Đức Hồng Y Marc Ouellet |
Nếu các Hồng Y chọn một tân giáo hoàng căn cứ trên 'lời bàn tán' (chatter) hay việc 'bỏ phiếu bằng chân' thì ĐHY Marc Ouellet có lẽ sẽ là vị giáo hoàng tương lai.
Có thể phải mất một thời gian Mật Viện mới chọn được một Giáo hoàng, nhưng tại ngôi làng nhỏ bé có tên là La Motte ở phía Bắc Quebec, là nơi sinh quán cuả vị hồng y, người ta đã bắt đầu phải xử lý một số lượng khách du lịch bắt đầu tuôn đến, và có vẻ họ không cáng đáng nổi.
"Chúng tôi đã nhìn trên internet số liệu khách hành hương cuả nơi Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI", ông René Martineau, thị trưởng La Motte nói. "Nhưng chúng tôi chỉ là một ngôi làng nhỏ có 450 người thôi. Nếu quả thật sẽ có 200.000 người đến đây, thì chúng tôi không biết phải làm gì."
Nhà văn Andrea Tornielli, một ký giả kỳ cựu cuả Vatican, viết trên tờ La Stampa rằng, "một cách để đánh giá một ứng viên giáo hoàng là việc đếm xem có bao nhiêu 'tin đồn thì thầm' về vị ấy. Dùng tiêu chuẩn đó mà thôi, thì Đức Hồng Y Marc Ouellet đã là một ứng viên thực sự sáng giá."
Nổi tiếng là thông minh, thông thạo nhiều ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý và Đức), lại có nhiều kinh nghiệm, HY Ouellet là điển hình cho những gì cần có cho chức vụ Giáo Hoàng ngày hôm nay.
HY Ouellet, 68 tuổi, người gốc Quebec, hiện đang là tổng trưởng Thánh Bộ Giám Mục và đồng thời là chủ tịch của Ủy Ban Giáo Hoàng về Châu Mỹ La Tinh. Trước đó, ngài từng là Tổng Giám Mục của Quebec và là niên trưởng cuả HĐGM Canada.
"HY Ouellet còn được biết đến như là một người làm việc chăm chỉ ", theo lời bà Anne Leahy, cựu đại sứ Canada ở Tòa Thánh. "Nhiều người đã biết rằng lúc ngài nhận việc (làm tổng trưởng).. . đã có nhiều ứ đọng về những quyết định chọn giám mục, nhưng ngài đã làm sáng tỏ rất nhiều tồn đọng. Đã thực hiện nhiều quyết định và công việc lại được ổn định."
Nhưng cũng như những người có một sự nghiệp lâu dài, ngài cũng vác trên vai một gánh hành trang lớn, với nhiều thành công và thất bại, và với nhiều sự việc từng gây tranh cãi sôi nổi trên dư luận.
Thân thế sự nghiệp
HY Ouellet sinh năm 1944 trong một gia đình Công giáo có tám người con ở La Motte, Quebec. Cha ngài, ông Pierre, gốc nông dân, tự học, và trở thành chủ tịch của hội đồng giáo dục trong khu vực.
Lớn lên trong khung cảnh cuả một giáo xứ nhỏ bé là Eglise Saint-Luc (bây giờ là một trung tâm cộng đồng), HY Ouellet đã mô tả gia đình của mình là 'có đạo', nhưng không phải 'mộ đạo'. Kỷ niệm thời thơ ấu bao gồm việc đọc nhiều sách, chơi hockey (khúc côn cầu trên băng), săn bắn chim đa đa, và câu cá, trong muà hè thì giúp việc chữa cháy rừng.
Hồi 17 tuổi, trong khi nằm dưỡng bệnh vì bị chấn thương trong một trận khúc côn cầu, ngài đã đọc 'truyện một tâm hồn' cuả thánh Têrêsa thành Lisieux và bắt đầu có ý nghĩ tìm một lẽ sống cho đời mình. Bố ngài, ông Pierre đã miễn cưỡng về cái ý tưởng làm linh mục của đứa con trai, nhưng với một quyết tâm vững chắc, ngài đã được thụ phong linh mục vào năm 1968 tại quê nhà là Eglise Saint-Luc và làm chánh xứ nhà thờ Saint-Sauveur ở Val-d'Or.
Vào năm 1970, sau khi học tiếng Tây Ban Nha, ngài xin đi Nam Mỹ để truyền giáo, ngài trở thành 'cha giáo' cuả đại chủng viện ở Bogotá, Colombia. Đây là một chủng viện do Hội LM Xuân Bích thành lập. 2 năm sau ngài chính thức gia nhập Hội LM Xuân Bích.
Và rồi 'cha' Ouellet đã thực hiện hầu hết các công việc cuả mình trong khuôn viên các chủng viện, như dạy học, làm giám đốc chủng viện, làm Bề trên Hội LM Xuân Bích và tu nghiệp ớ nhiều địa điểm ở âu Châu và Mỹ Châu. Ngài lấy tiến sĩ 'giáo điều thần học' (dogmatic theology) tại Giáo Hoàng Học viện Gregorian vào năm 1980.
Năm 2001 ngài được bổ nhiệm làm thư ký cuả Hội đồng Giáo Hoàng Cổ vũ Hợp nhất Kitô hữu và được thăng lên hàng tổng giám mục hiệu toà Agropoli, lễ thụ phong do chính Đức Giáo Hoàng John Paul II chủ tế tại Thánh đường Thánh Phêrô.
