Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XIII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B. LA MESSE DU 13E DIMANCHE DU TEMPS ORDINAIRE – ANNÉE B

Bắt đầu lúc 10g30 Chúa Nhật, ngày 27.6.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
le 27 juin 2021 à 10h30,
sera en direct de la Cathédrale Notre Dame de Saïgon 
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XIII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B. Thirteenth Sunday of Ordinary Time - English Mass (Live-streamed)

Bắt đầu lúc 09g30 Chúa Nhật, ngày 27.6.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
at 9:30 AM on Sunday, June 27th, 2021,
at Notre Dame Cathedral of Saigon.
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XIII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B. Lễ Thiếu Nhi.

Bắt đầu lúc 07g30 Chúa Nhật, ngày 27.6.2021
tại Nhà thờ Tân Phước
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XIII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B.

Bắt đầu lúc 07g00 Chúa Nhật, ngày 27.6.2021
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XIII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B

Bắt đầu lúc 19g00 Thứ Bảy, ngày 26.6.2021
tại Nhà thờ Tân Phước
 

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT XIII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B (Mc 5,21-43)


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN LẦN HẠT MÂN CÔI VÀ THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XIII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B

Bắt đầu lúc 17g00 Thứ Bảy, ngày 26.6.2021
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
 

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ BẢY 26.6.2021


Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ BẢY TUẦN 12 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Bảy, ngày 26.6.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
 

BẠN ĐANG LO SỢ? HÃY ĐẾN VIẾNG CHÚA TRONG NHÀ TẠM!


BẠN ĐANG LO SỢ?
 HÃY ĐẾN VIẾNG CHÚA TRONG NHÀ TẠM!

Tác giả: Claudio De Castro
Chuyển ngữ: Linh mục Giuse Võ Tá Hoàng
Từ: it.aleteia.org (22.6.2021)


WGPQN (25.6.2021) - Trong những lúc khó khăn, tôi thích đến trước nhà tạm và nói chuyện với Chúa. Tôi kể với Ngài mọi điều xảy ra với tôi. Tôi đặt linh hồn tôi trong vòng tay yêu thương của Ngài và tôi trở về với lòng đầy thanh thản.

“Tình yêu không biết đến sợ hãi; trái lại, tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi, vì sợ hãi gắn liền với hình phạt và ai sợ hãi thì không đạt tới tình yêu hoàn hảo” (1Ga 4,18)

Sợ hãi trong một số hoàn cảnh nào đó của cuộc sống là điều tự nhiên nhất trên thế gian này. Ai mà không sợ trước một cơn bệnh, lúc khó khăn mà không tìm được lối thoát chứ? Đôi khi sợ hãi lại có lợi cho sức khỏe, và có thể cứu mạng chúng ta bằng cách đặt chúng ta vào tình trạng tỉnh táo.

Nỗi sợ có hại

Nhiều lần tôi cảm thấy rất sợ hãi, và tôi biết rằng sợ hãi cũng có khả năng dẫn đến tê liệt. Nó làm tê liệt tâm hồn, niềm tin, cuộc sống của chúng ta, và trong khoảnh khắc đó, chúng bắt đầu gây thiệt hại cho chúng ta. Đây là lúc mà Thiên Chúa muốn chúng ta phải can đảm và tin tưởng vào Ngài, vào quyền năng và lòng thương xót của Ngài. Chúng ta có một người Cha phi thường trên Trời, và không có gì là không thể.

Nhà tạm, nơi trú ẩn của tôi.

Trong những lúc khó khăn, tôi thích đến trước nhà tạm và nói chuyện với Chúa. Tôi kể với Ngài mọi điều xảy ra với tôi. Tôi đặt linh hồn tôi trong vòng tay yêu thương của Ngài và tôi trở ra với lòng đầy thanh thản, bình tĩnh hơn, với niềm xác tín rằng mọi việc sẽ được giải quyết.

Tôi nhớ có một cụ bà đang sống trong nỗi sợ mọi điều xung quanh như cô đơn, bệnh tật, già yếu. Bà luôn hỏi tôi phải làm gì.

