Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2010
Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2010
LẼ SỐNG 03.4
03 Tháng Tư
Giỗ Tổ Hùng Vương
Giỗ Tổ Hùng Vương
Ngày mùng 10 tháng 3 Âm Lịch là ngày giỗ tổ Hùng Vương...
Theo tục truyền, vua Ðế Minh là cháu ba đời vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Linh (nay thuộc tỉnh Hà Nam) gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra một người con gọi là Lộc Tục. Sau, Ðế Minh truyền ngôi cho con trưởng làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.
Ranh giới nước Xích Quỷ lúc bấy giờ phía Bắc giáp Ðộng Ðình Hồ (tức Hồ Nam), phía Nam giáp Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Tây giáp Ba Thục, phía Ðông giáp bể Nam Hải.
Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào khoảng năm Nhâm Tuất (Tức là năm 2879 trước Tây Lịch) và lấy con gái Ðộng Ðình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, gọi là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Ðế Lai tên là Âu Cơ đẻ ra một lần 100 con trai. Sau này, Lạc Long Quân chia cho nàng 50 con để dắt lên núi, còn 50 con, ông đưa về hướng biển Nam Hải.
Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng sang làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương, sáng lập ra nước Việt Nam sau này...
"Vật đổi sao rời, phúc tổ vẫn lưu nền cổ tích
Nước nguồn cây cối, đạo người nên nhớ đạo Hùng Vương".
Hai câu thơ khuyết danh này như muốn nhắc nhở chúng ta về công đức của tổ tiên. Ngày 10 tháng 3 Âm Lịch, chúng ta không biết là ngày húy nhật của vua Hùng Vương nào, chỉ biết rằng người xưa đã biết chọn một ngày để con cháu về sau muôn đời có dịp tụ họp nhau lại mà nhớ đến tổ tiên, nhớ đến công đức của người đã sáng lập ra dòng họ, nhất là sáng lập ra quốc gia.
Cách đây vài năm, tổng thống Rigan của Hoa Kỳ đã về thăm Ái Nhĩ Lan. Ông muốn nói lên mối dây liên kết giữa ông, những người da trắng đang sinh sống tại Bắc Mỹ và tổ tiên của họ... Là người, ai cũng thấy cần có một tổ quốc, một quê hương trong đó cả một dòng giống được phát sinh và liên kết với nhau.
Cũng như tất cả những người tha hương, những người Việt Nam đang sống ở hải ngoại lúc nào cũng hướng về quê hương của họ. Quê hương là một cái gì vô cùng cao quý và thiêng liêng mà chỉ khi nào mất đi người ta mới cảm thấy luyến nhớ. Nhưng nói đến quê hương không có nghĩa là gợi lại một mảnh đất, một phong cảnh, một dòng sông... Nói đến quê hương là nói đến những người cùng bởi một ông tổ mà ra, những người cùng nói chung một thứ tiếng, những người có cùng một màu da, hay nói như người Việt Nam chúng ta, những người đồng bào, nghĩa là những người cùng chung một cái bọc mà sinh ra... Ðó là ý nghĩa của huyền thoại 100 cái trứng, trong câu chuyện lập quốc của chúng ta.
Nhưng những người công giáo không chỉ ý thức về tình máu mủ ruột thịt của những người cùng một dân tộc, họ còn có một gia đình rộng rãi hơn: đó là gia đình nhân loại.Nhà vô thần Voltaire đã nói: nếu Thiên Chúa không có thì chúng ta phải tạo ra Ngài... Vì sao thế? Thưa, để cuộc đời chúng ta có một ý nghĩa, để chúng ta biết chúng ta có chung một người Cha, và tất cả mọi người, dù không đồng một ngôn ngữ, dù không đồng một màu da, tất cả chúng ta đều là anh em với nhau. Và kết luận tất yếu của chân lý đó là: chúng ta phải thương yêu nhau.
Người trong cùng một nước, có cùng một ông tổ phải thương yêu nhau vượt lên trên tất cả mọi khác biệt về địa lý, về tôn giáo, về quan điểm chính trị.
Ðó là tất cả ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương mà chúng ta cử hành hằng năm. Ngày giỗ tổ ấy cũng còn mời gọi chúng ta đi xa hơn nữa để nhìn nhận mọi người đều là con cái Chúa và đều là anh em với nhau.
Theo tục truyền, vua Ðế Minh là cháu ba đời vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Linh (nay thuộc tỉnh Hà Nam) gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra một người con gọi là Lộc Tục. Sau, Ðế Minh truyền ngôi cho con trưởng làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.
Ranh giới nước Xích Quỷ lúc bấy giờ phía Bắc giáp Ðộng Ðình Hồ (tức Hồ Nam), phía Nam giáp Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Tây giáp Ba Thục, phía Ðông giáp bể Nam Hải.
Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào khoảng năm Nhâm Tuất (Tức là năm 2879 trước Tây Lịch) và lấy con gái Ðộng Ðình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, gọi là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Ðế Lai tên là Âu Cơ đẻ ra một lần 100 con trai. Sau này, Lạc Long Quân chia cho nàng 50 con để dắt lên núi, còn 50 con, ông đưa về hướng biển Nam Hải.
Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng sang làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương, sáng lập ra nước Việt Nam sau này...
"Vật đổi sao rời, phúc tổ vẫn lưu nền cổ tích
Nước nguồn cây cối, đạo người nên nhớ đạo Hùng Vương".
Hai câu thơ khuyết danh này như muốn nhắc nhở chúng ta về công đức của tổ tiên. Ngày 10 tháng 3 Âm Lịch, chúng ta không biết là ngày húy nhật của vua Hùng Vương nào, chỉ biết rằng người xưa đã biết chọn một ngày để con cháu về sau muôn đời có dịp tụ họp nhau lại mà nhớ đến tổ tiên, nhớ đến công đức của người đã sáng lập ra dòng họ, nhất là sáng lập ra quốc gia.
