Thứ Hai, 30 tháng 5, 2022

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ HAI TUẦN 7 MÙA PHỤC SINH 2022

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Hai, ngày 30.5.2022
tại Trung tâm Mục vụ TGP.Saigon.
 

CHA MẸ SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRẺ NHƯ THẾ NÀO?


CHA MẸ SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ 
CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRẺ NHƯ THẾ NÀO?

Tác giả: T.J. Burdick

WHĐ (29.5.2022) - Khi các con tôi mới bước vào tuổi đi học, tôi cứ băn khoăn về việc mình có thường xuyên sử dụng điện thoại trước mặt chúng hay không. Nên, một hôm, tôi đã cho chúng ngồi xuống và hỏi: “Các con à, thế các con nghĩ là bố thích làm gì nhất?”

Trong khi chờ đợi câu trả lời của bọn trẻ, tôi đã chìm đắm trong một chuỗi những suy nghĩ về việc sử dụng công nghệ một cách quá mức của mình. Và rồi, tôi bắt đầu nhận ra ảnh hưởng của việc sử dụng thiết bị điện tử đối với các con của tôi.

1. Chúng ta tạo cớ cho trẻ có những hành vi tiêu cực để gây chú ý

Tôi chẳng bao giờ hết ngạc nhiên khi thấy bọn trẻ làm phiền tôi nhanh như thế nào mỗi khi tôi cầm điện thoại lên, dù tôi vẫn cố gắng duy trì sự chú ý của mình vừa vào chúng vừa vào màn hình điện thoại. Vì thực, chỉ trong vòng vài phút, bọn trẻ đã hướng về phía tôi để đặt ra nhiều câu hỏi; để đưa cho tôi xem những gì chúng làm được; hoặc chỉ để nhận nơi tôi một cái ôm,... Đôi khi, tôi nói ỡm ờ: “Chờ bố một chút” trong khi mắt tôi vẫn không rời ra khỏi chiếc điện thoại. Một điều rất rõ là, nếu tôi chỉ cần phớt lờ bọn trẻ thêm một chút, thì chúng bắt đầu nỗ lực bằng nhiều cách cốt để lôi kéo sự chú ý của tôi. Chẳng hạn như: chúng sẽ lải nhải lặp đi lặp lại các câu hỏi; rồi ném tung các đồ chơi; và thậm chí chọng choẹ nhau… chỉ với mục đích là để tôi rời mắt khỏi điện thoại và quan tâm đến chúng.

Tôi biết chắc, đây không phải là tình huống duy nhất và chỉ xảy ra dưới mái nhà tôi đâu. Là một giáo viên lớp 6 toàn thời gian, tôi cũng nhận thấy điều này nơi các học trò của tôi ở trường. Những học sinh cần tình yêu thương nhất thường có khuynh hướng thể hiện những hành vi tiêu cực nhằm tìm kiếm sự chú ý hơn những em khác. Những học sinh này dường như không có khả năng đồng cảm, không quan tâm đến người khác và rất hay gây rối, nhưng thực ra, là chúng đang tìm kiếm sự chú ý mà chúng thiếu, có khi vì do sự lạm dụng công nghệ trong gia đình hoặc thiếu sự kết nối bạn bè của chúng.

Giáo sư Sherry Turkle cũng đồng ý với nhận xét này, như ông diễn tả trong cuốn sách mà ông là tác giả rằng:

Tôi có trích dẫn từ một số sinh viên đại học mô tả về tuổi thơ khi các em không nhận được sự quan tâm của cha mẹ trong các bữa ăn trong gia đình. Điều đáng lo ngại là cha mẹ không phản ứng một cách thích hợp khi trẻ đang nỗ lực tìm kiếm sự chú ý của họ đối với chúng. Đây tuy là một tật xấu nhỏ và kín đáo nhưng đôi khi sẽ phát thành bệnh mà chúng ta cần phải quan tâm.

Thật vậy, trẻ em có những hành động tiêu cực, chủ yếu là do cha mẹ chúng thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử và bỏ bê chúng. Có lẽ điều này đúng trong ngôi nhà của tôi, và tôi nghĩ, nó cũng đúng với hàng triệu ngôi nhà trên khắp thế giới.

2. Chúng ta mất cơ hội để điều chỉnh hành vi của trẻ

Là cha mẹ, chúng ta hiểu con mình hơn bất kỳ ai, chúng ta biết khi nào thì năng lượng của bọn trẻ đạt tới mức cao nhất. Chúng ta có thể nhận ra điều này qua cách chúng chạy nhảy, cách chúng nói chuyện, thậm chí ngay cả qua cách chúng quan sát xem có cách nào để làm điều gì đó hoặc gây rối một cách hiệu quả hay không. Do đó, có rất nhiều cơ hội trong ngày để chúng ta có thể điều chỉnh và chuyển hướng trẻ đến điều gì đó tốt đẹp hơn. Ví dụ như: Nhắc trẻ thu dọn đồ chơi này đi trước khi lấy đồ chơi khác ra để chúng khỏi phải nhặt cả đống đồ chơi cùng một lúc; Nhắc trẻ đã hoàn tất bữa ăn ngay cả khi chúng nói rằng chúng không đói, vì nếu không, chỉ 1 tiếng đồng hồ sau đó, trẻ sẽ thấy “cồn cào” ngay; Can thiệp khi đứa trẻ nhận ra món đồ chơi mà chúng đang chơi bị anh chị em khác giành lấy khi chúng hớ hênh; …. Khi bỏ lỡ những cơ hội như thế vì mải lướt màn hình điện thoại, chúng ta sẽ thấy trước được hậu quả là trẻ sẽ có nhiều hành vi tiêu cực như thế nào.

3. Chúng ta gây ảnh hưởng đến việc phát âm của trẻ

Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng, những khoảnh khắc đầu đời rất quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của trẻ em. Từ sơ sinh đến 2 tuổi, não bộ của trẻ học cách phản ứng với các loại kích thích và kết quả là các kỹ năng vận động, nhận thức chiều sâu, và đặc biệt là khả năng ngôn ngữ của trẻ bắt đầu phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Điều quan trọng nhất là cảm giác thuộc về của trẻ cũng được củng cố khi chúng thường xuyên được tiếp xúc với những cái ôm, những nụ hôn, và vỗ về từ cha mẹ.

Việc nuôi nấng, chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh nhiều khi tạo ra cảm giác mệt mỏi, thậm chí là buồn chán. Nhiều bậc cha mẹ đã tìm thấy nơi công nghệ một "lối thoát" khỏi sự nhàm chán và căng thẳng của việc nuôi dạy con cái và nhu cầu cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, khi bị cuốn hút vào công nghệ, chắc chắn sự chú ý của họ bị phân tán và kết quả là họ ít nói với con hơn. Mặc dù họ có thể vẫn chăm lo cho con cách an toàn, vẫn tạo điều kiện để con vận động và tiếp xúc với môi trường xung quanh, nhưng họ có xu hướng là yên lặng hơn khi phải tập trung tâm trí và năng lượng của mình vào màn hình. Điều này dẫn đến kết quả là, vì thiếu tương tác ngôn ngữ, đứa trẻ có thể thích nghi với việc quan sát nhiều hơn nhưng lại chậm nói hơn.

Jenny Radesky, MD., một chuyên gia về hành vi trẻ em và cũng là bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng Mott thuộc Đại học Michigan, đã tiến hành nghiên cứu với các đồng nghiệp từ Trung tâm Y tế Boston đã phát hiện ra rằng “việc sử dụng thiết bị di động của cha mẹ có liên quan đến việc ít tương tác bằng lời nói và không lời hơn với trẻ em”.

4. Chúng ta dần thiếu sự đồng cảm

Một nhóm nghiên cứu đã tiến hành một xét nghiệm để xem liệu việc sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên có ảnh hưởng đến khả năng đọc biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của người xa lạ nơi trẻ vị thành niên hay không.

Để làm điều này, nhóm nghiên cứu đã mời một số thanh thiếu niên, là những người tự nhận là họ sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên hơn những người khác, tham gia một trại hè kéo dài một tuần.

Trước hết, nhóm nghiên cứu chia các thanh thiếu niên thành 2 nhóm; thứ đến, họ cho các em xem ảnh của một số người lạ nào đó; sau cùng, họ yêu cầu các em nói cho biết những người lạ đang ở trong tâm trạng nào dựa trên nét mặt và cử chỉ như được thấy trong hình. Mục đích của nghiên cứu là để đo lường khả năng đồng cảm của các em đối với người lạ, qua việc các em suy luận xem những người lạ này có buồn bã, tức giận, hoặc đang đói bụng,… hay không. Các câu trả lời được đều được ghi lại. Sau đó, 2 nhóm tuần tự lên đường.

Cả 2 nhóm đều có tuần cắm trại với những hoạt động giống nhau, ngoại trừ 2 điểm khác biệt: (1) về thời điểm, 2 nhóm đi cách nhau một vài tuần lễ; (2) có 1 nhóm được phép mang theo các thiết bị điện tử, còn nhóm kia thì không. Điều đó có nghĩa là, trong vòng một tuần ở trại, một nhóm sẽ chỉ được giao tiếp trực tiếp với những người khác, còn một nhóm vẫn có thể truy cập mạng xã hội, tin nhắn và các phương tiện giao tiếp kỹ thuật số khác.

