19 Tháng Mười Một
Một Lỗ Nhỏ Trên Vách Tường
Tại một trung tâm bài phung nọ, đa số các nạn nhân đều buồn chán vì cảm thấy bị bỏ rơi và bị mọi người xa lánh. Tuy nhiên, có một người vẫn còn biết cười và vẫn tiếp tục tạ ơn khi được giúp đỡ.
Vị nữ tu coi sóc trung tâm muốn tìm hiểu đâu là nguyên nhân của phép lạ này. Sau nhiều ngày theo dõi, vị nữ tu mới khám phá rằng, xuyên qua một lỗ nhỏ trên vách tường ngăn cách trung tâm với thế giới bên ngoài, ngày ngày có một người đàn bà đến nhìn vào và mỉm cười rất trìu mến. Ðó là tất cả sức mạnh và niềm hy vọng của người đàn ông xấu số. Mỗi ngày, ông chờ đợi nụ cười ấy. Khuôn mặt của người đàn bà chỉ chợt xuất hiện, mỉm cười và biến mất. Người đàn ông duy nhất còn biết cười trong trung tâm bài phung đó đã giải thích cho vị nữ tu như sau:
"Người đàn bà ấy chính là vợ tôi. Trước khi tôi đến đây, nàng đã tìm đủ mọi cách để chữa chạy tôi. Mỗi ngày, nàng lau sạch một khoảng nhỏ trên khuôn mặt tôi và đặt lên đó một cái hôn... Nhưng cuối cùng, nàng không thể giữ tôi lâu hơn. Người ta đã đến đưa tôi vào trung tâm này.
Nhưng vợ tôi đã không bỏ tôi. Mỗi ngày, nàng đến nhìn qua lỗ hỏng của vách tường và mỉm cười với tôi. Nhờ nàng, tôi biết rằng tôi vẫn còn sống. Nhờ nàng, tôi vẫn còn muốn sống...".
Tình yêu mạnh hơn sự chết. Tình yêu đã làm cho người vợ không nhìn người chồng xấu số như một con người đáng xa lánh. Tình yêu của người vợ đã đem lại sức mạnh và niềm vui sống cho người chồng... Nhu cầu căn bản nhất của con người là yêu và được yêu. Bất cứ ai cũng cần đến tình yêu và muốn thể hiện tình yêu... Bạn có biết rằng có bao người đang cần một nghĩa cử, một nụ cười, một ánh mắt cảm thông của bạn không?
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010
LẼ SỐNG 19.11
Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010
LẼ SỐNG 18.11
Trích sách Lẽ Sống18 Tháng Mười Một
Tôi Ðã Gặp Ngài
André Frossard, một ký giả người Pháp đã cho xuất bản cuộc phỏng vấn Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II cách đây vài năm, là con của một người theo chủ nghĩa Marxit. Chính ông đã từng là một người cộng sản đầy xác tín...
Ngày nọ, ông phải đưa một người bạn đến một tu viện. Trong lúc chờ đợi người bạn, ông tò mò bước vào một nhà nguyện có đặt Mình Thánh Chúa. Ông không bao giờ nghĩ rằng Chúa đang chờ ông. Trong một phút chốc, ông bỗng nhận ra một ánh sáng thiêng liêng trong tâm hồn. Bừng dậy sau một cơn mê tăm tối, ông bước ra khỏi nhà nguyện chạy tức tốc đến người bạn và hô lớn: "Thiên Chúa hiện hữu. Ðó là một chân lý".
Ông đã ghi lại kinh nghiệm thiêng liêng ấy trong một quyển sách với tựa đề: "Thiên Chúa hiện hữu. Tôi đã gặp Người". Quyển sách đã được liệt kê vào danh sách của những tác phẩm bán chạy nhất...
Dù cho ta có chối bỏ Thiên Chúa, Người vẫn luôn luôn chờ đợi ta. Tại một góc đường nào đó, trước một ánh nến lung linh nào đó, trong một biến cố đau thương nào đó, Người đang chờ ta. Phải, Thiên Chúa như một người tình chung thủy lúc nào cũng chờ đợi ta... Chỉ có sự thất vọng, chán nản mới có thể hủy bỏ mọi hẹn hò của Thiên Chúa. Bao lâu ta còn tìm kiếm, bao lâu ta còn phấn đấu, bao lâu ta còn hy vọng, thì bấy lâu Thiên Chúa vẫn còn chờ đợi ta...
LINH HỒN MỒ CÔI
Hỏi: nhân tháng cầu cho các linh hồn (tháng 11) xin cha giải thích rõ về những linh hồn mà người ta quen gọi là “mồ côi” và “khốn nạn” trong nơi Luyện hình.
Trả lời:
I- Trước hết về những linh hồn gọi là “mồ côi”
Giáo dân Việt-Nam thường có thói quen xin lễ cầu cho những linh hồn “mồ côi” vì cho rằng những linh hồn này không có thân nhân, bạn hữu còn sống để cầu nguyện cho.
Điều này không đúng theo giáo lý của Giáo Hội vì những lý do sau đây:
1- Các linh hồn mà Giáo Hội cầu nguyện cho là AI?
Họ là những tín hữu đã ly trần “trong ân sủng và ân nghĩa của Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh tẩy cách trọn vẹn, mặc dù được bảo đảm về ơn cứu độ muôn đời, nhưng vẫn phải chịu một sự thanh luyện cần thiết sau khi chết hầu đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui Thiên đàng.” (SGLGHCG, số 1030).
Nói khác đi, những ai đã chết trong tình trạng đang hiệp thông với Chúa nghĩa là không có tội trọng (mortal sin) hoặc có nhưng đã ăn năn kịp thời và được tha qua bí tích hoà giải, thì được bảo đảm về ơn cứu rỗi đời đời, nhưng vẫn phải trải qua một thời gian ở nơi gọi là “Luyện tội=Purgatory” để được thanh tẩy khỏi mọi hình phạt hữu hạn (temporal punishment) của tội đã được tha, trừ tội phạm đến Chúa Thánh Thần thì “sẽ chẳng được tha cả đời này lẫn đời sau.” (Mt 12:32). Xin nhắc lại tội phạm đến Chúa Thánh Thần là tội hoàn toàn chối bỏ Thiên Chúa và tình thương tha thứ của Người.
Giáo Hội chỉ dạy cầu cho các linh hồn còn đang được thanh luyện trong Luyện tội mà thôi, chứ không cầu cho những linh hồn ở nơi gọi là “Hoả ngục=Hell” được vì không còn sự hiệp thông nào giữa nơi này với Thiên đàng và Giáo Hội lữ hành trên trần thế. Nghĩa là những linh hồn ở đây “đã vinh viễn xa lìa Thiên Chúa và các thánh trên trời” (x. Sđd, số 1033).
Tuy nhiên, chúng ta không biết được những ai đang bị phat trong hoả ngục. Hơn thế nữa, Thiên Chúa là Cha quá nhân từ, nên “Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải” (2Pr 3: 9) để được cứu rỗi. Và chỉ một mình Ngài biết số phận đời đời của những ai đã ly trần mà thôi. Giáo Hội không biết được nên chỉ dạy cầu cho các linh hồn đã ly trần, chứ chưa hề tuyên bố ai đã sa hoả ngục rồi nên khỏi cầu xin nữa. Tuy nhiên, Giáo Hội có quyền phong thánh (canonization) cho một số tín hữu đã qua đời để long trọng tuyên bố rằng “những tín hữu này đã thực hành các nhân đức một cách anh hùng và đã sống trung thành với ân sủng của Thiên Chúa…” (x. Sđd, số 828) như thánh Maria Goretti, Têrêsa Giêsu Hài Đồng, Thánh Phanxicô Xaviê, và 117 anh hùng tử đạo Việt-Nam (ngày 19-6-1988) .v.v… Dĩ nhiên, muốn được phong thánh, phải hội đủ những điều kiện theo luật của Giáo Hội đòi hỏi.
2- Có linh hồn nào gọi là “mồ côi” không?
Đối với tất cả các tín hữu đã ly trần, hàng ngày, khi cử hành Thánh lễ Tạ Ơn (The Eucharist), Giáo Hội cầu nguyện cách chung cho tất cả như sau:
“Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại và mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con đã ly trần trong tình thương của Chúa. Xin cho hết thảy được vào hưởng ánh sáng tôn nhan Chúa.” (Kinh nguyện Tạ Ơn II)
Các Kinh Nguyện Thánh Thể (Tạ Ơn) I, III và IV đều có những lời cầu xin tương tự như vậy cho các linh hồn đã ly trần, nghĩa là không có chỗ nào phân biệt linh hồn có thân nhân còn sống đang xin lễ cầu nguyện cho hay những linh hồn không có thân nhân còn sống để cầu nguyện cho nữa.
Người có thân nhân còn sống xin lễ cầu nguyện cho ai đã ly trần thì Giáo Hội đọc thêm lời cầu sau đây:
“Xin nhớ đến tôi tớ Chúa là…(tên thánh) mà (hôm nay) Chúa đã gọi ra khỏi đời này về với Chúa. Xin ban cho kẻ đã chết như Con Chúa thì cũng được sống lại như Người”.
Như vậy, nếu có ai xin lễ cầu cho một hay vài linh hồn nào, thì Giáo Hội đọc thêm lời cầu trên đây, nhưng vẫn không quên cầu cho tất cả các tín hữu đã ly trần không phân biệt người còn thân nhân hay “mồ côi” vì không có ai xin lễ cầu nguyện cho.