Cách đây vài năm, tổng thống Rigan của Hoa Kỳ đã về thăm Ái Nhĩ Lan. Ông muốn nói lên mối dây liên kết giữa ông, những người da trắng đang sinh sống tại Bắc Mỹ và tổ tiên của họ... Là người, ai cũng thấy cần có một tổ quốc, một quê hương trong đó cả một dòng giống được phát sinh và liên kết với nhau.
Cũng như tất cả những người tha hương, những người Việt Nam đang sống ở hải ngoại lúc nào cũng hướng về quê hương của họ. Quê hương là một cái gì vô cùng cao quý và thiêng liêng mà chỉ khi nào mất đi người ta mới cảm thấy luyến nhớ. Nhưng nói đến quê hương không có nghĩa là gợi lại một mảnh đất, một phong cảnh, một dòng sông... Nói đến quê hương là nói đến những người cùng bởi một ông tổ mà ra, những người cùng nói chung một thứ tiếng, những người có cùng một màu da, hay nói như người Việt Nam chúng ta, những người đồng bào, nghĩa là những người cùng chung một cái bọc mà sinh ra... Ðó là ý nghĩa của huyền thoại 100 cái trứng, trong câu chuyện lập quốc của chúng ta.
Nhưng những người công giáo không chỉ ý thức về tình máu mủ ruột thịt của những người cùng một dân tộc, họ còn có một gia đình rộng rãi hơn: đó là gia đình nhân loại.Nhà vô thần Voltaire đã nói: nếu Thiên Chúa không có thì chúng ta phải tạo ra Ngài... Vì sao thế? Thưa, để cuộc đời chúng ta có một ý nghĩa, để chúng ta biết chúng ta có chung một người Cha, và tất cả mọi người, dù không đồng một ngôn ngữ, dù không đồng một màu da, tất cả chúng ta đều là anh em với nhau. Và kết luận tất yếu của chân lý đó là: chúng ta phải thương yêu nhau.
Người trong cùng một nước, có cùng một ông tổ phải thương yêu nhau vượt lên trên tất cả mọi khác biệt về địa lý, về tôn giáo, về quan điểm chính trị.
Ðó là tất cả ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương mà chúng ta cử hành hằng năm. Ngày giỗ tổ ấy cũng còn mời gọi chúng ta đi xa hơn nữa để nhìn nhận mọi người đều là con cái Chúa và đều là anh em với nhau.
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2010
LẼ SỐNG 02.4
2 Tháng Tư
Ve Sầu Kêu Ve Ve
Ve Sầu Kêu Ve Ve
"Ve sầu kêu ve ve, suốt mùa hè. Ðến kỳ gió bấc thổi, nguồn cơn thật bối rối...".
Trên đây là bốn câu đầu trong bài thơ mà cụ Nguyễn Văn Vỉnh đã dịch từ chuyện ngụ ngôn "Con ve và con kiến" của thi sĩ Pháp La Fontaine.
Ở Việt Nam chúng ta cũng như tại nhiều nước trên thế giới, cứ mỗi độ hè về là ve sầu xuất hiện và kêu inh ỏi.
Theo sinh vật học thì có đến 23 loại ve sầu, mỗi loại có chu kỳ khác nhau: loại 2 năm, loại 3 năm. loại 17 năm v.v... Trước khi xuất hiện trên mặt đất, ve đã làm kiếp nhộng sống ngầm dưới đất đến 17 năm. Ngay sau khi ra khỏi trứng, nhộng đã chui xuống đất và sống yên lặng 17 năm.
Sinh vật học còn cho rằng, khi chu kỳ 17 năm chấm dứt, các con nhộng này có thể nghe được một tín hiệu bí mật kêu chúng ra khỏi lòng đất và hàng trăm triệu con nhộng đã đáp lại tiếng kêu gọi đó, bò lên mặt dất, tìm cây cối hay vật gì thẳng gốc với mặt đất để bám chặt vào, rồi lột vỏ, biến thành con ve với hai cánh dài để bay... Nhưng cuộc sống của ve rất ngắn ngủi: vì chúng chỉ sống được năm tuần lễ vừa đủ để làm một công tác duy nhất là đẻ trứng rồi chết.
Kiếp sống của con ve sầu có thể làm cho chúng ta liên tưởng đến cuộc đời của Chúa Giêsu: trong 33 năm sống kiếp con người, Ngài đã sống ẩn dật đến 30 năm.
Nếu đối với kiếp ve sầu, 17 năm sống dưới đất như nhộng không phải là vô ích, thì với Chúa Giêsu, 30 năm sống ẩn dật của Ngài cũng mang một ý nghĩa và giá trị đặc biệt. Kiếp sống lam lũ của người thợ mộc, những vất vả trong cuộc sống hằng ngày: tất cả đều mặc cho cuộc sống con người một ý nghĩa.
Chúa Giêsu đến để chiếu rọi ánh sáng vào cuộc sống con người. Ánh sáng đầu tiên đã được chiếu rọi vào cuộc sống chúng ta chính là những năm tháng ẩn dật ấy của Chúa Giêsu. Trong ánh sáng ấy, chúng ta sẽ hiểu dược dù nghèo hèn đến đâu, dù tối tăm đến đâu, công việc từng ngày của chúng ta là những đóng góp vào công cuộc cứu rỗi của Chúa. Con ve sầu phải tôi luyện trong suốt 17 năm trời mới có thể xuất hiện để sinh ra một mầm sống mới. Những lam lũ vất vả từng ngày của người Kitô chúng ta cũng có sức mang lại mầm sống mới cho rất nhiều người.
Ước gì ánh sáng của Chúa Giêsu chiếu rọi vào cuộc sống của chúng ta, để, dù vất vả lao nhọc và đau khổ từng ngày, chúng ta luôn vui vẻ tiến bước vì tin rằng cuộc sống của chúng ta đang mang lại sức sống cho nhiều người.
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Năm, 1 tháng 4, 2010
HÌNH THÁNH LỄ TIỆC LY GX THUẬN PHÁT
THỨ NĂM TUẦN THÁNH
* Các hội đoàn đã hoàn thành tốt phần việc được giao.
