TÂM TÌNH TẠ ƠN CỦA THIỆN NGUYỆN VIÊN
TGPSG -- Mới đó mà thời gian một tháng đã hết và nhiều thiện nguyện viên (TNV) tu sĩ chúng tôi lại trở về nơi chúng tôi đã xuất phát. Trước khi trở về cộng đoàn, chúng tôi sẽ đi cách ly tập trung từ 1 đến 2 tuần.
Đoàn chúng tôi phục vụ tại Bệnh viện Hồi sức Covid 19 (Bv Ung Bướu cơ sở 2) với tổng số 160 TNV; hôm nay có 54 TNV trở về cộng đoàn. Nhiều anh chị em cũng muốn ở lại để tiếp tục phục vụ, nhưng vì bận học tập, bận việc cộng đoàn nên đành phải về với tâm trạng buồn vì không thể tiếp tục góp sức phục vụ nơi này. Tôi cũng về trong đợt này với nhiều lưu luyến.
Tuy chóng qua, chặng đường một tháng phục vụ tại bệnh viện cũng không phải là ngắn. Thời gian đó đủ để làm chúng tôi thấm mệt, đủ để cảm nghiệm được sự sống và cái chết, đủ để nhận ra tình yêu lạ lùng của Chúa mà tạ ơn Ngài.
Những ngày đầu tiên làm việc, mặc trên người bộ đồ bảo hộ thật là khó thở. Chỉ mặc không thôi, chưa làm gì hết, đã còn khó thở, huống chi là làm việc 4 giờ liên tục, sáng và chiều, như một sơ kia đã tự lẩm bẩm với chính mình trong buổi sáng đầu tiên làm việc ở đây: “Mình chết mất… Cố lên, mình lau sắp xong rồi… Chúa ơi! Ngộp thở quá! Làm sao bây giờ?...” Thật là phục các nhân viên y tế, cứ mặc như thế suốt bao tháng ngày…
Cũng có khi kính bảo hộ bị mờ đi do mồ hôi nhỏ xuống, nhìn cái gì cũng thấy lòe nhòe. Rồi khi tháo khẩu trang N95 3M ra thì những vết nhăn hằn trên mặt, nhìn thấy mà thảm. Mồ hôi thấm ướt hết áo; bàn tay bị bóc lớp da mỏng do không quen tiếp xúc nhiều với chất cồn, v.v… Nhưng tạ ơn Chúa, chúng con vẫn còn sống đến giờ phút này!
Và tạ ơn Chúa vì được phục vụ các bệnh nhân, đấy là một niềm vui đối với chúng tôi. Nhìn hình ảnh anh chị em TNV chăm sóc bệnh nhân, đút cho họ từng muỗng cháo, từng thìa sữa, hay lau người cho bệnh nhân, tựa như hình ảnh mẹ Têrêsa cùng chị em chăm sóc bệnh nhân vậy.
Nhớ lại ngày đầu tiên khi tiếp xúc với bệnh nhân, tôi cũng sợ: sợ lỡ ra chỉ một lần bất cẩn thôi cũng bị dính con virut đó, nên tôi đã có những chần chừ… Vì thế, vào buổi tối, tôi đã tự đặt câu hỏi: mình đến đây để làm gì nhỉ? Khi trả lời được câu hỏi ấy rồi, những buổi làm việc sau này tôi không còn sợ như hôm đầu tiên nữa.
Việc thay ga giường hay thay tã cho bệnh nhân cũng không ít khó khăn vì tôi không quen. Có những người rất mập, có người thì ị rất nhiều và nhiều dây chằng chịt trên người. Để có thể hết lòng phục vụ họ, chúng tôi cần có lòng mến, có tình yêu để ý thức rằng qua đó chúng tôi đang chạm vào được chính thân thể của Chúa Kitô. Vâng, chúng con xin tạ ơn Chúa vì đã ban cho chúng con có niềm tin yêu này khi phục vụ!