Sau khi hoàn tất trở về, cả 2 nhóm sẽ làm lại cùng một bài trắc nghiệm về sự đồng cảm mà họ đã làm trước khi đi cắm trại. Kết quả cuối cùng cho thấy rằng:

Nhóm được sử dụng công nghệ đạt điểm cao hơn kết quả trước đó của họ một chút, còn nhóm không sử dụng thiết bị đạt điểm cao hơn so với trước đó là 20%. Điều này cho thấy, trong vòng 1 tuần lễ không dùng kỹ thuật số, và có nhiều tương tác với thực tế hơn, các thanh thiếu niên có thể nhận ra cảm xúc của người khác nhiều hơn.

Thật thế, khi dán mắt vào màn hình, chúng ta khó có thể nhận ra nhu cầu của người khác. Sức mạnh ý chí của chúng ta bị lôi cuốn bởi những gì chúng ta đang theo dõi, làm cho chúng ta bớt cởi mở để quan tâm đến người khác trong thực tế hơn. Việc cần đến người khác là nhu cầu tự nhiên của con người. Các cộng đoàn ngay từ thời sơ khai đã có được mối tương quan với nhau thông qua sự đồng cảm không phải chỉ vì nhu cầu về phương diện tâm lý mà còn vì sự sống còn của chính họ.

Với điện thoại di động trong tay, chúng ta dễ tập trung vào những gì mình đang theo dõi trong khi hoàn toàn phớt lờ những người đang hiện diện một cách rõ ràng trước mặt chúng ta. Đây là một vòng xoáy nguy hiểm ngăn cản chúng ta tương quan với người khác.

Tác giả P.J. Manney cho biết:

Có quá nhiều thông tin để chúng ta tiếp nhận. Bộ não của chúng ta nhiều khi không thể xử lý hàng loạt những câu chuyện tác động về mặt cảm xúc nên đã dẫn đến việc chúng ta phủ nhận hoặc kìm nén cảm xúc. Từ đó, chúng ta dần mất đi sự đồng cảm, và lòng trắc ẩn bởi vì chúng ta đã kiệt sức về mặt cảm xúc.

5. Chúng ta khiến mức độ căng thẳng tăng cao hơn

Khi thiết bị điện tử làm mờ ranh giới giữa công việc, gia đình và cuộc sống xã hội, khiến các bậc cha mẹ thường xuyên cảm thấy như họ đang ở nhiều nơi cùng một lúc nên họ phải vật lộn để cân bằng tất cả: vừa dành thời gian chăm sóc con cái, vừa dành thời gian cho cuộc sống gia đình, vừa làm việc, và vừa hòa nhập với xã hội… Ví dụ: Chúng ta đang chăm con, thì điện thoại liên tục kêu, tiếng “tít” báo có email, có tin nhắn mới, rồi thông báo trên mạng xã hội, cảnh báo tin tức nóng hổi, ​​một văn bản "khẩn cấp"… những lúc như thế, thật khó để chuyển đổi giữa não bộ của chúng ta và các khía cạnh khác của cuộc sống vì tất cả các ranh giới đều bị xóa nhòa và trộn lẫn với nhau.

Một nghiên cứu nhỏ cho thấy việc cha mẹ sử dụng công nghệ di động quá nhiều không chỉ gây nên tình trạng quá tải thông tin, và căng thẳng cảm xúc mà còn có thể ảnh hưởng đến cách họ phản ứng với con cái, kiệt sức, căng thẳng vì bị kéo theo nhiều hướng khác nhau.

Ngoài ra, một khi bị phân tán tâm trí khỏi những thực tế hiện tại, chúng ta có xu hướng phải cố gắng bắt kịp mọi khía cạnh khác của cuộc sống.

Chẳng hạn, vì chúng ta đã chọn lãng phí thời gian để chơi game, hoặc lướt mạng xã hội quá nhiều, thì cách nào đó, cuộc sống của chúng ta trở nên mất cân bằng và trách nhiệm của chúng ta bị chểnh mảng. Kết quả là, chúng ta có thể làm gián đoạn thói quen của gia đình khi phải tranh thủ làm nhiều việc hơn với ít thời gian hơn; phải thức khuya hơn, thức dậy sớm hơn, có khi không còn giờ cho các bữa ăn, phải bỏ những cuộc hẹn, thời gian bên người thân để có thể bắt kịp nhịp sống và chu toàn các bổn phận.

6. Chúng ta hãy tự chọn lựa cách sử dụng thiết bị điện tử của mình

Vẫn biết rằng, như Radesky nhận định: "Bạn không nhất thiết phải ở bên con 100% thời gian, vì trên thực tế, việc chúng độc lập là điều lành mạnh và cần thiết”. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể đưa ra một vài câu hỏi để chọn cho mình cách sử dụng thiết bị điện tử sao cho thích hợp nhất:

- Tôi muốn con mình trở thành người như thế nào khi chúng trưởng thành?

- Tôi muốn con mình làm gì với thời gian riêng của chúng: Đọc những cuốn sách hay; Viết lách đôi chút; Chiêm ngưỡng và thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên? Rèn luyện giữ gìn sức khoẻ? Gặp gỡ, giúp đỡ người khác? Cầu nguyện?

- Tôi muốn con mình tiêu hao quĩ thời gian như bất tận trên điện thoại chăng?

Do đó, chúng ta hãy thận trọng về tần suất mình lướt điện thoại trước mặt bọn trẻ. Con cái chúng ta sẽ học hỏi điều này từ nơi chúng ta.

***

Và lúc này đây, trở về với thực tại về câu hỏi mà tôi đã đưa ra: “Các con à, thế các con nghĩ là bố thích làm gì nhất?” Tôi chợt thấy lo lắng, vì nghĩ rằng bọn trẻ sẽ bộc bạch một sự thật về thói nghiện kỹ thuật số của tôi: “Bố ơi, chắc chắn là bố thích điện thoại nhất!”.

Nhưng, không phải thế!

Các con tôi đã đồng loạt nói rằng:

“Bố à, bố thích mẹ, bố thích ôm ấp chúng con; bố thích viết nữa! Chúng con biết, đó là những thứ bố yêu thích nhất!”.

Có lẽ tôi đang là một người cha đúng mực. Ít nhất là các con của tôi nhìn nhận điều này theo cách nhìn của chúng.

Tôi ước là mình có thể giữ mãi được điều này...

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: catholicexchange.com ;
sciencedaily.com
(WHĐ)

VIDEO ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ ĐỌC KINH LẠY NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG VỚI KHÁCH HÀNH HƯƠNG TRƯA CHÚA NHẬT CHÚA THĂNG THIÊN 29.5.2022


Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2022

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ SÁU TUẦN 6 MÙA PHỤC SINH 2022

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Sáu, ngày 27.5.2022
tại Trung tâm Mục vụ TGP.Saigon.
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA, THỨ SÁU 27.5.2022

Bắt đầu lúc 15g00 Thứ Sáu, ngày 27.5.2022 tại nhà thờ Huyện Sỹ.
 

MÙA HOA

 

 MÙA HOA
 
TGPSG -- Tháng Năm về. Lời hát quen thuộc thắm đượm tâm tình yêu mến Mẹ Maria lại vang lên vào mỗi buổi chiều dâng hoa: 
 
Nhiệm thay hoa đỏ hồng hồng,
Nhuộm thêm Máu thánh thơm chung lòng người.
Vì thương Con gánh tội đời,
Chịu như dao sắc thâu nơi lòng mình.

Xinh thay hoa trắng tốt lành,
Ví cùng nhân đức đồng trinh Đức Bà.
Nguyên tuyền hơn ngọc hơn ngà,
Sáng trong hơn tuyết cùng là hơn gương.

Quí thay này sắc hoa vàng
Sánh nhân đức mến Bà càng trọng hơn.
Một niềm tin kính nhơn nhơn,
Vững vàng cậy mến trong cơn vui sầu’

Dịu thay hoa tím càng màu.
Ý trên, Bà những cúi đầu vâng theo.
Bằng lòng chịu khó trăm chiều,
Khiêm nhường, nhịn nhục, hằng yêu hãm mình.

Lạ thay là sắc hoa xanh.
Mừng Bà nhân đức trọn lành cực cao.
Dờn dờn sau trước một màu,
Quản chi sương nắng dãi dầu ngày đêm.

Với tượng Đức Mẹ đứng chắp tay giữa cung thánh, bài hát trên đây gợi đủ năm sắc hoa dâng kính Đức Mẹ. Lời bài hát cổ với giọng hát chèo cứ đi vào lòng người, làm nên lời ngợi khen Thiên Chúa trong cuộc đời Đức Maria.

Chẳng ai biết bài hát có từ lúc nào, nhưng dường như ai cũng thuộc khi tháng Năm chợt về. Năm sắc hoa dâng Mẹ như năm màu sắc cuộc đời của mỗi người, được đan dệt kể lể với Mẹ như đứa bé thủ thỉ với Mẹ nó về cuộc đời truân chuyên này.


Mưa trắng xóa cả một vùng. Cơn mưa chẳng báo trước cứ vội vã nặng hạt làm nhòe mắt Dung về quá khứ xa xôi khi còn là một đứa trẻ lấm lem đi theo bà Nội bán bắp luộc. Đi với Bà Nội bán bắp từ sáng sớm: chiếc xe đạp của Nội chở cái sọt bắp đằng sau xe, còn Dung thì ngồi chông chênh phía trước.

Nội hay bán bắp ở gần cổng nhà thờ. Mỗi lần dừng lại trước cổng, Bà hay bắt Dung khoanh tay cùng đọc một kinh lạy Cha và kinh Kính Mừng, rồi Bà mới mở sọt bắp ra bán cho khách.

Từ lúc ba tuổi, Dung đã đi theo Nội rồi, vì ba mẹ Dung đi làm ở tận trong công trường xa lắm lâu lâu mới về một lần, nên Dung ở với Nội.