Năm sau, 2002, ngài được bổ nhiệm tổng giám mục Quebec và trở thành niên trưởng cuả HĐGM Canada.
Năm 2003, ngài thăng Hồng Y. Trong cuộc Mật Nghị năm 2005, đã có lời đồn đãi là ngài có thể sẽ làm giáo hoàng.
Năm 2008, ngài tổ chức thành công đại hội Thánh Thể tại Quebec. Đây là một đại hội rất lớn vì trùng hợp với kỷ niệm 400 năm sinh nhật cuả thành phố Quebec.
Năm 2010, ngài được gọi về Roma giữ chức tổng trưởng Thánh Bộ Giám Mục và làm chủ tịch của Ủy Ban Giáo Hoàng về Châu Mỹ La Tinh.
Tại giáo triều, ngài cũng đảm nhiệm nhiều chức vụ như làm thành viên của các Thánh Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo, Giáo sĩ, Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, Ủy ban Giáo hoàng về Đại hội quốc tế Thánh Thể, Thánh Bộ Giáo Lý Đức tin, Hội đồng Hồng Y Đoàn nghiên cứu các vấn đề kinh tế của Tòa Thánh, Hội đồng Giáo hoàng của việc Truyền giáo mới, Ban Thư ký của Nhà nước, Hội đồng Giáo hoàng về nội dung Lập pháp và Thánh Bộ các Giáo Hội Đông Phương.
Tư tưởng thần học
HY Ouellet thường viết trên báo Communio, một tạp chí thần học bàn về các vấn đề cuả Công đồng Vatican II, và làm bạn thân thiết với Hans Urs von Balthasar, một nhà thần học Thụy Sĩ nổi tiếng.
Ngài phàn nàn rằng cái nhìn 'tương đối' về Kinh Thánh, tức là phủ nhận giá trị tuyệt đối cuả lời Chuá, đã tạo thành một cuộc khủng hoảng thực sự ở bên ngoài và ở bên trong Giáo Hội. Ngài nói: "Trong những thập kỷ qua, một cuộc khủng hoảng sâu sắc đang làm rung chuyển đến nền tảng văn hóa cuả châu Âu. Một loại lý luận mới áp đặt những phạm trù mới để cố gắng hạ thấp 'căn bản' Kitô giáo của châu Âu xuống một hàng thứ yếu. Có vẻ như người ta muốn nhân danh chủ nghĩa thế tục để duyệt xét lại bản Kinh Thánh, và hoà tan Kinh Thánh vào một thứ đa nguyên tôn giáo và coi Kinh Thánh chỉ là một tài liệu tham khảo về văn hóa mà thôi".
Ngài cũng lo ngại rằng nhiều người Công giáo đã giải thích giáo huấn của Công Đồng Vatican II một cách quá tự do và làm như vậy, họ cắt đứt những kết nối từ cốt lõi của đức tin của họ. Thuyết tương đối dẫn đưa các linh mục đến việc từ bỏ đời sống độc thân, giảm bớt việc giáo dục tôn giáo, và đưa chính trị đi về phiá tả - tất cả đều không phải là ý định của Công đồng. HY Ouellet viết: "Sau Công đồng, ý thức trách nhiệm đã bị thay thế bởi ý tưởng đối thoại. Nghiã là chúng ta cần đối thoại với các tôn giáo khác và không cố gắng đưa Tin Mừng đến cho họ ".
Tư tưởng về Phá Thai
Năm 2010, HY Ouellet một lần nữa xác định ý kiến rằng mọi phá thai là vô lý, tại một cuộc biểu tình chống phá thai ngài nói những phụ nữ nếu bị có bầu sau khi bị hãm hiếp cũng nên từ chối phá thai vì "đã có một nạn nhân rồi thì chúng ta có nên tạo thêm ra một nạn nhân khác nữa không?" ngài đặt câu hỏi như thế. "Lấy đi mạng sống của người khác luôn luôn là một tội phạm đạo đức."
Toàn thể chính giới không phân biệt đảng phái cuả Canada đã phản đối mạnh mẽ. Một tờ báo ở Montréal gọi ngài là "Người theo chủ nghiã chính thống của Quebec" (fundamentalist of Quebec).
Một vài tháng sau, trong bài giảng từ giã trước khi đi Vatican làm tổng trưởng, HY Ouellet đưa ra một lời xin lỗi, thừa nhận rằng một số phát biểu của mình đã gây ra những tổn thương và đau đớn. "Thông điệp của sự thật không phải lúc nào cũng dễ nghe," ngài nói "thật là một đau đớn cho những người nghe và đôi cũng là một đau đớn cho những người đã nói".
Ngài thường đưa ra chủ trương này: "Chính phủ đang tài trợ cho các phòng phá thai, tôi muốn có sự công bằng cho các tổ chức bảo vệ sự sống. Nếu chúng ta có sự quân bình trong việc tài trợ để giúp phụ nữ thì tôi nghĩ rằng chúng ta đạt được nhiều tiến bộ ở Canada".
Xin lỗi những sai sót cuả Giáo Hội
Năm 2007 trong một lá thư viết bằng tiếng Pháp công bố cho báo chí ở Quebec, Đức Hồng Y Ouellet công khai xin lỗi cho những gì ngài mô tả là những quá khứ "sai sót" của Giáo hội Công giáo La Mã ở Quebec. Trong số các lỗi lầm, là thái độ cuả giáo hội trước năm 1960 đã thúc đẩy những việc "chống Do Thái, phân biệt chủng tộc, thờ ơ với các bộ lạc Da đỏ (First Nations) và phân biệt đối xử với phụ nữ và người đồng tính."
