‘TRANG PHỤC DU XUÂN’ CHÚA GỬI
TGPSG -- Vậy mà đó lại chính là ‘trang phục du Xuân’ mà các thiện nguyện viên tu sĩ chúng tôi đã cũng các y bác sĩ và nhân viên y tế tại bệnh viện dã chiến Tân Bình trưng diện cách đặc biệt trong suốt mùa Tết này…
“Ôi, đúng là những ngày giáp Tết, đường phố Sài Thành rực rỡ nồng nàn những hương sắc hoa Xuân…” Câu nói bỏ dở, chất chứa đầy tâm trạng của một chị trong nhóm không khỏi làm chúng tôi chạnh lòng, vì “thế giới” - nơi chúng tôi vừa bước ra - quá khác với cái “thế giới phồn thịnh” mà chúng tôi chợt thấy trước mắt.
22g tan ca, bước đi lững thững trên đường phố - vậy là đã quá khuya đối với tu sĩ chúng tôi rồi. Bầu khí thinh lặng dành cho việc chiêm niệm trong tu viện được thay bằng những ồn ã của dòng đời. Tiếng nhạc xập xình sôi động quyện vào dòng người du xuân đang xúng xính với quần quần, áo áo. Tết mà! Một cái Tết thật lạ! Tôi cảm thấy ngạt thở, không ngạt theo kiểu vẫn thường gặp khi mặc đồ bảo hộ, nhưng là ngạt vì tình Chúa, ngạt vì tình người… Hít một hơi thật sâu, tôi ngước mắt lên trời như để tìm kiếm một kết nối riêng tư với Thiên Chúa. Lạy Chúa, Tết năm nay Chúa cũng sắm cho tu sĩ chúng con ‘trang phục du Xuân’ nữa cơ đấy! Trang phục du Xuân đặc biệt mà Chúa đích thân gửi, chúng con đã nhận được rồi! Nói theo kiểu thời thượng thì nó quả thực không những cực đẹp cực chất, mà còn cực… thời đại nữa.
22g tan ca, bước đi lững thững trên đường phố - vậy là đã quá khuya đối với tu sĩ chúng tôi rồi. Bầu khí thinh lặng dành cho việc chiêm niệm trong tu viện được thay bằng những ồn ã của dòng đời. Tiếng nhạc xập xình sôi động quyện vào dòng người du xuân đang xúng xính với quần quần, áo áo. Tết mà! Một cái Tết thật lạ! Tôi cảm thấy ngạt thở, không ngạt theo kiểu vẫn thường gặp khi mặc đồ bảo hộ, nhưng là ngạt vì tình Chúa, ngạt vì tình người… Hít một hơi thật sâu, tôi ngước mắt lên trời như để tìm kiếm một kết nối riêng tư với Thiên Chúa. Lạy Chúa, Tết năm nay Chúa cũng sắm cho tu sĩ chúng con ‘trang phục du Xuân’ nữa cơ đấy! Trang phục du Xuân đặc biệt mà Chúa đích thân gửi, chúng con đã nhận được rồi! Nói theo kiểu thời thượng thì nó quả thực không những cực đẹp cực chất, mà còn cực… thời đại nữa.
Nghĩ cũng lạ, trong điều kiện thời tiết 140C của mùa xuân Hà Nội, việc cơ thể được bao bọc kín kẽ bằng một chiếc áo bông êm ái, một đôi bao tay mềm mại và một đôi giày ấm áp hẳn là điều khiến người ta cảm thấy an toàn và dễ chịu lắm thay! Thế nhưng, với tiết trời 330C, cơ thể phải trùm kín trong bộ quần áo nilon bảo hộ, với mũ trùm đầu, khẩu trang N95, kính chống giọt bắn và 4 lớp bao tay cao su nơi bệnh viện dã chiến thì hẳn đó phải là một cực hình! Vậy mà đó lại chính là trang phục du Xuân mà các thiện nguyện viên tu sĩ chúng tôi đã cũng các y bác sĩ và nhân viên y tế tại bệnh viện dã chiến Tân Bình trưng diện cách đặc biệt trong suốt mùa Tết này. Quả thế, cũng một kiếp người, có người an nhàn sung sướng, lại có người vất vả lầm than; cũng một Tết Nhâm Dần, có người xum vầy yên ấm, cũng có người đẫm ướt mồ hôi, đơn côi bệnh viện, dã chiến âm thầm. Và chúng tôi gọi đó là “nghịch lý mùa Xuân”.