Tôi không có câu trả lời cho những nỗi lo của bà, nhưng tôi biết có người có câu trả lời. Tôi đề nghị bà đến nhà tạm và thưa chuyện với Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể. Tôi rất ngạc vì sau vài tuần bà gọi điện cho tôi để kể những gì đã xảy ra.

“Ông Claudio ơi, ông không thể tưởng tượng được việc đến viếng Chúa Giêsu, ở bên Ngài, đã thay đổi cuộc đời của tôi như thế nào đâu. Bây giờ tôi rất hạnh phúc khi đến gặp Ngài. Tôi biết mình được yêu thương, được đồng hành, an ủi và hạnh phúc. Không biết phải biết ơn vì lời khuyên của ông như thế nào”.

Sợ hãi trong Thánh kinh.

Đây không phải là lần đầu tiên có người kể cho tôi điều phi thường về cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu trong nhà tạm.

Tôi đã từng đọc biết trong Thánh kinh, cụm từ ĐỪNG SỢ xuất hiện 365 lần, tính ra một lần cho một ngày trong năm. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều tham chiếu trong Thánh kinh những từ như đừng sợ, hãy can đảm, thương xót, cũng như tôn trọng các điều răn của Chúa.

"Đừng sợ" – Dân số 14, 9; "Đừng sợ và đừng hãi"- Đnl 1, 21

Đừng sợ

Có lần các môn đệ nhìn thấy Chúa Giêsu đi trên mặt nước hướng về phía họ. Chúa đã nói gì? - “Chính Thầy đây, đừng sợ” (Ga 6,20)

Tôi tưởng tượng khi các bạn bước vào nhà nguyện ngập tràn ánh sáng, các bạn quỳ gối trước Chúa Giêsu, Đấng Hằng Sống, một tù nhân của Tình yêu trong nhà tạm, và Chúa Giêsu nhìn bạn với lòng xót thương, đầy yêu mến, Ngài nói với bạn bằng tình yêu vĩnh cửu của Ngài: “Thầy đây, các con đừng sợ”.

Thật tuyệt vời. Tôi rất cảm động khi nghĩ về điều đó.

Xin Chúa chúc lành cho các bạn!

Nguồn: gpquinhon.org
(WHĐ)

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA VÀ LẦN CHUỖI LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT, 25.6.2021

Bắt đầu lúc 20g00 Thứ Sáu, ngày 25.6.2021
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ SÁU TUẦN 12 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Sáu, ngày 25.6.2021
tại nhà thờ Tân Phước
 

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ SÁU 25.6.2021


Thứ Hai, 21 tháng 6, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ BA TUẦN 12 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Ba, ngày 22.6.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ HAI TUẦN 12 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021. Thánh Luy Gônzaga, tu sĩ. Lễ nhớ.

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Hai, ngày 21.6.2021
tại nhà thờ Tân Phước
 

HÌNH ẢNH CỦA BẢN THÂN TRÊN MẠNG XÃ HỘI

HÌNH ẢNH CỦA BẢN THÂN TRÊN MẠNG XÃ HỘI

TGPSG / SIGNIS -- Cô nàng Geetha nhận lời kết hôn với Kumar. Ngày cưới đã chuẩn bị sẵn sàng. Kumar có thói quen post mọi thứ hình ảnh lên trang Facebook của mình. Khi Geetha vào Facebook và tình cờ trông thấy hình Kumar “vui vẻ” với các cô gái, cô nàng nổi giận và không muốn gặp Kumar nữa. Lời qua tiếng lại giữa hai người và hai gia đình, cuối cùng đám cưới đã bị hủy bỏ. Quá đau khổ, Kumar rơi vào trầm cảm…
 
1. Hình ảnh đẹp trên internet

Câu chuyện trên đây cho thấy những hình ảnh của chúng ta trên internet có vai trò rất quan trọng đối với cuộc đời của ta. Vào thời hiện đại, trước khi gặp gỡ diện-đối-diện với ai đó, người ta thường nghiên cứu và tìm hiểu về người này bằng cách tìm hình ảnh và những nội dung nói về đối tượng ấy trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Google+, YouTube, Instagram, Pinterest, Flickr, Reddit, Tumblr…. Có khoảng 40% chủ doanh nghiệp trên thế giới hiện nay dùng mạng xã hội để tuyển nhân viên.

