Sau 35 năm chờ đợi, mọi người Ý đều khao khát sẽ có một giáo hoàng 'đồng hương' để nối lại cái truyền thống đã kéo dài tới 450 năm là tất cả các giáo hoàng đều là người Ý.
Có người vẫn nhìn tiếc nuối về triều đại 'người Ý' cuối cùng: GH John Paul I, tuy chỉ có 33 ngày thôi và chưa có dịp tạo ra một ảnh hưởng trên giáo sử. Nhưng người ta còn nhắc tới nụ cười kín đáo của vị GH nhân hậu, và "Ngài phải là một thiên tài, chả thế mà ngài đã sáng chế ra một tước hiệu có tới hai tên, một sự đầu tiên sau 2000 năm lịch sử?"
Dựa vào con số hồng y áp đảo cuả Ý, có tới 28 HY tức là chiếm tới 1/4 hồng y đoàn, nhiều vị được thăng chức trong 'trào quốc vụ khanh' HY Tarcisio Bertone, một số báo chí Ý đã phóng đại: "Trận đấu sẽ diễn ra giữa các hồng y Ý và những người khác," Marco Ansaldo, phóng viên báo La Repubblica viết. "Rất nhiều tín hữu đang mong đợi sự trở lại của vị giáo hoàng người Ý".
Có một số dữ kiện khác cũng làm hậu thuẫn cho kỳ vọng đó ví dụ như trong lúc trống ngôi hiện nay thì những chức vụ quan trọng cuả Giáo Triều hầu như do người Ý chiếm giữ. HY Tarcisio Bertone hiện là nhiếp chính cuả Tòa Thánh. Các 'đồng hương' khác thì điều khiển các buổi họp hồng y đoàn diễn ra trước cuộc Mật Nghị, và rõ ràng sẽ điều khiển Mật Nghị.
Nhưng khao khát có khi không kèm theo hy vọng. Mà về điểm này thì nhiều người Ý có óc thực tế nghĩ rằng thật là khó.
Nắm giữ những vị trí 'nổi' là một con dao hai lưỡi. Một số nhân vật cao cấp Ý đã phạm phải những sai lầm ngớ ngẩn và lúng túng, ví dụ như những nhận xét không nhạy cảm trước hàng ngàn phóng viên thế giới và các vụ rò rỉ văn kiện cuả giáo hoàng. Những việc ấy hé lộ ra một cuộc đấu tranh quyền lực giữa những người Ý với nhau tại Vatican.
Tuy nhóm hồng y người Ý lúc nào cũng là nhóm đông nhất, nhưng qua hai cuộc Mật Nghị trước họ đã không thống nhất lá phiếu và vì thế mà các ứng viên cuả Ý đã mất cơ hội. Kỳ này cũng thế, theo các thăm dò thì HY Ý hầu như không chú ý tới 'đồng hương' cho lắm!
Thêm vào đó giới truyền thông đang loan truyền nhiều ứng viên sáng giá ở bên ngoài châu Âu, như từ Canada, Ghana, Argentina và Brazil.
Cho nên cái hy vọng của người Ý khôi phục lại được sự 'vinh quang một thời' của mình có vẻ khó thực hiện. Trung tâm quyền lực đã di chuyển, có lẽ vĩnh viễn, ra khỏi châu Âu.
Dù thế vẫn còn chút hy vọng, theo ông Gianfranco Svidercoschi, một trong những quan sát viên Vatican nổi bật nhất, thì có nhiều dấu hiệu cho thấy sẽ có "chút ít nguy cơ là cuộc Mât Nghị kỳ này sẽ trở thành 'nan giải' giữa hai ứng viên người nước ngoài".
"Một tình huống tương tự (nhưng đảo ngược) đã xảy ra trong cuộc họp bầu Giáo hoàng năm 1978, khi hai ứng cử viên người Ý đã 'bất phân thắng bại' và ngôi sao Wojtyla sáng rực lên. Kỳ này, có thể các ứng viên ('bất phân thắng bại') là người nước ngoài và ngôi sao mới sẽ là một người Ý".