Đời sống cầu nguyện của chúng tôi chắc hẳn cũng tăng lên, vì trong mỗi việc làm, chúng tôi đều cầu nguyện cho các y bác sĩ, cho bệnh nhân, và cho chính bản thân mình nữa. Trong mỗi giờ kinh, tôi đều cầu xin Chúa cho tất cả mọi người khỏi bị lây nhiễm, có sức làm việc và dịch mau chấm dứt. Mỗi khi bước vô phòng bệnh, tôi thường đi một vòng để cầu nguyện cho các bệnh nhân. Có những bệnh nhân sắp ngưng thở hay gặp vấn đề gì thì có mấy anh chị bác sĩ và điều dưỡng nói chúng tôi cầu nguyện cho họ. Có lần xe đẩy xác đi ngang qua, một nữ tu cùng nhóm tôi vẫy tay chào và cầu nguyện cho người chết. Khi lau nhà, tôi vẫn cầu nguyện tắt là “dâng lên Chúa công việc con làm, xin Chúa giảm bớt khổ đau cho bệnh nhân…”. Tạ ơn Chúa đã cho con có đời sống thiêng liêng sâu sắc hơn, đời sống cầu nguyện mật thiết hơn với Chúa trong dịp này.
Trong ngày, khi rời bệnh viện, chúng tôi về ăn uống ngủ nghỉ nơi Nhà Thiếu Nhi này. Nơi ở có vẻ đơn sơ, nhưng nhận được rất nhiều tình yêu thương từ những người khác. Những ngày đầu, tôi choáng ngợp vì nhận được nhiều mì tôm, sữa, và nhiều thứ khác từ Toà Giám mục, từ các doanh nhân Công giáo, từ các nhóm anh em Phật tử… Tình thương đó không chỉ dừng lại ở những ngày đầu mà vẫn còn mãi đến hôm nay và sau này nữa. Những bữa ăn hằng ngày thường đến từ giáo xứ Tân Đức, nước ép trái cây do cha xứ Thanh Đa, bánh giò ăn sáng cũng có người cấp cho, và các thứ khác từ các nhà dòng gửi đến…
Đoàn chúng tôi phục vụ tại Bệnh viện Hồi sức Covid 19 (Bv Ung Bướu cơ sở 2) với tổng số 160 TNV; hôm nay có 54 TNV trở về cộng đoàn. Nhiều anh chị em cũng muốn ở lại để tiếp tục phục vụ, nhưng vì bận học tập, bận việc cộng đoàn nên đành phải về với tâm trạng buồn vì không thể tiếp tục góp sức phục vụ nơi này. Tôi cũng về trong đợt này với nhiều lưu luyến.
Tuy chóng qua, chặng đường một tháng phục vụ tại bệnh viện cũng không phải là ngắn. Thời gian đó đủ để làm chúng tôi thấm mệt, đủ để cảm nghiệm được sự sống và cái chết, đủ để nhận ra tình yêu lạ lùng của Chúa mà tạ ơn Ngài.
Những ngày đầu tiên làm việc, mặc trên người bộ đồ bảo hộ thật là khó thở. Chỉ mặc không thôi, chưa làm gì hết, đã còn khó thở, huống chi là làm việc 4 giờ liên tục, sáng và chiều, như một sơ kia đã tự lẩm bẩm với chính mình trong buổi sáng đầu tiên làm việc ở đây: “Mình chết mất… Cố lên, mình lau sắp xong rồi… Chúa ơi! Ngộp thở quá! Làm sao bây giờ?...” Thật là phục các nhân viên y tế, cứ mặc như thế suốt bao tháng ngày…
Cũng có khi kính bảo hộ bị mờ đi do mồ hôi nhỏ xuống, nhìn cái gì cũng thấy lòe nhòe. Rồi khi tháo khẩu trang N95 3M ra thì những vết nhăn hằn trên mặt, nhìn thấy mà thảm. Mồ hôi thấm ướt hết áo; bàn tay bị bóc lớp da mỏng do không quen tiếp xúc nhiều với chất cồn, v.v… Nhưng tạ ơn Chúa, chúng con vẫn còn sống đến giờ phút này!
Và tạ ơn Chúa vì được phục vụ các bệnh nhân, đấy là một niềm vui đối với chúng tôi. Nhìn hình ảnh anh chị em TNV chăm sóc bệnh nhân, đút cho họ từng muỗng cháo, từng thìa sữa, hay lau người cho bệnh nhân, tựa như hình ảnh mẹ Têrêsa cùng chị em chăm sóc bệnh nhân vậy.
