Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XVIII thường niên năm A.
Cha giáo Gioan Bt Nguyễn Văn Đán dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011
LỄ TUYÊN HỨA HUYNH ĐOÀN THÁNH THỂ GX THUẬN PHÁT NGÀY 30-7-2011
LỄ TUYÊN HỨA HUYNH ĐOÀN THÁNH THỂ
Ngày 30 tháng 07 năm 2011
Sau gần hai năm tập sinh, tìm hiểu và học hỏi tinh thần “Sống Thánh Thể” theo gương Thánh tổ phụ Phê-rô Ju-li-a-no Ey-mard, dành cho hội viên Huynh đoàn Thánh Thể. Ngày 30 tháng 7 năm 2011, trong Thánh Lễ chiều, 42 hội viên đã trang trọng tuyên hứa, chính thức trở thành hội viên Huynh đoàn Thánh Thể, là phần tử trong “Đại Gia Đình Thánh Thể Hoàn Vũ”.
Chủ tế Thánh Lễ là cha Đaminh Trần Văn Dũng – SSS, Giám đốc Huynh Đoàn Thánh Thể Việt Nam, đã thẩm vấn, nhận lời tuyên hứa, và trao Huy Hiệu cho các hội viên trước sự hiện diện của cha chánh xứ Gioakim.
Đến tham dự Thánh Lễ, cầu nguyện cho các hội viên, có sự hiện diện đông đảo quý Soeurs, quý Hội đồng Mục Vụ, và cộng đoàn giáo dân.
Sau Thánh Lễ, Cha Giám đốc cùng Cha chánh xứ trao Thủ bản và Vi bằng cho 42 hội viên vừa tuyên hứa, và cùng chụp hình lưu niệm với các hội viên.
Lễ Tuyên Hứa diễn ra trong bầu khí sốt sắng, trang nghiêm và tràn đầy Ơn Thánh.
Tạ ơn Chúa Giêsu Kitô đến muôn đời. A-men!
Giuse Maria Hoàng Trung Chính.
Giuse Maria Hoàng Trung Chính.
Hữu Toàn.
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 18 THƯỜNG NIÊN A (Mt 14, 13-21)
PHÉP LẠ CỦA SỰ LẮNG NGHE
Mỗi lần được nghe bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thường liên tưởng đến phép lạ Chúa hoá bánh ra nhiều hay là hình ảnh tiên báo về bí tích Thánh Thể. Đây là cái nhìn thông thường. Thế nhưng, theo tường thuật của thánh Mat-thêu, phép lạ đã diễn ra ngay từ lúc đám đông tìm kiếm Chúa. Họ vượt qua mọi trở ngại của ngăn sông cách núi. Họ rỉ tai nhau. Họ lũ lượt mời gọi nhau lên đường tìm kiếm Chúa. Họ đến với Chúa không phải vì miếng ăn. Họ không xin Chúa bánh ăn. Họ tìm Chúa để được nghe lời Người rao giảng. Họ muốn tìm ra chân lý của cuộc đời. Họ muốn hiểu về giá trị và mục đích của cuộc sống. Thực sự họ đã say mê khi nghe Chúa giảng về Nước Trời. Họ đã bị lôi cuốn bởi lời rao giảng của Chúa đến mức độ quên cả thời gian. Trời đã tối mà xem ra đám dân chúng này vẫn chưa muốn rời xa Chúa. Họ vẫn muốn được nghe lời hằng sống phát ra từ môi miệng Chúa.
Thánh Mat-thêu còn kể tỉ mỉ là số lượng khoảng trên 5000 người đàn ông, không kể phụ nữ và trẻ em. (Nếu tính tổng cộng phải trên 10.000 người). Đây cũng là một sự kiện lạ. Một sự kiện mà cho tới hôm nay dù rằng có âm thanh hỗ trợ, có phương tiện tối tân vẫn khó khăn truyền tải sứ điệp đến với thỉnh giả tại bãi biển đầy sóng gió ồn ào. Nơi mà người ta nói “ăn sóng nói gió” , phải nói thật to, phải gào thật lớn mới nghe được nhau. Thế mà, lời rao giảng của Chúa Giê-su lại đến với tai mọi người. Mặc dù không micro, không loa phóng thanh. Ngài nói trong gió trời lồng lộng, trong sóng vỗ miên man mà ai cũng nghe được. Ai cũng hiểu. Ai cũng say sưa nghe giảng. Quả thực, đây là một phép lạ! Phép lạ của sự tôn trọng và lắng nghe. Họ tôn trọng Chúa là người đang nói và cũng tôn trọng tha nhân là người đang lắng nghe. Thông thường ai cũng muốn nói, nhưng ở đây hầu như ai cũng muốn lắng nghe. Chính nhờ thế mà đám đông đã tạo thành một không gian thanh bình, một nơi chốn của thinh lặng cho con tim rung cảm chan hoà yêu thương và tôn trọng lẫn nhau.
Và hôm nay phép lạ đó vẫn có thể tái diễn trong cuộc sống khi chúng ta biết lắng nghe, tôn trọng lẫn nhau. Khi mỗi người biết nhường nhịn nhau và tha thứ cho nhau. Thế giới hôm nay rất cần phép lạ này để thế giới được thanh bình hơn. Để con người biết đối thoại với nhau trong chân thành, cởi mở và yêu thương. Một thế giới mà con người biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau, đó cũng là một thế giới hòa bình, một thế giới của bình an mà người người biết trao cho nhau niềm vui và hoan lạc hạnh phúc. Một thế giới mà còn đầy những hiềm khích, nói xấu, bỏ vạ cáo gian thì làm sao có những giây phút bình yên. Kẻ gieo gió đã gây tai họa tổn thất cho người khác và chính họ cũng sẽ không có được tâm hồn thanh thỏa bình an.
Một gia đình hạnh phúc là một gia đình biết lắng nghe nhau. Vợ chồng lắng nghe nhau trong chân thành cởi mở. Con cái vâng lời cha mẹ, kính yêu ông bà và cùng nhau kiến tạo một gia đình hạnh phúc yêu thương.
Một thôn ấp văn hóa là một thôn ấp người người biết nhường nhịn nhau. Tối lửa tắt đèn có nhau trong sự chia cơm sẻ áo. Không thể có một ấp văn hóa nếu hàng xóm láng giềng vẫn lời qua tiếng lại. Chê bôi, dè bỉu nhau. Chỉ gây thêm hận thù. Đánh mất truyền thống tổ tiên. “Thương người như thể thương thân. Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Một xứ đạo hiệp nhất là một xứ đạo cảm thông tha thứ và sống chan hòa tình huynh đệ. Một xứ đạo đúng nghĩa phải mô phỏng lại lối sống của cộng đoàn Giáo hội thời sơ khai mà sách tông đồ công vụ đã ghi lại. “Ngày ngày họ chuyên chăm cầu nguyện, lắng nghe lời các tông đồ giảng dạy và gom góp của cải thành của chung”. Một con người biết đóng góp và xây dựng giáo xứ trước tiên phải hỏi chính mình: “Tôi đã làm gì cho giáo xứ”, hay tôi chỉ là một lữ khách, sống bàng quang với công việc của giáo xứ.
Nét đẹp của Bài Phúc âm hôm nay không chỉ dừng lại ở việc con người biết lắng nghe và tôn trọng nhau mà còn quan yếu ở chỗ sự chia sẻ lương thực được trao tặng cho nhau. Cho dù chỉ với phần lương thực quá ít ỏi của một đứa bé. Thế nhưng, với 5 chiếc bánh và hai con cá được trao ban từ lòng quảng đại đã được Chúa nhân lên đến nỗi nuôi đủ 5 ngàn người ăn, không kể đàn bà và trẻ con.
Xin Chúa giúp chúng ta luôn quảng đại cho đi chính bản thân của mình, để trở nên nguồn sống cho tha nhân. Xin giúp cho mỗi người chúng ta luôn biết cho đi chính sự sống mình để gieo mần sống đức tin cho các thế hệ mai sau. Xin cho chúng ta luôn đơn sơ nhỏ bé ngõ hầu dễ dàng lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau để xây dựng một thế giới văn mình tràn đầy tình thương. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
(nguồn : thanhlinh.net)
Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011
THÁNH LỄ KÍNH THÁNH NỮ MARTHA - BỔN MẠNG BAN SẠCH ĐẸP GX THUẬN PHÁT 29-7-2011
Chiều thứ sáu 29-7-2011 vào lúc 17 giờ 20 Giáo xứ Thuận Phát long trọng cử hành Thánh Lễ Kính Nhớ Thánh nữ Martha, Bổn Mạng Ban Sạch Đẹp giáo xứ Thuận Phát.
Cha Chánh xứ xông hương ảnh Thánh Nữ Martha sau đó cùng cộng đoàn Cung kính Rước ảnh Thánh Nữ chung quanh nhà thờ, và cùng hiệp ý với các thành viên trong Ban Sạch Đẹp lần chuổi Mân Côi trong khi Rước.
Trong tâm tình Tạ Ơn Thiên Chúa đã ban nhiều Hồng Ân xuống trên các thành viên Ban Sạch Đẹp trong năm qua, Ban Sạch Đẹp đã tổ chức nghi thức Dâng Lễ Vật, với tấm lòng yêu mến Thiên Chúa và kính nhớ Thánh Nữ Martha Bổn Mạng của ban.