Vì thế, ta cần phải “quản lý” được hình ảnh và sự hiện diện của mình trên internet sao cho thật tốt đẹp. Việc quản lý như thế đòi hỏi phải có 2 bước: huỷ bỏ những nội dung tiêu cực và tạo những nội dung tích cực trình bày về mình trên mạng xã hội.
 
2. Nội dung tiêu cực 
  • Cần huỷ bỏ ngay những hình ảnh tiêu cực của ta trên internet. Thỉnh thoảng, bạn bè ta đã post lên mạng xã hội những hình ảnh và những nội dung không hay về ta? Hãy nói chuyện với họ và yêu cầu gỡ xuống.
  • Khi bàn luận trên internet, hãy tránh những lời nói xúc phạm và những ngôn từ thiếu văn minh. Ngay cả khi những lời đó của mình nằm trên trang của người khác, cũng cần phải tìm cách huỷ bỏ.
  • Khi muốn đưa những chỉ trích khắc nghiệt công khai trên internet về một ai đó, ta phải cân nhắc: Có cần phải làm như thế không? Hậu quả sẽ như thế nào? Có phải là một sự bôi xấu bất công dành cho người đó mãi mãi trên mạng toàn cầu, và sẽ không còn cách nào xoá đi được, ngay cả khi sau đó mình hối hận và tháo bài xuống? Như vậy có phải là lỗi công bằng lâu dài và thiếu tình thương cách nặng nề không? Và như thế, có phải ta cũng đang tự bôi xấu chính mình trên internet? Phải chăng, muốn chỉ trích ai, tốt nhất ta nên tiếp xúc, trao đổi riêng tư với họ, qua tin nhắn (messages) cá nhân chẳng hạn…?
  • Tránh nói xấu ông chủ cũ, hoặc nói xấu về việc làm trước đây của mình. Mạng xã hội không phải là nơi để ta trút giận. Những ông chủ tương lai của ta sẽ không thích điều này. Và những ông chủ hiện tại có thể cũng sẽ không bỏ qua… Ta đã tự bôi nhọ mình trên internet, và hậu quả sẽ không nhẹ nhàng chút nào!
3. Nội dung tích cực
  • Các ông chủ thường vào mạng xã hội để lướt qua hình ảnh các nhân viên của họ trên đó.
  • Facebook thường cung cấp hình ảnh cách tổng quát, còn LinkedIn thì cung cấp hình ảnh tiêu biểu về một cá nhân cho những người chuyên nghiệp muốn tìm kiếm lý lịch của ai đó.
  • Những hình ảnh tham gia các công tác xã hội, các việc bác ái thường tạo ra những hình ảnh đẹp trong mắt bạn bè và các ông chủ tương lai.
4. Phơi bày cơ thể

Có những người thích dùng những phương cách kỳ dị để lôi kéo và gây ảnh hưởng trên người khác. Phơi bày cơ thể là một trong những phương cách đó: phơi ra cho công chúng thấy những phần thân thể lẽ ra cần phải được giữ kín đáo của mình!

Việc phơi bày cơ thể này phát xuất từ ước muốn hay từ sự thúc bách muốn vui đùa, muốn thoả mãn thú tính hay muốn gây sốc cho kẻ khác. Điều này được gọi là “công súc tu sỉ”, vi phạm luật pháp. Người thích phơi bày thân thể (exhibitionists) được coi là người bệnh hoạn. 