HY Ouellet cho biết bức thư của ngài được viết để làm sáng tỏ những điểm ngài đã đệ trình lên Ủy ban Bouchard-Taylor (nghiên cứu về những điều cần làm về vấn đề văn hoá và tôn giáo cho các dân thiểu số), và đồng thời là noi gương một bức thư tương tự đã được Đức Giáo Hoàng John Paul II ban hành vào năm 2000.
Tư tuởng về chức vụ Giám Mục
Là tổng trưởng Thánh Bộ Giám Mục, HY Ouellet đóng một vai trò chính trong việc lựa chọn các giám mục và tổng giám mục trên khắp thế giới. Những vị giám mục bổ nhiệm trong nhiệm kỳ của ngài thường là những nhà thần học và bảo vệ đức tin. Số giám mục nổi tiếng được bổ nhiệm bao gồm: Angelo Scola (nay là HY, Ý), Charles J. Chaput (Mỹ ), Luis Antonio Tagle (nay là HY, Phi Luật Tân), và Charles Morerod (Thuỵ Sỹ ).
HY Ouellet nói: "Bây giờ, đặc biệt là trong bối cảnh thế tục hóa xã hội, việc đầu tiên chúng ta cần là các giám mục truyền giáo, chứ không chỉ là quản trị viên của các giáo phận, đó những người có khả năng rao giảng Tin Mừng, những người không chỉ là trung thành với huấn quyền và Đức Giáo Hoàng, nhưng cũng có khả năng giảng và, nếu cần thiết, bênh vực đức tin cách công khai ". Ngài cũng cảnh báo rằng nếu một linh mục hay một giám mục muốn 'nổi' để được thăng chức thì "tốt hơn là cứ để vị ấy ở lại chức vụ cũ ".
Một kinh nghiệm Mục Vụ đau thương
Có nhiều thay đổi vào năm 2002 khi Đức Giáo Hoàng John Paul II cử ngài làm tổng giám mục Quebec. Canada đã tổ chức cuộc hôn nhân đồng tính đầu tiên, và có thể sẽ dẫn đến một cuộc chiến cuối cùng trên toà án. Số giáo dân sụt giảm đáng kể, kể cả ở Quebec từng là một pháo đài Công Giáo. Pháo đài này lúc đó trở thành một chiến tuyến giữa những giáo huấn cuả Hội Thánh và một phe tả chính trị với một chủ nghiã 'giải phóng' (liberalism).
HY Ouellet đến Quebec với một nhiệm vụ ngăn chặn sự suy thoái này, nhưng nhiệm kỳ cuả ngài đã bị giới truyền thông luôn chế nhạo như là một hình ảnh cuả một người bảo thủ cứng rắn chống chọi lại một xã hội hiện đại. Những người chung quanh ngài cho biết trong thực tế đó là một hình ảnh hoàn toàn trái ngược với một người mà họ biết, là một trí tuệ cương quyết nhưng luôn luôn đi kèm với một nhân cách đơn giản, ấm áp.
Thêm vào những khó khăn đó, người em trai của ngài là Paul Ouellet, một nghệ sĩ và giáo viên nghỉ hưu, đã nhận tội vào năm 2003 là đã xâm phạm tình dục với hai cô gái trong năm 1980, khi họ mới có 13 và 14, trẻ hơn anh ta tới 30 tuổi. HY Ouellet không bao giờ bàn về việc ấy cách công khai, nhưng những người thân với ngài cho biết rằng đó là một vết thương đau đớn sâu xa.
Geoffroy de la Tousche, một linh mục người Pháp đã viết một cuốn sách dựa trên các cuộc thảo luận dài với HY Ouellet, cho biết ngài thường nhìn lại quãng thời gian đó với một nỗi u buồn nào đó. Cha de la Tousche nói "Tôi nghĩ rằng thời gian ở Quebec của ngài là một sự đau buồn khi phải nhìn thấy rằng ngay cả những thông điệp đơn giản nhất cuả mình cũng không được chấp nhận", Cha nói thêm "HY Ouellet chấp nhận nhiệm vụ với một sự hiểu biết rằng đây là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng tôi không nghĩ rằng ngài đã nghĩ nó có thể khó khăn đến như thế."
Những phê bình
HY Ouellet có nhiều người chống đối.
Một số linh mục ở Quebec vẫn còn ấm ức với ĐHY vì ngài cấm không cho họ 'giải tội tập thể' để ban ơn tha tội chung hàng loạt, tránh cho người Công Giáo khỏi bị khó chịu vì phải vào tòa giải tội, họ ủng hộ giải pháp này vì nó giúp cho số giáo dân tham dự đông hơn.
Tờ baó National Catholic Reporter, một tờ báo Công Giaó lớn nhưng thường bị các giám mục sở tại chê trách, đã phê bình HY Ouellet trong năm 2005 là "những người từng làm việc với HY Ouellet 'mô tả ngài là thân thiện, khiêm tốn và linh hoạt, nhưng cũng là một người bị giam cầm vào một hệ thống trí tuệ cứng nhắc để không có khả năng lắng nghe người khác.'"
Với báo chí bên Canada, tờ Toronto Globe and Mail đặt câu hỏi, "Một Hồng Y đã không thể cứu giáo hội Quebec của mình thì làm sao có thể cứu Vatican được nhỉ?"