Nhắc lại cuộc bầu Giáo hoàng năm 1978, hai ứng viên chính là Đức Hồng Y Giuseppe Siri và Đức Hồng Y Giovanni Benelli. HY Siri được hỗ trợ bởi những người nghĩ rằng Công Đồng Vatican II đang bị hiểu sai, trong khi những người đồng ý với cách thực thi cuả Công Đồng đã ủng hộ HY Benelli.
Cả hai nhóm không đủ mạnh để đạt được tỷ số 2/3 cần thiết. Vì vậy, để phá vỡ bế tắc, Hồng Y Franz Koenig đã đưa ra tên của Đức Hồng Y Karol Wojtyla.
Vậy thì, lịch sử sẽ có thể lặp lại tại 'Mật Viện 2013' này. Giống như một việc xả dây thiều cho mọi sự trở về nguyên trạng, ông Svidercoschi nghĩ rằng một người Ý sẽ nổi lên như một ứng viên thỏa hiệp. (Xin xem note *)
Những ngôi sao Ý quốc
Có ít nhất ba HY Ý được coi là có nhiều khả năng làm giáo hoàng. Trước nhất là HY Angelo Scola, 71 tuổi, tổng giám mục nhiều uy tín, mãnh liệt và trí tuệ của Milan.
Những HY khác là HY Angelo Bagnasco, Tổng Giám Mục Genoa, nói nhiều thứ tiếng và HY Gianfranco Ravasi, người đứng đầu Hội đồng Giáo hoàng về Giáo Dục, có tài giao tiếp, viết blog, tweet.
Đó là chưa kể các HY có gốc Ý như HY Leonardo Sandri của Argentina.
Thật là một bất công nếu không bàn về các HY thánh thiện và có nhiều năng lực cuả Ý quốc, nhưng chúng ta sẽ bàn về HY Angelo Scola mà thôi, vì cuộc Mật Nghị sắp bắt đầu và thay vì bàn tán viễn vông, chúng ta nên chú tâm vào việc cầu nguyện để xin Chuá Thánh Thần hướng dẫn các HY trong cuộc Mật Nghị thì hơn.
Có ít nhất ba HY Ý được coi là có nhiều khả năng làm giáo hoàng. Trước nhất là HY Angelo Scola, 71 tuổi, tổng giám mục nhiều uy tín, mãnh liệt và trí tuệ của Milan.
Những HY khác là HY Angelo Bagnasco, Tổng Giám Mục Genoa, nói nhiều thứ tiếng và HY Gianfranco Ravasi, người đứng đầu Hội đồng Giáo hoàng về Giáo Dục, có tài giao tiếp, viết blog, tweet.
Đó là chưa kể các HY có gốc Ý như HY Leonardo Sandri của Argentina.
Thật là một bất công nếu không bàn về các HY thánh thiện và có nhiều năng lực cuả Ý quốc, nhưng chúng ta sẽ bàn về HY Angelo Scola mà thôi, vì cuộc Mật Nghị sắp bắt đầu và thay vì bàn tán viễn vông, chúng ta nên chú tâm vào việc cầu nguyện để xin Chuá Thánh Thần hướng dẫn các HY trong cuộc Mật Nghị thì hơn.
Thân thế sự nghiệp ĐHY Angelo Scola
HY Scola sinh năm 1941 ở Malgrate, Milan, cha là một tài xế xe vận tải trong một gia đình có 2 con trai, nhưng người anh cuả ngài đã mất năm 1983.
HY Scola sinh năm 1941 ở Malgrate, Milan, cha là một tài xế xe vận tải trong một gia đình có 2 con trai, nhưng người anh cuả ngài đã mất năm 1983.
Thích hoạt động ngay khi còn học trung học, ngài tham gia phong trào học sinh Gioventù Studentesca, và trong thời sinh viện, làm chủ tịch đoàn sinh viên Công Giáo Tiến Hành Milan Universitaria Federazione Cattolica Italiana.
Học triết tại Đại học Công giáo Thánh Tâm từ 1964 đến 1967, lấy tiến sĩ với luận án về 'triết học Kitô giáo.'
Sau một thời gian dạy trung học, HY Scola quyết định trở thành linh mục và nhập chủng viện Archiepiscopal ở Milan rồi chuyển sang chủng viện của Giáo phận Teramo-Atri.
Thụ phong linh mục năm 1970. Trong thời gian làm linh mục, cũng như ĐTC Benedicto, 'Cha' Scola xây dựng sự nghiệp mục vụ trong giới hàn lâm.