Cuối Thánh Lễ Cha Chánh xứ thay mặt cộng đoàn giáo xứ nói lời cám ơn các thành viên Ban Sạch Đẹp trong năm qua đã âm thầm làm những việc tuy nhỏ nhưng thật sự cần thiết, giúp công đoàn có được nơi thờ phượng Thiên Chúa xứng đáng, và cũng nhờ không gian sạch đẹp giúp cho mọi người có điều kiện gần gũi Thiên Chúa hơn. Nhân dịp này, Cha Chánh xứ cũng chúc mừng các bà, các cô đã chọn Thánh Martha làm Bổn Mạng.
Sau Thánh Lễ Ban Sạch Đẹp đã chụp hình lưu niệm với Cha Chánh xứ. Các thành viên chụp hình tại Tòa Thánh Martha kỷ niệm ngày Mừng Bổn Mạng.
Sau Thánh Lễ, Cha Chánh xứ, đại diện HĐMVGX đã chung vui tiệc mừng Bổn Mạng với các thành viên Ban Sạch Đẹp.
Ca đoàn Đức Mẹ hát Lễ.
HÌNH RƯỚC KIỆU VÀ THÁNH LỄ.
Hữu Toàn.
Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011
THÁNH LỄ MỪNG BỔN MẠNG CHA CHÁNH XỨ - BỔN MẠNG HĐMVGX - BỔN MẠNG GIÁO HỌ THÁNH ANNA (THÁNH GIOAKIM VÀ THÁNH ANNA)
Chiều ngày 26-7-2011 lúc 17g30, giáo xứ Thuận Phát đã long trọng cử hành Thánh Lễ Kính Thánh Gioakim và Thánh Anna, Bổn Mạng Cha Chánh Xứ, Bổn Mạng HĐMVGX và Bổn Mạng Giáo họ Thánh Anna.
Đầu lễ Cha Chánh Xứ xông hương ảnh Thánh Gioakim và Thánh Anna, sau đó cùng với quý Soeurs, HĐMVGX và cộng đoàn cung kính Rước Kiệu ảnh hai Vị Thánh chung quanh nhà thờ và tiến vào Cung Thánh trước khi bước vào Thánh Lễ.
Trong Thánh Lễ hôm nay có nghi thức trao Bằng Tri Ân của Đức Hồng Y G.B Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Giáo Phận Saigon, cho các vị trong HĐMVGX đã chu toàn nhiệm vụ được giao trong khóa 11 (nhiệm kỳ 2007 - 2011, hôm nay là ngày mãn nhiệm). Tiếp đến là nghi thức trao Ủy Nhiệm Thư cho các vị đã được Cha Chánh Xứ tin tưởng đề cử và Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Giáo Phận tín cẩn uỷ nhiệm giữ các chức vụ trong HĐMVGX khóa 12 (nhiệm kỳ 2011 - 2015). Khởi đầu nhiệm kỳ mới, ông tân Chủ Tịch HĐMVGX có đôi lời với Cha Chánh Xứ và cộng đoàn, xin mọi người giúp đỡ và cầu nguyện để các thành viên trong tân ĐHMVGX có thể hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Cuối thánh lễ, ông tân Chủ Tịch thay mặt cộng đoàn chúc mừng Bổn Mạng Cha Chánh Xứ, chúc mừng Bổn Mạng Giáo họ Thánh Anna. Sau đó các hội đoàn trong giáo xứ tặng quà mừng Bổn Mạng Cha Chánh Xứ.
Sau Thánh Lễ, Giáo họ Thánh Anna, tân HĐMVGX chụp hình lưu niệm với Cha Chánh Xứ.
Ca đoàn Giới Trẻ hát Lễ.
HÌNH ẢNH THÁNH LỄ.
Hữu Toàn
ĐỌC KINH KÍNH THÁNH ANNA MỪNG BỔN MẠNG GIÁO HỌ ANNA 25-7-2011
19g30 ngày 25-7-2011 Cha Chánh Xứ, HĐMVGX và cộng đoàn đã đến nhà Ô Trưởng Giáo Họ Anna (Chung cư Phú Mỹ An, Q7) để cùng tham dự giờ kinh Kính Thánh Anna nhân ngày Mừng Bổn Mạng Giáo họ (Lễ Thánh Gioaakim và Thánh Anna). Giáo họ Anna là giáo họ mới được tách ra từ Giáo họ Têrêsa, địa bàn khá xa nhà thờ, do bác sỹ Hiếu đảm nhận trách nhiệm Trưởng giáo họ, ông Phương và ông Huy giữ chức vụ Phó giáo họ.
HÌNH ẢNH GIỜ KINH KÍNH THÁNH ANNA.
Hữu Toàn.
Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XVII TN NĂM A
* Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XVII thường niên năm A.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN A (Mt 13, 44-52)
BÁN TẤT CẢ ĐỂ MUA CỦA CẢI ĐÍCH THỰC
Con người, bước vào trong cõi đời này, có người thì đi tìm vinh quang, có người đi tìm danh vọng, có người đi tìm của cải vật chất ... Vinh quang, danh vọng vật chất thì có thể thấy được, có thể sờ được và còn có thể cho người khác nhờ được bởi cái vinh quang, danh vọng mà người đó đạt được. Bên cạnh những cái mà người ta đi tìm là vật chất, là cái gì đó thấy và sờ được thì có những cái không thấy, không sờ và cũng không ngửi được nhưng người ta cũng đi tìm. Không sờ, không thấy mà người ta cũng đi tìm đó chính là sự khôn ngoan, sự hiểu biết trong cuộc đời, về cuộc đời và gần nhất là về cuộc đời của họ.
Một câu chuyện khá quen thuộc mà chúng ta ít nhiều gì biết đến về cái người không đi tìm vật chất, không đi tìm vinh quang mà chỉ đi tìm sự khôn ngoan nằm trong sách các Vua quyển thứ nhất. Trong chương 3, sách các vua quyển thứ nhất kể lại cho chúng ta nghe về sự chọn lựa của một người trước những ân huệ Thiên Chúa ban cho. Thiên Chúa hứa là sẽ cho tất cả những gì mà người đó cần thiết. Khác với nhiều người, người ta xin trường họ, được của cải hay là cho kẻ thù của mình phải chết (điều mà nhiều người rất nhiều người mong như vậy nếu có thể) nhưng không xin như vậy. Salomôn xin với Chúa ơn khôn ngoan để nhận biết tiếng của dân, lắng nghe tiếng của dân để cai trị dân. Ông xin với Chúa cái ơn để biết phân biệt đâu là sự phải và đâu là sự trái.
Quả là tuyệt vời ! Thiên Chúa đã ban như ý Salomôn xin. Thiên Chúa đã ban ơn khôn ngoan cho ông để rồi cuộc đời ông, ông đã lãnh đạo dân Chúa một cách hết sức tuyệt vời.
Ta thấy đó, không phải làm lãnh đạo là cho mình tài ba, có quân lính nhiều trong tay, có nhiều xe pháo trong thành nhưng chuyện quan trọng của người lãnh đạo đó là xin được ơn khôn ngoan. Nhờ khôn ngoan người ta có thể biết được sự việc để mà xử lý, để mà xử trí. Nếu không có ơn khôn ngoan thì người ta sẽ chọn chuyện phụ thành chuyện chính, chuyện chính thành chuyện phụ, chuyện không đâu vào đâu lại là chuyện quan trọng …
Hôm nay, Chúa Giêsu dùng một cặp dụ ngôn kho báu và ngọc quí. Cặp dụ ngôn này được xây dựng cách cân đối. Không muốn ta chú ý đến những sự vật là kho báu, ngọc quí vì cho ta ít giáo huấn - hai dụ ngôn muốn tập trung chú ý của ta vào thái độ ứng xử của các nhân vật. Việc họ khám phá ra kho báu, viên ngọc chỉ làm nên điều giả sử đã có, điều này gợi cho ta hiểu được cách hành xử, cách chọn lựa mà hai người đã chọn.
Người thứ nhất là một người làm công. Người này đi cày ruộng giúp cho một người khác. Tình cờ đang lúc làm ruộng, anh gặp thấy chôn giấu trong đất một kho báu. Kho báu ấy trong mắt anh nó là vô giá nên anh liền “đi bán tất cả những gì có mà mua thửa ruộng ấy”.
Người thứ hai là một thương gia buôn bán ngọc quý. Tình cờ trong khi chạy hàng anh đã tìm được một viên ngọc thượng thặng, liền “bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy”.
Đứng trước hai kho báu cũng quý và ngọc cũng quý nên cả hai đều không muốn bỏ lỡ cơ hội có một không hai đó. Cả hai đều không muốn để cho vận may của cuộc đời qua mất, và vì thế họ hành động.
Lời đáp trả cho sứ điệp Tin Mừng về Nước Chúa có thể khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh và ơn gọi của mỗi cá nhân; nhưng không làm tất cả những gì cần thiết để được vào Nước Chúa, không lợi dụng vận may hiếm có đưa đến, đó là tỏ ra một thái độ khờ dại không thể tha thứ được. Chẳng có gì là phải trả giá quá đắt đối với sự thiện có được: lấy tất cả những gì ta có, đem tất cả con người của mình để đặt cọc cho sự thiện này, đó chính là việc mua bán tuyệt vời. Đã cam kết trọn vẹn, lẽ nào lại keo kiệt, đắn đo?
