Trích sách Lẽ Sống09 Tháng Tám
Xin Hãy Dùng Con Như Khí Cụ Bình An!
Ngày 09/8 hàng năm, hàng ngàn người Nhật Bản và nhiều du khách tập trung về Ðài Hòa Bình tại Nagasaki để tưởng niệm quả bom nguyên tử đầu tiên được ném xuống Nhật Bản.
Ðúng 11 giờ 03 phút, giờ định mệnh của thành phố Nagasaki, từng đám đông dừng lại trong thinh lặng, trong khi đó từ các tháp chuông trên khắp nước, từng hồi chuông ngân vang để tưởng niệm giây phút đau thương của Nagasaki.
Ngày 09/8/1945, quả bom nguyên tử đầu tiên đã giết hại khoảng 70 ngàn người và tiêu hủy gần như trọn vẹn thành phố Nagasaki. Ba ngày sau đó, quả bom thứ hai cũng được trút xuống trên Hiroshima nâng tổng số những người thiệt mạng lên đến gần 140,000 người. Và gần đây, hơn hai người còn sống sót từ dạo đó cũng vừa qua đời vì ảnh hưởng của phóng xạ.
Lên tiếng trong một tuần lễ tưởng niệm, ông Motoshima, thị trưởng Nagasaki đã phát biểu như sau: "Qua kinh nghiệm đau thương này, những người công dân của thành phố Nagasaki đều nhận thấy rằng: bom nguyên tử có thể hủy diệt toàn thể nhân loại. Do đó, chúng tôi đã không ngừng kêu gọi hủy bỏ các vũ khí hạt nhân". Bài diễn văn trên đây của ông thị trưởng Nagasaki đã được sao gửi đến các vị nguyên thủ quốc gia trên thế giới.
Cũng trong bài diễn văn này, ông Motoshima đã tha thiết kêu gọi Liên Xô và Hoa Kỳ hãy ngồi vào bàn hội nghị với nhau và hãy quyết tâm cam kết thực hiện sự chung sống hòa bình giữa Ðông và Tây cũng như làm mọi cố gắng để giải trừ vũ khí hạt nhân...
Ðoạn trường ai có qua cầu mới hay. Có một lần trải qua đau thương như người Nhật Bản, cách riêng những người Nagasaki và Hiroshima, con người mới thấy được thế nào là sự tàn phá của bom nguyên tử và sự khao khát hòa bình.
Lời kêu gọi trên đây của ông thị trưởng thành phố Nagasaki có lẽ không chỉ được ngỏ với các vị nguyên thủ quốc gia, hoặc hai cường quốc Hoa Kỳ và Liên Xô. Lời kêu gọi đó cũng phải được truyền đến tận tai của từng người. Bởi vì hòa bình không phải chỉ là vấn đề của một số người, hoặc của một số quốc gia. Hòa bình là vấn đề của từng người. Nó là cố gắng xây dựng của từng ngày và của từng người.
Nhưng hòa bình không chỉ là thành quả của những cố gắng. Nó còn là một ân ban mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể trao tặng cho con người... Ngày 27/10/1986, cuộc gặp gỡ cầu nguyện cho hòa bình của các vị đại diện các tôn giáo trên thế giới đã nói lên được chiều kích đích thực của hòa bình: hòa bình phải xuất phát từ tâm hồn con người.
Con người cần phải cầu nguyện cho hòa bình. Chính trong cuộc gặp gỡ thâm sâu trong tâm hồn giữa con người và Thiên Chúa mà hòa bình đích thực mới phát sinh. Cho dù có hủy bỏ mọi vũ khí hạt nhân, cho dù có ký mọi hòa ước, nếu con người chưa dẹp bỏ mọi thứ vũ khí khác trong tâm hồn, mầm mống của chiến tranh vẫn còn đó...
Thứ Ba, 10 tháng 8, 2010
LẼ SỐNG 09.8
Thứ Hai, 9 tháng 8, 2010
LẼ SỐNG 08.8
08 tháng Tám
Vị Thánh Của Kinh Mân Côi
Vị Thánh Của Kinh Mân Côi
Ðaminh, vị thánh Giáo Hội mừng kính hôm nay, mở mắt chào đời năm 1170 bên Tây Ban Nha trong một gia đình quý tộc, nhưng ngay từ nhỏ, Ðaminh đã tập quen sống hãm mình. Ngoài ra, Ðaminh có tính khẳng khái, thích làm việc có hệ thống và chú ý đến việc trau dồi kiến thức.
Khi làm linh mục, rồi kinh sĩ, Ðaminh nổi bật về lòng ngay thẳng, hăng hái và tinh thần hy sinh. Ngài cảm thấy như được Chúa gọi đi để loan báo Tin Mừng cho các bộ lạc bên nước Nga, nhưng Ðức Innocentê thứ 3 lại cử ngài đến hoạt động tại Toulouse bên Pháp, nơi những làn sóng lạc giáo đang làm lung lạc niềm tin của nhiều người.
Ðaminh xác tín rằng: Lời giảng dạy phải đi đôi với cuộc sống. Vì thế, ngài đã lập một hội dòng, quy tụ các tu sĩ sống khó nghèo theo tinh thần Phúc Âm để có thể rao giảng, không chỉ bằng lời nói mà bằng cả cuộc sống của mình. Chính Ðaminh đã là người đầu tiên làm gương về nếp sống ấy bằng cách đi chân không, ngủ dưới đất, ăn chay và sống bằng của bố thí.
Vào năm 1216, Ðức Hônôriô thứ 3 đã phê chuẩn dòng do cha Ðaminh sámg lập mang tên "Dòng anh em giảng thuyết" theo quy luật của thánh Augustinô, tức là dòng Ðaminh ngày nay. Thiên Chúa chỉ dành cho cha Ðaminh 5 năm vắn vỏi để chu toàn sứ mệnh của người gieo giống. Suốt thời gian này ngài đã rảo qua các nước Pháp, Italia và Tây Ban Nha để rao giảng và đã đưa nhiều người ly giáo trở về với Giáo Hội.
Trong suốt cuộc sống, Ðaminh đã nêu cao gương hy sinh và cầu nguyện. Ngoài ra, ngài còn truyền bá lòng sùng kính Ðức Maria và kinh Mân Côi, vì thế, ngài đã thành lập một dòng nữ để giúp chị em sống theo tinh thần này.
Cha Ðaminh qua đời tại Bologna bên Italia ngày 06/8/1221 và chỉ 13 năm sau, vào năm 1234, Ðức Gregoriô thứ 9 tôn phong ngài lên bậc hiển thánh.
Có một câu chuyện thuật lại giấc mơ của thánh Ðaminh: Ngài thấy thế gian sắp bị án công thẳng của Thiên Chúa luận phạt, nhưng được cứu thoát nhờ lời cầu bàu của Ðức Maria. Ðức Mẹ chỉ cho Chúa Giêsu hai hình ảnh: một hình ảnh là chính Ðaminh và hình ảnh kia là một người ăn mày quần áo rách tả tơi.
Ngày hôm sau, trong lúc cầu nguyện trong nhà thờ, Ðaminh thấy người ăn mày trong mộng xuất hiện, tiến đến gần, ôm chầm Ðaminh và nói: "Anh là người đồng hành với tôi. Nếu chúng ta cùng sánh vai tiến bước, thì không quyền lực nào có thể thắng chúng ta". Nhìn kỹ, Ðaminh nhận ra người ăn mày đó chính là Phanxicô thành Assisi.