5. Nghiện cảnh dâm ô
  • Có những người dùng máy quay phim kết nối với một máy vi tính, một modem và đường truyền internet - đêm ngày quay những cảnh trong gia đình hoặc bàn giấy của mình để đưa lên mạng. Những người này được gọi là “cewebrities: ham nổi tiếng trên mạng”.
  • Vào thiên niên kỷ thứ ba, đã phát sinh và phổ biến một thói xấu đổ đốn: nghiện xem những hình ảnh khiêu dâm (voyeurism) trên internet được cung cấp bởi những “máy quay lén” mà lại mang tính toàn cầu! Có những trang web khiêu dâm với hằng nửa triệu người trên thế giới vào xem, đăng ký và trả tiền theo từng loại clip, giúp cho những kẻ kinh doanh sex web và những người thích phơi thân thể trở thành triệu phú đôla, nhưng đồng thời cũng làm cho họ trở thành thú vật, thành những con quỷ dâm ô, huỷ hoại tâm hồn bao nhiêu con người trên thế giới, phá hoại nền móng các gia đình và xã hội. Danh dự, nhân phẩm cũng như thân thể của họ sẽ đi đến tăm tối, tàn tạ, nếu không sớm sám hối.
  • Khi lên mạng internet, mỗi máy vi tính đều có một căn cước, một IP nhất định. Người ta có thể theo dõi để biết được máy nào đang được người sử dụng vào xem và gửi đi những nội dung gì. Khi bạn thường vào xem phim sex trên YouTube chẳng hạn, YouTube sẽ biết ngay được khuynh hướng này của bạn, để mỗi khi mở YouTube ra, những clip sex sẽ hiện ra trước tiên! Một người lạ vô tình mở máy của bạn ra và vào xem YouTube, họ sẽ biết ngay được khuynh hướng này của bạn. Bạn đang tự bôi đen hình ảnh của mình khi vào xem những trang mạng không tốt và gửi đi những điều không hay trên internet.
6. Ra vùng ngoại vi

Đức Giáo hoàng Phanxicô thường xuyên kêu gọi các tín hữu hãy đi ra vùng ngoại vi để loan báo Tin Mừng. Sẽ là bệnh hoạn nếu cứ “cu rú mãi ở trong nhà” không dám đi đến đâu! Đi ra ngoài mà lỡ có có vấp ngã, trầy trụa, lấm lem, cũng không sao! Chỉ cần đứng dậy ngay, cấp tốc lau chùi, xức thuốc rồi nhanh chân đi tiếp. Lương dân chỉ có thể có cơ may đón nhận được Tin Mừng từ những con người dám dấn thân đi ra vùng ngoại vi mà chia sẻ Lời Chúa với tất cả niềm hăng say như thế.

Internet và mạng xã hội là một vùng ngoại vi mênh mông dành cho các tín hữu. Đẹp xinh thay bước chân của những người rao giảng Tin Mừng ở vùng ngoại vi này! Hình ảnh của ta trên internet trong dáng dấp của một sứ giả Tin Mừng sẽ là hình ảnh đẹp tuyệt vời, mang lại những hoa trái thiêng liêng tồn tại mãi mãi!

Vi Hữu viết phỏng theo Magimai Pragasam
Signis Asia - Social Media Education Trainer’s Manual 
(WGPSG)

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ HAI 21.6.2021


Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ HAI TUẦN 12 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021. Thánh Luy Gônzaga, tu sĩ. Lễ nhớ.

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Hai, ngày 21.6.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
 

TÂM HỒN ĐƯỢC BÌNH AN NHỜ LỜI KINH NÀY

 
TÂM HỒN ĐƯỢC BÌNH AN NHỜ LỜI KINH NÀY

TGPSG / Aleteia -- Lời kinh này sẽ giúp bạn tìm được sự bình an lâu dài trong tâm hồn.

Hãy cầu xin Chúa dẫn bạn đi trên nẻo đường bình an, tìm được sự yên hàn và thanh thản trong Chúa Giêsu Kitô.


Người ta thường rất khó đạt được sự bình an nội tâm, đặc biệt là khi phải sống trong một thế giới bị phân hóa cao độ.

Ai cũng muốn có sự yên hàn, nhưng rất có thể là người ta sẽ không bao giờ tìm được nó.

