Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2021

TRUYỆN NGẮN VỀ LỄ LÁ: CHIẾC LÁ GÓI ƯỚC MƠ


 CHIẾC LÁ GÓI ƯỚC MƠ

TGPSG -- Có những chiếc lá gói được ước mơ của cả một đời người. Chúng đi vào cuộc sống, làm sống mãi những ước mơ, nối dài những giấc mơ tuyệt vời mà làm nên hạnh phúc cho những ai chạm đến chúng…
 
Chặt lá dừa
Đi theo Ba Mẹ trên những chiếc thuyền vào tận dưới U Minh để chặt lá dừa nước, Thành đã quá quen thuộc với những tàu lá còn trong búp trắng muốt và dài, mà Ba Mẹ để đầy cả một thuyền. Khi thuyền về đến nơi, cả nhà Thành sau đó được chất đầy lá dừa, không chỗ nào mà không có những chiếc lá thật dễ thương ấy.
 
Phơi lá
Bộp… bộp…

Ba đang đập búp lá dừa. Tiếng bộp bộp vang cả một góc sân. Lá bung ra khỏi búp trắng xóa, cả một sân trắng những lá dừa. Mẹ cẩn thận dọc lá rồi xếp lại từng bó. Thành giúp Mẹ ôm những bó lá vào nhà. Sau đó, Mẹ phân loại lá dừa: dài, ngắn, già và trắng hơn…

Công việc của Ba kết thúc ở khâu đập búp dừa và vót tre cho Mẹ. Còn công việc của Mẹ thì thật nhiều và đầy kiên nhẫn. Thành thấy Mẹ mang lá dừa đi hấp rồi đem phơi, nâng niu từng lá rồi xếp cẩn thận lên khuôn nón và chăm chỉ khâu từng mũi kim kết nối những chiếc lá riêng lẻ thành những chiếc nón lá xinh xắn.
 
Nón lá
Nếu chiếc nón lá là vật làm duyên làm dáng cho những cô gái hay là vật che nắng che mưa cho người đi làm thì với Mẹ, chiếc nón lá là một phần của cuộc sống: không chỉ làm nón lá bán cho người ta để có thu nhập, nhưng nghề làm nón còn là nghề gia truyền của Mẹ.

Đã bao đời những chiếc nón lá vẫn được dùng như một nét đặc sắc của quê hương trong ấy gói ghém cái đơn sơ mộc mạc của người miền Nam, cái cao quý của sự khéo léo của đôi tay và tình yêu khi giữ gìn cái di sản quý giá của ngành nghề. Mặc dù Ba Mẹ Thành vất vả làm ruộng, nhưng những chiếc nón lá vẫn đều đặn được bán đi cho những người đặt hàng, cũng vì đó mà gia đình Thành khá hơn trong nghề tay trái này.
 
Lễ Lá & giấc mơ linh mục
Là con trai nên Thành không biết giúp Mẹ thế nào trong công việc làm nón lá, và chỉ được Mẹ sai vặt thu lá dừa giúp Mẹ khi trời mưa thôi. Nhưng với Thành, lá dừa không chỉ để Mẹ làm nón. Nó còn là thứ đồ chơi của Thành nữa như để làm chong chóng nè, hay là lựa một cái lá dừa dài đưa cho Ba kết thành con cào cào, hay con rồng nữa. Nhất là, đến Chúa nhật Lễ Lá, cả xóm đến nhà Thành kết lá dừa cho buổi lễ rước Lá nữa cơ. Hôm ấy, Mẹ sẽ không làm nón nhưng để hết số lá dừa ấy cho mọi người kết lá như một đóng góp nhỏ cho Giáo xứ. Ngày ấy, nhà của Thành vui lắm, người ra, người vào, cắt lá, kết lá, nói cười rôm rả...

Thành chú ý đến một cành dừa lớn mà mọi người xúm lại để kết thành hình một trái tim có nhiều bông hoa nữa, lại có thêm Thánh Giá ở giữa. Với đôi mắt tò mò, năm nào Thành cũng thấy mọi người chăm chút cho cành lá dừa ấy rất cẩn thận, nên năm ấy Thành đánh bạo hỏi Mẹ:

- Mẹ ơi, sao mọi người lại phải kết một cành dừa lớn và đẹp như vậy để làm gì, và ai là người cầm cành dừa bự đó, hả Mẹ?

Mẹ mỉm cười:
- À cành dừa ấy là của Cha Cố sẽ cầm trong ngày lễ Lá. Cha Cố cầm đi trước vào nhà thờ, rồi mọi người đi theo sau, tiến vào nhà thờ như dân thành Giêrusalem đi đón Chúa Giêsu.


Chẳng biết Thành có hiểu hết hay không, vì những năm trước, vào Lễ Lá, sợ Thành mệt vì Thánh lễ dài, nên Ba Mẹ không đưa Thành đi lễ chung, mà Ba Mẹ thay nhau đi lễ sáng và chiều để có người ở nhà trông coi Thành.

Nhưng từ Chúa nhật Lễ Lá năm ấy, Thành đã được Mẹ dẫn đi lễ, tham dự rước lá. Năm ấy, Thành lên 5 tuổi, khi thấy Cha Cố, Thành reo lên:

- Cha Cố cầm cành lá dừa bự hôm qua kìa Mẹ!

Mẹ Thành mỉm cười, vui vẻ ngắm nhìn đứa con trai nhỏ của mình đang đong đầy ngạc nhiên trong đôi mắt ngây thơ.

Khi về nhà, Thành nói với Mẹ: “Mai mốt lớn lên con sẽ làm Cha để cầm cành lá dừa đẹp đi đón Chúa Giêsu, vì Chúa bị đóng đinh con thương Chúa lắm”. Câu nói đơn sơ của đứa trẻ lên năm như chứa đựng cả một giấc mơ trong cành lá dừa ấy. 
 
Bánh lá dừa
Lá dừa là thế, với bao nhiêu công dụng như trên, lại còn cho con người có thể dùng nó mà gói bánh nữa. Thành thích nhất là những ngày Tết Nguyên Đán, hay Tết mùng Năm tháng Năm, Mẹ sẽ gói bánh lá dừa biếu ông bà Nội, ông bà Ngoại và cả các cô chú hàng xóm nữa. Bánh lá dừa Mẹ gói là ngon nhất vì mỗi dịp Mẹ gói bánh xong, mọi người ai cũng xuýt xoa: bánh ngon ghê, ăn một cái là ghiền, muốn ăn cái thứ hai!

Và rồi Mẹ cũng hay sai Thành đi biếu bánh lá dừa: bánh dây màu xanh của bác Hai có nhiều đậu xanh, bánh dây màu đỏ nhân chuối biếu cô Mười, bánh dây màu vàng biếu gia đình chú Sáu công an không có đạo… Đặc biệt, bánh dây màu trắng biếu ông bà Nội vì ông bà đều bị cao huyết áp nên bánh nhạt hơn một chút. Bánh biếu ông bà Ngoại là nhân chuối và có thêm hạt đậu đen. Mẹ thuộc khẩu vị của từng người để gói bánh biếu cho thích hợp, chính vì thế mà nhắc đến tên Mẹ, người ta sẽ nhắc đến bánh lá dừa của Mẹ ngay.

Có lần Thành hỏi Mẹ:
- Tại sao Mẹ lại gói bánh lá dừa riêng cho từng người như thế.

Mẹ nói:
- Bánh lá dừa là loại bánh bình thường và rẻ, ai cũng có thể mua. Nhưng Mẹ muốn gói bánh với cả tấm lòng và đặt vào đó tình yêu thương Mẹ dành cho từng người, khi biết một chút về sở thích của họ. Để khi nhận bánh, họ cũng nhận được sự quan tâm của mình.

- Sao Mẹ lại thích gói bánh lá dừa vậy Mẹ?

- Lá dừa là loại lá gắn liền với cuộc sống của Mẹ và gia đình mình. Lá dừa không làm mất đi màu sắc của hạt nếp, nhưng đi vào trong hạt nếp, làm cho hạt nếp dẻo và thơm mùi lá dừa, mà vẫn giữ nguyên được màu trắng của hạt nếp. Làm người cũng thế, muốn giúp đỡ người khác biết về Thiên Chúa thì đừng chỉ mong họ thay đổi bên ngoài, nhưng giúp họ nhận biết và thay đổi từ bên trong bằng tình yêu và sự trân trọng, con ạ!

- À - tiếng Thành ngân dài - con biết rồi, qua cái bánh, Mẹ muốn làm cho nhiều người nhận biết Chúa, phải không Mẹ!

- Đúng rồi, vì xóm mình còn nhiều gia đình chưa biết Chúa, mình sống sao cho tốt để làm chứng cho Chúa.

Những điều Thành học được từ gia đình được lưu lại mãi trong ký ức, đặc biệt về chiếc lá dừa, để rồi cũng từ đấy, ơn gọi của Thành được lớn lên trong môi trường gia đình. 
 
Đuông dừa
Cuộc sống của Thành cứ êm ả trôi đi với đồng ruộng, khóm dừa, với những bạn bè dân quê chân chất. Có lần Thành cùng với mấy đứa bạn nghe người ta nói về món đặc sản “Đuông dừa”. Thế là Thành theo chúng bạn xuống rừng dừa gần đó để bắt đuông dừa.