Nói linh hồn “mồ côi” là nói theo suy nghĩ của con người mà thôi; và điều này không đúng với giáo lý và thực hành trong phụng vụ thánh của Giáo Hội, vì Giáo Hội không hề phân biệt linh hồn nào là mồ côi, linh hồn nào có thân nhân còn sống như người ta quen nghĩ mà chỉ cầu chung cho tất cả các tín hữu đã ly trần ngay cả trong những thánh lễ có người xin cầu riêng cho những linh hồn thân nhân của họ đã qua đời.
Như vậy, không có vấn đề “linh hồn mồ côi” trong niềm tin và thực hành của Giáo Hội.
Cũng xin được nói lại ở đây một lần nữa là những linh hồn đang được thanh luyện trong chốn Luyện hình đã là những linh hồn thánh (Holy souls) nhưng họ chưa thánh thiện đủ để vào Thiên Đàng hưởng nhan thánh Chúa cùng các thánh nam nữ khác. Vì thế, họ cần được “tạm trú” ở đây một thời gian dài ngắn tuỳ theo lượng khoan dung và công bằng của Chúa. Họ cần sự giúp đỡ của những tín hữu còn sống trong Giáo Hội lữ hành trên trần thế và các Thánh ở trên Thiên Đàng nguyện giúp cầu thay cho họ sớm được tha hình phạt hữu hạn để vào Thiên Quốc.
II- Có linh hồn nào bị coi là “khốn nạn” trong nơi luyện tội hay không?
Trong một kinh đọc trước thánh lễ ở một vài cộng đoàn Việt-Nam, người ta nghe thấy có những câu đại ý như sau: “Xin Chúa ban những ân xá nào có thể chỉ được cho các linh hồn, nhất là những linh hồn khốn nạn trong luyện ngục…”
Tôi không nhớ rỏ từng chữ trong kinh này nhưng chắc chắn có nghe cụm từ “những linh hồn khốn nạn trong luyện hình.”
Vậy Ai là những linh hồn “khốn nạn” trong luyện hình? Mà “khốn nạn” theo nghĩa nào?
Chắc chắn đây chỉ là tưởng tượng của ai đã đặt ra kinh “quái dị” nói trên để giáo hữu một số nơi cứ đọc mà không ai chịu sửa chữa cho phù hợp với giáo lý, tín lý của Giáo Hội.
Như đã giải thích ở phần trên, các linh hồn, dù đau khổ trong nơi luyện tội, đã là các linh hồn thánh (Holy Souls) rồi và có thể chuyển cầu đắc lực cho các tín hữu trên trần thế, nhưng không thể tự giúp mình được vì thời gian đả mãn, không cho phép họ làm việc lành thêm hoặc phạm tội thêm được nữa. Họ là những người có hy vọng chắc chắn được cứu rỗi, và chỉ còn chờ thời gian sớm hay muộn mà thôi. Vậy làm sao họ có thể bị coi là “khốn nạn” được? Có chăng chỉ có những linh hồn đã phải lìa xa Chúa đời đời trong nơi gọi là “hoả ngục” thì mới “khốn nạn” mà thôi, vì phải lìa xa Chúa vĩnh viễn. Và chúng ta cũng không thể làm gì để cứu họ được, vì không có sự hiệp thông nào giữa những ai ở hoả ngục với các thánh ở trên trời và các tín hữu còn trong Giáo Hội lữ hành trên trần gian. (x. SGLGHCG số 1033)
Vậy dứt khoát không có vấn đề cầu cho những linh hồn “khốn nạn” trong luyện hình vì từ ngữ này không đúng để mô tả tình trạng của các linh hồn ở nơi đó.
Họ có đau khổ bao lâu chưa được hưởng Nhan Thánh Chúa, là nguồn mọi vinh phúc, hoan lạc của các thánh và các thiên thần, nhưng họ được bảo đảm ơn cứu độ muôn đời, vì đã ra đi trong ơn nghĩa của Chúa, nghĩa là sẽ có ngày họ được hưởng Nhan Thánh Ngài. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, vì chưa được thánh thiện hoàn toàn để vào ngay Thiên Đàng nên họ phải chịu thanh tẩy ở nơi thanh lọc cuối cùng này trong một thời gian dài ngắn tuỳ theo lượng khoan dung và công bình của Chúa đòi hỏi. (x Sđd, số 1030-1031)
Trả lời:
I- Trước hết về những linh hồn gọi là “mồ côi”
Giáo dân Việt-Nam thường có thói quen xin lễ cầu cho những linh hồn “mồ côi” vì cho rằng những linh hồn này không có thân nhân, bạn hữu còn sống để cầu nguyện cho.
Điều này không đúng theo giáo lý của Giáo Hội vì những lý do sau đây:
1- Các linh hồn mà Giáo Hội cầu nguyện cho là AI?
Họ là những tín hữu đã ly trần “trong ân sủng và ân nghĩa của Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh tẩy cách trọn vẹn, mặc dù được bảo đảm về ơn cứu độ muôn đời, nhưng vẫn phải chịu một sự thanh luyện cần thiết sau khi chết hầu đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui Thiên đàng.” (SGLGHCG, số 1030).
Nói khác đi, những ai đã chết trong tình trạng đang hiệp thông với Chúa nghĩa là không có tội trọng (mortal sin) hoặc có nhưng đã ăn năn kịp thời và được tha qua bí tích hoà giải, thì được bảo đảm về ơn cứu rỗi đời đời, nhưng vẫn phải trải qua một thời gian ở nơi gọi là “Luyện tội=Purgatory” để được thanh tẩy khỏi mọi hình phạt hữu hạn (temporal punishment) của tội đã được tha, trừ tội phạm đến Chúa Thánh Thần thì “sẽ chẳng được tha cả đời này lẫn đời sau.” (Mt 12:32). Xin nhắc lại tội phạm đến Chúa Thánh Thần là tội hoàn toàn chối bỏ Thiên Chúa và tình thương tha thứ của Người.
Giáo Hội chỉ dạy cầu cho các linh hồn còn đang được thanh luyện trong Luyện tội mà thôi, chứ không cầu cho những linh hồn ở nơi gọi là “Hoả ngục=Hell” được vì không còn sự hiệp thông nào giữa nơi này với Thiên đàng và Giáo Hội lữ hành trên trần thế. Nghĩa là những linh hồn ở đây “đã vinh viễn xa lìa Thiên Chúa và các thánh trên trời” (x. Sđd, số 1033).
Tuy nhiên, chúng ta không biết được những ai đang bị phat trong hoả ngục. Hơn thế nữa, Thiên Chúa là Cha quá nhân từ, nên “Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải” (2Pr 3: 9) để được cứu rỗi. Và chỉ một mình Ngài biết số phận đời đời của những ai đã ly trần mà thôi. Giáo Hội không biết được nên chỉ dạy cầu cho các linh hồn đã ly trần, chứ chưa hề tuyên bố ai đã sa hoả ngục rồi nên khỏi cầu xin nữa. Tuy nhiên, Giáo Hội có quyền phong thánh (canonization) cho một số tín hữu đã qua đời để long trọng tuyên bố rằng “những tín hữu này đã thực hành các nhân đức một cách anh hùng và đã sống trung thành với ân sủng của Thiên Chúa…” (x. Sđd, số 828) như thánh Maria Goretti, Têrêsa Giêsu Hài Đồng, Thánh Phanxicô Xaviê, và 117 anh hùng tử đạo Việt-Nam (ngày 19-6-1988) .v.v… Dĩ nhiên, muốn được phong thánh, phải hội đủ những điều kiện theo luật của Giáo Hội đòi hỏi.
2- Có linh hồn nào gọi là “mồ côi” không?
Đối với tất cả các tín hữu đã ly trần, hàng ngày, khi cử hành Thánh lễ Tạ Ơn (The Eucharist), Giáo Hội cầu nguyện cách chung cho tất cả như sau:
“Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại và mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con đã ly trần trong tình thương của Chúa. Xin cho hết thảy được vào hưởng ánh sáng tôn nhan Chúa.” (Kinh nguyện Tạ Ơn II)
Các Kinh Nguyện Thánh Thể (Tạ Ơn) I, III và IV đều có những lời cầu xin tương tự như vậy cho các linh hồn đã ly trần, nghĩa là không có chỗ nào phân biệt linh hồn có thân nhân còn sống đang xin lễ cầu nguyện cho hay những linh hồn không có thân nhân còn sống để cầu nguyện cho nữa.
Người có thân nhân còn sống xin lễ cầu nguyện cho ai đã ly trần thì Giáo Hội đọc thêm lời cầu sau đây:
“Xin nhớ đến tôi tớ Chúa là…(tên thánh) mà (hôm nay) Chúa đã gọi ra khỏi đời này về với Chúa. Xin ban cho kẻ đã chết như Con Chúa thì cũng được sống lại như Người”.
Như vậy, nếu có ai xin lễ cầu cho một hay vài linh hồn nào, thì Giáo Hội đọc thêm lời cầu trên đây, nhưng vẫn không quên cầu cho tất cả các tín hữu đã ly trần không phân biệt người còn thân nhân hay “mồ côi” vì không có ai xin lễ cầu nguyện cho.
Nói linh hồn “mồ côi” là nói theo suy nghĩ của con người mà thôi; và điều này không đúng với giáo lý và thực hành trong phụng vụ thánh của Giáo Hội, vì Giáo Hội không hề phân biệt linh hồn nào là mồ côi, linh hồn nào có thân nhân còn sống như người ta quen nghĩ mà chỉ cầu chung cho tất cả các tín hữu đã ly trần ngay cả trong những thánh lễ có người xin cầu riêng cho những linh hồn thân nhân của họ đã qua đời.