Nhưng luôn có một cách giúp người ta đi vào sự bình an lâu dài, đó là tha thiết cầu xin Chúa dìu dắt ta đi trên con đường an bình: Chúa sẽ chuẩn bị tâm hồn ta đón nhận được sự bình an luôn mãi.

Và đây là một lời cầu nguyện như thế, phỏng theo một lời trong Phụng vụ Giờ Kinh, nhấn mạnh đến niềm ao ước an bình của con tim chúng ta:

Lạy Chúa là Đấng phát sinh mọi ước muốn thánh thiện, mọi lời khuyên nhủ tốt lành và mọi việc làm công chính; xin ban cho các tôi tớ Chúa sự bình an mà thế gian không thể ban tặng, để trái tim chúng con vâng theo các điều răn Chúa dạy, nhờ Chúa mà khỏi phải sợ hãi mọi địch thù, và được thanh thản yên hàn. Amen.

Philip Kosloski (Aleteia)
Mạnh Tú (TGPSG) chuyển ngữ 
(WGPSG)

BẠN CÓ BIẾT VIỆC TẬN HIẾN CHO THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU BAO GỒM NHỮNG GÌ KHÔNG?

BẠN CÓ BIẾT VIỆC TẬN HIẾN CHO THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU 
BAO GỒM NHỮNG GÌ KHÔNG?

Tác giả: Mauricio Montoya
Chuyển ngữ: Giuse Võ Tá Hoàng

WGPQN (20.6.2021)Tháng 6 này là thời điểm để chúng ta đặc biệt tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Lòng tôn sùng này được phổ biến rộng rãi bởi các thánh của mọi thời đại kể từ khi Chúa biểu lộ trái tim của Ngài như nguồn ân sủng và phúc lành dồi dào cho thánh Margarita de Alacoque.

Hôm nay chúng tôi muốn nói cách ngắn gọn về một thực hành đáng quý khi tận hiến cho Trái Tim Chúa Giêsu. Chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn trong 3 điểm đơn giản.

1. Tại sao chúng ta tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu?

Tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu nghĩa là kết hiệp cách đặc biệt vào cuộc khổ nạn của Chúa, ngoài ra còn gắn kết những cảm xúc của Ngài với lòng nhiệt thành, bằng cách chia sẻ tình thương vô biên của Thiên Chúa.

Để tôn thờ Chúa Giêsu, cần phải nhìn nhận rằng trái tim được nhiều tác giả khác nhau xem như ngai tòa của ý chí linh hồn. Vì thế, Thánh Tâm Chúa Kitô được hiểu như một địa điểm qua đó ta tìm thấy được ý muốn của Chúa Cha.

Vì vậy, khi chúng ta tự hỏi đâu là ý muốn của Chúa Cha đối với cuộc sống của chúng ta hoặc cách Thiên Chúa muốn chúng ta hành động khi đối mặt với một thực tại cụ thể, chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời bằng cách nhìn ngắm và chiêm ngưỡng Chúa Giêsu và trái tim đầy nhân hậu của Ngài.

Chúa Giêsu muốn tỏ ra cho chúng ta thấy con người sâu thẳm nhất của Ngài. Ngài muốn cho chúng ta biết rằng Trái tim Ngài là trung tâm của tình yêu Ngài dành cho con người.

Nhưng Ngài cũng muốn chúng ta lưu nhớ rằng nơi tình yêu thuần khiết rực nóng nhất sẽ bùng lên một vết thương thật lớn và thật sâu do sự vô ơn của chúng ta gây ra. Tôn thờ Trái tim Chúa là nhận ra rằng Thánh Tâm của Chúa Giêsu là của chính Chúa Kitô chứ không phải của người nào khác. Trái tim của Thiên Chúa làm người. Trái tim của Đấng đã hiến mạng sống mình trên thánh giá vì chúng ta và để cứu rỗi chúng ta. Sự hy sinh này không có gì có thể so sánh được.