* Mời xem thêm HÌNH tại đây.
Hữu Toàn.
* Thánh Lễ chiều. Thánh Lễ Tiệc Ly tại giáo xứ Thuận Phát được cử hành lúc 18g00 (01-4-2010). Rất đông giáo dân đến tham dự, HĐMVGX đã lắp đặt 1 màn hình ngoài sân để trực tiếp hình ảnh Thánh Lễ, diễn tiến trong nhà thờ để phục vụ cộng đoàn đứng bên ngoài nhà thờ.
Thánh Lễ đã diễn ra trong bầu khí rất trang nghiêm. Sau Thánh Lễ Cha Chủ Tế xông hương MTC và rước MTC sang bàn thờ phụ. Tiếp theo sau là các giờ Chầu Thánh Thể nối tiếp nhau của các đoàn thể cho đến 23 giờ cùng ngày.
* Ca đoàn giới trẻ hát Lễ.Thánh Lễ đã diễn ra trong bầu khí rất trang nghiêm. Sau Thánh Lễ Cha Chủ Tế xông hương MTC và rước MTC sang bàn thờ phụ. Tiếp theo sau là các giờ Chầu Thánh Thể nối tiếp nhau của các đoàn thể cho đến 23 giờ cùng ngày.
* Các hội đoàn đã hoàn thành tốt phần việc được giao.
* Mời xem thêm HÌNH tại đây.
Hữu Toàn.
LẼ SỐNG 01.4
01 Tháng Tư
Tu Ðâu Cho Bằng Tu Nhà
Thờ Cha Kính Mẹ Mới Là Ðạo Con
Dương Phủ sinh ra trong một gia đình nghèo. Nhưng ông để hết tâm phụng dưỡng song thân.
Một hôm, ông nghe nói bên đất Thục có ông Vô Tế đại sĩ. Dương Phủ bèn xin từ biệt song thân để đến thụ giáo bậc hiền triết. Ði được nửa đường, ông gặp một vị lão tăng. Vị lão tăng khuyên Dương Phủ: "Gặp được bậc Vô Tế chẳng bằng gặp được Phật".
Dương Phủ hỏi vặn lại: "Phật ở đâu?". Vị lão tăng giải thích: "Nhà ngươi cứ quay trở về, gặp người nào mặc cái áo sắc như thế này, đi đôi dép kiểu như thế này thì chính là Phật đấy".
Dương Phủ nghe lời quay về nhà. Ði dọc đường, ông chẳng gặp ai như thế cả. Về đến nhà thì đã khuya, Dương Phủ gõ cửa gọi mẹ. Người mẹ mừng rỡ, khoác chăn, đi dép ra mở cửa. Bấy giờ, Dương phủ mới chợt nhận ra nơi mẹ mình hình dáng của Ðức Phật mà vị lão tăng đã mô tả.
Từ đấy, Dương Phủ mới nhận ra rằng cha mẹ trong nhà chính là Phật.
Thứ nhất thì tu tại gia
Thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa.
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là đạo con.
Thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa.
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là đạo con.
Ðể yêu thương con người một cách trọn vẹn, Chúa đã trở thành một con người. Chúa có cha, có mẹ. Chúa sinh ra trong một gia đình... Con người không chỉ được cứu rỗi một cách lẻ loi, nhưng trong một gia đình. Con người cần có một gia đình để sinh ra, để lớn lên và thành toàn... Tại Nagiaréth, Chúa đã lớn lên trong ân sủng và dáng vóc. Chúa đã vâng phục Thánh Giuse và Mẹ Maria. Chúa đã học đọc, học viết và ngâm nga từng câu Kinh Thánh với Mẹ Maria. Chúa cũng học cách sử dụng từng dụng cụ trong xưởng mộc của Thánh Giuse.
Trong ba năm sống đời công khai, ngôn ngữ và cách suy nghĩ của Chúa phản ánh phần nào sự giáo dục mà Chúa đã thụ hưởng nơi cha mẹ.
Xin Chúa thánh hóa tất cả mọi gia đình Việt Nam. Xin Chúa ban cho bậc cha mẹ ý thức được trách nhiệm giáo dục của họ. Xin Chúa ban cho con cái lòng hiếu thảo để biết vâng phục, kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ, nhất là trong lúc tuổi già của các ngài... Và xin cho mọi gia đình Việt Nam luôn biết tranh đấu để bảo vệ sự hiệp nhất trong gia đình và biến gia đình thành Giáo Hội nhỏ của Chúa.
Trích sách Lẽ Sống
(nguồn : thanhlinh.net)
Thứ Tư, 31 tháng 3, 2010
XƯNG TỘI MÙA CHAY 2010
Theo chương trình Mùa Chay và như thông lệ hằng năm của giáo xứ, để giúp cho cộng đoàn chuẩn bị tâm hồn bước vào Tam Nhật Vượt Qua và xứng đáng đón nhận Mầu Nhiệm Chúa Phục Sinh, trong 3 ngày : Thứ Hai, thứ Ba và thứ Tư (29,30 và 31-3-2010), Cha Chánh Xứ đã mời Quý Cha khách (8 Cha) đến giải tội 3 tối (từ 19 giờ đến 20 giờ 30).
Trong 3 tối giải tội đã có rất đông giáo dân đến xưng tội, riêng tối cuối phải đến 21 giờ các Cha mới giải tội xong. Các vị Trưởng và Phó các giáo khu được phân công giữ trật tự, điều phối lượng người đến xưng tội giữa các tòa đã hoàn thành tốt phần việc được giao. Cả 3 tối giải tội tuy số lượng người đến xưng tội khá đông nhưng rất trang nghiêm, trật tự. Tất cả đều xếp hàng thứ tự chờ đến lượt vào toà, không có sự cố gì xảy ra. Mọi người sau khi xưng tội xong đều ra về trong niềm hân hoan phấn khởi.