Nếu đặt trong bối cảnh như vậy và hiểu như vậy, ta mới thấy hai dụ ngôn khó ăn ý với nhau để minh hoạ cho lời rao giảng ban đầu của Chúa Giêsu: “anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 4,17)
Hôm nay, Chúa Giêsu lại minh họa chuyện Nước Trời bằng những mẫu chuyện hết sức bình dân, hết sức bình thường. Ai mà không hiểu kho báu là gì ? Đã nói đến kho báu thì biết kho báu rất là quý. Một người kia thấy kho báu đó chôn trong đám ruộng. Không nói không rằng, anh ta đi bán tất cả những gì mà anh ta có, bán tất cả những gì anh ta cho là quý để miễn làm sao mua được đám ruộng ấy cho kỳ được mà thôi. Rồi, Nước Trời cũng giống như thương gia đi mua ngọc. Ngọc mà quý thì chắc chắn giá rất đắt. Vì biết nó quý, vì biết nó đắt nên ông thương gia cũng phải đi bán tất cả những gì mà bấy lâu nay ông khư khư nắm giữ để mà mua. Nếu không mua người khác mua mất thì sao ? Nói như thế để biết tính cách quý báu như thế nào của viên ngọc quý.
Và, Chúa Giêsu còn kể cho chúng ta nghe về sự chọn lựa của Nước Trời cũng giống như người chọn cá sau khi đi chài lưới. Hết sức bình thường của người chài lưới đó là cá xấu thì vất đi chứ để chi cho nặng lưới và để chi cho rách lưới. Lưới đang ngon lành vậy mà phải mang thêm mấy con cá xấu chi nữa cho nó rách để mất luôn những con cá tốt.
Rất gần gũi với dụ ngôn cỏ lùng và hạt giống tốt, dụ ngôn thứ bảy và cũng là dụ ngôn cuối cùng này đưa chúng ta gặp lại biển, bờ biển cùng những người ngồi trên bờ lúc Chúa bắt đầu giảng.
Chúa Giêsu loan báo việc Nước Chúa đến là điều sắp xảy ra. Thế nên mọi người biết rằng việc đến này phải bắt đầu bằng một cuộc tẩy rửa lớn lao... Bởi vậy, người ta chờ đợi xem Chúa Giêsu bắt đầu cuộc thanh tẩy: luận phạt kẻ có tội, qui tụ người công chính chung quanh Người. Nhưng sứ vụ của Chúa Giêsu lại chẳng tương xứng chút nào với sự mong chờ đợi này... Chúa Giêsu phải tự giải thích. Người thực hiện điều này bằng nhiều cách khác nhau: Sứ mệnh của Người liên can tới những người tội lỗi mà Chúa muốn cho họ được cứu độ (Mt 20, 1-15; Lc 15); làm cho giờ xét xử đến trước thời gian, việc đó không thuộc quyền Người... Thiên Chúa xử sự không khác với các ngư phủ; họ gom tất cả vào lưới rồi mới tiến hành việc lựa chọn.
Bởi vậy lòng nhân từ yêu thương Chúa Giêsu tỏ ra đối với những người tội lỗi không được là căn cớ gây nên xì-căng-đan: trong viễn ảnh ngày cánh chung khi mà Thiên Chúa ra tay can thiệp, thì sứ vụ của Đức Giêsu được coi là giai đoạn một, giai đoạn mà lưới được đầy cá đủ loại. Thời điểm tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính hãy còn chưa tới. Nhưng sẽ tới, đó là điều chắc.
Lời giải thích tiếp theo ngay dụ ngôn này rõ ràng có một sự chuyển hướng tầm nhìn. Trong dụ ngôn, Chúa Giêsu có ý cắt nghĩa tình trạng hiện hành là việc trà trộn người tốt với kẻ xấu. Còn cách giải thích của Phúc Âm thứ nhất thì nhấn mạnh đến sự trừng phạt sẽ giáng xuống những kẻ có tội vào ngày tận thế, vào giờ sẽ thực hiện sự lựa chọn. Trong lời cảnh giác nghiêm nhặt này, người ta nhận thấy mối bận tâm có tính huấn giáo của thánh sử. Ngài lo lắng vì thấy có biết bao tín hữu mà nơi họ Lời Chúa vẫn trơ trơ không sinh kết quả gì.
Với hai dụ ngôn nhỏ này. Chúa Giêsu gợi ý rằng Nước Trời là giá trị tuyệt đối không thể đem ra so sánh được với cái gì khác. Mọi sự còn lại đều mờ nhạt khi ta nhận thức được Nước Trời là gì và cao quý thế nào. Nhân vật trong dụ ngôn như bị thôi miên, bị choáng ngợp vì sự khám phá của mình, từ nay trở đi chỉ có một cái đó là đáng kể đối với anh mà thôi. Và để cái đáng kể đó trở thành của mình, anh sẵn sàng rũ bỏ mọi sự. Chúa Giêsu chỉ cho thấy chỉ có một thực tại đáng kể chính là Thiên Chúa, Đấng mà ta phải loại trừ và hy sinh tất cả mọi sự khác ở trần gian này để mà chiếm lấy.
Đối diện với kho báu, chúng ta bị dồn vào thế phải chọn lựa và chọn lựa ngay không trì hoãn: bán đi để có được, từ bỏ để chiếm hữu, khước từ để được tự do. Chắc chắn là phải khởi sự đi tìm và tìm cho được, bởi lẽ tài sản quý giá vô cùng này, viên ngọc vô giá kia được chôn giấu trong đất mà chúng ta vẫn dẵm lên mỗi ngày. Kho báu và viên ngọc quý ấy hoà trộn vào cái làm nên sinh hoạt đời thường của ta. Bởi vậy ta có thể đến gần nó mà không biết, của cải ấy ở ngay bên cạnh ta mà chúng mà lại vô tình. Vì thế ta phải biết chú ý đến “những dấu chỉ của thời đại”, những tiếng gọi bí ẩn vẫn dội lên mỗi ngày và trong mọi trường hợp.
Bị loá mắt nếu không muốn nói là mù quáng bởi ánh sáng của những của cải phù vân giả dối, của danh vọng, của quyền lực, của tiền bạc chúng ta có nguy cơ bỏ qua “cơ hội vàng” và lạc đường khi đuổi theo những ảo ảnh.
Xin Chúa mở mắt lòng ta để ta bắt lấy cơ hội khi cơ hội đến với ta. Và, với cơ hội đấy, ta sẽ bán tất cả những gì ta có để ta đi tìm cái kho báu đích thực của đời ta. Của cải đích thực của đời ta đó chính là Nước Trời vậy.
Anmai, CSsR(nguồn : thanhlinh.net)
HĐMVGX HỌP KẾT THÚC KHÓA 11 NHIỆM KỲ 2007-2011
* Vào lúc 19g30 ngày 22-7-2011 tại Phòng Khách Giáo Xứ, Cha Chánh Xứ và HĐMVGX Thuận Phát đã tiến hành phiên họp cuối của Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ khóa 11 (nhiệm kỳ 2007-2011).
Sau khi ông CT HĐMVGX báo cáo kết quả công tác trong tháng qua và ông thủ quỹ báo cáo tài chánh như trong các buổi họp thường kỳ, Cha Chánh Xứ và tất cả thành viên trong HĐMVGX, bàn bạc để đưa ra danh sách các vị trong HĐMVGX khóa 11 vừa qua, gởi lên Tòa Tổng Giám Mục duyệt cấp Bằng Tri Ân cho các vị đã chu toàn nhiệm vụ, hy sinh phục vụ cộng đoàn trong nhiệm kỳ 2007 - 2011.
Tiếp đến, cuộc họp đã dành nhiều thời gian để bàn bạc đến việc sắp xếp, bố trí nhân sự và phân công nhiệm vụ cho nhiệm kỳ mới. Hội nghị đã thống nhật ý kiến sẽ thành lập các Ban Chuyên Môn trong đó gồm nhiều thành viên, với mục đích phục vụ tốt hơn các công việc của giáo xứ trong thời gian tới, cũng trong phần này các thành viên trong HĐMVGX và Cha Chánh Xứ đã bàn bạc, lấy ý kiến chung, đề cử danh sách các vị đảm nhận các chức vụ Trưởng và Phó các giáo họ, tình nguyện tham gia phục vụ giáo xứ khóa 12 (nhiệm kỳ 2011-2015) kịp thời gởi lên Tòa Tổng Giám Mục, trình xin kiến thị của Tổng Giám Mục để cấp Ủy Nhiệm Thư.
Cuộc họp kết thúc lúc 21 giờ.
HÌNH ẢNH CUỘC HỌP.
Hữu Toàn.
Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011
LINH MỤC GIẢ
VĂN PHÒNG TOÀ GIÁM MỤC XUÂN LỘC
THÔNG BÁO VỀ MỘT LINH MỤC GIẢ
VP. Tòa Giám Mục Xuân Lộc thông báo:
Kính thưa Quý Cha, Quý Bề trên, Quý Tu sĩ Xuân Lộc
LM giả: Lê Thiện Quang |
Thời gian qua, có một linh mục thỉnh thoảng xuất hiện trong một số thánh lễ đồng tế ờ vùng Hố Nai và một số nơi khác ngoài gp.Xuân Lộc (ở gp.Tp.HCM và Phú Cường), cụ thể là mới ngày 15-7 vừa qua, đã đồng tế lễ giỗ mãn tang bà cố cha Thanh (USA - nhà quê tại Sặt) tại nhà thờ Kẻ Sặt, do Đc Thiên - Hải Phòng, chủ sự. Cha sở và Cha phó cứ nghĩ là Cha thư ký của Đc Thiên.
