Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG CHUYỂN GIAO SỨ VỤ GIÁM MỤC

THÁNH LỄ TẠ ƠN VÀ CHUYỂN GIAO SỨ VỤ

Niềm vui sứ vụ mục tử của Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ 
chuyển tiếp sang Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước

 
Vào lúc 8 giờ sáng ngày 25 tháng 8 năm 2012 tại Nhà Chung Giáo phận, cộng đoàn Giáo phận Phú Cường đã tổ chức thánh lễ tạ ơn. 
Tạ ơn Thiên Chúa vì biết bao ân lành Ngài đã thương ban cho Giáo phận thân yêu trong suốt hơn 13 năm qua, dưới sự dẫn dắt của vị chủ chăn quý yêu, Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ. Như tin đã đưa, ngày 30 tháng 6 năm 2012. Đức Thánh cha Bênêđíctô XVI đã chấp nhận đơn xin nghỉ hưu, theo giáo luật của Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ. Đồng thời theo giáo luật, Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước hiện là Giám mục phó Giáo phận sẽ lên kế vị Đức Cha Phêrô, làm Giám mục Chính tòa Giáo phận Phú Cường. 
(giaophanphucuong,org)

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

HOÀN THÀNH ÉP CỌC

  Gíao xứ Thuận Phát đã hoàn thành phần ép cọc, hiện giờ Cha Chánh Xứ cùng Ban chấm thầu đang làm việc với các nhà thầu để chọn ra nhà thầu tốt nhất.

MỪNG BỔN MẠNG CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO THUẬN PHÁT VA CA ĐOÀN MONICA

     17g30 ngày 28-8-2012 Gíao xứ Thuận Phát long trọng cử hành thánh lễ MONICA cũng là ngày bổn mạng hội CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO và CA ĐOÀN MONICA
     Cha Chính xứ dâng thánh lễ
     Ca đoàn MONICA hát lễ

hai tran

MỪNG BỔN MẠNG GIỚI TRẺ VÀ CA ĐOÀN GIỚI TRẺ

     19g30 ngày 27-8-2012 Gíao xứ Thuận phát long trọng cử hành thánh lễ AUGUSTINO, cũng là bổn mạng GIỚI TRẺ và CA ĐOÀN GIỚI TRẺ.
     Sau thánh lễ Các bạn trẻ đã sinh hoạt ôn lại hành trình 20 năm GIỚI TRẺ Thuận phát.

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN NĂM B 26-8-2012

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXI thường niên năm B 26-8-2012.
Cha khách dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Hữu Toàn.

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Ga 6, 60-69)



 GIA ĐÌNH TÔI TÔN THỜ THIÊN CHÚA

Liên tiếp những tuần qua, Lời Chúa đề cập đến Lương Thực Trường Sinh là chính Thịt và Máu Chúa Giêsu, Đấng bởi Trời mang Bánh Bởi Trời đến cho con người. Ai TIN và tiếp rước Người, thì được sống đời đời.

Lời Chúa hôm nay cho thấy thái độ tiếp nhận Lời rao giảng ấy nơi một số môn đệ Chúa Giêsu: “Lời này chói tai quá ! Ai nghe được !” Vâng, đúng hơn, nghe thì được nhưng họ không chấp nhận được, không thể tin được hay chưa tin được ! Trước thái độ khó chấp nhận Tin Mừng, Chúa Giêsu lại xác quyết “Lời Ta nói với các anh em là thần trí và là sự sống”.

Để có thể TIN được Lời Chúa, con người phải thành tâm tìm kiếm sự công chính và Nước Thiên Chúa mới được Chúa Cha ban cho Thần Khí khôn ngoan mà chấp nhận chân lý, vì “Không ai có thể đến với Ta, nếu không được Cha Ta ban cho”.

Bởi vậy, đã có những người không thành tâm theo Chúa, không thành tâm tìm kiếm Lương Thực ban Sự Sống đời đời, không tin có Sự Sống đời sau, đã rút lui bỏ cuộc, không còn theo Người nữa.

Tôn trọng tự do của các Tông Đồ, Chúa Giêsu hỏi họ “Cả anh em nữa, anh em có muốn bỏ Thầy mà đi không?” Simon Phêrô thưa Người: “Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai ? Thầy mới có những lời ban Sự Sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và chúng con biết rằng: Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa”.

Ông Simon Phêrô, người đánh cá ít học, đã đại diện cho anh em tuyên xưng không bỏ Chúa Giêsu, nhưng theo Chúa vì Chúa có Lời Ban Sự Sống Đời Đời.

Tính cách Đại Diện của Phêrô có liên quan đến tính cách Đại Diện của Giosuê thời Cựu Ước, khi ông triệu tập tất cả các chi tộc lại ở Sikhem, rồi gọi các kỳ lão, các thủ lãnh gia tộc, quan án, sĩ quan đến, và họ đứng trước mặt Thiên Chúa. Giosuê liền nói với toàn dân như thế này: "Nếu các ngươi không muốn tôn thờ Thiên Chúa, thì cho các ngươi lựa chọn: hôm nay, các ngươi hãy tuỳ ý chọn phải tôn thờ ai hơn: hoặc là các thần cha ông các ngươi đã tôn thờ ở Mêsôpôtamia, hoặc các thần của người xứ Amôrê, nơi các ngươi đang ở. Phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ tôn thờ Chúa".

“Phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ tôn thờ Chúa". Câu tuyên xưng của Giosuê có ảnh hưởng nhất định đến quyết định của toàn dân. Vì thế toàn dân đã trả lời: “Không thể có chuyện chúng tôi bỏ Chúa mà tôn thờ những thần ngoại. Chúa là Thiên Chúa chúng tôi, chính Người đã dẫn chúng tôi và cha ông chúng tôi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi nhà nô lệ. Người đã làm những việc kỳ diệu cả thể trước mắt chúng tôi và đã gìn giữ chúng tôi suốt con đường chúng tôi đã đi, giữa tất cả mọi dân chúng tôi đã đi qua. Chúa đã trục xuất tất cả những dân đó cũng như người Amôrê trên phần đất chúng tôi đã tiến vào”.

Lời Chúa đã vang vọng hai ngàn năm rồi. Lời Chúa đã được lưu truyền rao giảng, dẫn giải từ thế hệ này đến thế hệ khác, và nhất là đã trở nên đời sống của các chứng nhân anh dũng về Thiên Chúa, về Nước Thiên Chúa, về Sự Sống Lại, về Đời Sau. Nhưng, cho đến nay, việc đón nhận và sống theo Lời Chúa vẫn mãi còn là một thách thức lớn lao đối với mỗi người chúng ta, nhất là những người đang làm nhiệm vụ đại diện, những mục tử, cách riêng cho những gia trưởng trong gia đình. Cũng vậy, các Kitô Hữu Công Giáo luôn phải đứng trước sự lựa chọn giữa Đức Tin và vô thần, hoặc giữa việc Tôn Thờ Thiên Chúa với việc tôn thờ các thực tại trần gian.

- Trước đây, một số nơi, gia đình những người Công Giáo Việt Nam thường có cây Thánh Giá ngay trước cổng nhà mình. Tuy không để câu “Gia đình tôi tôn thờ Thiên Chúa” nhưng đó là dấu chỉ của một niềm tin vào Chúa Kitô, vào Thập Giá Cứu Rối, vào Lời Chúa. Sau năm 1975, có một thời, cây Thánh Giá trước cổng nhà không còn nữa, bị buộc phải dỡ bỏ đi vì “có thờ thì đem vào trong nhà mà thờ”. Thế là bà con ta phải theo cách “nay giấu cất để mai sau sẽ trưng bày” cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.

