Chủ Nhật, 17 tháng 10, 2010
Thứ Tư, 13 tháng 10, 2010
LẼ SỐNG 13.10
13 Tháng Mười
Mặt Trời Múa
Mặt Trời Múa
Hôm nay 13 tháng 10, là ngày kỷ niệm Ðức Mẹ hiện ra lần thứ sáu cho ba em Lucia, Phanxicô và Giacinta tại làng Fatima bên Bồ Ðào Nha.
Ðây là lần hiện ra có đông đảo dân chúng chứng kiến nhất. Mặc dù thời tiết xấu, ngay từ ngày 12, có trên mười ngàn người Bồ Ðào Nha từ khắp nơi trong nước đổ xô về Fatima để chờ đợi phép lạ như Ðức Mẹ đã hứa trong các lần hiện ra trước. Người lo lắng nhất trong suốt mấy ngày hôm đó chính là bà mẹ của Lucia. Bà khuyên cô con gái hãy đi xưng tội để nhỡ nếu không có phép lạ xảy ra, thì khi bị giết chết, họ cũng an tâm vì đã xưng tội. Cô Lucia trả lời: con sẽ đi xưng tội, nhưng không phải vì sợ phép lạ không xảy ra... Ðức Mẹ sẽ giữ lời hứa.
Buổi sáng sớm ngày 13/10, người ta đã thấy đám đông đứng phủ đầy ngọn đồi Cova da Iria, nơi Ðức Mẹ hứa sẽ hiện đến. Dưới cơn mưa lất phất của những ngày đầu mùa thu, ai cũng cảm thấy lạnh cóng, nhưng đều hiệp ý với nhau trong lời Kinh Mân Côi kính Mẹ. Mọi người đều chăm chú hướng nhìn về ba em bé mục đồng, trong y phục rách rưới và bê bết những bùn.
Lucia bắt đầu đọc Kinh Mân Côi, bỗng cô hô lớn: "Xin mọi người hãy xếp dù lại". Với hai em Phanxicô và Giacinta, cô ra lệnh: "Hai em hãy quỳ xuống, vì Ðức Mẹ đang hiện đến".
Cùng với ba em, nhiều người đã nhìn thấy vệt sáng trên nền trời. Trong một cái nhìn vừa cảm thông và u buồn, Ðức Mẹ nói với ba em bé: "Ta là Ðức Mẹ Mân Côi... Ta muốn người ta xây một nhà nguyện tại đây để kính nhớ Ta. Các con hãy tiếp tục lần hạt mỗi ngày". Và Ðức Mẹ đã hứa sẽ nhận lời cầu xin của một số người mà Lucia đại diện trình lên Mẹ. Nhưng Mẹ cảnh cáo: "Ðừng xúc phạm đến Chúa nữa, người ta đã xúc phạm quá đỗi rồi". Nói xong những điều đó, Ðức Mẹ chỉ tay về hướng mặt trời... Trong cơn ngây ngất, Lucia đã thốt lên: "Xin mọi người hãy nhìn về mặt trời".
Lạ lùng thay, ai cũng có thể nhìn về mặt trời mà không bị lóa mắt. Như một bánh xe cuồn cuộn lửa đỏ, ánh thái dương bỗng quay lượn, nhảy múa và toát ra những tia sáng muôn màu sắc. Rồi thình lình, từ trời cao, mặt trời bỗng đổ xuống như một trái bóng da khổng lồ. Trong cơn hốt hoảng, mọi người cảm thấy như mặt trời sắp rơi xuống, ai ai cũng nằm rạp xuống trên bãi cỏ và đấm ngực ăn năn như để chờ đợi giây phút cuối cùng của vũ trụ... Hiện tượng mặt trời nhảy múa và sa xuống mặt đất kéo dài trong vòng hai phút. Khi mặt trời đã trở lại trạng thái bình thường, mọi người đều nhận thấy rằng, bãi cỏ ướt đẫm trong cơn mưa bỗng trở nên khô ráo.
Việc Ðức Mẹ hiện ra và hiện tượng mặt trời nhảy múa đi kèm như được mô tả trên đây, mang nhiều ý nghĩa.
Chính phủ cách mạng tại Bồ Ðào Nha vào năm 1917 muốn đánh đổ những thứ mà họ gọi là huyền thoại tôn giáo, cũng như dẹp bỏ mọi thứ cuồng tín. Buổi sáng ngày 13/10 hôm đó, cả một lực lượng vũ trang hùng hậu đã được gửi đến đồi Cova da Iria để ngăn cản mọi cuộc tập họp của dân chúng. Báo chí thì tung ra lời tuyên đoán rằng phép lạ sẽ không bao giờ xảy ra và huyền thoại tôn giáo sẽ cáo chung từ hôm đó.
Thế nhưng tất cả những sức ép trên đây đã không đánh đổ được lòng tin của người tín hữu.
Phép lạ mặt trời múa vừa là một thể hiện của quyền năng của Thiên Chúa vừa là một lời mời gọi sám hối. Ðệ nhất chiến tranh thế giới đã phát sinh nhiều làn sóng vô thần chủ trương tiêu diệt tôn giáo bằng bạo lực. Bên cạnh những chế độ độc tài chối bỏ quyền sống của con người, nhiều người cũng buông thả trong đời sống luân lý.
Thế giới chỉ có thể cứu vãn được nếu con người biết hoán cải: đó là sứ điệp mà Ðức Maria đã không ngừng lặp đi lặp lại tại Fatima. Và phương tiện để giúp con người hoán cải trước tiên đó là cầu nguyện. Cầu nguyện không những là quay trở lại với Chúa, nhưng còn là một cải đổi tương quan đối với người anh em.
Lịch sử đang lập lại không ngừng. Quyền sống của con người đang bị chối bỏ nhiều nơi trên thế giới. Con người cũng chối bỏ và chà đạp chính Thiên Chúa trong những sa đọa về luân lý. Ðức Maria đang tha thiết kêu mời chúng ta hãy sám hối, siêng năng cầu nguyện với Kinh Mân Côi... Ðó là phương thế duy nhất để cứu vãn thế giới của chúng ta.
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Ba, 12 tháng 10, 2010
LẼ SỐNG 12.10
12 Tháng Mười
Người Nữ Tu Khó Tính
Người Nữ Tu Khó Tính
Thánh nữ Têrêxa hài đồng Giêsu được trao phó cho công việc trông coi một chị nữ tu già bị bất toại. Người nữ tu già này nổi tiếng là một người khó tính trong nhà dòng. Têrêxa phải dìu bà đi từng bước. Một chút thiếu sót cũng đủ cho Têrêxa bị trách móc. Bà không một lần nói lên một tiếng cám ơn. Thế nhưng Têrêxa vẫn luôn tỏ ra vui tươi hồn nhiên và chịu đựng tất cả vì thánh nữ yêu mến Chúa và vì Tình Yêu Chúa, thánh nữ yêu mến người nữ tu già đáng thương này.
Tình yêu đối với Chúa thường không tỏ hiện bên ngoài. Dấu hiệu bên ngoài của tình yêu mến đối với Chúa chính là yêu mến tha nhân. Và chúng ta chứng tỏ tình yêu đối với tha nhân không những bằng lời nói nhưng nhất là bằng hành động, bằng sự nhẫn nhục, tha thứ và cảm thông.
Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010
LẼ SỐNG 11.10
11 Tháng Mười
Một Cách Truyền Giáo
Một Cách Truyền Giáo
Tuần báo Midnight-Globe xuất bản tại Hoa Kỳ, gần đây có thuật lại một phương thức làm việc tông đồ của một tín hữu Kitô như sau: mỗi ngày, trừ ngày Chúa Nhật, ông Jewel Pierce đều ra bờ sông Coosa, gần chỗ ông ở, tại bang Alabama. Ông ném xuống sông hai chai không, trong đó ông để một mảnh giấy ghi lại một câu kinh thánh nói về tình thương, hay một sứ điệp tương tự, kèm theo đó là lời đề nghị sẵn sàng giúp đỡ tất cả những ai cần đến sự giúp đỡ của ông về tinh thần cũng như vật chất. Những chai không đó được bít kín lại và theo dòng sông chạy ra biển khơi cách đó 15 cây số.
Trong vòng 40 năm, ông Jewel Pierce đã gửi đi được 27,000 sứ điệp tình thương Kitô như thế, kèm theo địa chỉ của ông. Ðã có hơn 2,000 người thuộc 30 quốc gia khác nhau đã viết thư trả lời và rất nhiều người đã đọc được những lời đầy hy vọng của sứ điệp Kitô.
Một vị giám mục Việt Nam đã thuật lại chứng từ sau đây. Tại một làng nhỏ ở miền thượng du Bắc Việt, toàn dân làng là người Công Giáo, nhưng từ 20 năm qua, họ không có linh mục coi sóc. Dù vậy, các tín hữu vẫn tổ chức các buổi đọc kinh và hát thánh ca tại nhà thờ. Ðây cũng là nơi họ tổ chức các lễ cưới và rửa tội một cách trọng thể. Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng dân làng vẫn sống trong an vui và bình thản.
Tiếng đồn về niềm vui của dân làng này đến tai một làng sơn cước. Do đó, dân làng sơn cước này yêu cầu những người Công Giáo cho người đến dạy họ các bài kinh và thánh ca để họ cũng tìm được niềm vui.
Nhưng dân làng Công Giáo không tìm được ai: người lớn thì phải đi làm việc đồng áng, trẻ em thì phải đi học, còn người già cả thì không đủ sức băng rừng leo núi để đến giúp người sơn cước. Chỉ có một người thuộc kinh bổn, thánh ca và biết các nghi thức tôn giáo. Người đó lại là một người mù.