Chiều nào Dung cũng nhìn qua hàng rào nhà thờ xem người ta đi lễ. Chiều nào bán xong sớm, Nội dẫn Dung vào đi lễ, quần áo lấm lem cả ngày, quanh quẩn bên sọt bắp của Nội. Còn Nội vẫn chiếc áo bà ba sậm màu, dựng cái xe đạp bên hàng rào, rồi hai bà cháu vào dâng lễ. Nội dạy Dung đọc kinh, thưa đáp trong Thánh lễ nữa.

Chiều nay Dung nhìn thấy có mấy bạn nữ mặc áo đầm trắng đẹp lắm, tay cầm hoa đang xếp hàng vào nhà thờ, Dung đưa mắt nhìn theo, khẽ hỏi: 
 
- Nội ơi, các bạn kia làm gì vậy, Nội?

Nội nhìn đứa cháu nhỏ ríu rít, trả lời:
 
- À hôm nay dâng hoa kính Đức Mẹ đấy!

Chiều ấy, Dung vui lắm vì được xem dâng hoa. Đóa hoa lòng trắng tinh khôi của đứa trẻ lên ba say đắm trong lời bài hát: “Xinh thay hoa trắng tốt lành, Ví cùng nhân đức đồng trinh Đức Bà”. em không hiểu hết những ý vị của bài hát, nhưng với em, Đức Mẹ trắng tinh đẹp lắm, đang dang tay trên cung thánh như muốn ôm em vào lòng. Em ước mình là bông hoa trắng lẫn vào áo của Đức Mẹ. Đôi mắt em thèm được giống mấy bạn nhỏ đang dâng hoa cho Đức Mẹ. Hình ảnh buổi chiều dâng hoa ấy đi vào cuộc đời bé Dung từ lúc ấy, màu trắng tinh tuyền còn giữ nguyên hương trinh khiết của Đức Mẹ.

Rồi buổi chiều buồn phủ lấy gia đình Dung, Ba mẹ ở công trường cũng về vì Nội mất. Dung buồn lắm cứ thấy Nội nằm yên trong quan tài. Nội không còn nói chuyện với Dung nữa. Những buổi cùng đi bán bắp rồi đi nhà thờ với Nội không còn nữa. Dung đã lay gọi Nội nhiều lần nhưng Nội không mở mắt ra nữa. Dung thấy nước mắt ba lăn dài trên khuôn mặt hốc hác. Vành tang trắng làm nhòe mắt những người trong gia đình Dung.

Ngày đưa tiễn Nội, con đường xuống nghĩa trang đâu đó thấp thoáng cánh hoa dành dành trắng muốt chia vơi nỗi buồn với gia đình Dung vì một người Bà - một người Mẹ trung tín với Đức Tin Công Giáo và truyền Đức Tin ấy cho con cháu mình - nay về với Thiên Chúa.

Ngôi nhà không còn tiếng ru của Nội, chẳng còn mùi bắp luộc thơm phức nữa, cũng chẳng còn tiếng cười dòn của Nội nữa, Dung nhớ Nội lắm.

Rồi ba mẹ Dung không đi công trường nữa, ở nhà chăm sóc Dung. Ba tìm được công việc sửa xe trên huyện. Mẹ ở nhà chăm bầy heo nhỏ với mảnh vườn trồng rau. Dung cũng đến tuổi đến trường để dệt cuộc đời mình trong mái nhà yên ấm có ba và mẹ, nhưng đâu đó hình ảnh của Nội vẫn ở trong tâm trí Dung.

Mẹ thay Nội dẫn Dung đi lễ và thật ngạc nhiên thấy Dung thuộc tất cả các kinh và thưa đáp trong Thánh Lễ chững chạc như một người lớn vậy. Mẹ Dung hiểu được phần nào sự giáo dục Đức Tin của Nội dành cho Dung vì Mẹ của Dung là một Tân tòng mới theo Đạo Chúa khi lấy ba của Dung. Để rồi chính Mẹ của Dung cũng nỗ lực sống niềm Tin vào Chúa trong gia đình mình để xây dựng mái ấm ấy trong niềm tin yêu phó thác vào Thiên Chúa như Đức Maria đã nỗ lực sống và làm cho Chúa Giêsu lớn lên trong mái ấm gia đình đó thôi.

Thời gian khéo dệt những ước mơ, mới đó mà Dung đã thành cô thiếu nữ rồi gia đình vun vén cho chị em Dung ăn học, ngày tốt nghiệp đại học là một ngày nắng vàng thật đẹp, Dung khoác trên mình chiếc áo cử nhân đầu đội mũ trạng. Mẹ tặng Dung bó hoa hướng dương vàng như niềm vui của cả gia đình. Dung kéo ba ra một góc sân choàng chiếc áo cử nhân của mình cho Ba như một lời cảm ơn chân thành. Chính Ba là người luôn khích lệ Dung trên con đường học vấn, dù Ba chỉ học hết lớp 12 vì thời cuộc Ba không thể đi học tiếp được và ba cũng chỉ là một người thợ sửa xe mà thôi. Nhưng chính Ba đã luôn truyền cảm hứng để Dung đi hết con đường đại học nhiều vất vả có lúc tưởng chừng Dung bỏ học vì lo cho gia đình không đủ tiền đóng học phí. Dung phải gắng sức làm thêm đủ mọi việc từ tiếp tân, làm gia sư cho mấy em nhỏ, đến phụ bán hàng, để đỡ gánh nặng cho gia đình. Nhưng Dung chưa bao giờ bỏ học hay phải học lại môn nào. Số tiền mồ hôi và công sức của ba mẹ, Dung trân trọng, chưa bao giờ lãng phí cả. Chiếc áo cử nhân khoác trên người Ba lộ rõ dáng người gầy gò của Ba. Hai giọt nước mắt khẽ rơi trên khuôn mặt Dung, đứa con gái nhỏ, ôm Ba thật chặt, không nói thành lời cảm ơn người cha vô cùng thân thươn. Những cánh điệp vàng lao xao dưới chân như muốn chúc mừng cô cử nhân khoa Công Nghệ Thông Tin.

Ngã rẽ cuộc đời dẫn Dung đến ơn gọi Thánh Hiến. Tiếng gọi ấy vẫn âm thầm lớn lên trong tâm hồn Dung ngay từ cái buổi đầu ước mình là bông hoa trắng của Đức Mẹ thì hôm nay tiếng gọi muốn dấn thân làm bông hoa nhỏ của Đức Mẹ, muốn nên giống người Nữ Trinh tuyệt tác của Thiên Chúa. Chính đôi tay của Đức Mẹ dẫn Dung đi con đường mà chính Dung cũng không thể hiểu được, khi bước chân vào con đường ơn gọi.

Nỗi băn khoăn và giằng xé tâm hồn khi bỏ lại gia đình để lên đường theo ơn gọi. Trách nhiệm gia đình có đó, Dung có bất hiếu chăng khi học hành thành tài lúc phải bù đắp lại cho ba và mẹ? Nhưng rồi chính Ba đã khích lệ để Dung ra đi: “Con cứ đi theo tiếng Chúa gọi, ba mẹ tự hào vì con, không cần con làm gì cho ba mẹ cả, nhưng hạnh phúc của con là hạnh phúc của ba mẹ”, câu nói ấy như nâng bước chân Dung chọn con đường Ơn gọi cách chắc chắn hơn.

Thời gian khẽ đong đầy những truân chuyên cho phận người vui buồn đan xen nhau làm nên màu đỏ thắm như máu Tình Yêu mà Thiên Chúa dành cho Dung trong ngày lễ Trái Tim Chúa Giêsu. Dung được tuyên khấn lần đầu, đóa hoa màu đỏ như tình yêu Dung dành cho Thiên Chúa - Đấng mà Dung chọn làm Gia Nghiệp cuộc đời. Tình yêu ấy trọn vẹn và đầy khát vọng như cánh hoa hồng đỏ cuộn lại hình trái tim nhỏ bé Dung dâng lên làm của lễ. Trong hội dòng nhỏ bé thân thương này, Dung học được tình yêu. Tình yêu dành trọn vẹn cho Thiên Chúa và phục vụ tha nhân trong một trái tim lớn hơn. Vòng tay của Hội dòng ôm lấy ước nguyện của Dung, đôi tay của Ba Mẹ khẽ siết lấy Dung như gửi cả tình thương ba mẹ dành cho Dung. Cho dẫu con đường ơn gọi phía trước là một con đường gập ghềnh và khúc khủyu, nhưng Dung tin chính tình yêu Chúa sẽ dẫn Dung đi.

Những ngày Đại dịch Covid xảy ra như màu tím sẫm của chết chóc, của sợ hãi, mất mát và đau khổ. Người ta bắt gặp người nữ tu ấy đang ôm lấy những phận người đau đớn nơi bệnh viện Dã Chiến điều trị Covid 19, nơi ấy Dung đang chăm sóc bệnh nhân là phần thân thể đau đớn của Chúa Giêsu, khi sống trọn vẹn Linh đạo chữa lành của Hội dòng mà Dung đang sống.

Bệnh nhân là người anh chị em của mình để mình chăm sóc và giới thiệu khuôn mặt đầy thương xót của Thiên Chúa cho mọi người, và trong chính đại dịch thảm khốc này giúp Dung học được bài học mong manh của phận người để tín thác vào Thiên Chúa.

