Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI |
Hôm
thứ Tư, ngày 06.03. 2013, Cha Lombardi, phát ngôn viên tòa thánh
Vatican thông báo: chiếc nhẫn ngư phủ của Đức nguyên giáo hoàng
Benedicto XVI theo luật ấn định đã được đức Hồng Y nhiếp chính Tarcisio
Bertone phá hủy không còn giá trị để dùng nữa.
Vậy đâu là ý nghĩa của chiếc nhẫn ngư phủ?
Trong
Giáo Hội Công giáo, mọi vị Giám mục, cả những Viện Phụ, từ ngày được
tấn phong, luôn đeo nơi ngón tay chiếc nhẫn. Chiếc nhẫn Giám mục nói lên
sự trung thành của vị Giám mục với Giáo hội là hiền thê của Chúa.
Riêng chiếc nhẫn của Đức giáo Hoàng, cũng là vị Giám mục Roma, được gọi là chiếc nhẫn ngư phủ - anulus piscatoris.
Chiếc nhẫn ngư phủ từ thế kỷ 14. trở thành chiếc nhẫn chính thức của Đức giáo hoàng Roma. Trên mặt chiếc nhẫn bên cạnh tên Đức giáo hoàng còn có hình Thánh Phêrô đang bên khoang thuyền kéo lưới. Hình ảnh này có căn nguyên trong Kinh thánh tường thuật Thánh Phêrô và Thánh Anrê được Chúa Giêsu kêu gọi đang lúc hai Ông thả lưới đánh bắt cá ở bờ hồ Galile: “Anh em hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá". (Mc 1, 17)
Riêng chiếc nhẫn của Đức giáo Hoàng, cũng là vị Giám mục Roma, được gọi là chiếc nhẫn ngư phủ - anulus piscatoris.
Chiếc nhẫn ngư phủ từ thế kỷ 14. trở thành chiếc nhẫn chính thức của Đức giáo hoàng Roma. Trên mặt chiếc nhẫn bên cạnh tên Đức giáo hoàng còn có hình Thánh Phêrô đang bên khoang thuyền kéo lưới. Hình ảnh này có căn nguyên trong Kinh thánh tường thuật Thánh Phêrô và Thánh Anrê được Chúa Giêsu kêu gọi đang lúc hai Ông thả lưới đánh bắt cá ở bờ hồ Galile: “Anh em hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá". (Mc 1, 17)
Chiếc nhẫn ngư phủ từ 1843 trở thành con Triện - con dấu - để xác nhận những văn kiện chính thức của tòa thánh Vatican.
Chiếc nhẫn ngư phủ của ĐGH Benedicto XVI |
Chiếc
nhẫn ngư phủ được long trọng trao cho vị tân giáo hoàng ngày lễ đăng
quang khai mạc sứ vụ mục tử của ngài cùng với dải khăn Pallium.
Chiếc nhẫn ngư phủ sẽ bị phá hủy không còn giá trị để dùng, khi vị Giáo hoàng qua đời, hay như trong trường hợp thời sự đang xảy ra việc Đức giáo hoàng Benedicto XVI từ nhiệm lui về nghỉ hưu từ ngày 28.02.2013.
Trên lý thuyết chiếc nhẫn ngư phủ khi bị hủy, sẽ được cắt thành những miếng nhỏ tương đương với số những vị Hồng Y trong thời kỳ tòa thánh trống ngôi không có Gíao hoàng. Và những hạt đá của chiếc nhẫn đã bị phá hủy rồi lại sẽ được đem đúc vào chiếc nhẫn ngư phủ mới của vị tân giáo hoàng kế vị được bầu chọn lên sau đó. Đức giáo hoàng Benedicto XVI đã mang chiếc nhẫn ngư phủ không có chất đá nào khắc ẩn trong đó.
Chiếc nhẫn ngư phủ sẽ bị phá hủy không còn giá trị để dùng, khi vị Giáo hoàng qua đời, hay như trong trường hợp thời sự đang xảy ra việc Đức giáo hoàng Benedicto XVI từ nhiệm lui về nghỉ hưu từ ngày 28.02.2013.
