Thời gian kể từ khi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI chính thức đưa ra quyết
định thoái vị trước mật nghị hồng y vào ngày 11 tháng Hai 2013 cho đến
khi Giáo Hội có được Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 13.03.2013 chỉ
vọn vẹn một tháng. Có chừng ấy thôi cũng đủ để tạo ra một luồng gió mới
cho toàn Giáo Hội từ bước chuyển tiếp giữa hai triều đại giáo hoàng.
Đến ngày 19 tháng Ba vừa qua, Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô đã chính thức
khai mào sứ vụ Phêrô của mình.
Có được kết quả này, trước tiên cần phải kể đến công lao to lớn của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, người vì yêu mến Giáo Hội và đặt quyền lợi của Giáo Hội lên trên, đã hành động thật can đảm và khôn ngoan thông qua quyết định thoái lui. Giả sử, ngài vẫn tiếp tục thi hành sứ vụ Phêrô của mình trong vòng hai năm nữa thôi, thì làm sao Giáo Hội lại có thể có được Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô như bây giờ ? Lý do đơn thuần mà ai ai cũng hiểu là vì tuổi tác. Hơn nữa, việc thoái vị của Đức Bênêđictô XVI đã dành sự chủ động cho Hồng Y đoàn trong việc tính chuyện tương lai cho Giáo Hội. Nếu trong bối cảnh một giáo hoàng vừa qua đời, Hồng Y đoàn phải lo trước hết chuyện lễ an táng, tiếp theo mới tính đến công việc tổ chức các cuộc họp khoáng đại, và sau cùng mới đến cơ mật viện. Khi đó, điều kiện sẽ không thể thuận lợi như trường hợp vừa qua. Chính vì thế, các hồng y có thời gian để xem xét hoàn cảnh thực tiễn của Giáo Hội trong hoàn cảnh thời nay qua rất nhiều ý kiến, kể cả những ý kiến đầy khôn ngoan của các vị đã quá tuổi tham gia cơ mật viện mà Tân Đức Giáo Hoàng đã ca ngợi và khích lệ các ngài trong buổi gặp gỡ Hồng Y đoàn vừa rồi. Từ đó sẽ có những quyết định đúng đắn để chọn ra vị chủ chăn hoàn vũ có đường hướng phù hợp với hoàn cảnh đặc thù ấy.
Quả vậy, các hồng y đã tận dụng lợi thế này để kéo dài thời gian trong việc tăng thêm số lượng các phiên họp khoáng đại trước khi vào cơ mật viện. Trong khi đó, giới báo chí thì sốt ruột với tâm trạng ăn trực nằm chờ. Tâm lý này cũng dễ hiểu vì lý do chi phí đắt đỏ cho những ngày túc trực ở Rôma. Đã có lúc, sự chậm trễ của Đức Hồng Y Việt Nam đã từng là chủ đề chính được báo giới quan tâm. Một khi cùng thảo luận về các vấn nạn để tìm ra những giải pháp khả thi và đạt được sự nhất trí cao, thời gian của cơ mật viện sẽ được rút ngắn và mau chóng có kết quả. Đúng vậy, lần bầu giáo hoàng vừa rồi chỉ qua vòng bỏ phiếu thứ năm của ngày hôm sau, các hồng y cử tri đã chọn được vị giáo hoàng mới. Một kết quả hoàn toàn ngỡ ngàng đối với dự đoán của người đời. Sự ngỡ ngàng này giống hệt với sự ngạc nhiên trước quyết định thoái lui của vị tiền nhiệm. Phong cách và sự đơn sơ của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô đánh động toàn Dân Chúa nói riêng và cả thế giới nói chung.