Nơi bệnh viện này, người ta chẳng còn tranh chấp, hơn thua địa vị, danh tiếng hay tiền bạc nữa mà chỉ còn là tình người dành cho nhau. Nơi bệnh viện dã chiến, công việc nhiều gấp năm lần so với ở bệnh viện bình thường: hơn năm mươi bệnh nhân trong phòng bệnh Dung chịu trách nhiệm. Lao mình vào công việc trong bộ áo bảo hộ nóng nực, bức bối, Dung cố gắng hết sức với mỗi bệnh nhân thở ôxi, truyền thuốc kháng đông, kháng viêm và hết mọi cách để chờ đợi điều kỳ diệu của sự sống mỉm cười với bệnh nhân. Nhưng rồi dường như ngày nào Dung cũng phải lặng lẽ tiễn chân một số bệnh nhân không thể vượt qua được. Dung lặng thinh cúi đầu chào họ lần cuối trong một kinh Lạy Cha và kinh Tin Kính. Có những ngày Dung đã phải lặp lại lời kinh ấy cả mười lần. Dung không hiểu và băn khoăn về sự sống và cái chết sao gần nhau thế, tức giận vì bao nhiêu y bác sỹ lao mình vào để cứu người mà dường như vẫn bó tay trước con virus này.

Như quên đi mệt mỏi, những ca trực suốt tám giờ đồng hồ, Dung loay hoay với bệnh nhân, dù chỉ một tia hy vọng của sự sống trên màn hình monitor thôi. Đó là điều an ủi cho Dung. Nhưng rồi cái chết vẫn bất chợt và vô tình đến. Không hiểu được mầu nhiệm của sự chết là thế nào, đã bao lần giọt nước mắt lăn dài trước những cái chết cô đơn và lạnh lẽo trong phòng bệnh này, Dung tự hỏi con người ta sống để chết chăng, có cái gì vượt xa hơn sau cái chết? Phía sau cái chết, đó là một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa làm lòng con được an ủi và bình an vì biết Thiên Chúa là người Cha gặp lại người con của mình. Dung bất chợt gặp những niềm tin đơn sơ của bệnh nhân khi gọi tên Mẹ Maria và Chúa Giêsu như đứa con nhỏ gọi tên cha mẹ mình, hay đâu đó chuỗi hạt như dấu chỉ của màu tím tín trung với Thiên Chúa của người Công Giáo trong phòng bệnh này. Và dường như những người ấy có một sự sống mãnh liệt hơn nhờ vào niềm tin ấy. Đâu đó thấp thoáng những người con dâu, con trai hay con gái chẳng sợ nhiễm bệnh mà đi theo chăm sóc bố mẹ khi họ bị nhiễm bệnh. Những tấm lòng hiếu thảo ấy như tấm gương cho Dung hy vọng một ngày mai dịch bệnh sẽ qua đi.

Màu xanh của hy vọng khi Dung rời bệnh viện Dã Chiến trở về hội dòng mang trong mình những thao thức và những kinh nghiệm quý giá không thể mua bằng tiền bạc được nhưng có được nhờ ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa và con người dành cho nhau. Tất cả trở thành hành trang cho đời dâng hiến của Dung. Dịch bệnh vẫn có đó nhưng được bình thường mới. Phải chăng đời Thánh hiến của Dung khi bước ra khỏi khu bệnh viện cũng mang một màu xanh của hy vọng, của bình thường mới trong đời tu và sứ vụ của Dung?

Tháng Năm gợi đủ năm sắc hoa dâng kính Đức Mẹ. Tháng Năm cuộc đời Dung cũng được đan dệt sắc màu của cuộc sống: "Bao vui buồn, biến cảnh cuộc đời như hoa lòng, xin dâng lên Mẹ. Xin Mẹ vui nhận những bông hoa đượm thắm niềm tin yêu và phó thác của đời con, Mẹ ơi!"

Maria Hồng Hà CMR (TGPSG
(WGPSG)
 

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ SÁU 27.5.2022


ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ NĂM 26.5.2022


Thứ Hai, 23 tháng 5, 2022

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ HAI TUẦN 6 MÙA PHỤC SINH 2022

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Hai, ngày 23.5.2022
tại Trung tâm Mục vụ TGP.Saigon.
 

4 CÁCH GIÚP THANH THIẾU NIÊN HỨNG THÚ VỚI KINH THÁNH


4 CÁCH GIÚP THANH THIẾU NIÊN
HỨNG THÚ VỚI KINH THÁNH


Theresa Civantos Barber

WHĐ (22.5.2022) – Là một giáo lý viên kỳ cựu và cũng là một người “say mê Kinh Thánh”, Mark Hart đã dành gần 3 thập kỷ để dạy giáo lý cho thanh thiếu niên, và đã nhận ra rằng các em có thể quan tâm đến Kinh thánh nhiều hơn những gì mà người lớn có thể nhận ra.

Trong một cuộc phỏng vấn với Trang báo điện tử Aleteia, Hart chia sẻ 4 gợi ý rất thiết thực trong việc làm sao để giới thiệu Kinh thánh cho thanh thiếu niên.

1. Khuyến khích thanh thiếu niên đặt ra những câu hỏi

Bước đầu tiên là để cho thanh thiếu niên đi vào trạng thái suy tư sâu sắc. Để được như vậy, điều quan trọng là phải tạo điều kiện giúp các em đặt câu hỏi trước khi chúng ta bắt đầu chia sẻ về kiến ​​thức. Ví dụ, có thể khởi đi bằng việc đặt câu hỏi Tại sao:
  • Tại sao các em nghĩ rằng mình đang hiện diện ở đây?
  • Tại sao mình được sinh ra?
  • Tại sao Thiên Chúa dựng nên mình?
Đặt những câu hỏi mang tính cốt lõi này là bước khởi đầu căn bản để học về Kinh thánh và mục đích của Kinh Thánh.

2. Giải thích rằng các em là một phần của một câu chuyện rộng lớn hơn

Để học biết về Thiên Chúa, Đấng là “tác giả của câu chuyện”, thanh thiếu niên cần “lưu tâm đến thực tế là họ đang ở trong câu chuyện”.

Do đó, bước tiếp theo là giúp các em nhận ra rằng những câu hỏi mang tính cốt lõi của mình có câu trả lời trong câu chuyện về ơn cứu độ.

Mark khuyên nên giải thích cho các thiếu niên hiểu rằng: “Cuộc đời của các em là một câu chuyện và mỗi người là một nhân vật trong câu chuyện. Mọi thứ thực sự bắt đầu từ đây, rằng có một câu chuyện mà Thiên Chúa đang cố gắng kể cho chúng ta và về chúng ta”.

3. Biết bắt đầu từ đâu trong Kinh Thánh

Kinh thánh không phải là một cuốn sách mà là một bộ sưu tập khổng lồ. Nên việc đọc tuần tự hết bộ Kinh thánh có thể là một công việc quá sức của các em. Chính vì thế, Hart đã lập ra chương trình Venture: The Bible Timeline for High School, có nghĩa là dùng những Mốc thời gian trong Sách thánh để trình bày “bức tranh lớn hơn” về lịch sử cứu độ theo cách đơn giản dễ trình bày và cũng dễ tiếp thu.

Một cách cụ thể, chúng ta có thể cùng nhau đọc qua Kinh thánh một cách chậm rãi. Tôi có thể giúp các em nhận thức về những thử thách, khó khăn, chướng ngại vật mà các em luôn trải nghiệm trong cuộc sống. Và, với sự kiên trì, các em sẽ dần hiểu rằng Kinh thánh là một trong những cách thế mà Thiên Chúa luôn cố gắng không chỉ giao tiếp với chúng ta mà còn truyền đạt về chúng ta.

Việc hiểu biết về bối cảnh của các sách trong Kinh thánh sẽ tạo nên sự khác biệt. Nhờ đó, “khi mở Kinh thánh ra, thì chính bàn tay, tâm trí và trái tim của các em cũng mở ra để đón nhận điều Thiên Chúa muốn nói với các em qua Kinh Thánh”.

4. Chỉ ra những cách thế Kinh thánh giúp các em hiểu cuộc sống của chính mình như thế nào

Bất cứ điều gì mà một thanh thiếu niên đang gặp phải, thì một nhân vật nào đó trong Kinh thánh cũng đã từng trải nghiệm và đương đầu. Việc rút ra được những chủ đề này sẽ giúp các em hiểu tại sao Kinh thánh có liên quan đến cuộc sống của họ.

Với những vấn nạn mà các em có thể có như: Tôi được mời gọi dấn thân cho điều gì? Tài năng của tôi là gì? Điểm yếu của tôi là gì?… Chúng ta có thể giúp các em hiểu rằng những chủ đề này cũng được tìm thấy trong Kinh thánh, và từ đó chúng ta có thể giải thích Kinh thánh cho các em.

Ví dụ, bất kể tuổi tác và hoàn cảnh, ai trong chúng ta cũng đều phải đối mặt với những sợ hãi, lo lắng về tương lai. Trong Tin mừng Matthêu 6, Chúa Giêsu nói về sự lo lắng và băn khoăn về của ăn, áo mặc, bị bắt bớ… và một lời trấn an rất phổ biến trong Kinh thánh là “Đừng sợ”. Nên, chúng ta cần phải có lòng can đảm và đặt niềm tin vào Chúa. Tới đây, các em có thể nhận ra Kinh thánh đề cập đến những vấn đề liên quan đến cuộc sống đời thực của các em.

Trên tất cả, Kinh thánh giúp thanh thiếu niên, và tất cả chúng ta, thực sự hiểu được mục đích của cuộc đời, nhận ra căn tính của mình, và lý do tại sao mỗi người có mặt trên trái đất này.

Vào cuối cuộc đời, khi chúng ta đã sống hết mình cho Chúa, thì Kinh thánh là lời giải đáp sau cùng: Thiên Chúa là Đấng trung thành, và Kinh thánh không bao giờ đánh lừa chúng ta.