Như vậy, không có vấn đề “linh hồn mồ côi” trong niềm tin và thực hành của Giáo Hội.
Cũng xin được nói lại ở đây một lần nữa là những linh hồn đang được thanh luyện trong chốn Luyện hình đã là những linh hồn thánh (Holy souls) nhưng họ chưa thánh thiện đủ để vào Thiên Đàng hưởng nhan thánh Chúa cùng các thánh nam nữ khác. Vì thế, họ cần được “tạm trú” ở đây một thời gian dài ngắn tuỳ theo lượng khoan dung và công bằng của Chúa. Họ cần sự giúp đỡ của những tín hữu còn sống trong Giáo Hội lữ hành trên trần thế và các Thánh ở trên Thiên Đàng nguyện giúp cầu thay cho họ sớm được tha hình phạt hữu hạn để vào Thiên Quốc.
II- Có linh hồn nào bị coi là “khốn nạn” trong nơi luyện tội hay không?
Trong một kinh đọc trước thánh lễ ở một vài cộng đoàn Việt-Nam, người ta nghe thấy có những câu đại ý như sau: “Xin Chúa ban những ân xá nào có thể chỉ được cho các linh hồn, nhất là những linh hồn khốn nạn trong luyện ngục…”
Tôi không nhớ rỏ từng chữ trong kinh này nhưng chắc chắn có nghe cụm từ “những linh hồn khốn nạn trong luyện hình.”
Vậy Ai là những linh hồn “khốn nạn” trong luyện hình? Mà “khốn nạn” theo nghĩa nào?
Chắc chắn đây chỉ là tưởng tượng của ai đã đặt ra kinh “quái dị” nói trên để giáo hữu một số nơi cứ đọc mà không ai chịu sửa chữa cho phù hợp với giáo lý, tín lý của Giáo Hội.
Như đã giải thích ở phần trên, các linh hồn, dù đau khổ trong nơi luyện tội, đã là các linh hồn thánh (Holy Souls) rồi và có thể chuyển cầu đắc lực cho các tín hữu trên trần thế, nhưng không thể tự giúp mình được vì thời gian đả mãn, không cho phép họ làm việc lành thêm hoặc phạm tội thêm được nữa. Họ là những người có hy vọng chắc chắn được cứu rỗi, và chỉ còn chờ thời gian sớm hay muộn mà thôi. Vậy làm sao họ có thể bị coi là “khốn nạn” được? Có chăng chỉ có những linh hồn đã phải lìa xa Chúa đời đời trong nơi gọi là “hoả ngục” thì mới “khốn nạn” mà thôi, vì phải lìa xa Chúa vĩnh viễn. Và chúng ta cũng không thể làm gì để cứu họ được, vì không có sự hiệp thông nào giữa những ai ở hoả ngục với các thánh ở trên trời và các tín hữu còn trong Giáo Hội lữ hành trên trần gian. (x. SGLGHCG số 1033)
Vậy dứt khoát không có vấn đề cầu cho những linh hồn “khốn nạn” trong luyện hình vì từ ngữ này không đúng để mô tả tình trạng của các linh hồn ở nơi đó.
Họ có đau khổ bao lâu chưa được hưởng Nhan Thánh Chúa, là nguồn mọi vinh phúc, hoan lạc của các thánh và các thiên thần, nhưng họ được bảo đảm ơn cứu độ muôn đời, vì đã ra đi trong ơn nghĩa của Chúa, nghĩa là sẽ có ngày họ được hưởng Nhan Thánh Ngài. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, vì chưa được thánh thiện hoàn toàn để vào ngay Thiên Đàng nên họ phải chịu thanh tẩy ở nơi thanh lọc cuối cùng này trong một thời gian dài ngắn tuỳ theo lượng khoan dung và công bình của Chúa đòi hỏi. (x Sđd, số 1030-1031)
Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
(nguồn : vietcatholic.net)
(nguồn : vietcatholic.net)
Thứ Tư, 17 tháng 11, 2010
LẼ SỐNG 17.11
Trích sách Lẽ Sống17 Tháng Mười Một
Trong Mọi Sự, Hãy Nghĩ Ðến Cùng Ðích
Một ngày nọ, triết gia Diogene của Hy Lạp đã đến giữa chợ Athène và dựng lên một căn lều có ghi đậm hàng chữ như sau: "Ở đây có bán sự khôn ngoan".
Một bậc khoa cử tình cờ đi qua căn lều đọc được lời rao báo, mới cười thầm trong bụng... Muốn biết đằng sau căn lều ấy có những gì, ông mới sai người đầy tớ cầm tiền để dò la và mua cho được cái mà người bán gọi là sự khôn ngoan.
Người đầy tớ cầm tiền ra đi làm theo lời căn dặn của chủ... Anh đưa cho Diogene 3 hào và nói rằng chủ của anh muốn có sự khôn ngoan. Cầm lấy 3 hào bỏ vào túi, triết gia Diogene nói với người đầy tớ một cách trang trọng như sau: "Anh hãy về đọc lại cho chủ anh nghe câu này: Trong tất cả mọi sự, hãy nghĩ đến cùng đích".
Vị khoa cử thành Athène vô cùng thích thú vì lời khôn ngoan này. Ông đã cho viết trước cửa nhà như khuôn vàng thước ngọc để chính ông suy niệm mỗi ngày và tất cả những ai đi qua trước nhà ông đều có thể đọc thấy...
"Trong tất cả mọi sự, hãy nghĩ đến cùng đích".
Có lẽ đó cũng là khuôn vàng thước ngọc mà Giáo Hội muốn ngỏ với mọi người chúng ta trong những ngày tháng cuối cùng của năm Phụng Vụ này. Mỗi năm qua đi: đó là hình bóng của đời người và lịch sử của thế giới này.
"Trong tất cả mọi sự, hãy nghĩ đến cùng đích". Người lực sĩ nghĩ đến phần thưởng đang chờ đợi mình. Người học sinh nghĩ đến ngày đỗ đạt thành tài... Ðiểm đến thúc đẩy con người hăng say làm việc.
Thời Noe, mọi người ăn uống, vui chơi và cười nhạo khi ông cho đóng tàu để phòng nạn Hồng Thủy. Ðối với họ, chuẩn bị để đương đầu với tai nạn, chuẩn bị để làm một cuộc hành trình dài là một chuyện viển vông, là điều ngu xuẩn...
Hãy vui hưởng cuộc sống, hãy sống như thể con người sẽ không bao giờ chết: đó là thái độ của nhiều người trong chúng ta. Sống như thế là sống không định hướng, sống như thế là sống không mục đích. Thánh Phaolô đã gọi những người đó là những người chỉ biết thờ cái bụng của mình... Cái chết là cửa để bước vào cuộc sống mai hậu. Và cuộc sống mai hậu ấy tùy thuộc vào những tích chứa, những xây dựng của chúng ta trong cuộc sống tại thế này. Nếu trong cuộc sống này, chúng ta hướng tất cả mọi hoạt động của chúng ta vào cùng đích ấy, nếu chúng ta hành động, suy nghĩ như thể chúng ta sẽ ra đi tức khắc, thì chắc chắn khi bước qua ngưỡng cửa ấy, chúng ta sẽ không ngỡ ngàng, thất vọng...
Nhưng dĩ nhiên, không phải từ sức mình, chúng ta có thể xây dựng cho mình tương lai vĩnh cửu ấy. Sự sống trường sinh là ân ban nhưng không của Chúa. Thiên Chúa chỉ chờ đợi nơi chúng ta sự ưng thuận và đáp trả tích cực mà thôi... Ước gì từng suy nghĩ, từng hành động, từng gặp gỡ, từng hơi thở của chúng ta đều là một đáp trả tích cực của chúng ta đối với lời mời gọi vào sự sống bất diệt của Chúa. Ước gì trong tất cả mọi sự, sự khôn ngoan hướng dẫn chúng ta chính là cõi phúc trường sinh mà Chúa đã hứa ban cho chúng ta. Ước gì trong từng bước lữ hành về cõi phúc ấy, chúng ta có thể nếm được niềm vui và hạnh phúc đích thực ngay trong cuộc sống này...
Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010
LẼ SỐNG 16.11
Trích sách Lẽ Sống16 Tháng Mười Một
Vui Ðể Ðợi Chết
Theo giai thoại của người Trung Hoa thì ngày xưa có một người tên là Vinh Khải Kỳ tỏ ra là một bậc tiên ông đạo cốt, mình mặc áo lông cừu, lưng thắt dây, ngày ngày ngao du ở sơn thủy, vui thú cầm ca chậm rãi rảo bước, tay đánh đàn miệng ca hát không ngừng. Một hôm, đức Khổng Tử đi dạo gặp Vinh Khải Kỳ, ngài mới hỏi ông: "Tiên sinh làm thế nào mà thường vui vẻ ca hát như thế?".
Khải Kỳ thưa: "Trời sanh muôn vật, loài người cao quý nhất. Ta đã được làm người, đó là điều đáng vui. Người ta sinh ra có người đui què, có người non yếu... mà ta thì khỏe mạnh sống lâu, thế là hai điều đáng vui. Còn cái nghèo là sự thường của thế gian, cái chết là hết sự đời. Ta nay biết vui với cảnh đời để đợi cái chết thì còn gì lo buồn nữa?".