Sau khi bàn bạc với nhau, dân làng sơn cước đã đồng ý sai người dẫn hai con ngựa đi rước người mù. Người tín hữu tàn tật này đã ở lại với dân làng 4 tháng. Cứ mỗi tối, sau khi làm việc trở về, dân làng tụ họp với nhau, nay nhà này, mai nhà khác, để tập đọc kinh và hát thánh ca. Sau một thời gian, người giảng viên giáo lý mù khảo sát và làm phép rửa cho người dân làng đầu tiên. Và người tân tòng này lại rửa tội cho những người khác và cứ như thế cho đến người cuối cùng.
Phương pháp làm việc tông đồ của làng Công Giáo trên đây là phương pháp đơn sơ, nhưng cốt yếu của Kitô giáo: đó là rao giảng bằng chính chứng từ của cuộc sống, nhất là cuộc sống an bình và vui tươi.
Trích sách Lẽ Sống
LẼ SỐNG 10.10
10 Tháng Mười
Trần Như Nhộng
Trần Như Nhộng
Trần Bình vốn là một mưu thần đời nhà Hán, thời Hán Sở tranh hùng. Một hôm, khi trốn Sở về đầu Hán, Trần Bình phải đi qua một con sông lớn. Người lái đò đưa khách qua lại vốn là một tay cướp giật, giết người khét tiếng. Hắn nghĩ Trần Bình là một người giàu có, định ra tay hãm hại để thâu đoạt tiền của. Biết ý định của tên lái đò, trước khi xuống đò, Trần Bình đã cởi bỏ hết quần áo. Mình trần như nhộng, Trần Bình lại đến xin tên lái đò cho chèo phụ giúp hắn. Nghĩ rằng một người trần truồng như thế không phải là một người giàu có, tên lái đò đã để yên cho Trần Bình. Thế là ông thoát nạn.
Ðôi khi phải chấp nhận một vài nhục nhã, cắt bỏ đi một phần của cải hay cả một phần thân thể, chúng ta mới có thể thoát khỏi hiểm nguy đe dọa đến tính mạng. Trong bất cứ một cuộc di tản nào, để bảo đảm cho mạng sống, đôi khi người ta phải bỏ lại đằng sau nhà cửa, ruộng vườn, tài sản và ngay cả bà con thân thuộc của mình. Chúng ta có một sự sống giá trị gấp bội phần sự sống trên trần gian này. Sự sống ấy đòi hỏi chúng ta phải hy sinh tất cả mọi sự trong cuộc sống tạm bợ này. Lời sau đây của Chúa Giêsu đã đánh động không biết bao nhiêu người trong lịch sử nhân loại: "Lời lãi cả thế gian để được ích gì nếu mất linh hồn mình?"
Trích sách Lẽ Sống
Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2010
Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN NĂM C
* Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXVIII thường niên năm C.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ
Ca đoàn Monica hát Lễ
* Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ
Ca đoàn Monica hát Lễ
* Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
NHẬT KÝ ĐẠI HỘI XI HĐGM.VIỆT NAM
Nhật ký Đại Hội lần thứ XI
Hội đồng Giám mục Việt Nam
04–08/10/2010 (5)
Hội đồng Giám mục Việt Nam
04–08/10/2010 (5)
Sáng ngày 08-10-2010, ngày cuối cùng của Đại Hội, các Đức cha dâng lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu tại nhà nguyện Đại Chủng Viện Thánh Giuse với gia đình Đại chủng viện. Đức cha giảng lễ nhắc lại lời cha sở họ Ars: “Linh mục là tình yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu”, và lời của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II: “Một lòng sùng kính đúng đắn, mãnh liệt và dịu dàng đối với Thánh Tâm Chúa Kitô có thể góp thêm phần vào công cuộc đào tạo linh mục” (Pastores Dabo Vobis 48). Cả gần một tuần lễ các Đức cha sống và làm việc trong tâm tình cầu nguyện với Đức Mẹ Mân Côi, ngày cuối cùng lại kết thúc trong tâm tình tạ ơn Thánh Tâm Tình Yêu Con của Mẹ, thật đẹp.
Buổi làm việc cuối cùng sáng hôm nay dành cho một số vấn đề còn lại trong tổ chức Đại hội Dân Chúa tháng 11, và Lễ Bế mạc Năm Thánh tại La Vang. Trước khi kết thúc, các Đức cha nghe đọc lại Thư của HĐGM gửi toàn thể Dân Chúa ở Việt Nam, và biên bản Đại Hội. Sau khi buổi họp kết thúc, một phái đoàn các Bề trên giám tỉnh các dòng tu, các linh mục tổng thư ký các Ủy ban đến gặp gỡ chúc mừng các Đức cha, đặc biệt là ban Thường vụ mới. Đại diện cho toàn thể Giáo Hội Việt Nam, các Đức giám mục 26 giáo phận và các dòng tu tạ ơn Chúa đã xuống ơn cho Đại hội được thành công tốt đẹp, với nửa giờ chầu Thánh Thể trong nhà nguyện Đại chủng viện. Sau đó mọi người cùng dùng bữa thân mật tại sảnh đường Trung tâm Mục vụ.
nguồn : WHĐ
Buổi làm việc cuối cùng sáng hôm nay dành cho một số vấn đề còn lại trong tổ chức Đại hội Dân Chúa tháng 11, và Lễ Bế mạc Năm Thánh tại La Vang. Trước khi kết thúc, các Đức cha nghe đọc lại Thư của HĐGM gửi toàn thể Dân Chúa ở Việt Nam, và biên bản Đại Hội. Sau khi buổi họp kết thúc, một phái đoàn các Bề trên giám tỉnh các dòng tu, các linh mục tổng thư ký các Ủy ban đến gặp gỡ chúc mừng các Đức cha, đặc biệt là ban Thường vụ mới. Đại diện cho toàn thể Giáo Hội Việt Nam, các Đức giám mục 26 giáo phận và các dòng tu tạ ơn Chúa đã xuống ơn cho Đại hội được thành công tốt đẹp, với nửa giờ chầu Thánh Thể trong nhà nguyện Đại chủng viện. Sau đó mọi người cùng dùng bữa thân mật tại sảnh đường Trung tâm Mục vụ.
nguồn : WHĐ
NHẬT KÝ ĐẠI HỘI XI HĐGM.VIỆT NAM
Nhật ký Đại Hội lần thứ XI
Hội đồng Giám mục Việt Nam
04–08/10/2010 (4)
Hội đồng Giám mục Việt Nam
04–08/10/2010 (4)
Ngày 07-10-2010 các giám mục bước vào ngày làm việc thứ ba bằng kinh sáng và thánh lễ Đức Mẹ Mân Côi, một hình ảnh rất đẹp giống như các tông đồ Hội Thánh sơ khai ở Giêrusalem cầu nguyện cùng với Đức Maria Thân Mẫu Chúa Giêsu mong chờ Chúa Thánh Thần ngự xuống. Các giám mục như các tông đồ xưa bàn bạc với nhau những công việc chung của Hội thánh với một mục đích là làm sao Tin Mừng Chúa phục sinh được lan truyền khắp nơi.
Khởi đầu ngày làm việc, Đức Tổng giám mục Huế trình bày chương trình phác thảo Lễ Bế mạc Năm Thánh 2010 tại La Vang với chủ đề “Cùng Mẹ ra khơi”, dự kiến sẽ bắt đầu từ chiều ngày 04-01 đến trưa ngày 06-01-2011. Các Đức cha góp ý nhiều chi tiết cho chương trình cuộc Lễ nhằm làm nổi bật bầu khí “nguyện” hơn là “diễn”, theo lời của Đức tổng Huế, nghĩa là làm sao để người tham dự cảm nhận được sâu sắc mầu nhiệm hiệp thông và sứ vụ của Giáo Hội. Từ đó, các Đức Cha quan tâm tổ chức sao cho đạt mục tiêu.
Kế tiếp, Đức giám mục Hải Phòng chủ tịch Ủy ban Mục vụ Giới trẻ trình bày về hội thảo tháng 7 vừa qua, với Nội quy Ủy ban Giới trẻ đã được xây dựng và bàn thảo, và với tập Kỷ yếu đẹp tường thuật nhiều điều ý nghĩa của giới trẻ Công giáo Việt Nam. Ngài cũng thông báo về Đại hội Giới trẻ thế giới ở Madrid trong năm tới 2011 để các giáo phận ghi danh tham dự.
Tiếp lời Đức cha Hải Phòng, Đức cha chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ – Chủng sinh trình bày chương trình thường huấn cho các nhà đào tạo Chủng viện với sự hỗ trợ vật chất và tinh thần của MEP và Học viện Công giáo Paris. Các Đức cha đều vui mừng tán thành nhưng một vài vị cũng lưu ý nên quan tâm nhiều hơn đến huấn luyện (formation) toàn diện chứ không chỉ khía cạnh tri thức.
Sau đó Đại hội nhất trí thông qua Tài Liệu Làm Viêc của Đại Hội Dân Chúa sau khi nghe Đức cha Phêrô Khảm trình bày. Thời gian còn lại của buổi sáng, các Đức cha bàn thảo về Hội nghị khoáng đại của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC General Assembly) 2012 dự định sẽ do HĐGMVN đăng cai năm sau. HĐGM cũng quyết định lập thêm một Ủy ban mới là Ủy ban Công Lý và Hòa Bình để thúc đẩy việc tìm hiểu, học hỏi và áp dụng Giáo huấn xã hội của Giáo Hội.
Toàn bộ thời gian buổi chiều Đại hội dành cho việc bỏ phiếu bầu Ban Thường vụ và chủ tịch các Ủy ban nhiệm kỳ mới (2010-2013). HĐGMVN sẽ thông báo kết quả vào ngày mai qua lá Thư gửi Cộng đoàn Dân Chúa.