Kinh thánh thực sự là ân ban của Thiên Chúa, như một người bạn đồng hành, một người mục tử. Thật thế, trong khi các em “chẳng thể mang Thánh Thể đi khắp mọi nơi, nhưng các em có thể mang Thánh Kinh bên cạnh mình đi tới bất kỳ nơi nào. Và, các em có thể bắt đầu và kết thúc một ngày với Thiên Chúa”.

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: aleteia.org (18. 5. 2022)
(WHĐ)

VIDEO ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ ĐỌC KINH LẠY NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG VỚI KHÁCH HÀNH HƯƠNG TRƯA CHÚA NHẬT 22.5.2022


Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2022

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM C

Bắt đầu lúc 17g30 Chúa Nhật, ngày 22.5.2022
tại Trung tâm Mục vụ TGP Saigon.
 

TRONG CÁI RỦI CÓ CÁI MAY


TRONG CÁI RỦI CÓ CÁI MAY 
(Suy niệm về sự quan phòng nhiệm mầu của Thiên Chúa)

Lm. Phêrô Trần Mạnh Hùng, STD.

WHĐ (20.5.2022) – Trong thời gian gần đây, tôi cảm thấy mình rất may mắn khi nhận được hai sứ điệp rất tuyệt vời từ Thiên Chúa. Sứ điệp đầu tiên đó chính là: Thiên Chúa đang thêu dệt cuộc đời của tôi và của mỗi người trong chúng ta, cho nên chúng ta cần phải kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi bức thêu được hoàn thành, hy vọng lúc bấy giờ chúng ta mới có thể nhìn ngắm tường tận và thấy được cách tổng thể sự lộng lẫy và huy hoàng của bức tranh thêu rất tuyệt vời mà Thiên Chúa chính là tác giả. Về điều này tôi đã chia sẻ trong bài viết: Thiên Chúa – Người thợ thêu tài ba.[1]

Và cuối tuần này thì tôi lại nhận được thêm một sứ điệp nữa là “trong cái rủi, có cái may” ngang qua câu chuyện, “Túp lều của bạn đang bị cháy?[2] Tôi xin mạn phép được trích dẫn toàn văn câu chuyện trên để cho quý độc giả tiện theo dõi.

“Người sống sót duy nhất của một vụ đắm tàu bị trôi dạt vào hòn đảo hoang. Anh sốt sắng cầu nguyện xin Chúa giải cứu anh. Mỗi ngày anh đều nhìn về đường chân trời để tìm kiếm sự giúp đỡ, nhưng dường như không có sự trợ giúp nào đến. Quá tuyệt vọng, cuối cùng anh ta cố gắng xây dựng một túp lều nhỏ bằng gỗ trôi dạt vào bờ để bảo vệ mình khỏi các tác động môi trường và cất giữ vài đồ dùng. Nhưng rồi một ngày nọ, sau khi tìm kiếm thức ăn, anh về đến nhà thì thấy túp lều nhỏ cháy ngùn ngụt, khói bốc lên nghi ngút. Điều tồi tệ nhất đã xảy đến; tất cả mọi thứ đã bị thiêu rụi. Anh ta choáng váng vì đau buồn và tức giận. “Chúa ơi, sao Ngài có thể làm điều này với con!” anh ta gào thét lên. Tuy nhiên, vào đầu ngày hôm sau, anh bị đánh thức bởi âm thanh của một con tàu đang đến gần hòn đảo để giải cứu anh ta. Anh ta hỏi những người cứu hộ mình với giọng điệu đầy sự ngạc nhiên: “Làm sao các anh biết tôi ở đây?” Họ trả lời: “Chúng tôi đã thấy tín hiệu khói của bạn.”

Thật dễ nản lòng khi mọi việc đang trở nên tồi tệ. Nhưng chúng ta đừng ngã lòng, bởi vì Chúa đang hiện diện và hoạt động và ngài luôn an bài mọi sự trong cuộc sống chúng ta, ngay cả khi thất bại và đau khổ. Hãy nhớ rằng, lần tới khi túp lều nhỏ của bạn bốc cháy - nó có thể là tín hiệu khói phát ra nhằm triệu tập ân sủng của Chúa.”
[3]

Khi tôi đọc và suy gẫm về câu chuyện này, tôi liên tưởng đến một số biến cố đã xảy ra trong cuộc đời của tôi trong quá khứ, nhưng vào thời điểm đó, tôi không tài nào hiểu và lý giải được lý do tại sao mà những điều này lại xảy đến đối với tôi, cũng giống như anh bạn bị đắm tàu trôi dạt vào hòn đảo hoang, và chính căn lều của anh ta không may lại bị cháy. Thực sự quá cay nghiệt khi những điều như thế lại có thể xảy ra cho bất kỳ ai.

Cũng giống như anh bạn này, cái phản ứng đầu tiên của tôi là trách móc Thiên Chúa, vì chính Ngài đã cho phép những điều không may xảy ra cho tôi. Tôi rất chán nản và thất vọng và tôi đã gào thét để bộc lộ sự phẫn nộ và tức tối của chính mình đối với Thiên Chúa. Sau đó, tôi cố gắng và tìm cách lý giải để mong sao tìm thấy câu trả lời, hoặc ít nhất có một cái gì đó để an ủi tôi, và giúp tôi có thể chấp nhận những thực tại xui xẻo hoặc không may mà tôi đang gặp phải.

Nhưng sau nhiều ngày tháng tập trung và vày vò đầu óc để tìm hiểu nguyên nhân và kiếm cách giải thích cho các sự việc đã xảy ra, hầu như là hoàn toàn ngoài ý muốn của tôi, tôi vẫn không thể nào lý giải một cách hữu lý và có thể chấp nhận được. Cuối cùng tôi đành chỉ biết phó thác và chấp nhận sự việc, mặc cho dòng đời đưa đẩy. Có những lúc tôi đã rơi vào tình cảnh hoàn toàn thất vọng và thực sự chán nản, chẳng thiết tha gì nữa, và cũng chẳng muốn tiếp tục cuộc sống, vì đối với tôi, cuộc sống lúc bấy giờ đã trở nên vô ý nghĩa, và trong những hoàn cảnh như vậy, có thể nói cái chết là điều tốt hơn chăng? Tôi đã có cái suy nghĩ như vậy, mặc dù tôi vẫn biết: sự sống là quà tặng quý báu nhất mà Thiên Chúa ban cho con người và con người bằng mọi cách cần phải duy trì và bảo vệ sự sống của chính mình.

Đây là thời điểm khi tôi bị truy nã vì tôi đã đào ngũ khỏi doanh trại quân đội, sau 6 tháng nhập ngũ. Cho nên, tôi đã tha phương cầu thực và lẩn trốn tại nhiều nơi… Trong khoảng thời gian này, gần một năm trời, tôi rất chán nản và vô cùng thất vọng, vì tôi không nhìn thấy tương lai của mình và cũng không thể tìm cho mình một lối thoát. Tất cả đều trở nên vô nghĩa đối với tôi, tôi hết sức bi quan và chẳng thiết tha gì với cuộc sống nữa. Nhưng quả thực “trong cái rủi, có cái may,” nếu tôi không trải qua những hoàn cảnh và tâm trạng này thì tôi đã chẳng bao giờ nghĩ đến việc ra nước ngoài để theo đuổi ơn gọi làm linh mục của chính mình.[4] Âu đó, cũng là sự an bài tuyệt vời của Thiên Chúa. Ngài có cách hành động mà đôi khi tôi không thể hiểu thấu, vì ai có thể dò biết được đường lối và cách suy nghĩ của Thiên Chúa.

Nhờ vào kinh nghiệm mà tôi có được trong thời gian bi đát và u tối nhất trong cuộc đời của chính mình, mà sau này khi tôi đã vượt qua được, điều ấy đã giúp tôi có thể hiểu được phần nào và biết cảm thông với những ai cũng bị rơi vào các hoàn cảnh tương tự như tôi. Cho nên mỗi khi tôi có dịp để gặp gỡ và tâm sự với những người này, tôi chia sẻ với họ về những nỗi gian truân và bĩ cực mà tôi đã phải trải qua để động viên và an ủi họ, vì tôi tin rằng, mọi đau khổ và khó khăn trong cuộc sống của con người, rồi cũng sẽ qua đi, như ông bà ta vẫn nói: “Con Sông có khúc, con người có lúc.” Nghiệm cho cùng thì lời khuyên ấy rất chí lý, vì không ai trong chúng ta phải sống mãi trong nỗi khổ cùng cực. Hơn nữa, nếu chúng ta là một Kitô hữu, một người có niềm tin vào Thiên Chúa là Cha nhân từ và giàu lòng thương xót, thì chính Ngài sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Cho nên, khi tôi đọc những lời này được Kinh Thánh ghi lại, nó chính là câu trả lời tích cực cho các suy nghĩ tiêu cực của chúng ta, tôi cảm thấy rất phấn khởi, vì nó ứng nghiệm với tất cả những gì mà tôi đã từng trải qua. Bởi chính tôi cũng đã từng đưa ra những lý lẽ và lý luận với Chúa như thế.

Cho nên, ngày hôm nay, tôi cảm thấy mình rất may mắn khi có cơ hội đọc lại những lời vàng ngọc này và tôi nghiệm ra rằng: Lời của Chúa thực sự là đèn soi, dẫn lối tôi đi và Lời của Chúa đã trở nên thần lực cho chính tôi. Lời Ngài đã khuyến khích, động viên và nâng đỡ tôi, nhất là những khi tôi chán nản và muốn buông xuôi tất cả. Nói tóm lại, Lời Chúa là Lời hằng sống, có sức mạnh vô song và có sức biến đổi con người chúng ta. Nó tựa như ánh sáng giải chiếu trong bóng đêm, giúp ta nhìn thấy mọi sự và xua đi nỗi sợ hãi.[5]

Đối với tất cả những điều tiêu cực mà chúng ta phải nói với chính mình thì Thiên Chúa luôn có câu trả lời tích cực cho điều đó:

Bạn nói: “Không thể.”