Lạc quan, vui sống là đức tính cơ bản nhất của người Kitô. Người Kitô nhận ra phẩm giá cao cả của mình và tiếp nhận mọi sự xảy đến như một hồng ân của Chúa. Cây cỏ đồng nội, muông thú trên rừng không nhọc công tích trữ mà còn được Chúa che chở nuôi nấng, huống chi con người là hình ảnh của Ngài... Mỗi ngày có niềm vui nỗi khổ của nó. Hãy quẳng gánh lo đi và vui sống từng phút giây như một ân ban của Chúa, đó là bí quyết để giúp ta được hạnh phúc ở đời này.
Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010
LẼ SỐNG 15.11
Trích sách Lẽ Sống15 Tháng Mười Một
Xuống Núi
Có hai vị thiền sư vừa xuống núi. Họ đi vào trong một con đường lầy lội. Cơn mưa nặng hạt đã khiến một thiếu nữ xinh đẹp không thể băng qua ngã tư lầy lội được... Lập tức, một trong hai vị thiền sư đến bồng người thiếu nữ trên tay và đưa qua đường. Vị sư khác lấy làm khó chịu nên không mở miệng nói với bạn mình một lời. Mãi một lúc sau, không còn nhịn được nữa, ông ta mới lên tiếng: "Chúng ta là người tu hành, không được phép gần đàn bà, nhất là những cô gái đẹp. Sao anh lại bồng đàn bà trên tay?".
Vị sư đã bồng người thiếu nữ trên tay mỉm cười đáp: "Tôi đã bỏ cô ta tại chỗ rồi. Còn anh sao cứ mãi mang cô ta tới đây".
Chúa Giêsu đã nói: "Chính từ lòng người mới xuất phát mọi tội ác... Sự hoán cải đích thực chính là hoán cải nội tâm. Tất cả những thực hành đạo đức bên ngoài, nếu không đi cùng một ý hướng ngay lành và một tâm hồn sám hối thực sự, chỉ là trò giả hình...
Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2010
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM C - KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXXIII thường niên năm C - Kính Các Thánh Tử Đạo VN.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hình Thánh Lễ 05 giờ 30 ngày 14-11-2010
Hình Thánh Lễ Bổn Mạng Giáo Lý Viên 07g30 ngày 14-11-2010
Hữu Toàn.
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN C (Lc 21, 5-19)
CỨ BỀN ĐỖ SẼ GIỮ ĐƯỢC LINH HỒN
Người phán các ông rằng: "Dân này sẽ nổi dậy chống lại dân kia, và nước này sẽ chống với nước nọ. Sẽ có những cuộc động đất lớn mọi nơi; sẽ có ôn dịch đói khát, những hiện tượng kinh khủng từ trên trời và những điềm lạ cả thể. Nhưng trước những điều đó, người ta sẽ tra tay bắt bớ, ức hiếp và nộp các con đến các hội đường và ngục tù, điệu các con đến trước mặt các vua chúa quan quyền vì danh Thầy; các con sẽ có dịp làm chứng. Các con cứ bền đỗ, các con sẽ giữ được linh hồn các con". (Lc 21, 5-19).
Làm con cái Chúa mà nghe Lời Chúa phán trong Tin Mừng ngày hôm nay quả thật là những điều nghe thật sợ hãi và rùng rợn thay!. Thế chiến vẫn mãi xẩy ra trong nhiều thế kỷ qua và cho đến cả bây giờ, chưa thấy ngừng nghỉ. Bao nhiêu trận động đất vẫn tiếp tục làm thiệt hại cho biết bao nhiêu con người ở khắp mọi nơi từ mất nhà mất cửa cho đến mất người thân. Đói khát và ôn dịch là điều không thể thiếu được nhất là sau những trận lụt lội và bão tố vừa qua trên đất nước VN và những vùng lân cận. Sau bao nhiêu trận lũ lụt, thường để lại những cái xác chết của súc vật không kịp chôn nên chúng xình thối, đem lại bệnh tật và ôn dịch vì chúng cô đọng trong nước lâu ngày. Nước ấy chúng ta dùng để nấu ăn, uống, rửa rau, tắm rửa, tưới cây, v.v.v....
Còn những hiện tượng kinh khủng từ trên trời, có thể nào là hình ảnh của mặt trời bay xà xuống đất và lượn mấy vòng trên không trong suốt 2 phút, khi mà Đức Mẹ hiện ra cùng 3 trẻ năm nào!?. Rồi những điềm lạ cả thể là những điềm gì nhỉ? Có phải chăng là thế giới đã thay đổi thật nhiều, vì toàn quốc đã chịu ngồi lại với nhau để bàn về vấn đề hòa bình và xây dựng; trên một nền tảng có đạo đức, tốt lành, chống đói, chống phá thai, chống đồng tính lấy nhau, giảm tối đa sản xuất bom nguyên tử, cải tiến để có được không khí trong lành cùng mọi môi sinh được trở nên tốt đẹp, và người người càng ngày càng sống khoẻ mạnh hơn?.
Còn một hiện tượng cả thể nữa mà tôi có thể nghĩ được là gần đây nhờ có internet mà mọi biến cố lớn được cả thế giới chứng kiến mà không khỏi ngạc nhiên là hiện tượng Đức Giáo Hoàng của chúng ta đã và đang thay đổi được nhiều những con người giầu có, vô thần, và có chức phận lớn trên thế giới, theo đạo và trở lại đạo Công Giáo. Những hoạt động lớn hiện nay của những người giầu có nhất thế giới, đã chịu sinh hoạt với nhau theo đường lối giáo lý tốt lành của Chúa. Đứng đầu là ông Bill Gate người có sáng kiến đầu tiên trong sự đóng góp hầu hết tiền của, của mình để giúp đỡ nạn đói nghèo trên khắp cùng thế giới. Có phải chúng ta biết có câu nói rằng: "sau lưng của một người đàn ông thành công thường có bóng của một người đàn bà". Và tôi thành thật cảm phục người đàn bà đó nhất không ai khỏi là bà vợ của ông Bill Gate. Bà là người đạo Công Giáo chính gốc, khôn khéo ăn nói làm sao mà để cho chồng phải nghe theo, biết hy sinh cống hiến bao nhiêu tài sản và tiền của mình, để cho và chia sẻ hết cho tất cả anh chị em có nhu cầu trên khắp thế giới như thế!. Người nghèo trên thế giới thật biết ơn ông bà và những người có trái tim biết xót thương như họ.
Rồi những việc được xẩy ra trước những việc trên là những người vì Danh Đức Chúa mà bị bắt, giam hãm, tra trấn, và cuối cùng bị xử hình. Đó là các Thánh Tông Đồ của Chúa, cùng những Thánh sau đó tiếp tục bị xử hình qua nhiều cách dã man khác nhau, cho đến chết vì họ đã một lòng cương quyết đi theo con đường chông gai của Chúa là chọn chịu chết qua con đường Thập Tự khổ đau của Chúa. Nhưng có phải Chúa bảo rằng: "Các con cứ bền đỗ, các con sẽ giữ được linh hồn các con". Quả Lời của Chúa nói y như của người Cha hiền nói với con cái thân yêu của mình trên trần gian này vậy!.
Lạy Chúa! Chỉ cần chúng con bền đỗ với Chúa thì chúng con sẽ giữ được linh hồn của chúng con. Lời hứa này con xin xác tín được vì con hiểu thế nào là tình yêu thương hải hà của Chúa dành cho tất cả con cái nhân loại của Ngài. Như 7 người con trai trong bài Tin Mừng của tuần rồi, vì nghe lời mẹ, mà tất cả đã can đảm chết cho Chúa, để được vinh hạnh trở về cùng Chúa trên Quê Trời. Chỉ một thời gian rất ngắn ngủi, can đảm để cho thân xác bị hành hạ đớn đau tột cùng, nhưng cùng đích là linh hồn được mãi mãi sống tự do bên cạnh Ba Ngôi Thiên Chúa. Một nơi mà Chúa hứa ban cho tất cả con cái của Ngài những ai biết sống tín trung, thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất, và yêu thương anh chị em như yêu chính mình.
Vâng, chúng con sẽ tuân theo Lời Chúa chỉ dạy, một lòng theo Ngài nhờ vào bao nhiêu hồng ân mà chúng con nhận lãnh nhưng không từ nơi Ngài, để giúp chúng con sống trong sự bền đỗ và cậy trông; để tùy Ngài sắp xếp và định liệu cho từng người chúng con trong cuộc sống hiện tại ngày lại ngày này! Để linh hồn của chúng con luôn được an vui và được đảm bảo nhờ Ơn Chúa. Tuy chúng con có yếu hèn và hay tội lỗi, nhưng nếu chúng con luôn biết sống nép bên Chúa thì chúng con chẳng sợ chi; chẳng sợ chi thưa Chúa! Lậy Chúa là Thiên Chúa nhân lành của chúng con!. Amen.
Y Tá của Chúa,
Tuyết Mai
(nguồn : thanhlinh.net)
LẼ SỐNG 14.11
Mới đây, tại Thụy Sĩ, người ta đã dùng điện thoại để phỏng vấn 1.200 người tại 20 thành phố khác nhau về việc chuẩn bị chết. Câu hỏi được đặt như sau: "Nếu bạn chỉ còn một ngày nữa để sống, bạn sẽ làm gì?". Kết quả của cuộc thăm dò được phân chia như sau:
- 57% những người được phỏng vấn trả lời rằng họ sẽ sống ngày cuối cùng với gia đình. 12% muốn ở một mình hoặc với bạn bè.