Đó chính là tác động liên lỷ của Chúa Thánh Thần trên Giáo Hội theo suốt dòng thời gian. Ngày xưa, khi đến lúc cần phải canh tân, một tinh thần nghèo khó của Phanxicô đã làm thay đổi cả Giáo Hội. Sự kiện vừa xảy ra trong Giáo Hội vừa qua tiếp tục chứng minh điều này. Trước hết, Thánh Thần đã hiện diện trong suốt triều sung mãn của vị giáo hoàng uyên bác Bênêđictô XVI qua kho tàng đức tin cậy mến, và sự đối thoại cởi mở với các nền văn hóa, giới trí thức, sự nghiệp đại kết và liên tôn. Đặc biệt, Thánh Thần đã tác động trong ngài qua quyết định thoái vị đầy can đảm và sáng suốt, mà ngài đã chia sẻ là phải qua một thời gian dài cầu nguyện và suy nghĩ.
Luồng gió ấy giờ đây vẫn đang tiếp tục thổi để đưa sự tươi mát đến cho Giáo Hội qua khuôn mặt Đức Phanxicô. Không phải ngẫu nhiên, trong ngày khai mạc sứ vụ thánh Phêrô của ngài có sự hiện diện của đông đảo các vị lãnh đạo Kitô giáo, tôn giáo và thế quyền. Đặc biệt, trên phương diện hiệp nhất Kitô giáo, sự xích lại gần giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo chưa từng có kể từ biến cố ly khai vào năm 1054 thể hiện qua sự có mặt của Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, vị thủ lãnh danh dự chung của toàn Chính Thống Giáo.
Hoa trái của Chúa Thánh Thần triển nở trên mảnh đất Giáo Hội qua khuôn mặt vị chủ chăn hoàn vũ Phanxicô. Ngài đã lay động toàn thể Giáo Hội và thế giới, đồng thời mở ra con đường canh tân cả bên trong lẫn ngoài. Bóng dáng vị mục tử nhiệt huyết đơn sơ nghèo khó ấy đánh động và làm cho bao mục tử khác trong thánh chức giám mục và linh mục tại địa phương phải xem lại mình, nhưng cũng là nguồn khích lệ cho những ai đang tích cực dấn thân, sống quảng đại và cho đi không tính toán, đặc biệt còn là điểm tựa và chốn ủi an cho những kẻ bé mọn, yết ớt, bệnh tật và đói nghèo. Trong sâu thẳm, chính Chúa Thánh Thần mới là tác nhân được phái đến để biến đổi bộ mặt của Giáo Hội và thế giới.
Ngày 21 tháng Ba năm 2013
Có được kết quả này, trước tiên cần phải kể đến công lao to lớn của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, người vì yêu mến Giáo Hội và đặt quyền lợi của Giáo Hội lên trên, đã hành động thật can đảm và khôn ngoan thông qua quyết định thoái lui. Giả sử, ngài vẫn tiếp tục thi hành sứ vụ Phêrô của mình trong vòng hai năm nữa thôi, thì làm sao Giáo Hội lại có thể có được Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô như bây giờ ? Lý do đơn thuần mà ai ai cũng hiểu là vì tuổi tác. Hơn nữa, việc thoái vị của Đức Bênêđictô XVI đã dành sự chủ động cho Hồng Y đoàn trong việc tính chuyện tương lai cho Giáo Hội. Nếu trong bối cảnh một giáo hoàng vừa qua đời, Hồng Y đoàn phải lo trước hết chuyện lễ an táng, tiếp theo mới tính đến công việc tổ chức các cuộc họp khoáng đại, và sau cùng mới đến cơ mật viện. Khi đó, điều kiện sẽ không thể thuận lợi như trường hợp vừa qua. Chính vì thế, các hồng y có thời gian để xem xét hoàn cảnh thực tiễn của Giáo Hội trong hoàn cảnh thời nay qua rất nhiều ý kiến, kể cả những ý kiến đầy khôn ngoan của các vị đã quá tuổi tham gia cơ mật viện mà Tân Đức Giáo Hoàng đã ca ngợi và khích lệ các ngài trong buổi gặp gỡ Hồng Y đoàn vừa rồi. Từ đó sẽ có những quyết định đúng đắn để chọn ra vị chủ chăn hoàn vũ có đường hướng phù hợp với hoàn cảnh đặc thù ấy.