Họ muốn nhắc lại cái ý là nhiệm kỳ tổng giám mục cuả HY Ouellet ở Quebec từ 2002 đến 2010 là một thất bại, vì có ít dấu hiệu cho thấy ngài đã lật ngược được cái đà suy giảm giáo dân ở đây, ngay cả một số anh chị em cuả ngài cũng không còn giữ đạo.
Một số người cũng nhắc lại những khoảnh khắc gây tranh cãi ở Quebec, như lời bình luận cuả ngài về phá thai, rằng phá thai là phi lý ngay cả trong những trường hợp bị hãm hiếp.
Những khó khăn ở Quebec đó dặt ra một câu hỏi, tựu trung là việc truyền bá thông điệp đức tin qua ngôn ngữ 'mẹ đẻ' của mình, ngài liệu có thể mang thông điệp đó lên sân khấu cuả thế giới không, nơi mà 'mỗi chữ mỗi nét ' của ngài sẽ được xem xét kỹ lưỡng và bị chỉ trích gay gắt?
Căn cứ vào thời gian phục vụ tại Châu Mỹ Latinh, người ta cũng nhận thấy rằng ngài có xu hướng đấu tranh, tập trung vào việc chống chủ nghĩa thế tục phương Tây cho nên sẽ có một số hồng y từ các nước đang phát triển có thể tự hỏi, liệu ngài có thể quân bình hơn để vừa thúc đẩy những quan hệ với khối Hồi giáo lại vừa phải đấu tranh để bảo vệ Kitô hữu đang bị bách hại tại các điểm nóng như Syria, Ấn Độ và Trung Quốc.
Về vấn đề cải cách giáo triều, một số quan sát viên cho rằng HY Ouellet đôi khi dễ xúc cảm, có lúc đã rướm lệ trong những khoảnh khắc tinh tế, và như vậy thì họ nghi ngờ rằng ngài không có một ý chí sắt đá để cải tổ những yếu kém cuả Vatican.
Những lập luận ủng hộ HY Ouellet.
Theo John Allen, có 6 ưu điểm như sau:
Trước hết, ngài là một nhà trí thức chân chính, là người có văn hóa sâu rộng và sắc sảo về thần học giống như Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI.
Thứ hai, nhiều hồng y muốn có một vị giáo hoàng làm cầu nối cho thế giới thứ nhất và thế giới thứ ba, và HY Ouellet là hợp thời nhất. Ngài nói sáu ngôn ngữ, đã có nhiều thời gian giảng dạy ở Nam Mỹ. Ngài đi khắp nơi, biết được các vấn đề rất khác nhau của thế giới một cách thực tế.
Thứ ba, nhiều hồng y ước muốn có một Giáo Hoàng cải cách Giáo Triều Rôma, và 'thanh trừng' một số nhân vật nếu cần. Mà lý lịch cuả HY Ouellet có vẻ hấp dẫn về việc đó. Từng là tư vấn cuả Thánh Bộ Giáo Sĩ từ 1995 đến 2000 và là thư ký của Hội Đồng Giáo Hoàng Thúc đẩy Hiệp nhất Kitô giáo từ 2001 đến 2002 trước khi tiếp nhận Thánh Bộ Giám Mục, ngài có nhiều bài viết với một cái nhìn sâu sắc về cách làm việc ở Vatican, tốt cũng như xấu.
Thứ tư, HY Ouellet được nhìn thấy như là một người có đời sống tâm linh sâu sắc và thích cầu nguyện, là người đáng được tin cậy khi nói về phần cốt lõi của niềm tin Kitô giáo. Nếu đánh điểm về sự thánh thiện để bầu chọn Giáo hoàng, thì HY Ouellet đứng gần đầu danh sách.
Thứ năm, là một người Canada, HY Ouellet sẽ đại diện cho một giáo hoàng ngoài châu Âu. Một phiếu cho HY Ouellet có vẻ như là một phiếu để mở rộng chân trời giáo hội.
Hơn nữa HY Ouellet không phải là một người Ý. Một số hồng y từ các muớc khác không tín nhiệm việc quản lý Vatican cuả Quốc Vụ Khanh Hồng Y Tarcisio Bertone, và do đó làm 'rầu nồi canh' cho triển vọng của những ứng viên người Ý.
Sau cùng, thứ sáu, ngài đã phục vụ ở Bắc Mỹ trong lúc tình hình đang ở lúc tệ hại nhất do kết quả của những bê bối lạm dụng tình dục, cho nên ngài nắm vững được những nhược điểm đã làm hao mòn thẩm quyền luân lý của giáo hội. Tại Roma, ngài được xem như là một nhân vật cải cách, từng gọi là cuộc khủng hoảng là "nguồn gốc của sự xấu hổ và tai tiếng khổng lồ" và việc lạm dụng tình dục không chỉ là một "tội ác", nhưng cũng là một "cái chết thực sự cuả các nạn nhân vô tội. "
Cảm tưởng cuả HY Ouellet về chức vụ giáo hoàng.
Trong tháng 6 năm 2011, Đức Hồng Y Ouellet đã bác bỏ những suy đoán về tiềm năng của ngài có thể là một giáo hoàng tương lai với một lời lẽ mạnh mẽ như sau: chức vụ Giáo Hoàng "là một cơn ác mộng".
HY Ouellet nói thêm rằng trong khi "bạn không thể bịt miệng thế giới không cho bàn tán về những chuyện viễn vông," nhưng cứ thử nhìn vào khối lượng công việc của Giáo hoàng Benedict thì sẽ thấy viễn tượng làm giáo hoàng quả là một việc "không đáng mong mỏi tý nào".
