HAI PHƯƠNG THUỐC RẤT THIẾT THỰC
DÀNH CHO NỖI BUỒN
Lm. Narciso Irala, SJ[1]
WHĐ (08.6.2022) - Nào có ai trong chúng ta chưa từng trải nghiệm nỗi buồn của sự thất bại, bệnh tật, mất người thân, hoặc những khó khăn trong cuộc sống? Bài viết sau đây chia sẻ 2 phương thuốc rất thiết thực dành cho những nỗi buồn mà chúng ta gặp phải.
Phương thuốc thứ nhất là lấy những ý tưởng gây ra nỗi buồn, biến chúng thành cụ thể, phân tích, điều chỉnh và kiểm soát chúng.
1. Khi thất bại trong sự nghiệp hoặc công việc kinh doanh
Khi đối diện với sự thất bại trong sự nghiệp, trong việc kinh doanh, hoặc ngay cả trong trường hợp phải phát biểu trước đám đông mà không kịp chuẩn bị, khiến chúng ta bị “đơ” và rơi vào cảm giác sầu não khi nghĩ rằng, "Mình thật đã lãng phí thời gian, mình không khác gì một tên ngốc, và mình chẳng còn mặt mũi nào cả!" Những lúc như thế, sự thanh thản phụ thuộc vào việc liệu chúng ta có thể chống lại suy nghĩ rầu rĩ này bằng một nguyên lý cân bằng hơn hay không, chẳng hạn như, "Tôi mất một đồng, nhưng thu được một triệu!" Đây sẽ luôn là một nguyên lý mang lại an ủi nếu chúng ta hành động với một ý hướng ngay lành. Bất cứ khi nào chúng ta sống thân tình với Thiên Chúa trong ơn thánh, và hành động với thiện chí, Cha trên trời sẽ viết cho chúng ta một tấm ngân phiếu mang lại cho chúng ta vinh quang và hạnh phúc vĩnh viễn. Và thực, chúng ta đã kiếm được một triệu, mặc dù chúng ta có thể đã mất đi một số thứ nào đó, vốn chỉ là những thứ chẳng đáng giá là bao, nó chỉ như những hạt cát khi so với vô biên. Khi nghĩ được như vậy, thì những tình huống thất bại có đáng để chúng ta phải buồn bã không?
Một sai lầm có thể hoàn toàn là chủ quan khi chúng ta mong đợi nhiều hơn những gì là hợp lý. Ví dụ, khi làm điều tốt cho người khác, chúng ta không cần mong chờ sự biết ơn của họ. Sự trả ơn của con người vốn rất giới hạn, nhất là đối với những việc được thực hiện vì ích chung. Thay vào đó, có một phương thế đảm bảo niềm vui, đó là chúng ta hãy hành động để làm vui lòng Thiên Chúa, Đấng đã nhận những gì chúng ta làm cho người khác là làm cho chính Ngài, và Ngài hứa sẽ hoàn trả cho chúng ta một “vương quốc vĩnh cửu”.
2. Khi yếu đuối và bệnh tật
2. Khi yếu đuối và bệnh tật
Sự yếu đuối và bệnh tật khiến chúng ta có ý nghĩ rằng mình là gánh nặng cho người khác, mình chẳng mang lại lợi ích gì, mà chỉ toàn tổn thất, khó khăn. Người lớn tuổi và người ốm bệnh thường cảm thấy điều này rõ hơn nếu thời còn trẻ, khoẻ họ là những người năng động. Nhưng nếu họ có thể hiểu rằng, để có những thành tựu vĩnh cửu thì sự kiên nhẫn và lời cầu nguyện mang lại hiệu quả hơn tất cả những sáng kiến và những hoạt động thuần tuý dựa vào sức lực của con người.
Tôi đã giải thích điều này cho một số người cao niên trong một viện dưỡng lão và khuyến khích họ trở thành những nhà truyền giáo bằng sự kiên nhẫn. Sau đó, nhiều điều dưỡng viên đã rất ngạc nhiên khi thấy sức sống mà suy nghĩ này đem lại cho những bệnh nhân của họ.
Tôi đã giải thích điều này cho một số người cao niên trong một viện dưỡng lão và khuyến khích họ trở thành những nhà truyền giáo bằng sự kiên nhẫn. Sau đó, nhiều điều dưỡng viên đã rất ngạc nhiên khi thấy sức sống mà suy nghĩ này đem lại cho những bệnh nhân của họ.