Quả vậy, các hồng y đã tận dụng lợi thế này để kéo dài thời gian trong việc tăng thêm số lượng các phiên họp khoáng đại trước khi vào cơ mật viện. Trong khi đó, giới báo chí thì sốt ruột với tâm trạng ăn trực nằm chờ. Tâm lý này cũng dễ hiểu vì lý do chi phí đắt đỏ cho những ngày túc trực ở Rôma. Đã có lúc, sự chậm trễ của Đức Hồng Y Việt Nam đã từng là chủ đề chính được báo giới quan tâm. Một khi cùng thảo luận về các vấn nạn để tìm ra những giải pháp khả thi và đạt được sự nhất trí cao, thời gian của cơ mật viện sẽ được rút ngắn và mau chóng có kết quả. Đúng vậy, lần bầu giáo hoàng vừa rồi chỉ qua vòng bỏ phiếu thứ năm của ngày hôm sau, các hồng y cử tri đã chọn được vị giáo hoàng mới. Một kết quả hoàn toàn ngỡ ngàng đối với dự đoán của người đời. Sự ngỡ ngàng này giống hệt với sự ngạc nhiên trước quyết định thoái lui của vị tiền nhiệm. Phong cách và sự đơn sơ của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô đánh động toàn Dân Chúa nói riêng và cả thế giới nói chung.
Đó chính là tác động liên lỷ của Chúa Thánh Thần trên Giáo Hội theo suốt dòng thời gian. Ngày xưa, khi đến lúc cần phải canh tân, một tinh thần nghèo khó của Phanxicô đã làm thay đổi cả Giáo Hội. Sự kiện vừa xảy ra trong Giáo Hội vừa qua tiếp tục chứng minh điều này. Trước hết, Thánh Thần đã hiện diện trong suốt triều sung mãn của vị giáo hoàng uyên bác Bênêđictô XVI qua kho tàng đức tin cậy mến, và sự đối thoại cởi mở với các nền văn hóa, giới trí thức, sự nghiệp đại kết và liên tôn. Đặc biệt, Thánh Thần đã tác động trong ngài qua quyết định thoái vị đầy can đảm và sáng suốt, mà ngài đã chia sẻ là phải qua một thời gian dài cầu nguyện và suy nghĩ.
Luồng gió ấy giờ đây vẫn đang tiếp tục thổi để đưa sự tươi mát đến cho Giáo Hội qua khuôn mặt Đức Phanxicô. Không phải ngẫu nhiên, trong ngày khai mạc sứ vụ thánh Phêrô của ngài có sự hiện diện của đông đảo các vị lãnh đạo Kitô giáo, tôn giáo và thế quyền. Đặc biệt, trên phương diện hiệp nhất Kitô giáo, sự xích lại gần giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo chưa từng có kể từ biến cố ly khai vào năm 1054 thể hiện qua sự có mặt của Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, vị thủ lãnh danh dự chung của toàn Chính Thống Giáo.
Hoa trái của Chúa Thánh Thần triển nở trên mảnh đất Giáo Hội qua khuôn mặt vị chủ chăn hoàn vũ Phanxicô. Ngài đã lay động toàn thể Giáo Hội và thế giới, đồng thời mở ra con đường canh tân cả bên trong lẫn ngoài. Bóng dáng vị mục tử nhiệt huyết đơn sơ nghèo khó ấy đánh động và làm cho bao mục tử khác trong thánh chức giám mục và linh mục tại địa phương phải xem lại mình, nhưng cũng là nguồn khích lệ cho những ai đang tích cực dấn thân, sống quảng đại và cho đi không tính toán, đặc biệt còn là điểm tựa và chốn ủi an cho những kẻ bé mọn, yết ớt, bệnh tật và đói nghèo. Trong sâu thẳm, chính Chúa Thánh Thần mới là tác nhân được phái đến để biến đổi bộ mặt của Giáo Hội và thế giới.
Ngày 21 tháng Ba năm 2013
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
(VietCatholic News)