Theo những kinh nghiệm tìm đuông, đám nhóc đốn dừa và tìm cho ra những con đuông dừa mập tròn. Suốt một buổi chiều Thành và đám bạn cũng chặt được một cây dừa rồi chẻ cây dừa tìm đuông, nhưng hỡi ôi đuông dừa đâu dễ tìm và cây dừa thứ hai rồi thứ ba bị chặt cuối cùng chỉ bắt được một vài con đuông dừa, bắt chướcc người lớn dầm mắm ớt ăn đuông.

Thành hí hửng cầm con đuông dừa đang ngọ nguậy chấm nước mắm ớt ăn trước mặt chúng bạn với cái oai phong của một người sành điệu. Nhưng ngay sau đó Thành cảm thấy khó chịu trong người, cả người quay cuồng và mắc ói. Đám bạn nhìn Thành sợ hãi khi thấy Thành ngất xỉu, vội đưa Thành vào bệnh viện cấp cứu được biết Thành bị ngộ độc do ăn nhầm con vật gì đó mà không phải con đuông dừa.

Được cấp cứu kịp thời nên Thành tạm ổn. Ba Mẹ vất vả chăm sóc Thành cả tuần lễ. Về sau, Thành mới kể lại cho Ba Mẹ nghe là: “Thành và đám bạn cả buổi chiều chặt dừa tìm đuông mà không có, nên khi chặt một câu dừa xuống thấy trong bẹ dừa có mấy con màu trắng giống đuông nên bắt luôn tưởng là con Đuông dừa”. 
 
Kể từ đó Thành không xuống rừng dừa nữa, mà ở nhà chăm chỉ học tập; khi được nghỉ học thì phụ giúp ba làm ruộng, giúp Mẹ vót tre làm nón.
 
Một cuộc tình đi qua
Giấc mơ hiến thân cho Chúa, xuất hiện từ Lễ Lá thuở ấu thơ năm nào, kéo dài nhiều năm sau đó, nhưng có lúc tưởng chừng như bị cắt đứt. Những năm lên Sài Gòn học đại học, Thành chơi rất thân và gắn bó với cô bé Vy đến mức ai cũng nghĩ đôi bạn này không thể tách rời nhau được, chắc chắn sẽ nên nghĩa phu thê.

Một hôm, Vy gợi ý: Chúng mình kết hôn đi, em sẽ xin Bố Mẹ em bảo lãnh anh qua Mỹ vì Bố Mẹ em bên đó cả, hết năm nay em sẽ sang định cư với Bố Mẹ.


Thành rất phân vân về để nghị này, vì anh và Vy còn quá trẻ để kết hôn. Anh cũng không muốn sang Mỹ vì Ba Mẹ anh còn sống ở quê. Nhưng nếu kết hôn với Vy thì một tương lai tươi sáng hơn có vẻ sẽ đến với Thành. Cứ ngập ngừng đắn đo hoài như thế, cuối cùng cũng đến ngày Thành tiễn Vy sang Mỹ trong nỗi buồn thầm kín đấy tiếc nuối về người bạn gái ấy. 

Ngã ba đường
Thành tốt nghiệp đại học. Với tấm bằng kỹ sư Tin học, Thành đứng trước một nghề nghiệp xem ra có thể hái ra tiền mà chỉ cần ngồi một chỗ với chiếc máy tính, khi nhận được lời mời của một công ty nổi tiếng.

Cùng lúc đó, cuộc thi vào Chủng viện lại sắp diễn ra, khiến Thành như một người đứng trước ngã ba đường, không biết phải đi tiếp thế nào.

Thành trở về quê để suy nghĩ cho những lựa chọn kế tiếp. Trở về với ngôi nhà thân thương, nơi Ba vẫn đang dọc lá dừa ngoài sân, Mẹ vẫn đang chăm chỉ khâu từng mũi kim trên chiếc nói mới. Những công việc thường ngày của Ba Mẹ như nhắc Thành về sự trung tín của Thiên Chúa, ngày và đêm nối tiếp nhau không sai trật, lặp đi lặp lại mỗi ngày. Ba Mẹ vẫn ngày qua ngày làm việc chăm chỉ, dệt đời mình trong thời gian Chúa ban. 
 
Cha Cố cầm cành lá dừa
Đang ngủ trưa, Thành uể oải thức giấc trong tiếng cười nói của những người kết lá dừa trong nhà Ba Mẹ Thành, chuẩn bị cho Lễ Lá ngày mai. Quan sát mọi người kết lá và chú ý đến một cành dừa lớn, Thành chợt cảm thấy tim mình nhói lên khi nghe thấy một tiếng người nói nho nhỏ: “Cha Cố năm nay yếu quá rồi, làm cành dừa nhẹ thôi để Cha Cố đỡ mệt. Lễ Lá dài, sợ Cha Cố chịu không nổi…” 
 
Giấc mơ làm Cha Cố cầm cành lá dừa của Thành như bừng sáng lên trong Thánh Lễ Lá hôm ấy. Hình ảnh Cha Cố cầm cành lá dừa tiến vào nhà thờ chợt dội lại một lời hứa nào đó của thuở xa xưa. Sau Thánh lễ, Thành trở về nhà, lòng bỗng thấy bình an vô cùng như vừa tìm được câu trả lời cho tương lai bất định của mình. 
 
Chủng viện
Thành thi đậu vào Chủng viện. Cuộc sống của Thành đã rẽ đúng hướng với ơn gọi Linh mục trong suốt những năm tu học. Thành nhận ra giấc mơ thuở nào của mình đã như một hạt giống, được Thiên Chúa yêu thương cho mọc lên và lớn dần trong nhà Chúa.
 
Cha cố Lá Dừa
Nhiều năm trôi qua, cứ gần đến Tuần Thánh, người ta lại trông thấy một linh mục loay hoay tự kết cho mình một cành dừa để sử dụng trong Lễ Lá của xóm đạo nghèo nơi vùng quê hẻo lánh. Nông dân trong vùng ấy có 'nghề tay trái' là làm nón và gói bánh lá dừa. Và vị linh mục của xóm đạo ấy được người ta thân thương gọi là Cha cố Lá Dừa…

Hồng Hà (TGPSG - NSTM)
 (WGPSG)

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN CHÚA NHẬT 28.3.2021


Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

THƯ GỬI SINH VIÊN, HỌC SINH CÔNG GIÁO NHÂN DỊP MỪNG LỄ CHÚA PHỤC SINH 2021

 

ỦY BAN GIÁO DỤC CÔNG GIÁO
trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
 
THƯ GỬI SINH VIÊN, HỌC SINH CÔNG GIÁO
NHÂN DỊP MỪNG LỄ CHÚA PHỤC SINH 2021
 
Các con thân mến,
Chúng ta đang sống những ngày cuối Mùa Chay và chuẩn bị mừng lễ Chúa Kitô, Chúa chúng ta phục sinh. Phụng vụ Giáo Hội nhấn mạnh Tam Nhật Vượt Qua sẽ là những ngày thật đặc biệt cho toàn thể Giáo Hội Công giáo. Trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh, dựa theo trình thuật của Phúc âm, giới thiệu một nhân vật đặc biệt, là niềm hy vọng, Vị Cứu tinh duy nhất, giải thoát loài người khỏi ách nô lệ tội lỗi: Chúa Kitô. Thế nhưng, với một phiên tòa ngắn ngủi và đơn giản, Chúa Kitô đã trở thành một người đại bại, thua cuộc hoàn toàn: Chúa Kitô bị kết án và chết trên Thánh giá. Trong lúc mọi sự đã như một dấu chấm hết trong ngôi mộ buồn bã và lạnh lẽo kia, thì vào rạng sáng một ngày sau đó, những tia nắng đầu tiên của ngày mới báo hiệu một tin mừng chưa từng có trong lịch sử nhân loại: Chúa Kitô phục sinh (Mt 28, 1-10). Đó là niềm tin của chúng ta, và đó cũng là điều mà tất cả chúng ta có bổn phận phải loan báo và làm chứng cho anh em mình (x. Lc 24, 48). Bởi thế, trong Tuần Thánh và Lễ Phục Sinh năm nay, cùng với lời chào thân ái, cha muốn chia sẻ với các con đôi nét về mầu nhiệm lớn lao này.
 
1. Cuộc Thương Khó của Chúa Kitô
Mặc dù chết và sống là hai vấn đề khác nhau hoàn toàn, nhưng trong mầu nhiệm Phục Sinh, hai điều này luôn được gắn kết với nhau và bổ túc cho nhau, vì sẽ chẳng bao giờ có phục sinh nếu không có tử nạn. Cuộc tử nạn của Chúa Kitô trên Thánh giá được mô tả cách chi tiết trong bài Thương Khó (Ga 18, 1 – 19, 42). Ở đây, ta có thể đọc thêm một vài chi tiết nữa nơi Phúc âm Nhất Lãm, để cho thấy Chúa Kitô, Chúa chúng ta đã thật sự đi vào cõi chết (x. Mt 27, 50; Mc 15, 37; Lc 23, 46). Người đã được mai táng trong mồ theo phong tục của người Do Thái (x. Mt 27, 59 – 60; Mc 15, 46; Lc 23, 53). Hơn thế nữa, quyết định dường như chưa từng có tiền lệ của Tổng trấn Philatô ngày hôm ấy, không phải để vinh danh, mà là để vĩnh viễn xóa sổ một con người. Thế là cửa mộ Đức Giêsu đã được niêm phong và có lính canh cẩn thận (Mt 27, 66). Ngôi mộ ấy cũng đã chôn vùi theo bao nhiêu niềm hy vọng của những ai đã tin tưởng theo Người (x. Lc 24, 21). Nhưng qua cái chết, Chúa Kitô, Chúa chúng ta đã sự sống lại trong những ngày sau đó.
 