Cuộc gặp gỡ này của hai vị sáng lập dòng vẫn được các tu sĩ Ðaminh và Phanxicô mừng mỗi năm. Vào ngày lễ kính hai thánh nhân, họ cùng nhau dâng Thánh Lễ và sau đó ngồi vào bàn để chia sẻ với nhau những tấm bánh và những lý tưởng đã làm cho Giáo Hội trở nên phong phú trong việc sống theo tinh thần Phúc Âm trải qua 7 thế kỷ nay.
Lý tưởng mà dòng Ðaminh cũng như của các dòng khác không phải chỉ để chúng ta kính phục, nhưng cũng là để chúng ta noi gương. Các tu sĩ là những người tự nguyện sống trọn những lời khuyên của Phúc Âm qua ba lời khấn: khó nghèo, thanh tịnh, vâng lời. Ðó cũng là ba nhân đức mà mỗi người Kitô cũng phải thực hành tùy sức, tùy hoàn cảnh và địa vị của mình.
Trích sách Lẽ Sống
Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2010
AUDIO THÁNH LỄ CN XIX THƯỜNG NIÊN NĂM C
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XIX thường niên năm C.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
ĐTGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT ĐÃ VỀ
Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã về cư ngụ tại Dòng Châu Sơn
VietCatholic News (07 Aug 2010 10:23)
HÀ NỘI - Sau một thời gian gần 3 tháng sang Hoa Kỳ dưỡng bệnh và nghỉ ngơi, nay Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã về lại Hà Nội chiều ngày 6/8 (giờ Hà nội) và Ngài đã tự thuê một chiếc taxi đưa Ngài trực tiếp về tới Đan viện Châu Sơn vào lúc 16:30 chiều. (Đan viện Châu Sơn là một Dòng Ẩn Tu Chiêm Niệm tại giáo phận Phát Diệm). Chính Đức Tổng đã chọn lựa nơi này và trước đây trong khoảng thời gian từ năm 2008 đã từng đến đây tĩnh dưỡng ở đây.
Ý của Ngài không muốn cho ai biết sự trở lại này, vì Ngài muốn mọi chuyện sớm yên ổn và không quá xáo trộn vì sự có mặt của Ngài ở Viet Nam. Tuy nhiên, khi ngài về tới nhà dòng, xuống xe thì gặp phải một nhóm các anh em làm thợ mộc đang đóng cửa cho khu nhà mới của Đan viện, họ nhận ngay ra ngài, và mau chóng điện báo cho chú Đoàn là cháu của ngài, cũng là chủ của nhóm thợ đó. Tin này mau chóng được đồn ra. Mặc dù ngài và nhà dòng hết sức giữ kín.
Sáng hôm nay 7/8 đã có một số nhóm giáo dân Hà nội và giáo dân ở Châu sơn muốn chào thăm ngài. Dân chúng hết sức vui mừng vì sự trở lại của Ngài. Tuy nhiên, vì lý do an toàn và tránh những phiền phức không lường có thể xẩy ra, thay vì ở ngoài khu nhà khách trước đây, Đức Tổng đã được Nhà Dòng chuyển vào trong nội vi của đan viện.
Đức Tổng cho biết Ngài: "cảm thấy khỏe mạnh hơn nhiều, đã ngủ được sâu giấc, tăng được 5 kí và tinh thần dịu lại, không còn thấy căng thẳng như xưa vì bị mất ngủ...."
Như chúng tôi được biết quyết định rời Hà Nội sang Hoa Kỳ chữa bệnh ngày 12/5/2010 là hoàn toàn do ý muốn riêng của Ngài. Khi đó chính Đúc Cha phụ tá Chu Văn Minh ngỏ ý và xin Đức Tổng hoãn lại chuyến đi ít ngày để có cho linh mục và giáo dân giáo phận Hà Nội có cuộc từ giã chính thức và tỏ lòng biết ơn với Ngài, kẻo ra đi mà không có nghi lễ từ giã như thế này sẽ gây hoang mang và khó lòng giải thích... Thế nhưng Ngài nói là đã có Lá thư từ giã giải thích rõ ràng rồi và Ngài nghĩ việc ra đi âm thầm là muốn không gây thêm những khó khăn trong tình trạng vốn đã có những hiểu lầm mâu thuẫn vì việc Ngài xin từ chức, và hy vọng rằng thời gian sẽ mang lại sự chữa lành và an bình cho giáo phận... đàng khác vé máy bay cũng đã được Ngàicho mua sẵn từ hai tuần trước.
Trong thời gian nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng bên Hoa Kỳ nhiều người ngỏ ý muốn gặp gỡ, tiếp xúc, phỏng vấn... nhưng Ngài đều từ chối vì cho rằng có giải thích gì chăng nữa thì cũng không thể đáp ứng thỏa mãn hay giải tỏa trọn vẹn được hết những thắc mắc và nghi vấn của nhiều người trong hoàn cảnh phức tạp với nhiều diễn biến tại Quê hương và trong Giáo hội.
Để hiểu rõ hơn về tâm tư và ước muốn của Ngài chi bằng chúng ta hãy bình tĩnh và một lần nữa đọc lại Bức thư của Ngài ngày 13.5.2010: Lời từ biệt của đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt gửi cộng đồng dân Chúa TGP Hà Nội
Trong lời từ biệt Ngài diễn tả một số những tâm tình đáng ghi nhớ như sau:
"Thật khó khăn khi phải nói lời từ biệt. Nhất là khi anh chị em chưa sẵn sàng đón nhận việc ra đi của tôi..."
"Tôi thật có lỗi khiến anh chị em thất vọng khi nộp dơn xin từ nhiệm. Nhưng anh chị em hãy tin rằng tôi đã làm tất cả chỉ vì lợi ích của Giáo hội, cụ thể là của Tổng giáo phận Hà nội chúng ta".
"Tôi hạnh phúc khi được ở trong Giáo hội. Dù ở đâu hay làm gì tôi cũng thuộc về gia đình Giáo hội".
"Tạ ơn Chúa đã ban cho tôi các anh chị em giáo dân... không ngừng trổ sinh hoa trái dồi dào, anh chị em còn góp phần xây dựng xã hội khi can đảm lên tiếng bênh vực công lý, sẵn sáng hi sinh tính mạng để bảo vệ sự thật. Anh chị em là Giáo hội....".
Lời sau cùng của tôi là xin anh chị em hãy giữ gìn yêu thương hợp nhất. Đó là kho tàng qúi giá nhất của Giáo phận chúng ta. Trong yêu thhương hợp nhất sẵn có, tôi tin chắc anh chị em sẽ yêu mến Đức Cha Phêrô như yêu mến tôi và sẽ cộng tác với ngài như đã cộng tác với tôi..."
"... Vì thế xin anh chị em đừng níu kéo nhưng hãy để tôi ra đi theo ý nguyện. Tôi tin rằng việc tôi ra đi phù hợp với thánh ý Chúa và có ích lợi cho anh chị em cũng như cho chính tôi. Bình an của Chúa ở cùng anh chị em".
VietCatholic News (07 Aug 2010 10:23)
HÀ NỘI - Sau một thời gian gần 3 tháng sang Hoa Kỳ dưỡng bệnh và nghỉ ngơi, nay Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã về lại Hà Nội chiều ngày 6/8 (giờ Hà nội) và Ngài đã tự thuê một chiếc taxi đưa Ngài trực tiếp về tới Đan viện Châu Sơn vào lúc 16:30 chiều. (Đan viện Châu Sơn là một Dòng Ẩn Tu Chiêm Niệm tại giáo phận Phát Diệm). Chính Đức Tổng đã chọn lựa nơi này và trước đây trong khoảng thời gian từ năm 2008 đã từng đến đây tĩnh dưỡng ở đây.