Vị này thường cho giáo dân xem hoặc tặng ảnh mặc áo lễ, ảnh đồng tế của mình, đến nỗi có những giáo dân đã quen mặt, và ông cố, khi mời ngài về đồng tế lễ giỗ, cũng nói là rất rành về ngài, nhưng khi được hỏi, cũng chỉ là nghe người ta nói ngài là linh mục quê ở Sài Quất thôi chứ thực sự không biết ngài chịu chức khi nào. Đồng thời cũng hay giới thiệu mình đang coi nhà trẻ mồ côi để được giúp đỡ. Đã có những người xin lễ, giúp và có cả các Cha cũng đã chuyển lễ cho người này.
Tuy nhiên, vì vị "linh mục" này có những biểu hiện đáng ngờ nên Cha xứ và Cha Phó Kẻ Sặt đã hỏi trực tiếp cũng như nhờ người hỏi vị này để lấy các thông tin cá nhân và tìm cách điều tra. Kết quả cho thấy đây là một linh mục giả,
Chúng con xin ghi lại đây kết quả các Cha Sặt đã điều tra :
1. Vị này tự nhận là linh mục Lê Thiện Quang, dòng Don Bosco, bị đi tù 2 năm do phổ biến sách, đĩa CD về Đức Mẹ Tà Pao, được ĐHY JB. Phạm Minh Mẫn truyền chức chui tại nhà nguyện TGM Tp.HCM với 2 cha dòng Tên, cách đây gần 2 năm. Hiện đang phụ trách giáo họ Vô Nhiễm và một nhà dành cho trẻ mồ côi và người già neo đơn thuộc hạt Củ Chi, gp.Phú Cường. Tuy nhiên, cha Tài SDB. cho biết: nhà dòng không có cha Quang nào như thế, cũng như không có trường hợp nào của nhà dòng giống như vậy; Cha Khi, Quản hạt Củ Chi, cũng xác định giáo hạt của ngài không có họ Vô Nhiễm hay nhà cho trẻ mồ côi và người già neo đơn như thế.
2. Khi được một số giáo dân hỏi, vị này cho biết: chịu chức ngày 15-8-2010 tại nhà thờ Đức Bà, khi thì nói do Đc Tứ, khi thì nói Đc Khảm, và có lúc nói do Đc Đaminh Xuân Lộc, truyền chức cho.
3. Lúc thì vị này nói ở Sài Quất, lúc thì nói ở Ngũ Phúc. Lúc thì thuộc dòng Don Bosco, lúc thì lại nói với giáo dân là mình thuộc dòng Xitô, thuộc dòng Đồng Công ... Cha Cường, Chánh xứ Ngũ Phúc, xác định: ở Ngũ Phúc không có linh mục nào như vậy.
Một số Cha (vd: cha Hóa, Thuận Hòa) thấy nói chuyện vui vẻ, thân mật với ngài, tưởng là quen thân, nhưng khi được hỏi, thì ngài nói cũng mới gặp lần đầu, và vì tưởng ngài là linh mục thật nên mới vui vẻ như thế.
Chúng con xin gửi kèm đây 4 tấm hình của vị "linh mục" này để Quý Cha và Quý Bề trên được biết. Xin Quý Cha hay Quý Bề trên nào có thêm thông tin gì về "linh mục" này, xin cho mọi người cùng biết để cảnh giác.
Chúng con hết lòng cám ơn
Vp. TGM Xuân Lộc
Lm. Fx. Đỗ Đức Lực
Vị này thường cho giáo dân xem hoặc tặng ảnh mặc áo lễ, ảnh đồng tế của mình, đến nỗi có những giáo dân đã quen mặt, và ông cố, khi mời ngài về đồng tế lễ giỗ, cũng nói là rất rành về ngài, nhưng khi được hỏi, cũng chỉ là nghe người ta nói ngài là linh mục quê ở Sài Quất thôi chứ thực sự không biết ngài chịu chức khi nào. Đồng thời cũng hay giới thiệu mình đang coi nhà trẻ mồ côi để được giúp đỡ. Đã có những người xin lễ, giúp và có cả các Cha cũng đã chuyển lễ cho người này.
Tuy nhiên, vì vị "linh mục" này có những biểu hiện đáng ngờ nên Cha xứ và Cha Phó Kẻ Sặt đã hỏi trực tiếp cũng như nhờ người hỏi vị này để lấy các thông tin cá nhân và tìm cách điều tra. Kết quả cho thấy đây là một linh mục giả,
Chúng con xin ghi lại đây kết quả các Cha Sặt đã điều tra :
1. Vị này tự nhận là linh mục Lê Thiện Quang, dòng Don Bosco, bị đi tù 2 năm do phổ biến sách, đĩa CD về Đức Mẹ Tà Pao, được ĐHY JB. Phạm Minh Mẫn truyền chức chui tại nhà nguyện TGM Tp.HCM với 2 cha dòng Tên, cách đây gần 2 năm. Hiện đang phụ trách giáo họ Vô Nhiễm và một nhà dành cho trẻ mồ côi và người già neo đơn thuộc hạt Củ Chi, gp.Phú Cường. Tuy nhiên, cha Tài SDB. cho biết: nhà dòng không có cha Quang nào như thế, cũng như không có trường hợp nào của nhà dòng giống như vậy; Cha Khi, Quản hạt Củ Chi, cũng xác định giáo hạt của ngài không có họ Vô Nhiễm hay nhà cho trẻ mồ côi và người già neo đơn như thế.
2. Khi được một số giáo dân hỏi, vị này cho biết: chịu chức ngày 15-8-2010 tại nhà thờ Đức Bà, khi thì nói do Đc Tứ, khi thì nói Đc Khảm, và có lúc nói do Đc Đaminh Xuân Lộc, truyền chức cho.
3. Lúc thì vị này nói ở Sài Quất, lúc thì nói ở Ngũ Phúc. Lúc thì thuộc dòng Don Bosco, lúc thì lại nói với giáo dân là mình thuộc dòng Xitô, thuộc dòng Đồng Công ... Cha Cường, Chánh xứ Ngũ Phúc, xác định: ở Ngũ Phúc không có linh mục nào như vậy.
Một số Cha (vd: cha Hóa, Thuận Hòa) thấy nói chuyện vui vẻ, thân mật với ngài, tưởng là quen thân, nhưng khi được hỏi, thì ngài nói cũng mới gặp lần đầu, và vì tưởng ngài là linh mục thật nên mới vui vẻ như thế.
Chúng con xin gửi kèm đây 4 tấm hình của vị "linh mục" này để Quý Cha và Quý Bề trên được biết. Xin Quý Cha hay Quý Bề trên nào có thêm thông tin gì về "linh mục" này, xin cho mọi người cùng biết để cảnh giác.
Chúng con hết lòng cám ơn
Vp. TGM Xuân Lộc
Lm. Fx. Đỗ Đức Lực
(nguồn : vietcatholic.net)
Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011
R.I.P
XIN CẦU CHO LINH HỒN
MARIA
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ,
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ,
Ban Điều Hành Giáo Họ Thánh Phêrô
Giáo xứ Thuận Phát và gia đình trân trọng báo tin :
Bà MARIA LÃ THỊ NHỠ
Giáo xứ Thuận Phát và gia đình trân trọng báo tin :
Bà MARIA LÃ THỊ NHỠ
Sinh năm 1916 tại Hà Nam
Cư ngụ tại : 301/27 Trần Xuân Soạn
P.Tân Kiểng, Quận 7, Tp.HCM
Thuộc Giáo Họ Thánh Phêrô - Giáo xứ Thuận Phát
Thuộc Giáo Họ Thánh Phêrô - Giáo xứ Thuận Phát
Đã an nghỉ trong Chúa
lúc 16g00 ngày Thứ Ba 19.7.2011
(Nhằm ngày 19 tháng 6 năm Tân Mão)
Hưởng thọ 96 tuổi
lúc 16g00 ngày Thứ Ba 19.7.2011
(Nhằm ngày 19 tháng 6 năm Tân Mão)
Hưởng thọ 96 tuổi
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
Thứ Tư 20.7.2011
- 09g00 : Nghi Thức Tẩn Liệm - Nhập Quan.
Sau đó di quan đến quàn tại
Vinh Sơn Quán - Nhà Thờ Thuận Phát
- 17g30 : Thánh Lễ Cầu Hồn cử hành tại nhà thờ Thuận Phát.
Thứ Năm 21.7.2011
- 04g30 : Nghi Thức Động Quan và di quan đến nhà thờ
- 05g00 : Thánh Lễ An Táng cử hành tại nhà thờ Thuận Phát
Sau đó di quan đi hoả táng
tại Đa Phước, Bình Chánh, TP.HCM.
tại Đa Phước, Bình Chánh, TP.HCM.
Thuận Phát, ngày 20 tháng 7 năm 2011
Kính báo
Hội Đồng Mục Vụ
BĐH Giáo Họ Thánh Phêrô
Gx.THUẬN PHÁT
và Gia Đình
Hội Đồng Mục Vụ
BĐH Giáo Họ Thánh Phêrô
Gx.THUẬN PHÁT
và Gia Đình
Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011
KHAI GIẢNG LỚP GIÁO LÝ DỰ TÒNG KHÓA 21
19g30 ngày 19-7-2011 Giáo Xứ Thuận Phát đã khai giảng lớp Giáo Lý Dự Tòng khóa 21. Đầu giờ học ngày khai giảng Cha Chánh Xứ có đôi lời với các anh chị học viên. Cha chào hỏi các anh chị và giới thiệu sơ qua về ý nghĩa, mục đích của việc theo học và tìm hiểu Thiên Chúa.