2. Chúa Kitô đã phục sinh vinh hiển
Từ cổ chí kim, cả đến những nghiên cứu hiện đại, chưa ghi nhận một trường hợp nào con người đã chết thật mà được sống lại. Với chúng ta hôm nay, nếu cái chết của Chúa Kitô trên Thánh giá đã là một dữ kiện trong lịch sử, thì sự sống lại của Người sẽ luôn là một chân lý của đức tin. Chân lý này được xây dựng trên những chứng từ của Thánh Kinh. Từ trong Cựu ước, người tôi tớ của Giavê, hình ảnh của Chúa Kitô, được giới thiệu cách trổi vượt, dù phải đối diện với mọi nỗi nhọc nhằn, nhưng không bị bất kỳ một đau khổ nào thống trị. (x. Bài đọc thứ Sáu Tuần Thánh (Is 52,13-53,12). Với các môn đệ của mình, Chúa Kitô đã nói thật rõ ràng: Người sẽ chết và sau ba ngày sẽ sống lại (x. Mc 8, 31). Những lời báo trước về sự phục sinh ấy, được trở nên hiện thực hơn bởi sự kiện “Ngôi mộ trống” mà cả bốn Thánh sử đều ghi lại. Lại một dữ kiện khác khiến chúng ta phải chú ý: Các thượng tế và kỳ mục trong dân, là những người đã nắm rõ toàn bộ diễn tiến của cuộc khổ nạn Chúa Kitô, kể cả những điềm lạ kèm theo, lại có những cử chỉ lạ lùng; Nếu Chúa Kitô đã không thật sự chỗi dậy cách oai hùng trước sự canh gác cẩn thận, thì sẽ không thể có một cuộc thương lượng bằng tiền bạc với quân lính, nhằm che đậy một sự thật hiển nhiên trước mặt họ (x. Mt 28, 13 – 15).
 
3. Niềm vui gặp gỡ Chúa Phục Sinh
Các con có nhớ rằng: sau khi hát kinh Vinh danh của chiều thứ Năm Tuần Thánh, tất cả các Nhà thờ ngưng hẳn những hồi chuông quen thuộc hàng ngày. Đó không phải là thói quen tự phát, mà là luật Phụng vụ của Giáo Hội trong Tam Nhật Vượt Qua (x. Sách lễ Rôma – Nghi thức Tuần Thánh). Những “tiếng mõ” khô khan trong các cử hành Phụng vụ như muốn diễn tả sự hiệp thông với Chúa Kitô đang nằm im trong ngôi mộ mà người ta dành cho mình. Trong suy nghĩ của cha, những tiếng vang trầm lắng ấy dường như làm cho tiếng chuông của Đêm Vọng Phục Sinh càng trở nên rộn ràng và uy nghiêm, để chào đón Chúa Phục Sinh. Chúa Kitô sống lại từ cõi chết, Người không còn chết nữa, “cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người” (Rm 6, 9). Với chúng ta ngày nay, sự kiện này được củng cố bởi những lần hiện ra của Chúa Phục Sinh dành cho một số người (x. Mt 28, 9-10); cho hai môn đệ trên đường Emmaus (x. Lc 24, 13 – 35), và sau cùng cho tất cả các môn đệ (x. Cv 1, 6 – 11).
 
4. Sống niềm vui Chúa Phục Sinh
 
Các con thân mến,
Chúa Kitô đã phục sinh, như cha đã nói ở trên, đó là niềm tin và cũng là những điều mà chúng ta có bổn phận làm chứng cho người khác. Nếu chúng ta đã kiên nhẫn đi với Chúa Kitô suốt hành trình sa mạc của Mùa Chay, thì giờ đây đừng sợ, cùng với những nhân chứng phục sinh, các con hãy can đảm làm cho niềm vui Chúa Phục Sinh được lan tỏa trong cuộc sống hàng ngày của các con. Các con hãy luôn nhớ rằng: nếu Chúa Kitô chỉ phục sinh vinh hiển từ ngôi mộ của hai mươi thế kỷ về trước, mà không sống lại trong chính đời sống hàng ngày của tôi, thì cũng chẳng có ích lợi gì cho tôi. Cùng với cha nữa, chúng ta hãy tin tưởng để cho Người chiếm hữu và trở nên phương thuốc chữa trị cho các bệnh tật tâm hồn chúng ta. Hãy cùng với Chúa Phục Sinh, chúng ta làm sống lại con người mới nơi cuộc sống của mình: con người của hòa đồng và tương trợ, con người của hiếu thảo và biết ơn, con người của niềm vui và hy vọng. Nhờ đó, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên một lời chứng về Chúa Phục Sinh cho thân nhân và bạn bè của mình.
Với tất cả niềm vui của ngày Chúa chúng ta sống lại, cha cầu chúc các con luôn vui khỏe và bình an. Nguyện xin phúc lành của Chúa Phục Sinh đồng hành với các con mọi nơi mọi lúc. Xin Người tiếp tục che chở và dẫn dắt quê hương chúng ta và thế giới sớm thoát khỏi đại dịch Covid – 19 nguy hiểm này.
 
Chúc Mừng Chúa Phục Sinh. Alleluia.
 
Vĩnh Long, ngày 25 tháng 3 năm 2021.
 
(Đã ký)
Phêrô Huỳnh Văn Hai
Giám mục Giáo Phận Vĩnh Long
Chủ tịch Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ SÁU 26.3.2021


Thứ Năm, 25 tháng 3, 2021

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ NĂM 25.3.2021


TRUYỆN NGẮN: ƯỚC NGUYỆN CỦA CON

ƯỚC NGUYỆN CỦA CON

TGPSG -- "Ba tôn trọng Thiên Chúa của Má con nên cho các con theo Đạo Chúa. Ba biết đạo Chúa tốt, nhưng có những điều Ba chưa thể tự quyết định được, Ba sẽ nói chuyện này sau..."
- Sáng mai, cho con đi làm với ba nghen, Ba.
- Không được. Ba đi làm ở bệnh viện, không đi theo được!
- Nhưng hôm bữa ba hứa nếu con được 10 điểm môn Toán, Ba cho đi làm chung với Ba mà!
Suy nghĩ một chút, ba gật đầu:
- Thôi được, chỉ hôm nay thôi nghe, mai Chúa nhật phải theo má đi lễ nhớ chưa?
- Dạ, Dze!!! Con thương ba nhất!
Cuộc đối thoại của hai bố con làm cho ngôi nhà nhỏ đầy ắp tiếng cười.
Sáng hôm sau, Lâm được Ba dẫn đến bệnh viện. Bé Lâm để ý mấy cô chú mặc đồ màu trắng trông thật đẹp. Nhìn thấy Ba ai cũng cúi đầu chào: “Chào Bác sĩ Minh”. Một cô y tá cúi đầu chào Ba, lại bẹo má Lâm, khẽ nói: “Con trai Bác Minh bảnh trai quá giống ba ghê”. Ba chào lại họ và khẽ nói: “Con chào các cô chú đi!”

Rồi Lâm theo Ba đi một vòng quanh khoa bệnh của ba. Ba hỏi thăm các bệnh nhân mới phẫu thuật, tươi cười chỉ dẫn những thắc mắc cho họ. Sau đó, ba dẫn Lâm đến một phòng được đóng kín các cửa, chỉ duy nhất có một cánh cửa được đẩy ra vào. Bên trong là các cô chú bác sĩ mặc đồ trắng ngồi bên nhiều máy móc và những ống máu nhỏ xíu. Ba nói chuyện với một bác sĩ rồi dẫn Lâm vào phòng. Ba nói với Lâm:
- Con ở đây với các cô chú, Ba đi làm phẫu thuật xong sẽ đến đón con. Vâng lời các cô chú, ngoan để các cô chú làm việc, nhớ chưa?”
- Dạ
Ba đi rồi, Lâm ngồi trên chiếc ghế có bánh xe và quan sát mọi người làm việc. Bất chợt có một bác sĩ trẻ đến vỗ vai Lâm và nói:
- Này chú bé, sang đây chú chỉ cho xem cái này.
Lâm tròn mắt nhìn, tuột xuống khỏi chiếc ghế và đi theo vị bác sĩ trẻ ấy đến chiếc bàn đối diện.
- Ngồi xuống đây và nhìn vào chiếc kính này nhé!.
Được sự hướng dẫn Lâm nhìn vào chiếc ống kính:
- “Woa”. Những con gì ghê vậy chú?
Vị bác sĩ giải thích:
- Là vi khuẩn đấy, cháu đang nhìn thấy chúng qua ống kính hiển vi, chứ mắt thường thì không nhìn thấy chúng đâu!
Lâm khẽ gật đầu. Rồi ngạc nhiên, Lâm hỏi:
- Ủa, sao chú không đi khám bệnh?
- Chú ở đây để làm việc khác, chú chẩn đoán bệnh qua ống kính hiển vi này!
Vị bác sĩ lấy một giọt máu trong ống nhỏ và bỏ xuống dưới ống kính:
- Bây giờ cháu xem tiếp nhé!
Nhìn vào ống kính, Lâm thấy rất nhiều những hạt nhỏ màu đỏ và trắng, chúng đang chuyển động nữa!
- Cái gì vậy chú?
- À, khi cháu bị đứt tay thì máu chảy ra đúng không? Đây là một giọt máu đó. Nó không chỉ là chất lỏng nhưng được tạo thành bởi nhiều những hạt như thế. Những hạt ấy di chuyển ở trong người và nuôi sống con người đấy.

