Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM A 15-12-2013

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật III mùa Vọng năm A 15-12-2013.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Hữu Toàn.

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM A 01-12-2013

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật I mùa Vọng năm A 01-12-2013.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Cuối Lễ có Chầu Mình Thánh Chúa. ( Chúa Nhật đầu tháng )
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Hữu Toàn.

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

DÒNG THÁNH THỂ VIỆT NAM TRUYỀN CHỨC LINH MỤC

Ngày thứ 3 trong Tam Nhật Mừng Kỉ Niệm 40 Năm Dòng Thánh Thể Hiện Diện Tại Việt Nam đã diễn ra Thánh Lễ Truyền Chức cho 4 thầy phó tế Dòng Thánh Thể Việt Nam:
  1. Phao-lô Nguyễn Văn Đông 
  2. Giu-se Nguyễn Bảo Quốc
  3. Giu-se Nguyễn Đức Thắng 
  4. Đa-minh Nguyễn Anh Tuấn

Thánh Lễ Truyền Chức được diễn ra lúc 09g00, ngày 25/11/2013, tại thánh đường Giáo xứ Khiết Tâm, do Đức Giám Mục Phụ Tá TGP. Sài Gòn Phê-rô Nguyễn Văn Khảm chủ sự. Cùng đồng tế với ngài là cha Phó Bề Trên Tổng Quyền, quý cha Bề Trên Giám Tỉnh Mỹ, Úc, Phi-líp-pin, quý cha nghĩa phụ, quý cha khách và toàn thể linh mục Dòng Thánh Thể Việt Nam. Ngoài ra còn có sự hiện diện của đông đảo thân nhân, ân nhân của các Tân Linh Mục và Tỉnh Dòng. 




Mở đầu Thánh Lễ, đoàn đồng tế được rước từ khuôn viên Tỉnh Dòng ra nhà thờ. Đức Giám Mục chào đón cộng đoàn và chúc mừng Tỉnh Dòng Thánh Thể nhân kỷ niệm 40 năm Dòng Thánh Thể được thiết lập tại Việt Nam.


Thánh Lễ diễn ra trong sự trang nghiêm và sốt sắng. Sau phần giới thiệu, thẩm vấn các ứng sinh là phần huấn từ của Đức Cha. Với nội dung về ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Đức Cha đề cập đến khía cạnh làm chứng cho đức tin. Ngài nhấn mạnh “tình yêu” làm nên sự khác biệt giữa “tử đạo” cho Chúa và “tử đạo” cho lý tưởng hay triết thuyết khác…Cuối cùng, dựa theo tư tưởng của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô, ngài mời gọi các Tân Linh Mục nói riêng và toàn thể linh mục nói chung phải là những “thừa tác viên của Lòng Chúa Thương Xót”.

Cuối Thánh Lễ, Cha Bề Trên Giám Tỉnh đã thay lời cho anh em Dòng Thánh Thể cám ơn Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn đã hiệp dâng Thánh Lễ Truyền Chức. Đại diện phụ huynh của quý cha mới cũng có vài lời cám ơn. Sau cùng, Đức Cha đã chia sẻ một vài cảm nghiệm của ngài trong ngày lễ và không quên chúc mừng các Tân Linh Mục và Dòng Thánh Thể Việt Nam trong dịp trọng đại này.

Thánh Lễ kết thúc lúc 11g00.
 BTT Học Viện
 
(dongthanhthe.net)

GIÁO PHẬN QUY NHƠN XIN CỨU TRỢ NẠN NHÂN LŨ LỤT

THƯ CỦA ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN QUI NHƠN

XIN CỨU TRỢ CÁC NẠN NHÂN LŨ LỤT
TRONG TOÀN GIÁO PHẬN

Kính thưa Quí Ân Nhân,

Giáo phận Qui Nhơn gồm 3 tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên, ở miền trung nước Việt Nam. Đây là vùng đất khô cằn, hằng năm thường bị bão lũ tàn phá. Vừa qua, từ ngày 15 đến 18 tháng 11 năm 2013, một trận lũ khủng khiếp đã nhận chìm phần lớn diện tích của giáo phận trong biển nước, đặc biệt tại hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định.

Hậu quả thật nặng nề về nhân mạng cũng như về tài sản. Ngoài những thiệt hại về tài sản công như đường sá, cầu cống, kênh mương, đê điều, cơ sở vật chất, v.v., bị sập đổ hư hỏng, những mất mát mà người dân trong 3 tỉnh phải gánh chịu thật to lớn: 33 người chết hoặc mất tích, hơn 100.000 ngôi nhà bị ngập nước, trong đó có nhiều nhà bị sập đổ, đồ đạc và lúa thóc trong nhà bị hư hoại, hàng ngàn hecta ruộng lúa và hoa mầu bị tàn phá, hàng chục ngàn gia súc và gia cầm bị chết đuối, nguồn nước uống bị ô nhiễm khiến cho dịch bệnh có cơ hội lan tràn. Tai họa xảy ra phần lớn ở vùng quê, và các nạn nhân vốn là những người nghèo nay lại trở nên khốn khổ hơn: thiếu nhà ở, thiếu lương thực và thuốc men, thiếu cả những phương tiện ít ỏi để sinh sống.

Tuy nhiên chúng tôi hy vọng rằng họ sẽ không thiếu tình thương, vì dân tộc Việt Nam chúng ta phát sinh từ bọc trứng của tổ mẫu Âu Cơ, nên có truyền thống đùm bọc lẫn nhau, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều hơn. Hơn nữa, Chúa Giêsu đã tự đồng hóa với những người khốn khổ và Người dạy chúng ta rằng bất cứ việc thiện nào chúng ta làm cho những người khốn khổ, thì cũng là làm cho chính Chúa (x. Mt 25,40). Đức bác ái là đặc điểm của Kitô giáo và là đồng phục của người Kitô hữu.

Vì thế, để xua tan hậu quả của những dòng nước lũ đang đè nặng trên cuộc sống của các nạn nhân và để phần nào bù đắp những đau thương mất mát của họ, kính xin Quí Ân Nhân thương rộng lòng giúp đỡ. Ban bác ái xã hội của giáo phận Qui Nhơn sẽ tiếp tay Quí Ân Nhân để đưa những tặng phẩm cứu trợ đến tay các nạn nhân không phân biệt lương giáo.

Thay mặt các nạn nhân, chúng tôi xin hết lòng cám ơn Quí Ân Nhân. Nguyện xin Thiên Chúa là nguồn mạch mọi ơn lành trả công bội hậu và ban nhiều ơn lành hồn xác cho Quí Ân Nhân.

Tòa Giám Mục Qui Nhơn, ngày 24 tháng 11 năm 2013


+ Matthêô Nguyễn Văn Khôi
Giám mục giáo phận Qui Nhơn


Nếu Quí Ân Nhân muốn gửi tiền cứu trợ qua hệ thống ngân hàng, thì xin gửi vào tài khoản của Ban bác ái xã hội giáo phận Qui Nhơn do linh mục Gioan Võ Đình Đệ phụ trách:

1. Điện thoại và email: 0914246565; debinhdinh@yahoo.com
2. Tài khoản ngân hàng:
 

♦ Tên: VÕ ĐÌNH ĐỆ
♦ Số tài khoản:

- 4010104384005 (VND)
- 4010105577001 (USD)
- 4010115015001 (EUR)

♦ NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI
CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH
 
♦ Swift code: MSCBVNVX


Gm Matthêô Nguyễn Văn Khôi
(WHĐ)

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON TRUYỀN CHỨC LINH MỤC

TGP TPHCM: Thánh lễ Phong chức Linh mục

WGPSG - “Anh em hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy”.