Trên lý thuyết chiếc nhẫn ngư phủ khi bị hủy, sẽ được cắt thành những miếng nhỏ tương đương với số những vị Hồng Y trong thời kỳ tòa thánh trống ngôi không có Gíao hoàng. Và những hạt đá của chiếc nhẫn đã bị phá hủy rồi lại sẽ được đem đúc vào chiếc nhẫn ngư phủ mới của vị tân giáo hoàng kế vị được bầu chọn lên sau đó. Đức giáo hoàng Benedicto XVI đã mang chiếc nhẫn ngư phủ không có chất đá nào khắc ẩn trong đó.
Theo
truyền thống xưa nay trong Giáo hội, mọi tín hữu Chúa Kitô tỏ lòng kính
trọng uy quyền chức vị, đều quỳ bái gối hôn kính chiếc nhẫn ngư phủ khi
đến trước Đức giáo hoàng, là người kế vị Thánh Phêrô, đã được Chúa Giêsu
trao quyền Giáo hoàng tiên khởi trong Giáo hội Chúa ở trần gian.
Ngày 24.04.2005 khi cử hành thánh lễ đại trào khai mạc sứ vụ mục tử Phero của mình, Đức giáo hoàng Benedicto XVI. đã có suy niệm về chiếc nhẫn ngư phủ: "Biểu tượng thứ hai được dùng đến trong phụng vụ của ngày hôm nay để diễn tả việc khai mạc Thừa Tác Vụ Phêrô là việc trao chiếc nhẫn ngư phủ".
Lời mời gọi Phêrô trở nên mục tử mà chúng ta đã nghe trong Phúc Âm, xảy ra sau trình thuật về phép lạ bắt được một mẻ cá lớn, sau một đêm các môn đệ thả lưới không thành công, các vị thấy Chúa Phục Sinh trên bờ hồ. Ngài bảo họ hãy thả lưới thêm lần nữa, và lưới đã nặng trĩu khiến các môn đệ phải khó khăn mới kéo lên được; 153 con cá lớn, "và mặc dầu rất nhiều cá, lưới vẫn không bị rách." (x. Ga 21, 11).
Trình thuật này, xảy ra vào cuối cuộc hành trình tại thế của Chúa Giêsu với các môn đệ của Ngài, tương ứng với trình thuật thấy được lúc khởi đầu, cả lần đó, các môn đệ cũng chẳng đánh bắt được gì suốt đêm, và cũng lần đó, Chúa Giêsu đã bảo ông Simon hãy thả lưới chỗ sâu một lần nữa. Và Simon, người lúc đó chưa được gọi là Phêrô, đã đưa ra một lời đáp trả tuyệt vời: "Thưa Thầy, nghe lời Thầy, con sẽ thả lưới". Và tiếp đến là việc trao sứ vụ cho ông: "Đừng sợ. Từ nay trở đi, con sẽ đi chài lưới người." (x Lc 5, 1-11)".
Ngày 24.04.2005 khi cử hành thánh lễ đại trào khai mạc sứ vụ mục tử Phero của mình, Đức giáo hoàng Benedicto XVI. đã có suy niệm về chiếc nhẫn ngư phủ: "Biểu tượng thứ hai được dùng đến trong phụng vụ của ngày hôm nay để diễn tả việc khai mạc Thừa Tác Vụ Phêrô là việc trao chiếc nhẫn ngư phủ".
Lời mời gọi Phêrô trở nên mục tử mà chúng ta đã nghe trong Phúc Âm, xảy ra sau trình thuật về phép lạ bắt được một mẻ cá lớn, sau một đêm các môn đệ thả lưới không thành công, các vị thấy Chúa Phục Sinh trên bờ hồ. Ngài bảo họ hãy thả lưới thêm lần nữa, và lưới đã nặng trĩu khiến các môn đệ phải khó khăn mới kéo lên được; 153 con cá lớn, "và mặc dầu rất nhiều cá, lưới vẫn không bị rách." (x. Ga 21, 11).
Trình thuật này, xảy ra vào cuối cuộc hành trình tại thế của Chúa Giêsu với các môn đệ của Ngài, tương ứng với trình thuật thấy được lúc khởi đầu, cả lần đó, các môn đệ cũng chẳng đánh bắt được gì suốt đêm, và cũng lần đó, Chúa Giêsu đã bảo ông Simon hãy thả lưới chỗ sâu một lần nữa. Và Simon, người lúc đó chưa được gọi là Phêrô, đã đưa ra một lời đáp trả tuyệt vời: "Thưa Thầy, nghe lời Thầy, con sẽ thả lưới". Và tiếp đến là việc trao sứ vụ cho ông: "Đừng sợ. Từ nay trở đi, con sẽ đi chài lưới người." (x Lc 5, 1-11)".