Ngài lấy văn bằng tiến sĩ thứ hai về thần học ở Đại học Fribourg ở Thụy Sĩ, với luận án thảo luận về tư tưởng của Thánh Thomas Aquinas. Trong thời gian này, ngài cộng tác với tạp chí Communio do Henri de Lubac, Hans Urs von Balthasar, và Joseph Ratzinger thành lập (HY Ratzinger sau này trở thành Giáo Hoàng Benedict XVI).
Năm 1982, được bổ nhiệm làm Giáo sư 'thần học áp dụng cho nhân văn' tại 'Viện nghiên cứu về Hôn nhân và Gia đình cuả Giáo hoàng John Paul II' ở Roma và làm giáo sư 'Kitô học đương đại' tại Giáo hoàng học viện Lateran.
Ngài thành lập Marcianum Studium Generale, một ban nghiên cứu học thuật, và tạp chí Oasis, xuất bản bằng tiếng Ý, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ả Rập và tiếng Urdu để tiếp cận các Kitô hữu trong thế giới Hồi giáo.
Từ 1986 đến 1991 'Cha' Scola phục vụ tại Giáo triều Rôma, làm cố vấn cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Tại các nơi ngài dạy học, ngài luôn thúc đẩy việc thành lập những học bổng cho sinh viên nước ngoài, đặc biệt là từ các nước nghèo, để nghiên cứu ở Ý.
'Cha' Scola được thụ phong Giám mục của Grosseto năm 1991.
Các mối quan tâm mục vụ chính cuả ngài ở Grosseto là giáo dục trẻ em và thanh niên, thúc đẩy ơn gọi và đào tạo hàng giáo sĩ (ngài mở cửa lại chủng viện cuả giáo phận), phương pháp sinh hoạt mới cuả giáo xứ, chăm sóc mục vụ cho người lao động (đặc biệt là trong các giai đoạn khó khăn khi các hầm mỏ ở Grosseto đóng cửa), văn hóa và gia đình, và truyền đạo ở Santa Cruz, Bolivia.
Năm 1995 'GM' Scola rời Grosseto để trở thành khoa trưởng Giáo hoàng học viện Lateran ở Rome và viện trưởng 'Viện nghiên cứu về Hôn nhân và Gia đình cuả Giáo hoàng John Paul II' tại Rome, thỉnh thoảng ngài qua Hoa Kỳ làm giáo sư thỉnh giảng cho các đại học ở Washington, DC.
Năm 2002 'GM' Scola được bổ nhiệm làm Thượng Phụ thành Venice, được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục của khu vực Triveneta và được thăng Hồng Y năm 2003.
Tại Venice, HY Scola trở thành nổi tiếng vì sự cởi mở và quan tâm mục vụ. Ngài dành mỗi buổi sáng thứ tư để gặp bất cứ ai, dù có hẹn hay không.
Sau khi Giáo hoàng John Paul II qua đời năm 2005, HY Scola đã từng được coi như là một 'ứng viên' trong Mật Nghị 2005. Có người xem ngài là người duy nhất có thể đảo ngược sự phân rã của nền văn hóa châu Âu.
Năm 2011, ngài được bổ nhiệm thay thế Đức Hồng Y Dionigi Tettamanzi làm Tổng Giám Mục Milan.
Liên hệ với phong trào 'Hiệp Thông và Giải Phóng'
Trong những năm là sinh viên, HY Scola đã gặp một vị LM Ý nổi tiếng, Cha Luigi Giussani, và trở thành một đoàn viên của phong trào 'Hiệp Thông và Giải Phóng.' Gần đây, HY Scola đã cố gắng đặt một khoảng cách với các 'ciellini,' tức là các đoàn viên cuả phong trào 'trung hữu' này, là vì có một số chính trị gia hàng đầu của phong trào đã bị dính líu vào các vụ bê bối tham nhũng.