Ý của Ngài không muốn cho ai biết sự trở lại này, vì Ngài muốn mọi chuyện sớm yên ổn và không quá xáo trộn vì sự có mặt của Ngài ở Viet Nam. Tuy nhiên, khi ngài về tới nhà dòng, xuống xe thì gặp phải một nhóm các anh em làm thợ mộc đang đóng cửa cho khu nhà mới của Đan viện, họ nhận ngay ra ngài, và mau chóng điện báo cho chú Đoàn là cháu của ngài, cũng là chủ của nhóm thợ đó. Tin này mau chóng được đồn ra. Mặc dù ngài và nhà dòng hết sức giữ kín.
Sáng hôm nay 7/8 đã có một số nhóm giáo dân Hà nội và giáo dân ở Châu sơn muốn chào thăm ngài. Dân chúng hết sức vui mừng vì sự trở lại của Ngài. Tuy nhiên, vì lý do an toàn và tránh những phiền phức không lường có thể xẩy ra, thay vì ở ngoài khu nhà khách trước đây, Đức Tổng đã được Nhà Dòng chuyển vào trong nội vi của đan viện.
Đức Tổng cho biết Ngài: "cảm thấy khỏe mạnh hơn nhiều, đã ngủ được sâu giấc, tăng được 5 kí và tinh thần dịu lại, không còn thấy căng thẳng như xưa vì bị mất ngủ...."
Như chúng tôi được biết quyết định rời Hà Nội sang Hoa Kỳ chữa bệnh ngày 12/5/2010 là hoàn toàn do ý muốn riêng của Ngài. Khi đó chính Đúc Cha phụ tá Chu Văn Minh ngỏ ý và xin Đức Tổng hoãn lại chuyến đi ít ngày để có cho linh mục và giáo dân giáo phận Hà Nội có cuộc từ giã chính thức và tỏ lòng biết ơn với Ngài, kẻo ra đi mà không có nghi lễ từ giã như thế này sẽ gây hoang mang và khó lòng giải thích... Thế nhưng Ngài nói là đã có Lá thư từ giã giải thích rõ ràng rồi và Ngài nghĩ việc ra đi âm thầm là muốn không gây thêm những khó khăn trong tình trạng vốn đã có những hiểu lầm mâu thuẫn vì việc Ngài xin từ chức, và hy vọng rằng thời gian sẽ mang lại sự chữa lành và an bình cho giáo phận... đàng khác vé máy bay cũng đã được Ngàicho mua sẵn từ hai tuần trước.
Trong thời gian nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng bên Hoa Kỳ nhiều người ngỏ ý muốn gặp gỡ, tiếp xúc, phỏng vấn... nhưng Ngài đều từ chối vì cho rằng có giải thích gì chăng nữa thì cũng không thể đáp ứng thỏa mãn hay giải tỏa trọn vẹn được hết những thắc mắc và nghi vấn của nhiều người trong hoàn cảnh phức tạp với nhiều diễn biến tại Quê hương và trong Giáo hội.
Để hiểu rõ hơn về tâm tư và ước muốn của Ngài chi bằng chúng ta hãy bình tĩnh và một lần nữa đọc lại Bức thư của Ngài ngày 13.5.2010: Lời từ biệt của đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt gửi cộng đồng dân Chúa TGP Hà Nội
Trong lời từ biệt Ngài diễn tả một số những tâm tình đáng ghi nhớ như sau:
"Thật khó khăn khi phải nói lời từ biệt. Nhất là khi anh chị em chưa sẵn sàng đón nhận việc ra đi của tôi..."
"Tôi thật có lỗi khiến anh chị em thất vọng khi nộp dơn xin từ nhiệm. Nhưng anh chị em hãy tin rằng tôi đã làm tất cả chỉ vì lợi ích của Giáo hội, cụ thể là của Tổng giáo phận Hà nội chúng ta".
"Tôi hạnh phúc khi được ở trong Giáo hội. Dù ở đâu hay làm gì tôi cũng thuộc về gia đình Giáo hội".
"Tạ ơn Chúa đã ban cho tôi các anh chị em giáo dân... không ngừng trổ sinh hoa trái dồi dào, anh chị em còn góp phần xây dựng xã hội khi can đảm lên tiếng bênh vực công lý, sẵn sáng hi sinh tính mạng để bảo vệ sự thật. Anh chị em là Giáo hội....".
Lời sau cùng của tôi là xin anh chị em hãy giữ gìn yêu thương hợp nhất. Đó là kho tàng qúi giá nhất của Giáo phận chúng ta. Trong yêu thhương hợp nhất sẵn có, tôi tin chắc anh chị em sẽ yêu mến Đức Cha Phêrô như yêu mến tôi và sẽ cộng tác với ngài như đã cộng tác với tôi..."
"... Vì thế xin anh chị em đừng níu kéo nhưng hãy để tôi ra đi theo ý nguyện. Tôi tin rằng việc tôi ra đi phù hợp với thánh ý Chúa và có ích lợi cho anh chị em cũng như cho chính tôi. Bình an của Chúa ở cùng anh chị em".
VietCatholic
Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2010
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 19 THƯỜNG NIÊN C (Lc 12, 32-48)
TỈNH THỨC CÁI MIỆNG LƯỠI
Cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo. Đây là cái tội mà nhiều người trong chúng ta thường hay mắc phải?. Quả thật cuộc đời không dễ gì mà được sống trong thoải mái trong thong dong, nhưng sao ta lại cứ phải gồng gánh thêm cái ách của anh chị em mình để cảm thấy cuộc đời thêm u tối và thêm phiền muộn?. Cuộc đời thường ngày của chúng ta đây đã cảm thấy rất ư là nặng nề và chán chường rồi, thế mà khi có được ít giờ rảnh, chúng ta chẳng biết làm gì ngoài việc thích nhiều chuyện, vói tay lấy cái điện thoại kêu cho bạn cho bè, để gọi là hỏi thăm??. Ý tôi muốn nói đây là khi chúng ta công không rỗi nghề chẳng biết làm gì hơn là thèm được nhiều chuyện, chứ hỏi thăm gì ai khi mà mình đã gặp nhau nói chuyện với nhau hằng ngày trong xóm hay sở làm rồi!.
Hay chúng ta dùng việc đi nói chuyện sau lưng người ta lại là việc muốn chữa bệnh cho chính mình? Tại chuyện của mình nó thật rối rắm như tơ tằm, nhện giăng, rễ tre, hay như đan cửi?. Nên nói chuyện người lại làm cho chúng ta cảm thấy chuyện của mình nó đỡ hơn nhẹ nhàng hơn chăng? Nhưng vô tình chuyện của mình chẵng đỡ hơn được tí nào, mà lại làm hại cho người, giáng họa trên gia đình đang êm thắm của người ta?. Chẳng phải vì cái miệng lưỡi độc hại của con người trần gian này mà sự việc bao giờ nó cũng cứ rối tung lên vì cái bệnh thích nói hành nói xấu người ta đấy không? Thí dụ, chúng ta thử tưởng tượng thôi nhé! Vào một ngày đẹp trời nào đó, một người trong anh chị em chúng ta chẳng biết mình đã làm gì nên tội, tự nhiên nhận được tất cả ánh mắt của mọi người nhìn mình chăm bẳm, chẳng khác nào như nhìn con quái vật? Rồi tự đằng xa chỉ chỉ trỏ trỏ, to nhỏ với nhau, không thấy ai nói năng gì mình cả!?. Vừa lộn ruột, e ngại, bực tức lắm vì chẳng biết cái chuyện gì sẽ xẩy ra trong ngày hôm nay cho mình?. Anh chị em có nhận được cái cảm tưởng này bao giờ chưa? Rồi thì đôi khi cái sự việc nó chỉ bằng cái con muỗi thôi, nhưng mọi người lại diễn giải hay thổi phồng nó lên cho to, để chỉ muốn làm cho thêm lớn chuyện?. Thêm dầu thêm xăng vô cho câu chuyện nó thêm bốc hỏa. Quả thật đã gọi là con người thì đây là cái bệnh muôn đời ít ai tránh khỏi.
