Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

LỊCH TĨNH TÂM VÀ GIẢI TỘI MÙA CHAY 2023

 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA VÀ LẦN CHUỖI LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT, 31.3.2023

Bắt đầu lúc 20g00 Thứ Sáu, ngày 31.3.2023
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ SÁU TUẦN 5 MÙA CHAY 2023

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Sáu, ngày 31.3.2023
tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Saigon
 

GIÁO PHẬN DALAT: THÔNG BÁO V/V "NHÓM TRỪ QUỶ BẢO LỘC - NHÀ CHÚA CHA"


THÔNG BÁO V/V "NHÓM TRỪ QUỶ BẢO LỘC - NHÀ CHÚA CHA"


Tải Thông Báo Tại Đây
(WGPSG)

TĨNH TÂM MÙA CHAY 2023 - BÀI 5: HOÀ GIẢI GIỮA CÁC THẾ HỆ


ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ NĂM 30.3.2023


Thứ Tư, 29 tháng 3, 2023

TĨNH TÂM MÙA CHAY 2023 - BÀI 3: HOÀ GIẢI VỚI THA NHÂN


ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ TƯ 29.3.2023


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ TƯ TUẦN 5 MÙA CHAY 202

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Tư, ngày 29.3.2023
tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Saigon
 

PHÁI ĐOÀN PHÁT DIỆM VÀO CHÀO ĐỨC GIÁM MỤC TÂN CỬ PHÊRÔ KIỀU CÔNG TÙNG

 
PHÁI ĐOÀN PHÁT DIỆM VÀO CHÀO
ĐỨC GIÁM MỤC TÂN CỬ PHÊRÔ KIỀU CÔNG TÙNG


TGPSG - Vào lúc 10g15 thứ Ba 28-3-2023, phái đoàn của Giáo phận Phát Diệm đã tới Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn để kính chào Đức Giám mục (ĐGM) tân cử Phêrô Kiều Công Tùng sau khi Tòa Thánh bổ nhiệm ngài làm Giám mục chính tòa Giáo phận Phát Diệm.


Phái đoàn gồm có: 
  1. Lm Antôn Phan Văn Tự - Đại diện Đức Giám quản Giáo phận Phát Diệm
  2. Lm Phêrô Nguyễn Văn Hiện - Chưởng Ấn Phát Diệm
  3. Lm Phêrô Mai Văn Vọng - Giám đốc Tiểu Chủng viện Phaolô II Phát Diệm
  4. Lm Luca Phạm Văn Huy - Đại diện Tư pháp Phát Diệm
  5. Lm Giuse Trần Văn Khoa - Ban Tư vấn Phát Diệm
  6. Lm Giuse Trần Văn Đỉnh - Ban Truyền thông Phát Diệm
  7. Lm Giuse Phạm Bá Lãm - Đại diện linh mục gốc Phát Diệm tại Saigon
  8. Lm Giuse Lê Văn Hưởng - GĐ An dưỡng viện Phát Diệm tại Saigon
  9. Nữ tu Anna Hoàng Thị Gương - Tổng cố vấn Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm.
  10. Nữ tu Maria Phan Thị Gương - Tổng cố vấn Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm.
Tiếp đón phái đoàn Phát Diệm tại phòng khách Tòa Tổng Giám mục có Đức TGM Giuse Nguyễn Năng, ĐGM phụ tá Giuse Bùi Công Trác, ĐGM tân cử Phêrô Kiều Công Tùng, Lm TĐD Ignatio Hồ Văn Xuân, Lm Chưởng Ấn Phaolô Vũ Đỗ Anh Khoa, Lm Chánh văn phòng HĐGMVN Giuse Đào Nguyên Vũ, Lm Giám đốc TTMV Phanxicô Xaviê Bảo Lộc, Lm Phó GĐ Đại Chủng viện Giuse Sài Gòn Giuse Đỗ Xuân Vinh và Lm Đặc trách Truyền giáo Giuse Nguyễn Quốc Thắng.