Tuy nhiên, trong chính giới cuả Giáo Hội Ý, HY Scola vẫn bị liên kết vào phong trào, điều này có thể là tốt và cũng có thể là xấu, bởi vì có một số người rất thán phục 'Hiệp Thông và Giải Phóng,' còn những người chống thì không nhiều. Sự liên kết cuả HY Scola với phong trào một lần nữa được phát lộ ra trong bối cảnh Vatileaks, trong đó người ta đã tìm thấy nhiều thư cuả vị 'chủ tịch phong trào' gửi cho Đức Giáo Hoàng Benedict XVI vào tháng 3 năm 2011. Thư viết rằng 2 vị tổng giám mục trước cuả Milan đã có một lập trường không phù hợp với một số khía cạnh giáo huấn của Giáo Hội và đề nghị HY Scola là ứng viên tốt nhất để thay thế.
Alberto Laggia, phóng viên cuả tuần báo Famiglia Cristiana, cho biết "mặc dù HY Scola đã luôn luôn bị gắn liền với Hiệp Thông và Giải Phóng, ngài đã không bao giờ thể hiện bất kỳ xu hướng thiên vị đối với họ. Một thời gian ngắn sau khi ngài được bổ nhiệm đến Milan, ngài được hỏi về mối quan hệ với Roberto Formigoni, chủ tịch của phong trào vùng Lombardy, đã bị buộc tội tham nhũng. Đức Hồng Y Scola nói ngài chỉ gặp anh ta mỗi năm một lần để trao đổi lời chúc Giáng sinh."
Nhân cách bình dân
Cũng theo Alberto Laggia, "Hồng Y Scola quả là một nhà văn hoá, nhân học và thần học ấn tượng ", kể lại quãng thời gian ở Venice, Laggia viết "Khi ngài đến thành phố, ngài lập tức tới thăm xã giao thị trưởng Massimo Cacciari, một người vô thần và là một nhà triết học Ý thuộc loại nổi tiếng nhất. Họ đã hẹn nhau nhiều cuộc gặp mặt khác để đặt những câu hỏi cho nhau và Cacciari chắc chắn là rất thích Đức Hồng y, mặc dù ông ta không chia sẻ đức tin của ngài."
Alberto Laggia cũng cho biết Hồng Y Scola thích đối thoại và không bao giờ sợ đám đông. Ngài sẵn sàng dừng lại và nói chuyện với bất cứ ai. "Bạn sẽ nghĩ rằng một trí tuệ to lớn như thế thì không dễ dàng với các con trẻ, nhưng HY Scola không phải như thế," Laggia nói. "Khi ngài đến thăm trường tiểu học của các con tôi ở Venice, ngài đã nói chuyện thật lâu với chúng và được chúng rất 'khoái' vì ngài cũng thích bàn về bóng đá và đội banh Milan."
Về Gia đình và cách mạng tình dục
Tại Hội nghị gia đình Thế giới lần thứ bảy ở Milan, HY Scola cho biết ngài không thích cụm từ mà người ta thường dùng là "cuộc khủng hoảng gia đình". Ngài nói: "Vẫn còn nhiều hấp lực với cuộc sống gia đình. Không có gì bị mất cả. Chúng ta chỉ đang sống qua một giai đoạn lựa chọn lớn", ngài bác bỏ luận cứ cho rằng không còn có tương lai cho sự hợp nhất lâu dài giữa người đàn ông và người đàn bà để mở đường cho những đứa con. Theo ngài, con người trong thế kỷ 21, trước sự xâm lăng của internet, bước tiến của tâm lý học và kỹ thuật, và sự pha trộn các nền văn hóa, đang phải đối diện với một canh bài, nghĩa là phải lựa chọn giữa 2 thái cực là: có muốn một mối quan hệ với tha nhân hoặc tự cho mình là trung tâm.
Ngài giải thích, theo số liệu mới nhất của viện nghiên cứu các giá trị châu Âu, thì gia đình vẫn là một giá trị đối với 84% người Âu, đặt lên trên các giá trị cuả công việc, gia đình, tôn giáo, tình bạn và chính trị. Vậy thì, theo Hồng Y Scola, vấn đề không phải là đàn ông và phụ nữ ngày nay không coi gia đình là quan trọng, cho bằng họ không biết phải làm thế nào để bảo tồn chúng.