Chúng ta gọi cái bệnh này là bệnh gì nhỉ?? Theo tôi thì cái bệnh nhiều chuyện này còn sợ hơn là cái bệnh ung thư nữa! Bởi cái bệnh ung thư thì nó chỉ có hại cho chính họ và trong dòng tộc của họ mà thôi! Nhưng còn cái bệnh nhiều chuyện thì nó có tác hại đến cho biết bao nhiêu người, có thể so bằng cả trái bom nguyên tử mà Mỹ đã thả trên nước Nhật Bản năm nào! Trái bom nguyên tử ấy anh chị em tưởng rằng chúng tàn sát chỉ bấy nhiêu người chết thôi sao!? Không đâu, vì trái bom nguyên tử ấy mà con người trên đất Nhật Bản và những nước gần đó hiện vẫn mang những chứng bệnh chết người, do những độc tố của trái bom nguyên tử chúng tưới gội trên khắp mặt đất. Sau bao nhiêu thời gian chất độc ấy đã ngấm vào lòng đất, trên khắp những cánh đồng, trên cây trên núi, trên biển cả, và sông ngòi. Mọi thứ tưởng tốt đẹp nhưng nào ai ngờ là con người vẫn phải ăn phải uống những chất độc ấy và rồi có biết bao nhiêu chứng bệnh lạ lùng làm cho con người bệnh và chết. Còn cái miệng lưỡi đầy độc ác của chúng ta cũng giết chết biết bao nhiêu con người vô tội. Nhẹ thì cũng mang họa vào thân, không thì vào tù, bị bắt bớ và hạch sách, y như chế độ của nước VN bây giờ vậy!???.
Cái miệng lưỡi của chúng ta nó cũng hay lắm thưa anh chị em! Nó cũng có linh hồn riêng của nó nữa đó! Ai không tin thì tôi xin xác quyết rằng nếu cái lưỡi của chúng ta bị cắt bỏ đi thì nó không còn mang tội nữa! Hoặc nếu có thì rất ít??. Bởi cái miệng cái lưỡi của chúng ta nó có giúp ích linh hồn đời đời của chúng ta lên Trời hay xuống thẳng Địa Ngục thì cũng do nó mà ra! Vì có phải cái lưỡi không xương thì nhiều đường lắt léo lắm! Nói thế có nghĩa là chúng ta có thể chọn lựa cách nói ra sao cũng được, thưa có phải không? Nói sao cho vừa lòng người. Nói sao cho linh hồn được về thẳng Trời mới là đáng để Nói chứ!.
Người khôn ngoan luôn đặt Thiên Chúa trên mọi lời nói của mình. Người khôn tìm lời khôn ngoan theo Thánh Ý Chúa, chứ không theo ý của mình. Đừng đi cong đi queo chống đối Giáo Hội và những lời có tính cách chia rẽ, rồi bảo là xây dựng???. Khi chúng ta có được Ơn Chúa chúng ta phải biết chờ đợi, nhẫn nhục, khiêm nhường, vâng lời, thông cảm, công bằng, bác ái, yêu thương, và tiết độ. Anh chị em nên hiểu rằng Giáo Hội Công Giáo là một Khối là Tảng đá muôn đời vững chắc và vững bền, đừng ai đứng riêng rẽ sẽ gặp bất an và sẽ chết. Có Ơn Thiên Chúa chúng ta sẽ được hướng dẫn, chỉ bảo, dậy dỗ cho biết nói những lời gì mà không mất lòng anh chị em của mình. Bởi Chúa đã dậy nếu anh chị em muốn những điều tốt người ta làm cho mình, thì ngược lại mình cũng phải làm những điều tốt lành cho anh chị em của mình, do đó có phải cái lưỡi thì vô cùng lợi hại hay không?
Chúa dậy chúng ta luôn phải tỉnh thức, mà cái miệng lưỡi của chúng ta cần nên tỉnh thức rất nhiều, vì nó là khí cụ mà chúng ta dùng nhiều nhất trong ngày. Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta Ơn khôn ngoan của Chúa, là biết dùng những lời lẽ xây dựng cho nhau. Biết dùng những lời lẽ để khuyên lơn, an ủi, thông cảm, yêu thương, xây dựng, xoa dịu mọi sự thống khổ, đau bệnh, tật nguyền, cô đơn, nhục nhã, tù đầy, đói cơm thiếu áo, và thiếu tình thương.
Cái miệng lưỡi của chúng ta cũng được Thiên Thần và Quỷ dữ ghi vào sổ của chúng ta nữa đấy! Cuốn sổ này sẽ quyết định cho linh hồn của chúng ta được lên Thiên Đàng hưởng hạnh phúc viên mãn bên Ba Ngôi Thiên Chúa, hay là muôn đời sống trong Hỏa Ngục khiếp sợ, đầy đọa, đời đời kiếp kiếp không có ngày ra. Vâng, nên chúng ta phải nghe Lời Chúa dậy là hãy sống tỉnh thức .....
Y Tá Của Chúa,
Tuyết Mai
(nguồn : thanhlinh.net)
Cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo. Đây là cái tội mà nhiều người trong chúng ta thường hay mắc phải?. Quả thật cuộc đời không dễ gì mà được sống trong thoải mái trong thong dong, nhưng sao ta lại cứ phải gồng gánh thêm cái ách của anh chị em mình để cảm thấy cuộc đời thêm u tối và thêm phiền muộn?. Cuộc đời thường ngày của chúng ta đây đã cảm thấy rất ư là nặng nề và chán chường rồi, thế mà khi có được ít giờ rảnh, chúng ta chẳng biết làm gì ngoài việc thích nhiều chuyện, vói tay lấy cái điện thoại kêu cho bạn cho bè, để gọi là hỏi thăm??. Ý tôi muốn nói đây là khi chúng ta công không rỗi nghề chẳng biết làm gì hơn là thèm được nhiều chuyện, chứ hỏi thăm gì ai khi mà mình đã gặp nhau nói chuyện với nhau hằng ngày trong xóm hay sở làm rồi!.