"Đó là một trách nhiệm làm tan nát cuộc đời cuả bạn. Đó là một loại công việc mà bạn không vận động để có."
Có thể phải mất một thời gian Mật Viện mới chọn được một Giáo hoàng, nhưng tại ngôi làng nhỏ bé có tên là La Motte ở phía Bắc Quebec, là nơi sinh quán cuả vị hồng y, người ta đã bắt đầu phải xử lý một số lượng khách du lịch bắt đầu tuôn đến, và có vẻ họ không cáng đáng nổi.
"Chúng tôi đã nhìn trên internet số liệu khách hành hương cuả nơi Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI", ông René Martineau, thị trưởng La Motte nói. "Nhưng chúng tôi chỉ là một ngôi làng nhỏ có 450 người thôi. Nếu quả thật sẽ có 200.000 người đến đây, thì chúng tôi không biết phải làm gì."
Nhà văn Andrea Tornielli, một ký giả kỳ cựu cuả Vatican, viết trên tờ La Stampa rằng, "một cách để đánh giá một ứng viên giáo hoàng là việc đếm xem có bao nhiêu 'tin đồn thì thầm' về vị ấy. Dùng tiêu chuẩn đó mà thôi, thì Đức Hồng Y Marc Ouellet đã là một ứng viên thực sự sáng giá."
Nổi tiếng là thông minh, thông thạo nhiều ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý và Đức), lại có nhiều kinh nghiệm, HY Ouellet là điển hình cho những gì cần có cho chức vụ Giáo Hoàng ngày hôm nay.
HY Ouellet, 68 tuổi, người gốc Quebec, hiện đang là tổng trưởng Thánh Bộ Giám Mục và đồng thời là chủ tịch của Ủy Ban Giáo Hoàng về Châu Mỹ La Tinh. Trước đó, ngài từng là Tổng Giám Mục của Quebec và là niên trưởng cuả HĐGM Canada.
"HY Ouellet còn được biết đến như là một người làm việc chăm chỉ ", theo lời bà Anne Leahy, cựu đại sứ Canada ở Tòa Thánh. "Nhiều người đã biết rằng lúc ngài nhận việc (làm tổng trưởng).. . đã có nhiều ứ đọng về những quyết định chọn giám mục, nhưng ngài đã làm sáng tỏ rất nhiều tồn đọng. Đã thực hiện nhiều quyết định và công việc lại được ổn định."
Nhưng cũng như những người có một sự nghiệp lâu dài, ngài cũng vác trên vai một gánh hành trang lớn, với nhiều thành công và thất bại, và với nhiều sự việc từng gây tranh cãi sôi nổi trên dư luận.
Thân thế sự nghiệp
HY Ouellet sinh năm 1944 trong một gia đình Công giáo có tám người con ở La Motte, Quebec. Cha ngài, ông Pierre, gốc nông dân, tự học, và trở thành chủ tịch của hội đồng giáo dục trong khu vực.
Lớn lên trong khung cảnh cuả một giáo xứ nhỏ bé là Eglise Saint-Luc (bây giờ là một trung tâm cộng đồng), HY Ouellet đã mô tả gia đình của mình là 'có đạo', nhưng không phải 'mộ đạo'. Kỷ niệm thời thơ ấu bao gồm việc đọc nhiều sách, chơi hockey (khúc côn cầu trên băng), săn bắn chim đa đa, và câu cá, trong muà hè thì giúp việc chữa cháy rừng.
Hồi 17 tuổi, trong khi nằm dưỡng bệnh vì bị chấn thương trong một trận khúc côn cầu, ngài đã đọc 'truyện một tâm hồn' cuả thánh Têrêsa thành Lisieux và bắt đầu có ý nghĩ tìm một lẽ sống cho đời mình. Bố ngài, ông Pierre đã miễn cưỡng về cái ý tưởng làm linh mục của đứa con trai, nhưng với một quyết tâm vững chắc, ngài đã được thụ phong linh mục vào năm 1968 tại quê nhà là Eglise Saint-Luc và làm chánh xứ nhà thờ Saint-Sauveur ở Val-d'Or.
Vào năm 1970, sau khi học tiếng Tây Ban Nha, ngài xin đi Nam Mỹ để truyền giáo, ngài trở thành 'cha giáo' cuả đại chủng viện ở Bogotá, Colombia. Đây là một chủng viện do Hội LM Xuân Bích thành lập. 2 năm sau ngài chính thức gia nhập Hội LM Xuân Bích.
Và rồi 'cha' Ouellet đã thực hiện hầu hết các công việc cuả mình trong khuôn viên các chủng viện, như dạy học, làm giám đốc chủng viện, làm Bề trên Hội LM Xuân Bích và tu nghiệp ớ nhiều địa điểm ở âu Châu và Mỹ Châu. Ngài lấy tiến sĩ 'giáo điều thần học' (dogmatic theology) tại Giáo Hoàng Học viện Gregorian vào năm 1980.
Năm 2001 ngài được bổ nhiệm làm thư ký cuả Hội đồng Giáo Hoàng Cổ vũ Hợp nhất Kitô hữu và được thăng lên hàng tổng giám mục hiệu toà Agropoli, lễ thụ phong do chính Đức Giáo Hoàng John Paul II chủ tế tại Thánh đường Thánh Phêrô.
Năm sau, 2002, ngài được bổ nhiệm tổng giám mục Quebec và trở thành niên trưởng cuả HĐGM Canada.
