CÁI CHẾT CỦA LÝ TRÍ VÀ Ý CHÍ
TGPGG -- Điều đáng sợ nhất không phải là cái chết thể xác, mà là ý chí và lý trí của ta đã chết rồi ngay khi ta vẫn còn đang sống!
“Bác Tú[1] ơiii…, mời bác ăn tối nhéee…! Bác mở mắt ra đi… xem này… súp ngon lắm bác ạ!”
Tội nghiệp, lần nào cho bác ăn, chúng tôi cũng đều phải nói thật lớn tiếng vào tai bác như vậy, với hy vọng đánh thức phần tinh anh nhất trong con người bác, để thân xác bác cũng được bừng tỉnh khỏi cơn mê man. Nhưng câu trả lời chúng tôi nghe được chỉ là những tiếng bíp bíp của hệ thống máy móc theo dõi bệnh nhân.
Trong bệnh viện dã chiến điều trị cho người mắc Covid, bác Tú chỉ là một trong số rất nhiều bệnh nhân sống đời thực vật mà chúng tôi đang chăm sóc. Họ nằm yên bất động, đôi mắt nhắm chặt, bàn tay buông thõng, lồng ngực thoi thóp. Những mớ dây điện, ống nhựa và băng gạc chằng chịt, dệt thành tấm áo tả tơi, choàng hững hờ lên thân thể tím tái mọng nước của họ. Tấm áo ấy giúp các y bác sĩ nhận biết tình trạng sức khỏe của họ thông qua các đồ hình và chỉ số. Và cũng có thể nói, tấm áo ấy còn là con đường khả thi duy nhất để thế giới bên ngoài có thể kết nối và tương tác với họ, từ thức ăn, nước uống cho đến thuốc men.
Trong tình cảnh này, dù chẳng nói ra, nhưng ai trong chúng tôi cũng tự hiểu: với những bệnh nhân như bác Tú, cuộc chia ly giữa họ và thế giới hữu hình này sắp đến ngay bên rồi... Họ sắp chết! Đúng vậy, tuy nhiên điều chúng tôi muốn nói ở đây là: chết vào khoảnh khắc nào và chết trong tình trạng nào?
Tội nghiệp, lần nào cho bác ăn, chúng tôi cũng đều phải nói thật lớn tiếng vào tai bác như vậy, với hy vọng đánh thức phần tinh anh nhất trong con người bác, để thân xác bác cũng được bừng tỉnh khỏi cơn mê man. Nhưng câu trả lời chúng tôi nghe được chỉ là những tiếng bíp bíp của hệ thống máy móc theo dõi bệnh nhân.
Trong bệnh viện dã chiến điều trị cho người mắc Covid, bác Tú chỉ là một trong số rất nhiều bệnh nhân sống đời thực vật mà chúng tôi đang chăm sóc. Họ nằm yên bất động, đôi mắt nhắm chặt, bàn tay buông thõng, lồng ngực thoi thóp. Những mớ dây điện, ống nhựa và băng gạc chằng chịt, dệt thành tấm áo tả tơi, choàng hững hờ lên thân thể tím tái mọng nước của họ. Tấm áo ấy giúp các y bác sĩ nhận biết tình trạng sức khỏe của họ thông qua các đồ hình và chỉ số. Và cũng có thể nói, tấm áo ấy còn là con đường khả thi duy nhất để thế giới bên ngoài có thể kết nối và tương tác với họ, từ thức ăn, nước uống cho đến thuốc men.
Trong tình cảnh này, dù chẳng nói ra, nhưng ai trong chúng tôi cũng tự hiểu: với những bệnh nhân như bác Tú, cuộc chia ly giữa họ và thế giới hữu hình này sắp đến ngay bên rồi... Họ sắp chết! Đúng vậy, tuy nhiên điều chúng tôi muốn nói ở đây là: chết vào khoảnh khắc nào và chết trong tình trạng nào?