Chúa nói: “Mọi sự đều có thể.”(Luca 18: 27)

Bạn nói: “Tôi quá mệt mỏi.”

Chúa nói: “Ta sẽ cho con nghỉ ngơi và bổ sức cho con.” (Matthêu 11: 28-30)

Bạn nói: “Không ai thực sự yêu tôi.”

Chúa nói: Ta yêu con. (Gioan 3:16 & 13:34)

Bạn nói: “Tôi không thể tiếp tục.”

Chúa nói: Ơn của Ta đủ cho con. (2 Côrintô 12: 9 & Thánh Vịnh 91:15)

Bạn nói: “Tôi không thể hiểu được mọi việc.”

Chúa nói: Ta sẽ nâng đỡ bước chân con. (Châm ngôn 3: 5-6)

Bạn nói: “Tôi không thể làm được.”

Chúa nói: Con có thể làm được mọi việc. (Philípphê 4:13)

Bạn nói: “Tôi không thể.”

Chúa nói: Ta có thể. (2 Côrintô 9: 8)

Bạn nói: “Những điều đó không đáng.”

Chúa nói: Mọi sự đều sinh ích. (Rôma 8:28)

Bạn nói: “Tôi không thể tha thứ cho chính mình.”

Chúa nói: TA THA THỨ CHO CON. (1 Gioan 1: 9 & Rôma 8: 1)

Bạn nói: “Tôi không thể quản lý được.”

Chúa nói: Ta sẽ thỏa mãn mọi nhu cầu của con. (Philípphê 4:19)

Bạn nói: “Tôi sợ.”

Chúa nói: Ta không ban cho con tinh thần sợ hãi. (2 Timôthê 1: 7)

Bạn nói: “Tôi luôn lo lắng và thất vọng.”

Chúa nói: Hãy trút mọi lo âu của con cho TA. (1 Phêrô 5: 7).

Bạn nói: “Tôi không có đủ đức tin.”

Chúa nói: Ta đã ban cho mỗi người đầy tràn ân sủng đức tin. (Rôma 12: 3).

Bạn nói: “Tôi không đủ thông minh.”

Chúa nói: Ta ban cho con ơn khôn ngoan. (1 Côrintô 1:30)

Bạn nói: “Tôi hoàn toàn cảm thấy cô đơn.”

Chúa nói: Ta sẽ không bỏ rơi con bao giờ. (Do Thái 13: 5).”[6]

Trong cái rủi, có cái may, ôi thật huyền diệu sự quan phòng tuyệt vời của Thiên Chúa đối với cuộc đời của chúng con, nhưng rất tiếc nhiều khi chúng con vẫn chưa thể nhìn thấy tất cả những gì mà Chúa đã an bài cách lạ lùng. Xin Chúa thương và ban ơn giúp sức cho chúng con để chúng con luôn giữ vững niềm tin và biết hoàn toàn cậy trông ở nơi Chúa, dẫu khi chúng con phải đương đầu với các cơn nguy nan, sự đau khổ và rơi vào tình cảnh tuyệt vọng. Cả những lúc như thế thì lạy Chúa, xin cho chúng con đừng bao giờ mất lòng tin cậy ở nơi Chúa là cha nhân hậu và hết lòng yêu thương chúng con. Amen.

(Bài viết được tác giả gửi đến Ban biên tập Website HĐGMVN 
tại địa chỉ email bbt.whd@gmail.com)
 

[1] Xem Lm. Trần Mạnh Hùng, Thiên Chúa – Người thợ thêu tài ba https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/thien-chua-nguoi-tho-theu-tai-ba-46015 Đăng thứ 6, ngày 20 tháng 5 năm 2022.

[2] Unknown author, “Is Your Hut Burning” https://www.godsotherways.com/stories/2019/10/6/is-your-hut-burning (Truy cập, Thứ Sáu, ngày 13 tháng 5 năm 2022).

[3] Không rõ tác giả

[4] Nhờ chuyến vượt biên thành công, dù gặp muôn vàn khó khăn trên hành trình vượt biển vì sóng to gió lớn …, nhưng rất may mắn con thuyền nhỏ nhoi bằng gỗ với chiều dài khoảng 11 mét và chiều ngang khoảng 3 mét đã cập bến bình an tại trại tỵ nạn ở hòn đảo Pulau Bidong, nước Mã Lai, sau 5 ngày lênh đênh trên biển cả. Điều này chính là một phép lạ cả thể đối với chúng tôi, những thuyền nhân trên tàu. Ai nấy đều mừng rỡ vì đã thoát nạn và thoát khỏi cái chết. Lòng chúng tôi mừng rỡ hân hoan và tận trong thâm tâm của từng người, chúng tôi đã âm thầm cảm tạ “ơn trên” đã cho chúng tôi một cơ hội sống sót và làm lại cuộc đời.

[5] Lắng nghe Lời Chúa. Sáng tác do linh mục Nguyễn Duy, nhất là phần điệp khúc: “Lời ngài là sức sống của con, lời ngài là ánh sáng đời con, lời ngài làm chứa chan hy vọng, là đường để con hằng dõi bước. Lời ngài đường chất ngất niềm vui, trọn vẹn ngàn tiếng hát đầy vơi. Lời ngài đổi mới cho cuộc đời. Lời ngài hạnh phúc cho trần ai.” Hoặc nghe bài hát qua phần trình bày của Nguyễn Hồng Ân & Hiền Thục tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=xFcfvl958eI

[6] Xem “Is Your Hut Burning”, tác giả không xác định, https://www.godsotherways.com/stories/2019/10/6/is-your-hut-burning (Truy cập, Thứ Sáu, ngày 13 tháng 5 năm 2022).

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN CHÚA NHẬT 22.5.2022

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2022

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ BA TUẦN 5 MÙA PHỤC SINH 2022

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Ba, ngày 17.5.2022
tại Trung tâm Mục vụ TGP.Saigon.
 

SUY TƯ VỀ THÂN PHẬN CON NGƯỜI QUA ĐẠI DỊCH COVID-19

 

SUY TƯ VỀ THÂN PHẬN CON NGƯỜI 
QUA ĐẠI DỊCH COVID-19

1. Dẫn nhập

Cuộc sống đang bình yên, trên đà phát triển thì bỗng nhiên đại dịch Covid-19 nguy hiểm xuất hiện và lan rộng ra trên khắp các vùng trên thế giới cách nhanh chóng. Biết bao tranh ảnh, thơ văn, cũng như rất nhiều bài hát phản ảnh đề tài này đã ra đời. Bên cạnh đó là những sự băn khoăn, suy tư về cuộc sống và con người, nhất là suy tư về thân phận con người qua đại dịch nguy hiểm này.

2. Con người

Trước khi suy tư về thân phận con người, ta cần hiểu về khái niệm “con người”. Có nhiều quan điểm khác nhau về điều này.

Chẳng hạn như Aristote cho rằng con người là một tổng thể gồm hồn và xác, hai yếu tố này làm nên một con người trọn vẹn: “Con người là vật thể duy nhất được kết thành bởi hai yếu tố ‘mô thể’ và ‘chất thể’; ‘mô thể’ là linh hồn, còn ‘chất thể’ là thân xác”[1]. Ông cũng định nghĩa : “Con người là con vật có lý trí”, nghĩa là con người có tư duy, có khả năng nhận thức. Con người cũng là con vật nhưng đặc biệt ở chỗ là có lý trí. Chỉ con người mới có khả năng sử dụng lý trí, để làm những gì đúng với bản chất của một con người. Heidegger lại cho rằng: “Con người có cơ cấu là dự phóng”[2]. Điều ấy có nghĩa là con người luôn hướng ra, hướng về phía trước, còn dang dở chưa hoàn thiện. Đối với G. Marcel, tất cả con người đều là huyền nhiệm: “Huyền nhiệm là vấn đề cuộn mình lên chính những dữ kiện của mình[3].” Huyền nhiệm của ông không mang chiều kích tôn giáo, nhưng theo con đường của triết học.

Còn Kinh thánh thì định nghĩa “Con người là hình ảnh Thiên Chúa” (St.1,27) nghĩa là con người được tham dự vào sự sống thần linh. Hạnh phúc của con người là được Thiên Chúa yêu thương.

Thánh giáo hoàng Gioan Phaolo II cho rằng: “Mối quan tâm của Giáo Hội là con người, con người ‘cụ thể’, mỗi con người được Đức Kitô kết hợp với[4]”. Con người là chi thể của Giáo Hội, con người cần phải hướng lên Thiên Chúa để nhận ra con người của mình.

Vậy con người sống trên đời này để làm gì đây? Trước tiên, chúng ta được tạo dựng cho niềm vui của Thiên Chúa. Ngoài ra, chúng ta được tạo dựng để sống trong gia đình của Thiên Chúa, để nên giống Đức Ki tô, để phục vụ Thiên Chúa. Chúng ta cũng được tạo dựng cho một sứ mệnh nữa[5].

3. Đại dịch Covid-19

3.1. Trong lịch sử

Trong lịch sử nhân loại đã từng có rất nhiều đại dịch đã xảy ra như: đại dịch bệnh Circa, đại dịch bệnh Athens, đại dịch bệnh Cyprian, đại dịch “Cái chết đen”, đại dịch bệnh Nga, dịch sốt vàng da ở Philadelphia, đại dịch cúm Tây Ban Nha, dịch Ebola Tây Phi... Các đại dịch này xuất phát từ các khu vực, vào các thời điểm khác nhau và đã cướp đi rất nhiều sinh mạng.