Sau đó Cha Chánh Xứ giới thiệu ông Chủ Tịch HĐMVGX (cũng là thầy dạy giáo lý), cô Tươi (cô giáo dạy giáo lý) với anh chị.
HÌNH ẢNH NGÀY KHAI GIẢNG.
Hữu Toàn.
Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XVI TN NĂM A
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XVI thường niên năm A.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
ĐỌC THÊM
CỎ LÙNG VÀ LÚA TỐT
Lm Bùi Quang Tuấn, CSsR
Tuần trước, Dụ ngôn “Người Gieo Giống” trình bày Thiên Chúa như một nông gia tung gieo Lời Ngài vào các tâm hồn. Có tâm hồn như đường đi, hạt giống rơi xuống bị người ta giẫm đạp, không ngóc đầu lên được. Có tâm hồn như sỏi đá, khô khan cứng cỏi, hạt tuy có nẩy mầm nhưng rồi bị nắng trời thiêu cháy vì thiếu nước. Có tâm hồn như bụi gai um tùm, bóp nghẹt cây lúa đang lên, nên cũng chẳng sinh được bông trái nào. Nhưng có tâm hồn như vùng đất phong phú, hạt giống mọc lên tươi tốt, hy vọng mang lại cho nhà nông một mùa gặt thành công rạng rỡ.
Tuần này, Dụ ngôn “Cỏ Lùng” lại trình bày Thiên Chúa như người vãi gieo giống tốt vào mảnh đất hứa hẹn, nhưng sau đó Satan đã lén lút gieo hạt giống xấu là cỏ lùng vào ban đêm. Thành ra trên cùng một mảnh đất màu mỡ, lúa non và cỏ lùng mọc lên chen nhau, rễ cây này xoắn gốc cây kia.
Người tôi tớ chân thành không khỏi nhức nhối lắng lo, muốn xin chủ ruộng giải quyết tức thì tình trạng vàng thau lẫn lộn. Nhưng chủ nhân e rằng khi nhổ cỏ người ta bứng luôn cả lúa nên quyết định đợi đến mùa gặt. Lúc đó cây lúa sinh hạt sẽ được bó lại đưa về sân phơi, còn cỏ lùng hoang dại sẽ bị cắt xuống ném vào lửa thiêu.
Dụ ngôn “Cỏ Lùng” bộc lộ hình ảnh thế giới, giáo hội, gia đình, con người như những vùng đất mang tính hỗn hợp. Thiện và ác, tốt và xấu, ân sủng và tội lỗi như “đan cài” với nhau. Không thể có một xã hội toàn là người tốt hoặc người xấu, cũng chẳng thể có một cộng đoàn toàn là thánh nhân hay tội nhân. Sự kiên nhẫn đầy tình thương xót của chủ ruộng như một cơ may cho những biến đổi và hoàn thiện. Thiên Chúa luôn mở ngỏ cho hoán cải và trổ sinh hoa trái tốt lành.
Dụ ngôn trên thúc đẩy tôi đi vào một hành trình tự vấn: tôi là một cây lúa xanh tươi đang nảy sinh bông hạt thơm ngát cho cuộc đời, hay tôi là cụm cỏ lùng đang ăn hại bao chất màu tươi tốt của cuộc sống?
Chắc hẳn tâm hồn tôi có mang nhiều loại giống tốt do Chúa gieo vào và cũng không ít giống xấu do Satan và tôi tớ của nó thảy vô, nhưng loại giống nào đang được chăm sóc và thứ nào đang bị vùi xuống? Tôi đang nhổ cỏ lùng trong đời mình hay tôi đang gắng công nhổ cỏ và nhổ luôn cuộc đời người khác?
Tôi đang cộng tác với Thiên Chúa để gieo giống tốt vào thế giới hôm nay hay tôi đang tiếp tay với ma quỉ để gieo bao giống xấu vào tâm hồn tha nhân?
Có một chi tiết rất đáng chú ý trong bài Dụ ngôn: khi mọi người đang ngủ, một kẻ xấu lòng đến rải cỏ lùng vào ruộng rồi đi mất. Kẻ thù ra tay mà không ai hay biết. Mầm mống sự ác đột nhập thế giới trong cách thế bất ngờ. Người ta chỉ nhận ra khi nó mọc lên và bắt đầu phá hoại hoa màu.
Như thế Lời Chúa mời gọi một thái độ tỉnh thức. Nếu quên mất rằng: sống là một cuộc tranh đấu không ngừng cho điều tốt vươn lên, tôi sẽ bị cái ác đè bẹp. Nếu chủ quan thiếu canh phòng trước những bóng đêm của cuộc sống, tôi sẽ bị ma quỉ khống chế cuộc đời.
Khi người ta nói: “đâu có sao” trong việc xem phim ảnh sách báo không nết na để giải trí một chút; khi người ta nghĩ: “đâu có sao” nếu nghe bạn bè rủ rê hút một chút cocain cho biết mùi đời; khi người ta tưởng: “đâu có sao” chuyện bỏ đọc kinh đi lễ một hôm. .., đều là những mầm giống cỏ lùng Satan gieo vào cuộc đời, chờ ngày bùng phát và hủy hoại.
Không phải chỉ có ma quỉ mới gieo cấy cỏ lùng. Nếu không tỉnh thức, coi chừng chính ta là người tiếp tay tung rắc cỏ lùng vào đời kẻ khác. Có cha mẹ gieo gian dối, tham lam vào lòng con cái mà không biết. Chẳng hạn, có người đi chợ về khoe với cả nhà: “Cô bán hàng hôm nay mất trí hay sao mà thối tiền sai nên dư mấy đồng, mừng quá!” Đáng lẽ nên nói với nhau : “Ồ, mẹ đã trả lại cho cô bán hàng số tiền dư vì phép công bằng,” hay “vì sợ cô ấy phải bỏ tiền túi ra để bù vào chỗ mất,” hoặc “e cô ấy sẽ gặp khó khăn với chủ tiệm,” đàng này người ta lại sung sướng thu cái lợi trước mắt mà không ngờ đã gieo vào lòng con cái mầm mống ích kỷ, gian tham; sau này lớn lên, chúng chỉ mong người ta dốt nát, lầm lẫn, mất trí để có lợi.
Thế đấy, hành động, lời nói, thái độ cư xử của một người có tầm ảnh hưởng như những hạt giống. Nếu là hạt tốt, gia đình, xã hội được nhờ biết bao. Trái lại, nếu là loại xấu, thương đau tất đang chờ ngày phát tán.
Trên một tờ báo nọ có câu chuyện tếu lâm đáng suy nghĩ: Một bé trai được mẹ cho ghé chơi nhà ông nội trong dịp cuối tuần. Ông thấy cháu mình chơi với bạn rất hăng say, nhưng hễ mở miệng ra là có những lời không thanh lịch cho lắm. Nội mới gọi cháu cưng lại trách:
- “Cháu học kiểu ăn nói du côn của đứa nào vậy? Từ nay trở đi ông cấm không được chơi với những thứ đó nữa nghe chưa.”
Đứa cháu vừa thở dài vừa nói:
- “Nếu thế thì từ nay cháu phải nghỉ chơi với bố cháu hay sao?
Ông nội:!!! (Thì ra nó học được từ bố nó.)
Hỡi bạn, Thiên Chúa đang cần chúng ta tiếp tay với Ngài để gieo vào gia đình, cộng đoàn, và lòng người những hạt giống tốt. Có thể là những hạt rất bé như hạt cải, nhưng hiệu năng vô cùng lớn lao. Có thể là những hạt đơn sơ âm thầm, nhưng lại như nắm men làm dậy biết bao đấu bột. Hãy gieo đi những hạt giống yêu thương, chân thật, trung tín, nhẫn nại, quảng đại, thứ tha... Chắc chắn hoa trái mai ngày sẽ là một mùa hân hoan và hạnh phúc tràn đầy.
(nguồn : tinmung.net)
Tuần này, Dụ ngôn “Cỏ Lùng” lại trình bày Thiên Chúa như người vãi gieo giống tốt vào mảnh đất hứa hẹn, nhưng sau đó Satan đã lén lút gieo hạt giống xấu là cỏ lùng vào ban đêm. Thành ra trên cùng một mảnh đất màu mỡ, lúa non và cỏ lùng mọc lên chen nhau, rễ cây này xoắn gốc cây kia.
Người tôi tớ chân thành không khỏi nhức nhối lắng lo, muốn xin chủ ruộng giải quyết tức thì tình trạng vàng thau lẫn lộn. Nhưng chủ nhân e rằng khi nhổ cỏ người ta bứng luôn cả lúa nên quyết định đợi đến mùa gặt. Lúc đó cây lúa sinh hạt sẽ được bó lại đưa về sân phơi, còn cỏ lùng hoang dại sẽ bị cắt xuống ném vào lửa thiêu.
Dụ ngôn “Cỏ Lùng” bộc lộ hình ảnh thế giới, giáo hội, gia đình, con người như những vùng đất mang tính hỗn hợp. Thiện và ác, tốt và xấu, ân sủng và tội lỗi như “đan cài” với nhau. Không thể có một xã hội toàn là người tốt hoặc người xấu, cũng chẳng thể có một cộng đoàn toàn là thánh nhân hay tội nhân. Sự kiên nhẫn đầy tình thương xót của chủ ruộng như một cơ may cho những biến đổi và hoàn thiện. Thiên Chúa luôn mở ngỏ cho hoán cải và trổ sinh hoa trái tốt lành.
