn về đây. Cũng như quý Đức Tổng, quý Đức Cha, quý Cha và quý khách từ các Giáo phận khác cũng đến chung vui với Giáo phận Mỹ Tho thân yêu này.Các nữ tu của Dòng Mến Thánh Giá Tân An, dòng thánh Phaolô tỉnh dòng Mỹ Tho, quý chủng sinh, cùng với các bạn trẻ làm hàng rào đón tiếp trước cổng Tòa Giám mục.
Lúc 05g00, phái đoàn Giáo phận Mỹ Tho gồm Cha TĐD, quý cha quản hạt, Bề Trên Hội Dòng Mến Thánh Giá Tân An, dòng Thánh Phaolô tỉnh dòng Mỹ Tho, và đại diện các hội đoàn của Giáo phận đến Sài Gòn để đón Đức Cha Phêrô. Lúc 08g30, xe chở Đức Cha Phêrô đã đến Mỹ Tho cùng với phái đoàn Tổng Giáo phận Sài Gòn. Ngài vừa bước xuống xe, tiếng chuông Nhà thờ Chánh Tòa vang lên rộn rã, những tràng pháo tay giòn tan cùng những nụ cười thân tình của mọi người đã đón tiếp ngài. Cha Tổng Đại Diện (TĐD) Giáo phận Phaolô Trần Kỳ Minh, cùng một vài cha đón tiếp ngài. Những tia nắng nhẹ yếu ớt giờ đây trở nên mạnh hơn, ấm hơn, lòng người trở nên phấn khởi hơn vì được diện kiến vị tân Giám mục. Cha quản đốc Nhà thờ Chánh Tòa Giacôbê Hà Văn Xung đã đón tiếp ngài trước cửa Nhà thờ, trao thánh giá cho ngài hôn, và que rảy nước để ngài rảy trên những người hiện diện.
Sau khi rảy nước thánh, Đức Cha tiến vào nhà thờ và quỳ cầu nguyện trước Thánh Thể trong khi cộng đoàn hát: “Đây lòng Chúa ái tuất”. Sau đó, quý Cha rước Đức Cha qua Tòa Giám mục để nghỉ ngơi, và chuẩn bị phẩm phục bắt đầu thánh lễ.
Lúc 9g20, tại phòng khách Tòa Giám mục, với sự hiện diện của Đức TGM Leopoldo Girelli, quý Đức Tổng, quý Đức Giám mục, Đức Cha Phêrô đã đặt tay lên sách thánh và hứa trung thành với sứ vụ mới.
Sau khi rảy nước thánh, Đức Cha tiến vào nhà thờ và quỳ cầu nguyện trước Thánh Thể trong khi cộng đoàn hát: “Đây lòng Chúa ái tuất”. Sau đó, quý Cha rước Đức Cha qua Tòa Giám mục để nghỉ ngơi, và chuẩn bị phẩm phục bắt đầu thánh lễ.
Lúc 9g20, tại phòng khách Tòa Giám mục, với sự hiện diện của Đức TGM Leopoldo Girelli, quý Đức Tổng, quý Đức Giám mục, Đức Cha Phêrô đã đặt tay lên sách thánh và hứa trung thành với sứ vụ mới.
Thánh lễ đồng tế lúc 9g30 tại Nhà thờ Chánh Tòa diễn ra trong trang nghiêm và sốt sắng. Đoàn đồng tế gồm quý Đức TGM, quý Giám mục và quý Cha TĐD trong phẩm phục trắng, và vàng từ Tòa Giám mục tiến vào thánh đường thật trang trọng. Đồng tế với Đức Cha Phêrô, có sự hiện diện quý báu của:
1. Đức TGM Leopoldo Girelli - Đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam.
2. Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc - Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
3 Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn – Tổng Giám mục Giáo phận Hà Nội.
4. Đức Cha Lôrenxô Chu Văn Minh – Giám mục phụ tá Giáo phận Hà Nội.
5. Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt - Giám mục Bắc Ninh - Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
6. Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu – Giám mục Bùi Chu.
7. Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục Lạng Sơn.
8. Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến – Giám mục Giáo phận Phát Diệm (nghỉ hưu).
9. Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm – Giám mục Giáo phận Bà Rịa.
10. Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục Thanh Hóa - Ủy Ban Mục vụ di dân.
11. Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP – Giám mục Giáo phận Vinh.
12. Đức TGM Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng – Tổng Giám Mục Huế - Phó Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
13. Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri – Giám mục Giáo phận Đà Nẵng.
14. Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên – Giám mục Giáo phận Cần Thơ.
15. Đức Cha Giuse Trần Văn Tiếu – Giám mục Giáo phận Long Xuyên.
16. Đức Cha Giuse Trần Văn Toản – Giám mục phụ tá Giáo phận Long Xuyên.
17. Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo – Giám mục phụ tá Giáo phận Xuân Lộc.
và khoảng 230 linh mục trong và ngoài Giáo phận. Tham dự thánh lễ có quý tu sĩ nam nữ, chủng sinh, quý khách, và đông đảo giáo dân trong Giáo phận ước tính khoảng 1200 người.
1. Đức TGM Leopoldo Girelli - Đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam.
2. Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc - Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
3 Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn – Tổng Giám mục Giáo phận Hà Nội.
4. Đức Cha Lôrenxô Chu Văn Minh – Giám mục phụ tá Giáo phận Hà Nội.
5. Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt - Giám mục Bắc Ninh - Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
6. Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu – Giám mục Bùi Chu.
7. Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục Lạng Sơn.
8. Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến – Giám mục Giáo phận Phát Diệm (nghỉ hưu).
9. Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm – Giám mục Giáo phận Bà Rịa.
10. Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục Thanh Hóa - Ủy Ban Mục vụ di dân.
11. Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP – Giám mục Giáo phận Vinh.
12. Đức TGM Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng – Tổng Giám Mục Huế - Phó Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
13. Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri – Giám mục Giáo phận Đà Nẵng.
14. Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên – Giám mục Giáo phận Cần Thơ.
15. Đức Cha Giuse Trần Văn Tiếu – Giám mục Giáo phận Long Xuyên.
16. Đức Cha Giuse Trần Văn Toản – Giám mục phụ tá Giáo phận Long Xuyên.
17. Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo – Giám mục phụ tá Giáo phận Xuân Lộc.
và khoảng 230 linh mục trong và ngoài Giáo phận. Tham dự thánh lễ có quý tu sĩ nam nữ, chủng sinh, quý khách, và đông đảo giáo dân trong Giáo phận ước tính khoảng 1200 người.
(giaophanmytho.net)
TỈNH DÒNG NGÔI LỜI VIỆT NAM TRUYỀN CHỨC LINH MỤC
TỈNH DÒNG NGÔI LỜI VIỆT NAM:
THÁNH LỄ TRUYỀN CHỨC LINH MỤC
CHO 14 THẦY PHÓ TẾ
“Chén vàng phụng lĩnh trên tay
Hiến dâng tạ Chúa những ngày đời con”
Trong niềm hân hoan, háo hức của thánh lễ truyền chức Linh mục cho 14 tu sĩ Dòng truyền giáo Ngôi Lời, sáng ngày 28/8/2014 từ các ngã đường hướng về nhà thờ Đồng Tiến tấp nập xe cộ hơn mọi ngày, hầu hết là của cộng đoàn dân Chúa từ khắp nơi quy tụ về đây, để tham dự Thánh lễ.
Vào lúc 7 giờ 45 phút, hòa trong lời dẫn lễ của thầy Phó tế là tiếng chuông nhà thờ Đồng Tiến vang lên như một lời đồng vọng: “Ngày của Chúa trong tiếng chuông mời gọi. Tưởng chừng nghe muôn khúc khải hoàn ca”. Mọi thành phần dân Chúa cùng với đoàn đồng tế dâng lên Thiên Chúa lời tri ân cảm tạ vì Người đã ban cho Dòng Ngôi Lời thêm 14 Linh mục mới theo hình ảnh Đức Kitô: “Đấng đã đến để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28).