Mãi đến hôm nay, thì hầu như dấu chỉ ấy vẫn chưa có cơ hội để phục hồi. Vẫn chưa đến kỳ “trưng bày”. Vẫn còn thời “giấu cất” ! Đến bao giờ thì người Công Giáo Việt Nam mới có thể đặt trước nhà mình một câu tuyên xưng công khai rằng: “Phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ tôn thờ Chúa”.

Cũng những ngày ấy, các Xứ Đạo toàn tòng hầu như được trúng tuyển đi kinh tế mới không phải vì hảo ý tìm kế sinh nhai mà là vì để phân tán mỏng những “gia đình tôn thờ Thiên Chúa” cho họ không còn điều kiện tôn thờ Thiên Chúa nữa, vì xa Nhà Thờ, vì thiếu vắng chủ chiên ! Tạ ơn Chúa vì Ngài vẫn thương gìn giữ con cái Chúa sống trong Đức Tin và nhờ Đức Tin được gieo vãi, nhờ đời sống hạt lúa mì chịu mục nát đi của các Giáo Dân, mà hầu hết các vùng kinh tế mới nay đã trở nên các Giáo Xứ mới, những ngôi nhà Tôn Thờ Thiên Chúa sống động.

- Tuy nhiên, không vì những thành quả chung chung ấy mà quên đi một thực tế đau lòng:

Đến nay, điểm lại, mấy chục năm qua, từ chỗ “Đói lòng ăn hột chà là. Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng”, rồi từ chỗ “ăn no mặc ấm” đến “ăn ngon mặc đẹp”… con người ta tưởng như thế là hạnh phúc, hoặc đã đủ hạnh phúc, rồi quên đi sự hiện diện của Thiên Chúa ngay trong chính gia đình mình. Và cũng từ đó, không lấy gì làm xót xa đau lòng khi chính họ đang dần dần bỏ Chúa, dần dần lãng quên sự hiện diện của Chúa.

Không dám đặt vấn đề trách nhiệm của những đại diện, những lãnh đạo tôn giáo, chỉ xin đề cập đơn vị nhỏ nhất của Giáo Hội là Gia Đình và trách nhiệm bảo vệ Đức Tin Công Giáo của những người làm cha mẹ:

Sắp hết đời của những con người làm cha mẹ đã từng sống hai thời kỳ, và sẽ còn lại một thế hệ hậu duệ có tuổi từ 37 trở xuống. Đã có không ít những người làm cha mẹ buồn lòng vì con cái thời nay chúng nó không muốn giữ Đạo nữa, hoặc nếu có, thì cũng chỉ vì Đức Tin của ông bà hơn là vì thành tâm tìm kiếm Sự Sống của Thiên Chúa.

Trong đoạn nhật ký của anh bạn tôi, có viết: “Các con thân mến, cha có lỗi với các con, vì đã quá bận tâm đến củ khoai củ nần, đến miếng cơm manh áo, mà lơ là việc giáo dục Đức Tin cho các con thuở còn nhỏ. Sau những ngày thơ ấu, cố gắng kiếm cho con cái chữ, giao phó con cho nhà trường. Hết tiểu học, rồi trung học. Cố gắng cho con đi đại học. Học cái gì cha không hiểu. Chỉ biết, kết quả sau mười mấy năm cố gắng của cha là các con nhận được một nhân cách mới: nhân cách… vô đạo ! Các con coi thường việc giữ đạo của cha mẹ, xem nhẹ việc đọc kinh cầu nguyện, không bận tâm việc đọc và sống Lời Chúa, lơ là việc đi Lễ, xưng tội, rước lễ, bài bác việc bác ái, việc tông đồ của cha. Con nói: “Sống như thế thì lấy gì mà ăn ?” Chúa ơi ! Gia đình con không bỏ Chúa mà ! Gia đình con tôn thờ Thiên Chúa. Xin hãy cứu lấy chúng con !”

Thiết tưởng tâm tư của anh bạn tôi, cũng là tâm tư của bạn, của tôi, của chúng ta trong những ngày này, và nhất là hôm nay, trước câu hỏi của Chúa Giêsu dành cho mỗi người, cách riêng cho những người đại diện gia đình, các gia trưởng: “Cả các con, các con có muốn bỏ Thầy mà đi không ?” Và câu trả lời của chúng ta, phải là: “Chúng con tin vào Chúa Giêsu, Đấng Kitô Con Thiên Chúa”,“Gia đình chúng tôi tôn thờ Thiên Chúa”.

Nguyện xin Chúa cứu lấy gia đình chúng con trước hiểm họa mất Đức Tin. Ước gì mỗi nhà, mỗi người chúng con khi chưa phục hồi được cây Thánh Giá trước cổng, khi chưa đặt được ở trước nhà hàng chữ: “Gia đình chúng tôi tôn thờ Thiên Chúa”, thì mỗi thành viên trong gia đình chúng con vẫn biết yêu mến, tin tưởng và tôn thờ Chúa, sống nhờ Lời Chúa và Thánh Thể Chúa trong hành trình về với cõi sống ngàn thu.

PM. CAO HUY HOÀNG, 24.8.2012

(thanhlinh.net)

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN NĂM B 19-8-2012

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XX thường niên năm B 19-8-2012.
Cha giáo Gioan Bt Nguyễn Văn Đán dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Hữu Toàn.

TÂN TỔNG GIÁM MỤC GIÁO PHẬN HUẾ

Đức Cha Lê Văn Hồng, Tân Tổng Giám Mục chính tòa Giáo Phận Huế

VATICAN - Ngày 18-8-2012, Phòng Báo chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC Biển Đức 16 đã nhận đơn từ chức vì lý do tuổi tác của Đức Cha Stephano Nguyễn Như Thể, TGM chính tòa giáo phận Huế, và bổ nhiệm Đức Cha Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng lên kế nhiệm.

Đức TGM Nguyễn Như Thể năm nay 77 tuổi, sinh ngày 1-12-1935 tại Giáo Xứ Cây Da, tỉnh Quảng Trị, thụ phong Linh Mục cách đây 50 năm (6-1-1962) và làm Giáo Sư Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện trước khi làm Giám đốc Tiểu chủng viện Huế (1972-1975). Tháng 5 năm 1975, ngài được bổ nhiệm làm TGM Phó của Giáo Phận Huế với quyền kế vị, dưới thời Đức TGM Nguyễn Kim Điền. Khẩu hiệu GM của ngài là ”Pro Mundi vita” (để cho trần gian được sống, Ga 10,10). Năm 1983, ngài đệ đơn từ chức và được Tòa Thánh chấp nhận. 15 năm sau đó, tức là ngày 9-3 năm 1998, ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm TGM chính tòa của giáo phận Huế.

Đức tân TGM Lê Văn Hồng năm nay 72 tuổi, sinh ngày 30-6 năm 1940 tại Trí Bưu, Quảng Trị, thụ phong LM năm 1969 và làm Giáo Sư Tiểu chủng viện Hoan Thiện, và về sau ngài Quản xứ Truồi từ năm 1975 đến năm 1999 là năm ngài được cử đi du học tại Pháp trong 3 năm trời.