Nhớ lại ngày đầu tiên khi tiếp xúc với bệnh nhân, tôi cũng sợ: sợ lỡ ra chỉ một lần bất cẩn thôi cũng bị dính con virut đó, nên tôi đã có những chần chừ… Vì thế, vào buổi tối, tôi đã tự đặt câu hỏi: mình đến đây để làm gì nhỉ? Khi trả lời được câu hỏi ấy rồi, những buổi làm việc sau này tôi không còn sợ như hôm đầu tiên nữa.
Việc thay ga giường hay thay tã cho bệnh nhân cũng không ít khó khăn vì tôi không quen. Có những người rất mập, có người thì ị rất nhiều và nhiều dây chằng chịt trên người. Để có thể hết lòng phục vụ họ, chúng tôi cần có lòng mến, có tình yêu để ý thức rằng qua đó chúng tôi đang chạm vào được chính thân thể của Chúa Kitô. Vâng, chúng con xin tạ ơn Chúa vì đã ban cho chúng con có niềm tin yêu này khi phục vụ!
Đời sống cầu nguyện của chúng tôi chắc hẳn cũng tăng lên, vì trong mỗi việc làm, chúng tôi đều cầu nguyện cho các y bác sĩ, cho bệnh nhân, và cho chính bản thân mình nữa. Trong mỗi giờ kinh, tôi đều cầu xin Chúa cho tất cả mọi người khỏi bị lây nhiễm, có sức làm việc và dịch mau chấm dứt. Mỗi khi bước vô phòng bệnh, tôi thường đi một vòng để cầu nguyện cho các bệnh nhân. Có những bệnh nhân sắp ngưng thở hay gặp vấn đề gì thì có mấy anh chị bác sĩ và điều dưỡng nói chúng tôi cầu nguyện cho họ. Có lần xe đẩy xác đi ngang qua, một nữ tu cùng nhóm tôi vẫy tay chào và cầu nguyện cho người chết. Khi lau nhà, tôi vẫn cầu nguyện tắt là “dâng lên Chúa công việc con làm, xin Chúa giảm bớt khổ đau cho bệnh nhân…”. Tạ ơn Chúa đã cho con có đời sống thiêng liêng sâu sắc hơn, đời sống cầu nguyện mật thiết hơn với Chúa trong dịp này.
Trong ngày, khi rời bệnh viện, chúng tôi về ăn uống ngủ nghỉ nơi Nhà Thiếu Nhi này. Nơi ở có vẻ đơn sơ, nhưng nhận được rất nhiều tình yêu thương từ những người khác. Những ngày đầu, tôi choáng ngợp vì nhận được nhiều mì tôm, sữa, và nhiều thứ khác từ Toà Giám mục, từ các doanh nhân Công giáo, từ các nhóm anh em Phật tử… Tình thương đó không chỉ dừng lại ở những ngày đầu mà vẫn còn mãi đến hôm nay và sau này nữa. Những bữa ăn hằng ngày thường đến từ giáo xứ Tân Đức, nước ép trái cây do cha xứ Thanh Đa, bánh giò ăn sáng cũng có người cấp cho, và các thứ khác từ các nhà dòng gửi đến…
Nhóm chúng tôi có 16 anh chị em làm tại Khoa Cấp Cứu do bệnh viện Gia Định phụ trách. Ở đây cũng có các Bác sĩ và điều dưỡng Công giáo gặp chúng tôi chào thầy, chào sơ. Bầu khí vui tươi đã xoá đi mệt nhọc. Bên Nhà Thiếu Nhi có gì ngon, tôi đều mang qua mời các anh chị dùng. Để đáp lại, các anh chị đã hướng dẫn chúng tôi rất kỹ về cách tránh lây nhiễm Covid. Khi làm việc, thấy lâu quá mà chúng tôi chưa ra nghỉ, thì có người nhắc: “Ra nghỉ đi thầy, nghỉ chút đi sơ!...”