Dụ ngôn trên thúc đẩy tôi đi vào một hành trình tự vấn: tôi là một cây lúa xanh tươi đang nảy sinh bông hạt thơm ngát cho cuộc đời, hay tôi là cụm cỏ lùng đang ăn hại bao chất màu tươi tốt của cuộc sống?
Chắc hẳn tâm hồn tôi có mang nhiều loại giống tốt do Chúa gieo vào và cũng không ít giống xấu do Satan và tôi tớ của nó thảy vô, nhưng loại giống nào đang được chăm sóc và thứ nào đang bị vùi xuống? Tôi đang nhổ cỏ lùng trong đời mình hay tôi đang gắng công nhổ cỏ và nhổ luôn cuộc đời người khác?
Tôi đang cộng tác với Thiên Chúa để gieo giống tốt vào thế giới hôm nay hay tôi đang tiếp tay với ma quỉ để gieo bao giống xấu vào tâm hồn tha nhân?
Có một chi tiết rất đáng chú ý trong bài Dụ ngôn: khi mọi người đang ngủ, một kẻ xấu lòng đến rải cỏ lùng vào ruộng rồi đi mất. Kẻ thù ra tay mà không ai hay biết. Mầm mống sự ác đột nhập thế giới trong cách thế bất ngờ. Người ta chỉ nhận ra khi nó mọc lên và bắt đầu phá hoại hoa màu.
Như thế Lời Chúa mời gọi một thái độ tỉnh thức. Nếu quên mất rằng: sống là một cuộc tranh đấu không ngừng cho điều tốt vươn lên, tôi sẽ bị cái ác đè bẹp. Nếu chủ quan thiếu canh phòng trước những bóng đêm của cuộc sống, tôi sẽ bị ma quỉ khống chế cuộc đời.
Khi người ta nói: “đâu có sao” trong việc xem phim ảnh sách báo không nết na để giải trí một chút; khi người ta nghĩ: “đâu có sao” nếu nghe bạn bè rủ rê hút một chút cocain cho biết mùi đời; khi người ta tưởng: “đâu có sao” chuyện bỏ đọc kinh đi lễ một hôm. .., đều là những mầm giống cỏ lùng Satan gieo vào cuộc đời, chờ ngày bùng phát và hủy hoại.
Không phải chỉ có ma quỉ mới gieo cấy cỏ lùng. Nếu không tỉnh thức, coi chừng chính ta là người tiếp tay tung rắc cỏ lùng vào đời kẻ khác. Có cha mẹ gieo gian dối, tham lam vào lòng con cái mà không biết. Chẳng hạn, có người đi chợ về khoe với cả nhà: “Cô bán hàng hôm nay mất trí hay sao mà thối tiền sai nên dư mấy đồng, mừng quá!” Đáng lẽ nên nói với nhau : “Ồ, mẹ đã trả lại cho cô bán hàng số tiền dư vì phép công bằng,” hay “vì sợ cô ấy phải bỏ tiền túi ra để bù vào chỗ mất,” hoặc “e cô ấy sẽ gặp khó khăn với chủ tiệm,” đàng này người ta lại sung sướng thu cái lợi trước mắt mà không ngờ đã gieo vào lòng con cái mầm mống ích kỷ, gian tham; sau này lớn lên, chúng chỉ mong người ta dốt nát, lầm lẫn, mất trí để có lợi.
Thế đấy, hành động, lời nói, thái độ cư xử của một người có tầm ảnh hưởng như những hạt giống. Nếu là hạt tốt, gia đình, xã hội được nhờ biết bao. Trái lại, nếu là loại xấu, thương đau tất đang chờ ngày phát tán.
Trên một tờ báo nọ có câu chuyện tếu lâm đáng suy nghĩ: Một bé trai được mẹ cho ghé chơi nhà ông nội trong dịp cuối tuần. Ông thấy cháu mình chơi với bạn rất hăng say, nhưng hễ mở miệng ra là có những lời không thanh lịch cho lắm. Nội mới gọi cháu cưng lại trách:
- “Cháu học kiểu ăn nói du côn của đứa nào vậy? Từ nay trở đi ông cấm không được chơi với những thứ đó nữa nghe chưa.”
Đứa cháu vừa thở dài vừa nói:
- “Nếu thế thì từ nay cháu phải nghỉ chơi với bố cháu hay sao?
Ông nội:!!! (Thì ra nó học được từ bố nó.)
Hỡi bạn, Thiên Chúa đang cần chúng ta tiếp tay với Ngài để gieo vào gia đình, cộng đoàn, và lòng người những hạt giống tốt. Có thể là những hạt rất bé như hạt cải, nhưng hiệu năng vô cùng lớn lao. Có thể là những hạt đơn sơ âm thầm, nhưng lại như nắm men làm dậy biết bao đấu bột. Hãy gieo đi những hạt giống yêu thương, chân thật, trung tín, nhẫn nại, quảng đại, thứ tha... Chắc chắn hoa trái mai ngày sẽ là một mùa hân hoan và hạnh phúc tràn đầy.
(nguồn : tinmung.net)
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 16 THƯỜNG NIÊN A (Mt 13, 24-43)
Mời xem videoclip
Lớn lên em biết giành ăn, giấu đồ chơi, nói láo chạy tội, vu vạ đổ lỗi, tham lam và ích kỷ. Những tật xấu này bởi đâu mà có? Cha mẹ, anh em, bà con không ai chính thức dạy. Nhưng lúc vô tình văng tục, cãi vã, tráo hàng, đổi giá, cha mẹ đã gián tiếp dạy các em "khôn sống, dại chết" và biến quan niệm sống đơn sơ, thành thật của các em thành gian dối, lừa lọc để thủ lợi. Gai góc, cỏ lồng vực từ đó "tức nước vỡ bờ" đua nhau vô lối mọc lên. Hỏi Chúa, Chúa xác quyết qua dụ ngôn lúa giống và cỏ lùng.
Dụ ngôn lúa giống và cỏ lùng diễn tả một thực trạng khó khăn và cuộc chiến nội tâm trường kỳ của những ai muốn làm người hùng, làm con Chúa, làm quân tử và làm thánh nhân. Nguyên tổ Adam và Eva trong chốn bồng lai, tiên cảnh, quên lời dạy sống. La cà chuyện vãn và kết thân với kẻ thù Chúa. Ông bà hồ nghi, xiêu lòng và ăn vụng. Lúc biết xấu hổ và sợ hãi thì đã quá muộn. Ông bà sợ trách nhiệm quay sang đổ lỗi cho nhau, cho hoàn cảnh và cho con rắn.
Tại sao Chúa không cất hết sự dữ đi để con người được sống bình an và hạnh phúc? Chúa Kitô đã trả lời "Hãy để cả hai cùng lớn lên, cuối mùa sẽ phân tách, một cất trong kho lẫm và một làm mồi lửa". Như thế Chúa chấp nhận cuộc chiến nội tâm. Chúa muốn chúng ta sử dụng sự khôn ngoan: món quà tự do. Chúa buộc chúng ta phải chiến đấu để "gần bùn mà không hôi tanh mùi bùn". Như thế cán cân công và tội, thưởng hay phạt mới được công bằng, khẩu phục và tâm phục.
Luân lý Không Lão đề cao "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín" và đã tạo nên rất nhiều hiền nhân, quân tử. Vì Tham, Sân, Si, lắm kẻ không kềm chế nổi lòng dục, tâm ma, đã thành những ngựa chứng gây nên không biết bao nhiêu tội đồ và tai ương trong xã hội. Rất xa xưa, văn chương Việt Nam đã diễn tả những cảnh
Hôm nay giới trẻ, nhân danh tự do, bình đẳng và văn minh đã kết án cha mẹ và ông bà đức hạnh qua chiêu bài "cổ hủ, lỗi thời", để an tâm và tự do sống buông thả, lố lăng và bất nhân. Người khác vì ham làm lãnh tụ, và hư danh đã tán tận lương tâm lập phe nhóm đối lập, gây nghi kị, hiềm khích, tạo ghét ghen và đặt điều bôi lọ, vu khống. Những hành động ghê sợ này được che đậy bằng chủ thuyết nghe như hợp lý "thấy điều bất bình, rút dao tương trợ". Những cò mồi cơ hội chủ nghĩa này dám nói, dám làm tất cả những gì, dù bất nhân và bất nghĩa, để được nổi danh và lợi dụng tập thể hạ tình địch.
Duyên, một cô gái giang hồ bất đắc dĩ, trong "Nửa Chừng Xuân" đã bị lừa gạt, lợi dụng và bị đẩy xuống hố sa đọa. Duyên tởm gớm cuộc sống buôn hương, bán phấn và không muốn thấy Mai ngã vào cạm bẫy. Duyên can đảm giúp Mai thoát "cơn bĩ cực, tới hồi thái lai." Thật hi hữu, nhưng câu chuyện tương tự như trên đã từng xảy ra. Điều đó chứng minh thuyết "nhân chi sơ, tính bản thiện" là đúng. Và con người ai cũng đang trên đường tìm về với Chân Thiện Mỹ, cội nguồn hay chính lộ. Con người luôn thao thức, đứng lên đè bẹp chướng ngại và tự do quay về với Chúa.