Khởi đầu ngày làm việc, Đức Tổng giám mục Huế trình bày chương trình phác thảo Lễ Bế mạc Năm Thánh 2010 tại La Vang với chủ đề “Cùng Mẹ ra khơi”, dự kiến sẽ bắt đầu từ chiều ngày 04-01 đến trưa ngày 06-01-2011. Các Đức cha góp ý nhiều chi tiết cho chương trình cuộc Lễ nhằm làm nổi bật bầu khí “nguyện” hơn là “diễn”, theo lời của Đức tổng Huế, nghĩa là làm sao để người tham dự cảm nhận được sâu sắc mầu nhiệm hiệp thông và sứ vụ của Giáo Hội. Từ đó, các Đức Cha quan tâm tổ chức sao cho đạt mục tiêu.
Kế tiếp, Đức giám mục Hải Phòng chủ tịch Ủy ban Mục vụ Giới trẻ trình bày về hội thảo tháng 7 vừa qua, với Nội quy Ủy ban Giới trẻ đã được xây dựng và bàn thảo, và với tập Kỷ yếu đẹp tường thuật nhiều điều ý nghĩa của giới trẻ Công giáo Việt Nam. Ngài cũng thông báo về Đại hội Giới trẻ thế giới ở Madrid trong năm tới 2011 để các giáo phận ghi danh tham dự.
Tiếp lời Đức cha Hải Phòng, Đức cha chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ – Chủng sinh trình bày chương trình thường huấn cho các nhà đào tạo Chủng viện với sự hỗ trợ vật chất và tinh thần của MEP và Học viện Công giáo Paris. Các Đức cha đều vui mừng tán thành nhưng một vài vị cũng lưu ý nên quan tâm nhiều hơn đến huấn luyện (formation) toàn diện chứ không chỉ khía cạnh tri thức.
Sau đó Đại hội nhất trí thông qua Tài Liệu Làm Viêc của Đại Hội Dân Chúa sau khi nghe Đức cha Phêrô Khảm trình bày. Thời gian còn lại của buổi sáng, các Đức cha bàn thảo về Hội nghị khoáng đại của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC General Assembly) 2012 dự định sẽ do HĐGMVN đăng cai năm sau. HĐGM cũng quyết định lập thêm một Ủy ban mới là Ủy ban Công Lý và Hòa Bình để thúc đẩy việc tìm hiểu, học hỏi và áp dụng Giáo huấn xã hội của Giáo Hội.
Toàn bộ thời gian buổi chiều Đại hội dành cho việc bỏ phiếu bầu Ban Thường vụ và chủ tịch các Ủy ban nhiệm kỳ mới (2010-2013). HĐGMVN sẽ thông báo kết quả vào ngày mai qua lá Thư gửi Cộng đoàn Dân Chúa.
Nguồn : WHĐ
Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2010
NHẬT KÝ ĐẠI HỘI XI HĐGM.VIỆT NAM
Nhật ký Đại Hội lần thứ XI
Hội đồng Giám mục Việt Nam
04–08/10/2010 (3)
Hội đồng Giám mục Việt Nam
04–08/10/2010 (3)
Ngày 06.10.2010, Đại hội HĐGMVN bước vào ngày làm việc thứ hai. Đề tài chính vẫn là Đại hội Dân Chúa sắp tới, nhưng hôm nay các giám mục quan tâm và bàn thảo về những góp ý của một số giáo dân, linh mục, và giám mục về vấn đề tổ chức Đại hội, đặc biệt về số đại biểu tham dự cũng như khách mời. Các Đức cha cũng dành thời gian góp ý tiếp tục cho Tài Liệu Làm việc dùng cho Đại hội dân Chúa, là tài liệu cần được biểu quyết cuối kỳ Đại hội này.
Ngoài ra, Đại hội cũng lắng nghe Đức cha Cosma giám mục Bắc Ninh tường trình và chia sẻ về khóa học cập nhật (aggiornamento) trong ba tuần lễ tháng 9 vừa qua tại Roma dành cho các giám mục mới được tấn phong. Đại hội cũng vui mừng khi nghe Đức cha phụ tá Tổng giáo phận Huế tường trình về Hội thảo cũng trong tháng 9 vừa qua tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Huế về “Thân thế và sự nghiệp của cố Cả Léopold M. Cadière (1869-1955)”, linh mục thuộc Hội Thừa sai Hải ngoại Paris, một nhà thừa sai và là nhà nghiên cứu về Huế và nhà Việt Nam học nổi tiếng đầu thế kỉ 20. Có rất nhiều nhà nghiên cứu đa số không Công giáo góp tham luận và đóng góp ý kiến trong cuộc Hội thảo này, công nhận những cống hiến rất to lớn của cha Cadière đối với văn hóa-lịch sử, ngôn ngữ, triết học, nghệ thuật... của Việt nam và Huế. Kế đó, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, giám mục giáo phận Vinh, chia sẻ về cuộc hội thảo “Chân dung một vị mục tử” tức Đức cố Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, là con người của hòa bình như tên gọi của ngài, con người của đối thoại thẳng thắn và hợp tác chân thành. Đức cha giáo phận Bà Rịa tiếp nối đưa ra hai điểm nhỏ cần bỏ phiếu tu chính trong Quy chế HĐGMVN, nhân đó Đại hội cũng thảo luận về cơ cấu tổ chức của chính HĐGMVN.
Buổi chiều, cha Ignatiô Hồ Văn Xuân giám đốc Trung tâm Công giáo và cha Giuse Đinh Tất Quý phụ trách xây dựng của giáo phận Sài Gòn được mời đến thuyết trình trước Đại hội về Dự án thiết kế Trung tâm Công giáo số 72/12 Trần Quốc Toản Quận 3 Tp.HCM, để thành trụ sở của HĐGM, Văn phòng Tổng Thư Ký và văn phòng các ủy ban trực thuộc HĐGM. Dự án chỉ mới ở giai đoạn sơ phác còn cần sự góp ý của các Đức cha. Sau đó, Đại hội lắng nghe cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, giám tỉnh Dòng Chúa Cứu thế, tường trình về dự án xây dựng Trung tâm Hành hương Thánh mẫu La Vang và thông báo kết quả cuộc thi chọn các đồ án. Đức Tổng giám mục Huế xin HĐGM đề cử một ban giám định gồm các giám mục đại diện HĐGMVN để có ý kiến cũng như có kết luận cuối cùng trong tiến trình tuyển chọn phương án. Thời gian còn lại của buổi chiều, Đại hội nghe và thảo luận về dự án Học viện Thần học do Đức cha Phêrô chủ tịch UB Giáo dục trình bày.
nguồn : WHĐ
Ngoài ra, Đại hội cũng lắng nghe Đức cha Cosma giám mục Bắc Ninh tường trình và chia sẻ về khóa học cập nhật (aggiornamento) trong ba tuần lễ tháng 9 vừa qua tại Roma dành cho các giám mục mới được tấn phong. Đại hội cũng vui mừng khi nghe Đức cha phụ tá Tổng giáo phận Huế tường trình về Hội thảo cũng trong tháng 9 vừa qua tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Huế về “Thân thế và sự nghiệp của cố Cả Léopold M. Cadière (1869-1955)”, linh mục thuộc Hội Thừa sai Hải ngoại Paris, một nhà thừa sai và là nhà nghiên cứu về Huế và nhà Việt Nam học nổi tiếng đầu thế kỉ 20. Có rất nhiều nhà nghiên cứu đa số không Công giáo góp tham luận và đóng góp ý kiến trong cuộc Hội thảo này, công nhận những cống hiến rất to lớn của cha Cadière đối với văn hóa-lịch sử, ngôn ngữ, triết học, nghệ thuật... của Việt nam và Huế. Kế đó, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, giám mục giáo phận Vinh, chia sẻ về cuộc hội thảo “Chân dung một vị mục tử” tức Đức cố Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, là con người của hòa bình như tên gọi của ngài, con người của đối thoại thẳng thắn và hợp tác chân thành. Đức cha giáo phận Bà Rịa tiếp nối đưa ra hai điểm nhỏ cần bỏ phiếu tu chính trong Quy chế HĐGMVN, nhân đó Đại hội cũng thảo luận về cơ cấu tổ chức của chính HĐGMVN.
Buổi chiều, cha Ignatiô Hồ Văn Xuân giám đốc Trung tâm Công giáo và cha Giuse Đinh Tất Quý phụ trách xây dựng của giáo phận Sài Gòn được mời đến thuyết trình trước Đại hội về Dự án thiết kế Trung tâm Công giáo số 72/12 Trần Quốc Toản Quận 3 Tp.HCM, để thành trụ sở của HĐGM, Văn phòng Tổng Thư Ký và văn phòng các ủy ban trực thuộc HĐGM. Dự án chỉ mới ở giai đoạn sơ phác còn cần sự góp ý của các Đức cha. Sau đó, Đại hội lắng nghe cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, giám tỉnh Dòng Chúa Cứu thế, tường trình về dự án xây dựng Trung tâm Hành hương Thánh mẫu La Vang và thông báo kết quả cuộc thi chọn các đồ án. Đức Tổng giám mục Huế xin HĐGM đề cử một ban giám định gồm các giám mục đại diện HĐGMVN để có ý kiến cũng như có kết luận cuối cùng trong tiến trình tuyển chọn phương án. Thời gian còn lại của buổi chiều, Đại hội nghe và thảo luận về dự án Học viện Thần học do Đức cha Phêrô chủ tịch UB Giáo dục trình bày.
nguồn : WHĐ
Thứ Năm, 7 tháng 10, 2010
GIÁO PHẬN VINH TRONG LŨ
Giáo phận Vinh:
Hàng vạn giáo dân Hà Tĩnh và Quảng Bình
bị bủa vây trong cơn lũ dữ
Hàng vạn giáo dân Hà Tĩnh và Quảng Bình
bị bủa vây trong cơn lũ dữ
VietCatholic News (06 Oct 2010 10:48)
VINH - Trong mấy ngày vừa qua (1.10 - 5.10), các trận mưa lớn đã gây ra ngập lụt trên diện rộng các tỉnh Bắc Trung Bộ. Giáo phận Vinh nằm trọn trong khu vực này và lũ đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho hàng chục nghìn giáo dân, nặng nhất là giáo dân tại hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình hiện vẫn đang bị cơn lũ dữ bủa vây. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, tính đến chiều ngày 5.10.2010, cơn lũ đã cướp đi sinh mạng của 27 người, hàng chục nghìn nhà dân bị ngập, cuốn trôi.
