BA KHÔNG - NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHÓ
TGPSG -- Còn hình ảnh “ba không” làm cho tôi không tài nào chợp mắt.
Trong cuộc sống, có lẽ ai trong chúng ta cũng có lúc phải thẫn thờ để suy nghĩ một câu nói của ai đó. Tôi cũng đã rơi vào trường hợp này, nghe mà nghẹn ngào không nói nên lời. Câu chuyện được bắt đầu như sau:
Trong cuộc sống, có lẽ ai trong chúng ta cũng có lúc phải thẫn thờ để suy nghĩ một câu nói của ai đó. Tôi cũng đã rơi vào trường hợp này, nghe mà nghẹn ngào không nói nên lời. Câu chuyện được bắt đầu như sau:
Anh em chúng tôi và các bạn sinh viên trong lưu xá đến hẹn lại lên. Một tháng một lần nấu cơm, đi phát cho những người già, lang thang trên đường phố, những người đi bán vé số…
Đúng 17h30 như đã quy định, các phần cơm đã được đưa lên xe. Tiếng xe máy đua nhau nổ, như muốn hòa chung cùng tiếng xe inh ỏi ngoài đường phố để đưa các phần cơm đến với những người thiếu may mắn trong cuộc sống. Chúng tôi nhìn nhau cười chúc nhau mọi sự tốt đẹp, rồi mỗi nhóm đi đến khu vực đã được phân công.
Đúng 17h30 như đã quy định, các phần cơm đã được đưa lên xe. Tiếng xe máy đua nhau nổ, như muốn hòa chung cùng tiếng xe inh ỏi ngoài đường phố để đưa các phần cơm đến với những người thiếu may mắn trong cuộc sống. Chúng tôi nhìn nhau cười chúc nhau mọi sự tốt đẹp, rồi mỗi nhóm đi đến khu vực đã được phân công.
Cứ thế chiếc xe máy lăn bánh trên các con đường của Sài Thành. Gặp nhiều tình huống khác nhau. Những người đi nhặt ve chai trên chiếc xe đạp cà tàng…
- Cô ơi, cô lấy cơm không...?
- Có, cho cô 1 hộp đi, mà có cho thêm không? Cô còn có một đứa con ở nhà. Đó là lời nói của cô đi nhặt ve chai.
- Dạ được cô, vậy cô lấy hai hộp nha!
Nhìn anh em chúng tôi, cô cười và bảo:
- Cô cảm ơn các con.
Tôi hỏi lại:
- Hôm nay được mấy chuyến rồi cô?
- Cô đi cả ngày trời mới được có từng này.
Anh em tôi chào và tiếp tục lên đường đến với những người khác. Ngồi trên xe máy, chúng tôi bàn về những phận người trong cuộc sống. Có những người được sinh ra trong một gia đình giàu có, được sung sướng từ trong trứng nước nhưng lại có những người làm việc vất vả mà không đủ ăn, cuộc đời cứ đói khổ mãi. Đúng là không ai được chọn nơi mình sinh ra…
- Cô ơi, cô lấy cơm không...?
- Có, cho cô 1 hộp đi, mà có cho thêm không? Cô còn có một đứa con ở nhà. Đó là lời nói của cô đi nhặt ve chai.
- Dạ được cô, vậy cô lấy hai hộp nha!
Nhìn anh em chúng tôi, cô cười và bảo:
- Cô cảm ơn các con.
Tôi hỏi lại:
- Hôm nay được mấy chuyến rồi cô?
- Cô đi cả ngày trời mới được có từng này.
Anh em tôi chào và tiếp tục lên đường đến với những người khác. Ngồi trên xe máy, chúng tôi bàn về những phận người trong cuộc sống. Có những người được sinh ra trong một gia đình giàu có, được sung sướng từ trong trứng nước nhưng lại có những người làm việc vất vả mà không đủ ăn, cuộc đời cứ đói khổ mãi. Đúng là không ai được chọn nơi mình sinh ra…
Tôi đang nói chuyện, thì đứa em ngồi phía sau ngắt lời:
- Bên kia đường có người anh ơi!
Tôi nhìn qua và quay xe lại:
- Dạ ông có lấy cơm không? Cơm anh em chúng con và các bạn sinh viên nấu ngon lắm.