Sau khi hai linh mục Chưởng Ấn giới thiệu thành phần tham dự của hai bên, Lm Antôn Phan Văn Tự - Đại diện Đức Giám quản Giáo phận Phát Diệm, chia sẻ: “Trước hết chúng con xin tạ ơn Chúa, tri ân ĐTC Phanxicô đã bổ nhiệm ĐGM Phêrô làm Giám mục chánh tòa Phát Diệm. Cảm ơn Đức TGM Giuse đã sẵn sàng kiêm nhiệm Giáo phận Phát Diệm trong ba năm. Xin đại diện Giáo phận Phát Diệm cảm ơn Đức TGM đã dành cho chúng con một vị Giám mục, chúng con đến chào ngài và nói lên tâm tình vâng phục trong công việc được giao phó."

Đáp từ, ĐGM tân cử Phêrô cho biết: “Khi trả lời phỏng vấn của Ban TT Phát Diệm lúc 9g, con không đắn đo khi ra Phát Diệm để chia sẻ bớt vất vả của Đức TGM Giuse trong ba năm qua. Khi nhận nhiệm vụ có bối rối, nhưng thể hiện sự vâng phục và lòng yêu mến chủ chăn. Xin cảm ơn cộng đoàn Phát Diệm đón nhận con làm thành viên, hy vọng sẽ tiếp tục cùng con đồng hành phát triển Giáo Hội. Xin cảm ơn Ban Tư vấn đã viết ý kiến giới thiệu con. Xin bày tỏ tâm tình cảm ơn Ban Tư vấn sau thời gian làm việc chung. Xin tiếp tục cầu nguyện cho nhau."

Đức TGM Giuse chia sẻ: “Xin tạ ơn Chúa sau thời gian một người chăm sóc hai bên, hôm nay đã cho một người toàn tâm toàn ý. Một niềm vui cho Phát Diệm, cho thấy sự gắn bó của hai Giáo phận. Đức TGM cho biết lễ phong chức dự định tổ chức vào ngày 16-5-2023.

Kết thúc cuộc trò chuyện vui vẻ, phái đoàn Giáo phận Phát Diệm đã chụp hình lưu niệm cùng Đức TGM Giuse, ĐGM Giuse, ĐGM tân cử Phêrô, Lm TĐD Ignatio và các linh mục của Ban Tư vấn Tòa TGM Sài Gòn trước khi dùng bữa ăn trưa thân mật vào lúc 11g.

Bài: Tóc Ngắn
Ảnh: Bảo Phạm
Video: Media TGPSG

 

(WGPSG)

TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP BUỔI TIẾP KIẾN CHUNG KHÁCH HÀNH HƯƠNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ, THỨ TƯ, NGÀY 29/3/2023


TĨNH TÂM MÙA CHAY 2023 - BÀI 2: HOÀ GIẢI VỚI CHÍNH MÌNH

br />

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ BA 28.3.2023


Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2023

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM A

Bắt đầu lúc 17g30 Chúa Nhật, ngày 26.3.2023
tại Trung tâm Mục vụ TGP Saigon
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: BUỔI CẦU NGUYỆN CHO ĐỨC GIÁM MỤC TÂN CỬ PHÊRÔ KIỀU CÔNG TÙNG

 

BUỔI CẦU NGUYỆN CHO ĐỨC GIÁM MỤC TÂN CỬ
PHÊRÔ KIỀU CÔNG TÙNG
 
TGPSG - “Cho anh chị em, tôi là Giám mục; cùng với anh chị em, tôi là Kitô hữu.”
Vào đúng lúc 18g ngày 25-3-2023 - khi Tòa Thánh Vatican bắt đầu công bố bổ nhiệm linh mục Phêrô Kiều Công Tùng làm Giám mục chính tòa Giáo phận Phát Diệm - thì buổi cầu nguyện cho vị Giám mục tân cử Phêrô cũng đã diễn ra tại Nhà nguyện cổ của Tòa Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn (TGP).