Tại Hà Tĩnh, Ngàn Sâu là giáo hạt chịu thiệt hại nặng nề nhất. Giáo hạt bao gồm 14 giáo xứ, thuộc huyện miền núi Hương Khê. Mưa với cường độ lớn trong những ngày qua đã gây ngập lụt toàn huyện với 15/22 xã bị nước nhấn chìm.
Đây là huyện có tỉ lệ giáo dân đông đảo (29.072 giáo dân) và phân bố dàn trải ở hầu hết các xã. Trong email của linh mục Lâm Văn Hân gửi về đã thông báo tình hình tại giáo xứ Tri Bản, nơi mưa lũ đã làm ngập khoảng 160 nóc nhà với 800 giáo dân, hầu hết đang sống trong cảnh lênh đênh màn trời chiếu đất trên triền núi, cạnh các con đường.
Tình hình các giáo xứ vùng trũng Hương Khê và ven sông Ngàn Sâu như Thổ Hoàng, Vạn Căn, Thọ Vực, Kẻ Vang, Ninh Cường, Thịnh Lạc... càng khốn đốn hơn. Nước lũ từ trên ngàn đổ về cuồn cuồn nhưng đây là khu vực nằm ở các thung lũng, xung quanh là núi bao bọc nên tất cả đều bị cô lập đường bộ, chỉ có một số vùng dùng thuyền, đò mới tiếp cận được. Hầu hết các hộ giáo dân ở đây đều bị nước cuốn trôi nhiều vật dụng trong nhà, gia súc, gia cầm.
Giáo dân xứ Tràng Lưu - quê hương Đức Giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên - nhiều người buộc phải di chuyển bằng đò trong dòng nước chảy xiết để đến trung tâm huyện lỵ mua mỳ tôm và các nhu yếu phẩm cần thiết.
Đáng ngại nhất trong những ngày qua là nguy cơ vỡ đập thủy điện Hố Hô được xây dựng trên đất Tuyên Hóa, Quảng Bình nhưng ảnh hưởng đến lưu vực sông Ngàn Sâu. Do hệ thống xả lũ trục trặc nên nước dâng cao, vượt qua đập tràn xả nước ào ạt gây nguy cơ vỡ đập. Nếu hệ thống đập thủy điện này vỡ sẽ gây ra một hậu quả vô cùng khủng khiếp đối với xứ Vĩnh Hội nằm không xa chân đập. Giáo dân các họ đạo Lộc Giang, Tân Dừa, Phú Lễ, Vân Sơn và một số họ thuộc Tràng Lưu đã được nhận lệnh sơ tán lên núi do lo ngại đập vỡ.
Hình ảnh bên trái là giáo xứ Kinh Nhuận, bên bờ sông Gianh, thuộc hạt Minh Cầm, Giáo phận Vinh (xã Cảnh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) bị ngập lụt (xã Cảnh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) ghi được trong những ngày đầu cơn hồng thủy 3.10.2010.
Tại cửa biển giáo xứ Trung Nghĩa, chiếc tàu ông Nguyễn Hùng Thích làm chủ và 6 thuyền viên đã bị mất liên lạc ở vị trí cách đất liền 7 hải lý. Đêm ngày mồng 4, rạng sáng ngày 5-10, mưa to lại gây lũ lớn và nhận chìm 5 xã của huyện Cẩm Xuyên thuộc các xứ đạo Vạn Thành, giáo hạt Cẩm Xuyên.
Tính đến sáng ngày 05/10, một linh mục vùng lũ Hà Tĩnh điện thoại cho biết tình hình nước lũ vẫn đang chưa được cải thiện do trời đang tiếp tục mưa to.
Tại Quảng Bình, đôi bờ sông Gianh tan hoang trong cơn lũ dữ. Giáo dân Công giáo Quảng Bình sống chủ yếu tại lưu vực con sông này nên chịu thiệt hại càng nặng nề gấp bội.
Xuôi từ thượng nguồn xuống, hầu hết các giáo xứ Đá Nện, Kim Lũ, Tân Hội, Minh Cầm, Phù Kinh, Kinh Nhuận đều bị nước đổ về gây ngập lụt nặng nề ngay từ những ngày đầu tiên. Giáo xứ Đá Nện bị chia cắt, họ Đồng Tre và Đình Sơn bị cô lập hoàn toàn, 4 giáo dân thiệt mạng bị lũ cuốn trôi, đến 80% hộ gia đình bị ngập nước kể từ chiều ngày 2.10. Ngày 4/10, lượng mưa đo được tại giáo xứ Minh Cầm (xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa) được đài khí tượng xem là lớn nhất trong cả nước. Tại xã Cảnh Hóa nơi có giáo xứ Kinh Nhuận cạnh sông Gianh cũng bị nước cuốn trôi nhiều nhà, địa điểm này được chính quyền đặt làm trạm chỉ huy tiền phương chống lũ. Cả vùng Minh Cầm, Kinh Nhuận, Phù Kinh là rốn lũ của khu vực Tây Bắc Quảng Bình. Linh mục Trần Văn Thành, chính xứ Kinh Nhuận cho biết trời vẫn còn mưa to, gió lớn nên tình hình rất nguy hiểm, do ảnh hưởng của triều cường nên nước tiếp tục dâng có thể gây ra thiệt hại tính mạng giáo dân. Ngài buộc phải di chuyển bà con ở vùng thấp về tầng 2 nhà xứ và các vùng đất cao hơn.
Hiện có khoảng gần 19.000 giáo dân giáo hạt Minh Cầm đang cầm cự với lũ đang rút dần ở phía thượng nguồn trong ngày 5.10.
Cồn bãi sông Gianh là nơi cư trú của giáo dân Liên Hòa, Cồn Sẻ, Cồn Nâm, Giáp Tam, Văn Phú.v.v. thuộc hai hạt Hướng Phương và Hòa Ninh. 9 xã Nam Quảng Trạch nơi giáo dân các xứ đạo này đang sinh sống không thể tiếp cận. Chỉ biết được một thông tin ngắn gọn là đã có một tàu đánh cá xứ Cồn Sẻ đã bị chìm, một thuyền viên tử nạn. Các lực lượng cứu hộ không thể ứng cứu được vùng này đành phó mặc số phận của 1,5 vạn dân trong cơn lũ dữ, có nhà đã ngập tận nóc trong dòng nước chảy xiết. Tình hình các giáo xứ nói trên đáng quan ngại nhất tại Quảng Bình. Điện thoại của các linh mục thuộc các giáo xứ này đều nằm trong tình trạng không thể liên lạc do hết pin, mất sóng.
Ngay cả vùng Hướng Phương là vùng cao ráo ít bị lũ lụt thì nay cũng đã tràn ngập nước băng đồng, đường sá, nhà cửa. Tiếp xúc qua điện thoại với linh mục quản hạt Giuse Hoàng Thái Lân lúc 20h30’ ngày 5.10.2010, Ngài cho biết các họ đạo ven sông như Phú Ninh, Thanh Sơn nước dâng cao, người dân nông nghiệp lâu ngày không chuẩn bị thuyền bè nên rất bị động trong di chuyển. Nhà xứ đã dùng máy nổ phát điện để phương tiện thông tin liên lạc được đảm bảo.
Riêng giáo xứ Đan Sa và Nhân Thọ tại thị trấn Ba Đồn, trận lũ này được nhiều cụ già nhìn nhận là chưa từng chứng kiến trong lịch sử hàng chục năm gần đây. Các linh mục khóa VII họp lớp đã bị kẹt lại tại nhà xứ Đan Sa, mới trở về tới nhà lúc 1h sáng nay 6.10.2010. Riêng giáo xứ Tân Mỹ nằm ở cửa sông Gianh đang phải gồng mình đối phó với dòng nước ào ạt đổ về biển, nhiều tàu bè trong xứ bị hư hại.
Giáo hạt Đồng Troóc cũng chịu nhiều thiệt hại trong cơn lũ vừa qua do nằm ở thượng nguồn Son. Tuyến đường chính từ đường mòn đi vào động Phong Nha - Kẻ Bàng đến các giáo xứ Chày, Yên Giang, Hà Lời có đoạn ngập sâu 3-4m. Tại xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh nơi có giáo xứ Bình Thôn đã bị cô lập từ tối hôm qua.
Tính đến chiều nay 5.10, nước lũ đã dâng trắng khắp 6/7 huyện ở Quảng Bình, với hơn 35.000 hộ dân bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp tới hàng chục vạn giáo dân đang sống tại đây.
Tại Nghệ An, nhiều làng mạc Công giáo cũng đã ngập nước ít nhiều, nhất là một số giáo xứ thuộc Đồng Tháp, Bùi Ngõa...