Trở về nước năm 2002, Cha Lê Văn Hồng Quản Xứ Phú Hậu cho đến khi được bổ nhiệm làm GM hiệu tòa Dadiaufala, Phụ tá của Tổng giáo phận Huế ngày 19 tháng 2 năm 2005. Ngài chọn khẩu hiệu GM là ”Sicut qui ministrat” (Như một người phục vụ, Lc 22,27).
LM. Trần Đức Anh OP 
8/18/2012

(VietCatholic.news)

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 20 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Ga 6, 51-58)



LƯƠNG THỰC CỦA NGƯỜI KHÔN


PM. Cao Huy Hoàng 
Ở đời ai cũng cho mình là khôn. Không ai muốn bị người khác bảo mình là dại dột. Ai cũng cho mình là hay, là hơn, là nhất, và cái gì của mình cũng hay, cũng hơn, cũng nhất. Không ai muốn thua ai đến nỗi chỉ giữa hai người mà người ta cũng dùng phép so sánh nhất: “Nhà tôi với nhà chị thì nhà tôi giàu nhất”, “Con tôi với con chị thì con tôi học giỏi nhất”. Thậm chí ngay trong gia đình, vợ giành khôn hơn chồng, chồng giành khôn hơn vợ. Ai cũng giành cái khôn nhất cho mình, khôn từ kiến thức, kinh nghiệm, đến lời ăn tiếng nói, đến cả cách ăn cách mặc, cách ứng xử, cách kiếm sống, cách hưởng thụ tiêu khiển, cách ăn chơi.

Cuộc đời trần gian như một cuộc lữ hành. Con người cho mình là khôn và tự sức mình đi tìm hạnh phúc, đi tìm đất sống. Cuối cùng là khi chưa tìm được hạnh phúc, chưa tìm được đất sống và cũng không muốn tìm đất để chết, cũng đã phải chết và trở về lòng đất, nơi mà có thể cả đời mình chưa hề bận tâm tới. Một cuộc lữ hành gần như vô định hướng.

Biết bao người “tự cho mình là khôn” đang nhan nhản giữa chúng ta, và có khi cả chính chúng ta nữa, những người Công Giáo. Mấy chục năm nay, thêm một khẳng định trơ trẽn mà người ta vẫn cho như là chân lý của người khôn thời đại vô thần rằng: “Bàn tay ta làm nên tất cả. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Không thấy có chút khái niệm nào về sự hiện diện của Thiên Chúa và sức mạnh của thần linh trong suy nghĩ của người vô thần. Đến khi biết được “bàn tay ta” cũng có hồi bại liệt, “sức người” cạn kiệt thì mới vỡ lẽ ra hết đời, rồi liều mình tuyến bố “chết là hết”. Ôi, thật là tệ hại cho cái túi khôn của con người kiêu ngạo, như “con chim hay nói, nó nói tào lao, không có đứa nào, dạy cho tao nói”.

Với các Kitô hữu Công Giáo, thiết tưởng phải ý thức rất rõ về sự hiện diện của mình trên trần gian nhờ và trong thánh ý của Thiên Chúa, phải ý thức về sự mỏng dòn của đời người để biết tìm một nơi nương tựa vững chắc là Thiên Chúa, phải ý thức rất chuẩn về cùng đích của cuộc đời là được sinh ra bởi Tình Yêu và sẽ trở về với Tình Yêu của Thiên Chúa… Vì thế, cuộc đời là một cuộc hành hương. Hành hương đi tìm đất sống, tìm hạnh phúc thật, hạnh phúc vô biên.

Cuộc hành hương ấy là cuộc lữ hành ý nghĩa, có địa chỉ, có định hướng, có niềm hy vọng, có mục đích. Ý nghĩa cuộc đời không phải là sự chết của thân xác hay hư nát, nhưng chính là sự sống và sự sống lại của thân xác cần phải hư nát.

Người đi trong cuộc lữ hành cần ăn để có sức đi. Nhưng tiếc là, đến một lúc chắc chắn rằng con người không còn sức để ăn nữa, và hiểu là cũng không còn sức để đi. Và lúc ấy mới hiểu ra lương thực trần gian cũng tạm bợ, cũng hư nát như cuộc đời trần gian vậy. “Tay ta làm nên tất cả” mà tất cả ấy là thứ tất cả chóng vánh, hư nát. “Sỏi đá cùng thành cơm”, nhưng rồi cơm bánh trần gian chỉ nuôi ta một thoáng đời ngắn ngủi.

Lời Chúa hôm nay chỉ ra cho thấy thế nào là khôn hay dại đích thực trong cuộc lữ hành trần gian. Và đặc biệt hơn cho biết lương thực của người khôn là lương thực không hề hư nát để có một cuộc sống không hề hư nát. Lương thực ấy chính là Thánh Ý của Thiên Chúa và Thánh Thể Chúa Giêsu.

Từ Cựu Ước, lương thực ấy được sách Châm Ngôn đề cập đến: "Các ngươi hãy đến ăn bánh của ta, và uống rượu ta đã pha cho các ngươi. Các ngươi hãy bỏ sự ngây dại đi, thì sẽ được sống, và hãy bước theo đường lối khôn ngoan" (Cn 9, 5 – 6 ).

“Bước theo đường lối khôn ngoan” là hãy tìm thánh ý của Đấng Khôn Ngoan, Đấng thượng trí tuyệt đối. Tin vào sự hiện diện của Thiên Chúa và thưởng nếm sự thiện hảo của Ngài khi để cho sự thiện hảo của Ngài khẽ chạm vào cuộc sống, để sự thiện hảo của Ngài hướng dẫn mọi suy nghĩ, mọi hành vi.

Đừng trơ trẽn cậy dựa vào sức mình nhưng hãy cậy vào sức của Chúa.

Thánh Vịnh đáp ca nhắc nhở: “Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao” (Tv 33, 9a).

Thánh Phaolô lại khuyên “Hãy ăn ở khôn ngoan theo thánh ý Chúa” (x. Ep 5, 15 – 20).

Và đặc biệt hơn cả, Tin Mừng theo Thánh Gioan cho biết Lương Thực của người khôn ngoan là chính Thịt Máu Chúa Giêsu:

"Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết” (x. Ga 6, 51 – 59).

Người khôn ngoan là người tin có đời sau, và biết lo cho mình được sống không chỉ ở đời này, mà còn được sống ở đời sau.

Biết bao người trong chúng ta cũng đang sống theo cách sống của những người không tin có đời sau, nên chẳng tha thiết với lương thực trường sinh của người khôn ngoan theo thánh ý Chúa. Đã vậy, lại còn tiếp tay với những kẻ vô thần bằng cách thinh lặng trước những xúc phạm tày trời đối với Thiên Chúa, đối với những người tin Chúa, và cả với Thánh Thể Chúa Giêsu.

Nguyện xin Chúa ban cho chúng con ơn khôn ngoan biết chọn Chúa làm noi nương tựa vững chắc trong cuộc đời, và biết sống nhờ sức sống nơi Thánh Ý và Thánh Thể Chúa. Amen.
(tinmung.net)

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

THẾ GIỚI NHÌN TỪ VATICAN 11-17.8.2012

TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LAVANG #7

Tường thuật Đại Lễ Hành Hương kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời 
và Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên 
Xây Dựng Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang 
ngày 15.8.2012 

Đại Lễ Hành Hương kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời và Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên Xây Dựng Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang bắt đầu lúc 06 giờ sáng ngày 15.8.2012, trong bầu trời êm ả của nắng mai và gió mát.

Con số tín hữu hành hương tham dự lên đến trên hai trăm ngàn người.


   Số Linh mục đồng tế khoảng ba trăm.

 

Đoàn rước đồng tế tiến lên Lễ Đài để bắt đầu Thánh Lễ. Đức Tổng Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, chủ tế. Khi đoàn đồng tế tiến lên Lễ Đài để bắt đầu Thánh Lễ, Đức Tổng Giám Mục chủ tế dâng hoa lên Đức Mẹ La Vang. 
(giaophanhue.net)

MỪNG BỔN MẠNG GIÁO HỌ ĐỨC MẸ LÊN TRỜI VÀ CA ĐOÀN ĐỨC MẸ 15-8-2012


17g30 ngày 15-8-2012 Giáo xứ Thuận Phát đã long trọng cử hành Thánh Lễ Mừng Kính Đức Mẹ Lên Trời, cũng là ngày mừng Bổn mạng giáo họ Đức Mẹ Lên Trời và ca đoàn Đức Mẹ.
Cha Chánh xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Đức Mẹ hát Lễ.