Hiện diện trong buổi cầu nguyện có Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng (TGM), Đức Giám mục phụ tá Giuse Bùi Công Trác, Đức Giám mục tân cử Phêrô (hiện là linh mục Chưởng ấn Tòa Tổng Giám mục TGP); một số linh mục của Tòa Giám mục, của Đại chủng viện Thánh Giuse, của Trung tâm Mục vụ TGP; bà cố cùng các thân nhân của Đức Giám mục tân cử và một số nữ tu làm việc ở Tòa Giám mục TGP.


Trước hết, lúc 18g, linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ đã đọc thông báo của Tòa Thánh về việc bổ nhiệm một Giám mục chính tòa và hai Tân Giám mục Việt Nam, trong đó có Giám mục tân cử Phêrô Kiều Công Tùng.

Sau đó, Đức TGM Giuse đã diễn tả tâm tình của ngài trước bản tin đặc biệt này. Ngài rất vui vì Giáo phận Phát Diệm đã có vị chủ chăn mới sau hơn 3 năm trống tòa, cho dù ngài cũng hơi buồn vì Sài Gòn vắng đi một vị chưởng ấn thân quen. Ngài đã giới thiệu vị chưởng ấn mới của Tòa Tổng Giám mục TGP là cha Phaolô Vũ Đỗ Anh Khoa. Đức TGM Giuse cũng chúc mừng, chia vui và chia sẻ những tâm tình đặc biệt với bà cố và thân nhân của Đức Giám mục tân cử Phêrô.


Buổi cầu nguyện bước vào đỉnh cao khi mọi người cùng sốt sắng tham gia Chầu Thánh Thể do linh mục Phaolô Vũ Đỗ Anh Khoa chủ sự nghi thức.

Trong khi chầu Thánh Thể, linh mục Giuse Đỗ Xuân Vinh - Phó giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse - đã giúp mọi người suy nghĩ về đời sống và việc làm cốt yếu của Giám mục qua đoạn Tin mừng kể về việc Chúa Giêsu chất vấn Phêrô: “Con có yêu mến Thầy không?” Cha Giuse Vinh diễn giải: Giám mục luôn hết lòng yêu mến Chúa vì biết Chúa luôn yêu mình bất chấp mọi yếu đuối của mình. Giám mục được giao nhiệm vụ chăn dắt đoàn chiên, đi trước để hướng dẫn đoàn chiên với sự khôn ngoan can đảm, đi giữa để nâng đỡ đoàn chiên với sự gần gũi tinh tế, và đi sau bảo vệ đoàn chiên với sự nhẫn nại khiêm tốn. Các vị Giám mục có một mẫu gương sống động là Thánh Augustinô khi ngài nói: “Cho anh chị em, tôi là Giám mục; cùng với anh chị em, tôi là Kitô hữu.”

 
Buổi cầu nguyện đã kết thúc vào lúc 19g trong niềm hân hoan thánh thiêng, lan tỏa dịu dàng trong khuôn viên êm đềm của Tòa Giám mục TGP. 
 

Bài: Lm Giuse Vi Hữu (TGPSG)
Ảnh: Sơn Nữ, SPC

(WGPSG)

BỔ NHIỆM GIÁM MỤC CHÍNH TÒA CÁC GIÁO PHẬN HÀ TĨNH VÀ PHÁT DIỆM, GIÁM MỤC PHÓ GIÁO PHẬN CẦN THƠ

BỔ NHIỆM GIÁM MỤC CHÍNH TÒA
CÁC GIÁO PHẬN HÀ TĨNH VÀ PHÁT DIỆM,
GIÁM MỤC PHÓ GIÁO PHẬN CẦN THƠ

WHĐ (25.3.2023) - Hôm nay, ngày 25 tháng 03 năm 2023, Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, Sứ thần Toà Thánh tại Singapore kiêm Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam thông báo Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm:
  • Đức Giám mục Luy Nguyễn Anh Tuấn, hiện nay là Giám mục phụ tá (hiệu tòa Catrum) Tổng Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh, Giám quản Tông tòa Giáo phận Hà Tĩnh, làm Giám mục chính tòa Giáo phận Hà Tĩnh.
  • Linh mục Phêrô Kiều Công Tùng, thuộc linh mục đoàn Tổng Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh và hiện nay là linh mục Chưởng ấn Tòa Tổng Giám mục Tp. Hồ Chí Minh, làm Giám mục chính tòa Giáo phận Phát Diệm.
  • Linh mục Phêrô Lê Tấn Lợi, thuộc linh mục đoàn Giáo phận Cần Thơ và hiện nay là linh mục Giám học của Đại Chủng viện thánh Quý, làm Giám mục phó Giáo phận Cần Thơ.
Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ

***
 TIỂU SỬ
ĐỨC GIÁM MỤC LUY NGUYỄN ANH TUẤN

  • Sinh ngày 26 tháng 12 năm 1962 tại Quảng Nam, Đà Nẵng
  • 1969 - 1979: Học các trường Lasan Mossard, Lasan Taberd Saigon, Trần Quốc Tuấn
  • 1979 - 1984: Học Đại học Tổng hợp (Khoa học Tự nhiên) Tp. HCM, tốt nghiệp Cử nhân Toán - Tin học
  • 1993 - 1999: Tu học tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Saigon
  • Ngày 30/06/1999: Được Đức Tổng Giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn truyền chức linh mục tại nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn, thuộc linh mục đoàn Tổng Giáo phận Tp.HCM
  • 1999 - 2001: Linh mục phụ tá giáo xứ Phú Nhuận, trợ giảng sinh ngữ tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn
  • 2001 - 2006: Học tại Học viện Gia Đình Gioan-Phaolô II (Đại học Lateranensis), Roma; tốt nghiệp Tiến sĩ Thần học (S.T.D) chuyên biệt về Hôn nhân và Gia đình
  • 2006: Học về Đào tạo Ơn gọi tại Đại học Gregoriana, Roma
  • 2007 - 2013: Giám đốc Nhà Huấn luyện Tiền Chủng viện Thánh Phaolô Lộc (Dự bị Đại Chủng viện) của Tổng Giáo phận Tp. HCM
  • 2007 - 2017: Trưởng ban Mục vụ Gia đình Tổng Giáo phận Tp. HCM; Thư ký Uỷ ban Mục vụ Gia đình trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam
  • 2007 - 2017: Giám đốc Nhà Huấn luyện Tiền Chủng viện Thánh Phaolô Lộc (Dự bị Đại Chủng viện) của Tổng Giáo phận Tp. HCM
  • 2009 - 2014: Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam (Giáo tỉnh Saigon)
  • 2014 - 2018: Chánh Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam
  • Ngày 25 tháng 08 năm 2017 được Đức Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá (hiệu toà Catrum) Tổng Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh; được truyền chức Giám mục ngày 14 tháng 10 năm 2017, khẩu hiệu Giám mục: “Này con đây”
  • Ngày 19 tháng 03 năm 2021 Đức cha Luy Nguyễn Anh Tuấn được bổ nhiệm làm Giám quản Tông Tòa Giáo phận Hà Tĩnh
  • Ngày 25 tháng 03 năm 2023 được Đức Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa giáo phận Hà Tĩnh
Đức cha Luy Nguyễn Anh Tuấn cũng đảm trách các trách vụ trong Hội đồng Giám mục Việt Nam:
  • Tại Đại hội lần thứ XIV (30/9/2019 - 04/10/2019) của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức cha Luy được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Di dân trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam
  • Tại Đại hội lần thứ XV (03 - 07/10/2022) của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức cha Luy được bầu làm Phó Tổng Thư ký HĐGM
***
TIỂU SỬ
LINH MỤC PHÊRÔ KIỀU CÔNG TÙNG