Đã có nhiều người chết vì đại dịch Covid-19. Xét về phạm vi ảnh hưởng có thể nói là toàn thế giới thì đại dịch Covid-19 này xếp vị trí trên cùng.

3.2. Những điều cần biết về đại dịch này

Đại dịch Covid-19 xuất hiện ca nhiễm đầu tiên vào cuối tháng 11 năm 2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc. Người ta cho rằng vi rút này bắt nguồn từ dơi và lây sang người thông qua một vật chủ trung gian. Ngược lại, không ít thông tin cho rằng đây chính là sản phẩm của con bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm, và nó mang màu sắc chính trị.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 11/2 đã công bố rằng “Covid-19” sẽ là tên chính thức của loại virus corona chết người xuất phát từ Trung Quốc[6].

4. Thân phận con người qua đại dịch

4.1. Thân phận thụ tạo hèn mọn

Gần đây, khoa học đạt được nhiều thành tựu đáng kể đến nỗi cách nay không lâu, con người tưởng như khoa học đang thế chỗ Thiên Chúa để tác động trên tất cả vạn vật và mở ra viễn ảnh sáng chói của quyền năng trí tuệ con người. Và rồi đại dịch Covid-19 xuất hiện làm toàn thế giới chao đảo. Ngay cả hai cường quốc nhất thế giới là Trung Quốc và Hoa Kỳ, cũng như các nước giàu có châu Âu đều rơi vào khủng hoảng. Điều ấy làm cho chúng ta nhận ra rằng con người chỉ là thụ tạo hèn mọn, hoàn toàn tùy thuộc vào Thiên Chúa là Chủ tể muôn loài. Corona chỉ là một loại vi rút nhỏ bé tưởng chừng các nhà khoa học dễ dàng xử lý mà lại vượt tầm kiểm soát của con người, gây ảnh hưởng trầm trọng như vậy. Như vậy, vi rút Corona mới này nhắc con người khiêm tốn hơn, biết vị trí thật sự của con người trong vũ trụ[7].

4.2. Thân phận người di cư

Thường thì người ta di cư tới những vùng đất mới với mong muốn tìm được nơi để họ được an thân, gầy dựng lại cuộc đời bởi vì xứ sở họ đang chìm trong xung đột, bất ổn hay là kinh tế kiệt quệ. Cơn đại dịch này cho ta thấy rằng, về cơ bản, tất cả chúng ta đều mang thân phận di cư. Tất cả đều phải đối diện với hiện trạng hoặc viễn tượng bất ổn. Phía sau những tiếng gào thét ở Vũ Hán, những đường phố vắng lặng ở trung tâm Roma, hay những tranh giành mua khẩu trang ở Hà Nội, là những nỗi lo âu và hoang mang cực độ. Một điều đáng lưu ý là không phải chỉ những nước bị dịch bùng phát mới lo lắng, và cũng không phải chỉ những ai bị nhiễm mới hoang mang, mà toàn thể thế giới đều ở trong tâm trạng bất ổn, vì không ai dám chắc sẽ không đến lượt mình[8]. Tâm lý sợ sệt, nơm nớp bao trùm.

4.3. Thân phận mỏng manh, bấp bênh

Đúng là không thể nói trước được điều gì. Trong đại dịch này, rất nhiều chương trình, kế hoạch của các quốc gia, tổ chức, cá nhân phải hủy bỏ hoặc trì hoãn, thay đổi. Nói chung, mọi thứ trở nên thật bấp bênh, dường như không còn gì là chắc chắn nữa.

Cụ thể tại nước ta, nhiều đối tượng lao động bị ảnh hưởng lớn. Để có tiền trang trải cuộc sống, họ phải xoay xở mọi cách, làm nhiều nghề để mưu sinh... Số tiền kiếm ra ngày càng eo hẹp trong khi mọi nhu cầu thiết yếu khác như: tiền nhà trọ, tiền điện, ăn uống... vẫn diễn ra khiến người lao động tự do vốn khó khăn nay càng thêm khổ hơn nữa[9].

Thậm chí ngay cả với những người giàu cũng vậy. Họ cũng trong tâm trạng buồn phiền khi mà lâu nay cứ phải trả đều đặn hằng tháng tiền lãi đã vay để kinh doanh, trong khi không thu lợi được gì. Nhiều người thuê đã trả lại mặt bằng đã thuê, khiến chủ mặt bằng cũng chẳng kiếm được gì so với khi trước.

4.4. Thân phận như người phong hủi

Ngoài ra, qua đại dịch này ta thấy con người thật đáng thương. Ngày xưa, nhân loại sợ sệt căn bệnh phong hủi. Người phong hủi bị đưa ra ở riêng biệt tại những khu vực nhất định. Nhiều người trong dịp vừa qua, cho dù có nhiễm bệnh hay không, ít nhiều có cảm giác rằng mình bị xa lánh, bị tách ra nơi riêng biệt tựa như những người phong hủi trong thời đại mới vậy.

Chính bản thân tôi, trong dịp từ Phi-lip-pin trở về nước vừa qua, đã bị nhiễm bệnh do lây chéo khi ở khu vực cách ly. Cho dù chúng tôi không mang trong mình vi rút Corona đi nữa thì họ cũng sợ và dè chừng khi lại gần. Và khi tôi bị nhiễm, ngay lập tức họ chuyển tôi tới bệnh viện trong xe cứu thương. Ngoài bệnh viện thì tôi nằm một mình trong khi người thân dù muốn đi nữa không thể ghé thăm. Khi ra viện, lại được cách ly thêm tại nơi cách ly và cả khi về lại với gia đình, tôi cần thực hiện việc cách ly cách nghiêm ngặt. Con người có xã hội tính, do đó khi bị tách biệt ra như vậy thì thật sự không phải là điều người ta mong muốn. Đúng là phận người lành lặn mà chẳng khác gì những người phong hủi thời xa xưa, khi mà chưa có bất kì liệu pháp y khoa nào có thể cầm chừng hay điều trị căn bệnh đó.

4.5. Thân phận kẻ hành khất

Trong đại dịch này, trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan cũng như giảm bớt hậu quả do Corona gây ra, các nước đã tìm mọi cách để tạo ra các loại vắc xin Covid với chất lượng, mức độ tin cậy và an toàn nhau. Những người giàu, người có chức quyền thường có cơ hội tiếp cận với những loại chất lượng cao. Còn lại những người bình dân, những người nghèo, nhất là tại các vùng hẻo lánh, xa xôi thì không có nhiều sự lựa chọn, thậm chí ngay cả đến loại vắc xin được coi là tầm thường cũng không có. Khi ấy, quả thực người ta rơi vào cảnh “đói khát” vắc xin bên cạnh việc thiếu thốn của đồ ăn, thức uống. Người ta trở nên những kẻ hành khất đi xin sự bố thí cái thứ gọi là vắc xin.

4.6. Thân phận đơn côi

Người ta sẽ thật là hạnh phúc khi được sinh ra và lớn lên trong môi trường gia đình có cha, có mẹ. Tiếc thay nhiều người không có được diễm phúc ấy. Thế giới từ xưa tới nay tỉ lệ trẻ mồ côi không hề nhỏ.

Nhưng trong đại dịch vừa qua, tỉ lệ ấy lại tăng lên cách đáng kể, nhất là tại đất nước Ấn Độ, một đất nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 này. Theo Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Quyền Trẻ em, thống kê cho thấy, 9.346 trẻ em ở nước này đã mất cha mẹ hoặc bị bỏ rơi do đại dịch Covid-19 kể từ tháng 3/2020. Trong đó, 1.742 trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ, 7.464 trẻ em còn cha hoặc mẹ, 140 trẻ em đã bị bỏ rơi kể từ tháng 3/2020 đến ngày 29/5/2021[10].

Ngay tại Việt Nam, không ít người con bé nhỏ bỗng dưng bị mất đi cả cha lẫn mẹ cách bất ngờ trong đại dịch này. Họ bị nhiễm bệnh, họ được đem đi và không có ngày trở về.

Đáng thương hơn cả, nhiều người bị nhiễm bệnh và chết trong đơn côi. Họ có thể là những người vô gia cư hay nhưng người không có người thân thích lại sống trong nghèo đói. Khi những người như thế bị nhiễm bệnh, nhiều khi chẳng ai biết đến, chẳng được tiếp cận các với các dịch vụ y tế và rồi cơ thể nhanh chóng suy sụp, chết trong đơn côi.

4.7. Kiếp sống ngắn ngủi

Qua đại dịch này, chắc hẳn ai cũng nhận thấy rằng cuộc đời này thật mỏng manh. Đã có rất nhiều người “khỏe như vâm” nhưng rồi bị vi rút bé nhỏ này quật ngã cách nhanh chóng.Thân phận người chẳng khác nào những chiếc lá khô trên cành cây giữa bầu trời thu, trước những cơn gió mạnh chứ không phải chỉ là những cơn gió hiu hiu mà thôi. Cuộc đời đã ngắn, giờ đây lại trở nên ngắn hơn bao giờ hết. Người ta vốn dĩ bị đe dọa bởi cái chết bất ngờ gây ra bởi thiên tại, tai nạn giao thông hay bị các chứng như đột quỵ thì giờ đây phải đối mặt với Corona nguy hiểm, nhất là với người già và lại có bệnh nền.

Trên các phương tiện truyền thông, ta dễ dàng thấy hình ảnh xác người chết vì Covid la liệt, nhất là tại Ấn Độ khi mà dịch bùng phát trầm trọng trên phạm vi rộng lớn, khi hệ thống y tế nước này vỡ trận.