Năm 2003, ngài thăng Hồng Y. Trong cuộc Mật Nghị năm 2005, đã có lời đồn đãi là ngài có thể sẽ làm giáo hoàng.
Năm 2008, ngài tổ chức thành công đại hội Thánh Thể tại Quebec. Đây là một đại hội rất lớn vì trùng hợp với kỷ niệm 400 năm sinh nhật cuả thành phố Quebec.
Năm 2010, ngài được gọi về Roma giữ chức tổng trưởng Thánh Bộ Giám Mục và làm chủ tịch của Ủy Ban Giáo Hoàng về Châu Mỹ La Tinh.
Tại giáo triều, ngài cũng đảm nhiệm nhiều chức vụ như làm thành viên của các Thánh Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo, Giáo sĩ, Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, Ủy ban Giáo hoàng về Đại hội quốc tế Thánh Thể, Thánh Bộ Giáo Lý Đức tin, Hội đồng Hồng Y Đoàn nghiên cứu các vấn đề kinh tế của Tòa Thánh, Hội đồng Giáo hoàng của việc Truyền giáo mới, Ban Thư ký của Nhà nước, Hội đồng Giáo hoàng về nội dung Lập pháp và Thánh Bộ các Giáo Hội Đông Phương.
Tư tưởng thần học
HY Ouellet thường viết trên báo Communio, một tạp chí thần học bàn về các vấn đề cuả Công đồng Vatican II, và làm bạn thân thiết với Hans Urs von Balthasar, một nhà thần học Thụy Sĩ nổi tiếng.
Ngài phàn nàn rằng cái nhìn 'tương đối' về Kinh Thánh, tức là phủ nhận giá trị tuyệt đối cuả lời Chuá, đã tạo thành một cuộc khủng hoảng thực sự ở bên ngoài và ở bên trong Giáo Hội. Ngài nói: "Trong những thập kỷ qua, một cuộc khủng hoảng sâu sắc đang làm rung chuyển đến nền tảng văn hóa cuả châu Âu. Một loại lý luận mới áp đặt những phạm trù mới để cố gắng hạ thấp 'căn bản' Kitô giáo của châu Âu xuống một hàng thứ yếu. Có vẻ như người ta muốn nhân danh chủ nghĩa thế tục để duyệt xét lại bản Kinh Thánh, và hoà tan Kinh Thánh vào một thứ đa nguyên tôn giáo và coi Kinh Thánh chỉ là một tài liệu tham khảo về văn hóa mà thôi".
Ngài cũng lo ngại rằng nhiều người Công giáo đã giải thích giáo huấn của Công Đồng Vatican II một cách quá tự do và làm như vậy, họ cắt đứt những kết nối từ cốt lõi của đức tin của họ. Thuyết tương đối dẫn đưa các linh mục đến việc từ bỏ đời sống độc thân, giảm bớt việc giáo dục tôn giáo, và đưa chính trị đi về phiá tả - tất cả đều không phải là ý định của Công đồng. HY Ouellet viết: "Sau Công đồng, ý thức trách nhiệm đã bị thay thế bởi ý tưởng đối thoại. Nghiã là chúng ta cần đối thoại với các tôn giáo khác và không cố gắng đưa Tin Mừng đến cho họ ".
Tư tưởng về Phá Thai
Năm 2010, HY Ouellet một lần nữa xác định ý kiến rằng mọi phá thai là vô lý, tại một cuộc biểu tình chống phá thai ngài nói những phụ nữ nếu bị có bầu sau khi bị hãm hiếp cũng nên từ chối phá thai vì "đã có một nạn nhân rồi thì chúng ta có nên tạo thêm ra một nạn nhân khác nữa không?" ngài đặt câu hỏi như thế. "Lấy đi mạng sống của người khác luôn luôn là một tội phạm đạo đức."
Toàn thể chính giới không phân biệt đảng phái cuả Canada đã phản đối mạnh mẽ. Một tờ báo ở Montréal gọi ngài là "Người theo chủ nghiã chính thống của Quebec" (fundamentalist of Quebec).
Một vài tháng sau, trong bài giảng từ giã trước khi đi Vatican làm tổng trưởng, HY Ouellet đưa ra một lời xin lỗi, thừa nhận rằng một số phát biểu của mình đã gây ra những tổn thương và đau đớn. "Thông điệp của sự thật không phải lúc nào cũng dễ nghe," ngài nói "thật là một đau đớn cho những người nghe và đôi cũng là một đau đớn cho những người đã nói".
Ngài thường đưa ra chủ trương này: "Chính phủ đang tài trợ cho các phòng phá thai, tôi muốn có sự công bằng cho các tổ chức bảo vệ sự sống. Nếu chúng ta có sự quân bình trong việc tài trợ để giúp phụ nữ thì tôi nghĩ rằng chúng ta đạt được nhiều tiến bộ ở Canada".
Xin lỗi những sai sót cuả Giáo Hội
Năm 2007 trong một lá thư viết bằng tiếng Pháp công bố cho báo chí ở Quebec, Đức Hồng Y Ouellet công khai xin lỗi cho những gì ngài mô tả là những quá khứ "sai sót" của Giáo hội Công giáo La Mã ở Quebec. Trong số các lỗi lầm, là thái độ cuả giáo hội trước năm 1960 đã thúc đẩy những việc "chống Do Thái, phân biệt chủng tộc, thờ ơ với các bộ lạc Da đỏ (First Nations) và phân biệt đối xử với phụ nữ và người đồng tính."