Tối cuối, sau khi các Cha giải tội xong, Ông Chủ Tịch và Bà Thủ quỹ HĐMVGX đã thay mặt cộng đoàn cám ơn Quý Cha không quản ngại đường xa, đã bớt thời gian nghỉ ngơi để đến giải tội, giúp cho cộng đoàn có cơ hội gặp gỡ Thiên Chúa để được lãnh nhận ơn tha thứ và chuẩn bị tâm hồn xứng đáng đón Mừng Chúa Phục Sinh.
* Vài HÌNH ẢNH các đêm giải tội.
Trong 3 tối giải tội đã có rất đông giáo dân đến xưng tội, riêng tối cuối phải đến 21 giờ các Cha mới giải tội xong. Các vị Trưởng và Phó các giáo khu được phân công giữ trật tự, điều phối lượng người đến xưng tội giữa các tòa đã hoàn thành tốt phần việc được giao. Cả 3 tối giải tội tuy số lượng người đến xưng tội khá đông nhưng rất trang nghiêm, trật tự. Tất cả đều xếp hàng thứ tự chờ đến lượt vào toà, không có sự cố gì xảy ra. Mọi người sau khi xưng tội xong đều ra về trong niềm hân hoan phấn khởi.
Tối cuối, sau khi các Cha giải tội xong, Ông Chủ Tịch và Bà Thủ quỹ HĐMVGX đã thay mặt cộng đoàn cám ơn Quý Cha không quản ngại đường xa, đã bớt thời gian nghỉ ngơi để đến giải tội, giúp cho cộng đoàn có cơ hội gặp gỡ Thiên Chúa để được lãnh nhận ơn tha thứ và chuẩn bị tâm hồn xứng đáng đón Mừng Chúa Phục Sinh.
Hữu Toàn.
LẼ SỐNG 31.3
31 Tháng BaÐời người là một chuỗi những chọn lựa và quyết định. Có những quyết định liên quan đến người khác. Có những chọn lựa thay đổi cả một đời người. Có lẽ quyết định nào cũng làm cho chúng ta ray rứt, dằn vặt.
Chọn Lựa
Một chủ nông trại nọ thuê một người thanh niên đến nhặt khoai tây cho nông trại: Công việc xem ra thật đơn giản: chỉ cần phân loại các loại củ khoai tây và cho vào sọt. Lớn theo lớn, trung bình theo trung bình và nhỏ theo nhỏ... Sau một ngày làm việc, người thanh niên đến gặp ông chủ và xin nghỉ việc: gương mặt của anh trông hốc hác và thất sắc hẳn. Ðược hỏi lý do, anh giải thích như sau:: "Công việc của ông giao phó không phải là một công việc nặng nhọc, nhưng điều làm cho tôi nhức óc đó là phải chọn lựa".
Chọn lựa và quyết định là cả một gánh nặng đối với con người, bởi vì không ai có thể làm điều đó thay thế cho chúng ta cả. Chúng ta cần người khác chỉ bảo, chúng ta cần người khác góp ý, nhưng quyết định vẫn là phần của chúng ta.
Thú vật dường như không có chọn lựa và quyết định. Tất cả đều được điều khiển bởi cái mà chúng ta gọi là bản năng. Con chim có thể làm được một cái tổ vô cùng tinh vi mà không cần phải học hỏi, cũng như không sợ phải sai lầm. Trong khi đó thì khả năng tưởng chừng như vô song, con người vẫn cứ phải rơi vào lầm lẫn này đến lầm lẫn nọ.
Lầm lẫn, nghi ngờ, bất an, vô định là số phận của con người. Ðiều đó làm cho con người day dứt, khổ đau, nhưng đồng thời cũng nói lên giá trị cao cả của con người. Chính vì những giới hạn bất toàn của con người, mà con người càng cảm nhận được sự trợ giúp của Thiên Chúa... Khi nhìn ngắm vũ trụ bao la, khi nhìn lại thân phận bé nhỏ yếu hèn của mình, tác giả Thánh Vịnh thứ 8 đã phải thốt lên: "Lạy Chúa, con người là chi mà Chúa phải bận tâm?".
Bé nhỏ trong vũ trụ, bất toàn và giới hạn giữa muôn tạo vật, nhưng con người không phải là một con số vô danh. Dưới ánh mắt yêu thương và hằng quan tâm của Thiên Chúa, mỗi một con người là một giá trị độc nhất vô nhị, là đối tượng của một tình yêu độc nhất.
Chúa Giêsu đã đến trong trần gian để nói với chúng ta điều đó: Hai con chim sẻ không đáng giá một hào, vậy mà không một con nào rơi xuống đất theo ý Cha cả, huống chi là con người.
Thiên Chúa đã yêu thương con người: đó là lý do khiến chúng ta phải luôn đặt tất cả tin tưởng vào Ngài... Nhưng mò mẫm và lầm lỗi trong cuộc sống chỉ là những nẻo quanh co, nhưng cuối cùng rồi cũng sẽ đưa chúng ta đến thành công, bởi vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta và không ngừng dẫn dắt chúng ta.
Trích sách Lẽ Sống
(nguồn : thanhlinh.net)
TIN MỪNG
Cha Gioan Maria Vũ Tất được bổ nhiệm
là tân Giám Mục Phụ Tá Hưng Hóa
VietCatholic News (29 Mar 2010 08:58)
VATICAN - Hôm nay 29-3-2010, Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC Benedictô XVI bổ nhiệm Cha Gioan Maria Vũ Tất làm tân GM Phụ tá giáo phận Hưng Hóa và chỉ định hiệu tòa Giám mục của Đức Cha là Tisiduo.
Tân Giám mục được bổ nhiệm Gioan Maria Vũ Tất năm nay 66 tuổi, hiện là Phó Giám Đốc Đại chủng viện Hà Nội. Ngài sinh ngày 10-3-1944 tại Thạch Thất, tỉnh Hà Sơn Bình, thuộc giáo phận Hưng Hóa.