Hay chúng ta dùng việc đi nói chuyện sau lưng người ta lại là việc muốn chữa bệnh cho chính mình? Tại chuyện của mình nó thật rối rắm như tơ tằm, nhện giăng, rễ tre, hay như đan cửi?. Nên nói chuyện người lại làm cho chúng ta cảm thấy chuyện của mình nó đỡ hơn nhẹ nhàng hơn chăng? Nhưng vô tình chuyện của mình chẵng đỡ hơn được tí nào, mà lại làm hại cho người, giáng họa trên gia đình đang êm thắm của người ta?. Chẳng phải vì cái miệng lưỡi độc hại của con người trần gian này mà sự việc bao giờ nó cũng cứ rối tung lên vì cái bệnh thích nói hành nói xấu người ta đấy không? Thí dụ, chúng ta thử tưởng tượng thôi nhé! Vào một ngày đẹp trời nào đó, một người trong anh chị em chúng ta chẳng biết mình đã làm gì nên tội, tự nhiên nhận được tất cả ánh mắt của mọi người nhìn mình chăm bẳm, chẳng khác nào như nhìn con quái vật? Rồi tự đằng xa chỉ chỉ trỏ trỏ, to nhỏ với nhau, không thấy ai nói năng gì mình cả!?. Vừa lộn ruột, e ngại, bực tức lắm vì chẳng biết cái chuyện gì sẽ xẩy ra trong ngày hôm nay cho mình?. Anh chị em có nhận được cái cảm tưởng này bao giờ chưa? Rồi thì đôi khi cái sự việc nó chỉ bằng cái con muỗi thôi, nhưng mọi người lại diễn giải hay thổi phồng nó lên cho to, để chỉ muốn làm cho thêm lớn chuyện?. Thêm dầu thêm xăng vô cho câu chuyện nó thêm bốc hỏa. Quả thật đã gọi là con người thì đây là cái bệnh muôn đời ít ai tránh khỏi.
Chúng ta gọi cái bệnh này là bệnh gì nhỉ?? Theo tôi thì cái bệnh nhiều chuyện này còn sợ hơn là cái bệnh ung thư nữa! Bởi cái bệnh ung thư thì nó chỉ có hại cho chính họ và trong dòng tộc của họ mà thôi! Nhưng còn cái bệnh nhiều chuyện thì nó có tác hại đến cho biết bao nhiêu người, có thể so bằng cả trái bom nguyên tử mà Mỹ đã thả trên nước Nhật Bản năm nào! Trái bom nguyên tử ấy anh chị em tưởng rằng chúng tàn sát chỉ bấy nhiêu người chết thôi sao!? Không đâu, vì trái bom nguyên tử ấy mà con người trên đất Nhật Bản và những nước gần đó hiện vẫn mang những chứng bệnh chết người, do những độc tố của trái bom nguyên tử chúng tưới gội trên khắp mặt đất. Sau bao nhiêu thời gian chất độc ấy đã ngấm vào lòng đất, trên khắp những cánh đồng, trên cây trên núi, trên biển cả, và sông ngòi. Mọi thứ tưởng tốt đẹp nhưng nào ai ngờ là con người vẫn phải ăn phải uống những chất độc ấy và rồi có biết bao nhiêu chứng bệnh lạ lùng làm cho con người bệnh và chết. Còn cái miệng lưỡi đầy độc ác của chúng ta cũng giết chết biết bao nhiêu con người vô tội. Nhẹ thì cũng mang họa vào thân, không thì vào tù, bị bắt bớ và hạch sách, y như chế độ của nước VN bây giờ vậy!???.
Cái miệng lưỡi của chúng ta nó cũng hay lắm thưa anh chị em! Nó cũng có linh hồn riêng của nó nữa đó! Ai không tin thì tôi xin xác quyết rằng nếu cái lưỡi của chúng ta bị cắt bỏ đi thì nó không còn mang tội nữa! Hoặc nếu có thì rất ít??. Bởi cái miệng cái lưỡi của chúng ta nó có giúp ích linh hồn đời đời của chúng ta lên Trời hay xuống thẳng Địa Ngục thì cũng do nó mà ra! Vì có phải cái lưỡi không xương thì nhiều đường lắt léo lắm! Nói thế có nghĩa là chúng ta có thể chọn lựa cách nói ra sao cũng được, thưa có phải không? Nói sao cho vừa lòng người. Nói sao cho linh hồn được về thẳng Trời mới là đáng để Nói chứ!.
Người khôn ngoan luôn đặt Thiên Chúa trên mọi lời nói của mình. Người khôn tìm lời khôn ngoan theo Thánh Ý Chúa, chứ không theo ý của mình. Đừng đi cong đi queo chống đối Giáo Hội và những lời có tính cách chia rẽ, rồi bảo là xây dựng???. Khi chúng ta có được Ơn Chúa chúng ta phải biết chờ đợi, nhẫn nhục, khiêm nhường, vâng lời, thông cảm, công bằng, bác ái, yêu thương, và tiết độ. Anh chị em nên hiểu rằng Giáo Hội Công Giáo là một Khối là Tảng đá muôn đời vững chắc và vững bền, đừng ai đứng riêng rẽ sẽ gặp bất an và sẽ chết. Có Ơn Thiên Chúa chúng ta sẽ được hướng dẫn, chỉ bảo, dậy dỗ cho biết nói những lời gì mà không mất lòng anh chị em của mình. Bởi Chúa đã dậy nếu anh chị em muốn những điều tốt người ta làm cho mình, thì ngược lại mình cũng phải làm những điều tốt lành cho anh chị em của mình, do đó có phải cái lưỡi thì vô cùng lợi hại hay không?
Chúa dậy chúng ta luôn phải tỉnh thức, mà cái miệng lưỡi của chúng ta cần nên tỉnh thức rất nhiều, vì nó là khí cụ mà chúng ta dùng nhiều nhất trong ngày. Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta Ơn khôn ngoan của Chúa, là biết dùng những lời lẽ xây dựng cho nhau. Biết dùng những lời lẽ để khuyên lơn, an ủi, thông cảm, yêu thương, xây dựng, xoa dịu mọi sự thống khổ, đau bệnh, tật nguyền, cô đơn, nhục nhã, tù đầy, đói cơm thiếu áo, và thiếu tình thương.
Cái miệng lưỡi của chúng ta cũng được Thiên Thần và Quỷ dữ ghi vào sổ của chúng ta nữa đấy! Cuốn sổ này sẽ quyết định cho linh hồn của chúng ta được lên Thiên Đàng hưởng hạnh phúc viên mãn bên Ba Ngôi Thiên Chúa, hay là muôn đời sống trong Hỏa Ngục khiếp sợ, đầy đọa, đời đời kiếp kiếp không có ngày ra. Vâng, nên chúng ta phải nghe Lời Chúa dậy là hãy sống tỉnh thức .....
Y Tá Của Chúa,
Tuyết Mai
(nguồn : thanhlinh.net)
LẼ SỐNG 07.8
07 Tháng Tám
Con Bọ Cạp Giữa Dòng Sông
Một tín đồ Ấn Giáo nọ xuống dòng sông Gange để thanh tẩy và cầu nguyện...
Ông đang trầm mình giữa dòng sông thì bỗng đâu rác rưởi tấp lại dày đặc xung quanh ông. Trong đống rác, một con bọ cạp đang chao đảo chới với giữa dòng nước. Sẵn lòng khoan dung đối với thú vật, người tín đồ Ấn Giáo mới chìa cánh tay ra để cứu vớt con vật. Nhưng cánh tay ông vừa đưa ra đã bị con vật dùng chiếc vòi độc của nó đốt lấy. Người đàn ông không mất kiên nhẫn, con vật càng hung hãn, ông càng chịu đựng để nó dùng nọc độc chích liên hồi, miễn là cứu sống nó thoát khỏi dòng nước đang cuốn trôi.
Có người theo dõi cảnh tượng, mới trách người tín đồ như sau: "Ông mất giờ vô ích. Nó là con bọ cạp, bản chất của nó chỉ là dùng nọc độc để chích mà thôi".
Người tín đồ Ấn giáo mới điềm nhiên trả lời: "Bản chất của con bọ cạp là dùng nọc độc để chích, nhưng bản chất của con người là cứu vớt".