- 26% người đàn ông được hỏi cho biết họ sẽ sống ngày cuối cùng đó với gia đình. 42% khác thích ở một mình hoặc cùng với bạn bè.
- 32% đàn ông lẫn đàn bà muốn được sống với gia đình trong những giây phút cuối đời.
- 6% người đàn ông muốn được sống bên vợ...
Trên đây có lẽ chỉ là những con số không đại diện cho ước muốn hay suy nghĩ của tất cả mọi người. Nhưng xuyên qua kết quả đó, chúng ta cũng có thể đọc được một thái độ chung của con người khi đứng trước sự chết: đó là sự cô đơn... Cái chết là một chia lìa vĩnh viễn, nhất là với những người thân của chúng ta. Nếu câu hỏi trên đây được đặt ra cho bạn giây phút này đây, bạn sẽ làm gì?
Có lẽ chúng ta còn nhớ chuyện của một vị thánh trẻ khi được hỏi về cách thế chuẩn bị chết...
Giữa một đám trẻ đang chơi đùa, viên giám thị đặt câu hỏi: nếu ngay bây giờ, chúng con biết mình sắp chết, chúng con sẽ làm gì?
Một số trả lời rằng sẽ đi vào nhà thờ cầu nguyện, một số cho biết sẽ đi xưng tội để dọn mình chết lành v.v... Chỉ có một cậu bé điềm nhiên trả lời: "Nếu trong giây lát tôi có chết, tôi cũng sẽ tiếp tục cuộc chơi".
Có lẽ đó là câu trả lời làm cho viên giám thị ưng ý nhất, bởi vì nếu giải trí lành mạnh là một bổn phận, thì việc thánh hóa trước tiên phải nằm trong bổn phận hằng ngày.
Nếu chúng ta biết lắng nghe tiếng Chúa trong từng biến cố, nếu chúng ta biết gặp gỡ Chúa trong từng sinh hoạt, nếu chúng ta tiếp xúc với Chúa trong từng giây phút... thì cái chết chỉ là một nối dài của cuộc gặp gỡ đó. Người luôn trung thành với những gặp gỡ trong giây phút hiện tại, sẽ không phải hãi sợ trong cuộc gặp gỡ tối hậu là cái chết.
Chúng ta đang cầu cho các đẳng linh hồn. Giáo Hội kêu mời chúng ta dâng các việc đạo đức và hy sinh để cầu cho họ. Ðó là những việc làm không thể thiếu sót trong nghĩa vụ liên đới của người Kitô. Nhưng còn có một việc làm khác không kém giá trị: đó là sự trung thành của chúng ta trong những bổn phận hằng ngày. Người có niềm tin trưởng thành thực sự, luôn nhìn thấy ý nghĩa và giá trị của những bổn phận vô danh và nhàm chán hằng ngày...
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2010
LẼ SỐNG 13.11
13 Tháng Mười Một
Ánh Mắt Mẹ Tôi
Paul Nagai, một bác sĩ người Nhật, từ sau quả bom nguyên tử ném xuống Nagasaki, đã trở thành con người bất hủ, vì sự tận tụy và tấm lòng hy sinh vô bờ bến của ông. Từ vô thần, ông đã trở thành người có niềm tin. Ông đã giải thích như sau:
"Trong kỳ nghỉ mùa xuân, lúc đó tôi học hết năm thứ hai y khoa, mẹ tôi trúng phong. Tôi hối hả chạy đến đầu giường của người. Trong cơn hấp hối, người nhìn tôi và thở ra. Cái nhìn cuối cùng của cặp mắt người mẹ đã sinh ra, đã giáo dục và đã thương tôi đến cùng, cặp mắt này đã nói với tôi một cách rõ rệt rằng: cho dù khuất núi, người vẫn ở bên tôi luôn mãi... Tôi không tin gì ở sự hiện hữu của linh hồn. Bỗng nhiên, trong ánh mắt của mẹ tôi, tôi đã nhìn thấy linh hồn của người... Từ đó, con người tôi đổi hẳn, tôi tin rằng mẹ tôi, người đã sinh ra tôi, đã yêu thương tôi, không thể bị tiêu diệt hoàn toàn sau cái chết".
Chúng ta có một linh hồn bất tử. Ðó là nền tảng của phẩm giá con người. Nếu sinh ra, sớm nở tối tàn như bông hoa đồng nội và cuối cùng trở về với cái không vô tận, thì đâu là giá trị của con người?...
Chúng ta được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, chúng ta mang trong mình ánh lửa của Vĩnh Cửu, cho dù thân xác này có hư nát đi, chúng ta vẫn tiếp tục cuộc sống mai hậu. Ðó là cùng đích của tất cả mọi bôn ba lao nhọc của chúng ta trên cõi đời này. Bạn sẽ chuẩn bị gì cho mảnh hình hài còn lại ấy?
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2010
LẼ SỐNG 12.11
Trích sách Lẽ Sống12 Tháng Mười Một
Tình Yêu Mạnh Hơn Thời Gian
Một hôm, vua Ai Cập đang đứng chiêm ngưỡng những bia tháp mà ông đã cho dựng lên tại thành phố Eliopolis. Bỗng nhiên có một cụ già râu tóc bạc phơ không biết từ đâu đến, đã cười ngạo nghễ và thách thức với nhà vua như sau: Hãy bỏ tất cả và cút đi...
Nhà vua giận tím gan, thế nhưng ông ta đã tự chủ và trả lời: "Hỡi người già, ngươi là ai mà dám ra lệnh cho ta một cách hỗn láo như thế... Không lẽ ngươi có nhiều quyền thế hơn ta?".
Lão ông tự giới thiệu: "Ðúng thế, bởi vì ta là Thời Gian...".
Nghe đến tên Thời Gian, vua Ai Cập tái mặt và té khỏi ngai vàng... Cùng với ông, cả đế quốc Ai Cập cũng sụp đổ.
Lão già Thời Gian cũng rảo qua khắp các đế quốc trên thế giới. Lão đi đến đâu, thì các đế quốc rơi rụng như sung: Hôm nay tại Babylone, ngày mai tại Athène, ngày mốt tại Ninive, tại Carthage...
Nhưng ngày kia, người ta bỗng thấy xuất hiện tại đồi Vatican một cụ già khác. Cụ tuyên bố nghênh chiến với lão già Thời Gian. Lão già Thời Gian tưởng mình có thể phá vỡ tất cả mọi công trình của con người trên trần gian này. Cũng một giọng điệu vô cùng hách dịch, lão ta cũng đến trước cửa Vatican và dõng dạc tuyên bố: "Ta là Thời Gian đây". Tiếng gầm thét đó đã làm rung chuyển trái đất, thế nhưng đã không làm cho bô lão trên ngọn đồi Vatican mảy may lo sợ. Cụ bình tĩnh đáp lại: "Còn ta, ta chính là Vĩnh Cửu!... Xuyên qua các thế hệ, ta phải đại diện cho lòng chung thủy của Thiên Chúa đối với loài người...".
Thời gian là liều thuốc chữa được mọi khổ đau... Thời gian giúp chúng ta quên được dĩ vãng u buồn... Ðó là những câu nói mà chúng ta thường dùng để tự an ủi mình hoặc người khác khi đứng trước thất bại, hay bất cứ một nỗi bất hạnh nào...
Mà quả thật, thời gian không những giúp chúng ta chữa lành được nhiều vết thương trong cuộc sống, thời gian còn là một kẻ phá hoại tàn nhẫn. Cái chết xảy ra hằng ngày xung quanh chúng ta là một chiến thắng của thời gian. Sự sụp đổ của không biết bao nhiêu đế quốc trên cõi trần này cũng là một chiến thắng của thời gian...
Chỉ có một sức mạnh thời gian phải nhượng bộ: đó là sức mạnh của Tình Yêu. Chúng ta thường nói: Tình Yêu mạnh hơn sự chết. Ðúng hơn, chúng ta phải nói: Tình Yêu mạnh hơn Thời Gian, bởi lẽ thời gian không bao giờ có thể xóa mờ được tình yêu.
Bất cứ một nghĩa cử yêu thương nào mà con người làm cho tha nhân, đều trở thành bất diệt. Những nghĩa cử yêu thương trở thành bất diệt là bởi vì nó tham dự vào tình yêu của Thiên Chúa. Người sống cho kẻ khác là người sống cho Chúa. Và ai sống cho Chúa tức là sống mãi trong Tình Yêu.
Chúng ta đang cầu nguyện cho các đẳng linh hồn trong tháng 11 này. Chúng ta cầu nguyện vì chúng ta tin rằng thời gian đã không đưa họ đi vào quên lãng. Trong tình yêu của Chúa mà chúng ta đang san sẻ cho những người xung quanh, những người quá cố cũng sẽ được sống mãi. Còn lời kinh nào hữu hiệu hơn cho những người quá cố cho bằng những nghĩa cử yêu thương của chúng ta...
Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010
HÔN NHÂN KHÁC TÔN GIÁO
Hiện nay tỷ lệ 6 triệu người công giáo, so với trên dưới 80 triệu dân, một sự cách biệt quá lớn. Chính vì thế, việc kết hôn khác niềm tin Công Giáo là điều không thể tránh khỏi, đây cũng là nỗi ưu tư của Giáo Hội và của các bậc làm cha làm mẹ trong Giáo Hội Công Giáo.