Thế giới luôn luôn là dải đất mầu mỡ và tuyệt đẹp. Con người từ muôn thuở là những khâm sai đến canh tác, phát triển và làm đẹp dương gian. Dương gian trở nên ô nhiễm và xấu xa vì ác nhân đã bôi bẩn, chớ không phải là căn tính của dương gian là xấu. Trái lại dương gian là môi trường để chúng ta thỏa chí tang bồng, thực thi chính nghĩa, trở thành chính nhân quân tử và đắc thắng tiến vào thiên quốc. Tín hữu phải là "sen giữa đầm lầy". Tín hữu phải nở hoa che kín những ô trọc, lố lăng và cảm hóa tha nhân. Tín hữu phải chiến thắng về trời trong với máu và nước mắt. Tín hữu phải là những chứng nhân sống "gần bùn mà không hôi tanh mùi bàn". Nếu không, thì khốn thay!
LÚA GIỐNG VÀ CỎ LÙNG
Lm Nguyễn Bình An
Nhìn em bé nằm trong nôi, hay trong vòng tay âu yếm của bà mẹ, chúng ta thấy em thật dễ thương, vô tội và đáng mến. Trong em chất chứa một thế giới chân thật, đơn sơ và quí phái. "Nhân chi sơ tính bản thiện" phát lộ trong ánh mắt hồn nhiên và qua tiếng cười giòn giã của em. Theo thời gian, em ngây thơ diễn đạt tư tưởng và thành thật tra vấn những khúc mắc. Tinh thần thơ ấu thiêng liêng này được Chúa chúc phúc "hãy để trẻ thơ đến cùng ta, vì Nước Trời quả thật thuộc về chúng" (Mt 19,14). Đó là kho tàng nguyên thủy và địa đàng quí giá Chúa ban. Lớn lên em biết giành ăn, giấu đồ chơi, nói láo chạy tội, vu vạ đổ lỗi, tham lam và ích kỷ. Những tật xấu này bởi đâu mà có? Cha mẹ, anh em, bà con không ai chính thức dạy. Nhưng lúc vô tình văng tục, cãi vã, tráo hàng, đổi giá, cha mẹ đã gián tiếp dạy các em "khôn sống, dại chết" và biến quan niệm sống đơn sơ, thành thật của các em thành gian dối, lừa lọc để thủ lợi. Gai góc, cỏ lồng vực từ đó "tức nước vỡ bờ" đua nhau vô lối mọc lên. Hỏi Chúa, Chúa xác quyết qua dụ ngôn lúa giống và cỏ lùng.
Dụ ngôn lúa giống và cỏ lùng diễn tả một thực trạng khó khăn và cuộc chiến nội tâm trường kỳ của những ai muốn làm người hùng, làm con Chúa, làm quân tử và làm thánh nhân. Nguyên tổ Adam và Eva trong chốn bồng lai, tiên cảnh, quên lời dạy sống. La cà chuyện vãn và kết thân với kẻ thù Chúa. Ông bà hồ nghi, xiêu lòng và ăn vụng. Lúc biết xấu hổ và sợ hãi thì đã quá muộn. Ông bà sợ trách nhiệm quay sang đổ lỗi cho nhau, cho hoàn cảnh và cho con rắn.
Tại sao Chúa không cất hết sự dữ đi để con người được sống bình an và hạnh phúc? Chúa Kitô đã trả lời "Hãy để cả hai cùng lớn lên, cuối mùa sẽ phân tách, một cất trong kho lẫm và một làm mồi lửa". Như thế Chúa chấp nhận cuộc chiến nội tâm. Chúa muốn chúng ta sử dụng sự khôn ngoan: món quà tự do. Chúa buộc chúng ta phải chiến đấu để "gần bùn mà không hôi tanh mùi bùn". Như thế cán cân công và tội, thưởng hay phạt mới được công bằng, khẩu phục và tâm phục.
Luân lý Không Lão đề cao "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín" và đã tạo nên rất nhiều hiền nhân, quân tử. Vì Tham, Sân, Si, lắm kẻ không kềm chế nổi lòng dục, tâm ma, đã thành những ngựa chứng gây nên không biết bao nhiêu tội đồ và tai ương trong xã hội. Rất xa xưa, văn chương Việt Nam đã diễn tả những cảnh
"Nhà kia lỗi đạo con khinh bố.
Mụ nọ chanh chua, vợ chưởi chồng."
Hôm nay giới trẻ, nhân danh tự do, bình đẳng và văn minh đã kết án cha mẹ và ông bà đức hạnh qua chiêu bài "cổ hủ, lỗi thời", để an tâm và tự do sống buông thả, lố lăng và bất nhân. Người khác vì ham làm lãnh tụ, và hư danh đã tán tận lương tâm lập phe nhóm đối lập, gây nghi kị, hiềm khích, tạo ghét ghen và đặt điều bôi lọ, vu khống. Những hành động ghê sợ này được che đậy bằng chủ thuyết nghe như hợp lý "thấy điều bất bình, rút dao tương trợ". Những cò mồi cơ hội chủ nghĩa này dám nói, dám làm tất cả những gì, dù bất nhân và bất nghĩa, để được nổi danh và lợi dụng tập thể hạ tình địch.
Duyên, một cô gái giang hồ bất đắc dĩ, trong "Nửa Chừng Xuân" đã bị lừa gạt, lợi dụng và bị đẩy xuống hố sa đọa. Duyên tởm gớm cuộc sống buôn hương, bán phấn và không muốn thấy Mai ngã vào cạm bẫy. Duyên can đảm giúp Mai thoát "cơn bĩ cực, tới hồi thái lai." Thật hi hữu, nhưng câu chuyện tương tự như trên đã từng xảy ra. Điều đó chứng minh thuyết "nhân chi sơ, tính bản thiện" là đúng. Và con người ai cũng đang trên đường tìm về với Chân Thiện Mỹ, cội nguồn hay chính lộ. Con người luôn thao thức, đứng lên đè bẹp chướng ngại và tự do quay về với Chúa.
Thế giới luôn luôn là dải đất mầu mỡ và tuyệt đẹp. Con người từ muôn thuở là những khâm sai đến canh tác, phát triển và làm đẹp dương gian. Dương gian trở nên ô nhiễm và xấu xa vì ác nhân đã bôi bẩn, chớ không phải là căn tính của dương gian là xấu. Trái lại dương gian là môi trường để chúng ta thỏa chí tang bồng, thực thi chính nghĩa, trở thành chính nhân quân tử và đắc thắng tiến vào thiên quốc. Tín hữu phải là "sen giữa đầm lầy". Tín hữu phải nở hoa che kín những ô trọc, lố lăng và cảm hóa tha nhân. Tín hữu phải chiến thắng về trời trong với máu và nước mắt. Tín hữu phải là những chứng nhân sống "gần bùn mà không hôi tanh mùi bàn". Nếu không, thì khốn thay!
(nguồn : tinmung.net)
Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011
THÁNH LỄ GIA NHẬP GIÁO KHÓA 20 NGÀY 16-7-2011
Thánh Lễ gia nhập Kytô Giáo khóa 20 do Cha Chánh Xứ cữ hành lúc 17 giờ 30 ngày 16-7-2011.
Khóa học giáo lý dự tòng 20 gồm 62 anh chị em. Ngoài các anh chị em tân tòng được Lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, Thêm Sức, Mình Thánh Chúa còn có 2 đôi lãnh nhận Bí Tích Hôn Phối.
Cuối Lễ 1 đại diện lớp nói lời cám ơn Cha Chánh Xứ, HĐMVGX, Quý Soeurs, thầy cô giáo lý viên và cộng đoàn đã yêu thương tận tình dạy dỗ, tạo điều kiện thuận lợi, cầu nguyện và tham dự Thánh Lễ trọng đại hôm nay của anh chị em tân tòng.
Ca đoàn Các BMCG hát Lễ.
Sau Thánh Lễ cả lớp chụp hình lưu niệm với Cha Chánh Xứ và thầy cô.
XEM HÌNH THÁNH LỄ
Hữu Toàn.
Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XV TN NĂM A
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XV thường niên năm A.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 15 THƯỜNG NIÊN A (Mt 13, 1-23)
CANH TÂN TRONG ĐỜI SỐNG
R. Veritas.
Một cầu thủ đấu bóng rổ đã tâm sự với các phóng viên báo chí như sau: Quan niệm của tôi về cuộc sống nay đã thay đổ hẳn, tôi nghĩ rằng điều quan trọng hơn trong lúc này là dành nhiều thời giờ hơn để sống gần gũi với con cái tôi và biết thưởng thức, quí trọng những điều khác nữa, chứ không phải chỉ có môn thể thao bóng rổ mà thôi. Dù gặp bất hạnh, nhưng anh Colin đã là người có phúc khác, bởi vì anh đã nghe được điều mà nhiều người muốn nghe mà không được nghe, đó là nghe được tiếng Chúa nói với anh trong các biến cố cuộc đời. Anh Colin khám phá ra được rằng, cuộc sống của anh còn nhiều điều hay ho và quan trọng khác nữa.
Anh chị em thân mến,
Thiên Chúa dùng mọi tình huống để thức tỉnh chúng ta lắng nghe và sống lời Ngài. Dụ ngôn về người gieo giống hôm nay cần được chúng ta dành nhiều thời gian trong ngày sống để suy niệm nhiều hơn, để lĩnh hội các ý nghĩa mà chính Chúa đã giải nghĩa cho các môn đệ.
Thiên Chúa đã luôn luôn gieo vãi lời Ngài khắp nơi, với mọi hạng người, với mọi hoàn cảnh. Chúng ta đáp lại Lời Chúa như thế nào? Chúng ta có cần Chúa mở mắt chúng ta qua một biến cố đau thương như biến cố đã xảy ra với anh Colin hay không? Có cần Thiên Chúa thiêu đốt tất cả những gì chúng ta đang mù quáng bám víu vào như là giá trị duy nhất của đời mình, để giúp chúng ta trở về với Lời Chúa và sống thực hành Lời Chúa hay không?