Sáng thứ Bảy ngày 23/11/2013, tại Nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn đã diễn ra Thánh lễ Phong chức Linh mục cho 06 phó tế thuộc Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn (ĐCV) do Đức cha phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Tổng Giáo phận TPHCM, chủ sự. Đồng tế với ngài có Đức ông, quý cha đại diện giám mục, cha giám đốc ĐCV và trên 100 linh mục.


Tham dự có các tu sĩ nam nữ, các chủng sinh, thân nhân, thân hữu của 06 tiến chức, và đông đảo giáo dân.

Đúng 08g30, đoàn đồng tế tiến vào thánh đường. Dẫn vào Thánh lễ, Đức cha phụ tá mời gọi chúng ta dâng lời tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho các tiến chức hôm nay. 


Sau phần Phụng vụ Lời Chúa, là nghi thức Phong chức Linh mục. 



 (WGPSG) 

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

GIÁO PHẬN LẠNG SƠN MỪNG 100 NĂM THÀNH LẬP

 ĐẠI LỄ NĂM THÁNH 
GIÁO PHẬN LẠNG SƠN – CAO BẰNG

Ngày hôm nay, 21.11.2013, hàng ngàn trái tim của mọi thành phần Dân Chúa Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng chung nhịp đập hướng về Nhà thờ Chính Tòa của Giáo phận trong ngày hân hoan cử hành Đại lễ Năm Thánh kỷ niệm 100 năm Tòa Thánh thiết lập Phủ Doãn Tông Tòa Lạng Sơn – Cao Bằng.


Những cơn mưa rả rích cùng với tiết trời lạnh miền sơn cước không làm vơi đi niềm vui, không làm chùn đi bước chân của dòng người từ khắp các nẻo đường của Giáo phận để về tham dự Đại lễ. Đoàn xa xôi nhất đến từ Giáo xứ Thánh Tâm Hà Giang đã vượt qua chặng đường 450 km đã về từ sáng sớm ngày 20.11. Dẫu đường sá xa xôi với bao khó khăn nhưng không làm giảm sự háo hức và niềm vui của mọi người. Nhà thờ Chính Tòa đã thực sự trở nên mái nhà chung và diễn tả sống động một bầu khí gia đình thật đẹp nơi Giáo phận truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng.
 

Ngay từ rạng sáng ngày hôm nay, nhiều người đã đến Nhà thờ Chính Tòa để cùng cộng tác tùy theo khả năng của mình chuẩn bị cho Đại lễ mừng Năm Thánh Giáo phận. 
 
Trong phòng khách của Tòa Giám mục, Đức cha Giuse đón tiếp phái đoàn của các Giáo phận, các đoàn thể và ban ngành, các đại diện Chính quyền từ Trung ương đến Tỉnh, thành phố và phường sở tại… đến chúc mừng và chia vui với gia đình Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng nhận dịp Đại lễ Năm Thánh. 
 
 
Đúng 09g15, đồng hồ và các chuông trên tháp Nhà thờ Chính Tòa ngân lên rộn ràng, báo hiệu giờ cử hành Thánh lễ. Đoàn đồng tế gồm Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli và quý Đức Tổng Giám mục, quý Đức Giám mục, quý linh mục và phó tế từ khuôn viên Tòa Giám mục rước qua quảng trường Nhà thờ Chính Tòa, tiến lên lễ đài chính để cử hành Thánh lễ. Trên 3.500 người gồm quý khách, quý tu sỹ và ba con giáo dân tham dự Thánh lễ đặc biệt long trọng này.




(giaophanlangson.org)

THẾ GIỚI NHÌN TỪ VATICAN 15 - 21.11.2013

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN NHA TRANG #7

Chùm ảnh đưa tiễn Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli
sau chuyến viếng thăm Giáo Phận Nha Trang

Chiều Chúa Nhật ngày 10/11/2013, sau ba ngày thăm viếng mục vụ của Đức TGM Leopoldo tại Giáo Phận Nha Trang, vào lúc 06g15 Đức Cha Giuse, Giám Mục Giáo Phận Nha Trang, quí Cha, quí Soeurs Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang đưa tiễn Đức TGM ra sân bay Cam Ranh kết thúc chuyến viếng thăm mục của ngài.

Như trong bài đáp từ sau lời chào mừng đầu tiên của Đức Cha Giuse, Đức TGM nói đây là lần thứ 2 trong cuộc viếng thăm của ngài đến Giáo Phận Nha Trang, cách đây 2 năm, ngài đại diện Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI mang đến cho cộng đoàn dân Chúa trong Giáo phận Nha Trang những chia sẻ về những suy tư thần học và phụng vụ; lần này ngài đại diện Đức Thánh Cha Phanxicô mang đến cho cộng đoàn dân Chúa tại Giáo phận những tâm tình và quan tâm của Đức Thánh Cha về những người nghèo, những người bị bỏ rơi, những người kém may mắn, những người không đủ những điều kiện cần thiết để phát triển cuộc sống của mình.

Quả thật như vậy, sau ba ngày viếng thăm một số giáo xứ trong Giáo phận, nơi đây ngài đã thấy được hoàn cảnh sống và những sinh hoạt của dân Chúa, thêm vào đó những con đường dẫn đến các Giáo xứ sau những cơn mưa bão đã để lại những hố sâu lầy lội, những đoạn đường sỏi đá gập ghềnh, bụi bặm vì công trình đang thi công, hoặc những đoạn đường đã xuống cấp trầm trọng với thời gian…. Những điều ấy tưởng chừng như làm Đức Tổng Giám Mục thêm mệt mõi vì thời gian và chương trình viếng thăm dày đặc, nhưng nào ngờ điều đó càng làm cho Đức TGM thêm phấn khởi, vui tươi, đến nơi nào ngài luôn chào đón dân Chúa với những cử chỉ và nụ cười thân thiện, Đức TGM như đang dõi theo nhịp bước của Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn quan tâm đến những người nghèo khổ, những người kém may mắn trong cuộc sống thường ngày.

Những ngày viếng thăm Giáo phận Nha Trang của Đức TGM tuy ngắn ngủi nhưng đã ghi dấu ấn sâu đậm nơi cộng đoàn dân Chúa trong Giáo phận Nha Trang, dẫu rằng nhiều nơi vẫn mong muốn chào đón vị đại diện của Tòa thánh và Đức Thánh Cha nhưng thời gian đã không cho phép, Đức TGM đã phải nói lời tạm biệt và hẹn gặp nhau trong lần viếng thăm kế tiếp.

Kính chúc Đức TGM luôn tràn đầy sức khỏe và ơn lành của Chúa để Đức TGM không chỉ mang ơn Chúa và phúc lành của Tòa Thánh đến cho dân Chúa trong Giáo Phận Nha Trang mà còn cho tất cả những nơi mà Đức TGM sẽ đến.

Những hình ảnh tạm biệt tại sân bay Cam Ranh 



 
 
 

Xem video toàn bộ chuyến viếng thăm MỜI VÀO ĐÂY>>>

(giaophannhatrang.org) 


ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN NHA TRANG #6

Buổi gặp gở thân mật 
của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli 
với Gia Đình Đại Chủng Viện Sao Biển trong ngày viếng thăm thứ ba.

Vào lúc 15h00 Chúa Nhật ngày 10/11/2013, đại gia đình Sao Biển Nha Trang hân hoan đón chào Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đến với Đại Chủng Viện Sao Biển trong chuyến viếng thăm mục vụ lần thứ hai của ngài tại giáo phận Nha Trang. Lòng bên lòng, chung một niềm tin nên những giây phút gặp gỡ càng thêm ấm cúng tình gia đình huynh đệ và khó quên. 