Điều tương tự cũng xảy ra với một cậu bé 12 tuổi và nhập viện được 3 tháng.
Tôi hỏi cậu bé là liệu cậu có muốn trở thành một nhà truyền giáo và cứu rỗi các linh hồn không.
- Nhưng, thưa Cha, con thậm chí không thể ngồi dậy, và cũng chẳng thể di chuyển được.
- Đúng rồi. Nếu con dâng những đau đớn của mình cho các linh hồn, con có thể cứu họ tốt hơn cha. Con thấy đấy, Chúa Giêsu Kitô đã rao giảng và làm nhiều phép lạ, nhưng chỉ có một số rất ít người hoán cải. Tuy nhiên, khi Người đau khổ và bị chết, Người đã cứu chuộc cả thế giới!
Nghe vậy, cậu bé bắt đầu khóc.
- Tại sao con khóc?
- Bởi vì con đã mất 1 năm đau khổ. Tại sao không có ai đó nói với con điều này sớm hơn?
Từ đó về sau, cậu bé không khóc nữa. Trái lại, khi càng đau đớn, thì cậu lại càng cảm thấy hạnh phúc. Vì cậu biết rằng, mình đang cứu được nhiều linh hồn hơn.
3. Khi mất người thân
Tôi hỏi cậu bé là liệu cậu có muốn trở thành một nhà truyền giáo và cứu rỗi các linh hồn không.
- Nhưng, thưa Cha, con thậm chí không thể ngồi dậy, và cũng chẳng thể di chuyển được.
- Đúng rồi. Nếu con dâng những đau đớn của mình cho các linh hồn, con có thể cứu họ tốt hơn cha. Con thấy đấy, Chúa Giêsu Kitô đã rao giảng và làm nhiều phép lạ, nhưng chỉ có một số rất ít người hoán cải. Tuy nhiên, khi Người đau khổ và bị chết, Người đã cứu chuộc cả thế giới!
Nghe vậy, cậu bé bắt đầu khóc.
- Tại sao con khóc?
- Bởi vì con đã mất 1 năm đau khổ. Tại sao không có ai đó nói với con điều này sớm hơn?
Từ đó về sau, cậu bé không khóc nữa. Trái lại, khi càng đau đớn, thì cậu lại càng cảm thấy hạnh phúc. Vì cậu biết rằng, mình đang cứu được nhiều linh hồn hơn.
3. Khi mất người thân
Sự chết tự nó không thể lấy đi niềm vui của một gia đình Kitô hữu. Nếu cái chết của một người thân yêu khiến chúng ta đau buồn, thì cũng là điều đương nhiên và dễ hiểu. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ lại, chúng ta sẽ nhận ra rằng, đôi khi mình chẳng khác gì người không có đức tin, bởi vì chúng ta cho rằng khi một người chết đi là họ đã mất tất cả. Hoặc chúng ta nghĩ rằng "chúng ta đã mất người ấy". Cụm từ này rất thường bị sử dụng sai. Thật ra, nếu chúng ta được củng cố trong đức tin và thuyết phục mình về hạnh phúc của những người chết trong Chúa, và vì ở gần bên Chúa hơn, họ có thể nâng đỡ chúng ta rất nhiều. Nghĩ được như thế, chúng ta có thể cảm thấy được an ủi và vui mừng biết bao.
4. Khi đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống
Nếu được nhìn dưới ánh sáng của đức tin, thay vì chỉ tập trung vào khía cạnh tiêu cực, thì những khó khăn hay “rắc rối” hiện tại sẽ không khiến chúng ta buồn bã và nản chí. Thật thế, đau khổ là cách thế giúp mô phỏng hình ảnh của Thiên Chúa, Đấng đã gánh lấy đau khổ của cuộc đời này, nơi Đức Kitô. Như Thánh Phaolô đã nói, sự đau khổ của chúng ta là sự hoàn tất những gì còn thiếu nơi những đau khổ của Chúa Kitô, vì nó giúp chúng ta áp dụng những giá trị của Cuộc Khổ Nạn của Người nơi cuộc đời chúng ta một cách hữu hiệu hơn. Nhiều linh hồn có thể được cứu do hoa trái của những đau khổ chúng ta phải chịu nếu chúng ta biết kết hợp với những đau khổ của Đức Kitô.