Giáo phận Vinh đã nhanh chóng hành động để giúp đỡ bà con giáo dân Hà Tĩnh và Quảng Bình trong cơn khốn khó. Sáng ngày 4.10.2010, Đức Cha già Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cùng với Caritas Giáo phận kết hợp với Doanh nhân Công giáo Phạm Anh Tuấn (Khánh sạn Đức Tài – Hương Khê) cứu trợ hàng trăm thùng mì tại giáo xứ Ninh Cường. Sáng ngày 5.10.2010, nhân viên Caritas Giáo phận đã lên đường từ Tòa Giám mục vào Quảng Bình nhưng buộc phải dừng lại dưới chân đèo Ngang do đoạn đường từ đây đi vào tắc nghẽn.
Riêng Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp hiện đang tham dự Đại hội lần thứ XI của Hội đồng Giám mục Việt Nam tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên gọi điện theo dõi tình hình Giáo phận.
Trong sáng nay 6.10.2010, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Vinh, Giám đốc Caritas Giáo phận Vinh đang cùng các thành viên Ban tiếp tục tiến hành công tác cứu trợ cho các địa phương thiệt hại nặng, bước đầu là lương thực phẩm, nhu yếu phẩm, thuốc men. Tin tức thiệt hại cụ thể sẽ được tiếp tục cập nhật trong thời gian tới.
Mọi sự chia sẻ với Giáo phận, xin liên hệ: LM Giám đốc Caritas Giáo phận Vinh, Điện thoại: 0933.181.654; Email: caritasvinh@gmail.com
VINH - Trong mấy ngày vừa qua (1.10 - 5.10), các trận mưa lớn đã gây ra ngập lụt trên diện rộng các tỉnh Bắc Trung Bộ. Giáo phận Vinh nằm trọn trong khu vực này và lũ đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho hàng chục nghìn giáo dân, nặng nhất là giáo dân tại hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình hiện vẫn đang bị cơn lũ dữ bủa vây. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, tính đến chiều ngày 5.10.2010, cơn lũ đã cướp đi sinh mạng của 27 người, hàng chục nghìn nhà dân bị ngập, cuốn trôi.
Tại Hà Tĩnh, Ngàn Sâu là giáo hạt chịu thiệt hại nặng nề nhất. Giáo hạt bao gồm 14 giáo xứ, thuộc huyện miền núi Hương Khê. Mưa với cường độ lớn trong những ngày qua đã gây ngập lụt toàn huyện với 15/22 xã bị nước nhấn chìm.
Đây là huyện có tỉ lệ giáo dân đông đảo (29.072 giáo dân) và phân bố dàn trải ở hầu hết các xã. Trong email của linh mục Lâm Văn Hân gửi về đã thông báo tình hình tại giáo xứ Tri Bản, nơi mưa lũ đã làm ngập khoảng 160 nóc nhà với 800 giáo dân, hầu hết đang sống trong cảnh lênh đênh màn trời chiếu đất trên triền núi, cạnh các con đường.
Tình hình các giáo xứ vùng trũng Hương Khê và ven sông Ngàn Sâu như Thổ Hoàng, Vạn Căn, Thọ Vực, Kẻ Vang, Ninh Cường, Thịnh Lạc... càng khốn đốn hơn. Nước lũ từ trên ngàn đổ về cuồn cuồn nhưng đây là khu vực nằm ở các thung lũng, xung quanh là núi bao bọc nên tất cả đều bị cô lập đường bộ, chỉ có một số vùng dùng thuyền, đò mới tiếp cận được. Hầu hết các hộ giáo dân ở đây đều bị nước cuốn trôi nhiều vật dụng trong nhà, gia súc, gia cầm.
Giáo dân xứ Tràng Lưu - quê hương Đức Giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên - nhiều người buộc phải di chuyển bằng đò trong dòng nước chảy xiết để đến trung tâm huyện lỵ mua mỳ tôm và các nhu yếu phẩm cần thiết.
Đáng ngại nhất trong những ngày qua là nguy cơ vỡ đập thủy điện Hố Hô được xây dựng trên đất Tuyên Hóa, Quảng Bình nhưng ảnh hưởng đến lưu vực sông Ngàn Sâu. Do hệ thống xả lũ trục trặc nên nước dâng cao, vượt qua đập tràn xả nước ào ạt gây nguy cơ vỡ đập. Nếu hệ thống đập thủy điện này vỡ sẽ gây ra một hậu quả vô cùng khủng khiếp đối với xứ Vĩnh Hội nằm không xa chân đập. Giáo dân các họ đạo Lộc Giang, Tân Dừa, Phú Lễ, Vân Sơn và một số họ thuộc Tràng Lưu đã được nhận lệnh sơ tán lên núi do lo ngại đập vỡ.
Hình ảnh bên trái là giáo xứ Kinh Nhuận, bên bờ sông Gianh, thuộc hạt Minh Cầm, Giáo phận Vinh (xã Cảnh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) bị ngập lụt (xã Cảnh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) ghi được trong những ngày đầu cơn hồng thủy 3.10.2010.
Tại cửa biển giáo xứ Trung Nghĩa, chiếc tàu ông Nguyễn Hùng Thích làm chủ và 6 thuyền viên đã bị mất liên lạc ở vị trí cách đất liền 7 hải lý. Đêm ngày mồng 4, rạng sáng ngày 5-10, mưa to lại gây lũ lớn và nhận chìm 5 xã của huyện Cẩm Xuyên thuộc các xứ đạo Vạn Thành, giáo hạt Cẩm Xuyên.
Tính đến sáng ngày 05/10, một linh mục vùng lũ Hà Tĩnh điện thoại cho biết tình hình nước lũ vẫn đang chưa được cải thiện do trời đang tiếp tục mưa to.
Tại Quảng Bình, đôi bờ sông Gianh tan hoang trong cơn lũ dữ. Giáo dân Công giáo Quảng Bình sống chủ yếu tại lưu vực con sông này nên chịu thiệt hại càng nặng nề gấp bội.
Xuôi từ thượng nguồn xuống, hầu hết các giáo xứ Đá Nện, Kim Lũ, Tân Hội, Minh Cầm, Phù Kinh, Kinh Nhuận đều bị nước đổ về gây ngập lụt nặng nề ngay từ những ngày đầu tiên. Giáo xứ Đá Nện bị chia cắt, họ Đồng Tre và Đình Sơn bị cô lập hoàn toàn, 4 giáo dân thiệt mạng bị lũ cuốn trôi, đến 80% hộ gia đình bị ngập nước kể từ chiều ngày 2.10. Ngày 4/10, lượng mưa đo được tại giáo xứ Minh Cầm (xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa) được đài khí tượng xem là lớn nhất trong cả nước. Tại xã Cảnh Hóa nơi có giáo xứ Kinh Nhuận cạnh sông Gianh cũng bị nước cuốn trôi nhiều nhà, địa điểm này được chính quyền đặt làm trạm chỉ huy tiền phương chống lũ. Cả vùng Minh Cầm, Kinh Nhuận, Phù Kinh là rốn lũ của khu vực Tây Bắc Quảng Bình. Linh mục Trần Văn Thành, chính xứ Kinh Nhuận cho biết trời vẫn còn mưa to, gió lớn nên tình hình rất nguy hiểm, do ảnh hưởng của triều cường nên nước tiếp tục dâng có thể gây ra thiệt hại tính mạng giáo dân. Ngài buộc phải di chuyển bà con ở vùng thấp về tầng 2 nhà xứ và các vùng đất cao hơn.
Hiện có khoảng gần 19.000 giáo dân giáo hạt Minh Cầm đang cầm cự với lũ đang rút dần ở phía thượng nguồn trong ngày 5.10.
Cồn bãi sông Gianh là nơi cư trú của giáo dân Liên Hòa, Cồn Sẻ, Cồn Nâm, Giáp Tam, Văn Phú.v.v. thuộc hai hạt Hướng Phương và Hòa Ninh. 9 xã Nam Quảng Trạch nơi giáo dân các xứ đạo này đang sinh sống không thể tiếp cận. Chỉ biết được một thông tin ngắn gọn là đã có một tàu đánh cá xứ Cồn Sẻ đã bị chìm, một thuyền viên tử nạn. Các lực lượng cứu hộ không thể ứng cứu được vùng này đành phó mặc số phận của 1,5 vạn dân trong cơn lũ dữ, có nhà đã ngập tận nóc trong dòng nước chảy xiết. Tình hình các giáo xứ nói trên đáng quan ngại nhất tại Quảng Bình. Điện thoại của các linh mục thuộc các giáo xứ này đều nằm trong tình trạng không thể liên lạc do hết pin, mất sóng.
Ngay cả vùng Hướng Phương là vùng cao ráo ít bị lũ lụt thì nay cũng đã tràn ngập nước băng đồng, đường sá, nhà cửa. Tiếp xúc qua điện thoại với linh mục quản hạt Giuse Hoàng Thái Lân lúc 20h30’ ngày 5.10.2010, Ngài cho biết các họ đạo ven sông như Phú Ninh, Thanh Sơn nước dâng cao, người dân nông nghiệp lâu ngày không chuẩn bị thuyền bè nên rất bị động trong di chuyển. Nhà xứ đã dùng máy nổ phát điện để phương tiện thông tin liên lạc được đảm bảo.
Riêng giáo xứ Đan Sa và Nhân Thọ tại thị trấn Ba Đồn, trận lũ này được nhiều cụ già nhìn nhận là chưa từng chứng kiến trong lịch sử hàng chục năm gần đây. Các linh mục khóa VII họp lớp đã bị kẹt lại tại nhà xứ Đan Sa, mới trở về tới nhà lúc 1h sáng nay 6.10.2010. Riêng giáo xứ Tân Mỹ nằm ở cửa sông Gianh đang phải gồng mình đối phó với dòng nước ào ạt đổ về biển, nhiều tàu bè trong xứ bị hư hại.
