Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

GIÁO PHẬN BẮC NINH MỪNG SINH NHẬT THỨ 129


 
Bắc Ninh : Tối ngày 29/05/2012, Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt SJ, giám mục giáo phận Bắc ninh chủ sự thánh lễ mừng kỉ niệm 129 năm thành lập giáo phận . Cùng đồng tế với ngài có cha Giuse Nguyễn Đức Hiểu, cha xứ nhà thờ chính tòa và một số cha trong giáo phận.

Về tham dự thánh lễ mừng sinh nhật thứ 129, ngoài giáo dân và đoàn hoa giáo xứ nhà thờ Chính tòa, còn có đoàn hoa và giáo dân giáo xứ Ngô khê; giáo dân và đoàn hoa giáo họ Thị Đáp Cầu.

Vì ngày kỉ niệm thành lập giáo phận cũng trùng hợp với ngày kết thúc tháng Hoa giáo xứ Chính tòa; cho nên trước thánh lễ mừng kỉ niệm ngày thành lập, giáo xứ Chính tòa tổ chức dâng hoa và rước kiệu Đức Mẹ từ nhà thờ Chính tòa sắp tu sửa xong vào Trung tâm mục vụ giáo phận.

Cuộc rước kiệu, dâng hoa kính Đức Mẹ và thánh lễ mừng sinh nhật lần thứ 129 diễn ra đơn sơ, nhưng trang trọng và thiêng liêng trong bầu khí gia đình giáo phận.

Trong thánh lễ, Đức cha ôn lại hoàn cảnh khi Giáo phận được thành lập (29/05/1883) và mời gọi cộng đoàn ghi ơn và cầu nguyện đặc biệt cho đức cha Antonio Colomer Lễ (1883-1902), giám mục tiên khởi của giáo phận.
 
(giadinhbacninh.com)

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

ĐẠI HỘI GIA ĐÌNH THẾ GIỚI VÀ HÀNH HƯƠNG ĐẤT THÁNH #7

Tham dự Đại hội Gia đình thế giới và hành hương Đất Thánh (7)

Tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành
Dâng lễ tại bàn thờ Đức Chân Phước Gioan Phaolô II, Đền thờ Thánh Phêrô

Ngày 29/5/2012

Các sứ giả Tin Mừng đầu tiên - khi đặt chân đến Rôma - đã đối diện với bao thử thách gian truân, kể cả hy sinh chính mạng sống mình. Sáng 29, đoàn đã đi tìm những dấu chân tự hiến cho Tin Mừng của các đấng thánh này tại thủ đô của Giáo Hội.

Sáng sớm, đoàn đến khu Hầm mộ Thánh Sebastiano, nơi đã từng chôn giữ khoảng nửa triệu tử thi. Đây là cả một thế giới mê cung dưới lòng đất. Trong ba thế kỷ đầu, để tránh sự bách hại, các Kitô hữu ở Rôma đã phải lẩn trốn trong những ngóc ngách hầm hố tối tăm, lạnh lẽo, âm u, ngột ngạt, thiếu mọi tiện nghi vật chất này. Ở đây có hầm mộ Giáo hoàng, nơi còn ghi khắc rõ tên của các Đức Giáo hoàng tử đạo đã từng sống trong hầm mộ. Đặc biệt có hầm mộ Thánh Xêxilia với bức tượng xác Thánh nữ úp mặt xuống đất in hằn vết chém ở cổ. Dù đã chết, hai bàn tay Thánh nữ vẫn còn tuyên xưng đức tin, một bàn tay giơ ba ngón, bàn tay còn lại giơ một ngón, diễn tả niềm tin vào Một Chúa Ba Ngôi.

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG PHONG CHỨC LINH MỤC


WGPSG - “Các con hãy tin điều các con đọc, dạy điều các con tin, thực hành điều các con dạy.”

Trên đây là lời nhắn nhủ 16 tiến chức sắp được Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ - Giám mục Giáo phận Phú Cường - truyền chức linh mục vào sáng ngày 29/5/2012 tại Nhà Chung Giáo phận Phú Cường.

Đồng tế với Đức cha Phêrô có Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục phó Giáo phận Phú Cường, cha Tổng Đại diện Micae Lê Văn Khâm, Cha Tổng Đại diện Yokohama Nhật Bản, quý cha Bề trên và hơn 500 quý cha trong và ngoài Giáo phận. Quý tu sĩ nam nữ, thân nhân và ân nhân của các tiến chức chung lời tạ ơn và hiệp thông cầu nguyện khoảng 8000 ngàn người.