Chúa Nhật ngày 10/11/2013, theo chương trình thăm mục vụ của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, đại diện Đức Thánh Cha và Toà Thánh tại Việt Nam sẽ viếng thăm Đại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang trước khi kết thúc chuyến thăm mục vụ giáo phận Nha Trang lần thứ 2 của ngài.

Lòng náo nức chờ đợi sự xuất hiện của Đức Khâm sứ tỏ hiện trên nét mặt của mỗi người, niềm vui chợt đến cách bất ngờ thêm với một buổi chiều thật đẹp trời khi siêu bão Hayan đã suy yếu và chuyển hướng, cùng với Mẹ Sao Biển chúng con tạ ơn Chúa đã thương.


Đúng 15h00, xe của Đức Tổng Giám Mục và Đức Cha Giuse đã đến Đại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang trong sự hân hoan và vui mừng của tất cả thành viên gia đình Sao Biển, cha Giám đốc và cha Tổng Đại Diện đã chào đón Đức Tổng Giám Mục và Đức Cha Giuse trong những tiếng pháo tay và lời ca tiếng hát chúc mừng sự hiện diện đầy yêu thương của Đức Tổng Giám Mục.

Sau khi chụp hình lưu niệm cùng đại gia đình Sao Biển, toàn thể gia đình đã cùng Đức Tổng Giám Mục và Đức Cha Giuse quây quần dưới chân Mẹ Sao Biển trong phòng Khánh Tiết để có thể gặp gỡ và gần nhau hơn, cha phó giám đốc đã giới thiệu từng thành viên trong Ban Giám Đốc và Giáo sư cho Đức Tổng Giám Mục và sau đó mọi người cùng bên nhau hướng lòng lên Đức Mẹ Sao Biển trong lời ca tiếng hát Ave Maria, gracia plena …..



(giaophannhatrang.org)

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN NHA TRANG #5

Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli 
viếng thăm và cử hành thánh lễ tại Giáo xứ Nghĩa Phú

Ngày 10/11/2013, ngày thứ 3 trong chuyến viếng thăm mục vụ của Đức TGM tại Giáo phận Nha Trang, ngài đã viếng thăm và cử hành thánh lễ tại Nhà thờ Nghĩa Phú. Theo chương trình kiệu tôn vinh Đức Mẹ và thánh lễ sẽ được cử hành vào lúc 08g30, tuy nhiên trước đó từng đoàn người từ các giáo xứ trong hai giáo hạt Cam Ranh và Cam Lâm đã đỗ về làm cho các con đường dẫn vào nhà thờ chật kín xe cô và người di chuyển. 


Đúng 07g50, xe Đức TGM đến cổng sân nhà thờ Nghĩa Phú, tại đây quý cha hạt trưởng Cam Ranh và Cam Lâm, cùng quí cha và cộng đoàn tín hữu đã sẵn sàng đón tiếp, các tín hữu như vui nhộn lên vì lần đầu tiên được thấy tận mặt vị đại diện Tòa Thánh và Đức Thánh Cha tại quê hương của mình.
 
 
Sau khi nghỉ ngơi đôi chút, thánh lễ đầu với sự chủ tế của Đức Tổng Giám Mục, khởi đầu thánh lễ Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám Mục Giáo phận Nha Trang đã có những tâm tình dâng lên Đức Tổng: 



(giaophannhatrang.org)

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN NHA TRANG #4

Chuyến Viếng Thăm Mục Vụ của Sứ Thần Tòa Thánh 
ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC LEOPOLDO GIRELLI
Tại Giáo Hạt Ninh Sơn

Chiều ngày 09.11.2013, giáo dân giáo hạt Ninh Sơn nô nức đón mừng Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli - Sứ thần Tòa Thánh tại Việt Nam – trong chuyến thăm mục vụ. Trong lòng người giáo dân Công giáo Việt Nam, ngài còn là hình ảnh của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân ái và giản dị. 

Đức Tổng Giám Mục LEOPOLDO GIRELLI,
Đức Cha Giuse, Cha Đại Diện Miền Ninh Thuận,
Cha Hạt Trưởng Ninh Sơn và quý cha
Theo chương trình đúng 15h 00 đoàn xe chở vị Đại Diện và Đức Cha Giuse, Giám mục Giáo Phận Nha Trang sẽ đến cầu Tân Mỹ, cách nhà thờ Quảng Thuận 6km và đoàn con Quảng Sơn sẽ đón các ngài ở đó. Tuy nhiên, một giờ trước đó, mọi người từ quý cha, quý soeurs, quý đoàn thể và mọi tín hữu đã nô nức và trẩy hội lên Nhà thờ Quảng Thuận và một số ra tận cầu để đón các ngài. Khuôn mặt mỗi người rạng ngời niềm vui, niềm hy vọng và niềm sung sướng “vì Chúa đã viếng thăm và cứu chuộc dân Người”.

 

Đã từ lâu, người tín hữu ở đây khao khát nhìn thấy tận mắt khuôn mặt của vị Đại Diện Đức Thánh Cha và hôm nay họ đã thỏa lòng mong ước là nhìn thấy rõ hình ảnh con người đặc biệt này.

16giờ, đoàn về đến trước cổng nhà thờ La Vang, giáo xứ Quảng Thuận. Chiêng trống rền vang, cờ bay ngợp trời… Hai vị đại diện bước ra trao vòng hoa cho Đức Tổng Giám Mục và Đức Giám Mục giáo phận nhà. Hai ngài dâng nén hương trước tượng Kitô Vua rồi sau đó cùng với linh mục đoàn tiến vào tiền đường nhà thờ giữa hai hàng chào và tiếng tung hô vang dội. Đức Tổng Giám Mục luôn giơ tay chúc lành cho mọi người, nét mặt hiền từ và nụ cười khả ái luôn nở trên môi khiến không ít người cảm động len lén đưa tay chùi nước mắt. Một màn đồng diễn của các em Thiếu nhi Thánh Thể gói gọn tâm tình của hàng giáo sĩ và giáo dân giáo hạt Ninh Sơn dành cho vị Cha chung.


Xem hình ảnh>>

(giaophannhatrang.org)

R.I.P BÊNÊĐICTÔ LÊ NGUYỄN DUY TÙNG

XIN CẦU CHO LINH HỒN
BÊNÊĐICTÔ

Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ,
Ban Điều Hành Giáo Họ Chúa Kitô Vua
Giáo xứ Thuận Phát và gia đình trân trọng báo tin :


Anh BÊNÊĐICTÔ
LÊ NGUYỄN DUY TÙNG
Sinh ngày 25.5.1986 tại TP.HCM

Cư ngụ tại : 78/6R1 Lâm Văn Bền
P.Tân Thuận Tây, Quận 7, Tp.HCM
Thuộc Giáo Họ Chúa Kitô Vua - Giáo xứ Thuận Phát

Đã an nghỉ trong Chúa
lúc 23g30 Thứ Ba
ngày 19.11.2013
(Nhằm ngày 17 tháng Mười năm Quý Tỵ)


Hưởng dương 28 tuổi


 
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ

Thứ Tư  20.11.2013
  • 11g00 : Nghi Thức Tẩn Liệm - Nhập Quan.
Thứ Năm  21.11.2013
  • 18g30 : Thánh Lễ Cầu Hồn cử hành tại tư gia.
Thứ Sáu  22.11.2013
  • 04g15 : Nghi Thức Động Quan và di quan đến nhà thờ.
  • 05g00 : Thánh Lễ An Táng cử hành tại nhà thờ Thuận Phát.
Sau đó di quan đi hoả táng
tại Đa Phước, Bình Chánh, TP.HCM. 