Đức Hồng y cho rằng cuộc cách mạng tình dục, mà giới nữ được gán ghép cho những vai trò khác xưa, đã tạo ra căng thẳng trong mối quan hệ giữa vợ chồng và họ cần có những suy nghĩ khác để tìm ra một lối thoát. "Chỉ mãi tới bây giờ," ngài nói, "một số phong trào nữ quyền mới bắt đầu thấy bó tay vì các vấn đề nan giải bởi vì họ không công nhận 'sự khác biệt tình dục'."
Vậy thì giải pháp thoả đáng cuả giáo hội cho vấn đề gia đình sẽ phải chờ đợi bao lâu mới thực hiện được? Ngài không hy vọng là sẽ mau chóng, ngài nói tiếp "phải mất một thời gian dài, có thể hàng trăm năm trong tương lai, thì mới có hy vọng tìm ra một sự đền bù cho những mất mát cuả nhân loại kể từ đầu thiên niên kỷ này. "
Các lý do hậu thuẫn.
Theo John Allen Jr. có 4 lý do thuận và 4 lý do nghịch cho trường hợp cuả HY Scola
Về những lý do thuận, đầu tiên, ngài là một ' Ratzinger' thứ hai nhưng bình dân hơn. Ngài thoải mái với các phương tiện truyền thông, có những 'tuyên bố bộc phát' (off-the cuff) được đón nhận nồng nhiệt, hơn cả những bài phát biểu được soạn sẵn. Văn của ngài đôi khi dày đặc, nhưng những 'ứng đáp' thì như là một liều thuốc bổ có sự hài hước tốt.
Thứ hai, là một người Ý, ngài biết rõ giáo dân và chính trị ở Vatican. Nếu việc kiểm soát Giáo Triều Rôma là ưu tiên cuả các hồng y, thì ngài có một ưu điểm rõ ràng.
Thứ ba, HY Scola có kinh nghiệm mục vụ thành công ở hai tổng giáo phận Venice và Milan.
Thứ tư, HY Scola đã phát động dự án "Oasis" vào năm 2004 để hổ trợ các Kitô hữu ở Trung Đông, nó đã phát triển để trở thành nền tảng cho việc đối thoại với thế giới Hồi giáo. Trong khi mối quan hệ với Hồi giáo được coi là một thách thức lớn cho vị Giáo hoàng mới, HY Scola rõ ràng có một lợi thế.
Các lý do nghịch.
Đầu tiên, là một người Ý, ngài trở thành nạn nhân cuả sự cạnh tranh kiểu bộ lạc cuả giáo hội Ý. Nhiều HY Ý vẫn giữ một sự cảnh giác với phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng vì thấy nó quá mạnh, và sẽ miễn cưỡng bỏ phiếu cho một "ciellino" (hội viên cuả phong trào).
Thứ hai, vì HY Scola là một 'Ratzinger' thứ hai, có người tin rằng vị Giáo hoàng mới nên khác đi, hoặc ít nhất là có những ưu tiên khác.
Thứ ba, một số hồng y tin rằng giải pháp cho vấn đề quản lý của Vatican là phải phá vỡ sự kềm kẹp cuả nền văn hoá Ý để giáo hội có sự toàn cầu hoá.
Thứ tư, HY Scola đã ở trong ánh sáng sân khấu quá lâu, những 'người yêu kẻ ghét' đã phân định rất rõ ràng, và như vậy thì khó có thể có một sự 'dồn phiếu bất ngờ' vượt qua được ngưỡng cửa cuả tỷ số 2/3.
Học triết tại Đại học Công giáo Thánh Tâm từ 1964 đến 1967, lấy tiến sĩ với luận án về 'triết học Kitô giáo.'
Sau một thời gian dạy trung học, HY Scola quyết định trở thành linh mục và nhập chủng viện Archiepiscopal ở Milan rồi chuyển sang chủng viện của Giáo phận Teramo-Atri.
Thụ phong linh mục năm 1970. Trong thời gian làm linh mục, cũng như ĐTC Benedicto, 'Cha' Scola xây dựng sự nghiệp mục vụ trong giới hàn lâm.
Ngài lấy văn bằng tiến sĩ thứ hai về thần học ở Đại học Fribourg ở Thụy Sĩ, với luận án thảo luận về tư tưởng của Thánh Thomas Aquinas. Trong thời gian này, ngài cộng tác với tạp chí Communio do Henri de Lubac, Hans Urs von Balthasar, và Joseph Ratzinger thành lập (HY Ratzinger sau này trở thành Giáo Hoàng Benedict XVI).
