KHAO KHÁT ĐIỀU BÌNH THƯỜNG
TRÊN CHIẾC GIƯỜNG BỆNH
TGPSG -- Khi nằm trên giường với những ống trợ thở chằng chịt, nghe những tiếng máy chạy “tít…tít…tít”, vây quanh toàn những người lạ chẳng biết tên và chẳng biết mặt, người ta mới “ngộ” ra một điều gì đó.
Chịu khó bước ra đường, thả bộ chầm chậm bạn sẽ nghe được nhiều điều: “Ê, qua cơn dịch bệnh này, liệu tất cả sẽ lại bình thường như xưa? Liệu sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng với giá thực phẩm bùng nổ? Rau, củ, quả có còn khan hiếm và đắt đỏ như trong mùa dịch? Có thể tiếp tục đến nhà thờ cầu nguyện và tham dự các nghi thức nữa chăng? Liệu ở đó sẽ còn có nhiều người nữa không hay là sẽ ít người hơn? Học sinh, sinh viên sẽ quay lại trường như thế nào?Ai là người quan tâm đến những người không còn công việc làm sau mùa dịch?”
Rồi cùng một dòng tư tưởng đó, người ta thường sẽ nghĩ rằng: “Ôi cơm-áo-gạo-tiền, câu chuyện muôn thuở! Suốt ngày chăm bệnh rồi sẽ nghe bệnh nhân người ta than thở, chuyện bệnh tật, chuyện cá nhân, hết chuyện buồn đến chuyện vui… Việc ta nên làm là cứ tiếp tục khuyên bệnh nhân mạnh mẽ lên, can đảm lên.”
Tôi thì có nhiều hình dung rất khác về những ngày hậu đại dịch này cũng như ý nghĩa mà nó mang lại, đặc biệt là khi tôi được phục vụ và chăm sóc các bệnh nhân tại khoa 2B-ICU thuộc Bệnh viện Ung Bướu II. Tôi nghĩ rằng những định kiến đóng khung cuộc sống của con người trong một sự “ngắn gọn và đơn giản” Những gì mà tôi nghe, không hề mô tả được thực tại cuộc sống và cũng không diễn tả được những gì đang diễn ra nơi những người bệnh mà tôi đang nhìn thấy hàng ngày bằng đôi mắt của thể lý và bằng đôi mắt của tâm hồn.
Trăm năm nhìn xuống đời hư ảo,
Một phút nhìn lên ngộ lẽ trời
Khi nằm trên giường với những ống trợ thở chằng chịt, nghe những tiếng máy chạy “tít…tít…tít”, vây quanh toàn những người lạ chẳng biết tên và chẳng biết mặt, người ta mới “ngộ” ra một điều gì đó. Không phải chuyện cơm-áo-gạo-tiền, không phải chuyện đất nước, chuyện xã hội, không phải chuyện tiếp tục nỗ lực để lành bệnh… Tất cả đều không phải.
Các bệnh nhân mà tôi gặp, họ khao khát sống và khao khát muốn sống để làm những điều bình thường. Họ muốn được thở thật mạnh và thật sâu. Họ muốn được ăn và ăn thật ngon miệng. Họ muốn nhìn mọi người thật gần và thật rõ. Họ muốn về nhà với người bạn đời và đám cháu nội, cháu ngoại. Họ muốn mình không bao giờ quên những phút giây bình thường của cuộc sống mà mình đã từng có…
Các bệnh nhân mà tôi gặp, họ khao khát sống và khao khát muốn sống để làm những điều bình thường. Họ muốn được thở thật mạnh và thật sâu. Họ muốn được ăn và ăn thật ngon miệng. Họ muốn nhìn mọi người thật gần và thật rõ. Họ muốn về nhà với người bạn đời và đám cháu nội, cháu ngoại. Họ muốn mình không bao giờ quên những phút giây bình thường của cuộc sống mà mình đã từng có…
Có lẽ nhiều người và trong đó chắc chắn có tôi nữa, đang quên mất một điều thật quý giá và quan trọng: sự hiện diện bình thường nhưng đầy ý nghĩa của mình trong cuộc sống này. Đại dịch nhắc nhở con người ngày hôm nay phải hiện diện thật ý nghĩa trong từng hơi thở và đi vào chiêm nghiệm cái lẽ sống sâu thẳm nhưng lại bình dị ấy. Nhưng để đi vào cuộc chiệm nghiệm “bình dị” ấy, có lẽ cần một sự “ngước nhìn lên.”
Trong những tấm ảnh mà các họa sĩ vẽ lại chân dung của thánh Inhaxiô, tôi ít khi thấy người ta mô tả cảnh tượng thánh nhân đứng trên ban công tòa lâu đài Loyola ngắm trời sao, mặc dù chính ngài trong cuốn “Tự thuật” đã mô tả cảnh tượng trên như một biến cố đáng nhớ của cuộc đời mình. Ngài kể lại: “… Và sự an ủi lớn nhất mà tôi nhận được là khi nhìn ngắm bầu trời và các tinh tú, điều mà tôi thường làm lâu giờ, vì tôi cảm nhận nơi mình có được một nghị lực lớn lao để phục vụ Chúa chúng ta. Tôi cũng thường xuyên nghĩ đến những dự phóng của mình, ước mong được hoàn toàn bình phục để lên đường”. (Tự thuật, 11).
Trong những tấm ảnh mà các họa sĩ vẽ lại chân dung của thánh Inhaxiô, tôi ít khi thấy người ta mô tả cảnh tượng thánh nhân đứng trên ban công tòa lâu đài Loyola ngắm trời sao, mặc dù chính ngài trong cuốn “Tự thuật” đã mô tả cảnh tượng trên như một biến cố đáng nhớ của cuộc đời mình. Ngài kể lại: “… Và sự an ủi lớn nhất mà tôi nhận được là khi nhìn ngắm bầu trời và các tinh tú, điều mà tôi thường làm lâu giờ, vì tôi cảm nhận nơi mình có được một nghị lực lớn lao để phục vụ Chúa chúng ta. Tôi cũng thường xuyên nghĩ đến những dự phóng của mình, ước mong được hoàn toàn bình phục để lên đường”. (Tự thuật, 11).
Thánh Inhaxiô, những bệnh nhân trên giường bệnh, cả tôi và bạn hẳn không cần “ngước nhìn lên” một cách tùy hứng vô định. Nhưng có lẽ mỗi người cần ngước nhìn lên để nhận ra rằng mình được tặng ban một tâm hồn thật đẹp, một tâm hồn đủ rộng để gom góp vào lòng tất cả những gì là bao la, là sâu thẳm, là tuyệt đối nhưng cũng là bình dị, là đơn sơ. Ngước nhìn lên để biết mình đang hiện diện vô cùng ý nghĩa. Và biết đâu, bất chợt bạn và tôi cũng cảm nhận được một sự bình an rất lạ, một khao khát mạnh mẽ, một ý nghĩa tròn đầy vốn đã có sẵn nơi bạn và tôi mà trước giờ ta chưa bao giờ nhận ra.
Liệu qua cơn đại dịch này, tất cả sẽ trở lại như bình thường? Có lẽ tất cả vốn vẫn bình thường cho đến khi mỗi người nhận ra cái ý nghĩa thật bình thường ấy.
Liệu qua cơn đại dịch này, tất cả sẽ trở lại như bình thường? Có lẽ tất cả vốn vẫn bình thường cho đến khi mỗi người nhận ra cái ý nghĩa thật bình thường ấy.
J.Bosco Nhật Tài, Dòng Tên (TGPSG)
(WGPSG)