Chúng ta dễ có khuynh hướng phân biệt xã hội thành hai loại người: xấu và tốt, bạn và thù... Kẻ xấu là người đáng xa lánh, người thù thì phải oán căm sâu sắc... Chúa Giêsu đã đánh đổ mọi thứ óc "biệt phái". Những kẻ bị xã hội loại ra bên lề đã được Ngài biến thành bạn hữu, những kẻ đồng bàn. Ngài đã không nhìn người bằng những nhãn hiệu có sẵn, mà chỉ bằng hình ảnh cao quý của Thiên Chúa. Trong cái nhìn ấy, hàng rào giữa bạn và thù, giữa tốt và xấu sẽ được tháo gỡ giữa mọi người. Trong cái nhìn ấy, tất cả mọi người đều có chung một danh xưng; đó là anh em của nhau...
Trích sách Lẽ Sống
LẼ SỐNG 06.8
06 Tháng Tám
Bảng kết tội nhau
Tạp chí Reader's Digest, số xuất bản tháng 11 năm 1985 có đăng một chuyện ngắn, nhưng đầy ý nghĩa về gia đình: Ðôi vợ chồng đã nhiều lần cãi nhau và lần này, đang lúc hai người cãi nhau hăng say, thì người chồng đề nghị với vợ: "Này, chúng ta đừng cãi nhau nữa. Mỗi người hãy lấy giấy, viết ra tất cả những lỗi lầm, những tật xấu của người kia, rồi trao cho nhau". Người vợ đồng ý. Người chồng cầm lấy tờ giấy, nhìn người vợ và cúi mặt xuống viết một câu. Người vợ thấy chồng mình bắt đầu viết, liền hối hả viết liên hồi, dường như cố ý tranh với chồng, để kể ra nhiều tật xấu hơn. Người chồng chỉ viết một câu rồi dừng lại nhìn vợ. Sau vài phút, trang giấy của người vợ đầy những dòng chữ kể ra tật xấu của người chồng và người vợ xem ra hả dạ, vì đã viết nhiều hơn.
Ðến lúc không còn gì để viết nữa, họ trao cho nhau bảng kể tội của nhau. Sau khi nhìn vào tờ giấy của chồng, nét mặt người vợ bỗng đổi vì xúc động. Bà vội vã đòi lại tờ giấy đã đưa cho chồng và có thái độ làm hòa ngay. Trong tờ giấy của người chồng bà chỉ đọc được có một câu duy nhất: Anh yêu em!
Nếu tình yêu chân thật là nền tảng cho mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa, thì con người không bao giờ dám lên tiếng phàn nàn than trách Thiên Chúa. Nếu tình yêu là nền tảng cho mối tương quan giữa con người với con người, thì sẽ không còn cảnh tranh giành, xung đột, hận thù lẫn nhau nữa.
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2010
LẼ SỐNG 05.8
05 Tháng Tám
Tha Nhân Không Là Hỏa Ngục
Có một chàng thanh niên khao khát trở thành một thánh nhân. Chàng xin vào một dòng tu. Không mấy chốc, chàng khám phá ra tính tình nóng nảy của mình. Nhưng thay vì tìm căn nguyên nơi mình, chàng quy trách cho những người xung quanh. Tha nhân đã trở thành hỏa ngục đối với chàng.
Sau cùng, không còn chịu nổi đời sống tập thể nữa, chàng nghĩ có thể tìm thấy sự yên tĩnh trong sa mạc. Thế là chàng đã lên đường tìm đến một nơi hoang vu vắng vẻ để cắm lều sống đời ẩn sĩ. Mà thật thế, chàng đã tìm lại được sự thanh thản trong tâm hồn...
Tuy nhiên, sự bình an trong cô quạnh ấy không kéo dài được. Ma quỷ đã kéo đến và chúng đã gây xáo trộn trong căn lều xinh xắn của chàng. Không còn giữ được bình tĩnh, chàng đã nổi tam bành và đạp đổ tất cả...
Sau cơn giận dữ, trở lại trạng thái bình thường, chàng mới hồi tâm suy nghĩ: Tôi đã bỏ lại tu viện các anh em của tôi, nhưng tôi lại mang chính tôi vào sa mạc. Không phải anh em tôi là căn nguyên của đau khổ của tôi, nhưng tính tình của tôi mới là đầu mối của mọi đổ vỡ...
Chúng ta được sinh ra trong một gia đình, chúng ta được mời gọi để sống trong xã hội. Tha nhân không phải là một trở ngại, nhưng chính là một trợ giúp để chúng ta phát triển nhân cách và thành toàn.
Tất cả mọi căn nguyên chính của thất bại và thành công đều nằm trong ta. Cuộc chiến cam go nhất và liên lỉ nhất của chúng ta, chính là chiến đấu chống lại bản thân chúng ta. Xã hội có thể thay đổi, cuộc sống có thể tốt đẹp hơn nếu chúng ta biết cải thiện con người của chúng ta trước.
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Năm, 5 tháng 8, 2010
LẼ SỐNG 04.8
04 Tháng Tám
Sức mạnh Của Thiên ChúaÐược biết đến và được yêu mến như cha sở họ Ars, cha Gioan Maria Vianney, vị thánh được Giáo Hội mừng kính hôm nay, là một trong những người làm chứng về lời thánh Phaolô đã nói: "Thiên Chúa đã chọn những người không ra gì, để làm rối loạn những người mạnh mẽ".
Năm 1815, thầy Gioan được truyền chức linh mục.
Sau ba năm tập sự dưới sự hướng dẫn của cha Balley, cha Gioan được chỉ định đến xứ Ars. Trên đường đi nhận họ đạo, khi đi đến khúc đường chật hẹp, cỏ mọc ngụp đầu người, giữa lúc không còn biết hướng đi, cha Gioan đã dừng lại hỏi cậu bé mười tuổi tên Anton đang chăn cừu gần đấy. Cậu bé lịch sự chỉ lối cho cha.
Ngày nay tại nơi đây, dân làng Ars đã dựng một tượng đài để kỷ niệm cuộc gặp gỡ này, gồm có tượng đồng diễn tả thánh Gioan Vianney đang đứng trò chuyện với cậu Anton, một tay ngài đặt lên vai cậu, một tay chỉ lên trời. Dưới chân tượng, người ta ghi câu cám ơn của thánh nhân: "Cám ơn con đã chỉ cho cha đường đi tới Ars. Rồi đây, cha sẽ chỉ cho con đường về Thiên Ðàng".
Thực ra, cha Gioan đã không những giữ lời mình đã hứa chỉ đường cho một mình em Anton về quê Trời mà thôi, nhưng cho cả giáo xứ Ars và trăm ngàn người khác từ khắp nơi kéo đến hành hương, để được xưng tội và được hướng dẫn trở về đường ngay nẻo chính.
Ý thức bổn phận của linh mục là dấn thân phục vụ cho đàn chiên, cha Gioan đã hoạch định cho mình một chương trình sống, một chương trình chúng ta có thể gói gém vào ba hoạt động chính sau đây: Nếp sống khắc khổ hy sinh, tôn sùng Phép Thánh Thể và thi hành việc mục vụ qua lời giảng dạy cũng như trong tòa Giải Tội.
Ðể thi hành việc mục vụ, cha Gioan đã cho tha nhân thời giờ của mình: Mỗi ngày cha chỉ dùng 2 hay 3 giờ để nghỉ ngơi lấy sức. Giờ còn lại cha dùng để cầu nguyện và giải tội.