HY Ouellet cho biết bức thư của ngài được viết để làm sáng tỏ những điểm ngài đã đệ trình lên Ủy ban Bouchard-Taylor (nghiên cứu về những điều cần làm về vấn đề văn hoá và tôn giáo cho các dân thiểu số), và đồng thời là noi gương một bức thư tương tự đã được Đức Giáo Hoàng John Paul II ban hành vào năm 2000.
Tư tuởng về chức vụ Giám Mục
Là tổng trưởng Thánh Bộ Giám Mục, HY Ouellet đóng một vai trò chính trong việc lựa chọn các giám mục và tổng giám mục trên khắp thế giới. Những vị giám mục bổ nhiệm trong nhiệm kỳ của ngài thường là những nhà thần học và bảo vệ đức tin. Số giám mục nổi tiếng được bổ nhiệm bao gồm: Angelo Scola (nay là HY, Ý), Charles J. Chaput (Mỹ ), Luis Antonio Tagle (nay là HY, Phi Luật Tân), và Charles Morerod (Thuỵ Sỹ ).
HY Ouellet nói: "Bây giờ, đặc biệt là trong bối cảnh thế tục hóa xã hội, việc đầu tiên chúng ta cần là các giám mục truyền giáo, chứ không chỉ là quản trị viên của các giáo phận, đó những người có khả năng rao giảng Tin Mừng, những người không chỉ là trung thành với huấn quyền và Đức Giáo Hoàng, nhưng cũng có khả năng giảng và, nếu cần thiết, bênh vực đức tin cách công khai ". Ngài cũng cảnh báo rằng nếu một linh mục hay một giám mục muốn 'nổi' để được thăng chức thì "tốt hơn là cứ để vị ấy ở lại chức vụ cũ ".
Một kinh nghiệm Mục Vụ đau thương
Có nhiều thay đổi vào năm 2002 khi Đức Giáo Hoàng John Paul II cử ngài làm tổng giám mục Quebec. Canada đã tổ chức cuộc hôn nhân đồng tính đầu tiên, và có thể sẽ dẫn đến một cuộc chiến cuối cùng trên toà án. Số giáo dân sụt giảm đáng kể, kể cả ở Quebec từng là một pháo đài Công Giáo. Pháo đài này lúc đó trở thành một chiến tuyến giữa những giáo huấn cuả Hội Thánh và một phe tả chính trị với một chủ nghiã 'giải phóng' (liberalism).
HY Ouellet đến Quebec với một nhiệm vụ ngăn chặn sự suy thoái này, nhưng nhiệm kỳ cuả ngài đã bị giới truyền thông luôn chế nhạo như là một hình ảnh cuả một người bảo thủ cứng rắn chống chọi lại một xã hội hiện đại. Những người chung quanh ngài cho biết trong thực tế đó là một hình ảnh hoàn toàn trái ngược với một người mà họ biết, là một trí tuệ cương quyết nhưng luôn luôn đi kèm với một nhân cách đơn giản, ấm áp.
Thêm vào những khó khăn đó, người em trai của ngài là Paul Ouellet, một nghệ sĩ và giáo viên nghỉ hưu, đã nhận tội vào năm 2003 là đã xâm phạm tình dục với hai cô gái trong năm 1980, khi họ mới có 13 và 14, trẻ hơn anh ta tới 30 tuổi. HY Ouellet không bao giờ bàn về việc ấy cách công khai, nhưng những người thân với ngài cho biết rằng đó là một vết thương đau đớn sâu xa.
Geoffroy de la Tousche, một linh mục người Pháp đã viết một cuốn sách dựa trên các cuộc thảo luận dài với HY Ouellet, cho biết ngài thường nhìn lại quãng thời gian đó với một nỗi u buồn nào đó. Cha de la Tousche nói "Tôi nghĩ rằng thời gian ở Quebec của ngài là một sự đau buồn khi phải nhìn thấy rằng ngay cả những thông điệp đơn giản nhất cuả mình cũng không được chấp nhận", Cha nói thêm "HY Ouellet chấp nhận nhiệm vụ với một sự hiểu biết rằng đây là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng tôi không nghĩ rằng ngài đã nghĩ nó có thể khó khăn đến như thế."
Những phê bình
HY Ouellet có nhiều người chống đối.
Một số linh mục ở Quebec vẫn còn ấm ức với ĐHY vì ngài cấm không cho họ 'giải tội tập thể' để ban ơn tha tội chung hàng loạt, tránh cho người Công Giáo khỏi bị khó chịu vì phải vào tòa giải tội, họ ủng hộ giải pháp này vì nó giúp cho số giáo dân tham dự đông hơn.
Tờ baó National Catholic Reporter, một tờ báo Công Giaó lớn nhưng thường bị các giám mục sở tại chê trách, đã phê bình HY Ouellet trong năm 2005 là "những người từng làm việc với HY Ouellet 'mô tả ngài là thân thiện, khiêm tốn và linh hoạt, nhưng cũng là một người bị giam cầm vào một hệ thống trí tuệ cứng nhắc để không có khả năng lắng nghe người khác.'"
Với báo chí bên Canada, tờ Toronto Globe and Mail đặt câu hỏi, "Một Hồng Y đã không thể cứu giáo hội Quebec của mình thì làm sao có thể cứu Vatican được nhỉ?"
Họ muốn nhắc lại cái ý là nhiệm kỳ tổng giám mục cuả HY Ouellet ở Quebec từ 2002 đến 2010 là một thất bại, vì có ít dấu hiệu cho thấy ngài đã lật ngược được cái đà suy giảm giáo dân ở đây, ngay cả một số anh chị em cuả ngài cũng không còn giữ đạo.