Tôi đã chết trước cả khi tôi ‘phải’ chết
Vào đến phân khoa vừa được phân công, chúng tôi được một chị điều dưỡng tóm lược sơ qua về tình trạng và cách chăm sóc cho từng bệnh nhân trong khoa. Bác Tú là một trong những bệnh nhân thu hút sự quan tâm đặc biệt từ chúng tôi, vì bác là một bác sĩ giỏi vừa bước vào tuổi hưu. Điều đáng nói hơn là bác vừa từ “cõi chết” trở về sau bao nỗ lực của các bác sĩ. Bác đang có những dấu hiệu phục hồi khá tốt. Đó là nhận định đến từ bác sĩ điều trị.
Nâng đỡ tinh thần cho các bệnh nhân là một trong những lý do tối quan trọng mà vì lẽ đó những tu sĩ thiện nguyện chúng tôi có mặt nơi đây. Tận dụng những lúc bác ‘khỏe khoắn’ hơn, chúng tôi đã hỏi thăm và động viên bác, ấy vậy mà những gì chúng tôi nhận lại chỉ là những cái thở dài não lòng, những tư duy tiêu cực và những ý lực sống vô định. Tâm trí bác chỉ còn biết suy nghĩ và cảm nhận về nỗi đau đớn do bệnh tật gây ra và nỗi chán chường về cuộc đời. Hai ngày sau, bệnh tình bác xấu đi và bác đã qua đời không lâu sau đó. Vậy là, bác đã chết trước cả khi ‘phải’ chết!
Thật vậy, chúng tôi là những người đã chứng kiến cái chết về mặt lý trí và ý chí của bác Tú và một số bệnh nhân khác, trước cả khi cái chết thể lý của họ ập đến. Nếu câu nói “cuộc sống của con người là sự thêu dệt của một chuỗi những chọn lựa và quyết định” là đúng, thì hẳn là khi một người không còn khả năng để phân định tốt-xấu, đúng-sai; không còn năng lực để đưa ra những chọn lựa và quyết định đúng đắn; không còn biết nỗ lực để vượt qua khó khăn, thì dường như cuộc sống của người ấy đã chấm dứt rồi. Nói khác đi, lý trí và ý chí của người đó đã chết và kéo theo cả ‘cái chết thể lý’ của họ theo một nghĩa nào đó. Schopenhauer - triết gia người Đức đã nói: “ý chí chính là bản chất, là cái tiềm ẩn sâu xa nhất của con người, đến nỗi mọi vận động của cơ thể đều xuất phát từ những xung động của ý chí.”[2] Theo đó, khi lý trí không còn khả năng phán đoán và ý chí không còn phát khởi những xung động thần kinh nữa thì cơ thể tất yếu sẽ trở nên bất động.
Vì vậy, chúng tôi cảm thấy thấm thía câu nói của một vị bác sĩ: thuốc men là một phần quan trọng trong tiến trình điều trị, nhưng sức mạnh tinh thần mới là điều mang tính quyết định đến khả năng hồi phục của bệnh nhân. Nghĩa là, người nào - hoặc là do bản thân, hoặc là được hỗ trợ - biết ý thức về ý nghĩa của sự sống và nâng cao ý chí sinh tồn, thì người ấy sẽ có cơ hội lướt thắng bệnh tật cao hơn và hồi phục nhanh hơn. Quả thế, chỉ trong 10 ngày làm công tác thiện nguyện tại bệnh viện dã chiến, chúng tôi thấy rằng tỉ lệ bệnh nhân chết cao hơn nhiều so với tỉ lệ bệnh nhân xuất viện. Tại sao vậy? Có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng thực tế từ việc quan sát trực tiếp đã cho chúng tôi thấy lời của vị bác sĩ trên đây là có cơ sở.