Sau gần 2 tuần được đồng hành cùng các y bác sĩ khoa Hồi Sức tích cực và khoa Bệnh nặng của Bệnh viện dã chiến Tân Bình trong việc chăm sóc và điều trị cho các bệnh nhân Covid, chúng tôi - 7 nữ tu dòng Đa Minh Gò Vấp và 6 thầy Dòng Tên - đã cảm nhận cách sâu sắc nỗi vất vả và sự hy sinh cao cả của những “chiến sĩ áo trắng” nơi đây.
Điều đó lại càng trở nên thấm thía hơn khi đây lại là thời gian mà mọi người đang vui Xuân đón Tết, còn những y bác sĩ và thiện nguyện viên tu sĩ chúng tôi thì phải tiết kiệm từng hơi thở, giấu vội nó vào cơ thể cách cẩn trọng, trong bộ đồ bảo hộ ngột ngạt nóng nực ít nhất 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày, vì sự bủa vây tư bề của Corona virus.
Với những người đã từng mặc bộ đồ bảo hộ ấy, có lẽ chỉ cần nhắc đến thôi cũng đủ khiến người ta phải rùng mình sợ hãi. Đó là chưa kể những anh chị điều dưỡng, bác sĩ và nhân viên bị nhiễm Covid trong lúc chăm sóc cho bệnh nhân. Thật khó cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh họ vừa làm việc, vừa trải qua những cơn ho dài, những lần hụt hơi và những cơn đau đầu bất chợt do di chứng hậu Covid gây ra. Những người may mắn không bị lây nhiễm thì lại phải chịu đựng những sang chấn tinh thần, suy nhược và trầm cảm. Hơn nữa, nỗi nhớ quê hương và người thân trong ngày Tết lại càng xoáy sâu và xé toạc những vết thương vốn đã trầm trọng và đau nhói ấy.
Vậy, câu hỏi đặt ra là: động lực nào đã thôi thúc họ làm như vậy?
Tiền bạc ư? Liệu một ai đó có còn cho rằng tiền bạc là một thứ đáng để đánh đổi bằng mọi giá nếu họ đã từng liệm hàng trăm xác chết của những người giàu có và đưa họ đi hỏa thiêu trong tình trạng trần trụi hay không? Như thế, xét cho cùng, tiền bạc luôn luôn và mãi mãi chỉ là phương tiện chứ tự nó không bao giờ là mục đích cả.
Danh tiếng ư? Thử hỏi bây giờ có ai còn biết đến các vua nhà Ottoman hay các vua Hy Lạp cổ đại đã từng một thời vang danh khắp thiên hạ? Thực tế là một người nổi tiếng chỉ được coi là nổi tiếng bởi những người biết đến anh ta mà thôi. Vậy có ai lại lao mình vào nơi nguy hiểm nhất của đại dịch chỉ để có được thứ hư danh đó không?
Sau gần 2 tuần được đồng hành cùng các y bác sĩ khoa Hồi Sức tích cực và khoa Bệnh nặng của Bệnh viện dã chiến Tân Bình trong việc chăm sóc và điều trị cho các bệnh nhân Covid, chúng tôi - 7 nữ tu dòng Đa Minh Gò Vấp và 6 thầy Dòng Tên - đã cảm nhận cách sâu sắc nỗi vất vả và sự hy sinh cao cả của những “chiến sĩ áo trắng” nơi đây.
Điều đó lại càng trở nên thấm thía hơn khi đây lại là thời gian mà mọi người đang vui Xuân đón Tết, còn những y bác sĩ và thiện nguyện viên tu sĩ chúng tôi thì phải tiết kiệm từng hơi thở, giấu vội nó vào cơ thể cách cẩn trọng, trong bộ đồ bảo hộ ngột ngạt nóng nực ít nhất 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày, vì sự bủa vây tư bề của Corona virus.
Với những người đã từng mặc bộ đồ bảo hộ ấy, có lẽ chỉ cần nhắc đến thôi cũng đủ khiến người ta phải rùng mình sợ hãi. Đó là chưa kể những anh chị điều dưỡng, bác sĩ và nhân viên bị nhiễm Covid trong lúc chăm sóc cho bệnh nhân. Thật khó cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh họ vừa làm việc, vừa trải qua những cơn ho dài, những lần hụt hơi và những cơn đau đầu bất chợt do di chứng hậu Covid gây ra. Những người may mắn không bị lây nhiễm thì lại phải chịu đựng những sang chấn tinh thần, suy nhược và trầm cảm. Hơn nữa, nỗi nhớ quê hương và người thân trong ngày Tết lại càng xoáy sâu và xé toạc những vết thương vốn đã trầm trọng và đau nhói ấy.