Vừa qua, trên diễn đàn nhacthanh.net, một bạn trẻ đã đưa ra những câu hỏi của người anh em khác tôn giáo nội dung sau:
- Em có 2 câu hỏi được một người ngoại giáo đặt ra, nhưng chưa đủ trình độ để trả lời có ai có thể giúp em không?
Câu 1 : theo người bạn em nói :"tôn giáo là một hình thức xoa dịu nỗi đau của con người " vậy điều đó đúng hay sai và tại sao ?
Câu 2 : khi 2 người khác tôn giáo lấy nhau thì bạn em nghĩ tôn giáo nào cũng tốt. Vậy tại sao phải theo đạo Thiên Chúa giáo ? xin ai biết chỉ dùm em càng sớm càng tốt.
Bạn thân mến! Với chút kiến thức hạn hẹp, mình mạo muội đôi chút suy tư về 2 câu hỏi trên, những mong cùng giúp nhau tìm hiểu, đào sâu thêm.
1/ “Tôn giáo là một hình thức xoa dịu nỗi đau của con người ”. Đúng hay sai?
Nói một cách nào đó, điều này đúng chứ không sai so với cái yếu đuối của thân phận con người, nhưng nếu ta chỉ dừng lại một cách người và rất người, thì quả là một sai lầm rất lớn. Vì không chỉ có đạo mới xoa dịu nỗi đau nơi con người, nhưng trong cuộc sống còn có nhiều cách và nhiều hình thức thực tế hơn ví dụ: Ta đang mang trong mình nỗi tuyệt vọng của bệnh tật thì những liệu của pháp tây y, đông y có thể phần nào đó giúp ta; khi ta đang gặp những thách đố, khó khăn và tuyệt vọng trong cuộc sống, chung quanh ta còn có người thân, bè bạn, hỗ trợ hay an ủi đông viên….
Có thể nói đạo chính là chiếc phao cứu hộ cho con người khi hành trình của cuộc sống gặp những lúc sóng to gió lớn trên biển đời, nhưng đạo còn có một ý nghĩa lớn hơn. Đó là, đạo giúp cho con người có một hướng đi, một cách sống cao đẹp hơn, ý nghĩa hơn; đạo là đường, giúp cho con người tìm và hướng về “Chân Thiện, Mỹ”, là lá chắn giúp cho con người khỏi sự quấy phá của ác thần; đặc biệt nhất, đạo giúp cho con người nhận ra căn nguyên của đời mình, được khởi đi từ đâu và kết cục sẽ về đâu… Cuối cùng Đạo là niềm tin mà con người hướng về một Đấng thần linh nào đó, đã có trước họ và ở trên họ, để từ đó họ gởi gắm những ước mơ, hoài bão, những toan tính, chia sẻ với họ những vui buồn trong cuộc sống, khi cuộc đời nhìn lại chung quanh chỉ mình ta với ta, khởi đi từ niềm tin đó, giúp họ có niềm hy vọng khi gặp nghịch cảnh, động lực cho họ sống thanh cao với mình và với mọi người.
2/ Khi 2 người khác tôn giáo lấy nhau, thì bạn em nghĩ đạo nào cũng tốt. Vậy tại sao phải theo đạo Thiên Chúa giáo?
Trong ca dao tục ngữ có câu: “ Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn ”. Thuận từ tình yêu, thuận trong tư tưởng, thuận trong hành động, ngôn ngữ, trong mưu kế sinh nhai và thuẫn trong cách giáo dục con cái.
Hiện nay trên thế giới nói chung và ngay tại Việt Nam ta nói riêng đạo cũng lắm mà thần thì cũng nhiều, khi nói về lĩnh vực đạo thì rất nhiều người suy nghĩ, đạo nào cũng là đạo, đạo nào cũng dạy người ta ăn ngay ở lành, đạo tại tâm…. Ở đây mình xin chia sẻ sự khác biệt giữa đạo Thiên Chúa, nói rõ hơn là đạo Công Giáo, với những tôn giáo đang song hành.
Sự khác biệt thứ 1:
Tất cả các tôn giáo đều do con người sáng lập, còn đạo Công Giáo do chính Thiên Chúa sáng lập, qua Đức Giêsu Kitô con một Thiên Chúa, Ngài đã nhập thể và nhập thế trở thành con người thực sự để ở giữa nhân loại và chính Ngài mạc khải cho nhân loại hình ảnh rõ nét của Thiên Chúa, Ngài là chủ của vương quốc tình yêu. Điều này đã được lịch sử minh chứng qua Kinh Thánh gồm Cựu Ước và Tân Ước.
Sự khác biệt thứ 2:
Hiện tại song hành với đạo Công Giáo tại Việt Nam có những Tôn Giáo như: Phật Giáo, Hoà hảo, Cao Đài, Đạo Ông Bà. Tất cả những tôn giáo kể trên đều dạy tín đồ của mình ăn ngay ở lành, nói đúng hơn là dạy tín đồ phạm trù luân lý hay sống đạo làm người.
Riêng đối với đạo Công Giáo, ngoài việc dạy mọi tín hữu về luân lý, thì điều khác biệt rất lớn đó là hướng dẫn và giúp cho mọi tín hữu nhận ra một chân lý tối thượng. Đó là nhận ra mình là con Thiên Chúa và được mang hình ảnh của Ngài, dù người đó là ai, sống bậc sống nào, lớn hay nhỏ, già hay trẻ, không phân biệt màu da, giới tính, ngôn ngữ, tất cả đều là anh em với nhau, cùng gọi Thiên Chúa là Cha, và được mời gọi sống chan hoà trong yêu thương, phục vụ, công bằng và bác ái. Điều quan trọng nhất sẽ được ở trong mái nhà của Thiên Chúa trong hạnh phúc, bình an, không vành khăn xô, không tiếng khóc ly biệt, không còn khổ đau và hận thù sau khi từ giã cõi đời này.
Sự khác biệt thứ 3:
Đối với giáo lý nhà Phật dạy tín đồ đi vào con đường "Xuất Thế" như: Diệt khổ, diệt dục, diệt tham sân si, cố gắng thoát khỏi cảnh "Đời Là Bể Khổ". Tự mình đi tìm con đường cứu lấy chính mình thoát khỏi nghiệp báo, nghiệp chướng, ách khổ bằng những hình thức: ăn chay trường, đi lễ chùa vào những ngày rằm, mùng 1 âm lịch, cả những việc bác ái, thực hiện để trả nợ đời.
Với niềm tin Kitô Giáo nói chung và đạo Công Giáo nói riêng, luôn mời gọi và dạy Tín Hữu học theo Đức Kitô đi vào con đường "Nhập Thế" Ngài là Thiên Chúa tối cao, theo ngôn ngữ dân gian vẫn gọi Ngài là "Ông Trời" nhưng Ngài đã từ bỏ cõi trời vinh quang, hạnh phúc, xuống mặc lấy thân phận con người sống giữa con người cùng đồng cam cộng khổ với con người, ngoại trừ tội lỗi và giúp cho con người vượt khổ, giúp cho con người sống đúng với phẩm giá của mình là con Thiên Chúa.
Để rồi nhờ ơn của Ngài mà mọi tín hữu dẫu đang sống trong khổ đau, lầm lỗi, yếu đuối, biết noi gương của Ngài mà cùng giúp nhau vượt khổ qua tình liên đới bác ái và yêu thương, Sống giữa thế gian nhưng không lệ thuộc vào thế gian, không né tránh đau khổ, nhưng biết dùng tất cả như khổ dau, đói nghèo, bệnh hoạn, tình yêu, tình dục để được cộng tác vào chương trình sáng tạo, cứu độ của Thiên Chúa trong Đức Giêsu và qua Đức Giêsu.
Đối với những người tin, yêu, giữ đạo và sống đạo theo sự hướng dẫn của Giáo Hội Công Giáo. Tuy Giáo Hội không áp đặt niềm tin cho một cá nhân nào, hoặc ép buộc một ai phải theo, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân. Nhưng với những chân lý đã được soi dẫn từ Thiên Chúa, một cách nào đó, Giáo Hội nhắc nhở và mời gọi mọi người tìm về chân lý trong đời sống đạo và đời sống đức tin, để mọi người cùng được hưởng một nguồn ơn cứu độ do Thiên Chúa ban tặng ngay cuộc sống hiện tại cũng như cuộc sống mai hậu. Đối với các gia đình Công Giáo, Giáo hội nhắc nhở và mời gọi họ trở thành những tiếng nói, những cánh tay nối dài, giới thiệu Chúa cho mọi người, trong mối tương qua hôn nhân, đặc biệt là hôn nhân khác tôn giáo.
Vì thế, các gia đình Công Giáo luôn duy trì và bảo vệ chân lý, đã được soi dẫn từ Thiên Chúa qua Giáo Hội, luôn có trách nhiệm gìn giữ và bảo tồn, và đồng thời có trách nhiệm truyền lại cho hậu thế. Nhất là vai trò loan báo chân lý đó cho mọi người. Đặc biệt người Công Giáo tin nhận Thiên Chúa là khởi thủy của tình yêu, vì thế, tình yêu đôi lứa, tình yêu hôn nhân, gia đình đều do Ngài ban tặng, chúc phúc và nuôi dưỡng.
Với những ân sủng cao vời đó, các bậc làm cha, làm mẹ luôn đặt tầm quan trọng đố với con cái trong đời sống đức tin và đời sống đạo, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân của con cái, luôn mong ước con cái tìm và kết hôn với những ai cùng niềm tin, hoặc tuy khác niềm tin nhưng mong ước người bạn đó nhận ra tầm quan trọng mà hướng theo, để có được một đời sống gia đình luôn an vui và hạnh phúc trong sự bảo bọc của Đấng là tình yêu.