Thuận Phát, ngày 20 tháng 11 năm 2013
Kính báo
Hội Đồng Mục Vụ
BĐH Giáo Họ Chúa Kitô Vua
Gx.THUẬN PHÁT
và Gia Đình

PHILIPPINES : NGÀY CẦU NGUYỆN CHO NẠN NHÂN SIÊU BÃO HAIYAN


WHĐ (18.11.2013) – Trong mười ngày qua, kể từ khi siêu bão Haiyan tàn phá miền Trung Philippines, cả thế giới đã hướng về quốc gia này và nhanh chóng bày tỏ tình liên đới và ra tay cứu trợ các nạn nhân thiên tai. Như đã biết, siêu bão Haiyan đổ bộ vào đảo Samar, cách thủ đô Manila (Philippines) 600 km về phía đông nam, lúc 4g40 ngày 08-11, rồi nhanh chóng di chuyển về phía tây bắc, tấn công các tỉnh Leyte và Iloilo. Tính đến nay (18-11), số nạn nhân tử vong, theo ước đoán, đã lên đến hơn 3.600 người. Còn các thiệt hại khác vẫn chưa có con số thống kê chính thức.

Giáo hội Công giáo Philippines đã có mặt rất sớm tại nơi xảy ra thiên tai để cứu giúp, an ủi các nạn nhân. Trang web của Đài VOA (Hoa Kỳ) ngày 17-11 đăng tải bài viết, nhan đề “Giáo hội, tổ chức từ thiện giữ vai trọng yếu để hồi phục Philippines”, nêu bật hình ảnh Giáo hội là chỗ dựa tinh thần và cuộc sống con người trong và sau thảm họa. VOA dẫn lời bà Martha Skretteberg của Tổ chức Caritas Na Uy, như một dẫn chứng khẳng định cho nhan đề bài viết: “Dân chúng chạy đến nhà thờ đầu tiên để tìm sự che chở, để tìm thức ăn, tìm sự trợ giúp”.

Theo trang tin điện tử của Hội đồng Giám mục Philippines (cbcpnews.com) ngày 14-11, Đức hồng y Luis Antonio Cardinal Tagle, Tổng giám mục Manila (đã từng sang Việt Nam tham dự Đại hội FABC năm ngoái), đã gửi Thư Mục vụ cho cộng đoàn dân Chúa trong Tổng giáo phận, kêu gọi các tín hữu Manila dành trọn ngày thứ Bảy 16-11 để thống hối, tĩnh tâm và ăn chay để bày tỏ tình hiệp thông và liên kết với đồng bào đang sống trong “đau khổ, hoảng loạn vì những tai họa liên tiếp tàn phá đất nước”.
 
 
Đức hồng y Tagle gọi ngày thứ Bảy 16-11-2013 là “Ngày Than khóc và Hy vọng: liên kết trong cầu nguyện”.

Đức hồng y đã chủ sự buổi cầu nguyện và làm Giờ Thánh lúc 08g tối tại nhà thờ giáo xứ San Fernando de Dilao (Paco, Manila).

Trước đó, ngay sau khi được tin bão Haiyan (người Philippines gọi là bão Yolanda), Đức hồng y Tagle đã yêu cầu hàng giáo sĩ trong Tổng giáo phận tổ chức cuộc quyên góp khẩn cấp để nhanh chóng cứu trợ các nạn nhân, đồng thời huy động mọi nguồn lực trong Tổng giáo phận để chia sẻ với các đồng bào đang lâm cảnh mất hết nhà cửa, phương tiện sinh sống và hiện thiếu thốn trăm bề, từ thức ăn, nước uống đến thuốc men, quần áo…

Đức hồng y viết trong Thư Mục vụ: “Đây là lúc chúng ta phải an ủi và đón nhận mọi anh chị em hàng xóm láng giềng của mình. Đây là lúc chứng tỏ tình yêu thương thì mạnh hơn thiên tai động đất hay bão tố. Với tình yêu này, sự sống con người sẽ được phục hồi và đất nước sẽ được tái thiết”.
 
Thành Thi
 (WHĐ)

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN NHA TRANG #3

Ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm 
của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli tại Giáo phận Nha Trang

THĂM NHÀ NGHỈ DƯỠNG LINH MỤC


Ngày 09/11/2013, ngày thứ 2 trong chuyến viếng thăm Giáo phận Nha Trang của Đức TGM Leopoldo Girelli, vào lúc 07g30, Đức TGM và Đức Cha Giuse đến viếng thăm nhà Nghỉ Dưỡng của các linh mục trong Giáo phận. 


Hiện diện trong buổi đón tiếp tại Nhà Nghỉ Dưỡng Linh mục, có Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, cha giám đốc Nhà Nghỉ Dưỡng, quý Đức ông, quí Cha, ngoài ra còn có sự hiện diện đông đảo của bà con giáo dân chung quanh Nhà Nghỉ Dưỡng, quí Soeurs Dòng Khiết Tâm đang phục vụ tại đây, quí Soeurs các Dòng Mến Thánh Giá Quí Nhơn, và Dòng Nữ Vương Hòa bình, các đệ tử Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang... Sự hiện diện đông đảo của nhiều người làm cho buổi đón tiếp Đức TGM và Đức Cha Giuse thêm phần long trọng.
  

THĂM GIÁO XỨ CHỢ MỚI

Sau khi viếng thăm Nhà Nghỉ Dưỡng, vào lúc 09g00, Đức TGM Leopoldo Girelli đến viếng thăm và cử hành thánh lễ tại Giáo xứ Chợ Mới, Giáo Hạt Nha Trang. 


Thánh lễ qui tụ đông đảo giáo dân không chỉ trong giáo xứ Chợ Mới mà còn rất nhiều giáo dân đến từ các Giáo xứ của ba giáo hạt Nha Trang, Diên Khánh và Vạn Ninh. 


(giaophannhatrang.org)

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN NHA TRANG #2

Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli 
viếng thăm giáo xứ Bà Râu - Giáo Hạt Ninh Hải - Miền Ninh Thuận

Tưởng như ảnh hưởng của cơn bão số 13 đã làm cản trở cuộc tiếp đón Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli tại giáo xứ Bà Râu vào chiều ngày 08 tháng 11 năm 2013; tuy nhiên Chúa đã thương cách đặc biệt cho đoàn con của Ngài nơi vùng đất xa xôi, hẻo lánh này… 


Từ 14g00 đã có đông đảo bà con giáo dân trong toàn miền Ninh Thuận lần lượt quy tụ về giáo xứ Bà Râu để chuẩn bị việc chào đón Đức Tổng, một sự kiện đặc biệt quan trọng chưa từng có.


Sau khi đón nhận vòng hoa trao tặng, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli cùng song hành với Đức Cha Giuse tiến vào thánh đường để chầu Thánh Thể trong tiếng vỗ tay chúc mừng của cộng đoàn dân Chúa. Sau ít phút nghỉ ngơi tại nhà xứ, Thánh lễ bắt đầu.

Đoàn rước từ nhà xứ tiến vào nhà thờ



(giaophannhatrang.org)

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN NHA TRANG #1

Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, 
Đại Diện Tòa Thánh viếng thăm Giáo Phận Nha Trang

Theo chương trình đã sắp xếp, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đại Diện Tòa Thánh viếng thăm mục vụ Giáo phận Nha Trang trong ba ngày, từ ngày 08/11 đến 10/11/2013.


Trong những ngày vừa qua do ảnh hưởng của mưa bão, áp thấp nhiệt đới đổ về, bầu trời trong toàn Tỉnh Khánh Hòa mây đen mù mịt và những cơn mưa nặng hạt đổ xuống. Tuy nhiên, với sự yêu thương và quan phòng của Chúa, sáng thứ 6, ngày 8/11/2013 những ánh nắng mặt trời bắt đầu ló dạng xua tan những đám mây đen bao phủ như thể cùng với Giáo phận hân hoan đón chào Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, đại diện Tòa Thánh và Đức Thánh Cha Phanxiô viếng thăm Giáo phận, đây là một hồng ân lớn lao cho Giáo phận Nha Trang.
 