19g30 cùng ngày Cha Chánh xứ, HĐMVGX và cộng đoàn họp nhau dâng giờ kinh Kính Đức Mẹ và cầu nguyện cho các gia đình trong giáo họ Đức Mẹ Lên Trời tại nhà bà Trùm Catarina Trần Thị Hồng Đào. 

Hữu Toàn.

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ HÀ NỘI TIÊN KHẤN

Lễ khấn lần đầu của 18 nữ tu Hội Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội 


Giêsu Đấng chịu đóng đinh, 
Đối tượng duy nhất chung tình con theo. 
Yêu Chúa dù có khó nghèo, 
Vâng lời, thanh khiết, noi theo Chúa Trời. 
Bước theo chân Chúa mọi nơi, 
Sống đời nhân chứng trọn đời Hiến Dâng.

WTGPHN - Vào hồi 9g00 ngày 13-8-2012, tại Nguyện đường Hội Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội diễn ra lễ khấn lần đầu của 18 chị em, do Đức Cha Laurenzo Chu Văn Minh chủ sự. Hiệp dâng Thánh Lễ tạ ơn còn có sự hiện diện của quý Cha đồng tế, quý nam nữ tu sỹ, quý gia đình của 18 chị em tân khấn sinh cùng các quý khách từ các giáo xứ, giáo họ đến chung chia niềm vui trong tâm tình tạ ơn.

Vâng, hôm nay 18 chị em sau lời mời gọi đầy yêu thương của Chúa, các chị đã phấn khởi, hăng say bước đi theo Chúa trong ơn gọi Mến Thánh Giá. Các chị đã tự nguyện chọn Chúa làm gia nghiệp, sẵn sàng từ bỏ mình để sống theo tôn chỉ của Hội Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội. Các chị không cậy sức riêng mình, mà hoàn toàn phó thác trong bàn tay Thiên Chúa toàn năng, và cố gắng tấn tới trong đời sống dâng hiến.

Để tỏ lòng cương quyết theo Chúa Kitô trong linh đạo Mến Thánh Giá, các chị sẽ tuyên khấn 3 nhân đức: Khiết tịnh - Khó nghèo - và Vâng phục trong Hội Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội.
 (WTGPHN)

THÁNH LỄ MỪNG ĐỨC MẸ LÊN TRỜI TẠI GP.BAN MÊ THUỘT

THÁNH LỄ MỪNG KÍNH ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI  15.8.2012 
TẠI ĐỒI GIANG SƠN GIÁO PHẬN BAN MÊ THUỘT


"Như một vầng trăng tuyệt vời, muôn ngàn tia sáng lung linh chốn thiên cung...". Trên đỉnh đồi Giang Sơn lộng gió, bài hát ca ngợi Mẹ Maria vang lên trong ngày lễ Mẹ Lên Trời, đã nâng tâm hồn của muôn người hướng về Mẹ Maria. Giữa cảnh trời sông núi đẹp như bức tranh thủy mạc, Mẹ giang rộng đôi tay như muốn ôm tất cả những người con đến với Mẹ.

Từ sáng sớm ngày 15.8.2012, từng đoàn người lũ lượt leo dốc lên đỉnh đồi Đức Mẹ Giang Sơn, để hiệp cùng toàn thể Giáo Hội long trọng mừng kính Mẹ Maria được Thiên Chúa đưa về trời cả hồn lẫn xác.

Đúng 6g30 trong tiếng nhạc uy hùng của ban kèn đồng, ĐGM Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản chủ sự nghi thức làm lễ thượng cờ, trong dàn pháo hoa rực rỡ. Muôn tâm hồn cùng hướng về Mẹ với lời tung hô “AVE MARIA con dâng lời chào Mẹ...” thật sốt sắng và cảm động. Mẹ trên bệ cao giang rộng đôi tay, âu yếm nhìn xuống đoàn con từ khắp mọi miền của Giáo phận. Họ là những cụ già yếu ớt đến những em nhỏ còn bế trên tay, khao khát nức lòng về bên Mẹ để tâm tình với Mẹ, để Mẹ an ủi đỡ nâng... trong giờ cầu nguyện “Hướng tâm hồn lên Mẹ” do cha quản xứ Kim Châu hướng dẫn. 

(gpbanmethuot.vn)

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ HÀ NỘI VĨNH KHẤN

 Thánh lễ khấn trọn đời của 10 nữ tu Hội Dòng Mến Thánh Giá 
tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội

Đất trời rộn rã hoan ca,
Tình duyên nay đã mặn mà thơm hương. 
Niềm vui hạnh phúc thiên đường, 
Phút giây kết ước tình thương tròn đầy"

Đó là tâm tình và ý nguyện của 10 nữ tu tuyên khấn trọn đời trong thánh lễ khấn trọn, diễn ra vào hồi 9g00 ngày 08/08/2012 tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội, do Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ sự. Hiệp dâng lời tạ ơn với các chị, có sự hiện diện của quý cha đồng tế, nam nữ tu sỹ, gia đinh các nữ tu và đông đảo anh chị em giáo dân đến từ các giáo xứ.


Với các chị, từ nay Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh, sẽ là đối tượng duy nhất của lòng trí các chị. Thực vậy, bằng lời khấn trọn đời, tình yêu thập giá đã thúc đẩy các chị chọn và bước theo Đức Kitô trên đường Thánh giá, điều mà nhiều người cho là điên rồ, khó hiểu. Nhưng đối với người nữ tu Mến Thánh Giá lại là một hồng ân cao cả, bởi con đường Thập giá sẽ đưa các chị đến ánh sáng Phục Sinh rạng ngời.

(WTGPHN)

TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LAVANG #6

Tường thuật Thánh Lễ Vọng Đức Mẹ Lên Trời Hồn Xác 
tại Linh Địa La Vang ngày 14.8.2012 


Đây là Thánh Lễ khai mạc Hành Hương Mùa Hạ kính Đức Mẹ La Vang dịp Lễ Trọng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời vào chiều Lễ Vọng, 14.8.2012.

Thánh lễ Vọng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời năm nay, được cử hành vào lúc 17 giờ tại Lễ Đài được dựng lên sau lưng Nhà Nguyện, trước Đồi Thánh Giá, trong một khu đất rất rộng.

Trong Thánh Lễ, có sự hiện diện đặc biệt của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Khâm Sứ Toà Thánh Vatican, Đại Diện Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Chủ tế là Đức Tổng Giám Mục Stêphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế. Đồng tế trong Thánh Lễ, về Tổng Giám Mục và Giám Mục, có 18 vị trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đồng tế trong Thánh Lễ, về Linh mục, có khoảng 200 vị, trong và ngoài nước.

Tu sĩ và giáo dân tham dự: khoảng hơn 100 ngàn người (Đầu Thánh Lễ, con số tham dự còn ít vì trời quá nắng và các người hành hương đang còn tản mác trong Linh Địa; nhưng càng lâu, số tham dự càng đông, và vào cuối Thánh Lễ, số tham dự rất đông.)  
(tonggiaophanhue.net) 

HÌNH CHÚA GIÊSU HIỆN TRÊN GỐC CÂY

Hình Chúa Jesus hiện trên gốc cây

Hình ảnh gương mặt Chúa Jesus hiện lên trên một gốc cây bị chặt ở nghĩa trang tại thủ đô của Bắc Ireland.