Việc các tu sĩ Dòng truyền giáo Ngôi Lời được truyền chức Linh mục là chuyện bình thường diễn ra mỗi năm. Nhưng mỗi cuộc lễ phong chức lại mang đến bao niềm vui, như Đức Cha chủ tế Cosma Hoàng Văn Đạt đã thay mặt cho cộng đồng dân Chúa chia vui cùng Giáo Hội, cùng Dòng Ngôi Lời, và Tỉnh Dòng Ngôi Lời Việt Nam, vì Giáo Hội đã có thêm những linh mục trẻ muốn chia sẻ sứ vụ của Chúa Giêsu:
“Cuộc sống của Ngài là cuộc sống của chúng ta
Sứ vụ của Ngài là sứ vụ của chúng ta” (HP SVD)
Trong số 14 tân linh mục hôm nay, có 9 vị được sai đi truyền giáo ở 8 quốc gia trên khắp năm châu, cụ thể như sau:
Việc các tu sĩ Dòng truyền giáo Ngôi Lời được truyền chức Linh mục là chuyện bình thường diễn ra mỗi năm. Nhưng mỗi cuộc lễ phong chức lại mang đến bao niềm vui, như Đức Cha chủ tế Cosma Hoàng Văn Đạt đã thay mặt cho cộng đồng dân Chúa chia vui cùng Giáo Hội, cùng Dòng Ngôi Lời, và Tỉnh Dòng Ngôi Lời Việt Nam, vì Giáo Hội đã có thêm những linh mục trẻ muốn chia sẻ sứ vụ của Chúa Giêsu:
“Cuộc sống của Ngài là cuộc sống của chúng ta
Sứ vụ của Ngài là sứ vụ của chúng ta” (HP SVD)
Trong số 14 tân linh mục hôm nay, có 9 vị được sai đi truyền giáo ở 8 quốc gia trên khắp năm châu, cụ thể như sau:
- Cha Tôma Aquinô Nguyễn Văn Bắc - New Zealand,
- Cha Giuse Ngô Văn Hạ - Phi Luật Tân
- Cha Đaminh Đặng Trung Hiếu - Papua New Guinea,
- Cha Phêrô Lê Xuân Huy - Costa Rica,
- Cha Giacôbê Trì Văn Pháp - Cộng hòa Chad,
- Cha Phêrô Nguyễn Quân - Thụy Sĩ,
- Cha Antôn Đặng Lưu Quốc Thắng - Mêxicô,
- Cha Phêrô Trần Quốc Tuấn
- Cha Phêrô Phùng Ngọc Vĩnh - Ghana
Các cha còn lại sẽ phục vụ tại Việt Nam :
- Cha Phanxicô Xaviê Trần Thanh Có,
- Cha Antôn Pađôva Phạm Thanh Thịnh,
- Cha Antôn Pađôva Lê Sơn,
- Cha Giuse Phạm Duy Thạch
- Cha Phêrô Nguyễn Tương Lai
Quả thật, hiến pháp SVD nêu rõ: “Bất cứ ai muốn gia nhập Hội dòng của chúng ta phải sẵn sàng đi bất cứ nơi nào mà bề trên sai họ tới để làm chu toàn sứ vụ thừa sai của chúng ta, cho dù việc bổ nhiêm này đòi phải rời bỏ quê hương, xứ sở, tiếng mẹ đẻ cũng như nền văn hóa của mình”. (HP SVD, số 102). Như vậy, hẳn nhiên các tân chức, ngay từ đầu đã đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa và của Hội dòng Ngôi Lời, sẵn sàng ra đi bất cứ nơi đâu theo tinh thần của Hiến pháp Dòng Ngôi Lời, ra đi để “chia sẻ sứ vụ của Ngôi Lời”.