Khởi hành từ Giáo Phận Đà Lạt vào lúc 07g00 Đức TGM đã đến Giáo phận Nha Trang vào 10g15, tại đây Đức Cha Giuse Giám Mục Giáo Phận, Đức Cha Phaolô Nguyên Giám Mục Giáo phận, quý Cha, Quý Bề Trên các Hội Dòng, Chủng Sinh tề tựu sẵn tại khuôn viên Tòa Giám Mục, tất cả hân hoan trong tiếng vỗ tay chào đón vị Đại Diện Tòa Thánh đến viếng thăm. Tuy khác biệt nhau về ngôn ngữ, quốc gia… nhưng tất cả đều là anh em với nhau trong Đức Kitô và chính nơi đây như thể hiện rõ nét sự hiệp nhất trong một Giáo hội Duy Nhất – Thánh Thiện – Công Giáo và Tông Tuyền.
(giaophannhatrang.org)

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM C 17-11-2013

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXXIII thường niên năm C 17-11-2013.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Hữu Toàn.

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM C - KÍNH TRỌNG THỂ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM (Mt 10, 17-22)


TRUYỀN GIÁO NGÀY NAY

Làm sao tin Chúa mà vẫn không mất lòng mến Đức Phật?

Reeng... reeng... reeng...!!!“Alô! Tôi là... xin nghe!” “Ồ, chào cậu, mình là Bản đây. Chiều mai rảnh không, mời ông bạn đi ăn cơm với gia đình mình nhé. Có chuyện rất cần bạn chia sẻ tâm tình”. Tôi coi lịch và thấy không có gì cản trở, nên nhận lời. “Mai mình sẽ đến vào lúc 18h nha”.

Đó là một cú điện thoại của một người bạn thân gọi đến từ Đồng Nai. Vợ chồng anh chị ở ngoài bắc, nhưng vào trong nam lập nghiệp làm ăn.

Đúng hẹn, tôi đến nhà anh bạn lúc 18h ngày hôm sau. Gặp tôi, vợ chồng anh bạn đon đả, tay bắt mặt mừng, mời tôi vào nhà uống nước. Sự thân thiện của anh chị vốn là bản chất đã có từ lâu. Tôi thấy quý anh chị và các cháu vì tính hồn nhiên, chân thành của họ. Ngồi một chút, anh nói với tôi:

“Bản có vợ chồng thằng bạn cũng thân lắm, nhưng chỉ tội hơi buồn vì vợ nó là đạo Công Giáo, còn chồng lại theo đạo Phật. Ngày chúng nó lấy nhau làm phép chuẩn thôi . Khi ấy, hai bên ai cũng đồng ý, nhưng khi có con rồi, các cháu cũng chuẩn bị đến tuổi đi học, nên 2 vợ chồng thấy lo. Lo là vì sau này không biết giáo dục các cháu theo tôn giáo nào! dựa vào giáo lý Đức Phật hay Chúa Giêsu để định hướng cho chúng nó, nên mỗi khi đụng đến vấn đề này, là vợ chồng cãi nhau. Mình là bạn thân với chúng nó, Bản thấy thế, nên cũng buồn. Lát nữa mình có mời vợ chồng nó đi ăn cùng, thấy thuận tiện, muốn thầy chia sẻ với vợ chồng nó một chút để làm sao cho chúng nó dung hòa, nếu không Bản nghi đổ vỡ lắm!”.

Nhìn đồng hồ, tôi thấy 19h rồi, và thế là tôi cùng vợ chồng anh Bản chạy đến nơi chúng tôi sẽ ăn tối cùng nhau.

Vừa mới dựng xe xong, quay sang thì thấy vợ chồng anh đó cũng tới. Chúng tôi vào bàn ăn, và công việc đầu tiên là phần làm quen. Anh Bản lần lượt giới thiệu tôi với mọi người và ngược lại. Qua giới thiệu, chúng tôi tỏ vẻ thân thiện với nhau ngay từ giây phút ban đầu.

Sau đó, chúng tôi cùng nhau ăn cơm, và đến khoảng giữa bữa, vợ của anh bạn, chị Tuyết, chị là người Công Giáo, lấy anh Bình là người Phật Giáo. Vì biết tôi là thầy tu, nên chị chủ động gợi chuyện: “Thưa thầy, con rất muốn chồng con phải theo đạo Công Giáo! Nhưng anh không chịu và ngược lại, anh cũng bắt con theo Phật Giáo! Thầy nghĩ sao và cho chúng con lời khuyên”. Tôi hỏi lại chị: “Tại sao chị yêu cầu anh phải theo đạo Chúa?”. Chị trả lời: “Tại vì gia đình con theo Chúa từ nhiều đời nay rồi, với lại con thấy Chúa tốt lành quá, bỏ Ngài, con thấy có tội... và nhất là con sợ mất linh hồn lắm thầy ạ!”. Tôi quay sang hỏi anh: “Anh Bình! Anh có muốn theo Chúa không?”. Anh trả lời: “Con làm sao theo được! Nhà con sùng Phật nhất làng đó! Bác bên bố và cậu bên mẹ là Hòa Thượng trụ trì những chùa lớn ở ngoài bắc. Còn em trai của con là sư thầy, đang trụ trì một chùa bên quận 8, gia đình con như thế, làm sao con có thể bỏ Đức Phật để đi theo Chúa được”. Nghe đến đây, tôi đáp lời: “Anh ạ, tôi không bảo anh bỏ Đức Phật và đi theo Chúa đâu, chị đây cũng vậy thôi, nhưng có khi chị diễn tả hơi chân thành và đơn sơ, nên anh hiểu chưa đúng đấy thôi”. Lúc đó, anh hỏi lại tôi: “Vậy theo thầy, con phải hiểu và làm thế nào?”. Tôi nói: “Trước tiên, tôi thấy Đức Phật là một đấng rất đáng kính. Ngài đã dám chấp nhận từ bỏ con đường giàu sang nhung lụa chốn triều đình, và đã nhất quyết bỏ lại tất cả khi đã giác ngộ ra chân lý ‘đời là bể khổ’ và ngài đã tìm ra con đường để giải thoát. Con đường ấy được thể hiện trong triết lý ‘Tứ diệu đế’, ‘Thập nhị nhân duyên’ và ‘Bát chính đạo’. Qua đó, ngài cũng mời gọi mọi người đi theo con đường mà ngài đã tìm ra để đạt được hạnh phúc. Đức Phật thật tốt. Tuy nhiên, khi được học trò hỏi: ‘Thưa thầy, Chân Lý ở đâu?’ Ngài đã không tự nhận mình là Chân Lý, nhưng âm thầm chỉ tay lên Trời. Như vậy, ta hiểu, Đức Phật không tự coi mình là Chân Lý, mà Ngài đã chỉ lên Trời, Chân Lý ở trên đó! Ngài đóng vai trò là người dẫn đường để đưa người ta đến gần Ông Trời, gặp được Ông Trời và được ở với Ông Trời là Chân Lý tuyệt đối. Vì thế, với người Công Giáo, chúng tôi rất mến Đức Phật, bởi vì ngài cũng như chúng tôi là tin Ông Trời, Thượng Đế, Đấng Tạo Hóa. Tuy có nhiều cách gọi khác nhau, nhưng những tước hiệu đó, bên chúng tôi gọi Ngài qua một tên chung là Thiên Chúa”. Nghe đến đây anh tỏ vẻ đắc trí. Nhưng anh hỏi tiếp: “Bây giờ làm thế nào để con theo Chúa mà không bỏ Đức Phật? Bởi vì con thương và thấy tội Đức Phật quá. Con cũng thấy có một số người khi đã tin theo một tôn giáo khác, thì ngay lập tức, họ quay lưng lại với Đức Phật! Thậm chí, họ coi Đức Phật rất tầm thường, nếu không muốn nói là báng bổ ngài. Nếu mà thầy bắt con cũng như họ là con nhất quyết không theo đạo Chúa đâu!” Tôi bảo anh: “Anh theo Chúa thì đúng rồi, bởi vì Chúa là Đấng dựng nên trời đất, muôn vật, muôn loài, trong đó có loài người và cũng có cả Đức Phật luôn. Anh theo Chúa thì được cả Chúa và cũng có luôn Đức Phật. Nhưng anh phải hiểu là Chúa thì chúng ta tôn thờ Ngài, bởi vì nhờ Ngài, thì mọi sự mới hiện hữu trên trần gian này. Còn Đức Phật thì chúng ta tôn kính ngài như các bậc hiền nhân, như các thánh bên Công Giáo! Được chứ?”. Đến đây, tôi nhận thấy anh Bình tỏ vẻ hài lòng và thuận theo cách giải thích của tôi và có thiện cảm với đạo Công Giáo. Tôi nói thêm: “Nếu anh theo đạo Chúa, mà anh quay lưng với Đức Phật thì không thể được”.