  • Sinh ngày 24/8/1964 tại Thủ Đức, thuộc Giáo xứ Cao Thái, Tổng giáo phận Sài Gòn
  • 1993 - 1999: Tu học tại Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn
  • Ngày 30/06/1999: Được Đức Tổng Giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn truyền chức linh mục tại nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn, thuộc linh mục đoàn Tổng Giáo phận Tp.HCM
  • 1999 - 2003: Phụ tá Giáo xứ Bùi Phát, Tổng giáo phận Tp. HCM
  • 2003 - 2004: Phục vụ tại Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn
  • 2004 - 2009: Du học tại Hoa Kỳ (Boston College & Boston University); tốt nghiệp Thạc sĩ các chuyên ngành Mục vụ - Thánh nhạc và Thần học
  • 2009 - 2010: Phụ tá nhà thờ Chính tòa
  • 2010 ˗ 2016: Linh mục nội trú tại Đại Chủng viện Thánh Giuse
  • 2010 - nay: Giảng dạy tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, Học viện Công giáo Việt Nam và một số Học viện Dòng tu
  • 2016 ˗ nay: Chưởng ấn Tòa Tổng giám mục Tổng Giáo phận TP. HCM
  • 25/3/2023: Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa Giáo phận Phát Diệm
*** 
TIỂU SỬ
LINH MỤC PHÊRÔ LÊ TẤN LỢI

  • Sinh ngày 28 tháng 07 năm 1972, tại giáo xứ An Hội, Giáo phận Cần Thơ
  • 1991 - 1993: Dự tu lớp Carôlô của Giáo phận Cần Thơ
  • 1993 - 2000: Học tại Đại Chủng Viện Thánh Quý, Cái Răng, Cần Thơ
  • 22/06/2000: Được Đức Giám mục Emmanuel Lê Phong Thuận truyền chức linh mục, thuộc linh mục đoàn Giáo phận Cần Thơ
  • 2000 - 2003: Phó xứ giáo xứ Phụng Hiệp, hạt Đại Hải, Giáo phận Cần Thơ
  • 2004 - 2011: Du học tại đại học Giáo Hoàng Urbaniana, Rôma; tốt nghiệp học vị tiến sĩ Thần học Thánh Kinh
  • Từ 2011 đến nay: Phục vụ tại Đại Chủng Viện Thánh Quý, Cần Thơ:
+ Đặc trách Chủng Sinh Giáo phận Cần Thơ
+ Năm 2012 - 2018: Trưởng Ban Thánh Kinh, Giáo phận Cần Thơ
+ Năm 2015 đến nay: Giáo sư thỉnh giảng tại Đại Chủng Viện Đức Mẹ Vô Nhiễm, Giáo phận Bùi Chu
+ Năm 2017 đến nay: Giám học tại Đại Chủng viện Thánh Quý
  • 25/03/2023: Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục phó Giáo phận Cần Thơ. 
(WHĐ)

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN CHÚA NHẬT 26.3.2023


Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2023

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN LẦN CHUỖI MÂN CÔI VÀ THÁNH LỄ CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM A

Bắt đầu lúc 17g00 Thứ Bảy, ngày 25.3.2023
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
 

MÙA CHAY DẪN ĐẾN SỰ CHỮA LÀNH NHƯ THẾ NÀO?

MÙA CHAY DẪN ĐẾN SỰ CHỮA LÀNH NHƯ THẾ NÀO?

Kathleen Beckman

WHĐ (21.3.2023) - Bốn mươi ngày Chay thánh trong việc cầu nguyện và ăn chay mang đến một tiến trình chữa lành và giải thoát. Vào mùa Chay, chúng ta đặt bản thân gần hơn với Người tôi trung đau khổ là Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta suy tư về sự thống khổ của Đấng cứu thế. Chúng ta nhớ lại rằng cuộc khổ nạn của Đức Kitô đã thánh hoá tất cả đau khổ của con người. Chúng ta có liên quan tới nỗi đau của Người vì tất cả chúng ta bị ảnh hưởng bởi sức nặng chung của tội lỗi và sự dữ trong thế gian. Nó tấn công chúng ta mỗi ngày trong cuộc sống. Người Kitô hữu được mời gọi đẩy lùi những cơn sóng của tội lỗi và sự dữ.