Giáo hạt Đồng Troóc cũng chịu nhiều thiệt hại trong cơn lũ vừa qua do nằm ở thượng nguồn Son. Tuyến đường chính từ đường mòn đi vào động Phong Nha - Kẻ Bàng đến các giáo xứ Chày, Yên Giang, Hà Lời có đoạn ngập sâu 3-4m. Tại xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh nơi có giáo xứ Bình Thôn đã bị cô lập từ tối hôm qua.
Tính đến chiều nay 5.10, nước lũ đã dâng trắng khắp 6/7 huyện ở Quảng Bình, với hơn 35.000 hộ dân bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp tới hàng chục vạn giáo dân đang sống tại đây.
Tại Nghệ An, nhiều làng mạc Công giáo cũng đã ngập nước ít nhiều, nhất là một số giáo xứ thuộc Đồng Tháp, Bùi Ngõa...
Giáo phận Vinh đã nhanh chóng hành động để giúp đỡ bà con giáo dân Hà Tĩnh và Quảng Bình trong cơn khốn khó. Sáng ngày 4.10.2010, Đức Cha già Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cùng với Caritas Giáo phận kết hợp với Doanh nhân Công giáo Phạm Anh Tuấn (Khánh sạn Đức Tài – Hương Khê) cứu trợ hàng trăm thùng mì tại giáo xứ Ninh Cường. Sáng ngày 5.10.2010, nhân viên Caritas Giáo phận đã lên đường từ Tòa Giám mục vào Quảng Bình nhưng buộc phải dừng lại dưới chân đèo Ngang do đoạn đường từ đây đi vào tắc nghẽn.
Riêng Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp hiện đang tham dự Đại hội lần thứ XI của Hội đồng Giám mục Việt Nam tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên gọi điện theo dõi tình hình Giáo phận.
Trong sáng nay 6.10.2010, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Vinh, Giám đốc Caritas Giáo phận Vinh đang cùng các thành viên Ban tiếp tục tiến hành công tác cứu trợ cho các địa phương thiệt hại nặng, bước đầu là lương thực phẩm, nhu yếu phẩm, thuốc men. Tin tức thiệt hại cụ thể sẽ được tiếp tục cập nhật trong thời gian tới.
Mọi sự chia sẻ với Giáo phận, xin liên hệ: LM Giám đốc Caritas Giáo phận Vinh, Điện thoại: 0933.181.654; Email: caritasvinh@gmail.com
Antôn Trần Đức Hà
nguồn : vietcatholic.net
nguồn : vietcatholic.net
NHẬT KÝ ĐẠI HỘI XI HĐGM.VIỆT NAM
Nhật ký Đại Hội lần thứ XI
Hội đồng Giám mục Việt Nam
04–08/10/2010 (2)
Hội đồng Giám mục Việt Nam
04–08/10/2010 (2)
Ngày 05-10-2010, ngày đầu tiên của Đại hội bắt đầu bằng Kinh sáng và Thánh lễ xin ơn Chúa Thánh Thần. Đức cha chủ tịch HĐGMVN chủ sự Thánh Lễ. Ngài nhấn mạnh: Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần vì chính Ngài mới thực sự là tác nhân của mọi hoạt động trong Giáo Hội. Sau thánh lễ và điểm tâm, HĐGMVN tiếp phái đoàn Ban Tôn giáo Chính phủ và Ban Tôn giáo và dân tộc Thành phố đến chào. Buổi tiếp đón diễn ra trong bầu khí thân thiện và cởi mở.
Buổi sáng đầu tiên của Đại hội, ba giáo tỉnh Hà Nội, Sài Gòn, Huế lần lượt tường trình các cuộc Hội ngộ linh mục trong giáo tỉnh trong năm vừa qua. Cuộc Hội ngộ của giáo tỉnh Hà Nội được kết hợp với thường huấn cho các linh mục của giáo tỉnh. Hội ngộ của gần 500 linh mục giáo tỉnh Huế lại mang đậm sắc thái tâm linh nhờ hành hương về Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang. Còn giáo tỉnh Sài Gòn, vì số linh mục quá đông nên Cuộc Hội ngộ được chia thành hai khu vực trong cùng thời gian: một ở Tòa giám mục Xuân Lộc và một ở Trung tâm Mục vụ Sài gòn, mỗi nơi gần 600 linh mục. Nhìn chung, các cha cảm thấy rất vui mừng vì hội ngộ, vì các giám mục và linh mục chan hòa, chia sẻ thân tình, vì bầu khí huynh đệ. Các cha ước mong trong tương lai vài ba năm có hội ngộ một lần như thế, chứ không chỉ tổ chức trong Năm Linh mục mà thôi.
Sau đó, các Đức cha dành suốt buổi sáng trao đổi về việc phân công trong công tác tổ chức các ngày Đại hội Dân Chúa cho ba giáo tỉnh, cũng như phương thức tiến hành một ngày hội nghị. Buổi chiều cũng tiếp tục trao đổi về Đại hội Dân Chúa nhưng dành nhiều thời gian góp ý cho bản phác thảo Tài Liệu Làm Việc (instrumentum laboris) cho Đại hội. Cả buổi sáng và chiều, xen kẽ vào đó các Đức cha còn chia sẻ và trao đổi một số thông tin như: việc ngày 22-10 sắp tới địa phận Roma sẽ mở kết quả về hồ sơ án phong chân phước của Vị Tôi tớ Chúa Phanxicô X. Nguyễn Văn Thuận; về Quỹ tương trợ linh mục, giám mục hưu; về Bản tin Hiệp Thông của HĐGMVN.
Cuối ngày, sau cơm tối, ba giáo tỉnh họp riêng để phân công nội bộ các nhiệm vụ trong Đại hội Dân Chúa.
nguồn : WHĐ
Sau đó, các Đức cha dành suốt buổi sáng trao đổi về việc phân công trong công tác tổ chức các ngày Đại hội Dân Chúa cho ba giáo tỉnh, cũng như phương thức tiến hành một ngày hội nghị. Buổi chiều cũng tiếp tục trao đổi về Đại hội Dân Chúa nhưng dành nhiều thời gian góp ý cho bản phác thảo Tài Liệu Làm Việc (instrumentum laboris) cho Đại hội. Cả buổi sáng và chiều, xen kẽ vào đó các Đức cha còn chia sẻ và trao đổi một số thông tin như: việc ngày 22-10 sắp tới địa phận Roma sẽ mở kết quả về hồ sơ án phong chân phước của Vị Tôi tớ Chúa Phanxicô X. Nguyễn Văn Thuận; về Quỹ tương trợ linh mục, giám mục hưu; về Bản tin Hiệp Thông của HĐGMVN.
Cuối ngày, sau cơm tối, ba giáo tỉnh họp riêng để phân công nội bộ các nhiệm vụ trong Đại hội Dân Chúa.
nguồn : WHĐ
Thứ Tư, 6 tháng 10, 2010
NHẬT KÝ ĐẠI HỘI XI HĐGM.VIỆT NAM
Nhật ký Đại Hội lần thứ XI
Hội đồng Giám mục Việt Nam
Hội đồng Giám mục Việt Nam
04–08/10/2010 (1)
Ngày 04-10-2010, ngày lễ thánh Phanxicô Assisi, vị thánh của hòa bình, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã khai mạc Đại Hội lần thứ XI tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Tp.HCM. Lúc 20 giờ, tất cả các giám mục thuộc 26 giáo phận trong cả nước đã tề tựu trong nhà nguyện đơn sơ, ấm cúng của Trung tâm Mục vụ để chầu Thánh Thể. Bắt đầu Hội nghị bằng giờ chầu Thánh Thể, HĐGMVN như muốn nói rằng các ngài đến đây trước hết là để thờ phượng, lắng nghe tiếng Chúa, để rồi có thể suy tư, trao đổi với nhau về mọi vấn đề trong ánh sáng của Chúa. Lúc 20g30 tại Hội trường Phaolô Nguyễn Văn Bình, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch HĐGMVN, mở đầu buổi khai mạc cách nhẹ nhàng nhưng không kém trang trọng:
“Tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn, trước đây vốn là Tiểu chủng viện nơi đào tạo linh mục tương lai cho Giáo Hội, trên phần đất từng là nơi giam giữ các chứng nhân đức tin các thế kỷ trước, các chủ chăn của 26 giáo phận từ khắp đất nước hôm nay đã tụ về đây trong tâm tình hân hoan tạ ơn Thiên Chúa đã yêu thương vun trồng và cho lớn lên hạt giống Tin Mừng trên mảnh đất Việt Nam nhỏ bé này. Trong không khí tưng bừng của Năm Thánh 2010 mừng kỷ niệm 350 năm thiết lập hai giáo phận Tông Tòa đầu tiên, 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam và 30 năm sau Thư chung 1980 của HĐGMVN, và tâm tình cầu nguyện, canh tân, và hòa giải của Năm Thánh, Đại hội lần này sẽ dành nhiều thời gian để lắng nghe chia sẻ của các giáo phận và các Ủy ban thuộc HĐGM, và cùng trao đổi những việc phải làm trong thời gian tới, đặc biệt để chuẩn bị cho Đại Hội Dân Chúa từ 22-25/11 tại Trung tâm Mục vụ Sài Gòn sắp tới và cho Lễ Bế mạc Năm Thánh tại Trung tâm Hành hương La Vang.
Chúng ta sẽ cùng bàn thảo và quyết định một số hoạt động khác nữa để phục vụ Dân Chúa. Và trước khi bế mạc Đại Hội sẽ bầu lại Ban Thường vụ HĐGM và chủ tịch các Ủy ban cho nhiệm kỳ mới.
Với lòng cảm mến tri ân, chúng ta hãy bắt đầu Đại hội lần thứ XI”.