Đến đây, tôi nhớ lại trong buổi học về môn đối thoại liên tôn, cha giáo nói: “Anh em khi đến chùa, mình vẫn có thể thắp hương vái Đức Phật để tỏ lòng tôn kính ngài, vì điều này không ảnh hưởng gì đến niềm tin của ta, nhưng lại còn thể hiện nét đẹp rất nhân văn. Tuy nhiên, nếu vì hành vi thắp hương của ta cho Đức Phật mà gây hiểu lầm nơi những người chung quanh và ta ngầm hiểu là họ nghĩ đây là hành vi tôn thờ Đức Phật thì không nên, vì chúng ta được phép tôn kính ngài chứ thờ là thờ một Thiên Chúa mà thôi”.

Rồi trong đầu tôi cũng hiện lên câu chuyện của cha Piô Ngô Phúc Hậu, một nhà truyền giáo nổi tiếng và rất thành công tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Khi ấy, ngài cũng gặp phải trường hợp gần giống như vậy, đó là một bà cụ xin theo đạo Công Giáo, bà theo đạo Chúa vì thấy ông cha nói về Chúa hay quá, nhưng khi Rửa Tội xong, bà cứ buồn và thấy thương Đức Phật! Lúc đó bà hỏi cha Piô: “Cha ơi, tôi theo đạo Phật từ nhỏ. Tôi thương Đức Phật quá. Bây giờ tôi theo Chúa, cha cho tôi giữ bàn thờ Đức Phật nha!” Cha Hậu đang trầm ngâm, thấy vậy, bà tiếp lời: “Đức Phật tốt lắm ông cha ạ. Tôi thương ngài lắm”. Sau đó cha Hậu đánh liều bảo bà: “Bà cứ thương Đức Phật đi. Tôi cũng thương ngài nữa, nhưng mà Chúa thì để trong lòng kiếng, chỗ quan trọng, còn Đức Phật là hiền nhân thì để ở kế bên Chúa, thấp hơn Chúa, bà chịu không?”. Bà vui mừng và sẵn sàng đón nhận đề nghị của Cha Hậu. Hôm sau, cha Hậu lên trình Đức Cha về sự việc này, Đức Cha nói: “Được lắm! Cha có sáng kiến hay” . Cứ thế, dần dần người dân Miền Tây theo đạo Công Giáo khá đông, và ngày nay, họ sống hài hòa giữa các tôn giáo với nhau trong lối hiểu, trong cách nói, và trong việc tham gia những công ích chung .

Thực vậy, Đức Kitô đã chết cho mọi người. Vì thế, “...ta phải tin chắc rằng Chúa Thánh Thần hằng ban cho mọi người khả năng tham dự vào mầu nhiệm Vượt Qua theo một cách thức mà chỉ duy một mình Thiên Chúa biết” (Gs 22e). Thần Khí sẽ đưa tất cả về với Đức Kitô, vì thế, mọi người đều có khả năng hướng về Đức Kitô . Quả thật, các đạo dẫn đến Đường là Đức Kitô, qua “luật ghi khắc trong lương tâm” (x. Rm 2, 15) cần phải được mọi người tôn trọng.

Mong thay ngày nay, với người Công Giáo, chúng ta cần có cái nhìn đối thoại hơn với Đạo Phật cũng như với các tôn giáo khác, cần hiểu đạo Phật và giáo lý của ngài, ta sẽ dễ dàng có một cái bắt tay thân thiện để cùng nhau thăng tiến đời sống tâm linh cho con người.

Tinh thần này cũng được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam định hướng qua thư chung 2003, trong đó có đoạn viết: “Thăm viếng thân hữu các thành viên tôn giáo bạn. Việc thăm viếng các thành viên tôn giáo bạn và nhất là thăm viếng các gia đình cũng như cá nhân ngoài Công Giáo là trình bày Phúc Âm một cách cụ thể. Thăm viếng để chúc mừng khi vui, an ủi khi buồn, nâng đỡ khi gặp hoạn nạn là những trang Phúc Âm sống động giúp anh chị em ngoài Công Giáo nhận rõ chân dung Chúa Giêsu Cứu Thế và hiểu biết đạo Chúa một cách chính xác hơn. Trao đổi với người ngoài Công Giáo về một đề tài chung. Từ đó, chúng ta nhận ra trong thời đại ngày nay, việc đối thoại có ý nghĩa rất quan trọng, sẽ dẫn đến thông cảm, hiểu biết và tôn trọng nhau hơn” .

Có được cái nhìn như thế, thì còn đâu trong tâm tưởng một thái độ kỳ thị, coi thường và quay lưng lại với nhau nữa.

Thật mong thay!

Saigon, kỷ niệm lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, 17.11.2013

Nguyễn Ngọc Phú Đa

(VietCatholic News)

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI VỀ HOẢ TÁNG

Tại một số nhà quàn hiện nay ở Tây Phương, người ta có những quày bày bán các sản phẩm trang sức, như bông tai, dây chuyền, lắc đeo tay, nhẫn và cả vòng đeo chìa khóa nữa trong đó có chứa một chút di hài người quá cố (tro) đã được hỏa táng. Một công ty trực tuyến đã quảng cáo các sản phẩm này như sau: “Cùng với con số hoả táng mỗi ngày một gia tăng trong các năm gần đây, ta thấy xuất hiện hàng loạt giải pháp để lưu giữ các di hài hỏa táng và duy trì ký ức về các thân nhân quá vãng. Trong số các giải pháp này, đồ trang sức hỏa táng mau chóng trở thành một chọn lựa ưa thích của thân nhân còn sống; những người này muốn tỏ lòng tôn kính các thân nhân quá vãng và muốn giữ họ gần trái tim mình mãi mãi”.

Đau buồn vì mất người thân là điều ai trong chúng ta cũng từng trải qua; cả ước muốn tưởng nhớ và mãi mãi gần gũi những người thân đã ra khỏi cuộc đời này cũng thế. Giáo Hội nhìn nhận sự kiện này, không những trong nghi lễ an táng mà cả trong thừa tác vụ đến với những người đau buồn nữa, nhất là vào tháng Mười Một hàng năm. Bắt đầu với việc cử hành Lễ Các Linh Hồn vào ngày 2 tháng Mười Một, và tiếp tục trong suốt tháng Mười Một, Giáo Hội mời gọi mọi người chúng ta hướng lòng mình vào việc tưởng niệm và cầu nguyện cho tất cả những ai đã qua đời.