Lúc thiếu thời, cậu Vũ Tất theo học trung học tại tiểu chủng viện Sơn Lộc, Sơn Tây. Từ năm 1969 đến 1987, thầy Tất theo học riêng triết học và thần học tại tòa Giám mục Hưng Hóa, đồng thời hành nghề để mưu sinh. Sau đó thày học bổ túc tại Đại chủng viện Hà Nội và thụ phong linh mục ngày 1-4-1987, khi đã 39 tuổi, sau thời gian dài chờ đợi sự chấp thuận cùa chính quyền.
Sau khi thụ phong linh mục, cha Vũ Tất lần lượt đặc trách mục vụ ơn gọi trong Giáo phận Hưng Hóa (1987-1992), rồi phụ tá Giám quản Giáo Phận trong 4 năm từ 1992.
Năm 1995 cha Vũ Tất được gửi sang Roma du học trong 2 năm và đậu cử nhân giáo luật tại Đại học Giáo Hoàng Urbaniana, trước khi học thêm một về mục vụ tại Đại Học Công Giáo Paris (1997-1998).
Trở về nước, Cha Vũ Tất phụ tá tại Tòa Giám mục Hưng Hóa, đồng thời đặc trách mục vụ truyền giáo tại tỉnh Lào Cai (1998-2003).
Từ năm 2003 đến năm ngoái (2009), cha làm chánh sở giáo xứ Bạch Lộc.
Từ năm 1999 đến 2004, cha được chỉ định dạy môn Giáo luật tại Đại chủng viện Hà Nội. Đến năm 2005, cha Vũ Tất được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Đại chủng viện Hà Nội, phụ trách cơ sở 2 tại Cổ Nhuế, Sở Kiện.
Trong nhiệm vụ mới, Đức Cha Vũ Tất phụ giúp Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, 66 tuổi, Giám mục chính tòa Hưng Hóa, một giáo phận có diện tích rộng nhất tại Việt Nam với hơn 54.350 cây số vuông bao gồm 10 tỉnh, với gần 223 ngàn tín hữu Công Giáo trên tổng số gần 7 triệu dân cư, trong đó một phần lớn là người dân tộc. Giáo phận Hưng Hóa hiện có 75 giáo xứ, 43 linh mục triều và 11 linh mục dòng, với 53 đại chủng sinh, 13 tu huynh và 178 nữ tu.
VietCatholic
là tân Giám Mục Phụ Tá Hưng Hóa
VietCatholic News (29 Mar 2010 08:58)
VATICAN - Hôm nay 29-3-2010, Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC Benedictô XVI bổ nhiệm Cha Gioan Maria Vũ Tất làm tân GM Phụ tá giáo phận Hưng Hóa và chỉ định hiệu tòa Giám mục của Đức Cha là Tisiduo.
Tân Giám mục được bổ nhiệm Gioan Maria Vũ Tất năm nay 66 tuổi, hiện là Phó Giám Đốc Đại chủng viện Hà Nội. Ngài sinh ngày 10-3-1944 tại Thạch Thất, tỉnh Hà Sơn Bình, thuộc giáo phận Hưng Hóa.
Lúc thiếu thời, cậu Vũ Tất theo học trung học tại tiểu chủng viện Sơn Lộc, Sơn Tây. Từ năm 1969 đến 1987, thầy Tất theo học riêng triết học và thần học tại tòa Giám mục Hưng Hóa, đồng thời hành nghề để mưu sinh. Sau đó thày học bổ túc tại Đại chủng viện Hà Nội và thụ phong linh mục ngày 1-4-1987, khi đã 39 tuổi, sau thời gian dài chờ đợi sự chấp thuận cùa chính quyền.
Sau khi thụ phong linh mục, cha Vũ Tất lần lượt đặc trách mục vụ ơn gọi trong Giáo phận Hưng Hóa (1987-1992), rồi phụ tá Giám quản Giáo Phận trong 4 năm từ 1992.
Năm 1995 cha Vũ Tất được gửi sang Roma du học trong 2 năm và đậu cử nhân giáo luật tại Đại học Giáo Hoàng Urbaniana, trước khi học thêm một về mục vụ tại Đại Học Công Giáo Paris (1997-1998).
Trở về nước, Cha Vũ Tất phụ tá tại Tòa Giám mục Hưng Hóa, đồng thời đặc trách mục vụ truyền giáo tại tỉnh Lào Cai (1998-2003).
Từ năm 2003 đến năm ngoái (2009), cha làm chánh sở giáo xứ Bạch Lộc.
Từ năm 1999 đến 2004, cha được chỉ định dạy môn Giáo luật tại Đại chủng viện Hà Nội. Đến năm 2005, cha Vũ Tất được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Đại chủng viện Hà Nội, phụ trách cơ sở 2 tại Cổ Nhuế, Sở Kiện.
Trong nhiệm vụ mới, Đức Cha Vũ Tất phụ giúp Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, 66 tuổi, Giám mục chính tòa Hưng Hóa, một giáo phận có diện tích rộng nhất tại Việt Nam với hơn 54.350 cây số vuông bao gồm 10 tỉnh, với gần 223 ngàn tín hữu Công Giáo trên tổng số gần 7 triệu dân cư, trong đó một phần lớn là người dân tộc. Giáo phận Hưng Hóa hiện có 75 giáo xứ, 43 linh mục triều và 11 linh mục dòng, với 53 đại chủng sinh, 13 tu huynh và 178 nữ tu.
VietCatholic
TỶ PHÚ
Tỷ phú Anh dâng cho GH Công Giáo một nửa gia tài
VietCatholic News (30 Mar 2010 09:10)
Tỷ phú 82 tuổi người Anh đến từ xứ Wales đã quyết định chia đôi phân nửa tài sản trị giá 1.1 tỷ USD của mình và tặng cho Giáo hội Công giáo vì một lời hứa thời trai trẻ.
Doanh nhân nổi tiếng Albert Gubay, sinh năm 1928, một tín hữu Công giáo La Mã, quyết định dâng số tài sản khổng lồ của mình cho Giáo hội Công giáo Anh, thông qua các tổ chức từ thiện, để tài trợ cho những dự án của Giáo hội như xây mới và trùng tu các nhà thờ, cơ sở thờ tự.