Một ánh mắt đượm buồn ngước lên nhìn chúng tôi và bảo:
- Cơm các cháu nấu… Rồi đột nhiên im lặng, không nói thêm gì.
Tôi không biết phải làm sao nên tiếp lời:
- Dạ con đưa cho ông một phần, ông cầm đó khi nào đói mà ăn.
Đôi mắt đổ dồn về phía tôi, nhìn tôi chằm chằm. Tôi cảm thấy như tim mình đập nhanh hơn, mắt nhìn về phía trước thì lờ mờ, mồ hôi bắt đầu nhỏ giọt…
Bỗng dưng, ông nói xin một phần. Tôi thấy nhẹ người lại. Nhịp tim đập trở lại bình thường. Lấy lại bình tĩnh, tôi hỏi:
- Nhà ông ở đâu?
Ánh mắt đó tiếp tục nhìn tôi. Tôi lấy can cảm nhìn thẳng vào mắt của ông. Dù có chút sợ hãi và lo lắng, nhưng tôi cảm nhận được trong đôi mắt của ông như muốn thốt lên điều gì đó.
Cuối cùng ông đã nói:
- Cuộc đời ông khổ lắm, có “ba cái không” cứ bám theo ông mãi: không tiền, không nhà và không người thân…
Rồi ông kể về cuộc đời của ông cho anh em tôi nghe về số phận của một con người, đã bao lần đứng lên nhưng may mắn lại không đến. Nghe để rồi tôi nhận ra rằng cuộc đời cần phải yêu thương nhiều hơn. Đâu đó vẫn cần những phần cơm đơn sơ và hiệp hành.
Dầu cho đêm đã khuya, nhiều hình ảnh lại hiện về trong tâm trí tôi. Người thì đi sắm đồ Tết, người thì ra bắt xe để về xum họp bên gia đình… Còn hình ảnh “ba không” làm cho tôi không tài nào chợp mắt.
- Bên kia đường có người anh ơi!
Tôi nhìn qua và quay xe lại:
- Dạ ông có lấy cơm không? Cơm anh em chúng con và các bạn sinh viên nấu ngon lắm.
Một ánh mắt đượm buồn ngước lên nhìn chúng tôi và bảo:
- Cơm các cháu nấu… Rồi đột nhiên im lặng, không nói thêm gì.
Tôi không biết phải làm sao nên tiếp lời:
- Dạ con đưa cho ông một phần, ông cầm đó khi nào đói mà ăn.
Đôi mắt đổ dồn về phía tôi, nhìn tôi chằm chằm. Tôi cảm thấy như tim mình đập nhanh hơn, mắt nhìn về phía trước thì lờ mờ, mồ hôi bắt đầu nhỏ giọt…
Bỗng dưng, ông nói xin một phần. Tôi thấy nhẹ người lại. Nhịp tim đập trở lại bình thường. Lấy lại bình tĩnh, tôi hỏi:
- Nhà ông ở đâu?
Ánh mắt đó tiếp tục nhìn tôi. Tôi lấy can cảm nhìn thẳng vào mắt của ông. Dù có chút sợ hãi và lo lắng, nhưng tôi cảm nhận được trong đôi mắt của ông như muốn thốt lên điều gì đó.
Cuối cùng ông đã nói:
- Cuộc đời ông khổ lắm, có “ba cái không” cứ bám theo ông mãi: không tiền, không nhà và không người thân…
Rồi ông kể về cuộc đời của ông cho anh em tôi nghe về số phận của một con người, đã bao lần đứng lên nhưng may mắn lại không đến. Nghe để rồi tôi nhận ra rằng cuộc đời cần phải yêu thương nhiều hơn. Đâu đó vẫn cần những phần cơm đơn sơ và hiệp hành.
Dầu cho đêm đã khuya, nhiều hình ảnh lại hiện về trong tâm trí tôi. Người thì đi sắm đồ Tết, người thì ra bắt xe để về xum họp bên gia đình… Còn hình ảnh “ba không” làm cho tôi không tài nào chợp mắt.
Thầm Lặng - Dòng Đức Mẹ Lên Trời (TGPSG)
(WGPSG)