Nâng đỡ tinh thần cho các bệnh nhân là một trong những lý do tối quan trọng mà vì lẽ đó những tu sĩ thiện nguyện chúng tôi có mặt nơi đây. Tận dụng những lúc bác ‘khỏe khoắn’ hơn, chúng tôi đã hỏi thăm và động viên bác, ấy vậy mà những gì chúng tôi nhận lại chỉ là những cái thở dài não lòng, những tư duy tiêu cực và những ý lực sống vô định. Tâm trí bác chỉ còn biết suy nghĩ và cảm nhận về nỗi đau đớn do bệnh tật gây ra và nỗi chán chường về cuộc đời. Hai ngày sau, bệnh tình bác xấu đi và bác đã qua đời không lâu sau đó. Vậy là, bác đã chết trước cả khi ‘phải’ chết!
Thật vậy, chúng tôi là những người đã chứng kiến cái chết về mặt lý trí và ý chí của bác Tú và một số bệnh nhân khác, trước cả khi cái chết thể lý của họ ập đến. Nếu câu nói “cuộc sống của con người là sự thêu dệt của một chuỗi những chọn lựa và quyết định” là đúng, thì hẳn là khi một người không còn khả năng để phân định tốt-xấu, đúng-sai; không còn năng lực để đưa ra những chọn lựa và quyết định đúng đắn; không còn biết nỗ lực để vượt qua khó khăn, thì dường như cuộc sống của người ấy đã chấm dứt rồi. Nói khác đi, lý trí và ý chí của người đó đã chết và kéo theo cả ‘cái chết thể lý’ của họ theo một nghĩa nào đó. Schopenhauer - triết gia người Đức đã nói: “ý chí chính là bản chất, là cái tiềm ẩn sâu xa nhất của con người, đến nỗi mọi vận động của cơ thể đều xuất phát từ những xung động của ý chí.”[2] Theo đó, khi lý trí không còn khả năng phán đoán và ý chí không còn phát khởi những xung động thần kinh nữa thì cơ thể tất yếu sẽ trở nên bất động.
Vì vậy, chúng tôi cảm thấy thấm thía câu nói của một vị bác sĩ: thuốc men là một phần quan trọng trong tiến trình điều trị, nhưng sức mạnh tinh thần mới là điều mang tính quyết định đến khả năng hồi phục của bệnh nhân. Nghĩa là, người nào - hoặc là do bản thân, hoặc là được hỗ trợ - biết ý thức về ý nghĩa của sự sống và nâng cao ý chí sinh tồn, thì người ấy sẽ có cơ hội lướt thắng bệnh tật cao hơn và hồi phục nhanh hơn. Quả thế, chỉ trong 10 ngày làm công tác thiện nguyện tại bệnh viện dã chiến, chúng tôi thấy rằng tỉ lệ bệnh nhân chết cao hơn nhiều so với tỉ lệ bệnh nhân xuất viện. Tại sao vậy? Có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng thực tế từ việc quan sát trực tiếp đã cho chúng tôi thấy lời của vị bác sĩ trên đây là có cơ sở.
Nhưng, tôi ‘vẫn sống’ ngay cả khi tôi không còn ‘được sống’
Khác với bác Tú, cô Hương[3] là một bệnh nhân khác trong khoa chúng tôi làm việc. Cô nhiễm Covid tới mức suy hô hấp dạng nặng, cùng với nhiều bệnh nền khác - được ghi trong bệnh án mà chúng tôi không tài nào nhớ hết. Một vị bác sĩ đã nói với chúng tôi, thể trạng tuy yếu nhưng dường như cô đã giành chiến thắng trong cuộc chiến với Covid.
Quả thực, cô rất mạnh mẽ và can trường. Và ‘tấm bằng’ mà cô nhận về là tờ phiếu xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, kèm theo quyết định được xuất viện. Nghe đến đây ai trong chúng tôi cũng như được ‘mở cờ’ trong bụng. Nhưng ngay sau đó chúng tôi cũng được biết, các bác sĩ đã phải bó tay khi mọi nỗ lực liên lạc với gia đình - để cô được chăm sóc tốt hơn - đã không được hồi đáp. Tắt một lời, giữa lúc có nhiều hy vọng nhất, cô lại bị bỏ rơi.