Mới đây một cây trong nghĩa trang Belfast City ở phía tây thành phố Belfast đổ. Vì thế ban quản lý nghĩa trang quyết định cưa toàn bộ thân cây, chỉ để lại một đoạn ở gốc. Sau đó người ta thấy hình ảnh một người đàn ông có râu quai nón giống như Chúa Jesus trên gốc cây, Belfast Telegraph đưa tin.

Một đoạn video về khuôn mặt trên gốc cây đã được đưa lên trang YouTube.

"Khi nhìn ở cự ly gần, người xem không thể hiểu tại sao khuôn mặt lại xuất hiện ở đó", người đưa video lên mạng bình luận.

Minh Long
(vnexpress.net)

ĐẠI HỘI MỪNG 64 NĂM LEGIO HIỆN DIỆN TẠI VIỆT NAM

ĐẠI HỘI LEGIO MARIAE
KỶ NIỆM 64 NĂM HIỆN DIỆN TẠI VIỆT NAM

Ngày 13.8.2012, Ban quản trị Senatus tổ chức Đại hội mừng 64 năm Legio Mariae hiện diện tại Việt Nam tại Nhà Thờ Kim Ngọc Giáo Phận Phan Thiết. 2.800 hội viên từ 26 Giáo Phận và 12 Cha Linh Giám Comitium đã về tham dự ngày trọng đại của Legio Mariae.
 
Từ chiều Chúa nhật 12.8, Giáo xứ Kim ngọc đã đón tiếp khoảng 400 tham dự viên từ các Giáo phận xa ở miền Bắc, Cao nguyên và miền Tây. Theo chương trình như “tiếp sức mùa thi”, các gia đình trong Giáo xứ đã niềm nở mời anh chị em Legio về gia đình của mình. Một bầu khí vui mừng và huynh đệ lan tỏa khắp giáo xứ.

Từ mờ sáng ngày 13.8, các đoàn xe khách 50 chỗ ngồi đã đậu kín hết các bãi đất trống đã chuẩn bị. Ban tổ chức ân cần đón tiếp và sắp xếp chu đáo.


Đến 7giờ sáng hàng ngàn tham dự viên đã ổn định trong Nhà thờ và ngoài khuôn viên, tập hát sinh hoạt đầu ngày. Công ty âm thanh ánh sáng Nguyễn Thương đảm trách truyền hình trực tiếp ra bên ngoài qua những màn hình tivi lớn.


8giờ: bắt đầu chương trình với lời kinh khai mạc, chuỗi Mân Côi 50 kinh Mùa Mừng, giới thiệu các thành phần tham dự và vị đại diện Senatus đọc sơ lược quá trình hình thành phát triển Legio Việt Nam. Các Thầy Chủng viện Nicolas Phan thiết giúp vui trong các tiết mục sinh hoạt nhộn nhịp tạo bầu khí hân hoan.

(gpphantiet.com)

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LAVANG #5

TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG THÁNH MẪU LAVANG
Ngày 15.8.2012



(tonggiaophanhue.net)

TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LAVANG #4

Đêm Hoa Đăng 14.8.2012 
cầu nguyện tại Linh Đài Đức Mẹ La Vang 



Vào lúc 20g00 ngày 14.8.2012, tại Linh Đài Đức Mẹ, diễn ra Đêm Hoa Đăng do Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Huế, chủ sự.

Linh mục Tiến Lộc giới thiệu chương trình Đêm Diễn Nguyện, thứ tự đoàn dâng hoa và thành phần tham dự.

Sau phần giới thiệu, Đức Cha dâng hương kính Đức Mẹ La Vang và tuyên bố khai mạc Đêm Diễn Nguyện bên Mẹ La Vang. Mỗi mầu nhiệm gồm có: Phần Suy niệm, do 5 Linh mục đại diện đến từ khắp nơi trong 26 Giáo Phận và hải ngoại, chia sẻ; Phần dâng hoa; Phần đọc 1 kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng, 1 kinh Sáng Danh.

Đức Cha nhắn nhủ cộng đoàn hành hương trong lời mở đầu: Khung cảnh đêm hôm nay làm ngài nhớ lại biến cố năm 1795 khi màn đêm buông xuống đã khiến con người lo sợ. Nhưng giờ đây, từ khắp nơi trong và ngoài nước, nhiều người đang quy tụ về La Vang, cùng nhau lần chuỗi Mân Côi. Chắc chắn Mẹ sẽ nhận lời, bởi lẽ Mẹ về trời, nhưng không xa chúng ta. Chúng ta hãy dâng lên Mẹ lời kinh, tiếng hát, dâng lên Mẹ công trình Vương cung Thánh Đường, qua mầu nhiệm 5 sự Mầng theo các bài suy niệm của chính Đức Thánh Cha Gioan XXIII, vị Giáo Hoàng hiền hậu và thánh thiện của Hội Thánh Hoàn Vũ và cách riêng, của Hội Thánh Việt Nam.

Sau lời mở đầu của Đức Cha chủ sự, Linh Mục Micae Hy Lê Ngọc Bửu dẫn cộng đoàn vào giờ suy niệm. Qua Mẹ La Vang, xin Chúa ban cho cộng đoàn hành hương được ơn canh tân trở về với Chúa Giêsu và khám phá lại Đức tin, biết góp phần xây dựng lòng người, dựng xây Nhà Chúa, phát triển Hội Thánh trở nên một cộng đồng nhân loại mới, sống trong tình thương hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Cả một rừng người, nhưng không ai chen lấn, xô đẩy. Tất cả đều cùng nhau hướng lòng về Đức Mẹ La Vang trên Linh Đài, hòa quyện trong những cung đàn, những lời ca tiếng hát nhẹ nhàng sâu lắng, khiến đêm diễn nguyện thêm sốt sắng.
(tongiaophanhue.net)

ĐẠI HỘI CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO GP.PHAN THIẾT 2012

HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ TÀPAO THÁNG 8/2012 
ĐẠI HỘI GIỚI HIỀN MẪU GP PHAN THIẾT
 
Mười ba tháng Tám đẹp ngời
Mẹ Tàpao, Mẹ Lên Trời yêu thương
Cho đoàn con cái muôn phương
Về đây sum họp hành hương kính mừng.


Hân hoan niềm vui trong dịp Mừng Lễ Bổn Mạng Thánh Nữ Mônica, Các Bà Mẹ Công giáo GP Phan Thiết từ khắp các giáo xứ của 5 Giáo hạt đã nô nức tuôn về Trung tâm Thánh Mẫu Đức Mẹ Tàpao để dự ngày Đại hội của Giới nhân dịp ngày hành hương 13.8.2012. Tâm tình thảo kính dâng lên Thiên Chúa và Đức Mẹ được các hiền mẫu diễn tả qua chương trình diễn nguyện “Đồng Hành Về Bên Mẹ” vào tối ngày 12.

Chương trình bắt đầu với nghi thức cung nghinh tượng Đức Mẹ Tàpao từ văn phòng trung tâm lên quảng trường. Giữa ánh nến lung linh của muôn ngàn con tim hướng Mẹ, gương mặt Đức Mẹ mỉm cười âu yếm nhìn xuống đàn con, đặc biệt là những hiền mẫu trong các gia đình, đang sốt sắng cất lời ngợi khen tôn vinh và thiết tha khẩn cầu với Mẹ.

Đêm diễn nguyện “Đồng Hành Về Bên Mẹ” do các bà mẹ Công Giáo GP Phan Thiết đăng cai được Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục GP Phan Thiết, long trọng khai mạc.