Bé Lâm khẽ gật đầu và vui sướng vì biết thêm một điều mới mẻ.

Thời gian trôi đi nhanh quá! Đã đến giờ rời bệnh viện. Bé Lâm về nhà, lòng vui sướng vì những gì đã thấy nơi Ba làm việc. Ba đặc biệt làm tại phòng bệnh và bàn phẫu thuật, nơi cùng các cô chú bác sĩ và nhân viên y tế nỗ lực cứu sống con người.

Công việc của Ba không theo bất cứ khung giờ hành chính nào. Hễ có ca cấp cứu cần đến là Ba có mặt, bất kể ngày đêm. Có khi Ba ở bệnh viện suốt đêm kéo dài cho đến hết sáng hôm sau, mà Lâm lại phải đến trường lúc đó, nên thời gian hai Ba con bên nhau rất ít. Tuy ít được nói chuyện với Ba, Lâm vẫn rất kính phục và yêu thương Ba, vì Ba đang dấn thân cho đời, không chỉ vì tiền lương nuôi sống gia đình, mà còn là cả tâm huyết trong ngành Y. Lâm tự hứa với lòng mình sẽ sống tuyệt vời như Ba đã sống.

Tuy nhiên Lâm vẫn thắc mắc, ba sống đẹp như thế nhưng tại sao Ba lại không đi lễ? Câu hỏi ấy cứ lẩn quẩn trong đầu Lâm. Khi mở những trang album để xem hình kỷ niệm Xưng Tội Rước Lễ Lần Đầu và Thêm sức, Lâm không thấy Ba chụp hình với mình. Rồi khi lớn hơn nữa, Lâm thấy rằng dường như chỉ có Má và Lâm đến nhà thờ, còn Ba thì không. Ba chỉ ở nhà và ở bệnh viện. Nghĩa là, Má và Lâm theo đạo Chúa còn Ba thì sao? Hôn nhân của Ba Má có vấn đề gì không? Tại sao và tại sao?
- Má à, sao ba không đến nhà thờ vậy Má?
- Con lớn rồi, Má không muốn giấu con điều gì nữa. Ba con không theo đạo Chúa. Hôn nhân của Ba và Má là hôn nhân khác đạo, đến nhà thờ làm nghi thức chuẩn thôi, không có thánh lễ và đạo ai nấy giữ. Đó là một nỗi buồn của Má, nhưng Má biết Ba con là người tốt, rất yêu thương vợ con. Ba có nỗi khổ riêng của Ba, con đừng trách Ba nghen!
Lâm khẽ gật đầu:
- Dạ, vậy con và Má cùng cầu nguyện cho Ba nha!
Má ôm lấy Lâm, xoa đầu đứa con trai dường như thấu hiểu lòng mình.

Thời gian trôi đi, dệt nên những sắc màu vui buồn trong căn nhà nhỏ này. Lâm đủ lớn để hiểu chuyện trong nhà. Với Lâm, Ba luôn là một người cha đầy yêu thương trong gia đình, đầy ấm áp với con cái, và cũng không kém phần nghiêm nghị của một người chủ gia đình với những quyết định phải thực hiện. Mặc dù trong mắt Mẹ, đâu đó vẫn còn nét buồn về Ba, nhưng gia đình Lâm chưa bao giờ to tiếng với nhau.
 
***
- Ba à, con muốn thi vào ngành Y của Ba!
- Ừ, Ba tôn trọng ý muốn của con. Hãy theo ngành nghề mà con thích và hết mình với nghề ấy. Đừng vì Ba mà con phải chọn nghề giống Ba
- Vâng, con muốn vào ngành Y nhưng ở khoa xét nghiệm, vì ở đó con có thể nhìn kính hiển vi mà thấy những thứ mà người ta bình thường không thấy. Đã một lần con thấy mầu nhiệm sự sống trong từng giọt máu. Và con nghĩ, nếu con người có thể dùng những dụng cụ hiện đại để nhìn thấy những gì là nhỏ bé nhất, thì chắc chắn, Chúa cũng nhìn thấy thấy rõ bản thân nhỏ bé của con, với mọi việc làm và cả cuộc đời của con.

Ba mỉm cười:
- Con à, Ba hiểu ý của con. Hãy cố lên và xây dựng cho mình một tương lai tốt đẹp, vì tương lai của con, con phải tự quyết định.
- Ba, Ba ơi có bao giờ Ba suy nghĩ về Thiên Chúa hay không?
Ba trầm tư một chút:
- Có chứ. Ba tôn trọng Thiên Chúa của Má con nên cho các con theo Đạo Chúa. Ba biết đạo Chúa tốt, nhưng có những điều Ba chưa thể tự quyết định được, Ba sẽ nói chuyện này sau.

Lâm nhìn lên bàn thờ. Hình ảnh đứa em gái 8 tuổi của Lâm - đang mỉm cười thật tươi - làm Lâm nhớ đến khuôn mặt đau đớn của Ba sau khi phẫu thuật khối u cho đứa con nhỏ nhưng thất bại. Lần đầu tiên Lâm thấy ba khóc, và rồi đứng trước cây Thánh Giá má treo trong nhà, Ba ngậm ngùi. Không thể hiểu tại sao Ba biết Chúa nhưng lại không theo Chúa?

***

Ngày Lâm tốt nghiệp trong ngành Y cũng là ngày Lâm xin phép Ba Má đi tu! Một quyết định làm thay đổi hướng đi của Lâm, nên Lâm cũng cần lắm sự ủng hộ của Ba Má. Sau bữa cơm tối, chúc mừng đứa con trai tốt nghiệp đại học, Ba cũng mở một cánh cửa mới để Lâm tiếp tục ước mơ của mình khi Ba tuyên bố:
- Thôi con cứ đi, đi sao cho đẹp đời và đẹp đạo!
Chiếc xe chở Lâm đến chủng viện có Ba và Má đi kèm. Đứng trước tượng đài Thánh Giuse trong sân chủng viện, Lâm khẽ cầu nguyện cùng Thánh Giuse cho gia đình bình yên, nhất là cho Ba trở thành người Công Giáo. Nguyện ước cả cuộc đời dấn thân cho Chúa và tha nhân…

Nữ tu Maria Hồng Hà, CMR (TGPSG)
(WGPSG)

Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON THÔNG BÁO: ĐỨC CHA LOUIS NGUYỄN ANH TUẤN ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM GIÁM QUẢN TÔNG TÒA GIÁO PHẬN HÀ TĨNH

 
ĐỨC CHA LOUIS NGUYỄN ANH TUẤN ĐƯỢC BỔ NHIỆM 
LÀM GIÁM QUẢN TÔNG TÒA GIÁO PHẬN HÀ TĨNH 


Kính thưa quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ và Chủng sinh,
cùng anh chị em giáo dân trong Tổng giáo phận

Vào lúc 18g ngày 19/3/2021, Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam đã loan tin Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Giám mục hiệu tòa Catrum và đang là Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Tp. HCM, được bổ nhiệm làm Giám quản Tông tòa Giáo phận Hà Tĩnh do “trống tòa và theo Tòa Thánh định đặt” (sede vacante et ad nutum Sanctae Sedis), sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô chấp thuận đơn từ nhiệm của Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP.

Tòa Tổng giám mục trân trọng kính báo và xin các thành phần dân Chúa trong Tổng giáo phận hiệp thông tạ ơn cùng cầu nguyện cho Đức cha Louis trong trách vụ mới do Tòa Thánh ủy thác.

Tòa Tổng giám mục, ngày 19 tháng 03 năm 2021
Linh mục Chưởng ấn
Phêrô Kiều Công Tùng
(WGPSG)

BỔ NHIỆM GIÁM QUẢN TÔNG TÒA GIÁO PHẬN HÀ TĨNH

 

BỔ NHIỆM GIÁM QUẢN TÔNG TÒA GIÁO PHẬN HÀ TĨNH

WHĐ (19.03.2021) - Hôm nay, ngày 19 tháng 03 năm 2021, Đức Tổng giám mục Marek Zalewski, Sứ thần Toà Thánh tại Singapore kiêm Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam thông báo:

Đức thánh cha Phanxicô đã chấp thuận cho Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, O.P. từ nhiệm sứ vụ Giám mục Chính toà Giáo phận Hà Tĩnh; đồng thời, Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Luy Nguyễn Anh Tuấn, Giám mục hiệu tòa Catrum và đang là Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh, làm Giám quản Tông tòa Giáo phận Hà Tĩnh “trống tòa và theo ý Toà Thánh” (sede vacante et ad nutum Sanctae Sedis).

Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ
 
Tiểu sử Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, O.P.
  • Sinh ngày 02 tháng 02 năm 1945 tại giáo xứ Làng Anh (Nghi Phong, Nghi Lộc) Nghệ An
  • Ngày 15 tháng 8 năm 1964: Vào Tập viện dòng Đa Minh tại Vũng Tàu
  • 1965 - 1972: Học triết học và thần học tại Học viện Đa Minh Vũng Tàu và Thủ Đức
  • 1968 - 1971: Học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn. Tốt nghiệp Cử nhân Triết học Đông Phương
  • Thụ phong linh mục ngày 08 tháng 8 năm 1972 tại Sài Gòn
  • 1972 - 1978: Du học tại Đại học Fribourg (Thụy Sĩ) và tốt nghiệp Tiến sĩ Triết học Tây phương
  • 1978 - 1979: Học chính trị kinh doanh tại Đại học Genève, Thụy sĩ
  • 1981 - 1986: Giáo sư tại Phân khoa Thần học Lima, Péru.
  • 1984 - 1991: Giáo sư và Giám đốc Học vụ của Học viện Thần học Gioan XXIII, Lima, Péru
  • 1989 - 1994: Trung tâm nghiên cứu Bartolomé de Las Casas, Lima, Péru
  • Năm 1994: Tốt nghiệp Tiến sĩ Thần học Luân lý tại Phân khoa Thần học Đức Mẹ Lên Trời, São Paulo, Brazil
  • 1996 - 2004: Giáo sư tại Phân khoa Xã hội thuộc Đại Học Giáo Hoàng Thánh Tôma Aquinô, Roma
  • 2004 – 2007: Giám Đốc Học vụ của Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam
  • Ngày 13 tháng 5 năm 2010, được Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Vinh. Được truyền chức Giám mục ngày 23 tháng 7 năm 2010, khẩu hiệu Giám mục: “Sự thật và Tình yêu”
  • Ngày 22 tháng 12 năm 2018, Đức Giáo hoàng Phanxicô thiết lập Giáo phận Hà Tĩnh, tách ra từ Giáo phận Vinh và Đức cha Phaolô được bổ nhiệm làm Giám mục Chính tòa tiên khởi của Giáo phận Hà Tĩnh
  • Tại Đại hội lần thứ XI (4-8/10/2010) của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Ủy ban Công lý và Hòa bình được thành lập, Đức Cha Phaolô được bầu làm Chủ tịch Ủy ban trong nhiệm kỳ đầu tiên, 2010 - 2013. Tại các Đại hội lần thứ XII (7-11/10/2013) và XIII (3-7/10/2016), Đức Cha Phaolô tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.
********
 Tiểu sử Đức Giám mục Luy Nguyễn Anh Tuấn
  • Sinh ngày 26 tháng 12 năm 1962 tại Quảng Nam, Đà Nẵng
  • 1969 - 1979: Học các trường Lasan Mossard, Lasan Taberd Saigon, Trần Quốc Tuấn
  • 1979 - 1984: Học Đại học Tổng hợp (Khoa học Tự nhiên) Tp. HCM, tốt nghiệp Cử nhân Toán-Tin học
  • 1993 - 1999: Tu học tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Saigon
  • Thụ phong Linh mục ngày 30 tháng 6 năm 1999 tại nhà thờ Chánh Toà Đức Bà Saigon
  • 1999 - 2001: Linh mục phụ tá giáo xứ Phú Nhuận, trợ giảng sinh ngữ tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Saigon
  • 2001 - 2006: Học tại Học viện Gia Đình Gioan-Phaolô II (Đại học Lateranensis), Roma; tốt nghiệp Tiến sĩ Thần học (S.T.D) chuyên biệt về Hôn nhân và Gia đình
  • 2006: Học về Đào tạo Ơn gọi tại Đại học Gregoriana, Roma
  • 2006 - 2014: Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Saigon - Tp. HCM
  • 2007 - 2013: Giám đốc Nhà Huấn luyện Tiền Chủng viện Thánh Phaolô Lộc (Dự bị Đại Chủng viện) của Tổng Giáo phận Saigon - Tp. HCM
  • 2007 - 2017: Trưởng ban Mục vụ Gia đình Tổng Giáo phận Saigon - Tp. HCM; Thư ký Uỷ Ban Mục vụ Gia đình trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.
  • 2007 - 2017: Giám đốc Nhà Huấn luyện Tiền Chủng viện Thánh Phaolô Lộc (Dự bị Đại Chủng viện) của TGP Saigon - Tp. HCM
  • 2009 - 2014: Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam (Giáo tỉnh Saigon)
  • 2014 - 2018: Chánh Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam
  • Ngày 25 tháng 8 năm 2017 được Đức Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh (hiệu toà Catrum). Được truyền chức Giám mục ngày 14 tháng 10 năm 2017, khẩu hiệu Giám mục: “Này con đây”
  • Ngày 19 tháng 3 năm 2021, Đức cha Luy Nguyễn Anh Tuấn được bổ nhiệm làm Giám quản Tông Tòa Giáo phận Hà Tĩnh
  • Tại Đại hội lần thứ XIV (30/9/2019 - 04/10/2019) của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức cha Luy được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Di dân trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.
 (WHĐ)

CỔ TÍCH GIỮA ĐỜI THƯỜNG - MỘT TÌNH YÊU & GIA ĐÌNH ĐẸP


LỜI CHÚA CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM B (Ga 12, 20-33)

 

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ BẢY 20.3.2021


Thứ Tư, 17 tháng 3, 2021

TU SĨ KHÔNG TU PHỤC: NGƯỜI MẸ THỨ HAI CỦA TÔI

 

TU SĨ KHÔNG TU PHỤC: NGƯỜI MẸ THỨ HAI CỦA TÔI 

TGPSG -- Mang danh là tu sĩ mà dường như chẳng mấy ai biết, vì chẳng có tu phục lẫn đời sống cộng đoàn. Cùng chiến đấu sống giữa thế gian mà chẳng thuộc về thế gian để sống trọn vẹn ba lời khuyên Phúc âm.

Tôi được sinh ra trong một gia đình nghèo, ở vùng quê, hằng ngày vất vả mưu sinh trên cánh đồng lúa. Dù chẳng được sống trong gấm vóc lụa là, mâm cao cỗ đầy, nhưng gia đình tôi luôn tràn đầy niềm vui, bình yên và hạnh phúc. Tôi được cha mẹ giáo dục, dạy dỗ trở nên người tốt và nhất là được học biết về Thiên Chúa là người Cha đầy nhân hậu và từ bi.

Nơi tâm trí của tôi, luôn có hình ảnh một người mẹ đã mang nặng đẻ đau ra tôi. Tôi vẫn thầm cảm tạ Chúa đã cho tôi được làm con của mẹ, và qua mẹ, tôi được làm con của Chúa. Ngoài ra, tôi còn có một người mẹ thứ hai, chẳng phải là người đã sinh ra tôi, nhưng lại có tầm ảnh hưởng rất lớn trên cuộc đời tôi. Đó là cô của tôi. Tuy cô là chị gái của mẹ tôi, nhưng chúng tôi vẫn quen gọi là cô, vì những người trong giáo xứ vẫn quen gọi cô như thế.

Trong nhà ngoại, cô là người con thứ hai, nên việc chăm sóc các em và các cháu đã trở thành như là một bổn phận mà Chúa muốn cô phải chu toàn. Cô không lập gia đình, cô sống với ông bà ngoại để chăm sóc ông bà. Hằng ngày cô làm việc nhà, nấu nướng và làm ra những sản phẩm từ tre, nứa, mây… Với công việc như thế, cô có nhiều thời gian hơn cho gia đình, cho các cháu.

Cô chọn cho mình một hướng đi là sống độc thân vì Nước Trời theo linh đạo của tu hội ‘Tôi tá Thánh Tâm Chúa Giêsu’. Mang danh là tu sĩ mà dường như chẳng mấy ai biết, vì chẳng có tu phục lẫn đời sống cộng đoàn. Cùng chiến đấu sống giữa thế gian mà chẳng thuộc về thế gian để sống trọn vẹn ba lời khuyên Phúc âm. Điều đó phần nào nói lên tính cách khiêm nhường, âm thầm, nội tâm sâu xa nơi con người cô tôi. Và đặc biệt hơn hết, cái tên cúng cơm “cô Thép” mà mọi người gọi cô làm cho cô thêm cứng cỏi trong hành trình lữ thứ trần gian của mình.

Tuổi thơ của tôi hầu hết là được ở bên cạnh cô. Vì hoàn cảnh gia đình, cha mẹ tôi phải vất vả với cuộc sống mưu sinh, lặn lội với cánh đồng lúa kiếm miếng cơm từng ngày từ sáng sớm đến khi chiều tà, nên phần lớn thời gian tôi ở bên nhà ngoại với sự chăm sóc của cô. Ngay từ những ngày còn nằm trên nôi, tôi đã được nghe cô ru ngủ, với giọng ca trầm ấm. Lớn lên một chút, cô bắt đầu kể chuyện cho tôi nghe, những câu chuyện về nhiều khía cạnh của cuộc sống như lòng hiếu thảo, đền ơn đáp nghĩa, yêu thương… và nhất là những câu chuyện về hạnh các thánh giúp cho tôi dần dần nhận biết về Thiên Chúa, về con đường mà Thiên Chúa mời gọi các Kitô hữu là hiệp thông trọn vẹn với Đức Kitô trên quê hương vĩnh cửu Nước Trời.

Vì sống đời tu nên cô tôi rất yêu mến Chúa. Cô tham dự thánh lễ mỗi ngày. Cô là ca trưởng một ca đoàn trong giáo xứ nên lời ca tiếng hát trở nên như lời ngợi khen, chúc tụng tuyệt hảo mà cô dành cho Chúa, qua đó, giúp tôi ý thức tham dự phụng vụ cách sinh động và kết hiệp mật thiết với Chúa, như lời Thánh Augustinô đã nói: “Hát hay là hai lần cầu nguyện”.
 
Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh cô dạy tôi làm dấu thánh giá khi tôi mới biết phân biệt bên phải bên trái. Như một số đứa trẻ khác, tôi cứ quen tay làm dấu bên trái. Không một lời la mắng, hay thất vọng, cô vẫn kiên nhẫn cầm tay tôi và giúp tôi làm dấu, như Chúa Giêsu kiên nhẫn giảng giải cho các môn đệ những dụ ngôn mà các tông đồ không hiểu. Cô nói: “Khi con làm dấu là lúc con tôn vinh danh Chúa Ba Ngôi và xác tín niềm tin của mình vào Thiên Chúa. Nếu con nhìn thấy ai làm dấu thánh giá thì đó là dấu chỉ cho thấy người đó là Kitô hữu, là anh chị em với chúng ta”. Những lời nói đó, khi ấy, tôi chưa hiểu hết. Lớn lên rồi, mỗi lần làm dấu thánh giá, tôi lại nhớ đến cô. Qua cô, tôi nhận ra được Thiên Chúa mà tôi tôn thờ cũng yêu thương con người như thế.

Chính từ nơi cô, tôi được nhận biết về tình yêu Thiên Chúa không chỉ bằng lời nói, mà còn bằng những hành động cụ thể dù rất nhỏ bé trong cuộc sống hằng ngày mà đôi khi tôi đã đánh mất cơ hội không làm.

Cô hay nhắc câu lời Chúa mà cô đã chọn làm phương châm cuộc sống của mình: “Ai cho một trong những kẻ bé mọn này, dù chỉ một chén nước lã thôi vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu” (Mt 10,42). Cô sẵn sàng chia sẻ vật chất cho những người nghèo khổ sống bên cạnh cô, dù cuộc sống của chúng tôi chẳng khá giả gì. Hằng tháng, cô dành ít chút thời gian để đi thăm viếng những người ốm đau bệnh tật trong giáo xứ. Những điều đó đã khắc ghi vào trong tâm trí của tôi rất nhiều, nó ảnh hưởng cả đến ơn gọi tu trì của tôi sau này.

Bây giờ, là nữ tu của Hội Dòng với linh đạo ‘sứ mạng trợ thế’ - chăm sóc các bệnh nhân tâm thần, khuyết tật - tôi mới nhận ra điều cô dạy thật hữu ích. Việc chăm sóc các bệnh nhân đòi hỏi tôi phải nhận ra được hình ảnh của Đức Kitô nơi những khuôn mặt xấu xí, tính tình thất thường… Điều này thật chẳng dễ chút nào. Để làm được điều đó, tôi phải có một niềm tin mạnh mẽ vào tình yêu của Chúa Giêsu. Chính những việc làm bác ái của cô tôi đã chuẩn bị cho tôi hành trang của con đường tu trì. Đây là điều quan trọng mà cô luôn muốn tôi nhớ đến hằng ngày: “Là con cái Chúa, tôi phải biết sống điều răn mới của Chúa: Hãy yêu thương nhau như chính Thầy đã yêu thương anh em.”

Suốt cuộc đời, cô đã nỗ lực hoạt động tông đồ như không biết mệt mỏi: “Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa mà tôi đây phải thiệt thân” (Ga 2,17). Ngoài những giờ làm việc bổn phận ở nhà, hầu hết khoảng thời gian còn lại cô dành cho công việc nhà Chúa: phụ trách giáo lý, tham gia ca đoàn, thăm viếng bệnh nhân và người nghèo... Từng việc, cô chu toàn cách âm thầm khiêm tốn, với tất cả lòng yêu mến, không hề mong được ca ngợi hay cám ơn. Cô noi gương thánh bổn mạng Têrêsa nhỏ bé của mình, thao thức mang Lời Chúa đến cho mọi người bằng chính những việc nhỏ bé hằng ngày, ngay cả việc chăm sóc các cháu, mà cô đã chăm sóc như một người mẹ thực sự. Cô luôn ý thức mình là người tông đồ của Chúa, được Chúa tha thiết mời gọi: “Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16,15) và loan báo bằng những việc làm cụ thể, dù rất nhỏ bé, chẳng được ai biết đến.

Cô tâm đắc lời của thánh Phaolô tông đồ trong thư gửi tín hữu Philipphê: “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người.” (Pl 3,8-9)

Mỗi buổi tối, tôi vẫn thấy cô cặm cụi cần mẫn ghi chép, soạn bài giáo lý, hay những bài hát được cô kẻ nhạc, vì thời đó, nơi tôi ở là vùng quê, không có máy in, nên tất cả đều phải viết tay. Cô ý thức công việc cô làm không chỉ là để hướng dẫn một thế hệ con người phát triển về nhân cách, nhưng còn đem con người đó đến với Chúa, kết hợp với Ngài, và chu toàn bổn phận là người con của Chúa. Cô đã gieo vãi hạt giống đức tin cho thế hệ trẻ và chính bản thân tôi cũng được đón nhận niềm tin ấy đang ngày càng lớn dần lên trong sự hướng dẫn của cô. Nhờ cô, tôi nhận biết về Thiên Chúa nhiều hơn, về tình yêu Ngài dành cho tôi. Cô không chỉ là một người mẹ hiền chăm lo từng chút cho tôi, mà còn là người cha cho tôi chỗ dựa vững chắc trong đức tin nữa.

Điều khiến tôi suy nghĩ và ái ngại nhiều đó là: việc cô hoàn thành xuất sắc công việc, lại khiến cho nhiều người ganh tị. Có những ca viên, vì ganh ghét, đã nói xấu, giận dỗi với cô. Họ muốn cô tôi không giữ chức ca trưởng nữa.

Trước những thái độ ấy, cô vẫn giữ thái độ ân cần, lắng nghe, đón nhận những lời đóng góp, nhưng cũng rất cương quyết giữ vững lập trường của mình. Cô làm mọi việc không vì lợi ích cá nhân, nhưng là vì tập thể và nhất là vì đó là công việc nhà Chúa mà Chúa muốn cô thi hành. Như cái tên “Thép” của mình, nhờ niềm tin vào ơn trợ giúp của Chúa, cô vượt qua mọi rào cản của cuộc sống, như lời Chúa nói trong thư của thánh Phaolô tông đồ: “Ơn ta đủ cho con”.

Nhưng dù luôn mang khuôn mặt cứng cỏi, bình tĩnh bên ngoài, bên trong của cô lại là một tâm hồn nhạy cảm. Tôi đã từng thấy cô khóc trước tượng Chúa Kitô chịu nạn. Cô đang cô đơn, và chỉ có Chúa mới thấu suốt tâm hồn cô. Chắc có lẽ lúc đó cô đang nhủ thầm cùng Chúa “Lạy Chúa, sao Chúa bỏ rơi con?”.

Qua những sự việc diễn ra trong ca đoàn, tôi thấy cô rất vững chắc trong cách ứng xử với mọi người. Cô im lặng hơn là phản kháng, có lẽ cô muốn để thời gian trả lời cho những gì cô làm: không phải vì lợi ích cá nhân nhưng là để thực thi thánh ý Chúa.

Cuối cùng, điều thật buồn đã đến: Chúa đã gọi cô rời trần gian về cùng Chúa, khi tuổi đời của tôi chưa đủ lớn. “Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”, đúng thế, nhưng làm sao vui được đối với một đứa trẻ như tôi. Tất cả các thành viên trong gia đình chúng tôi đã trải qua một cơn sốc nặng. Chúa đã thử thách niềm tin của chúng tôi qua biến cố này. Dù sao, với sự ra đi mãi mãi của cô, Chúa đã muốn chúng tôi phải sống thật tốt những lời cô dạy, noi gương bắt chước các nhân đức cô để lại, nhất là đức ái tuyệt hảo đối với tha nhân.

Những lời cuối cùng cô dặn dò tôi: “Hằng ngày con phải tham dự thánh lễ và chăm sóc các em thật tốt nhé!” Mỗi khi bước chân vào nhà thờ, tôi lại nhớ đến cô. Dù không có người con nào, nhưng sự ra đi của cô đã để lại cho biết bao người sự luyến tiếc. Các ca viên, huynh trưởng, giáo lý viên cùng các em thiếu nhi mà cô đã hướng dẫn, dạy dỗ, đã khóc thật nhiều trước linh cữu của cô. Thánh lễ an táng, là thánh lễ cuối cùng chúng tôi cùng cô tham dự, đã diễn ra thật sốt sắng nhưng cũng đầy nghẹn ngào, đau đớn. Trước khi nấm mồ của cô khép lại, chúng tôi đã có những lời cuối cùng với cô, vì chúng tôi tin cô đang ở bên chúng tôi trong vào lúc ấy.

 “Nhìn lại quá khứ với tâm tình biết ơn”, đó là lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxixô trong năm Đời sống thánh hiến 2015. Vâng, nhìn lại những năm tháng sống bên cô, tôi tạ ơn Chúa đã cho tôi một người cô thật tuyệt vời. Giờ đây, khi chọn cho mình con đường theo Chúa trong ơn gọi tu trì, nhiều bài học mà tôi nhận lãnh từ nơi cô đã trở nên hữu ích cho tôi trong đời sống cộng đoàn. Tôi chỉ biết đáp đền tấm lòng của cô bằng lời cầu nguyện mỗi ngày. Xin cho linh hồn cô tôi được hưởng ánh sáng vinh quang của Chúa. Tôi quyết tâm sống thật tốt sự lựa chọn của mình, và chắc chắn đó cũng chính là điều cô hằng mong ước nơi tôi.