Năm 1982, được bổ nhiệm làm Giáo sư 'thần học áp dụng cho nhân văn' tại 'Viện nghiên cứu về Hôn nhân và Gia đình cuả Giáo hoàng John Paul II' ở Roma và làm giáo sư 'Kitô học đương đại' tại Giáo hoàng học viện Lateran.
Ngài thành lập Marcianum Studium Generale, một ban nghiên cứu học thuật, và tạp chí Oasis, xuất bản bằng tiếng Ý, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ả Rập và tiếng Urdu để tiếp cận các Kitô hữu trong thế giới Hồi giáo.
Từ 1986 đến 1991 'Cha' Scola phục vụ tại Giáo triều Rôma, làm cố vấn cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Tại các nơi ngài dạy học, ngài luôn thúc đẩy việc thành lập những học bổng cho sinh viên nước ngoài, đặc biệt là từ các nước nghèo, để nghiên cứu ở Ý.
'Cha' Scola được thụ phong Giám mục của Grosseto năm 1991.
Các mối quan tâm mục vụ chính cuả ngài ở Grosseto là giáo dục trẻ em và thanh niên, thúc đẩy ơn gọi và đào tạo hàng giáo sĩ (ngài mở cửa lại chủng viện cuả giáo phận), phương pháp sinh hoạt mới cuả giáo xứ, chăm sóc mục vụ cho người lao động (đặc biệt là trong các giai đoạn khó khăn khi các hầm mỏ ở Grosseto đóng cửa), văn hóa và gia đình, và truyền đạo ở Santa Cruz, Bolivia.
Năm 1995 'GM' Scola rời Grosseto để trở thành khoa trưởng Giáo hoàng học viện Lateran ở Rome và viện trưởng 'Viện nghiên cứu về Hôn nhân và Gia đình cuả Giáo hoàng John Paul II' tại Rome, thỉnh thoảng ngài qua Hoa Kỳ làm giáo sư thỉnh giảng cho các đại học ở Washington, DC.
Năm 2002 'GM' Scola được bổ nhiệm làm Thượng Phụ thành Venice, được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục của khu vực Triveneta và được thăng Hồng Y năm 2003.
Tại Venice, HY Scola trở thành nổi tiếng vì sự cởi mở và quan tâm mục vụ. Ngài dành mỗi buổi sáng thứ tư để gặp bất cứ ai, dù có hẹn hay không.
Sau khi Giáo hoàng John Paul II qua đời năm 2005, HY Scola đã từng được coi như là một 'ứng viên' trong Mật Nghị 2005. Có người xem ngài là người duy nhất có thể đảo ngược sự phân rã của nền văn hóa châu Âu.
Năm 2011, ngài được bổ nhiệm thay thế Đức Hồng Y Dionigi Tettamanzi làm Tổng Giám Mục Milan.
Liên hệ với phong trào 'Hiệp Thông và Giải Phóng'
Trong những năm là sinh viên, HY Scola đã gặp một vị LM Ý nổi tiếng, Cha Luigi Giussani, và trở thành một đoàn viên của phong trào 'Hiệp Thông và Giải Phóng.' Gần đây, HY Scola đã cố gắng đặt một khoảng cách với các 'ciellini,' tức là các đoàn viên cuả phong trào 'trung hữu' này, là vì có một số chính trị gia hàng đầu của phong trào đã bị dính líu vào các vụ bê bối tham nhũng.
Tuy nhiên, trong chính giới cuả Giáo Hội Ý, HY Scola vẫn bị liên kết vào phong trào, điều này có thể là tốt và cũng có thể là xấu, bởi vì có một số người rất thán phục 'Hiệp Thông và Giải Phóng,' còn những người chống thì không nhiều. Sự liên kết cuả HY Scola với phong trào một lần nữa được phát lộ ra trong bối cảnh Vatileaks, trong đó người ta đã tìm thấy nhiều thư cuả vị 'chủ tịch phong trào' gửi cho Đức Giáo Hoàng Benedict XVI vào tháng 3 năm 2011. Thư viết rằng 2 vị tổng giám mục trước cuả Milan đã có một lập trường không phù hợp với một số khía cạnh giáo huấn của Giáo Hội và đề nghị HY Scola là ứng viên tốt nhất để thay thế.