(gpphanthiet.com)

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LAVANG #3

TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG THÁNH MẪU LAVANG
Ngày 14.8.2012

(tonggiaophanhue.net)

TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LAVANG #2

Lời giới thiệu Đồ án thiết kế Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang


Một Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang với một Vương cung thánh đường dâng kính Đức Mẹ, những công trình kiến trúc và trang trí mỹ thuật hòa quyện trong một khung cảnh thiên nhiên, tạo nên một không gian thích hợp cho việc cầu nguyện và gặp gỡ của khách hành hương đến từ muôn phương: đó là mơ ước của cộng đồng Dân Chúa Việt Nam từ nhiều năm nay.

Để biến ước mơ này thành hiện thực, trong Đại hội lần thứ XI, từ chiều 04 đến trưa 08 tháng 10 năm 2010, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã ủy thác cho Ủy ban Nghệ Thuật Thánh nhiệm vụ nghiên cứu và thiết kế đồ án xây dựng Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang.

Sau 6 tháng nghiên cứu và sáng tạo, trong Hội nghị Thường niên kỳ I của Hội đồng Giám mục Việt Nam từ ngày 25 đến 29 tháng 04 năm 2011, Ủy ban Nghệ Thuật Thánh đã tuyển lựa 3 trong số 5 bản phác thảo để trình Hội đồng Giám mục. Một Ủy ban gồm 7 giám mục được đề cử đã nhất trí biểu quyết chọn dự án thiết kế theo phong cách Á Đông, gần gũi với tâm hồn và cuộc sống người dân Việt.

Từ ngày ấy, Ủy ban Nghệ Thuật Thánh đã mời các kiến trúc sư, các nhà thiết kế mỹ thuật, các điêu khắc gia, các họa sĩ, v.v… cùng tham gia nghiên cứu và làm việc. Sau nhiều lần xem xét, tuyển lựa, điều chỉnh, bổ túc, cuối cùng Đồ án Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang đã thành hình như được trình bày bằng những nét chính trong tập sách nhỏ này*, bên cạnh đó còn có hàng trăm bản vẽ chi tiết khác.

Một đồ án kiến trúc theo phong cách Á Đông, dù không mang tính hoành tráng hay đột phá, vẫn không đơn giản chút nào. Công trình đòi hỏi một sự hiểu biết khá sâu rộng về văn hóa Việt Nam với một thế giới biểu tượng vô cùng sâu sắc về ý nghĩa và phong phú, đa dạng, về hình ảnh và màu sắc. Hơn nữa, điều khó khăn hơn là làm thế nào sử dụng các biểu tượng văn hóa Việt Nam để diễn tả các mầu nhiệm đức tin. Đó là vấn đề hội nhập văn hóa. Trong tiến trình xây dựng vẫn có thể chỉnh sửa những chi tiết trong đồ án nếu cần. Rất mong quí vị cao minh, thông thạo văn hóa, rộng tình chỉ bảo, để công trình kiến trúc được hoàn hảo.

Ngoài ra, bất cứ sự lựa chọn nào cũng bao hàm một định hướng, một giới hạn, không thể đáp ứng hết mọi đòi hỏi hay mọi quan điểm, nhất là trong lãnh vực nghệ thuật. Rất mong sự thông cảm của tất cả mọi người.
 
Nguyện xin Đức Mẹ La Vang chúc lành cho công trình xây dựng từ khởi sự cho đến lúc hoàn thành.
 
+ Matthêô Nguyễn Văn Khôi
Giám mục giáo phận Qui Nhơn
Chủ tịch Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam
––––––––––––––––––––
* Tập sách “Đồ án thiết kế Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang”,
phát hành nhân dịp đặt viên đá đầu tiên xây dựng Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang,
ngày 15 tháng Tám 2012.

Gm Matthêô Nguyễn Văn Khôi
(WHĐ)

TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LAVANG #1

Đồ án thiết kế Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang

   

Vị trí địa lý

Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang tọa lạc tại tỉnh Quảng Trị, thuộc vùng bắc trung bộ Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, nơi có những dòng sông trong lành xuất phát từ những con suối dọc dãy Trường Sơn, xuyên qua các hang động đá vôi kỳ vĩ, xuôi về đồng bằng nhỏ hẹp hòa mình vào biển đông. Phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, cố đô triều đình Nhà Nguyễn, nổi tiếng với các công trình kiến trúc lăng tẩm, thế đất sông núi hữu tình. Phía tây giáp nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, ngăn cách bởi dãy núi hùng vĩ hiểm trở với rừng rậm mang tên Trường Sơn. Phía đông giáp biển Thái Bình.

Quảng Trị nằm trong chuỗi di sản văn hóa miền trung Việt Nam, Hội An - Đà Nẵng - Huế - Quảng Bình. Là hành lang của lục địa nhìn ra biển Đông.

Bảo tồn di tích

– Linh đài: nơi đây hơn 200 năm trước, năm 1798, Đức Mẹ đã hiện ra để cứu giúp người dân cùng khổ, lòng từ ái của Mẹ tồn tại đến muôn đời, trải qua bao thế hệ, Mẹ vẫn dang rộng cánh tay đón chờ mọi người chạy đến cùng Mẹ trong những cơn gian nan khốn khó.

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN NĂM B 12-8-2012

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XIX thường niên năm B 12-8-2012.
Cha Chánh xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Các Bà Mẹ Công Giáo hát Lễ.




Hữu Toàn.


LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 19 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Ga 6, 41-51)



SỐNG ĐỜI ĐỜI
Sưu tầm
Bài Tin Mừng tiếp tục kể lại bài giảng về bánh hằng sống của Chúa Giêsu. Qua bài giảng này Chúa Giêsu muốn mạc khải về phép Thánh Thể mà Ngài sẽ thiết lập. Chúng ta hãy ôn lại ít điều giáo lý về việc rước Chúa, tức là việc rước lễ, đem lại cho chúng ta rất nhiều ơn ích lớn lao, có thể tóm tắt trong bốn điều:

Thứ nhất, rước Chúa chúng ta được tăng thêm ơn thánh hóa. Khi chúng ta lãnh các bí tích Thêm sức, Giải tội, Xức dầu, Truyền chức thánh và Hôn phối, chúng ta cũng được tăng thêm ơn thánh hóa. Nhưng khi lãnh bí tích Thánh Thể chúng ta được tăng thêm ơn thánh hóa nhiều nhất, vì không phải chúng ta chỉ lãnh thêm ơn thánh mà là lãnh nhận chính Đấng ban ơn thánh, là chính nguồn mạch ơn phúc.

Thứ hai, rước Chúa làm chúng ta kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu và với các anh chị em tín hữu khác. Cũng như khi chúng ta ăn bất cứ thứ gì, thì của ăn đó được biến hóa và trở nên thịt máu vào chính con người chúng ta. Vậy khi ăn thịt Chúa, thì thịt Chúa sẽ trở nên thịt máu chúng ta. Chúng ta sẽ sống trong Chúa và Chúa sẽ sống trong chúng ta, như Chúa đã phán: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy”. Khi đó chúng ta có thể nói như thánh Phaolô: “Không phải tôi sống nữa mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi”. Không những chúng ta kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu mà chúng ta còn hiệp nhất với anh chị em tín hữu trong cả hoàn cầu nữa. Bởi vì chúng ta cùng chia sẻ một lương thực là cùng chia sẻ một sự sống, nên chúng ta hiệp thông và hiệp nhất với nhau, như thánh Phaolô đã nói: “Chúng ta ăn mình Chúa nên tất cả chúng ta đều là một”. Do đó, đã hiệp nhất với Chúa Giêsu thì cũng hiệp nhất với nhau.