Quyết định của ông nhằm thực hiện lời hứa khi còn là một người bán kẹo nghèo. Hồi ấy, Gubay đã cầu nguyện xin Chúa giúp mình trở thành triệu phú và nếu được như vậy thì ông sẽ dâng phân nửa tài sản cho Giáo hội.
Vào năm 1965, khi ở tuổi 37, Gubay cho khai trương cửa hàng bán lẻ đầu tiên của mình. Ít lâu sau đó, ông đã biến nó thành một chuỗi các siêu thị lớn. Đến 1973, ông nhượng lại chuỗi siêu thị với giá 28 triệu USD. Lúc đó tuy đã thành triệu phú như lời cầu nguyện năm xưa, nhưng tham vọng làm giàu của ông vẫn chưa dừng ở đó. Gubay lấy số tiền kia đem đầu tư thương mại tại Mỹ, Ireland và New Zealand. Ông còn lấn sang các lĩnh vực như bất động sản.
Sau một lần bị chứng đau lưng hành hạ, Albert Gubay quyết định mở chuỗi trung tâm luyện tập sức khỏe mang tên Total Fitness. Năm 2004, ông bán trung tâm này để lấy 154 triệu USD.
Tiếp đó ông lại tạo dựng một đế chế tài chính hùng mạnh là tập đoàn Derwent Holdings với hàng chục công ty con.
Tính tới nay, Albert Gubay đứng thứ 880 trong danh sách các tỷ phú giàu nhất thế giới do Forbes bình chọn, với tổng tài sản trị giá 1.1 tỷ USD. Ông đang sống với vợ và hai con trong một ngôi nhà trên hòn đảo Isle of Man thanh bình.
Peter Nguyễn Minh Trung
VietCatholic News (30 Mar 2010 09:10)
Tỷ phú 82 tuổi người Anh đến từ xứ Wales đã quyết định chia đôi phân nửa tài sản trị giá 1.1 tỷ USD của mình và tặng cho Giáo hội Công giáo vì một lời hứa thời trai trẻ.
Doanh nhân nổi tiếng Albert Gubay, sinh năm 1928, một tín hữu Công giáo La Mã, quyết định dâng số tài sản khổng lồ của mình cho Giáo hội Công giáo Anh, thông qua các tổ chức từ thiện, để tài trợ cho những dự án của Giáo hội như xây mới và trùng tu các nhà thờ, cơ sở thờ tự.
Quyết định của ông nhằm thực hiện lời hứa khi còn là một người bán kẹo nghèo. Hồi ấy, Gubay đã cầu nguyện xin Chúa giúp mình trở thành triệu phú và nếu được như vậy thì ông sẽ dâng phân nửa tài sản cho Giáo hội.
Vào năm 1965, khi ở tuổi 37, Gubay cho khai trương cửa hàng bán lẻ đầu tiên của mình. Ít lâu sau đó, ông đã biến nó thành một chuỗi các siêu thị lớn. Đến 1973, ông nhượng lại chuỗi siêu thị với giá 28 triệu USD. Lúc đó tuy đã thành triệu phú như lời cầu nguyện năm xưa, nhưng tham vọng làm giàu của ông vẫn chưa dừng ở đó. Gubay lấy số tiền kia đem đầu tư thương mại tại Mỹ, Ireland và New Zealand. Ông còn lấn sang các lĩnh vực như bất động sản.
Sau một lần bị chứng đau lưng hành hạ, Albert Gubay quyết định mở chuỗi trung tâm luyện tập sức khỏe mang tên Total Fitness. Năm 2004, ông bán trung tâm này để lấy 154 triệu USD.
Tiếp đó ông lại tạo dựng một đế chế tài chính hùng mạnh là tập đoàn Derwent Holdings với hàng chục công ty con.
Tính tới nay, Albert Gubay đứng thứ 880 trong danh sách các tỷ phú giàu nhất thế giới do Forbes bình chọn, với tổng tài sản trị giá 1.1 tỷ USD. Ông đang sống với vợ và hai con trong một ngôi nhà trên hòn đảo Isle of Man thanh bình.
Peter Nguyễn Minh Trung
Thứ Ba, 30 tháng 3, 2010
TUẦN THÁNH JERUSALEM
Thứ Năm Tuần Thánh.
* Phòng Tiệc Ly.
* Vườn Cây Dầu.
* Dinh Thượng Tế Caipha.
Thứ Sáu Tuần Thánh.
* Đàng Thánh Giá.
* Đồi Golgotha - Núi Calvê.
Thứ Bảy Tuần Thánh.
* Ngôi Mộ Chúa Giêsu.
Hữu Toàn.
LẼ SỐNG 30.3
30 Tháng BaMôn đệ của một vị đạo sĩ kia muốn từ bỏ thế gian, nhưng anh ta quyến luyến gia đình và bảo rằng: "Vợ con tôi quá thương yêu tôi, nên họ không bằng lòng cho tôi thoát tục".
Chết Thay Cho Người
Nghe nói thế, vị đạo sĩ muốn cho anh ta biết sự thật nên đã dạy cho anh một kỹ thuật giả chết. Sau một thời gian học thuần thục, vị đạo sĩ bảo anh hãy áp dụng kỹ thuật này khi về đến nhà. Và quả thật, anh ta đã thực hành bài học cách tuyệt hảo để nhắm mắt xuôi tay, nhưng vẫn còn nghe được mọi tiếng khóc than của vợ con và thân nhân, bạn bè.
Ngày hôm sau, vị đạo sĩ đến để phân ưu cùng thâm quyến. Sau những giây phút tưởng niệm người quá cố, ông nghiêm nghị bảo thân nhân đang khóc thương người đã từ biệt cõi đời rằng: "Tôi có bí quyết để cứu sống anh ta, nếu có ai sẵn lòng chết thay cho anh".