Ấy thế nhưng, trong khi Giáo Hội khuyến khích ta cầu nguyện và tưởng niệm các người thân đã qua đời, thì phải nói gì về khuynh hướng mang di hài người quá cố trong các đồ trang sức? Hay về tập quán giữ hũ tro người quá cố tại nhà, hay trải tro của họ lên những nơi như biển, công viên hay vườn tược? Để trả lời các câu hỏi này, linh mục Koopman, giáo sư thần học luân lý tại Chủng Viện St Mary (http://www.catholicuniversebulletin.org/THEOLOGY13/theology1.php), đã vắn tắt trình bày một số điểm về lịch sử việc hoả táng trong Giáo Hội cũng như ý nghĩa thần học của sự chết.

Hỏa táng là việc thông thường trong thế giới cổ thời, đầu thời đại Kitô Giáo, nhất là trong Đế Quốc Rôma. Tuy nhiên, mô phỏng truyền thống Do Thái Giáo, các Kitô hữu tiên khởi đã không chọn hoả táng thân xác người quá cố, mà là chôn cất họ. Lý do một phần vì trong truyền thống ta, thân xác đóng vai trò rất quan trọng. Ai cũng biết tâm điểm đức tin ta là mầu nhiệm nhập thể vĩ đại: Thiên Chúa trở nên xác phàm trong con người Chúa Giêsu. Không hề vô nghĩa hay vô giá trị, thân xác ta có tầm quan trọng và phẩm giá cao quí: điều này không phải chỉ đúng với Chúa Kitô, mà đúng cho mọi người chúng ta. Như Thánh Phaolô vốn nhấn mạnh, thân xác ta chính là đền thờ Chúa Thánh Thần. Hơn nữa, thực tại phục sinh càng làm nổi bật sự quan trọng của thân xác. Vào buổi sáng Phục Sinh, Chúa Kitô không hiện ra với các môn đệ như bóng ma: đúng hơn, việc sống lại từ cõi chết của Người là một thực tại thân xác. Người ăn thực phẩm với các môn đệ, Người bảo Thánh Tôma đặt tay vào các vết thương của Người. Và việc phục sinh của Người là việc phục sinh của thân xác thế nào, thì việc ta hiện hữu trên thiên đàng cũng là một hiện hữu của thân xác như thế. Như ta tuyên xưng mỗi Chúa Nhật trong kinh tin kính, đức tin của ta vào sự phục sinh của người chết lúc tận thế là thế này: mọi người chết sẽ được tái hợp với thân xác vinh hiển của họ. Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo thì dạy ta rằng: “ ‘Sự phục sinh xác thịt’ (Nguyên văn Kinh Tin Kính Của Các Tông Đồ nói thế) không chỉ có nghĩa: linh hồn bất tử của ta sống mãi sau khi chết, mà còn có nghĩa: cả ‘thân xác hay chết’ của ta cũng được phục sinh nữa”.

Chính vì tín điều này, Giáo Hội đã chống đối việc hỏa táng trong một thời gian. Việc chống đối này không hẳn nhằm vào chính hành vi hỏa táng cho bằng nhằm vào hệ luận bác bỏ thực tại phục sinh thân xác của nó. Trong thế kỷ 20, khi việc hỏa táng trở nên phổ thông hơn và vì người ta không còn coi việc hỏa táng như một bác bỏ việc phục sinh người chết nữa, nên Giáo Hội đã hủy bỏ lệnh cấm hoả táng vào năm 1963 (chính thức được qui định trong bộ Giáo Luật 1983) và cho phép người Công Giáo được chính thức hỏa táng.

Tuy nhiên, dù cho phép hỏa táng, Giáo Hội vẫn cảnh giác chống lại các tình huống trong đó di hài hoả táng không được tôn kính cách xứng đáng. Như Nghi Thức vốn dạy “di hài hoả táng phải được tôn kính như ta tôn kính thân xác vốn là xuất xứ của chúng”. Việc tôn kính này bao gồm việc chôn cất (burial) đàng hoàng. Nghi thức dạy tiếp: “di hài hỏa táng phải được chôn trong mộ huyệt hay đặt tại một lăng mộ (mausoleum) hay một nơi chuyên để đặt các hũ tro này (columbarium). Tập quán trải di hài hỏa táng trên biển, trên không hay trên đất hoặc giữ di hài hỏa táng tại nhà một thân nhân hay bằng hữu của người quá cố không phải là sắp xếp tôn kính mà Giáo Hội đòi hỏi”. Bởi thế, việc tôn kính thân xác chính là lý do phía sau việc Giáo Hội chống đối các tập tục vừa kể, trong đó có việc đặt di hài hoả táng trong đồ trang sức. Thân xác ta, và di hài thân xác ta, không phải chỉ là đồ vật hay hàng hóa; đúng hơn, chúng có phẩm giá buộc ta phải tôn kính.

Điểm cuối cùng cần lưu ý: trong khi Giáo Hội nhấn mạnh rằng chôn cất đàng hoàng là thực hành duy nhất duy trì được phẩm giá thân xác và lòng tôn kính đối với nó, ta thấy việc ấy còn có những lý do sâu xa và thiêng liêng hơn. Vì trong truyền thống của ta, không những người Công Giáo chôn cất người chết, mà họ còn có thói quen trở lại nơi chôn cất để dâng lời cầu nguyện cho người chết nữa, coi nó như nơi thánh. Thói quen này vẫn còn tiếp diễn tại mọi nghĩa trang Công Giáo khắp các giáo phận trên thế giới ngày nay. Trở lại nơi người thân yêu của ta được chôn cất một cách xứng đáng luôn mang tới cho người Công Giáo chúng ta không những sự chữa lành các đau buồn mà còn làm tươi mới lại niềm cậy trông của ta vào sự phục sinh thân xác nữa. 

Vũ Văn An
(VietCatholic News)

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

NGƯỜI CÔNG GIÁO PHILIPPINES ĐỐI DIỆN VỚI THẢM HOẠ HAIYAN

Trong những ngày qua, trên các diễn đàn mạng, nhiều cư dân mạng Việt Nam đã bày tỏ niềm cảm thông và lòng biết ơn đối với đất nước Philippines. Họ không ngần ngại gọi Philippines là “người anh chịu thương chịu khó”, quanh năm gồng mình chống đỡ bớt bão tố cho đất nước Việt Nam. Nếu không có Philippines ngoài Biển Đông thì Việt Nam sẽ phải hứng chịu toàn bộ sức mạnh của các cơn bão Thái Bình Dương. Quả không sai chút nào!

Trong một lần nói chuyện với một người anh em linh mục đang học bên Philippines, tôi thắc mắc: Tại sao đất nước Philippines quanh năm phải chịu nhiều bão tố thiên tai như thế?

Ngài bảo rằng nguyên nhân khiến cho đất nước Philippines phải hứng chịu thiên tai triền miên là do vị trí địa lý đặc thù của Philipines, một đất nước với gần 7000 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau trải dài trên vành đai lửa của Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã chuẩn bị cho người dân Philippines một điểm tựa chính là niềm tin tôn giáo. Chẳng phải Ngài đã ban tặng cho đất nước Philippines một tỉ lệ 83% dân số là Kitô giáo còn gì!