Alberto Laggia, phóng viên cuả tuần báo Famiglia Cristiana, cho biết "mặc dù HY Scola đã luôn luôn bị gắn liền với Hiệp Thông và Giải Phóng, ngài đã không bao giờ thể hiện bất kỳ xu hướng thiên vị đối với họ. Một thời gian ngắn sau khi ngài được bổ nhiệm đến Milan, ngài được hỏi về mối quan hệ với Roberto Formigoni, chủ tịch của phong trào vùng Lombardy, đã bị buộc tội tham nhũng. Đức Hồng Y Scola nói ngài chỉ gặp anh ta mỗi năm một lần để trao đổi lời chúc Giáng sinh."
Nhân cách bình dân
Cũng theo Alberto Laggia, "Hồng Y Scola quả là một nhà văn hoá, nhân học và thần học ấn tượng ", kể lại quãng thời gian ở Venice, Laggia viết "Khi ngài đến thành phố, ngài lập tức tới thăm xã giao thị trưởng Massimo Cacciari, một người vô thần và là một nhà triết học Ý thuộc loại nổi tiếng nhất. Họ đã hẹn nhau nhiều cuộc gặp mặt khác để đặt những câu hỏi cho nhau và Cacciari chắc chắn là rất thích Đức Hồng y, mặc dù ông ta không chia sẻ đức tin của ngài."
Alberto Laggia cũng cho biết Hồng Y Scola thích đối thoại và không bao giờ sợ đám đông. Ngài sẵn sàng dừng lại và nói chuyện với bất cứ ai. "Bạn sẽ nghĩ rằng một trí tuệ to lớn như thế thì không dễ dàng với các con trẻ, nhưng HY Scola không phải như thế," Laggia nói. "Khi ngài đến thăm trường tiểu học của các con tôi ở Venice, ngài đã nói chuyện thật lâu với chúng và được chúng rất 'khoái' vì ngài cũng thích bàn về bóng đá và đội banh Milan."
Về Gia đình và cách mạng tình dục
Tại Hội nghị gia đình Thế giới lần thứ bảy ở Milan, HY Scola cho biết ngài không thích cụm từ mà người ta thường dùng là "cuộc khủng hoảng gia đình". Ngài nói: "Vẫn còn nhiều hấp lực với cuộc sống gia đình. Không có gì bị mất cả. Chúng ta chỉ đang sống qua một giai đoạn lựa chọn lớn", ngài bác bỏ luận cứ cho rằng không còn có tương lai cho sự hợp nhất lâu dài giữa người đàn ông và người đàn bà để mở đường cho những đứa con. Theo ngài, con người trong thế kỷ 21, trước sự xâm lăng của internet, bước tiến của tâm lý học và kỹ thuật, và sự pha trộn các nền văn hóa, đang phải đối diện với một canh bài, nghĩa là phải lựa chọn giữa 2 thái cực là: có muốn một mối quan hệ với tha nhân hoặc tự cho mình là trung tâm.
Ngài giải thích, theo số liệu mới nhất của viện nghiên cứu các giá trị châu Âu, thì gia đình vẫn là một giá trị đối với 84% người Âu, đặt lên trên các giá trị cuả công việc, gia đình, tôn giáo, tình bạn và chính trị. Vậy thì, theo Hồng Y Scola, vấn đề không phải là đàn ông và phụ nữ ngày nay không coi gia đình là quan trọng, cho bằng họ không biết phải làm thế nào để bảo tồn chúng.
Đức Hồng y cho rằng cuộc cách mạng tình dục, mà giới nữ được gán ghép cho những vai trò khác xưa, đã tạo ra căng thẳng trong mối quan hệ giữa vợ chồng và họ cần có những suy nghĩ khác để tìm ra một lối thoát. "Chỉ mãi tới bây giờ," ngài nói, "một số phong trào nữ quyền mới bắt đầu thấy bó tay vì các vấn đề nan giải bởi vì họ không công nhận 'sự khác biệt tình dục'."