Thứ ba, rước Chúa chúng ta được tha các tội nhẹ và bảo vệ chúng ta khỏi tội trọng. Hằng ngày chúng ta phạm nhiều tội nhẹ trong tư tưởng, ước muốn, lời nói, việc làm. Những tội này không những không ngăn trở chúng ta rước lễ, mà chính việc rước lễ sẽ tha các tội nhẹ cho chúng ta. Còn khi có tội trọng thì không được rước lễ. Nhưng chính việc rước lễ sẽ giúp chúng ta, sẽ gìn giữ chúng ta khỏi sa ngã phạm tội trọng, như Công Đồng Tridentinô đã nói: Việc rước Chúa là một liều thuốc gìn giữ chúng ta khỏi sa ngã phạm tội trọng”.

Thứ tư, rước Chúa ban cho chúng ta sự sống đời đời ngay khi chúng ta còn sống trên mặt đất này, Chúa Giêsu nói rõ: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời”. Chúa không nói người ấy “sẽ được sống muôn đời”. Chúa nhấn mạnh người ấy “được sống muôn đời”. Còn việc bảo đảm sẽ được sống lại sau này thì chính Chúa Giêsu đã khẳng định: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết”. Như vậy, phép Thánh Thể, sự phục sinh và cuộc sống vĩnh cửu có tương quan với nhau, nghĩa là bây giờ nhờ rước Chúa, chúng ta có đời sống ân sủng, sau khi chết, linh hồn chúng ta được hạnh phúc trường cửu, và ngày tận thế, thân xác chúng ta sẽ được đồng vinh hiển cùng với linh hồn.

Anh chị em có đọc được ở đâu hay tìm thấy nơi một tôn giáo nào khác có một đấng thần minh, dám nói như Chúa Giêsu đã nói hôm nay không: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời”?. Chúa Giêsu dám nói như thế, vì Ngài có nền tảng, vì Ngài là Thiên Chúa hằng sống, nên Ngài có quyền ban sự sống đời đời cho những ai tin Ngài. Ngài là lẽ sống của họ. Trong những thế kỷ đầu của Giáo Hội, dân ngoại bỡ ngỡ khi thấy người có đạo anh dũng chịu chết vì Chúa. Đâu là lý do của sự can đảm lạ lùng ấy? Thánh Si-pơ-ri-a-nô trả lời: “Chính nhờ Mình Thánh Chúa Giêsu gìn giữ mà người có đạo mới ra pháp trường một cách anh dũng như vậy”. Đời vua Tự Đức, tổ tiên chúng ta cũng không thua kém các vị tử đạo đầu tiên ở Rôma. Nhờ đâu? Nhờ rước Mình Thánh Chúa. Bằng chứng: trong một sắc lệnh cấm đạo của vua Tự Đức có một điều như sau: “Không được để cho người ta đem đến cho kẻ có đạo thứ bánh mầu nhiệm gì đó, vì thứ bánh ấy làm cho họ không sợ đau đớn và vui vẻ chịu chết”.

Quả thực, ăn thịt máu Chúa sẽ tìm được sức mạnh thánh hóa và can đảm. Thịt máu Chúa còn đem lại hiệu quả cuối cùng là sự sống lại và sự sống đời đời. Vì thế, nếu chúng ta đến dâng lễ mà chúng ta không rước Mình Thánh Chúa, thì cũng không khác gì đi ăn tiệc mà không ăn gì cả. Và như thế là chúng ta đã từ chối ân huệ lớn lao, như nhà vua kia mời dự tiệc cưới con mình mà bị từ chối, là năm trinh nữ khờ dại không vào phòng tiệc, là chôn giấu nén bạc chủ trao cho, là mất kho tàng và đá ngọc, là vứt hòn ngọc đi. Tóm lại. Mình Máu Chúa là của ăn không những nuôi dưỡng linh hồn mà còn tăng thêm niềm tin, lòng yêu mến và hy vọng, giúp chúng ta sống hào hùng, sống tốt đẹp ở đời này và bảo đảm cho chúng ta hạnh phúc đời sau. Vậy chúng ta hãy quí mến phép Thánh Thể và siêng năng rước lễ, để lãnh nhận những ơn ích và những hiệu quả cao quý ấy.
(tinmung.net)

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN NĂM B 05-8-2012

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XVIII thường niên năm B.
Cha giáo Gioan Bt Nguyễn Văn Đán dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Cuối Lễ có Chầu Mình Thánh Chúa ( Chúa Nhật đầu tháng ).




Hữu Toàn.

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 18 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Ga 6, 24-35)



ĂN ĐỂ SỐNG…ĐỜI ĐỜI


PM. Cao Huy Hoàng
Người không tin vào quyền năng Thiên Chúa, không hiểu biết về mầu nhiệm Nước Thiên Chúa vẫn thường nhìn người theo đạo Công Giáo với cái nhìn rất con người: theo đạo gạo, theo đạo vợ, theo đạo thời cơ, theo đạo trợ cấp, thậm chí theo đạo để được chôn cất đàng hoàng.

Họ không hiểu rằng Đức Tin vào Thiên Chúa là một ơn huệ nhưng không, và tuyệt đối, Đức Tin càng không phải là sáng kiến, hay thành quả của lý trí, của trình độ, của trí thức, của học vị. Họ đang “suy bụng ta ra bụng người” chăng? Vì giả sử theo đạo mà được Chúa ban cho quyền bính, cho chức vụ, cho lương bỗng, cho gạo cho tiền, thì hết thảy họ cũng đã bỏ mọi thứ mà theo Đạo của Chúa cả rồi. Họ lầm tưởng người công giáo cũng giống như họ là bảo vệ, tôn vinh, sùng kính một đảng phái, một chế độ, một lãnh tụ thế gian vì sợ mất chén cơm, một chỗ đứng, một chỗ ở, một bống lộc để sinh tồn sao?

Hai ngàn năm sau Thiên Chúa Giáng Sinh rồi, mà con người ta vẫn còn chưa nhận ra chân giá trị vĩnh cửu của Con Thiên Chúa làm người. Và cũng chưa nhận ra giá trị tạm thời của của cải vật chất chóng vánh. Họ nghĩ mình chỉ có một sự sống và một lần sống là sự sống ở đời này mà thôi và không thể chấp nhận có một sự sống đời sau trong Thiên Chúa. Bởi thế, ai cũng quá chú trọng đến cái ăn phần xác, tranh thủ hưởng thụ ở đời này, tranh thủ quyền lợi thế gian, và nhất là sống cho thỏa mãn cái phần xác kẻo chết đi mà tiếc nuối.

Cụ thể nhất là trường phái Lôkayata, trường phái triết học duy vật và vô thần triệt để nhất ở Ấn Độ cổ phủ nhận kiếp trước, kiếp sau và đề cao cuộc sống con người nơi trần thế. Họ tuyên bố: “Hãy để cho những kẻ ngu ngốc ngồi nhấm nháp hương vị của kiếp trước, kiếp sau, của thiên đường, địa ngục...còn chúng ta những người duy vật thì chỉ có một cuộc đời thực trên trần thế này, đời người chỉ sống có một lần, nên con người cần phải tận hưởng cuộc sống nơi trần thế, không có gì phải kiêng cữ, kẻo mai sau chết đi lại luyến tiếc không được tận hưởng hương vị cuộc đời”. (theo TS.Trần Hồng Lưu).