Quỳ lâu trong nhà thờ vào lúc canh khuya, cha Gioan duyệt lại trước Thánh Thể hoàn cảnh của tất cả 230 tín hữu trong họ đạo Ars, từng người một, từng nhu cầu của mỗi người.
Ngoài ra, mỗi ngày vào mùa đông lạnh lẽo, cha Gioan giải tội trung bình khoảng 11 hay 12 tiếng đồng hồ. Vào mùa hè, có khi ngài sử dụng đến 16 giờ để giao hòa các hối nhân lại với Thiên Chúa.
Cha Gioan thường gọi những giờ giải tội lâu dài này là "Giờ của Thiên Chúa". Trong suốt 41 năm mục vụ, cha Gioan có dịp nghe những tội lỗi của con người, những vấn đề, những khó khăn của trần gian. Ðể xoa dịu, mỗi sáng bước lên bàn thờ dâng Thánh Lễ, cha mang theo hết mọi ý nguyện, mọi hoài bão cũng như mọi yếu đuối, mọi lỗi lầm của toàn dân, để xin Thiên Chúa thanh luyện, cải hóa. Qua đó, tòa giải tội trở nên như một giếng nước trong lành, nơi giáo dân đến múc lấy Tình Thương Yêu của Thiên Chúa.
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010
DU LỊCH VATICAN (tt)
Xin thêm một số chi tiết bổ sung bài "DU LỊCH VATICAN KHÔNG TỐN TIỀN"
- Để Quý vị có thể thực hiện chuyến du lịch "THAM QUAN TOÀ THÁNH VATICAN" bất cứ lúc nào, các đường link đến Vatican đã được đưa vào chuyên mục TOÀ THÁNH VATICAN ở bên phải blog.
- Quý vị chỉ cần tìm đến chuyên mục TOÀ THÁNH VATICAN và bấm chuột vào địa danh mình muốn tham quan là trong tích tắc Quý vỵ sẽ được đưa đến đó.
- Trong khi tham quan cần chú ý :
- Dùng chuột bấm vào 1 trong 2 ô vuông màu đen ở góc trái màn hình để xem cận cảnh hoặc toàn cảnh (1 nút xem cận cảnh, nút kia xem toàn cảnh).
- Sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím để xem "tứ phương tám hướng". Quý vị có thể xem mọi ngóc ngách, trên trần, dưới nền... ở nơi quý vị đang tham quan.
Hãy dành chút thời giờ để tham quan Toà Thánh Vatican, Quý vị sẽ được tận mắt chứng kiến những công trình vĩ đại nhất thế giới về nghệ thuật hội hoạ, điêu khắc lẫn kiến trúc...
Kính chúc Quý vỵ một chuyến du lịch lý thú và bổ ích nhưng không tốn tiền.
Thuanphat's blog
LẼ SỐNG 03.8
Trích sách Lẽ Sống03 Tháng Tám
Dòng Nước Từ Sa Mạc
Có một người Ả Rập nghèo nọ phải băng qua giữa sa mạc trong cơn đói khát và mệt lả. Tình cờ, người đó bắt gặp một dòng suối. Với tất cả tấm lòng biết ơn, ông ta uống từng ngụm nước và cảm thấy ngọt ngào khôn tả. Ông múc nước đổ vào bầu da cho đầy và tiếp tục cuộc hành trình.
Sau nhiều ngày vất vả, ông đã đến thủ đô Baghdad. Tìm đủ mọi cách để tiếp kiến với quan đầu tỉnh, ông dâng kính cho quan tặng vật là chính bầu nước. Quan đầu tỉnh đón nhận món quà một cách vui vẻ. Cho nước vào trong ly, ông uống cạn và cám ơn người Ả Rập, đồng thời tưởng thưởng ông một cách quảng đại.
Những người hầu cận cứ nghĩ thầm rằng đây là một thứ nước kỳ diệu nên ai cũng mong được nếm thử. Nhưng quan đầu tỉnh nhất mực từ chối... Chờ cho người Ả Rập đi khuất, quan mới giải thích về cử chỉ của mình. Nước để lâu trong bầu da đã trở nên rất bẩn và hôi thối. Quan nghĩ rằng, nếu tất cả mọi người đều uống nước đó và đều tỏ ra khó chịu trước mặt người Ả Rập, ông ta hẳn sẽ bị tổn thương...
Quà tặng cao quý nhất mà người Ả Rập đã biếu cho quan đầu tỉnh chính là những giọt nước đã cứu sống mình. Quan đầu tỉnh đã tặng cho ông món quà quý giá nhất bằng cách uống lấy nước ông dâng biếu... Cuộc đời sẽ đẹp biết bao nếu con người chỉ biết đối xử với nhau bằng những cử chỉ tế nhị và thân ái. Một cử chỉ nhỏ mọn đến đâu, nhưng nếu được làm với tất cả yêu mến sẽ không bao giờ qua đi.
Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010
LẼ SỐNG 02.8
02 Tháng Tám
Nghệ Thuật Làm Lửa
Thời xa xưa, tìm được cách làm ra lửa là cả một phát minh vĩ đại...
Có một nhà phát minh nọ, sau khi đã tìm được nghệ thuật làm ra lửa đã đi từ bộ lạc này sang bộ lạc khác để quảng bá phương pháp của mình. Có nhiều bộ lạc tiếp thu phương pháp của ông mà không hề bày tỏ một dấu hiệu nào của lòng biết ơn. Nhưng con người quảng đại này không màng đến chuyện người ta biết ơn hay phản bội. Niềm hạnh phúc của ông là thấy được mỗi ngày càng có được nhiều người hưởng được sự phát minh của ông.
Cũng giống như những bộ lạc trước, bộ lạc cuối cùng mà ông mang đến nghệ thuật làm ra lửa cũng hồ hởi đón tiếp ông. Nhưng không mấy chốc, các tư tế trong bộ lạc tỏ lòng ghen tức, họ âm mưu sát hại ông để xóa bỏ mọi ảnh hưởng của ông. Sau khi mưu sát ông, để đánh tan mọi nghi ngờ, các tư tế cho vẽ một bức chân dung của ông và đặt trên bàn thờ. Trong mọi nghi thức tế tự, tên của ông được thành kính nhắc đến như một đại ân nhân của bộ lạc. Các dụng cụ ông làm ra lửa cũng được các tư tế cho đặt vào trong một chiếc hộp quý. Họ cũng rêu rao rằng bất cứ ai lấy lòng tin mà chạm đến các báu vật ấy sẽ được chữa mọi bệnh tật.
Vị Thượng tế của bộ lạc cũng nhận trách nhiệm biên soạn một tiểu sử của vị phát minh ra lửa. Quyển tiểu sử ấy cũng trở thành một thứ sách Thánh trong đó gương sáng, đời sống gương mẫu của vị đại ân nhân được ca tụng và đề ra như lý tưởng cho mọi người noi theo. Các tư tế cũng tự nhận cho họ quyền được giải thích về cuộc đời và các lời răn dạy của vị phát minh.
Ðể đảm bảo tính cách tinh ròng của những lời răn dạy của vị phát minh, các tư tế ra vạ tuyệt thông hoặc tử hình cho tất cả những ai không chấp nhận những lời giải thích của họ. Dân chúng sợ hãi đến độ dần dà họ chỉ còn biết có những lời giải thích của các vị tư tế và quên hẳn cả chính nghệ thuật làm ra lửa.