Càng ngẫm nghĩ, tôi càng thấy đúng, và tôi thầm tạ ơn Chúa về điều này. Quả vậy, quanh năm dìm mình trong bão lũ thiên tai: hết sóng thần, đến động đất; hết động đất, đến lụt lội; hết lụt lội lại đến cuồng phong… Người dân Philippines dường như không ngước đầu lên được. Có điều kỳ lạ là họ vẫn luôn lạc quan tin tưởng, không bao giờ tuyệt vọng, không bao giờ than trời trách đất. Đúng như lời của Đức Ông Jose Clemente Ignasio, người đứng đầu Cơ Quan Quản Lý Thiên Tai của Tổng Giáo Phận Manila, nói với đài CNA: “Mặc dù thiên tai liên miên, nhưng người Philippines vẫn luôn tìm kiếm Thiên Chúa và coi việc đó như một phần của cuộc sống. Trong đau thương, họ vẫn không oán trách Thiên Chúa; trái lại họ khiêm tốn cầu xin Thiên Chúa nâng đỡ và kêu xin Giáo Hội trợ giúp tinh thần” (CNA/EWTN News).

Thật tuyệt vời! Niềm tin tôn giáo cho họ niềm xác tín rằng trái đất này, thế giới này là giới hạn, là bất toàn, rằng đời sống con người nơi trần gian này cũng chỉ là tạm bợ, vô thường và chóng qua. Nước Trời phải là địa chỉ thường trú mà con người phải hướng tới. Chính niềm xác tín ấy đã cho người dân Philippines có thêm sức mạnh để đương đầu với những nghịch cảnh thương đau của cuộc đời.

Đức Tổng Giám Mục giáo phận Cebu, Jose Palma, phát biểu trước báo giới: “Không có cơn cuồng phong hay bão lũ nào có thể làm suy giảm được sức mạnh tinh thần của con dân Philippines. Chúng cũng không thể dập tắt được niềm hy vọng của chúng tôi” (CNA/EWTN News).

Giáo Hội vừa là chỗ dựa vừa là niềm an ủi cho người dân Philippines, đặc biệt trong những ngày qua. Cảm động biết bao khi nhìn hình ảnh các nhà thờ Công Giáo nêm cứng đoàn người trú bão, và rồi khi cơn bão đi qua, những nơi đó lại trở thành “nhà thương”, “nhà tế bần”, thậm chí là “nhà xác” cho những người dân đang gặp tai ương hoạn nạn. Các giáo xứ sẵn sàng mở cửa nhà thờ 24/24. Nhà thờ giờ đây tạm thời không còn là nơi diễn ra các cử hành phụng tự nữa, mà là nơi cưu mang và cứu chữa “những Giêsu” đang hoá thân nơi những người anh em bất hạnh. “Những Giêsu ấy” đang cần có nơi để băng bó các vết thương, cần có nơi để trú tạm qua đêm, và cần có nơi để lấy lại bình tâm sau cơn ác mộng do siêu bão Haiyan gây ra.

Nhìn những hình ành trên đây, tôi bỗng nhớ lại lời Chúa Giêsu nói với các luật sĩ và Biệt phái nệ luật: “Đavít đã làm gì khi ông và thuộc hạ đói bụng? Ông vào nhà Thiên Chúa lấy bánh tiến mà ăn và cho thuộc hạ cùng ăn. Thứ bánh này chỉ có Tư tế mới được ăn mà thôi” (Lc 6,3-4).

Trong hình, ta thấy đám đông những người tị nạn bão lụt chiếm lĩnh cả Cung Thánh, áo quần treo phơi ngay trên khung cửa sổ nhà thờ, thậm chí nấu ăn và rửa ráy ngay trên lối đi giữa nhà thờ. Không sao hết! Cùng với Giáo Hội, họ đang “dâng” những Thánh lễ đẹp nhất và sống động nhất trong cuộc đời mình! Thật ấm lòng khi Giáo Hội luôn bên họ và đồng hành với họ, nhất là trong những lúc đau thương nhất.

Giáo Hội nên như thế và Giáo Hội phải như thế!

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
(VietCatholic News) 

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM C 10-11-2013

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXXII thường niên năm C 10-11-2013.
Cha phó Giuse dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Hữu Toàn.

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

R.I.P PHANXICÔ XAVIÊ QUÁCH ANH HÀO

XIN CẦU CHO LINH HỒN
PHANXICÔ XAVIÊ 

Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ,
Ban Điều Hành Giáo Họ Đức Mẹ Lên Trời
Giáo xứ Thuận Phát và gia đình trân trọng báo tin :


Ông PHANXICÔ XAVIÊ
QUÁCH ANH HÀO
Sinh năm 1933 tại Saigon

Cư ngụ tại : 18J đường 3J (CXNH)
P.Tân Thuận Tây, Quận 7, Tp.HCM
Thuộc Giáo Họ Đức Mẹ Lên Trời - Giáo xứ Thuận Phát

Đã an nghỉ trong Chúa
lúc 19g30 Chúa Nhật ngày 03.11.2013
(Nhằm ngày 01 tháng Mười năm Quý Tỵ)


Hưởng thọ 81 tuổi

 CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ

Thứ Hai 04.11.2013
  • 10g00 : Nghi Thức Phát Tang - Tẩn Liệm - Nhập Quan.
Thứ Tư 06.11.2013
  • 18g30 : Thánh Lễ Cầu Hồn cử hành tại tư gia.
Thứ Năm 07.11.2013
  • 04g15 : Nghi Thức Động Quan và di quan đến nhà thờ. 
  • 05g00 : Thánh Lễ An Táng cử hành tại nhà thờ Thuận Phát.
Sau đó di quan đi hoả táng
tại Đa Phước, Bình Chánh, TP.HCM.


Thuận Phát, ngày 04 tháng 11 năm 2013
Kính báo
Hội Đồng Mục Vụ
BĐH Giáo Họ Đức Mẹ Lên Trời
Gx.THUẬN PHÁT
và Gia Đình

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN NĂM C 03-11-2013

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXXI thường niên năm C 03-11-2013.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Hữu Toàn.

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

VIDEO ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHỦ SỰ THÁNH LỄ PHONG CHỨC GIAM MỤC



Đức Thánh Cha Phanxicô: 
“Giám mục là để phục vụ chứ không phải để thống trị”

WHĐ (25.10.2013) – Ngày thứ Năm 24-10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phong chức hai tân giám mục tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô. Đây là lễ phong chức giám mục đầu tiên mà Đức Thánh Cha chủ phong từ khi ngài được bầu làm giáo hoàng. Cả hai tân chức đều là Sứ thần Toà Thánh: Đức Tổng giám mục người Pháp Jean-Marie Speich được bổ nhiệm làm Sứ thần Toà Thánh tại Ghana hồi tháng Tám, và Đức Tổng giám mục người Ý Giampiero Gloder được bổ nhiệm làm Giám đốc Trường Ngoại giao Toà thánh vào tháng trước. Trường này được dành riêng cho việc đào tạo các linh mục sẽ phục vụ trong ngành ngoại giao của Tòa Thánh.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng giám mục là người đứng đầu một gia đình, và phải luôn noi gương Chúa Chiên Lành. Ngài cũng nhắc nhở các Tân giám mục rằng chức vụ mới là để phục vụ, chứ không phải là một vinh dự. Đức Thánh Cha lặp đi lặp lại: “Hãy luôn phục vụ. Hãy nhớ rằng anh em đã được tuyển chọn để phục vụ, chứ không phải để thống trị”. Ngài cũng nói rằng giám mục phải là một con người cầu nguyện, bởi vì nếu không sẽ rơi vào tinh thần thế tục.

Đức Thánh Cha nhắn nhủ các Tân giám mục hãy yêu thương những người được giao phó cho mình như một người cha, để luôn trả lời ngay khi một linh mục gọi đến. Ngài nói cũng phải cư xử như thế với người nghèo túng và người yếu đuối. Cuối cùng, Đức Thánh Cha khuyên các Tân giám mục hãy cầu nguyện cho những người ở ngoài Giáo hội, vì những người ấy cũng được giao phó cho giám mục.
(Vatican Radio)

Minh Đức
(WHĐ)