Còn có các cô hộ lý nữa, là những người chúng tôi có nhiều cơ hội làm việc chung, có chung nhiều kỷ niệm vui: Cô Duy là người đầu tiên hướng dẫn chúng tôi mặc đồ bảo hộ, cô Giang chân dài vui vẻ, cô Nga làm chung êkíp với tôi đã rất mừng vì sắp được về nhà sau hơn một tháng xa gia đình…
Đoàn chúng tôi có 160 TNV, khoảng 110 người là tu sĩ công giáo và có 3 nam tu sĩ; bên cạnh đó có các bạn Phật tử và Tin Lành sống chung khu nhà này. Tình bạn nảy sinh từ những cuộc chuyện trò, làm quen, thăm hỏi, làm việc chung, sống chung trong Nhà Thiếu Nhi, chiều tối cùng đi đọc kinh, lần chuỗi trong sân…
Môi trường sống tại đây rất trong lành, người quản lý khu này rất tốt. Các anh chị TNV của khu nhà này cũng rất tốt bụng, mỗi ngày đều đến giúp khi chúng tôi cần một điều gì đó. Ở đây còn có anh Tự rất dễ thương và nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ mọi người, từ việc mua những thứ lặt vặt đến tặng trà sữa miễn phí. Và còn có các bác tài vui tính, lái xe chở chúng tôi đi làm mỗi ngày…
Chúng tôi nhiệt tình phục vụ nhưng luôn ý thức cố gắng giữ gìn để khỏi bị nhiễm Covid. Trước đây vài ngày, khi test covid định kỳ, test mẫu gộp, có thành viên của một nhóm bị dương tính. Anh chị em rất lo và cầu nguyện rất nhiều. Tôi với một số nữ tu cùng êkíp trực, đã từng lau phòng cho một chị điều dưỡng bị dương tính. Chúng tôi bèn đi test lại và rất may là có kết quả âm tính. Đặc biệt ngày test để về, mọi người trong nhóm chúng tôi cũng đều âm tính. Hết lòng tạ ơn Chúa!
Xin chúc các anh chị em ở lại bình an, có sức để phục vụ và sẽ trở về bình an như chúng tôi. Chúng tôi trở về nhưng vẫn sẽ luôn nhớ cầu nguyện cho các anh chị em ở lại…
Còn có các cô hộ lý nữa, là những người chúng tôi có nhiều cơ hội làm việc chung, có chung nhiều kỷ niệm vui: Cô Duy là người đầu tiên hướng dẫn chúng tôi mặc đồ bảo hộ, cô Giang chân dài vui vẻ, cô Nga làm chung êkíp với tôi đã rất mừng vì sắp được về nhà sau hơn một tháng xa gia đình…
Đoàn chúng tôi có 160 TNV, khoảng 110 người là tu sĩ công giáo và có 3 nam tu sĩ; bên cạnh đó có các bạn Phật tử và Tin Lành sống chung khu nhà này. Tình bạn nảy sinh từ những cuộc chuyện trò, làm quen, thăm hỏi, làm việc chung, sống chung trong Nhà Thiếu Nhi, chiều tối cùng đi đọc kinh, lần chuỗi trong sân…
Môi trường sống tại đây rất trong lành, người quản lý khu này rất tốt. Các anh chị TNV của khu nhà này cũng rất tốt bụng, mỗi ngày đều đến giúp khi chúng tôi cần một điều gì đó. Ở đây còn có anh Tự rất dễ thương và nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ mọi người, từ việc mua những thứ lặt vặt đến tặng trà sữa miễn phí. Và còn có các bác tài vui tính, lái xe chở chúng tôi đi làm mỗi ngày…
Chúng tôi nhiệt tình phục vụ nhưng luôn ý thức cố gắng giữ gìn để khỏi bị nhiễm Covid. Trước đây vài ngày, khi test covid định kỳ, test mẫu gộp, có thành viên của một nhóm bị dương tính. Anh chị em rất lo và cầu nguyện rất nhiều. Tôi với một số nữ tu cùng êkíp trực, đã từng lau phòng cho một chị điều dưỡng bị dương tính. Chúng tôi bèn đi test lại và rất may là có kết quả âm tính. Đặc biệt ngày test để về, mọi người trong nhóm chúng tôi cũng đều âm tính. Hết lòng tạ ơn Chúa!
Xin chúc các anh chị em ở lại bình an, có sức để phục vụ và sẽ trở về bình an như chúng tôi. Chúng tôi trở về nhưng vẫn sẽ luôn nhớ cầu nguyện cho các anh chị em ở lại…
Antôn Chung Chí Tâm (La San)
(WGPSG)