Tại sao mùa Chay lại đặt ra một mối nguy thực sự cho vương quốc tối tăm? Bởi lẽ, đây là thời điểm tập trung vào cầu nguyện, thống hối và làm việc bác ái. Chiếc kiềng ba chân này có chủ đích hướng đến việc đào luyện tình yêu. Chúng ta nỗ lực sắp xếp lại đời sống mình rập theo khuôn khổ Tin Mừng. Nhờ vào sự đau khổ của Đức Kitô, chúng ta một lần bước vào trái tim mình; bước vào phần chi thể khao khát có được cuộc gặp gỡ và chữa lành. Trên Thánh giá, tình yêu Thiên Chúa được tỏ lộ. Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, cầu nối tới cuộc Phục sinh, làm mềm trái tim của chúng ta; thách thức tâm trí của chúng ta. Mầu nhiệm Vượt qua là câu chuyện tình yêu đặc biệt; đó là câu chuyện của chúng ta, của riêng từng cá nhân chúng ta. Chúa Kitô nhìn thấy bạn và tôi từ trên Thánh Giá. Với tội lỗi của mình, chúng ta một lần nữa hô vang, “Đóng đinh nó vào thập giá.”

Đức Kitô tự do trao hiến mạng sống của Người để cứu độ chúng ta. Ma quỷ kinh ghét mùa Chay do bởi các tín hữu nhớ về phẩm giá của mình trong ánh sáng của cuộc khổ nạn Đức Kitô. Chúng ta nhớ lại cái giá mà Người đã trả để chữa lành và giải thoát chúng. Đồi Canvê là vấn đề sống còn. Nhờ những thương tích của Người, chúng ta nhận được sự chữa lành như được hiểu trong Kinh thánh, “Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành” (1Pr 2,24).

Bảy yếu tố then chốt cho sự giải phóng mang tính chữa lành:

1. Sự ý thức

Kinh Thánh nói với chúng ta rằng “Hãy tỉnh thức.” Mùa Chay mời gọi chúng ta hãy ý thức về sự hiện diện liên lỉ của Thiên Chúa. Chúng ta hãy xét lại sự ý thức và lương tâm của mình để thống hối và gia tăng tự do hiểu biết, yêu mến và phục vụ Thiên Chúa. Chúng ta cần luôn ý thức về việc chúng ta yêu mến ai hoặc điều gì. Tôi đã từng nghe một cha giảng phòng danh tiếng thách thức thính giả gồm các giáo sĩ của mình rằng, “Thưa các cha, nếu các cha không ý thức được sự hiện diện tràn ngập của các thiên thần trong khán phòng này ngay bây giờ, thì cột ăng-ten thiêng liêng của các cha vẫn chưa có tín hiệu đâu.”

Ý thức về vương quốc thiêng liêng cho phép chúng ta sống trong sự hiện diện huyền nhiệm của Ba Ngôi Thiên Chúa, của các thiên thần và các thánh. Ý thức về chân lý tăng sức cho chúng ta lánh xa sự dữ. Hãy mang lấy trách nhiệm chăm sóc cho linh hồn của bạn. Chúng ta có một kẻ thù (ma quỷ) luôn bày mưu ám hại sự ý thức của chúng ta đối với Thiên Chúa bởi vì hắn luôn luôn ghen tỵ trong mọi sự.

2. Tính trách nhiệm

Trong suốt mà Chay, Giáo hội luôn chủ ý tăng thêm nhiều cơ hội cho bí tích Hoà giải. Bí tích này là một trong hai bí tích “chữa lành.” Việc đảm nhận trách nhiệm của một cha giải tội là điều rất tốt lành cho các linh hồn, vốn mang đến sự trợ giúp cho họ khỏi sự hổ thẹn và tội lỗi, đồng thời giải phóng họ khỏi sức nặng của “sự đau yếu trong tội lỗi.” Bí tích Hoà giải là một cuộc gặp gỡ mang tính chữa lành với Đức Kitô, Đấng luôn mau chóng ôm lấy chúng ta bằng lòng thương xót êm dịu của Người.