Đôi dòng tâm sự cùng bạn, Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn đồng hành cùng bạn, nhờ ơn của Ngài, bạn sẽ là tiếng nói là lời mời gọi mọi người nhận ra Thiên Chúa là tình Yêu.
Thân chào
Antôn Lương Văn Liêm
Saigon ngày 9/11/2010
(nguồn : thanhlinh.net)
Vừa qua, trên diễn đàn nhacthanh.net, một bạn trẻ đã đưa ra những câu hỏi của người anh em khác tôn giáo nội dung sau:
- Em có 2 câu hỏi được một người ngoại giáo đặt ra, nhưng chưa đủ trình độ để trả lời có ai có thể giúp em không?
Câu 1 : theo người bạn em nói :"tôn giáo là một hình thức xoa dịu nỗi đau của con người " vậy điều đó đúng hay sai và tại sao ?
Câu 2 : khi 2 người khác tôn giáo lấy nhau thì bạn em nghĩ tôn giáo nào cũng tốt. Vậy tại sao phải theo đạo Thiên Chúa giáo ? xin ai biết chỉ dùm em càng sớm càng tốt.
Bạn thân mến! Với chút kiến thức hạn hẹp, mình mạo muội đôi chút suy tư về 2 câu hỏi trên, những mong cùng giúp nhau tìm hiểu, đào sâu thêm.
1/ “Tôn giáo là một hình thức xoa dịu nỗi đau của con người ”. Đúng hay sai?
Nói một cách nào đó, điều này đúng chứ không sai so với cái yếu đuối của thân phận con người, nhưng nếu ta chỉ dừng lại một cách người và rất người, thì quả là một sai lầm rất lớn. Vì không chỉ có đạo mới xoa dịu nỗi đau nơi con người, nhưng trong cuộc sống còn có nhiều cách và nhiều hình thức thực tế hơn ví dụ: Ta đang mang trong mình nỗi tuyệt vọng của bệnh tật thì những liệu của pháp tây y, đông y có thể phần nào đó giúp ta; khi ta đang gặp những thách đố, khó khăn và tuyệt vọng trong cuộc sống, chung quanh ta còn có người thân, bè bạn, hỗ trợ hay an ủi đông viên….
Có thể nói đạo chính là chiếc phao cứu hộ cho con người khi hành trình của cuộc sống gặp những lúc sóng to gió lớn trên biển đời, nhưng đạo còn có một ý nghĩa lớn hơn. Đó là, đạo giúp cho con người có một hướng đi, một cách sống cao đẹp hơn, ý nghĩa hơn; đạo là đường, giúp cho con người tìm và hướng về “Chân Thiện, Mỹ”, là lá chắn giúp cho con người khỏi sự quấy phá của ác thần; đặc biệt nhất, đạo giúp cho con người nhận ra căn nguyên của đời mình, được khởi đi từ đâu và kết cục sẽ về đâu… Cuối cùng Đạo là niềm tin mà con người hướng về một Đấng thần linh nào đó, đã có trước họ và ở trên họ, để từ đó họ gởi gắm những ước mơ, hoài bão, những toan tính, chia sẻ với họ những vui buồn trong cuộc sống, khi cuộc đời nhìn lại chung quanh chỉ mình ta với ta, khởi đi từ niềm tin đó, giúp họ có niềm hy vọng khi gặp nghịch cảnh, động lực cho họ sống thanh cao với mình và với mọi người.
2/ Khi 2 người khác tôn giáo lấy nhau, thì bạn em nghĩ đạo nào cũng tốt. Vậy tại sao phải theo đạo Thiên Chúa giáo?
Trong ca dao tục ngữ có câu: “ Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn ”. Thuận từ tình yêu, thuận trong tư tưởng, thuận trong hành động, ngôn ngữ, trong mưu kế sinh nhai và thuẫn trong cách giáo dục con cái.
Hiện nay trên thế giới nói chung và ngay tại Việt Nam ta nói riêng đạo cũng lắm mà thần thì cũng nhiều, khi nói về lĩnh vực đạo thì rất nhiều người suy nghĩ, đạo nào cũng là đạo, đạo nào cũng dạy người ta ăn ngay ở lành, đạo tại tâm…. Ở đây mình xin chia sẻ sự khác biệt giữa đạo Thiên Chúa, nói rõ hơn là đạo Công Giáo, với những tôn giáo đang song hành.
Sự khác biệt thứ 1:
Tất cả các tôn giáo đều do con người sáng lập, còn đạo Công Giáo do chính Thiên Chúa sáng lập, qua Đức Giêsu Kitô con một Thiên Chúa, Ngài đã nhập thể và nhập thế trở thành con người thực sự để ở giữa nhân loại và chính Ngài mạc khải cho nhân loại hình ảnh rõ nét của Thiên Chúa, Ngài là chủ của vương quốc tình yêu. Điều này đã được lịch sử minh chứng qua Kinh Thánh gồm Cựu Ước và Tân Ước.
Sự khác biệt thứ 2:
Hiện tại song hành với đạo Công Giáo tại Việt Nam có những Tôn Giáo như: Phật Giáo, Hoà hảo, Cao Đài, Đạo Ông Bà. Tất cả những tôn giáo kể trên đều dạy tín đồ của mình ăn ngay ở lành, nói đúng hơn là dạy tín đồ phạm trù luân lý hay sống đạo làm người.
Riêng đối với đạo Công Giáo, ngoài việc dạy mọi tín hữu về luân lý, thì điều khác biệt rất lớn đó là hướng dẫn và giúp cho mọi tín hữu nhận ra một chân lý tối thượng. Đó là nhận ra mình là con Thiên Chúa và được mang hình ảnh của Ngài, dù người đó là ai, sống bậc sống nào, lớn hay nhỏ, già hay trẻ, không phân biệt màu da, giới tính, ngôn ngữ, tất cả đều là anh em với nhau, cùng gọi Thiên Chúa là Cha, và được mời gọi sống chan hoà trong yêu thương, phục vụ, công bằng và bác ái. Điều quan trọng nhất sẽ được ở trong mái nhà của Thiên Chúa trong hạnh phúc, bình an, không vành khăn xô, không tiếng khóc ly biệt, không còn khổ đau và hận thù sau khi từ giã cõi đời này.
Sự khác biệt thứ 3:
Đối với giáo lý nhà Phật dạy tín đồ đi vào con đường "Xuất Thế" như: Diệt khổ, diệt dục, diệt tham sân si, cố gắng thoát khỏi cảnh "Đời Là Bể Khổ". Tự mình đi tìm con đường cứu lấy chính mình thoát khỏi nghiệp báo, nghiệp chướng, ách khổ bằng những hình thức: ăn chay trường, đi lễ chùa vào những ngày rằm, mùng 1 âm lịch, cả những việc bác ái, thực hiện để trả nợ đời.
Với niềm tin Kitô Giáo nói chung và đạo Công Giáo nói riêng, luôn mời gọi và dạy Tín Hữu học theo Đức Kitô đi vào con đường "Nhập Thế" Ngài là Thiên Chúa tối cao, theo ngôn ngữ dân gian vẫn gọi Ngài là "Ông Trời" nhưng Ngài đã từ bỏ cõi trời vinh quang, hạnh phúc, xuống mặc lấy thân phận con người sống giữa con người cùng đồng cam cộng khổ với con người, ngoại trừ tội lỗi và giúp cho con người vượt khổ, giúp cho con người sống đúng với phẩm giá của mình là con Thiên Chúa.
Để rồi nhờ ơn của Ngài mà mọi tín hữu dẫu đang sống trong khổ đau, lầm lỗi, yếu đuối, biết noi gương của Ngài mà cùng giúp nhau vượt khổ qua tình liên đới bác ái và yêu thương, Sống giữa thế gian nhưng không lệ thuộc vào thế gian, không né tránh đau khổ, nhưng biết dùng tất cả như khổ dau, đói nghèo, bệnh hoạn, tình yêu, tình dục để được cộng tác vào chương trình sáng tạo, cứu độ của Thiên Chúa trong Đức Giêsu và qua Đức Giêsu.
Đối với những người tin, yêu, giữ đạo và sống đạo theo sự hướng dẫn của Giáo Hội Công Giáo. Tuy Giáo Hội không áp đặt niềm tin cho một cá nhân nào, hoặc ép buộc một ai phải theo, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân. Nhưng với những chân lý đã được soi dẫn từ Thiên Chúa, một cách nào đó, Giáo Hội nhắc nhở và mời gọi mọi người tìm về chân lý trong đời sống đạo và đời sống đức tin, để mọi người cùng được hưởng một nguồn ơn cứu độ do Thiên Chúa ban tặng ngay cuộc sống hiện tại cũng như cuộc sống mai hậu. Đối với các gia đình Công Giáo, Giáo hội nhắc nhở và mời gọi họ trở thành những tiếng nói, những cánh tay nối dài, giới thiệu Chúa cho mọi người, trong mối tương qua hôn nhân, đặc biệt là hôn nhân khác tôn giáo.
Vì thế, các gia đình Công Giáo luôn duy trì và bảo vệ chân lý, đã được soi dẫn từ Thiên Chúa qua Giáo Hội, luôn có trách nhiệm gìn giữ và bảo tồn, và đồng thời có trách nhiệm truyền lại cho hậu thế. Nhất là vai trò loan báo chân lý đó cho mọi người. Đặc biệt người Công Giáo tin nhận Thiên Chúa là khởi thủy của tình yêu, vì thế, tình yêu đôi lứa, tình yêu hôn nhân, gia đình đều do Ngài ban tặng, chúc phúc và nuôi dưỡng.