Vậy, câu hỏi đặt ra là: động lực nào đã thôi thúc họ làm như vậy?
Tiền bạc ư? Liệu một ai đó có còn cho rằng tiền bạc là một thứ đáng để đánh đổi bằng mọi giá nếu họ đã từng liệm hàng trăm xác chết của những người giàu có và đưa họ đi hỏa thiêu trong tình trạng trần trụi hay không? Như thế, xét cho cùng, tiền bạc luôn luôn và mãi mãi chỉ là phương tiện chứ tự nó không bao giờ là mục đích cả.
Danh tiếng ư? Thử hỏi bây giờ có ai còn biết đến các vua nhà Ottoman hay các vua Hy Lạp cổ đại đã từng một thời vang danh khắp thiên hạ? Thực tế là một người nổi tiếng chỉ được coi là nổi tiếng bởi những người biết đến anh ta mà thôi. Vậy có ai lại lao mình vào nơi nguy hiểm nhất của đại dịch chỉ để có được thứ hư danh đó không?
Sau cùng, thiết nghĩ, chỉ có thể là tình người và tinh thần trách nhiệm thiêng liêng đã thúc đẩy các y bác sĩ đã và đang làm những công việc mà không ai khác có thể làm được, tại những nơi không ai muốn đến, với những người không ai dám tiếp xúc.
Còn những chiến binh của Đức Kitô thì sao? Một thầy trong kíp trực chung đã nói với tôi: “Chúng ta sống tốt ‘mầu nhiệm hiện diện’ thôi, sơ ạ!”.
Đúng thế, khi gấp lại chiếc áo dòng để khoác vào mình ‘bộ đồ du Xuân’ Chúa trao, chúng tôi - những tu sĩ bé nhỏ của Chúa - thật sự cảm thấy bất lực khi chỉ biết nhìn các chỉ số trên máy đo tuột dần, và bệnh nhân bắt đầu bước vào cơn nguy tử. Chúng tôi muốn ôm, muốn nâng họ tựa vào trái tim nhân từ của Chúa để được sự chữa lành, nhưng bất lực.
Đổ bô, gội đầu, bơm thức ăn đường ống, vỗ lưng, thay tã, lau người, xoay chuyển bệnh nhân, trò chuyện với những bệnh nhân còn tỉnh táo để khích lệ họ, và còn cả những cuộc “độc thoại nội tâm” với những bệnh nhân đang trong tình trạng lọc máu hôn mê nữa, hay những câu kinh phó dâng linh hồn khi họ được Chúa gọi về… đó là tất cả những gì chúng tôi có thể làm. Dẹp sang một bên những nỗi sợ hãi, chúng tôi đã đến, đã hiện diện và đã làm tất cả những điều nhỏ bé ấy với trọn tình yêu dành cho Đức Kitô.
Còn những chiến binh của Đức Kitô thì sao? Một thầy trong kíp trực chung đã nói với tôi: “Chúng ta sống tốt ‘mầu nhiệm hiện diện’ thôi, sơ ạ!”.
Đúng thế, khi gấp lại chiếc áo dòng để khoác vào mình ‘bộ đồ du Xuân’ Chúa trao, chúng tôi - những tu sĩ bé nhỏ của Chúa - thật sự cảm thấy bất lực khi chỉ biết nhìn các chỉ số trên máy đo tuột dần, và bệnh nhân bắt đầu bước vào cơn nguy tử. Chúng tôi muốn ôm, muốn nâng họ tựa vào trái tim nhân từ của Chúa để được sự chữa lành, nhưng bất lực.
Đổ bô, gội đầu, bơm thức ăn đường ống, vỗ lưng, thay tã, lau người, xoay chuyển bệnh nhân, trò chuyện với những bệnh nhân còn tỉnh táo để khích lệ họ, và còn cả những cuộc “độc thoại nội tâm” với những bệnh nhân đang trong tình trạng lọc máu hôn mê nữa, hay những câu kinh phó dâng linh hồn khi họ được Chúa gọi về… đó là tất cả những gì chúng tôi có thể làm. Dẹp sang một bên những nỗi sợ hãi, chúng tôi đã đến, đã hiện diện và đã làm tất cả những điều nhỏ bé ấy với trọn tình yêu dành cho Đức Kitô.