Khác với bác Tú, cô Hương[3] là một bệnh nhân khác trong khoa chúng tôi làm việc. Cô nhiễm Covid tới mức suy hô hấp dạng nặng, cùng với nhiều bệnh nền khác - được ghi trong bệnh án mà chúng tôi không tài nào nhớ hết. Một vị bác sĩ đã nói với chúng tôi, thể trạng tuy yếu nhưng dường như cô đã giành chiến thắng trong cuộc chiến với Covid.
Quả thực, cô rất mạnh mẽ và can trường. Và ‘tấm bằng’ mà cô nhận về là tờ phiếu xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, kèm theo quyết định được xuất viện. Nghe đến đây ai trong chúng tôi cũng như được ‘mở cờ’ trong bụng. Nhưng ngay sau đó chúng tôi cũng được biết, các bác sĩ đã phải bó tay khi mọi nỗ lực liên lạc với gia đình - để cô được chăm sóc tốt hơn - đã không được hồi đáp. Tắt một lời, giữa lúc có nhiều hy vọng nhất, cô lại bị bỏ rơi.
Nơi giường bệnh, thân xác cô nằm yên bất động, nhưng lý trí và ý chí của cô vẫn hoạt động mạnh mẽ. Không biết cô có hiểu được điều tệ hại nào đang xảy ra cho mình hay không? Giả như hiểu được, liệu cô có còn can trường chiến đấu?
Đáp lại những cái nắm tay ấm áp, những lời động viên, những cái áp má, áp trán đầy thân tình của chúng tôi, cô chớp mắt như một sự hồi đáp và chảy tràn đôi dòng lệ như một sự cảm mến ân tình. Đó là dấu hiệu cho chúng tôi biết rằng cô hiểu và muốn trả lời.
Vậy, đâu là căn nguyên nguồn động lực thúc đẩy cô kiên cường như thế? Có lẽ tận sâu trong tiềm thức, cô biết mình có một người thân yêu đang chờ đợi, hoặc một sứ mạng cao cả đang chờ cô thực hiện, hoặc ít là một bổn phận nào đó mà cô cần phải hoàn thành. Cô có những mỏ neo tinh thần vững chắc để bám vào và vực dậy sự yếu nhược của thân xác đang rên xiết quằn quại vì đau đớn. Điều này đã được Nietzche đề cập và được Viktor Frankl nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm “Đi tìm lẽ sống”: “Người nào có lý do để sống thì có thể tồn tại trong mọi nghịch cảnh”[4].
Đáp lại những cái nắm tay ấm áp, những lời động viên, những cái áp má, áp trán đầy thân tình của chúng tôi, cô chớp mắt như một sự hồi đáp và chảy tràn đôi dòng lệ như một sự cảm mến ân tình. Đó là dấu hiệu cho chúng tôi biết rằng cô hiểu và muốn trả lời.
Vậy, đâu là căn nguyên nguồn động lực thúc đẩy cô kiên cường như thế? Có lẽ tận sâu trong tiềm thức, cô biết mình có một người thân yêu đang chờ đợi, hoặc một sứ mạng cao cả đang chờ cô thực hiện, hoặc ít là một bổn phận nào đó mà cô cần phải hoàn thành. Cô có những mỏ neo tinh thần vững chắc để bám vào và vực dậy sự yếu nhược của thân xác đang rên xiết quằn quại vì đau đớn. Điều này đã được Nietzche đề cập và được Viktor Frankl nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm “Đi tìm lẽ sống”: “Người nào có lý do để sống thì có thể tồn tại trong mọi nghịch cảnh”[4].