Kế đến, Đức cha Phó Tổng thư ký Giuse Võ Đức Minh giới thiệu từng vị tham dự. Các Đức cha vui mừng vì sự có mặt đầy đủ các vị thuộc 26 giáo phận với 33 Giám mục và một linh mục là cha Phaolô Lê Đức Huân, giám quản giáo phận Đà Lạt, cùng ba cha thư ký.
Sau đó, các Đức cha tại các giáo phận có các Đức cha tiền nhiệm đang nghỉ hưu chia sẻ về tình hình sức khỏe và đời sống của các Đức cha hưu và bệnh cách vắn tắt và cảm động trong sự quan tâm lắng nghe của mọi người.
Tiếp lời, Đức cha Phó Tổng thư ký trình bày chương trình nghị sự trong những ngày sắp tới. Những vấn đề sẽ bàn tới là:
– Các đề mục trong chương trình Đại Hội Dân Chúa sắp tới, đặc biệt về việc thông qua Tài liệu làm việc của Đại Hội Dân Chúa;
– Ba giáo tỉnh tường trình lại về các cuộc Hội ngộ Linh mục trong giáo tỉnh trong năm vừa qua;
– Giáo tỉnh Huế trình bày về dự kiến chương trình Lễ Bế mạc Năm Thánh tại La Vang.
Ngoài ra, Hội nghị sẽ lắng nghe và trao đổi về:
– Khóa cập nhật cho các giám mục mới tại Roma vừa qua;
– Dự án Học Viện thần học;
– Hội thảo về thân thế và sự nghiệp của cha Léopold Cadière tại Huế;
– Chân dung vị mục tử nhân 100 năm ngày sinh của Đức cố Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình;
– Nhìn lại Quy chế HĐGMVN.
Cuối cùng, vào chiều thứ năm 07-10, HĐGM sẽ tiến hành việc bầu cử Ban Thường vụ HĐGM và các chủ tịch của các Ủy ban cho nhiệm kỳ mới.
nguồn : WHĐ
Chúng ta sẽ cùng bàn thảo và quyết định một số hoạt động khác nữa để phục vụ Dân Chúa. Và trước khi bế mạc Đại Hội sẽ bầu lại Ban Thường vụ HĐGM và chủ tịch các Ủy ban cho nhiệm kỳ mới.
Với lòng cảm mến tri ân, chúng ta hãy bắt đầu Đại hội lần thứ XI”.
Kế đến, Đức cha Phó Tổng thư ký Giuse Võ Đức Minh giới thiệu từng vị tham dự. Các Đức cha vui mừng vì sự có mặt đầy đủ các vị thuộc 26 giáo phận với 33 Giám mục và một linh mục là cha Phaolô Lê Đức Huân, giám quản giáo phận Đà Lạt, cùng ba cha thư ký.
Sau đó, các Đức cha tại các giáo phận có các Đức cha tiền nhiệm đang nghỉ hưu chia sẻ về tình hình sức khỏe và đời sống của các Đức cha hưu và bệnh cách vắn tắt và cảm động trong sự quan tâm lắng nghe của mọi người.
Tiếp lời, Đức cha Phó Tổng thư ký trình bày chương trình nghị sự trong những ngày sắp tới. Những vấn đề sẽ bàn tới là:
– Các đề mục trong chương trình Đại Hội Dân Chúa sắp tới, đặc biệt về việc thông qua Tài liệu làm việc của Đại Hội Dân Chúa;
– Ba giáo tỉnh tường trình lại về các cuộc Hội ngộ Linh mục trong giáo tỉnh trong năm vừa qua;
– Giáo tỉnh Huế trình bày về dự kiến chương trình Lễ Bế mạc Năm Thánh tại La Vang.
Ngoài ra, Hội nghị sẽ lắng nghe và trao đổi về:
– Khóa cập nhật cho các giám mục mới tại Roma vừa qua;
– Dự án Học Viện thần học;
– Hội thảo về thân thế và sự nghiệp của cha Léopold Cadière tại Huế;
– Chân dung vị mục tử nhân 100 năm ngày sinh của Đức cố Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình;
– Nhìn lại Quy chế HĐGMVN.
Cuối cùng, vào chiều thứ năm 07-10, HĐGM sẽ tiến hành việc bầu cử Ban Thường vụ HĐGM và các chủ tịch của các Ủy ban cho nhiệm kỳ mới.
nguồn : WHĐ
LỜI CHỦ CHĂN THÁNG 10.2010
Toà Tổng Giám mục
Thành phố HCM
Lời Chủ Chăn
1.10.2010
Kính gửi linh mục, tu sĩ, giáo dân trong gia đình giáo phận
Anh chị em rất thân mến,
1. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đức cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, tôi có dịp suy nghĩ về tình Cha trên trời yêu thương chăm sóc gia đình giáo phận, một tình thương biểu hiện qua cuộc đời và sự nghiệp của vị mục tử tiền nhiệm. Nay, tôi muốn chia sẻ vài suy nghĩ như lời mời gọi anh chị em chung lời tạ ơn Chúa đã thương ban một vị mục tử khắc họa lại hình ảnh Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành hiện diện ở giữa chúng ta và đồng hành với gia đình giáo phận. Đồng thời cũng mời gọi mọi người chung sức tu bổ, mở rộng ngôi nhà gia đình giáo phận mà ngài đã dày công xây đắp.
2. Trong hơn 30 năm cuộc đời mục tử sống trong ánh sáng chân lý và tình yêu của Chúa Kitô, Đức cố Tổng Phaolô đã tạo điều kiện cho ngôi nhà giáo phận trở thành chiếc tàu ông Noe chuyên chở nhiều trăm ngàn người di dân công giáo đi đến một cuộc sống mới ổn định hơn, dồi dào hơn. Nhờ đó, ngôi nhà giáo phận trên đất Saigon được mở rộng thêm gần 100 gian là các giáo xứ mà ngài đã thiết lập. Một kỳ công hiếm có trong lịch sử Giáo Hội.
3. Nhờ sống trong ánh sáng chân lý và tình yêu của Chúa Kitô, cuộc đời và sự nghiệp mục tử của vị Tổng Giám mục tiên khởi đã đóng vai trò lịch sử của rừng mấm Cà Mau, của rừng đước Cần Giờ, trong quá trình thiên nhiên làm cho thửa đất Tổng giáo phận thuần hơn và phì nhiêu hơn. Nhờ đó, những hạt giống ơn thánh mà Thiên Chúa là Người Chủ ruộng đã gieo, có điều kiện mọc lên và phát triển xanh tươi.
4. Trong hoàn cảnh khó khăn kéo dài tưởng chừng như vô tận, Đức cố Tổng Phaolô đã dẫn dắt gia đình giáo phận sống theo Lời Chúa dạy: "Hãy sống trong ánh sáng chân lý và tình yêu của Chúa Kitô..." (x. Eph 4,15)." Và trong mọi gian truân thử thách, anh chị em hãy kiên nhẫn và chuyên cần cầu nguyện"(x. Rom 12,12).
Nhờ đó, Đạo trong ngôi nhà giáo phận toả sáng hơn qua mọi gian truân thử thách. Và đời sống chuyên cần cầu nguyện trong gia đình giáo phận tiếp tục khơi nguồn cho dòng nước trong lành của ơn thánh vun tưới cho hạt giống ơn đức tin, ơn gọi linh mục, tu sĩ, tồn tại qua mọi thời tiết cùng phát triển và đơm bông kết trái như ngày nay.
5. Trong 20 năm đầy gian khó, chính ánh sáng chân lý và tình yêu của Chúa Kitô đã dẫn dắt vị mục tử hiền hậu kiên vững bước theo Chúa Giêsu cùng quan thầy Phaolô trên con đường tình yêu cứu độ. Kiên vững tiến bước trên con đường hội nhập vào đời sống văn hoá và xã hội của đất nước. Kiên vững dấn thân yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự sống của mọi người anh em đồng bào và đồng loại. Kiên vững hy sinh, quên mình, chấp nhận những thua thiệt, để đổi mới lòng người và phận người cho người người.
Rõ ràng là không có ai, không có gì, tách ngài ra khỏi tình yêu của Chúa Kitô, dù đó là gian truân, khốn khổ, hiểm nguy, bắt bớ...(x. Rom 8,35).
Hoàn cảnh xã hội đã làm hai mặt đạo đời của đời sống giáo hội tách rời nhau với những mất mát, làm cho nhiều người công giáo cảm thấy mình bị tổn thương, bị bách hại. Trong hoàn cảnh đó, cũng chính tình yêu của Chúa Kitô thúc bách Đức cố Tổng Phaolô chủ động góp phần vào sự hình thành Thư Chung năm 1980, nhằm khai mở lại lối đi cho "Đạo" hội nhập vào đời, mở đường cho mọi người tiến bước trong áng sáng chân lý và tình yêu của Chúa Giêsu Đấng cứu độ trần gian, đi đến sự sống mới ổn định hơn, dồi dào hơn Ngày nay con đường hội nhập Chúa Giêsu đã mở ra vẫn còn đó. Và giáo huấn của Giáo Hội công giáo không ngừng mời gọi cùng nhắc nhở mọi người công giáo cùng tiến bước.
6. Hy vọng những suy nghĩ trên khai lối cho mỗi người khám phá Thiên Chúa là Tình Yêu, một tình yêu vạn năng trong lịch sử nhân loại, một tình yêu đã dùng quyền năng vô biên biến những khó khăn gian khổ trong cuộc sống thành cơ hội bày tỏ lòng từ ái bao dung đối với gia đình giáo phận trong suốt chiều dài lịch sử. Nhờ những khám phá đó, lòng tin của mỗi người được thêm vững mạnh.