4. Khi đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống
Nếu được nhìn dưới ánh sáng của đức tin, thay vì chỉ tập trung vào khía cạnh tiêu cực, thì những khó khăn hay “rắc rối” hiện tại sẽ không khiến chúng ta buồn bã và nản chí. Thật thế, đau khổ là cách thế giúp mô phỏng hình ảnh của Thiên Chúa, Đấng đã gánh lấy đau khổ của cuộc đời này, nơi Đức Kitô. Như Thánh Phaolô đã nói, sự đau khổ của chúng ta là sự hoàn tất những gì còn thiếu nơi những đau khổ của Chúa Kitô, vì nó giúp chúng ta áp dụng những giá trị của Cuộc Khổ Nạn của Người nơi cuộc đời chúng ta một cách hữu hiệu hơn. Nhiều linh hồn có thể được cứu do hoa trái của những đau khổ chúng ta phải chịu nếu chúng ta biết kết hợp với những đau khổ của Đức Kitô.
Những thử thách là tấm ngân phiếu được rút ra từ ngân hàng của thiên đàng. Nếu hiểu ngôn ngữ của Thiên Chúa, chúng ta sẽ đọc được trong tấm ngân phiếu ý tưởng này: “Đấng Công bằng và Nhân hậu vô bờ bến hứa sẽ trả lại trên thiên đàng vinh quang và hạnh phúc vô biên cho Kitô hữu, khi họ ở trong tình trạng ân sủng, sẵn lòng chấp nhận những đau khổ chóng qua và tạm thời trên trần gian này”. Chữ ký thần linh chỉ được đưa vào tấm ngân phiếu này khi chúng ta chấp nhận đau khổ với niềm tin tưởng, phó thác. Cứ thế, ngày qua ngày chúng ta có thêm những tấm ngân phiếu như vậy cho sự sống đời đời; và đây là một may mắn lớn nếu chúng ta nhận ra rằng chúng ta chỉ phải chịu đau đớn nhẹ nhàng và trong chốc lát như cái giá để mua niềm vui bất tận.
Chúng ta phải biết quý trọng đau khổ và biết cách xử lý những chông gai của cuộc đời. Nếu chúng ta giẫm lên chúng, chúng sẽ làm khổ chúng ta: trong lương tâm của chúng ta, chúng tiêu diệt chúng ta; trong tâm hồn chúng ta, chúng ngăn cản sự sống đích thực; trong trái tim của chúng ta, chúng khuấy động cuộc sống; dưới chân chúng ta, chúng ngăn cản bước đi của chúng ta. Chúng ta hãy đặt trong tay Chúa và kín múc được sức mạnh để đón nhận, vượt thắng và thánh hoá đau khổ từ Thánh Tâm của Chúa Kitô.
Phương thuốc thứ hai là nuôi dưỡng những suy nghĩ về niềm vui.
Chúng ta phải luôn có những suy nghĩ lạc quan, những ký ức vui vẻ, và nhận thức rõ ràng về những ơn huệ của Thiên Chúa trong ngôi nhà quý giá của công trình tạo dựng, đó là chính con người tự nhiên. Chúng ta cũng cần nâng cao kiến thức và vui vẻ suy nghĩ về những kho báu vô tận được ban tặng cho chúng ta trong thế giới của màu sắc, hình dáng và âm thanh. Các nghệ nhân thường có tầm nhìn và biết cách trân trọng tất cả những yếu tố này.
Phương thuốc thứ hai là nuôi dưỡng những suy nghĩ về niềm vui.
Chúng ta phải luôn có những suy nghĩ lạc quan, những ký ức vui vẻ, và nhận thức rõ ràng về những ơn huệ của Thiên Chúa trong ngôi nhà quý giá của công trình tạo dựng, đó là chính con người tự nhiên. Chúng ta cũng cần nâng cao kiến thức và vui vẻ suy nghĩ về những kho báu vô tận được ban tặng cho chúng ta trong thế giới của màu sắc, hình dáng và âm thanh. Các nghệ nhân thường có tầm nhìn và biết cách trân trọng tất cả những yếu tố này.