Tạm kết
Con người là một mầu nhiệm được bao bọc bởi ân sủng. Và điểm khác biệt giữa con người với những loài khác, đó là họ có ý chí và lý trí. Đây có thể được xem là hai quan năng cao cấp nhất của con người.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, dù lý trí và ý chí có thể có sức mạnh tuyệt vời, chúng cũng có những giới hạn nhất định, thậm chí chúng sẽ bị vô hiệu hóa khi những giới hạn cuối cùng bị vượt qua bởi bệnh tật và nỗi đau của thể xác. Vì thế, cần lắm việc rèn luyện và vận dụng lý trí và ý chí cách tốt nhất khi còn có thể. Nghĩa là, khi cơ thể còn mạnh khỏe, tâm trí còn minh mẫn, hãy biết thận trọng suy xét mọi sự và hành động theo lương tri của lẽ phải; đừng để bản thân bị dẫn dắt bởi sự thôi thúc nhất thời của cảm xúc tự nhiên mà buông mình theo dục vọng và những đam mê lầm lạc.
Người nào biết chăm lo rèn dũa cho lý trí thêm khôn ngoan và ý chí thêm kiên cường mỗi ngày, thì người ấy ít nhiều vẫn có thể sử dụng chúng để cứu lấy mình ngay cả khi bị bệnh tật hành hạ, hay khi tuổi già ập đến.
Ngược lại, nếu lý trí và ý chí không được tôi luyện, thì chúng sẽ dễ trở nên thui chột; để rồi khi cần chúng trợ giúp cho điều căn bản nhất là sự sinh tồn, thì chúng cũng chỉ có thể hồi đáp bằng sự im lặng mà thôi. Cho nên, thật là đúng khi nói rằng: Điều đáng sợ nhất không phải là cái chết, mà là những gì cốt yếu bên trong chúng ta đã chết rồi ngay khi chúng ta vẫn còn đang sống!
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, dù lý trí và ý chí có thể có sức mạnh tuyệt vời, chúng cũng có những giới hạn nhất định, thậm chí chúng sẽ bị vô hiệu hóa khi những giới hạn cuối cùng bị vượt qua bởi bệnh tật và nỗi đau của thể xác. Vì thế, cần lắm việc rèn luyện và vận dụng lý trí và ý chí cách tốt nhất khi còn có thể. Nghĩa là, khi cơ thể còn mạnh khỏe, tâm trí còn minh mẫn, hãy biết thận trọng suy xét mọi sự và hành động theo lương tri của lẽ phải; đừng để bản thân bị dẫn dắt bởi sự thôi thúc nhất thời của cảm xúc tự nhiên mà buông mình theo dục vọng và những đam mê lầm lạc.
Người nào biết chăm lo rèn dũa cho lý trí thêm khôn ngoan và ý chí thêm kiên cường mỗi ngày, thì người ấy ít nhiều vẫn có thể sử dụng chúng để cứu lấy mình ngay cả khi bị bệnh tật hành hạ, hay khi tuổi già ập đến.
Ngược lại, nếu lý trí và ý chí không được tôi luyện, thì chúng sẽ dễ trở nên thui chột; để rồi khi cần chúng trợ giúp cho điều căn bản nhất là sự sinh tồn, thì chúng cũng chỉ có thể hồi đáp bằng sự im lặng mà thôi. Cho nên, thật là đúng khi nói rằng: Điều đáng sợ nhất không phải là cái chết, mà là những gì cốt yếu bên trong chúng ta đã chết rồi ngay khi chúng ta vẫn còn đang sống!
Song Sĩ (TGPSG)
[1] Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
[2] Cf. Quang Chiến, Chân Dung Triết Gia Đức, NXB Đông Tây (2000), tr.98-100.
[3] Tên bệnh nhân đã được thay đổi vì tế nhị...
[4] Viktor E. Frankl, Đi tìm lẽ sống, tran. Thanh Thảo, Giang Thủy, Ngọc Hân, (HCM: NXB Tổng Hợp, 2011), 112; 144.
[2] Cf. Quang Chiến, Chân Dung Triết Gia Đức, NXB Đông Tây (2000), tr.98-100.
[3] Tên bệnh nhân đã được thay đổi vì tế nhị...
[4] Viktor E. Frankl, Đi tìm lẽ sống, tran. Thanh Thảo, Giang Thủy, Ngọc Hân, (HCM: NXB Tổng Hợp, 2011), 112; 144.
(WGPSG)