Bằng cách nào đó không thể nói là tự nhiên tốt được. Tâm hồn con ngừoi cũng thế, tự nó không phải tự nhiên tốt, nhưng cần được ân sủng Chúa thánh hóa, thanh luyện mới có thể trở nên tốt, và mỗi người chúng ta cần cộng tác với ơn Chúa để tâm hồn chúng ta được trở nên mảnh đất tốt và trổ sinh nhiều hóa trái.
Thiên Chúa rất thường đến viếng thăm chúng ta qua các biến cố lớn nhỏ, vui buồn, nhưng rất nhiều khi hay là hầu hết nhiều khi, hầu hết mỗi lần Chúa đến thăm để nói với chúng ta một điều gì đó, mạc khải cho chúng ta một điều gì đó thì chúng ta lại vắng mặt, chúng ta lại lo ra. Nhiều lần chúng ta được tiếp xúc với Lời Chúa nhưng chúng ta lại lơ là không màng chi đến Lời Chúa nữa.
Ước chi hôm nay, trong giây phút này, chúng ta hãy trở về ngồi lại nơi căn nhà tâm hồn của chúng ta trong thinh lặng để kiểm điểm lại những gì mình đã làm hư hỏng, để được kín múc lấy sức mạnh của Chúa mà giúp ta canh tân trong cuộc sống.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con hồi tâm trở về, lắng nghe Lời Chúa và sống thực hành Lời Chúa, xin Chúa giúp con biết cộng tác với ơn Chúa, để mảnh đất tâm hồn chúng con trở nên mảnh đất tốt, để chúng con luôn biết đón nhận Lời Chúa và để cho Lời Chúa trổ sinh hoa trái trong tâm hồn chúng con mỗi ngày một hơn. Amen.
(nguồn : tinmung.net)
Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011
HỌP BẦU CHỌN BAN ĐIỀU HÀNH GIÁO HỌ TÊRÊSA 06-7-2011
* Vào lúc 19 giờ 30 ngày 06-7-2011 tại phòng truyền thống giáo xứ HĐMVGX đã tổ chức cuộc họp để giới thiệu và bầu chọn lại Ban Điều Hành mới giáo họ Têrêsa do Cha Chánh Xứ chủ tọa. Mở đầu cuộc họp Cha Chánh Xứ nêu lên những khó khăn, bất cập trong việc điều hành các công việc trong giáo họ Têrêsa hiện tại cũng như nhiều thuận lợi khi chia giáo họ Têrêsa cũ ra để thành lập thêm giáo họ Anna. Và cuộc họp mặt các gia đình công giáo trong giáo họ Têrêsa còn lại hôm nay, nhằm mục đích để mọi người cùng tìm kiếm, giới thiệu và bầu chọn ra các vị đảm nhận các chức vụ Trưởng và Phó giáo họ, để cùng kết hợp với Cha Chánh Xứ cũng như ban thường vụ HĐMVGX điều hành các công việc trong giáo họ và giúp đở các gia đình trong giáo họ những khi cần thiết.
Và kết quả sau cùng các vị được bầu chọn như sau :
1/ Ông Phaolô Nguyễn Đức Tiên, ngụ tại 78A đường 37 làm Trùm Chánh giáo họ Têrêsa.
2/ Bà Têrêsa Nguyễn Thị Ngọc Phượng, ngụ tại 45, đường 41 làm Trùm phó giáo họ Têrêsa.
3/ Ông Gioan Nguyễn An Tâm, ngụ tại 18/3A dường 31 làm Trùm phó giáo họ Têrêsa.
4/ Ông Giuse Nguyễn Huỳnh Khải, ngụ tại 80A đường 43 làm Trùm phó giáo họ Têrêsa.
Được biết vào tuần sau Cha Chánh Xứ và ban thường vụ HĐMVGX sẽ có cuộc họp với các gia đình công giáo trong giáo họ Anna để bầu chọn ra ban điều hành giáo họ Anna.
HÌNH ẢNH CUỘC HỌP.
AUDIO CUỘC HỌP.
Hữu Toàn.
Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011
THÁNH LỄ MỪNG BỔN MẠNG CA ĐOÀN MARIA GORETTI VÀ LỄ SINH ĐAMINH SAVIÔ 06-7-2011
* Thánh Lễ chiều ngày 06-7-2011 lúc 17 giờ 30 Cha Chánh Xứ giáo xứ Thuận Phát cùng cộng đoàn đã long trọng Dâng Thánh Lễ Kính Thánh Goretti trinh nữ, tử đạo. Bổn mạng ca đoàn thiếu nhi giáo xứ Thuận Phát và mừng bổn mạng Nhóm Lễ Sinh giáo xứ Thuận Phát ( Đaminh Saviô ). Đầu Lễ Cha Chánh Xứ xông hương ảnh Thánh Maria Goretti và cùng cộng đoàn Cung Kính Rước Ảnh Thánh chung quanh nhà thờ.
* Nhóm Lễ Sinh đã tổ chức nghi thức Dâng Lễ Vật trong tâm tình Tạ Ơn.
* Cuối Lễ Cha Chánh Xứ thay mặt HĐMVGX ngỏ lời cám ơn Quý Soeurs, các anh chị em ca trưởng, ca viên đã yêu thương, tận tâm giúp đở, luyện tập cho các em trong ca đoàn thiếu nhi, giúp các em ngày càng tiến bộ để hàng ngày dùng lời ca tiếng hát cùng với cộng đoàn Ca Tụng Thiên Chúa Tình Yêu.
* Sau Thánh Lễ Cha Chánh Xứ chụp hình lưu niệm với các em ca đoàn thiếu nhi cũng như các em trong nhóm Lễ Sinh.
* Mời xem HÌNH THÁNH LỄ TẠI ĐÂY.
Hữu Toàn.
Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011
R.I.P
XIN CẦU CHO LINH HỒN
ANNA
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ,
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ,
Ban Điều Hành Giáo Họ Chúa Kitô Vua
Giáo xứ Thuận Phát và gia đình trân trọng báo tin :
Bà ANNA ĐỖ THỊ CHÍN
Giáo xứ Thuận Phát và gia đình trân trọng báo tin :
Bà ANNA ĐỖ THỊ CHÍN
Sinh năm 1923 tại Hà Nam
Cư ngụ tại : 78/12A Lâm Văn Bền
P.Tân Thuận Tây, Quận 7, Tp.HCM
Thuộc Giáo Họ Chúa Kitô Vua - Giáo xứ Thuận Phát
Thuộc Giáo Họ Chúa Kitô Vua - Giáo xứ Thuận Phát
Đã an nghỉ trong Chúa
lúc 12g25 ngày Thứ Tư 29.6.2011
(Nhằm ngày 28 tháng 5 năm Tân Mão)
Hưởng thọ 89 tuổi
lúc 12g25 ngày Thứ Tư 29.6.2011
(Nhằm ngày 28 tháng 5 năm Tân Mão)
Hưởng thọ 89 tuổi
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
Thứ Năm 30.6.2011
- 08g00 : Nghi Thức Tẩn Liệm - Nhập Quan.
- 18g30 : Thánh Lễ Cầu Hồn cử hành tại tư gia.
Thứ Sáu 01.7.2011
- 04g15 : Nghi Thức Động Quan và di quan đến nhà thờ
- 05g00 : Thánh Lễ An Táng cử hành tại nhà thờ Thuận Phát
Sau đó di quan đi an táng
tại Nghĩa Trang Giáo xứ Thiên Phước,
tại Nghĩa Trang Giáo xứ Thiên Phước,
Long Thành, Đồng Nai.
Thuận Phát, ngày 29 tháng 6 năm 2011
Kính báo
Hội Đồng Mục Vụ
BĐH Giáo Họ Chúa Kitô Vua
Gx.THUẬN PHÁT
và Gia Đình
Hội Đồng Mục Vụ
BĐH Giáo Họ Chúa Kitô Vua
Gx.THUẬN PHÁT
và Gia Đình
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN NĂM A
* Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XIV thường niên năm A.
Đồng tế - Cha Đaminh Nguyễn Tiến Hùng và Cha Gioan Bt Ngyễn Văn Đán dâng Lễ.
Cuối Lễ Chầu Mình Thánh Chúa.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe Thánh Lễ.
Hữu Toàn.
Đồng tế - Cha Đaminh Nguyễn Tiến Hùng và Cha Gioan Bt Ngyễn Văn Đán dâng Lễ.
Cuối Lễ Chầu Mình Thánh Chúa.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe Thánh Lễ.
Hữu Toàn.
Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011
GIỚI GIÁO CHỨC THUẬN PHÁT MỪNG BỔN MẠNG - THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU 01-7-2011
Chiều ngày 01-7-2011 Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, bổn mạng giới giáo chức Thuận Phát. Cha Chánh Xứ dâng Lễ và mời gọi mọi người cầu nguyện đặc biệt cho các thầy cô giáo.Cuối Lễ Chầu Mình Thánh Chúa.
Sau Thánh Lễ Cha Chánh Xứ chụp hình lưu niệm với các thầy cô, và cùng dùng tiệc nhẹ tại phòng truyền thống giáo xứ. Ông Phanxicô Trần Ngọc Minh thay mặt các thày cô cám ơn Cha Chánh xứ đã dâng Lễ và cầu cho giới giáo chức. Ông chủ tịch HĐMVGX nói lời chúc mừng bổn mạng các thầy cô.
Mời xem hình ở đây.
Hữu Toàn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)