Agata Kiều Minh Thư, HSC (TGPSG - NSTM 43)

(WGPSG)

CHÚC MỪNG ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC LEOPOLDO GIRELLI


BƯỚC TỪNG BƯỚC - SỐ 7: DÃ QUỲ HƯƠNG


ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ TƯ 17.3.2021


Thứ Hai, 15 tháng 3, 2021

CHUYỆN ĐỜI TU: MẸ TÔI

MẸ TÔI

TGPSG -- Hình dáng mẹ vội vàng đến đón tôi với những giọt mồ hôi nhễ nhại, ướt cả áo, luôn in đậm trong trái tim tôi.

Mẹ đã chạy hơn hai chục cây số đường rừng để ra nhà trọ đón tôi về. Trông thấy mẹ lòng tôi quặn đau, muốn khóc nức lên nhưng không sao phát ra thành tiếng được.

Tôi ngồi lên chiếc yên xe - vẫn còn đó dấu cột những sợi kẽm mà trước khi đi, ba đã làm cho mẹ để ở nhà chở hàng.

Ngồi sau lưng mẹ tôi nghe thấy mùi mồ hôi, mùi của đất đỏ bazan, mùi của tháng ngày gian khổ và cả mùi của một tình yêu trọn vẹn. Nhiều lúc mẹ phải cố đứng thẳng lên để gồng đạp hết sức, khi chở tôi vượt qua những con dốc đầy đá lởm chởm. Áo đẫm mồ hôi, nhưng mẹ vẫn mỉm cười nói với hơi thở dồn dập: “Cố một chút, sẽ qua hết con à!” Đằng sau lưng mẹ, tôi nín thở bởi nỗi nghẹn ngào đang chặn ngang cuống họng.

Mẹ kể cho tôi nghe nhiều về ba, về những kỉ niệm của ba và mẹ. Vẫn con đường quen thuộc nhưng hôm nay, bỗng dưng tôi thấy nó như dài hơn bởi lòng tôi đang chất chứa những hình ảnh về ba và mẹ với những đôi tay đã chai sần theo năm tháng vì bốn anh em chúng tôi. Thương ba mẹ quá!

Con đường dài đăng đẳng và đáng nhớ cũng đã bị khuất phục và lui lại phía sau, chịu thua ý chí kiên cường của mẹ. Mẹ thắng chiếc xe đạp bằng chiếc dép lào cao su đã hao mòn. Tôi bước vào căn nhà thân quen với những tấm phên đan bằng tre đã mục nát và mái tranh tả tơi đang chờ ba tôi về lợp lại. Bà nội ôm tôi sau những tháng ngày xa nhớ và rưng rưng dòng nước mắt. Tôi mỉm cười:

- Con chào nội, con mới về!

- Cha mày! Cứ ốm nhom ốm nhách vậy à!”

Bữa cơm tối của gia đình tôi bắt đầu cũng là lúc mặt trời đã lặn từ rất lâu. Ngọn đèn dầu mờ ảo được đặt trên cái tủ nhỏ duy nhất của gia đình để thờ ông nội. Nội cho tôi chén cơm tốt nhất, chén cơm có trộn ít khoai lang hơn chén bé Út và anh hai. Suốt hai năm rồi nhà tôi hiếm khi được ăn cơm trắng một lần. Mẹ gắp cho tôi vài cái tóp mỡ được kho mặn cùng đu đủ non, với giọng nói trìu mến:

- Ngon lắm! Con ăn đi! Hôm nay nội biết con về nên để dành cho con”.

Tôi được nghỉ ở nhà hơn một tháng. Ba tôi và anh ba cũng trở về sau nhiều năm đi làm thuê ở Phan Rang. Tôi cảm thấy vui lắm khi được đoàn tụ bên gia đình, đã lâu rồi tôi chưa được hơi ấm gia đình bao bọc như thế…

Mỗi sáng, khi tiếng gà chưa kịp gáy là ba, mẹ tôi và cả bà nội cùng dậy để kịp làm mì quảng đi giao cho người ta ở ngoài thị trấn cách nhà tôi chừng chục cây số, trong khi bốn anh em tôi còn đang say giấc ngủ.

Khoảng ba giờ sáng tôi thức dậy là lúc ba tôi ràng hai thúng mì đằng sau chiếc xe đạp để mẹ kịp chở đi. Cũng từ thị trấn, mẹ bắt đầu lấy ít cá để chạy vòng về có gì bán thêm trong chợ nhỏ quê tôi để cải thiện cho cuộc sống của gia đình.

Dù nghèo, dù khổ nhưng gia đình tôi không thiếu tiếng cười bao giờ. Dù phải đi học xa nhưng mỗi lần tôi trở về nhà, luôn luôn hưởng niềm vui của sum họp đầm ấm như thế.

Bước sang tuổi mười lăm, tôi đậu vào trường cấp III, được tuyển vào lớp chọn vì điểm thi khá cao, nhưng bao nỗi ưu tư lại chồng chất trong tâm trí tôi: ba mẹ sẽ vui như thế nào khi biết tôi học tốt nhưng lại phải tốn thêm một khoản tiền không ít để lo cho tôi ăn học. Tôi im lặng trước niềm vui lẫn nỗi lo lắng của ba lẫn mẹ.

Ngày tháng trôi qua, dãy nhà trọ vẫn còn đó. Mỗi tháng mẹ vẫn gửi cho tôi bảy chục ngàn tiền trọ và một ít tiền nấu cơm chung với bạn bè. Chương trình học ngày càng nhiều, nhu cầu học thêm theo yêu cầu của giáo viên ngày càng phổ biến. Tôi phải có tín chỉ tin học mới được ra trường, nhưng làm sao có thể ngỏ lời khi gia đình tôi vẫn nghèo khổ?

Đôi lần tôi tự nhủ hay là xin nghỉ học! Nhưng như thế, chắc tôi sẽ làm cho cả nhà thất vọng, vì thế, tôi cố gắng vươn lên vì mẹ tôi đã từng nói: “Cố một chút, sẽ qua hết con à”.

Tôi giấu ba mẹ đi làm thêm, tôi kiếm giờ làm bánh flan và đi bán với ước mong rằng sẽ bớt gánh nặng cho ba mẹ một chút. Mỗi ngày trôi qua tôi vẫn thấy ổn nhưng có vẻ vấn đề học tập thì không. Tôi bắt đầu sa sút việc học, hạng điểm của tôi bắt đầu rớt từ từ… Tất nhiên là tôi không dám đem kết quả về nhà, điều tệ hơn là tôi bắt đầu có những buổi vắng học không phép và nhiều lần ngủ trong giờ học bị phạt quỳ trước cửa lớp.

Một ngày bất ngờ đã đến, mẹ lên trường tôi có việc nhưng không có sự hiện diện của tôi trong lớp. Mẹ lo lắng không biết rằng tôi có bệnh gì không, mẹ chạy nhanh về nhà trọ nhưng phòng trọ vẫn lạnh lẽo vì vắng bóng tôi. Mẹ tôi bắt đầu nôn nao, lo lắng gấp bội. Bà chủ nhà trọ than thở:

- Con bé ngày nào mới lên ở rất dễ thương, nói dạ thưa nghe lễ phép nhưng dạo này thấy nó lì quá, bỏ học ở nhà ngủ, đi đâu cũng không nói tiếng nào. Có hôm nó đi tới mười giờ đêm rồi trèo rào nhảy vào làm chó sủa um sùm không ai ngủ được…

Tôi trở về phòng khi mặt trời đứng bóng, tôi cảm thấy chao đảo khi nhìn thấy mẹ tôi ngồi co ro trước cửa phòng. Tôi đang rất đói nhưng lại quên ngay bởi vì một sự lạnh lùng ẩn hiện trên khuôn mặt của mẹ. Không một lời, mẹ nhìn tôi và tôi hiểu điều gì đang xảy ra…

Ngồi sau lưng mẹ trên con đường về nhà hôm nay không giống như mọi khi nữa, mẹ chở tôi bằng chiếc xe máy city cũ rích mà ba mẹ dành dụm mua được, mẹ không hề nói với tôi tiếng nào. Sự lo lắng của tôi càng nặng hơn, trái tim tôi hồi hộp nhưng nghẹn thở quá, mẹ không nói gì sao? Mẹ sẽ nói gì khi về nhà? Rồi bao nhiêu hình ảnh mà tôi tưởng tượng ra… Tôi đã biết sai nhưng sao khó mà nói lời xin lỗi mẹ, tôi bắt đầu nghĩ đến những lí do những biện luận mà tôi nghĩ rằng mình có thể nói để bớt cơn thịnh nộ mà tôi đang làm tổn thương mọi người hay nói cách khác tôi đang muốn lẫn trốn…

- Ngày mai, ở nhà.

Sau cùng mẹ cũng đã nói nhưng lại chỉ là một câu nói thót tim tôi. Chưa bao giờ mẹ như thế, tôi lại cố giải thích theo cái non nớt của tuổi khó dạy khó bảo. Tôi nói nhiều, tôi đưa ra những lời giải thích để mẹ tôi thôi giận và bớt đau nhưng càng nói càng giải thích tôi lại càng làm mẹ khó chịu và làm tổn thương trái tim người mẹ hiền.

- Con nói là sợ ba mẹ vất vả nên con mới đi làm thêm để kiếm tiền đi học. Con nói đi, có bao giờ ba mẹ để con thiếu chưa?

Tôi đã cố gằn giọng:

- Nhưng con phải học thêm, bạn bè con đi học thêm và được thầy ưu tiên cho điểm cao, con không phục, con phải có tiền, con học thêm thầy mới không ‘đì’ con”.