Với những ân sủng cao vời đó, các bậc làm cha, làm mẹ luôn đặt tầm quan trọng đố với con cái trong đời sống đức tin và đời sống đạo, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân của con cái, luôn mong ước con cái tìm và kết hôn với những ai cùng niềm tin, hoặc tuy khác niềm tin nhưng mong ước người bạn đó nhận ra tầm quan trọng mà hướng theo, để có được một đời sống gia đình luôn an vui và hạnh phúc trong sự bảo bọc của Đấng là tình yêu.
Đôi dòng tâm sự cùng bạn, Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn đồng hành cùng bạn, nhờ ơn của Ngài, bạn sẽ là tiếng nói là lời mời gọi mọi người nhận ra Thiên Chúa là tình Yêu.
Thân chào
Antôn Lương Văn Liêm
Saigon ngày 9/11/2010
(nguồn : thanhlinh.net)
LẼ SỐNG 11.11
Trích sách Lẽ Sống11 Tháng Mười Một
Xẻ Áo
Trong một ngày đông giá lạnh, Martinô, lúc ấy đang còn phục vụ trong quân ngũ và chưa lãnh nhận niềm tin Kitô, gặp một ông ăn mày nghèo khổ đến độ không có lấy một mảnh vải che thân, đang ngồi tựa lưng vào bức tường giơ bàn tay khẳng khiu van xin từng đồng xu nhỏ của những người qua lại. Không sẵn tiền trong túi và cũng không có lương thực để cho, Martinô nhanh nhẹn leo xuống ngựa, tuốt gươm cắt phân nửa áo choàng của mình và quàng lên tấm thân gầy guộc của người ăn xin đang run rẩy vì cái lạnh buốt xương. Kẻ qua đường đồng thanh cười nhạo cử chỉ khác lạ của người thanh niên.
Ðêm hôm đó, Martinô nằm mơ thấy chính Chúa Giêsu bận nửa áo choàng mà chàng đã trao tặng cho người ăn mày và Chúa nói: "Martinô, tuy chưa lãnh nhận Phép Rửa Tội, đã đắp lên tôi chiếc áo này".
Ai trong chúng ta cũng biết câu chuyện truyền khẩu trên về hành động bác ái của thánh Martinô, vị thánh Giáo Hội mừng kính hôm nay.
Chào đời vào khoảng thế kỷ thứ 4 tại Sabaria, nay thuộc nước Hungari, năm 20 tuổi, Martinô được gửi theo học tại Italia. Tuy là người không theo đạo Kitô, nhưng vì sống giữa các sinh viên Công Giáo, nên chàng đã suy nghĩ nhiều khi nghe bạn bè nói đến Ðức Giêsu. Chàng nhất định tìm hiểu xem Giêsu là ai?
Nhưng chẳng bao lâu chàng bị động viên. Khoảng năm 350, rời khỏi quân ngũ, Martinô xin làm đồ đệ thánh Hilariô, giám mục thành Potiers. Nhận thấy Martinô là người đầy nhân đức và có học thức, giám mục Hilariô đã phong cho chàng các chức thánh.
Năm 350, bè rối Ariô bắt thánh Hilariô đem đi đày vì ngài chống lại họ. Martinô cũng bị giám mục thành Milan là người bệnh vực bè rối trục xuất khỏi giáo phận và sống trên một hòn đảo cùng với một linh mục khác. Sau khi thánh Hilariô được tha, Martinô trở lại Poachi và lập một dòng tu tại Luguygé. Năm 370, khi đến Cadet để hòa giải một bất bình giữa một số linh mục và tu sĩ, ngài đã ngã bệnh và từ trần tại đó.
Mỗi năm gần đến ngày lễ thánh Martinô thành Tôrinô, các trẻ em vùng nói tiếng Ðức cũng náo nức như các trẻ em Việt Nam nôn nao đếm từng ngày trước lễ Trung Thu. Vì đây cũng là ngày các em rước đèn đi đến khoảng sân rộng để xem diễn tuồng thánh Martinô, với những bài hát ca ngợi tình yêu thương cụ thể của chàng sĩ quan trẻ tuổi, với vở tuồng được trình diễn bằng người ngựa thật và nhất là với những quà bánh thơm ngon được trưng bày bán chung quanh chỗ diễn tuồng.
Chủ đích của cuộc lễ này vẫn là khắc ghi đậm nét vào lòng các trẻ em mẫu gương "xẻ áo" của thánh Martinô để giúp các em hiểu rõ lời Chúa Giêsu tuyên bố trong ngày phán xét: "Ta bảo thật: mỗi lần anh chị em làm những điều ấy cho một kẻ hèn mọn trong anh em Ta, thì là làm cho chính Ta vậy".
Thứ Tư, 10 tháng 11, 2010
LẼ SỐNG 10.11
Trích sách Lẽ Sống10 Tháng Mười Một
Hôm Nay Là Ngày Của Chúa
Khi Ðức Gioan 23 lâm bệnh lần cuối, không biết vì lý do gì mà các bác sĩ muốn dấu nhẹm sự nguy kịch của căn bệnh, họ bảo ngài chỉ bị chứng lở bao tử. Nhưng Ðức Gioan 23 biết rõ bệnh tình của mình hơn ai hết, vì thế ngài nói: "Tôi đã dọn sẵn hành trang".
Ông Giacômô Manzu, một nhà điêu khắc nổi tiếng người ý viết hồi ký về những giây phút sau hết của cuộc đời Ðức Gioan 23 như sau: Vào ngày cuối cùng của chuỗi ngày đau đớn kéo dài, linh mục Capovilla, bí thư riêng của Ðức Thánh Cha đến bên giường bệnh, hôn tay bệnh nhân và hỏi xem ngài thấy thế nào. Ðức Gioan 23 trả lời: "Tôi cảm thấy trong mình khỏe khoắn và an bình như thể tôi đang ở trong Chúa. Nhưng đồng thời tôi cũng cảm thấy hơi lo".
Linh mục Capovilla thưa: "Xin cha đừng lo. Những người phải lo là chính chúng con, vì con đã nói chuyện với bác sĩ...". Ðức Gioan 23 ngắt lời hỏi: "Họ đã nói với con những gì?".
Nghẹn ngào, linh mục bí thư của ngài nói: "Thưa Ðức Thánh Cha, con muốn nói với cha sự thật: hôm nay là ngày của Chúa. Hôm nay cha sẽ được về Thiên Ðàng".
Nói xong, linh mục bí thư quỳ xuống bên giường, hai tay bưng mặt khóc. Vài phút nặng nề trôi qua, bỗng cha cảm thấy một bàn tay âu yếm xoa đầu mình và nghe một giọng ôn tồn nói: "Hãy ngước mắt nhìn lên. Bình thường, người bí thư của tôi rất mạnh mẽ, can đảm, nhưng bây giờ phải trở nên mềm nhũn. Cha đã nói với người bề trên của cha những lời hay đẹp nhất mà con người có thể nghe từ miệng của một linh mục: Hôm nay cha sẽ được vào Thiên Ðàng".
Chúng ta đang sống trong tháng 11:
- Ðây là tháng Giáo Hội dành riêng để tưởng nhớ đến những người quá cố.
- Ðây là tháng chúng ta đặc biệt có dịp để báo hiếu cho ông bà, tổ tiên, tháng để trả nghĩa cho cha mẹ, anh chị em, bà con thân thuộc đã qua đời bằng những kinh nguyện, bằng những chuỗi lần hạt sốt sắng, nhất là bằng cách siêng năng tham dự tích cực và cố gắng sống thánh lễ để thực hành những công việc bác ái như thánh lễ đòi hỏi.
Nhưng, vào tháng 11 hằng năm, Giáo Hội cũng muốn nhắc nhở chúng ta phải nhớ bến bờ chúng ta phải tới, nhắc nhở khúc quẹo ngoặt nhất trong đời chúng ta sẽ phải đi.
- Ðó là từ giã cõi đời.
- Ðó là nhắm mắt xuôi tay.
- Ðó là sự thật: ai trong chúng ta cũng phải chết.
Ước gì chúng ta có được sự bình thản trong giờ lâm tử như Ðức Gioan 23 . Ước gì, như ngài, chúng ta có được sự bình an trong tâm hồn và có niềm hy vọng để tin tưởng rằng: lời Chúa Giêsu phán với người trộm lành cũng được áp dụng cho chúng ta: "Hôm nay con sẽ được cùng Ta về Thiên Ðàng".
Nhưng, nếu Thiên Ðàng là bến bờ, là Ðức Mến, thì cuộc sống của chúng ta phải định hướng theo đó.
Nếu Thiên Chúa là cùng đích của giây phút cuối cùng, thì trong những chuỗi ngày sống, chúng ta cũng phải hướng mục và xây dựng theo tiêu chuẩn đó.
Thứ Ba, 9 tháng 11, 2010
LỄ CÁC LINH HỒN 02.11.2010
Vào lúc 05g00 sáng Thứ Ba ngày 02-11-2010 Giáo Xứ Thuận Phát đã tổ chức Thánh Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời trước Nhà Hài Cốt của Giáo Xứ.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
HÌNH ẢNH THÁNH LỄ.
Hữu Toàn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)