“Ngôi Lời đã nhập thể trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Chúa Giêsu đã loan báo sự bình an và ơn cứu độ cho mọi người. Người tỏ lòng yêu thương đặc biệt đối với người nghèo. Mẫu gương của Chúa Giêsu quyết định phương cách để chúng ta sống tham dự vào sứ mạng của Người. Vì thế chúng ta hòa mình vào trong hoàn cảnh sinh sống của những người nơi chúng ta làm việc. Với một tinh thần cởi mở và một sự kính trọng đối với những truyền thống tôn giáo của mỗi dân tộc, chúng ta tìm đối thoại với tất cả mọi người và trình bày Tin Mừng về tình yêu Thiên Chúa cho họ. Chúng ta tỏ ra ưu tiên lựa chọn những người nghèo và những người bị áp bức.” (HP SVD, số 103)
Đối với Dòng Ngôi Lời thì truyền giáo phải được xem là hành động tiên phong. Cả cuộc đời của tu sĩ Dòng Ngôi Lời là họa lại chân dung Chúa Giêsu trên những nẻo đường của cuộc sống. Tuy nhiên, như cách nói dí dỏm của Đức cha Cosma trong bài giảng lễ, chúng ta là những họa sĩ tồi nên khi họa lại hình ảnh của Chúa Kitô, chúng ta thường không họa lại cách chính xác và đòi hỏi phải có chú thích: hãy lấy đức tin bù lại nếu giác quan không cảm thấy gì. Đức Cha chủ tế còn mời gọi mọi người cầu nguyện cho các linh mục nói chung và các tân chức nói riêng, để các ngài chu toàn sứ mạng Chúa giao phó. Ngài nhấn mạnh vai trò ngôn sứ của mỗi người khi nhắc đến bài đọc thứ nhất rằng: Qua ngôn sứ Giêrêmia chính Thiên Chúa đang nói với chúng ta. Mỗi người chúng ta cũng được Thiên Chúa mời gọi để cất lên tiếng nói ngôn sứ giữa một thế giới đang bị tục hóa. Và người chứng nhân Tin Mừng được mời gọi đi vào trần gian với nỗi bất lực của bản thân nhưng lại tràn đầy niềm tin vào Chúa vì xác tín rằng mang trong mình sứ mạng của Chúa: “Như Cha đã sai Con đến thế gian thì Con cũng sai họ đến thế gian” (Ga 17,18).
Vì vậy mà trong lời tri ân Thiên Chúa và cộng đoàn, một tân chức cũng vừa bày tỏ niềm hạnh phúc đầy ắp và nỗi ngậm ngùi xúc động trước ân ban quá lớn, nhưng đồng thời cũng nói lên nỗi băn khoăn của một tân Linh mục mang trong mình cảm xúc của một nhà truyền giáo với sứ vụ của Chúa nhưng vẫn có lúc bịn rịn với máu mủ, tình thân. Tâm tình ấy đã làm xúc động nhiều người và đã có những giọt nước mắt lặng lẽ rơi. Có lẽ họ nhận ra được giá trị của cuộc sống chứng nhân Tin Mừng, hiểu ra con đường cần phải đi. Có lẽ giọt nước mắt cũng làm vỡ lẽ ra nhiều điều về cuộc đời, về ơn gọi. Những giọt nước mắt rất nhân bản rơi trong ngày lễ truyền chức Linh mục sẽ làm giảm thiểu những dòng lệ rơi trong sầu hận tủi buồn của những mảnh đời bất hạnh.