7. Ngoài những suy nghĩ về "cách sống đạo yêu thương" qua những thăng trầm và đổi thay trong lịch sử đất nước, tôi xin gửi đến anh chị em những suy tư về "cách sống đạo làm người" qua những nghịch lý trong cuộc đời của mỗi người. Mong rằng những suy tư thu thập từ trong kho tàng khôn ngoan của tiền nhân, là ngọn đèn soi chiếu cho những ai đang bước đi trong đêm tối, nhận ra sự hiện diện của tình Cha trên trời yêu thương bao bọc chở che mỗi người, mỗi gia đình, qua mọi hoàn cảnh, nhất là qua những nghịch cảnh trong cuộc đời.
Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Giám mục của anh chị em
1. Tôi ước có nhiều tài năng để thành đạt trong mọi việc, song điều tôi nhận được là phận yếu hèn của phàm nhân, để tôi học biết mệnh trời và khiêm tốn tuân hành ý Cha trên trời.
2. Tôi ước có sức khoẻ dồi dào để tạo nên những kỳ công làm vẻ vang đời mình, song điều tôi nhận được là bệnh tật, để học biết cách nên người khôn ngoan và hữu ích cho đời.
3. Tôi ước có nhiều của cải vật chất để tận hưởng lạc thú giàu sang trên đời, song điều tôi nhận được là sự thiếu thốn, để học biết cách sống đạo làm người và chu toàn sứ mạng làm người trong thiên hạ.
4. Tôi ước có nhiều quyền lực để được người đời trọng vọng và tôn vinh, song điều tôi nhận được là giới hạn của thọ tạo nhỏ bé, để cảm nhận Đấng Tạo Hoá là nguồn sống và là nguồn lực cho nhân loại.
5. Tôi ước có mọi sự trên đời để hưởng một cuộc đời an lạc, song điều tôi nhận được là cả một cuộc đời, để học biết tận dụng mọi sự trên đời làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
6. Dù ước mơ không thành, tôi luôn nhận được ơn Chúa giúp tôi nên người tốt và làm người hữu ích.
7. Dù những ước nguyện không được đáp trả, tôi vẫn cảm thấy mình luôn được Chúa chúc phúc.
Lời Chủ Chăn
1.10.2010
Khám phá tình Cha thương con
Kính gửi linh mục, tu sĩ, giáo dân trong gia đình giáo phận
Anh chị em rất thân mến,
1. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đức cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, tôi có dịp suy nghĩ về tình Cha trên trời yêu thương chăm sóc gia đình giáo phận, một tình thương biểu hiện qua cuộc đời và sự nghiệp của vị mục tử tiền nhiệm. Nay, tôi muốn chia sẻ vài suy nghĩ như lời mời gọi anh chị em chung lời tạ ơn Chúa đã thương ban một vị mục tử khắc họa lại hình ảnh Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành hiện diện ở giữa chúng ta và đồng hành với gia đình giáo phận. Đồng thời cũng mời gọi mọi người chung sức tu bổ, mở rộng ngôi nhà gia đình giáo phận mà ngài đã dày công xây đắp.
2. Trong hơn 30 năm cuộc đời mục tử sống trong ánh sáng chân lý và tình yêu của Chúa Kitô, Đức cố Tổng Phaolô đã tạo điều kiện cho ngôi nhà giáo phận trở thành chiếc tàu ông Noe chuyên chở nhiều trăm ngàn người di dân công giáo đi đến một cuộc sống mới ổn định hơn, dồi dào hơn. Nhờ đó, ngôi nhà giáo phận trên đất Saigon được mở rộng thêm gần 100 gian là các giáo xứ mà ngài đã thiết lập. Một kỳ công hiếm có trong lịch sử Giáo Hội.
3. Nhờ sống trong ánh sáng chân lý và tình yêu của Chúa Kitô, cuộc đời và sự nghiệp mục tử của vị Tổng Giám mục tiên khởi đã đóng vai trò lịch sử của rừng mấm Cà Mau, của rừng đước Cần Giờ, trong quá trình thiên nhiên làm cho thửa đất Tổng giáo phận thuần hơn và phì nhiêu hơn. Nhờ đó, những hạt giống ơn thánh mà Thiên Chúa là Người Chủ ruộng đã gieo, có điều kiện mọc lên và phát triển xanh tươi.
4. Trong hoàn cảnh khó khăn kéo dài tưởng chừng như vô tận, Đức cố Tổng Phaolô đã dẫn dắt gia đình giáo phận sống theo Lời Chúa dạy: "Hãy sống trong ánh sáng chân lý và tình yêu của Chúa Kitô..." (x. Eph 4,15)." Và trong mọi gian truân thử thách, anh chị em hãy kiên nhẫn và chuyên cần cầu nguyện"(x. Rom 12,12).
Nhờ đó, Đạo trong ngôi nhà giáo phận toả sáng hơn qua mọi gian truân thử thách. Và đời sống chuyên cần cầu nguyện trong gia đình giáo phận tiếp tục khơi nguồn cho dòng nước trong lành của ơn thánh vun tưới cho hạt giống ơn đức tin, ơn gọi linh mục, tu sĩ, tồn tại qua mọi thời tiết cùng phát triển và đơm bông kết trái như ngày nay.
5. Trong 20 năm đầy gian khó, chính ánh sáng chân lý và tình yêu của Chúa Kitô đã dẫn dắt vị mục tử hiền hậu kiên vững bước theo Chúa Giêsu cùng quan thầy Phaolô trên con đường tình yêu cứu độ. Kiên vững tiến bước trên con đường hội nhập vào đời sống văn hoá và xã hội của đất nước. Kiên vững dấn thân yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự sống của mọi người anh em đồng bào và đồng loại. Kiên vững hy sinh, quên mình, chấp nhận những thua thiệt, để đổi mới lòng người và phận người cho người người.
Rõ ràng là không có ai, không có gì, tách ngài ra khỏi tình yêu của Chúa Kitô, dù đó là gian truân, khốn khổ, hiểm nguy, bắt bớ...(x. Rom 8,35).
Hoàn cảnh xã hội đã làm hai mặt đạo đời của đời sống giáo hội tách rời nhau với những mất mát, làm cho nhiều người công giáo cảm thấy mình bị tổn thương, bị bách hại. Trong hoàn cảnh đó, cũng chính tình yêu của Chúa Kitô thúc bách Đức cố Tổng Phaolô chủ động góp phần vào sự hình thành Thư Chung năm 1980, nhằm khai mở lại lối đi cho "Đạo" hội nhập vào đời, mở đường cho mọi người tiến bước trong áng sáng chân lý và tình yêu của Chúa Giêsu Đấng cứu độ trần gian, đi đến sự sống mới ổn định hơn, dồi dào hơn Ngày nay con đường hội nhập Chúa Giêsu đã mở ra vẫn còn đó. Và giáo huấn của Giáo Hội công giáo không ngừng mời gọi cùng nhắc nhở mọi người công giáo cùng tiến bước.
6. Hy vọng những suy nghĩ trên khai lối cho mỗi người khám phá Thiên Chúa là Tình Yêu, một tình yêu vạn năng trong lịch sử nhân loại, một tình yêu đã dùng quyền năng vô biên biến những khó khăn gian khổ trong cuộc sống thành cơ hội bày tỏ lòng từ ái bao dung đối với gia đình giáo phận trong suốt chiều dài lịch sử. Nhờ những khám phá đó, lòng tin của mỗi người được thêm vững mạnh.
7. Ngoài những suy nghĩ về "cách sống đạo yêu thương" qua những thăng trầm và đổi thay trong lịch sử đất nước, tôi xin gửi đến anh chị em những suy tư về "cách sống đạo làm người" qua những nghịch lý trong cuộc đời của mỗi người. Mong rằng những suy tư thu thập từ trong kho tàng khôn ngoan của tiền nhân, là ngọn đèn soi chiếu cho những ai đang bước đi trong đêm tối, nhận ra sự hiện diện của tình Cha trên trời yêu thương bao bọc chở che mỗi người, mỗi gia đình, qua mọi hoàn cảnh, nhất là qua những nghịch cảnh trong cuộc đời.
Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Giám mục của anh chị em
Những nghịch lý trong cuộc đời
1. Tôi ước có nhiều tài năng để thành đạt trong mọi việc, song điều tôi nhận được là phận yếu hèn của phàm nhân, để tôi học biết mệnh trời và khiêm tốn tuân hành ý Cha trên trời.
2. Tôi ước có sức khoẻ dồi dào để tạo nên những kỳ công làm vẻ vang đời mình, song điều tôi nhận được là bệnh tật, để học biết cách nên người khôn ngoan và hữu ích cho đời.
3. Tôi ước có nhiều của cải vật chất để tận hưởng lạc thú giàu sang trên đời, song điều tôi nhận được là sự thiếu thốn, để học biết cách sống đạo làm người và chu toàn sứ mạng làm người trong thiên hạ.
4. Tôi ước có nhiều quyền lực để được người đời trọng vọng và tôn vinh, song điều tôi nhận được là giới hạn của thọ tạo nhỏ bé, để cảm nhận Đấng Tạo Hoá là nguồn sống và là nguồn lực cho nhân loại.
5. Tôi ước có mọi sự trên đời để hưởng một cuộc đời an lạc, song điều tôi nhận được là cả một cuộc đời, để học biết tận dụng mọi sự trên đời làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
6. Dù ước mơ không thành, tôi luôn nhận được ơn Chúa giúp tôi nên người tốt và làm người hữu ích.
7. Dù những ước nguyện không được đáp trả, tôi vẫn cảm thấy mình luôn được Chúa chúc phúc.
Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2010
AUDIO THÁNH LỄ CN XXVII THƯỜNG NIÊN NĂM C
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXVII thường niên năm C.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)