Anh chàng giả chết ngạc nhiên khi nghe mọi người trong gia đình nêu ra mọi lý do để biện minh là mình cần phải sống. Càng ngạc nhiên hơn khi anh nghe người vợ nghĩa thiết của mình tóm lược mọi lý lẽ trên bằng một lời quả quyết: "Tôi nghĩ không ai cần chết thay cho chồng tôi. Không có anh ta, chúng tôi vẫn có thể làm lụng để sống".
Câu chuyện trên có thể xảy ra bất cứ ở đâu và trong bất cứ gia đình nào. Và theo sự suy luận thông thường, chúng ta phải công nhận rằng: Người vợ và thân nhân của anh chàng giả chết có lý của họ. Nhưng triết gia Pascal cũng có lý khi nhận định: "Con tim có những lý lẽ của nó mà lý trí không thể hiểu nổi".
Ðó là lý lẽ của con tim trong con người của cha Ðamien, tông đồ người hủi mà cách đây không lâu nhiều người đã long trọng tưởng niệm một trăm năm ngày qua đời của Ngài. Cha Ðamien đã dấn thân phục vụ những người bị bệnh phong hủi để rồi kết thúc cuộc đời bằng chính căn bệnh của những người cha đã săn sóc với sự bình thản được biểu lộ trong những dòng tâm sự cha viết cho bạn bè vài ngày trước khi trút hơi thở cuối cùng: "Tôi chết vì bệnh phong cùi, nhưng tôi là một thừa sai sung sướng nhất trên địa cầu này".
Ðó cũng là lý lẽ của con tim trong con người của cha Maximilian Kolbe, nạn nhân của chính sách bạo tàn tiêu hủy người Do Thái của Ðức quốc xã. Cha Maximilian đã đứng ra chịu chết thay cho một anh bạn tù. Có thể những người mang lý lẽ này trong con tim hiểu được câu giáo huấn của Ðức Kitô: "Không ai có tình yêu lớn hơn kẻ hy sinh mạng sống vì bạn hữu mình".
Trích sách Lẽ Sống
(nguồn : thanhlinh.net)
Thứ Hai, 29 tháng 3, 2010
CHUYỆN BÊN LỀ
Nhân chuyến đi tham dự Thánh Lễ an táng Cụ Cố Phanxicô Xaviê, sau khi chào tạm biệt ông Chủ Tịch HĐMVGX và gia đình, Cha Chánh Xứ và cộng đoàn đến tham quan Đan Viện Xitô – Thánh Mẫu Tâm – Mỹ Ca theo lời mời của Cha Phaolô Bảo Tịnh Trần Văn Bảo, Bề Trên Đan Viện.
Đoàn đã được Cha giới thiệu lịch sử, quá trình xây dựng Đan Viện và những nét độc đáo của Đan Viện như nhà thờ được xây dựng hình bát giác có mái nhà thờ hình chóp như chiếc nón lá. Trong khuôn viên hướng bên trái được thiết kế chùm tượng các Thánh Tử Đạo VN, Tượng Đài Đức Mẹ La Vang, Chặng Đàng Thánh Giá… rất ấn tượng. Thiết kế trong nhà thờ cũng thật đẹp, hiếm thấy như Tòa Giảng bằng đá, bục để sách Kinh Thánh có thể xoay tròn, trần nhà thờ là chiếc nón lá khổng lồ có cả dây quay nón… Cổng Đan Viện được xây bằng đá, tường xung quanh xây cao bằng đá, có hồ nước rộng giữa khuôn viên… không gian cảnh trí ở đây thật “thơ mộng” “thanh bình” rất tuyệt, ai cũng muốn có tấm hình kỷ niệm.
Sau phút cầu nguyện ngắn trong nhà thờ và dùng nước với Cha Bề Trên Đan Viện, Cha Chánh Xứ và cộng đoàn cùng chụp hình lưu niệm, chào từ biệt ra về và mong có dịp trở lại Đan Viện trong dịp khác.
Vài HÌNH ẢNH Đan Viện Xitô - Mỹ Ca.Đoàn đã được Cha giới thiệu lịch sử, quá trình xây dựng Đan Viện và những nét độc đáo của Đan Viện như nhà thờ được xây dựng hình bát giác có mái nhà thờ hình chóp như chiếc nón lá. Trong khuôn viên hướng bên trái được thiết kế chùm tượng các Thánh Tử Đạo VN, Tượng Đài Đức Mẹ La Vang, Chặng Đàng Thánh Giá… rất ấn tượng. Thiết kế trong nhà thờ cũng thật đẹp, hiếm thấy như Tòa Giảng bằng đá, bục để sách Kinh Thánh có thể xoay tròn, trần nhà thờ là chiếc nón lá khổng lồ có cả dây quay nón… Cổng Đan Viện được xây bằng đá, tường xung quanh xây cao bằng đá, có hồ nước rộng giữa khuôn viên… không gian cảnh trí ở đây thật “thơ mộng” “thanh bình” rất tuyệt, ai cũng muốn có tấm hình kỷ niệm.
Sau phút cầu nguyện ngắn trong nhà thờ và dùng nước với Cha Bề Trên Đan Viện, Cha Chánh Xứ và cộng đoàn cùng chụp hình lưu niệm, chào từ biệt ra về và mong có dịp trở lại Đan Viện trong dịp khác.
Hữu Toàn.
LẼ SỐNG 29.3
29 Tháng BaMột đêm kia, ông Paganini, một nhạc sĩ vĩ cầm nổi tiếng vào thế kỷ 19 bước ra sân khấu và chỉ khám phá nhạc khí ông đang cầm trên tay có cái gì bất bình thường sau khi những tràng pháo tay của khán giả ngưỡng mộ ông nổi lên vang dậy và chấm dứt. Nhìn kỹ lại chiếc đàn lần thứ hai, nhạc sĩ Paganini mới nhận thấy đây không phải là cây vĩ cầm tuyệt hảo quen thuộc đã đưa ông lên đài danh vọng.