Một số người cũng nhắc lại những khoảnh khắc gây tranh cãi ở Quebec, như lời bình luận cuả ngài về phá thai, rằng phá thai là phi lý ngay cả trong những trường hợp bị hãm hiếp.
Những khó khăn ở Quebec đó dặt ra một câu hỏi, tựu trung là việc truyền bá thông điệp đức tin qua ngôn ngữ 'mẹ đẻ' của mình, ngài liệu có thể mang thông điệp đó lên sân khấu cuả thế giới không, nơi mà 'mỗi chữ mỗi nét ' của ngài sẽ được xem xét kỹ lưỡng và bị chỉ trích gay gắt?
Căn cứ vào thời gian phục vụ tại Châu Mỹ Latinh, người ta cũng nhận thấy rằng ngài có xu hướng đấu tranh, tập trung vào việc chống chủ nghĩa thế tục phương Tây cho nên sẽ có một số hồng y từ các nước đang phát triển có thể tự hỏi, liệu ngài có thể quân bình hơn để vừa thúc đẩy những quan hệ với khối Hồi giáo lại vừa phải đấu tranh để bảo vệ Kitô hữu đang bị bách hại tại các điểm nóng như Syria, Ấn Độ và Trung Quốc.
Về vấn đề cải cách giáo triều, một số quan sát viên cho rằng HY Ouellet đôi khi dễ xúc cảm, có lúc đã rướm lệ trong những khoảnh khắc tinh tế, và như vậy thì họ nghi ngờ rằng ngài không có một ý chí sắt đá để cải tổ những yếu kém cuả Vatican.
Những lập luận ủng hộ HY Ouellet.
Theo John Allen, có 6 ưu điểm như sau:
Trước hết, ngài là một nhà trí thức chân chính, là người có văn hóa sâu rộng và sắc sảo về thần học giống như Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI.
Thứ hai, nhiều hồng y muốn có một vị giáo hoàng làm cầu nối cho thế giới thứ nhất và thế giới thứ ba, và HY Ouellet là hợp thời nhất. Ngài nói sáu ngôn ngữ, đã có nhiều thời gian giảng dạy ở Nam Mỹ. Ngài đi khắp nơi, biết được các vấn đề rất khác nhau của thế giới một cách thực tế.
Thứ ba, nhiều hồng y ước muốn có một Giáo Hoàng cải cách Giáo Triều Rôma, và 'thanh trừng' một số nhân vật nếu cần. Mà lý lịch cuả HY Ouellet có vẻ hấp dẫn về việc đó. Từng là tư vấn cuả Thánh Bộ Giáo Sĩ từ 1995 đến 2000 và là thư ký của Hội Đồng Giáo Hoàng Thúc đẩy Hiệp nhất Kitô giáo từ 2001 đến 2002 trước khi tiếp nhận Thánh Bộ Giám Mục, ngài có nhiều bài viết với một cái nhìn sâu sắc về cách làm việc ở Vatican, tốt cũng như xấu.
Thứ tư, HY Ouellet được nhìn thấy như là một người có đời sống tâm linh sâu sắc và thích cầu nguyện, là người đáng được tin cậy khi nói về phần cốt lõi của niềm tin Kitô giáo. Nếu đánh điểm về sự thánh thiện để bầu chọn Giáo hoàng, thì HY Ouellet đứng gần đầu danh sách.
Thứ năm, là một người Canada, HY Ouellet sẽ đại diện cho một giáo hoàng ngoài châu Âu. Một phiếu cho HY Ouellet có vẻ như là một phiếu để mở rộng chân trời giáo hội.
Hơn nữa HY Ouellet không phải là một người Ý. Một số hồng y từ các muớc khác không tín nhiệm việc quản lý Vatican cuả Quốc Vụ Khanh Hồng Y Tarcisio Bertone, và do đó làm 'rầu nồi canh' cho triển vọng của những ứng viên người Ý.
Sau cùng, thứ sáu, ngài đã phục vụ ở Bắc Mỹ trong lúc tình hình đang ở lúc tệ hại nhất do kết quả của những bê bối lạm dụng tình dục, cho nên ngài nắm vững được những nhược điểm đã làm hao mòn thẩm quyền luân lý của giáo hội. Tại Roma, ngài được xem như là một nhân vật cải cách, từng gọi là cuộc khủng hoảng là "nguồn gốc của sự xấu hổ và tai tiếng khổng lồ" và việc lạm dụng tình dục không chỉ là một "tội ác", nhưng cũng là một "cái chết thực sự cuả các nạn nhân vô tội. "
Cảm tưởng cuả HY Ouellet về chức vụ giáo hoàng.
Trong tháng 6 năm 2011, Đức Hồng Y Ouellet đã bác bỏ những suy đoán về tiềm năng của ngài có thể là một giáo hoàng tương lai với một lời lẽ mạnh mẽ như sau: chức vụ Giáo Hoàng "là một cơn ác mộng".
HY Ouellet nói thêm rằng trong khi "bạn không thể bịt miệng thế giới không cho bàn tán về những chuyện viễn vông," nhưng cứ thử nhìn vào khối lượng công việc của Giáo hoàng Benedict thì sẽ thấy viễn tượng làm giáo hoàng quả là một việc "không đáng mong mỏi tý nào".
"Đó là một trách nhiệm làm tan nát cuộc đời cuả bạn. Đó là một loại công việc mà bạn không vận động để có."
Trần Mạnh Trác
(VietCatholic News)