2. Dâng hiến nghĩa là gì?


Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, trong Kim Chỉ Nam về lòng đạo đức bình dân và phụng vụ năm 2002, đã đề cập đến sự dâng hiến.

Ngoài việc coi đây là một thực hành thật đáng khen ngợi, nó còn mời gọi những người thực hiện lối đi này trong cuộc sống hãy thực thi nó với sự tự do và trưởng thành hoàn toàn, bằng cách nắm bắt được tầm quan trọng của hành động này và trách nhiệm phát xuất từ nó.

Ở số 204 cho thấy rõ rằng thuật ngữ “dâng hiến” được sử dùng với một phạm trù rộng lớn và không thích đáng: “chẳng hạn, người ta nói ‘dâng hiến con cái cho Đức Mẹ’, trong khi thực tế nó chỉ nhằm mục đích đặt những đứa trẻ dưới sự che chở của Đức Trinh nữ và xin Mẹ chúc lành cho chúng”. Nó cũng được xem như đề xuất của khá nhiều người để thay thế thuật từ “dâng hiến” bằng những từ khác, ví dụ như “phó dâng” hoặc “hiến tặng”.

Vì vậy, chúng ta phải hiểu rằng hành vi dâng hiến này là phương tiện để dâng mình cho Thiên Chúa cách tin tưởng và từ bỏ hơn, với lưu ý rằng chúng bao hàm một lối sống và còn là bằng chứng đích thực cho những gì ta tin tưởng.

3. Ai được kêu gọi dâng hiến và làm như thế nào?


Tất cả chúng ta đều được mời gọi để sống đời sống thánh hiến cho Thiên Chúa, dựa trên thực tại của mỗi chúng ta, khi biết sống phù hợp với Tin Mừng, không ngừng tìm cách áp dụng ý muốn của Thiên Chúa trong đời sống của mình và làm việc chăm chỉ để đạt được sự thánh thiện.

Mặc dù việc dâng hiến cho Thiên Chúa ngụ ý một sự chuẩn bị tinh thần mạnh mẽ, nó cũng làm gia tăng đức tin, cho phép mọi người luôn tuân giữ cách nghiêm túc và vững chắc vào con người của Chúa Giêsu, là con đường duy nhất để đến với Cha.

Đây là lý do tại sao tôi muốn chia sẻ một nguồn tài liệu tuyệt vời để tăng cường lòng sùng kính này trong bạn, cũng như chỉ dẫn cho các bạn sâu hơn về thực tế này.

Đó là cộng đoàn Dòng Tận Hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu nằm ở Hozana.

Ở đó, bạn có thể tiếp cận một loạt các bài suy niệm hằng ngày dựa trên những suy tư của Thánh Gioan Phaolô II, như một lộ trình chuẩn bị thực sự cho việc dâng hiến bản thân cho Trái Tim Chúa Giêsu.

Đề xuất cho lộ trình này :

- Suy niệm về kinh cầu Thánh Tâm Chúa hằng ngày

- Thực hành một ý lực sống hằng ngày trong đời sống Kitô hữu.

- Thường xuyên cầu nguyện sẽ giúp đào sâu hơn những mầu nhiệm tình yêu chứa đựng nơi Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Đây là thời điểm đặc biệt để trò chuyện với Chúa Giêsu. Bạn tham gia được không?

Nguồn: gpquinhon.org  
(WHĐ)

 

VIDEO ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ ĐỌC KINH TRUYỀN TIN VỚI KHÁCH HÀNH HƯƠNG TRƯA CHÚA NHẬT 20.6.2021


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B

Bắt đầu lúc 17g30 Chúa Nhật, ngày 20.6.2021
tại Nhà thờ Tân Phước
 

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN CHÚA NHẬT 20.6.2021


Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B. LA MESSE DU 12E DIMANCHE DU TEMPS ORDINAIRE – ANNÉE B

Bắt đầu lúc 10g30 Chúa Nhật, ngày 20.6.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon. 
le 20 juin 2021 à 10h30, 
sera en direct de la Cathédrale Notre Dame de Saïgon