Đôi mắt của chúng ta là chiếc máy ảnh hoàn hảo đáng kinh ngạc. Tự động chúng tập trung, chụp hình và phóng chiếu vào não chúng ta những cảnh quan sống động với đầy đủ màu sắc và không gian ba chiều. Thính giác của chúng ta giống như một công cụ âm nhạc nội tại kỳ diệu tái tạo trung thực hàng nghìn nốt nhạc và giai điệu khác nhau. Bàn tay, cánh tay và chân của chúng ta giống như chiếc cần cẩu có thể thực hiện vô số chuyển động phức tạp. Nói tóm lại, toàn bộ cơ thể của chúng ta là một kho tàng kỳ diệu mà Thiên Chúa tạo dựng cho chúng ta. Điều này đặc biệt đúng với bộ nhớ của chúng ta, giống một thư viện phân loại, sắp xếp thứ tự hàng nghìn trải nghiệm hữu ích; trí hiểu của chúng ta liên tục khám phá ra ngày càng nhiều điều thực tế, giúp chúng ta dần nhận thức về Thực tại Vô hạn; và ý chí của chúng ta giúp chúng ta kết hợp với sự Thiện hảo vô tạo là chính Thiên Chúa.
Tương tự như vậy, chúng ta hãy nhìn nhận biết bao của cải mà chúng ta có được trong gia đình, đất nước, và Giáo hội, cùng với mọi phương thế siêu nhiên dẫn chúng ta tới Thiên đàng. Đây là một suy nghĩ luôn mang lại cho chúng ta niềm vui vì khi xác tín rằng Thiên Chúa hiện hữu; Ngài là Cha của chúng ta, Ngài luôn ở bên chúng ta, trông chừng chúng ta, và điều khiển mọi hoàn cảnh của chúng ta vì lợi ích của chúng ta. Hơn nữa, đây cũng là một suy nghĩ thật êm dịu và thanh bình, vì khi trông cậy vào những gì Thiên Chúa hứa, chúng ta được cảm nếm trước thực tại của Nước Trời. Ngoài ra, còn có một niềm hạnh phúc viên mãn, vì khi nghĩ rằng chúng ta là đối tượng của tình yêu Thiên Chúa, thì chính chúng ta có thể yêu mến Ngài một cách chân thành.
Tương tự như vậy, chúng ta hãy nhìn nhận biết bao của cải mà chúng ta có được trong gia đình, đất nước, và Giáo hội, cùng với mọi phương thế siêu nhiên dẫn chúng ta tới Thiên đàng. Đây là một suy nghĩ luôn mang lại cho chúng ta niềm vui vì khi xác tín rằng Thiên Chúa hiện hữu; Ngài là Cha của chúng ta, Ngài luôn ở bên chúng ta, trông chừng chúng ta, và điều khiển mọi hoàn cảnh của chúng ta vì lợi ích của chúng ta. Hơn nữa, đây cũng là một suy nghĩ thật êm dịu và thanh bình, vì khi trông cậy vào những gì Thiên Chúa hứa, chúng ta được cảm nếm trước thực tại của Nước Trời. Ngoài ra, còn có một niềm hạnh phúc viên mãn, vì khi nghĩ rằng chúng ta là đối tượng của tình yêu Thiên Chúa, thì chính chúng ta có thể yêu mến Ngài một cách chân thành.
***
Hành trình dương thế của chúng ta được đan xen với những sắc thái phong phú của chính phận người. Thất bại, mất mát, bệnh tật, và thử thách vẫn luôn có đó. Nhưng, đồng thời, với niềm Tin yêu, Tín thác, và sự trợ lực của Ơn thánh, chúng ta vẫn có thể cảm nhận Niềm vui, Hạnh phúc, Bình an ẩn nấp đàng sau từng biến cố và Khiêm tốn, Kiên nhẫn, Kiên trì hoàn tất hành trình cuộc đời mình một cách Ý nghĩa, Trọn vẹn và Đẹp lòng Chúa nhất.
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: catholicexchange.com (29. 4. 2022)
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: catholicexchange.com (29. 4. 2022)
[1] Cha Narciso Irala, S.J. (1896–1988) là một nhà truyền giáo, nhà tâm lý học, tác giả, và diễn giả nổi tiếng.
(WHĐ)