Trong những câu chuyện về sự chữa lành của Kinh thánh, hãy chú ý đến cách thức Đức Kitô yêu cầu người đang ưu phiền phải chịu trách nhiệm với tội lỗi của mình trước. Vợ chồng phải có trách nhiệm với nhau, và con cái phải có trách nhiệm với cha mẹ. Tính trách nhiệm đó hình thành một sự đùm bọc thiêng liêng mạnh mẽ trong gia đình. Ma quỷ thường cám dỗ chúng ta hướng đến việc riêng tư ích kỷ và những đặc quyền ẩn kín. Trước hết, chúng ta nên thừa nhận về những gì chúng ta đã làm và những gì còn thiếu sót; sau đó chúng ta hãy để chúng cuộn vào trong lòng đại dương của tình thương xót – bí tích Hoà giải.

3. Sự mặc khải

Mầu nhiệm Vượt qua là sự tỏ lộ của tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa. Dù vậy, chẳng thể nào chiêm ngắm hết được sự mặc khải của Chúa Cha nơi Con Người. Trong suốt mùa Chay, chúng ta có thể đào sâu tình yêu với Thiên Chúa và gia tăng sự kết hiệp với sự sống của Đức Kitô.

Điều đó xảy ra như thế nào? Hãy nghĩ về các thánh thời hiện đại, thánh Gioan Phaolô II và thánh Têrêsa Calcutta. Được biến đổi bởi sự mặc khải của Thiên Chúa, họ đã phản chiếu vẻ đẹp nội tâm, phẩm tính và nhân đức của Chúa Giêsu hết sức mạnh mẽ đến mức người ta không thể chối từ, ngay cả đối với những người không có niềm tin. Cuộc biến đổi nên giống Chúa Giêsu của họ thúc đẩy sự phục vụ của họ cho Hội thánh và cho nền văn hoá khởi đi từ những người nghèo nhất. Các thánh biến đổi mọi thứ vì sự thiện lành. Họ là một biểu thị cho khả năng anh hùng nơi con người được biến đổi nên giống Đức Kitô.

4. Việc đền bù

Mùa Chay là thời gian để thực hiện một việc đền bù cho những tội lỗi của thế giới. Theo truyền thống giáo hội Công giáo Rôma, một việc đền bù là việc đọc kinh cầu nguyện hoặc việc thờ lạy tôn thờ với ý định đền cho “những tội của những người khác”, ví dụ để đền tội lộng ngôn thì thực hiện việc tôn thờ những thương tích của Chúa Giêsu. Việc đền bù cho tội lỗi của người khác là một hành vi thương xót mạnh mẽ. Nếu tôi có thể dâng Chúa hành vi đền bù của tôi để đền cho tội lỗi của các gia đình (kể cả gia đình tôi), đó sẽ là một ân huệ đáng để thực hiện. Nếu bạn có một người thân nào đang rời bỏ Giáo hội (cả những người còn hiệp thông cùng giáo hội), bạn có thể dâng sự đền bù cho trái tim Chúa Giêsu. Thánh Tâm Người luôn bị đâm thâu bởi tội lỗi của chúng ta. Thần khí xấu sẽ luôn cám dỗ và ngăn cản bạn khỏi sự đền bù. Hãy kiên vững và chúng sẽ chạy xa bạn.

5. Sự đơn sơ

Các thực hành mùa Chay khuyến khích chúng ta đơn giản hoá đời sống của mình. Nhiều người trong chúng ta cố gắng gia tăng khổ chế trong suốt 40 ngày sám hối. Lời cầu nguyện làm đơn giản hoá trái tim. Ăn chay thanh tẩy tâm hồn. Việc bác ái thì tán tụng Thiên Chúa. Sự đơn giản bên trong và bên ngoài biểu thị sự thanh khiết của tâm hồn. Bớt đi những thoả mãn vật chất là gia tăng không gian cho Thiên Chúa. Chúng ta có thể suy tư về sự đơn sơ của Đức Maria để thấy được sự linh thánh và vẻ đẹp của sự đơn sơ này. Thậm chí trong suốt cuộc khổ nạn của Con Thiên Chúa, Mẹ đã nên gương mẫu bằng sự đơn sơ khao khát chỉ mình thánh ý Thiên Chúa. Bất kỳ ai đã đọc tác phẩm kinh điển The Screwtape Letters – Chiến thuật của ma quỷ (Một bài học đáng giá cho cuộc chiến đấu thiêng liêng) của C.S. Lewis, đều học được cách thức các thần khí xấu cố gắng phức tạp hoá đời sống của chúng ta để kéo chúng ta ra khỏi Thiên Chúa.