Ngày nay, Giáo Hội và những vị kế nhiệm
các Thánh Tông Đồ cũng được mời gọi hãy ra khơi tận bể sâu của lịch sử
và thả lưới, để giành lấy những người nam nữ cho Phúc Âm, cho Chúa Kitô,
cho sự sống thật. Các Nghị Phụ đã đưa ra một lời bình luận rất có ý
nghĩa về sứ vụ nổi bật này.
Các ngài nói rằng: thật là tai họa khi đem một con cá, được tạo dựng cho biển, ra khỏi bể khơi, khỏi các yếu tố thiết yếu của nó để làm thức ăn cho nhân loại. Nhưng sứ vụ của người ngư phủ lưới người, có ý nghĩa ngược lại. Chúng ta hiện đang sống trong sự tha hóa, trong vùng nước mặn của sự khổ đau và chết chóc, trong biển sâu tăm tối không chút ánh sáng. Lưới Phúc Âm cứu vớt chúng ta ra khỏi những dòng nước chết, và đem chúng ta vào ánh sáng huy hoàng của Thiên Chúa, vào sự sống thật". (Vatican ngày 24.04.2005).
Đức giáo hoàng Benedicto XVI bây giờ trở thành vị nguyên giáo hoàng về nghỉ hưu. Ngài đã tự ý, vì cảm thấy sức khoẻ thể lý kéo nghị lực tinh thần đang xuống dốc không còn cho phép ngài tiếp tục công việc của một người ngư phủ chài lưới, bước xuống khỏi ngai tòa, mọi bổn phận quyền hành của một vị Giáo hoàng đứng đầu Gíao Hội.
Chiếc nhẫn ngư phủ, dấu chỉ tước vị quyền của Giáo Hoàng, mà ngài mang trong suốt triều đại giáo hoàng gần tám năm đã bị phá hủy theo luật Giáo hội ấn định. Nhưng ơn kêu gọi là mục tử người theo chân Chúa vẫn luôn hầng sống động thời sự trong tâm hồn đời sống của ngài.
Ngài trước sau vẫn là Linh mục đời đời của Chúa Kito.
Mùa chay, 09.03.2013
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Các ngài nói rằng: thật là tai họa khi đem một con cá, được tạo dựng cho biển, ra khỏi bể khơi, khỏi các yếu tố thiết yếu của nó để làm thức ăn cho nhân loại. Nhưng sứ vụ của người ngư phủ lưới người, có ý nghĩa ngược lại. Chúng ta hiện đang sống trong sự tha hóa, trong vùng nước mặn của sự khổ đau và chết chóc, trong biển sâu tăm tối không chút ánh sáng. Lưới Phúc Âm cứu vớt chúng ta ra khỏi những dòng nước chết, và đem chúng ta vào ánh sáng huy hoàng của Thiên Chúa, vào sự sống thật". (Vatican ngày 24.04.2005).
Đức giáo hoàng Benedicto XVI bây giờ trở thành vị nguyên giáo hoàng về nghỉ hưu. Ngài đã tự ý, vì cảm thấy sức khoẻ thể lý kéo nghị lực tinh thần đang xuống dốc không còn cho phép ngài tiếp tục công việc của một người ngư phủ chài lưới, bước xuống khỏi ngai tòa, mọi bổn phận quyền hành của một vị Giáo hoàng đứng đầu Gíao Hội.
Chiếc nhẫn ngư phủ, dấu chỉ tước vị quyền của Giáo Hoàng, mà ngài mang trong suốt triều đại giáo hoàng gần tám năm đã bị phá hủy theo luật Giáo hội ấn định. Nhưng ơn kêu gọi là mục tử người theo chân Chúa vẫn luôn hầng sống động thời sự trong tâm hồn đời sống của ngài.
Ngài trước sau vẫn là Linh mục đời đời của Chúa Kito.
Mùa chay, 09.03.2013
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
(VietCatholic News)