Chuyện ngày xưa là như vậy. Ấn Độ thưở xưa là như vậy. Thế mà ngày nay ở Việt Nam cũng như vậy. Ngày xưa “ăn no mặc ấm”, ngày nay “ăn ngon mặc đẹp”. Và hơn thế nữa, chăm sóc sức khỏe thể lý cho mình đang trở nên cao trào khi điều kiện kinh tế vật chất có phần nào khấm khá hơn trước. Bởi vậy mới có đủ loại quảng cáo rằng: “Cần ăn gì để sống khỏe?” “Cần ăn gì trong khi mang thai?” “Cần ăn gì để trường thọ?” Thậm chí còn có cả cao trào không chỉ sống khỏe mà còn phải đẹp đẽ, sung mãn, cường tráng, nên lại có các loại tiếp thị không cần trơn mắt cũng thấy: “Ăn gì đẹp da?”? “Cần ăn gì để có sức yêu”…. “Ăn gì sung độ, cường tráng, dẻo dai”.

Có cả trăm ngàn loại thuốc thực phẩm chức năng giúp con người ta hôm nay phòng chống chữa bệnh và kiện toàn sinh lực. Cùng với trăm ngàn loại thuốc, trăm ngàn cách thẩm mỹ khác làm cho con người ta đẹp ra, trẻ ra, sống lâu, trường thọ. Hẳn là, thỉnh thoảng lại thấy trong hộp mail của bạn, của tôi bản tin rằng người Trung Quốc ăn cả thai nhi con người, mà người ta gọi là “hàng nàm cao cấp”, để không chỉ khỏe mà còn cường tráng lâu bền trong các sinh hoạt tình dục.

Quả thật, cái ăn nó quan trọng dường nào cho sự sinh tồn của mỗi con người trên trần gian.

“Sống không để ăn, nhưng ăn để sống”. Con người đang khai thác triệt để ý nghĩa này cho cuộc sinh tồn của chính mình. Và cuối cùng là không phải “ăn để mà sống” nhưng là “Ăn, kẻo chết không ăn được”.

Tôi chợt nhớ câu chuyện: “Có một quán phở kia mới khai trương. Dưới bảng hiệu, có kèm theo câu quảng cáo ý nghĩa: “Nếu bạn không sống để ăn, thì hãy ăn cho tôi và người khác được sống”.

Chưa nói đến cái ăn của Kitô Hữu Công Giáo, thì cái “Ăn cho người khác sống”, thiêt tưởng cũng đã vượt lên cái bình thường và mang một ý nghĩa đẹp.

Cha mẹ phải cố gắng ăn và khỏe để lo cho con cái. Con cái phải cố gắng ăn để khỏe vì khỏe là niềm vui của cha mẹ, là đỡ cho cha mẹ một nỗi lo. Con cái phải giữ gìn sức khỏe, phải biết bảo trọng, để cha mẹ được yên lòng. Người bạn đời phải cố gắng tối đa để khỏe, thêm niềm vui, thêm hạnh phúc cho gia đình, bớt nỗi sầu bệnh hoạn, bớt tốn kém tiền bạc, bớt mất ngủ hầu quạt hầu ru.

Cách “ăn để người khác sống” - sống ở đời này, cũng là một nét văn hóa đẹp, mang đậm nét văn hóa Kitô Giáo: Ăn vì lòng Bác Ái.

Nhưng điều thiết yếu hơn cả vẫn là sứ điệp Tin Mừng hôm nay “hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời, là của ăn Con Người sẽ ban cho các ngươi. Người là Đấng mà Thiên Chúa Cha đã ghi dấu”

“Của ăn tồn tại muôn đời” là chính Thịt Máu Chúa Giêsu ban cho những kẻ TIN. TIN là công việc tiên khởi và quyết định cho việc ăn chính Thịt Máu Chúa Giêsu để có sự sống đời đời.

Trong khi thiên hạ tìm kiếm cái ăn hay hư nát cho thỏa mãn cuộc sống hay hư nát ở phàm trần, thì người Công Giáo lại đi tìm cái ăn cho được sự sống đời đời. Tưởng như là dở hơi hay ngu ngốc, nhưng thật ra, các Kitô Hữu Công Giáo đang tìm cho mình một cuộc sống chắc chắn nhất, lâu bền mất, mà chỉ có Đức Tin Công Giáo mới có thể thấu hiểu.

Mỗi người chúng ta nhìn lại, ngày ấy, trong Bí Tích Rửa tội mà chúng ta đã lãnh nhận, và cũng như mới đây, những Tạ Phong Tần, Mary Huỳnh Thục Vy, Maria Nguyễn Hoàng Vi và Mônica Trịnh Kim Tiến lãnh nhận, người được rửa tội được hỏi: “Con đến xin gì cùng Hội Thánh”. Người lãnh nhận Bí Tích Rửa tội thưa: “Thưa con xin Đức Tin”. “Đức tin mang lại điều gì cho con?” “Thưa Đức Tin mang lại cho con sự sống đời đời”.

Chính vì “Sự Sống Đời Đời”, mà người ta theo Đạo Chúa. Nghĩa là, người ta TIN Chúa có thể ban cho họ sự sống đời đời sau sự sống này.

Đức tin ấy được củng cố kiên cố nhờ yêu mến và ước ao rước lấy Mình Máu Chúa Giêsu, mà chính Ngài xác nhận: “Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ”.

Đức tin ấy trở thành “sự sống đời đời” cho mỗi tín hữu, khi xác tín rằng trong con người hay hư nát, có con người không hề hư nát, có cuộc sống phục sinh.

Và nhờ Đức Tin ấy, các Kitô Hữu Công Giáo sẽ không ngại hy sinh gian khó, không ngại áp bức hay tù đày, không ngại cùm gông hay xiềng xích để làm chứng cho thiên hạ rằng: Có Một Cuộc Sống Đời Sau, và muốn chiếm hữu cuộc sống ấy thì hãy sám hối ngay, hãy cải tà qui chánh, hãy tôn trọng sự sống con người, hãy sống theo sự thật, công lý, nhân ái, bình an….

Họ đã và đang sống nhờ sức sống của Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô. Họ sống sự sống đời đời trong thân xác hay hư nát.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con yêu mến Thánh Thể Chúa hơn muôn ngàn thực tại trần gian. Và nhờ Thánh Thể Chúa, xin cho chúng con đủ sức chiến đấu cho cuộc chiến chính nghĩa của Thiên Chúa trên trái đất nầy, nơi quê hương trần gian này. A men
(tinmung.net)

DÒNG ĐAMINH TRUYỀN CHỨC LINH MỤC

Đẹp thay bước chân người loan báo Tin Mừng

Hòa chung niềm vui của Giáo Hội trong ngày mừng lễ thánh Gioan Maria Vianey, bổn mạng các linh mục, sáng nay 04.08.2012, Tỉnh Dòng Đaminh Việt Nam hân hoan đón mừng mười ba tu sĩ trong Dòng bước lên Bàn Thánh lãnh nhận thánh chức Linh Mục.


Thánh lễ trao ban tác vụ linh mục hôm nay được cử hành tại thánh đường giáo xứ Đaminh – Ba Chuông, lúc 8giờ 30 do Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP., Giám mục Giáo Phận Vinh chủ phong, với sự hiện diện của cha Giuse Ngô Sĩ Đình, OP., Giám tỉnh Tỉnh Dòng Đaminh Việt Nam, hơn 150 linh mục Dòng và Triều, đông đảo anh em trong tỉnh Dòng, các tu sĩ nam nữ các hội dòng, ông bà cố của các Tân Chức, thân nhân, ân nhân xa gần và đông đảo cộng đoàn dân Chúa đến hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Chúa, cầu nguyện, chia sẻ niềm vui với Tỉnh Dòng và các Tân Chức.
Chân dung 13 Tân Linh Mục Dòng Đaminh


(daminhvn.net)

THẾ GIỚI NHÌN TỪ VATICAN 28.7 - 02.8.2012