Sống ‘mầu nhiệm hiện diện’ trong dịp Tết dân tộc cũng đã giúp chúng tôi lan tỏa sức mạnh của Tin Mừng và tình yêu Chúa đến với cả các y bác sĩ và các nhân viên phục vụ. đặc biệt là các bệnh nhân Covid-19. Những câu hát, lời chúc, tấm thiệp, phong bao lì xì nhân dịp đầu xuân… nhận được từ các vị ân nhân và lộc xuân, chúng tôi đã gửi đến họ và cả những người nghèo chúng tôi bắt gặp trên đường phố, đã không ngăn được những dòng nước mắt nghĩa tình.
Sống ‘mầu nhiệm tự hủy’ của Đức Kitô, chúng tôi - các tu sĩ của Chúa - đã mong được noi gương Chúa Giêsu, trao ban tất cả, không giữ lại gì cho mình, ngay cả mạng sống. Sứ mạng của Hội thánh là biến nấm mồ của nhân loại thành căn phòng hôn lễ giữa Thiên Chúa với dân người. Là tu sĩ, chúng tôi cảm nhận được sự chung tay góp sức của mọi thành phần dân Chúa trong đại dịch Covid, đã nỗ lực thể hiện Tin Mừng khi biến các căn phòng ảm đạm của bệnh viện trở thành phòng cưới của Nước Trời cho biết bao tâm hồn chán chường tuyệt vọng.
Không ai có thể cho người khác điều mình không có. Tạ ơn Chúa, cám ơn Đức Tổng Giám mục Giuse, cám ơn Cha Tổng Đại Diện, Cha đặc trách Tu sĩ, Mẹ Hội dòng, Qúy ân nhận đã giúp chúng con có được một trải nghiệm đầy ý nghĩa khi dạy chúng con biết dấn thân đến với những chi thể đang đau đớn của Đức Kitô trong dịp Tết. Nơi đây chúng con học được tình Chúa, cảm được tình người. Chúng con đã hiểu thế nào là mầu nhiệm con người, thế nào là thần học về thân xác và thế nào là Mầu nhiệm tự hủy của Đức Kitô và còn rất rất nhiều những điều khác nữa… Khi những trang giáo trình thần học tạm khép lại thì cũng là lúc chúng con lên đường để học tiếp về “thần học thực hành”.
Mong một năm mới mạnh khỏe, sung túc và bình an đến với các y bác sĩ, các bệnh nhân và tất cả mọi!
Cảm ơn Chúa - “nhà tài trợ” trang phục du xuân cho chúng con!
Sống ‘mầu nhiệm tự hủy’ của Đức Kitô, chúng tôi - các tu sĩ của Chúa - đã mong được noi gương Chúa Giêsu, trao ban tất cả, không giữ lại gì cho mình, ngay cả mạng sống. Sứ mạng của Hội thánh là biến nấm mồ của nhân loại thành căn phòng hôn lễ giữa Thiên Chúa với dân người. Là tu sĩ, chúng tôi cảm nhận được sự chung tay góp sức của mọi thành phần dân Chúa trong đại dịch Covid, đã nỗ lực thể hiện Tin Mừng khi biến các căn phòng ảm đạm của bệnh viện trở thành phòng cưới của Nước Trời cho biết bao tâm hồn chán chường tuyệt vọng.
Không ai có thể cho người khác điều mình không có. Tạ ơn Chúa, cám ơn Đức Tổng Giám mục Giuse, cám ơn Cha Tổng Đại Diện, Cha đặc trách Tu sĩ, Mẹ Hội dòng, Qúy ân nhận đã giúp chúng con có được một trải nghiệm đầy ý nghĩa khi dạy chúng con biết dấn thân đến với những chi thể đang đau đớn của Đức Kitô trong dịp Tết. Nơi đây chúng con học được tình Chúa, cảm được tình người. Chúng con đã hiểu thế nào là mầu nhiệm con người, thế nào là thần học về thân xác và thế nào là Mầu nhiệm tự hủy của Đức Kitô và còn rất rất nhiều những điều khác nữa… Khi những trang giáo trình thần học tạm khép lại thì cũng là lúc chúng con lên đường để học tiếp về “thần học thực hành”.
Mong một năm mới mạnh khỏe, sung túc và bình an đến với các y bác sĩ, các bệnh nhân và tất cả mọi!
Cảm ơn Chúa - “nhà tài trợ” trang phục du xuân cho chúng con!
Mồng Hai Tết Nhâm Dần
Nhóm Tu sĩ thiện nguyện dã chiến Tân Bình (TGPSG)
Nhóm Tu sĩ thiện nguyện dã chiến Tân Bình (TGPSG)
(WGPSG)