“Trên bancông thánh đường Thánh Peter sáng 14-3 (giờ Việt Nam), chiều ngày thứ hai của mật nghị hồng y, tân Giáo hoàng Francis ra mắt trong lễ phục trắng vẫy tay chào hàng ngàn giáo dân đang chờ dưới mưa. Ngài hài hước kêu gọi đám đông “hãy cầu nguyện cho Chúa để ngài có thể ban phước cho tôi”, trước khi phát biểu lần đầu tiên trên cương vị giáo hoàng”.
Những dòng này được trích nguyên văn từ bài Giáo hoàng của người nghèo của tác giả Trần Phương đăng trên báo Tuổi Trẻ, thứ Sáu 15-3-2013. Công bằng mà nói, tác giả đã có bài viết tương đối công phu, chịu khó thu thập thông tin từ các trang báo mạng, trình bày một chân dung tích cực về vị tân Giáo hoàng. Nguyên tựa đề Giáo hoàng của người nghèo đã nói lên được nhiều điều. Chỉ tiếc là tác giả đã bắt đầu bài viết bằng những từ ngữ “quá tệ”. Những từ “hài hước” và “cầu nguyện cho Chúa” không chỉ chứng tỏ sự thiếu hiểu biết mà còn xúc phạm đến tình cảm của cả tỉ người công giáo trên thế giới.
Tại sao thế? Bởi vì tác giả không hiểu được ý nghĩa của ngôn ngữ không lời. Các nhà nghiên cứu về truyền thông cho biết, trong những tương giao và tiếp xúc hằng ngày, người ta chỉ nói với nhau bằng lời nói có 30%, còn 70% thông điệp được truyền đi bằng ngôn ngữ không lời, tức là những cử chỉ, điệu bộ, thái độ, diễn tả trên khuôn mặt… Xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng trong tư cách người kế vị thánh Phêrô, Đức tân Giáo hoàng thay vì ban phép lành cho dân chúng thì lại cúi đầu xuống xin họ cầu nguyện cho ngài, sau đó ngài mới chúc lành cho mọi người. Một cử chỉ khiêm tốn như thế lại bị mô tả là hài hước! Đúng là không hiểu chút gì về ngôn ngữ không lời. Qua cử chỉ khiêm tốn ấy, một thông điệp quan trọng được công bố và cũng là bài học cho mọi nhà lãnh đạo, trong Giáo hội cũng như ngoài xã hội.
Những dòng này được trích nguyên văn từ bài Giáo hoàng của người nghèo của tác giả Trần Phương đăng trên báo Tuổi Trẻ, thứ Sáu 15-3-2013. Công bằng mà nói, tác giả đã có bài viết tương đối công phu, chịu khó thu thập thông tin từ các trang báo mạng, trình bày một chân dung tích cực về vị tân Giáo hoàng. Nguyên tựa đề Giáo hoàng của người nghèo đã nói lên được nhiều điều. Chỉ tiếc là tác giả đã bắt đầu bài viết bằng những từ ngữ “quá tệ”. Những từ “hài hước” và “cầu nguyện cho Chúa” không chỉ chứng tỏ sự thiếu hiểu biết mà còn xúc phạm đến tình cảm của cả tỉ người công giáo trên thế giới.
Tại sao thế? Bởi vì tác giả không hiểu được ý nghĩa của ngôn ngữ không lời. Các nhà nghiên cứu về truyền thông cho biết, trong những tương giao và tiếp xúc hằng ngày, người ta chỉ nói với nhau bằng lời nói có 30%, còn 70% thông điệp được truyền đi bằng ngôn ngữ không lời, tức là những cử chỉ, điệu bộ, thái độ, diễn tả trên khuôn mặt… Xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng trong tư cách người kế vị thánh Phêrô, Đức tân Giáo hoàng thay vì ban phép lành cho dân chúng thì lại cúi đầu xuống xin họ cầu nguyện cho ngài, sau đó ngài mới chúc lành cho mọi người. Một cử chỉ khiêm tốn như thế lại bị mô tả là hài hước! Đúng là không hiểu chút gì về ngôn ngữ không lời. Qua cử chỉ khiêm tốn ấy, một thông điệp quan trọng được công bố và cũng là bài học cho mọi nhà lãnh đạo, trong Giáo hội cũng như ngoài xã hội.
Thông điệp quan
trọng đó là: nhà lãnh đạo phải ý thức rằng mình không phải là người trao ban,
nhưng trước hết là người lãnh nhận, nhờ đó mới có thể trao ban. Đức hồng y
Bergoglio được chọn làm Giáo hoàng, một vị trí được cả thế giới trân trọng,
nhưng ngài ý thức rõ ràng đây là hồng ân và trách nhiệm lãnh nhận từ nơi Thiên
Chúa để phục vụ nhân loại. Vì thế ngài cúi đầu xin mọi người cầu nguyện với Chúa cho ngài (chứ không
phải cầu nguyện cho Chúa), rồi ngài mới ban phép lành cho dân chúng. Nếu các
nhà lãnh đạo trong Giáo hội cũng ý thức như thế, chắc chắn sẽ tránh được thái
độ trịch thượng, quan liêu, hống hách, để sống đúng Lời Chúa Giêsu hơn: “Các
con đã lãnh nhận cách nhưng không (miễn phí), thì cũng hãy cho đi cách nhưng
không”.
Không chỉ với
các nhà lãnh đạo trong Giáo hội mà thôi, thông điệp ấy còn được gửi đến cả
những nhà lãnh đạo ngoài xã hội. Quyền bính của các nhà lãnh đạo phát xuất từ
nhân dân, họ lãnh nhận quyền bính ấy từ nhân dân qua việc bầu cử tự do và công
bằng; vì thế họ phải thi hành quyền bính ấy để phục vụ dân chứ không phải để
cưỡng bức dân. Trong các chế độ dân chủ, vì có bầu cử tự do và công bằng nên
nhà cầm quyền thường ý thức điều này rõ nét hơn, còn khi người ta tự chiếm lấy
quyền bính bằng bạo lực và cưỡng ép, thì thường dẫn đến chế độ độc tài. Đó là
bài học của lịch sử.
Xem ra Đức
Thánh Cha Phanxicô là bậc thầy về ngôn ngữ không lời. Chỉ mới lên ngôi giáo
hoàng có vài ngày nhưng ngài đã gửi khá nhiều thông điệp bằng thứ ngôn ngữ
không lời: cúi đầu xin mọi người cầu nguyện cho; đứng (thay vì ngồi) để nhận sự
thần phục của các hồng y, lại còn hôn nhẫn của các hồng y; đích thân đi dọn đồ
và trả tiền phòng nơi ở trọ... Ngôn ngữ ấy không phải là những cử chỉ có tính
toán nhưng xuất hiện cách hồn nhiên từ một tâm hồn đạo đức, đơn sơ khiêm hạ như
thánh Phanxicô mà ngài chọn làm tước hiệu giáo hoàng. Theo gương thánh
Phanxicô, hi vọng vị giáo hoàng này sẽ trở thành khí cụ hòa giải và bình an của
Chúa trong thế giới nhiều xung đột ngày nay.
Thiên Triệu
(WHĐ)