“Ngôi Lời đã nhập thể trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Chúa Giêsu đã loan báo sự bình an và ơn cứu độ cho mọi người. Người tỏ lòng yêu thương đặc biệt đối với người nghèo. Mẫu gương của Chúa Giêsu quyết định phương cách để chúng ta sống tham dự vào sứ mạng của Người. Vì thế chúng ta hòa mình vào trong hoàn cảnh sinh sống của những người nơi chúng ta làm việc. Với một tinh thần cởi mở và một sự kính trọng đối với những truyền thống tôn giáo của mỗi dân tộc, chúng ta tìm đối thoại với tất cả mọi người và trình bày Tin Mừng về tình yêu Thiên Chúa cho họ. Chúng ta tỏ ra ưu tiên lựa chọn những người nghèo và những người bị áp bức.” (HP SVD, số 103)
Đối với Dòng Ngôi Lời thì truyền giáo phải được xem là hành động tiên phong. Cả cuộc đời của tu sĩ Dòng Ngôi Lời là họa lại chân dung Chúa Giêsu trên những nẻo đường của cuộc sống. Tuy nhiên, như cách nói dí dỏm của Đức cha Cosma trong bài giảng lễ, chúng ta là những họa sĩ tồi nên khi họa lại hình ảnh của Chúa Kitô, chúng ta thường không họa lại cách chính xác và đòi hỏi phải có chú thích: hãy lấy đức tin bù lại nếu giác quan không cảm thấy gì. Đức Cha chủ tế còn mời gọi mọi người cầu nguyện cho các linh mục nói chung và các tân chức nói riêng, để các ngài chu toàn sứ mạng Chúa giao phó. Ngài nhấn mạnh vai trò ngôn sứ của mỗi người khi nhắc đến bài đọc thứ nhất rằng: Qua ngôn sứ Giêrêmia chính Thiên Chúa đang nói với chúng ta. Mỗi người chúng ta cũng được Thiên Chúa mời gọi để cất lên tiếng nói ngôn sứ giữa một thế giới đang bị tục hóa. Và người chứng nhân Tin Mừng được mời gọi đi vào trần gian với nỗi bất lực của bản thân nhưng lại tràn đầy niềm tin vào Chúa vì xác tín rằng mang trong mình sứ mạng của Chúa: “Như Cha đã sai Con đến thế gian thì Con cũng sai họ đến thế gian” (Ga 17,18).
Vì vậy mà trong lời tri ân Thiên Chúa và cộng đoàn, một tân chức cũng vừa bày tỏ niềm hạnh phúc đầy ắp và nỗi ngậm ngùi xúc động trước ân ban quá lớn, nhưng đồng thời cũng nói lên nỗi băn khoăn của một tân Linh mục mang trong mình cảm xúc của một nhà truyền giáo với sứ vụ của Chúa nhưng vẫn có lúc bịn rịn với máu mủ, tình thân. Tâm tình ấy đã làm xúc động nhiều người và đã có những giọt nước mắt lặng lẽ rơi. Có lẽ họ nhận ra được giá trị của cuộc sống chứng nhân Tin Mừng, hiểu ra con đường cần phải đi. Có lẽ giọt nước mắt cũng làm vỡ lẽ ra nhiều điều về cuộc đời, về ơn gọi. Những giọt nước mắt rất nhân bản rơi trong ngày lễ truyền chức Linh mục sẽ làm giảm thiểu những dòng lệ rơi trong sầu hận tủi buồn của những mảnh đời bất hạnh.
Thánh lễ truyền chức khép lại với phép lành và bài ca kết lễ vang lên giai điệu rộn rã, như thúc bách những bước chân loan báo Tin Mừng Tình Yêu. “Đẹp thay bước chân những sứ giả loan báo Tin Mừng!” Thánh lễ đã kết thúc nhưng dư âm vẫn còn động mãi. Những cảm xúc trìu mến, thiết tha và rộn ràng sung sướng của các tân chức cũng như anh em trong Dòng Ngôi Lời vẫn còn được thể hiện thấy rõ. Hy vọng rằng mỗi Thánh lễ truyền chức sẽ làm tăng thêm “lửa” truyền giáo cho anh em Dòng Ngôi Lời.
Phê rô Nguyễn Quốc Hưng, SVD
(VietCatholic News)
Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN NĂM A 31-8-2014
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXII thường niên năm A
05g30 Chúa Nhật ngày 31-8-2014.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
05g30 Chúa Nhật ngày 31-8-2014.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Hữu TOÀN.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)