Vậy thì giải pháp thoả đáng cuả giáo hội cho vấn đề gia đình sẽ phải chờ đợi bao lâu mới thực hiện được? Ngài không hy vọng là sẽ mau chóng, ngài nói tiếp "phải mất một thời gian dài, có thể hàng trăm năm trong tương lai, thì mới có hy vọng tìm ra một sự đền bù cho những mất mát cuả nhân loại kể từ đầu thiên niên kỷ này. "
Các lý do hậu thuẫn.
Theo John Allen Jr. có 4 lý do thuận và 4 lý do nghịch cho trường hợp cuả HY Scola
Về những lý do thuận, đầu tiên, ngài là một ' Ratzinger' thứ hai nhưng bình dân hơn. Ngài thoải mái với các phương tiện truyền thông, có những 'tuyên bố bộc phát' (off-the cuff) được đón nhận nồng nhiệt, hơn cả những bài phát biểu được soạn sẵn. Văn của ngài đôi khi dày đặc, nhưng những 'ứng đáp' thì như là một liều thuốc bổ có sự hài hước tốt.
Thứ hai, là một người Ý, ngài biết rõ giáo dân và chính trị ở Vatican. Nếu việc kiểm soát Giáo Triều Rôma là ưu tiên cuả các hồng y, thì ngài có một ưu điểm rõ ràng.
Thứ ba, HY Scola có kinh nghiệm mục vụ thành công ở hai tổng giáo phận Venice và Milan.
Thứ tư, HY Scola đã phát động dự án "Oasis" vào năm 2004 để hổ trợ các Kitô hữu ở Trung Đông, nó đã phát triển để trở thành nền tảng cho việc đối thoại với thế giới Hồi giáo. Trong khi mối quan hệ với Hồi giáo được coi là một thách thức lớn cho vị Giáo hoàng mới, HY Scola rõ ràng có một lợi thế.
Các lý do nghịch.
Đầu tiên, là một người Ý, ngài trở thành nạn nhân cuả sự cạnh tranh kiểu bộ lạc cuả giáo hội Ý. Nhiều HY Ý vẫn giữ một sự cảnh giác với phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng vì thấy nó quá mạnh, và sẽ miễn cưỡng bỏ phiếu cho một "ciellino" (hội viên cuả phong trào).
Thứ hai, vì HY Scola là một 'Ratzinger' thứ hai, có người tin rằng vị Giáo hoàng mới nên khác đi, hoặc ít nhất là có những ưu tiên khác.
Thứ ba, một số hồng y tin rằng giải pháp cho vấn đề quản lý của Vatican là phải phá vỡ sự kềm kẹp cuả nền văn hoá Ý để giáo hội có sự toàn cầu hoá.
Thứ tư, HY Scola đã ở trong ánh sáng sân khấu quá lâu, những 'người yêu kẻ ghét' đã phân định rất rõ ràng, và như vậy thì khó có thể có một sự 'dồn phiếu bất ngờ' vượt qua được ngưỡng cửa cuả tỷ số 2/3.
(note *) Về một ứng viên thỏa hiệp: Không nhất cứ phải là một HY người Ý, nhiều phân tích gia đã liệt kê những vị HY cuả Canada, Hoa Kỳ và Phi Luật tân là những vị có nhiều khả năng trở thành một nhân vật thoả hiệp.
Và vì các HY có thể bầu cho một người ở bên ngoài Mật Viện, chúng ta cũng không quên một vị HY sẽ không có mặt vì quá 80 tuổi nhưng vẫn sáng giá: HY Francis Arinze, Nigeria. Nếu sau một cuộc bỏ phiếu mà người ta chưa thấy khói bay lên mà các HY 'ở ngoài' lại được triệu tập vào, thì hầu như chắc chắn là HY Arinze đã được chọn và được mời vào tham khảo.
Trần Mạnh Trác
(VietCatholic News)
Và vì các HY có thể bầu cho một người ở bên ngoài Mật Viện, chúng ta cũng không quên một vị HY sẽ không có mặt vì quá 80 tuổi nhưng vẫn sáng giá: HY Francis Arinze, Nigeria. Nếu sau một cuộc bỏ phiếu mà người ta chưa thấy khói bay lên mà các HY 'ở ngoài' lại được triệu tập vào, thì hầu như chắc chắn là HY Arinze đã được chọn và được mời vào tham khảo.
Trần Mạnh Trác
(VietCatholic News)