Theo trang mạng thống kê Wordometers tính đến 01/11/2021, tổng số người chết vì virus corona từ đầu đại dịch cho đến nay đã vượt ngưỡng 5 triệu người, chính xác là 5.016.924 ca. Báo Pháp Sud-Ouest dẫn lời ông Arnaud Fontanet, nhà dịch tễ học của viện Pasteur, thành viên Hội đồng khoa học Pháp, theo đó số liệu the Economist công bố là có vẻ đáng tin nhất[11].

4.8. Ra đi với phương thức mai táng tội nghiệp

Lẽ thường khi qua đời, người thân cùng cộng đồng sẽ tổ chức nghi thức an táng, tiễn đưa. Nghi thức này long trọng hay bình thường tùy hoàn cảnh, địa vị xã hội của người đã mất. Tuy nhiên, những người chết vì dich bệnh này hầu hết không được tổ chức các nghi thức tiễn đưa với kèn hoa cùng sự hiện diện của người thân, bạn bè. Bởi vậy, nhiều người nói rằng đám tang đã buồn, vì đại dịch lại càng buồn hơn là vậy.

Buồn hơn nữa là việc rất nhiều người chết vì Covid được mai táng theo những cách thức thật tội nghiệp. Ở một số nước, người chết được chứa vào các túi rồi đem đi hỏa thiêu. Ở một số nơi thì những người chết lại được chôn trong các ngôi mộ tập thể. Tội nghiệp nhất có lẽ là những người chết vì Covid tại Ấn Độ. Thi thể được người nhà đưa đến phải xếp hàng, có khi hàng giờ thậm chí 20 tiếng đồng hồ để được đưa lên giàn thiêu. Lửa chưa kịp tàn thì những đống củi mới được chất lên cùng một thi thể khác. Có những giàn thiêu ở ngoài trời, tại bãi đỗ xe, bờ sông, thậm chí trong công viên được dựng lên để hỏa táng nạn nhân Covid-19. Nhưng được hỏa táng có khi đã là "may mắn", có những thi thể được cho là bị thả trôi trên sông Hằng vì không có chỗ thiêu hoặc người nhà không có tiền mua củi[12].

5. Chúa vẫn bên nhân loại trong đại dịch

Đúng là đại dịch đã gây ra nhiều tổn thất về sinh mạng và kinh tế trên phạm vi toàn thế giới. Nhiều người kêu ca rằng Chúa ở đâu khi mà đại dịch bùng phát mạnh. Câu trả lời rằng Chúa vẫn ở bên ta, chứ chẳng ở đâu xa. Chúa hiện diện bên ta qua chính nhân viên y tế, qua những người thân cũng như bạn bè ta[13]. Ngoài ra, Ngài vẫn ở bên nhân loại trong cơn quằn quại qua việc khơi gợi lòng nhiệt thành nơi những con người thiện chí. Quả thật, nỗi đau trong đại dịch được xoa dịu bởi rất rất nhiều hành động chứa chan tình bác ái của các tổ chức, cá nhân. Cụ thể, trong thời gian qua, nhất là tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, đã có rất nhiều linh mục, tu sĩ, chủng sinh đáp lại lời mời gọi của Chúa, quảng đại dấn thân[14] tình nguyện phục vụ tại các bệnh viện dã chiến, bất chấp khó khăn, nguy hiểm. Cùng với đó, các giáo phận, các hội dòng, các giáo xứ ra sức cấp phát thuốc, lương thực thực phẩm để cứu trợ.

6. Những điểm tích cực có thể rút tỉa từ đại dịch

Tuy đại dịch gây ra nhiều tai hại cho nhân loại, nhưng sẽ là không quá khó để ta nhận ra những điểm tích cực mà nó mang tới cho chúng ta. Đó là việc chúng ta có thời gian nhiều hơn bên gia đình; việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do khí thải từ các nhà máy, các phương tiện giao thông; việc nhắc nhở mọi người hãy có ý thức chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng; và cả chuyện nhiều người có cơ hội tiếp cận với sự phát triển công nghệ qua việc học tập, họp hành trên nền tảng công nghệ trực tuyến…

Đối với người Kitô hữu thì đại dịch này là dịp nhắc nhở chúng ta cần luôn sống trong sự tỉnh thức vì ta có thể nhiễm bệnh và tính mạng bị đe dọa bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, đại dịch này cũng giúp ta yêu Chúa nhiều hơn với việc bám vào Chúa, biết phó thác mọi sự cho Ngài khi mà chúng ta không biết lối nào mà lần cũng như là yêu tha mến tha nhân nhiều hơn nữa qua việc cầu nguyện, giúp đỡ cách này cách khác cho những nạn nhân chịu ảnh hưởng bởi Covid-19 này.

Không ai lại mong muốn đại dịch này xảy ra để nhân loại có thể thu nhận được những điều như trên. Tuy nhiên, chúng ta cần nên ghi nhận khía cạnh tích cực của thảm họa này và tạ ơn Thiên Chúa như lời Thánh Phaolô dạy: “Anh em hãy tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh” (1Tx 5,18).

7. Kết luận

Phải nói rằng, hiện nay đại dịch này vẫn còn, cho dù không bùng phát mạnh và gây hoang mang nhiều như khi trước nữa. Chúng ta cố gắng làm quen với nếp sống trong thời đại “bình thường mới”.

Thế giới vẫn luôn là bức tranh nhiều màu sắc, đan xen bởi những cảnh tượng đoàn kết, yêu thương, hạnh phúc và những cảnh tượng thảm họa đớn đau, chia rẽ hận thù… Không ai dám nói rằng, trong tương lai, những thảm họa kiểu như thế này sẽ không xuất hiện. Chúng ta hãy tin tưởng, trao dâng tất cả âu lo cho Chúa (x. 1 Pr 5,7). Chúng ta cũng hãy sống hết mình, sống trong tinh thần liên đới tương trợ với nhau khi mọi thứ dường như phân rã và mất tính nhất quán[15].

Ước rằng dù vui buồn, sướng khổ, dù bất cứ điều gì xảy ra, mỗi chúng ta luôn giữ được sự bình an đích thực trong Đức Kitô.

Vj Vu, OFM Conv. (TGPSG)


[1] Hoàng Xuân Việt, Lịch sử Triết học Tây phương, (Tp. HCM: Khai Trí, 1967), tr. 18.

[2] Trần Thái Đỉnh, Triết học hiện sinh, (Hà Nội: Văn Học, 2015) , tr. 359.

[3] Nguyễn Trọng Viễn, Lịch sử Triết học Tây phương, tập 4, (Lưu hành nội bộ, 1998), tr. 128.

[4] Gioan Phaolô II, Thông điệp Bách Chu Niên, 53.

[5] Rich Warren, Sống theo đúng mục đích, Dg. Minh Anh, (Hà Nội: Tôn giáo, 2008), tr. 81-385.

[6] Trung Hiếu, “WHO đặt tên chính thức virus corona (nCoV) là “Covid-19”,” Đài Tiếng nói Việt Nam, Thế giới, truy cập 10-11-2021, https://vov.vn/the-gioi/who-dat-ten-chinh-thuc-virus-corona-ncov-la-covid-19-1009291.vov.

[7] Ý Lan, “Đại dịch Covid-19: Phản tỉnh từ nhãn quan Thần học luân lý y sinh học Công giáo,” Hội đồng Giám mục Việt Nam, truy cập 10-11-2021, https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/dai-dich-covid-19-phan-tinh-tu-nhan-quan-than-hoc-luan-ly-y-sinh-hoc-cong-giao-40496.

[8] Khắc Bá, “Từ đại dịch Corona, nghĩ về thân phận di dân của nhân loại,” Vatican News, Thế giới, truy cập 27-10-2021, https://www.vaticannews.va/vi/world/news/2020-04/tu-dai-dich-corona-nghi-ve-than-phan-di-dan-cua-nhan-loai.html.

[9] Minh Luân, “Chật vật mưu sinh​ thời COVID-19,” Báo Bạc Liêu, Đời sống Xã hội, truy cập 27-11-2021, http://baobaclieu.vn/doi-song-xa-hoi/chat-vat-muu-sinh%E2%80%8B-thoi-covid-19-71541.html.

[10] Thanh Thành, “Gần 10.000 trẻ em Ấn Độ mồ côi, bị bỏ rơi vì Covid-19,” Dân trí, Thế giới, truy cập 26-11-2021, https://dantri.com.vn/the-gioi/gan-10000-tre-em-an-do-mo-coi-bi-bo-roi-vi-covid19-20210602224011878.htm.

[11] Thùy Dương, “Covid-19: Tổng số ca tử vong từ đầu đại dịch đã vượt ngưỡng 5 triệu người,” Đài phát thanh Quốc tế Pháp, Quốc tế, truy cập 25-11-2021, https://www.rfi.fr/vi/quốctế/20211101-hon-5-trieu-nguoi-chet-vi-covid-19.

[12] Ngọc Mai, “Chết vì Covid-19 ở Ấn Độ: Từ 'xếp hàng' để được thiêu đến xác trôi sông?” Thanh Niên, truy cập 26-11-2021, https://thanhnien.vn/chet-vi-covid-19-o-an-do-tu-xep-hang-de-duoc-thieu-den-xac-troi-song-post1066828.html.

[13] Vj Vu, “Chúa vẫn bên ta thời Corona”, Tổng Giáo phận Hà Nội, truy cập 22-11-2021, https: //tonggiaophanhanoi.org/chua-ben-ta-thoi-corona/.

[14] Phanxicô, Laudato Si, 245.

[15] Phanxicô, Fratelli Tutti, 115. 
 
(WGPSG)