Càng nói mẹ tôi càng khóc, chưa bao giờ tôi thấy mẹ như thế. Bà nội tôi không biết chuyện gì xảy ra nhưng cũng khóc, có lẽ nội khóc vì nhìn thấy cái khốn cái khổ của con cái và cái xã hội xuống cấp này trong nền giáo dục. Chưa bao giờ tôi dám trả lời với mẹ như thế, tôi vẫn sống tốt sống ngoan, cả nhà đặt sự tin tưởng và hy vọng vào tôi nhiều thế nào nhưng sao hôm nay tôi lại như vậy chính tôi cũng không thể hiểu. Trước sự ngoan cố lì lợm của tôi lần đầu tiên nhưng cũng là lần duy nhất mẹ cho tôi ăn cây liên tục.

- Ba mẹ có cần con đi kiếm tiền không? Con nói con đi kiếm tiền để học nhưng kết quả là sao, con bỏ học rồi theo bạn làm thêm cái này cái kia, học thì không ra gì để cô giáo gửi thư mời về nhà. Con có biết mẹ xấu hổ như thế nào khi gặp cô giáo không? Tại sao con lại hư như thế, tại sao lại để ba mẹ thêm gánh nặng hả? Đã vậy mẹ dạy còn ngoan cố cãi cho bằng được, theo bạn theo bè chỉ học được cái cải bướng như thế thôi sao?

Tôi vẫn đứng yên cho mẹ tôi trút giận mà không hề kháng cự gì. Khi nghe những lời này từ con tim đang đau đớn của mẹ trái tim tôi như co thắt lại trong sự đau đớn tột cùng vì lỗi của mình. Tôi nghẹn ngào nói:

- Mẹ ơi! con đau quá.

Vừa dứt tiếng cũng là lúc mẹ buông cây roi và ôm lấy tôi. Bà ôm tôi trong nỗi đau không thể diễn tả. Tôi đã khóc với lời “con xin lỗi.” Có thể tôi đang dần cảm nghiệm mẹ tôi đã yếu dần theo những năm tháng tôi học xa nhà. Mẹ vắt chiếc khăn ướt để đắp lên những nơi tôi bị vết roi làm đỏ.

Tôi đã cảm nghiệm thật sự như thế nào về tình yêu của mẹ dành cho tôi, tôi đã hiểu như thế nào là ân nghĩa của đấng sinh thành và đã ý thức rằng không đại dương nào có thể đo thấu tình mẹ cha để rồi tôi dừng những ý riêng của mình lại cùng với sự nổ lực sống cho trọn chữ hiếu phận làm con.

***

Ngày tháng cũng trôi qua, tôi tốt nghiệp cử nhân hội họa và chọn cho mình một con đường để bước đi. Cánh cổng tu viện dòng thánh Phaolô mở ra cho tôi, tôi rời khỏi mái ấm gia đình nhưng một lần nữa tôi lại cảm nếm giọt nước mắt của hạnh phúc của tự hào và hy vọng. Mẹ ôm lấy tôi và nói: “kiên trì và bền đỗ, con nhé.”

Hình bóng mẹ đen đúa hao gầy khuất dần khi cánh cửa tu viện khép lại. Tôi đã muốn chạy theo để ôm mẹ thêm một lần, một lần thôi nhưng đôi chân tôi đã giữ tôi lại. Một lần nữa trái tim tôi thao thức muốn nói lời “Con cám ơn ba và mẹ”, những con người đã xây dựng cho tôi khát vọng vươn lên và ý lực kiên cường trong gian khổ. Cuộc sống khó khăn là thế nhưng ba mẹ vẫn không một lời than thở để nuôi anh em chúng tôi ăn học nên người như người ta. Bé Út nhà tôi cũng tốt nghiệp y khoa, cám ơn Chúa vì giờ này ba và mẹ có thể thở nhẹ hơn một chút, nhưng thay vì có thể trả ơn ba mẹ bằng công việc của mình thì bé lại như tôi xây dựng đời mình trong tu viện Đa Minh Rosa. Sự vắng bóng của chị em chúng tôi, sự lo lắng làm sao cho hai đứa nhỏ trung thành đã làm mái tóc của ba và mẹ bạc trắng.

***

Thời gian chị em tôi chuẩn bị vào nhà tập thì cũng là thời gian Thiên Chúa nhân lành Ngài thử thách Đức tin của mẹ của gia đình tôi, lần lượt bà nội tôi và ba tôi ra đi trở về với Chúa để lại cho mẹ và bốn anh em tôi những nỗi đau và sự nhớ thương vô cùng. Khát vọng được nhìn con mặc chiếc áo dòng đã chôn theo thân xác của ba ngày an táng.

Đứng trước mộ ba với màu đỏ của đất Bazan, mẹ tôi hao gầy, tiều tụy… Một cặp đũa sánh chung vai suốt chặng đường dài thì giờ này mẹ tôi như một chiếc đũa lẻ cô đơn vắng lặng. Mẹ không nói gì, sự lặng thinh thật sự đau đớn và khó diễn tả. Chúng tôi nhìn mẹ nhưng không biết phải làm sao vì sự mất mát bất ngờ và rất lớn mà Thiên Chúa dành cho gia đình tôi lúc này. Ôm lấy mẹ, bốn anh em tôi khóc nhiều nhưng tiếng nói của mẹ lại cất lên cách mạnh mẽ “phó thác cho Chúa hết đi con à!” Lần này tôi mới thật sự hiểu sức mạnh trong trái tim Mẹ của tôi là gì.

Một lần nữa rời khỏi gia đình, tôi trở lại nhà tập; anh hai tiếp tục công việc ở phương xa, chỉ còn anh ba lủi thủi với mẹ trong những ngày tiếp theo của cuộc sống. Tôi không biết rõ sau ngày ấy mẹ tôi phải chịu nỗi nhớ ba và vất vả đau khổ như thế nào nhưng tôi hiểu mẹ sẽ phải chôn giấu nỗi đau này nhiều lắm.

Mẹ tôi là thế đó! Mẹ thật bình thường, giản dị. Mẹ chẳng được ăn học nhiều, rất vất vả và chịu thương chịu khó nhưng giàu nghị lực, kiên định và bao dung. Mẹ dìu tôi bước đi với cả kho kinh nghiệm quý báu mà mẹ đã trao lại cho tôi như một gói hành trang để tôi an tâm tiến tới ước mơ.

Cả cuộc đời tôi như chưa một lần giận hờn mẹ vì mẹ đánh tôi nhưng nó mang lại cho tôi một cảm nghiệm thiêng liêng, một tình yêu to lớn, một trách nhiệm trọn vẹn mà mẹ và ba đã dành cho anh em chúng tôi, cho những hoa trái của lời hứa hôn nhân ngày ba mẹ kết ước. Mẹ đã đi vào cuộc đời tôi và dệt nên trong tôi biết bao biến cố như là “chuỗi dài ân sủng của Thiên Chúa”. Tôi được như ngày hôm nay là nhờ hồng ân của Chúa, Ngài đã dành cho tôi tất cả những gì tốt đẹp nhất và ban xuống trên cuộc đời tôi qua bàn tay chăm sóc của mẹ, nhờ sự dạy dỗ ân cần của mẹ mà tôi được nên người. Trong tận sâu thẳm của cõi lòng tôi không biết lấy gì để nói lên lời cám ơn mẹ cho xứng.

***

Như bàn đạp của chiếc xe quay quanh trục rồi trở lại vị trí ban đầu và cứ liên tục để chiếc xe chạy không ngừng mệt mỏi, tôi trở lại kí ức đã qua như là động lực để tôi vượt qua những khó khăn trong đời sống dâng hiến: hiểu lầm, tổn thương, vấp ngã…

Tôi ôm tất cả trở về với Thiên Chúa, tôi chỉ có thể nói với Chúa như đứa trẻ năm nào “Chúa ơi! Con đau quá!”, rồi sau đó tôi đã vỡ òa như ngày nào trong vòng tay mẹ.

Thật là khó hiểu, tôi đã cảm nhận Thiên Chúa đang ôm lấy tôi, tôi cảm nhận sau mỗi vấp ngã, sau mỗi lần tôi gặp sự cố trong đời dâng hiến, mà khó khăn càng lớn thì tôi luôn nhận được lại một sức mạnh lớn lao về hồng ân Đức tin, niềm xác tín vào sự quan phòng của Đấng tôi yêu thương.

Các biến cố của gia đình như có một sức bật thật lớn đã nâng tâm hồn tôi tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa và trưởng thành trong đức tin nhiều hơn. 
 

Tôi đã mất ba nhưng trong đức tin tôi trở thành một đứa con nhỏ luôn được Chúa ấp ủ yêu thương. Chính vì thế tôi thật sự thích câu Thánh vịnh “Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta cũng an ủi các ngươi như vậy” (Is 66, 13). Tôi chỉ biết dâng lên Chúa lời cảm tạ tri ân vì Ngài quá yêu tôi nên đã ban cho tôi có một người mẹ thật tuyệt vời ở trần gian này để thay cho Chúa dạy dỗ tôi, nuôi dưỡng tôi, dù cho tôi có bước đi lối nào thì hình ảnh của mẹ vẫn luôn dõi bước theo tôi.

Giờ thì tôi đã hiểu: Cuộc sống của chúng ta không có gì mà không thể vượt qua, chỉ cần trong tâm hồn ta có tình yêu. Tình yêu sẽ chắp cánh cho tôi và cho những ai khao khát sống tấm lòng biết ơn đi đến đỉnh điểm tình yêu là chính Đức Giêsu Kitô.
Ngô Dung (TGPSG - NSTM 39)
(WGPSG)