6. Vâng phục

Ý niệm Công giáo về “sự vâng phục của đức tin” là yếu tố then chốt. Sách giáo lý Hội Thánh Công giáo giải thích rằng:

“Bằng đức tin, con người đem trí khôn và ý chí của mình quy phục Thiên Chúa cách trọn vẹn. Con người đặt trọn bản thân quy thuận Thiên Chúa, Đấng mặc khải. Thánh Kinh gọi việc đáp lại này của con người đối với Thiên Chúa, Đấng mặc khải, là ‘sự vâng phục của đức tin’.” (GLHTCG, số 143)

Vâng phục là một lời đáp trả tự nguyện đối với đức tin vào Thiên Chúa. Chúng ta vâng phục bởi chúng ta tin và yêu mến Đấng tạo hoá. Một phần ba các thiên thần đã bị đuổi khỏi thiên đàng vì họ đã quyết định bất tuân, và chống lại ý muốn của Thiên Chúa. Sự vâng phục là chiếc áo giáp bảo vệ tuyệt vời. Kinh Thánh cho thấy rằng Thiên Chúa yêu mến sự vâng phục. Sự vâng phục đức tin đôi khi không dễ dàng, nhưng ân sủng sẽ làm cho mọi sự thành toàn.

7. Khiêm tốn

Khiêm tốn là sự thật; nhân đức giúp bảo vệ một người khỏi việc đi quá sự thật về chính mình. Tính kiêu ngạo thì làm điều ngược lại. Ađam và Evà đã minh chứng về sự kiêu ngạo ngang qua sự bất tuân phục trong vườn Địa đàng. Sự khiêm tốn kiềm hãm khao khát ngỗ nghịch cho sự vĩ đại ích kỷ và đưa chúng ta đến sự trân quý đích thực trong việc kính trọng Thiên Chúa và tha nhân. Sự khiêm hạ trên bình diện tôn giáo thừa nhận sự bình đẳng thụ tạo giữa mọi người với nhau. Sự khiêm hạ không chỉ đối nghịch với tính tự kiêu. Nó còn chống lại một sự tự hạ thái quá, vốn làm cho bản thân thất bại trong việc nhìn nhận những ân ban của Thiên Chúa và sử dụng chúng theo thánh ý Người. Sự khiêm hạ trong tiếng Latin có nghĩa là humus – bùn đất hoặc là đất.

Mùa Chay tạo ra một cơ hội đặc biệt để nhìn ngắm và noi theo sự khiêm hạ của Chúa Kitô. Tính kiêu ngạo có thể ẩn mình dưới những góc khuất của trái tim chúng ta. Vào ngày thứ Tư lễ tro, Hội Thánh nhắc nhớ chúng ta rằng, “con là bụi đất”. Tôi cũng thường xuyên nhắc nhở bản thân rằng mình là bụi đất, nhưng hơn nữa tôi cũng luôn ý thức rằng Máu Thánh Chúa Kitô đã thánh hiến, cứu độ và chữa lành thân phận bụi đất của tôi.

Mùa Chay dẫn đến sự chữa lành như thế nào? Cùng bước với Chúa Kitô vào trong sự chết, chúng ta sẽ cùng Người trỗi dậy vào ngày Phục sinh, đó là một cuộc sáng tạo mới.

Quang Sáng
Chuyển ngữ từ: catholicexchange.com (02.3.2023)
 
(WGPSG)