Khúc Nhạc Tuyệt Vời
Ông đứng bất động trong giây phút, rồi bắt buộc phải lên tiếng xin lỗi khán giả đang nóng lòng chờ đợi nghe những điệu nhạc tuyệt diệu của ông. Paganini giải thích: "Vì lý do kỹ thuật, xin quý vị vui lòng chờ đợi trong giây phút vì tôi đã lấy lộn cây đàn". Cáo lỗi xong, Paganini lách mình sau bức màn sân khấu và yên trí là cây đàn bất hủ của mình vẫn nằm nơi ông đã đặt nó. Nhưng ông không khỏi bàng hoàng khi nhận ra là có người đã đánh cắp nhạc khí quý giá của ông khỏi thùng đàn và đã đặt một cây đàn rẻ tiền khác thay thế vào. Nhạc sĩ Paganini đứng yên như bức tượng một hồi lâu rồi như một ý nghĩ gì lóe lên trong trí óc, ông cương quyết cầm cây đàn tầm thường bị đánh tráo trở lại sân khấu và lớn tiếng tuyên bố:
"Kính thưa quý vị, ai đó đã đánh cắp cây đàn quý giá của tôi, nhưng trong buổi trình diễn này, tôi muốn chứng minh cùng quý vị là: vẻ đẹp và cái tinh túy của nhạc không nằm trong nhạc khí, nhưng nằm trong tâm hồn của nhạc sĩ".
Nói xong, nhạc sĩ tài ba bắt đầu dạo nhạc và từ cây vĩ đàn tầm thường ông đã say sưa trình diễn những khúc nhạc tuyệt vời tưởng chừng như bất tận, cho đến khi khán giả say mê ngây ngất, đã đứng dậy vỗ tay tán thưởng vang dậy vì ông Paganini đã thật sự chứng minh với họ là: Tinh thần nhạc không tùy thuộc ở trong nhạc khí nhưng hàm ẩn trong tâm hồn của nhạc sĩ.
Ðây cũng là sứ mệnh của các tín hữu Kitô: Hằng ngày sau một giấc ngủ yên, họ bừng chỗi dậy để ra sân khấu cuộc đời trình diễn khúc nhạc: "Thiên Chúa là Tình Yêu". Gặp thời kỳ thuận tiện hay bất lợi, gặp môi trường sinh sống xứng hợp với khúc nhạc hay không, gặp những người chung sống có chấp nhận hay từ chối, cuộc sống của người Kitô hữu phải chứng minh rằng: Khúc nhạc "Thiên Chúa là Tình Yêu" không thể bị lệ thuộc vào những hoàn cảnh, vào những môi trường sinh sống bên ngoài, nhưng phải là khúc nhạc xuất phát từ tâm hồn như những điệu nhạc tuyệt vời của nhạc sĩ Paganini không bị lệ thuộc vào nhạc khí, nhưng đã xuất phát từ tâm hồn điêu luyện say mê âm nhạc của ông.
Trích sách Lẽ Sống
(nguồn : thanhlinh.net)
Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2010
THÁNH LỄ AN TÁNG CỤ CỐ PHANXICÔ XAVIÊ LƯU TRUNG
THÂN PHỤ ÔNG LƯU QUANG SỰ CHỦ TỊCH HĐMVGX THUẬN PHÁT
Chiều ngày 25.3.2010 HĐMVGX Thuận Phát đã tổ chức đi Cam Ranh để dâng giờ kinh cầu nguyện cho linh hồn Cụ Cố Phanxicô Xaviê Lưu Trung là thân phụ của Ông Chủ Tịch HĐMVGX Thuận Phát, tham dự Thánh Lễ an táng và đưa tiển Cụ đến nơi an nghỉ chờ ngày Phục Sinh.
Đoàn gồm có Cha Chánh Xứ, đại diện các hội Dòng, HĐMVGX, đại diện các ca đoàn, các hội đoàn trong giáo xứ, khởi hành lúc 17g30 và đến nơi lúc 03g15 sáng ngày 26.3.2010. Sau ít phút chào hỏi và nghỉ mệt:
Đoàn gồm có Cha Chánh Xứ, đại diện các hội Dòng, HĐMVGX, đại diện các ca đoàn, các hội đoàn trong giáo xứ, khởi hành lúc 17g30 và đến nơi lúc 03g15 sáng ngày 26.3.2010. Sau ít phút chào hỏi và nghỉ mệt:
- 03g30 Ông Phó Chủ Tịch HĐMVGX (phụ trách đối ngoại) bắt đầu hướng dẫn giờ kinh sau khi nhường lời để Cha Chánh Xứ có đôi lời chia buồn cùng Ông Chủ Tịch và tang quyến.
- 04g00 HĐMVGX Thuận Phát và cộng đoàn tiến hành nghi thức động quan và đưa linh cửu Cụ Cố đến nhà thờ giáo xứ Vinh Trang để dâng Thánh Lễ an táng cho Cụ. Thánh Lễ an táng Cụ Cố được cử hành rất trang trọng (8 LM đồng tế). Ông Chủ Tịch đã thay mặt tang quyến cám ơn Quý Cha, Quý Soeurs, ông bà cô bác, bạn bè gần xa và cộng đoàn 2 giáo xứ đã đến chia buồn cùng tang quyến, đọc kinh cầu nguyện và dâng Thánh Lễ an táng cầu cho linh hồn Cụ Phanxicô Xaviê.
Mời xem thêm hình ảnh TẠI ĐÂY.
Hữu Toàn.
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM C 2010
Audio Thánh Lễ CHÚA NHẬT LỄ LÁ TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA. Thánh vịnh tuần II. Làm phép và rước lá : Lc. 19,28-40. Thánh Lễ : Is 50,4-7 ; Pl 2,6-11 ; Lc 22,14-56 (hay Lc 23,1-49)
Cha Đaminh Nguyễn đức Thông DCCT dâng Lễ
Ca đoàn Cécilia hát Lễ
Mời bấm VÀO ĐÂY và chọn bài để nghe
Hữu Toàn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)