Câu chuyện ngụ ngôn trên đây đã được một vị linh đạo nổi tiếng của Ấn Ðộ là linh mục Anthony De Mello ghi lại trong các câu chuyện có nội dung giáo lý của cha. Qua câu chuyện này, cha De Mello như muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng cái khuynh hướng chung của những người có tôn giáo là dễ dàng quên đi chính cái cốt lõi của tôn giáo. Con người dễ bám vào những nghi thức bên ngoài của tôn giáo mà quên đi sứ điệp thiết yếu của nó. Chiến tranh tôn giáo, sự bất khoan dung của các tín đồ đều bắt nguồn từ khuynh hướng trên.
Người tín hữu Kitô chúng ta có lẽ cũng không thoát khỏi khuynh hướng ấy. Chúng ta dễ bị cám dỗ nhìn vào đạo của chúng ta như một hệ thống của những cơ cấu, của những nghi thức, của những điều phải tin, phải giữ, nhưng lại quên đi cái cốt lõi của đạo chúng ta chính là tình yêu. Chúng ta sẵn sàng nhân danh Chúa, nhân danh đạo lý để loại trừ, để bách hại người anh em bằng cách này hay cách khác. Rốt cục cũng giống như bộ lạc cuối cùng trong câu chuyện ngụ ngôn trên đây, lửa của yêu thương mà Chúa Giêsu đã mang đến, chúng ta đã dập tắt đi để thay vào đó bằng những nghi thức thừa thãi trống rỗng. Chúng ta dễ dàng thay thế đạo của yêu thương, đạo của Tin Mừng bằng đạo của hình thức, đạo của giả hình...
Quên đi cốt lõi của Tin Mừng là Yêu Thương, chúng ta cũng loại bỏ chính Chúa Kitô ra khỏi cuộc sống của chúng ta. Không chừng chúng ta cũng đang đóng đinh Ngài một lần thứ hai. Lời Kinh của chúng ta sẽ chỉ là những tiếng kêu trống rỗng, các nghi thức của chúng ta sẽ chỉ là những trò hề, nếu cuộc sống của chúng ta chưa được thấm nhuần, tưới gội bằng Lửa của Yêu Thương mà Chúa Giêsu đã mang đến cho chúng ta
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Hai, 2 tháng 8, 2010
LẼ SỐNG 01.8
01 Tháng Tám
Bài Giảng Của Vị Giáo Trưởng
Bài Giảng Của Vị Giáo Trưởng
Trong một thị trấn nhỏ bên Liên Xô. Một số người Do Thái đang chờ đón vị giáo trưởng của họ. Ðã lâu lắm cộng đoàn của họ không có người lãnh đạo. Vị giáo trưởng lại cư ngụ trong một thành phố khác. Ông chỉ đến thăm cộng đoàn nhỏ bé này mỗi năm một lần. Ai ai cũng náo nức được gặp con người thánh thiện nổi tiếng này. Mọi người chuẩn bị những câu hỏi mà họ sẽ lần lượt nêu lên để xin vị giáo trưởng giải đáp.
Khi ông đến nơi, sự căng thẳng càng hiện lên trên nét mặt của nhiều người. Ai cũng đang trong tư thế giơ tay để đặt câu hỏi. Nhưng khi mọi người đã an tọa trong phòng họp, vị giáo trưởng không nói lời nào. Ông đưa mắt nhìn mọi người. Một hồi lâu, ông bỗng ngân nga một điệu nhạc. Mọi người đều bắt chước làm theo. Vị giáo trưởng lại cất tiếng hát lên một bài ca quen thuộc. Mọi người cũng hát theo ông... Mọi người tưởng nghi thức mở đầu ấy sẽ chấm dứt và vị giáo trưởng sẽ nói lên những lời vàng ngọc.
Nhưng không, trái với sự chờ đợi của mọi người, hết bài ca này đến bài ca khác, ông không ngừng bắt lên những bài ca mới. Khi các bài ca vừa dứt, ông bước xuống khỏi bục giảng và bắt đầu nhảy múa. Ông vừa nhảy vừa vỗ tay, không mấy chốc cả cử tọa cũng bước ra khỏi ghế và nhảy theo ông. Tiếng vỗ tay, tiếng hát, tiếng nhịp chân lôi kéo mọi người vào điệu múa khiến họ không còn nhớ đến những câu hỏi mà họ đã chuẩn bị từ mấy hôm trước. Cả cộng đoàn hòa nhịp với nhau trong đôi chân, cùng nắm tay nhau, cùng khăng khít với nhau trong phấn khởi, vui tươi, cảm thông, hiệp nhất...
Khi các điệu vũ đã chấm dứt, mọi người trở về chỗ ngồi của mình. Lúc bấy giờ, vị giáo trưởng mới lên tiếng nói và ông chỉ nói có vỏn vẹn một câu ngắn ngủi như sau: "Tôi tin chắc rằng tôi đã trả lời cho mọi thắc mắc của anh chị em".
Cô đơn là nguyên nhân gây ra mọi thứ xáo trộn, bệnh tật trong chúng ta. Cô đơn đưa chúng ta đến sầu muộn. Sầu muộn đưa chúng ta đến nổi loạn. Nổi loạn đưa chúng ta đến tội ác...
Có những người bị người khác đày đọa cô đơn, nhưng cũng không thiếu những người tự giam hãm vào cô đơn. Nhưng đày đọa kẻ khác vào cô đơn cũng có nghĩa là cắt bớt đi một sợi dây liên kết, là tiến dần đến chỗ cô đơn.
Ðể ra khỏi cô đơn, liều thuốc duy nhất chính là làm cho người khác bớt cô đơn. Một tiếng hát vui tươi cất lên để mời gọi mọi người cùng hát với mình, một tiếng vỗ tay tung ra để mời gọi mọi người cùng phấn khởi với mình, một nhịp bước đưa ra để mời gọi mọi người cùng nhảy múa với mình: khi hòa nhịp với nhau trong một niềm vui chung, người ta sẽ xóa đi được bao nhiêu vấn đề vướng mắc trong tâm tư.
Có ra khỏi chính mình để chia vui sẻ buồn với người, có ra khỏi chính mình để chỉ nghĩ đến những ưu tư phiền muộn của người, có ra khỏi chính mình để lo lắng cho người, để giúp đỡ người, chúng ta mới làm vơi đi được nỗi cô đơn của mình và cũng giúp người bớt cô đơn.
Cho thì có phúc hơn nhận lãnh: càng trao ban, càng ra khỏi chính mình, chúng ta mới cảm thấy vơi nhẹ đi những ưu tư, lo lắng của mình...
Trích sách Lẽ Sống
DU LỊCH VATICAN KHÔNG TỐN TIỀN
Đi tour coi Tòa thánh
VietCatholic News (28 Jul 2010 09:48)
Hình ảnh trên mạng đưa Roma vào ngay ngôi nhà bạn ở.Các links sau đây sẽ dẫn chúng ta đi vào các tour xem
Đền thánh Phêrô: www.vatican.va/various/basiliche/san_pietro/vr_tour/index-en.html
Nguyện đường Sistine: www.vatican.va/various/cappelle/sistina_vr/index.html
Nhà thờ Thánh Gioan Laterano: www.vatican.va/various/basiliche/san_giovanni/vr_tour/Media/VR/Lateran_Nave1/index.html
Nhà thờ Thánh Phaolô Ngoại thành: www.vatican.va/various/basiliche/san_paolo/vr_tour/index-it.html
Phụng Nghi
Có thể xem toàn bộ bài viết tại : vietcatholic news
Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2010
AUDIO THÁNH LỄ CN XVIII THƯỜNG NIÊN NĂM C
*Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XVIII thường niên năm C.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)