Xem hình ảnh>>

(WGPSG)

ĐẠI HỘI GIA ĐÌNH THẾ GIỚI VÀ HÀNH HƯƠNG ĐẤT THÁNH #6

Tham dự Đại hội Gia đình thế giới và hành hương Đất Thánh (6)

 Ngày 27 và 28/5/2012

Trên chuyến bay cất cánh từ Giêrusalem vào sáng sớm ngày 27, quá cảnh Istanbul (chờ ở đây hơn 4 tiếng đồng hồ) và đáp xuống Rôma vào buổi chiều cùng ngày, đoàn đã bay qua vùng trời của những đất nước mà Thánh Phaolô khi xưa đã đi qua trong cả ba hành trình truyền giáo của Ngài: xuất phát từ Giêrusalem, đến Antiokia, qua vùng Tiểu Á (nay là Thổ Nhĩ Kỳ), Hy Lạp, rồi bị giam và tử đạo tại Rôma. Đoàn đã rất phấn khích khi được nghỉ đêm trong một khách sạn cận kề bên giáo đô Vatican, nơi ghi đậm những dấu vết của hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô cùng các triều đại giáo hoàng.
 
 
(WGPSG)

 

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

VIỆN GIÁO VỤ - NGÂN HÀNG VATICAN

Viện giáo vụ – Ngân hàng Vatican

WHĐ (28.05.2012) – Trong những ngày qua, sự kiện ông Ettore Gotti Tedeschi, giám đốc Viện giáo vụ (Ngân hàng Vatican) bị Hội đồng quản trị bỏ phiếu bất tín nhiệm và bị cách chức, đã trở thành nguồn tin sốt dẻo cho các hãng thông tấn. Báo chí Việt Nam cũng đưa tin với những tựa đề hấp dẫn, chẳng hạn: “Bí ẩn trong ngân hàng Vatican” (Tuổi Trẻ, ngày 26-5-2012). Chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về Viện giáo vụ để đọc giả hiểu rõ bối cảnh của vụ việc.

Viện giáo vụ (Istituto per le Opere di Religione, Institute for the Works of Religion, viết tắt IOR), cũng được gọi là ngân hàng Vatican, được thành lập năm 1887 để giúp Đức giáo hoàng điều hành vấn đề tài chính của Giáo Hội. Khách hàng chủ yếu của ngân hàng này là các nhân viên và văn phòng của Vatican, các dòng tu, các giáo phận, các tổ chức bác ái công giáo và những tổ chức khác của Giáo Hội. Trước đây, nhiều giáo dân người Ý cũng có quan hệ với ngân hàng này, nhưng những cải tổ sau này đã giới hạn việc sử dụng ngân hàng cho các việc bái ái và các nhân viên Vatican mà thôi.

Theo sự cải tổ từ năm 1989, một hội đồng giám sát được thiết lập gồm năm chuyên viên tài chính, có trách nhiệm giám sát hoạt động của ngân hàng và chỉ định giám đốc. Thành viên của hội đồng này được tuyển chọn do tiểu ban gồm năm vị hồng y được chính Đức giáo hoàng chỉ định. Tiểu ban này có trách nhiệm bảo đảm cho ngân hàng hoạt động đúng quy chế. Theo lời giải thích của Đức hồng y Castillo (+2007), tiểu ban các hồng y chỉ giải quyết những vấn đề quan trọng nhất, cụ thể là mối quan hệ với công chúng và với các cơ quan của giáo triều Rôma.

Ngân hàng Vatican cung cấp các dịch vụ ngân hàng như giữ tiền, đổi tiền và chuyển tiền cho các giáo phận, dòng tu, các tổ chức bác ái và tôn giáo khác. Ví dụ, việc gửi tiền tại ngân hàng này giúp cho các tổ chức công giáo không bị tịch thu tài khoản do các chính phủ không có thiện cảm với công giáo. Ngân hàng cũng giúp đỡ nhiều cho các tổ chức tôn giáo hoạt động tại nhiều quốc gia, ví dụ một dòng truyền giáo muốn gửi tiền cho cộng đoàn ở châu Phi, họ có thể giữ tài khoản bằng Mỹ kim tại ngân hàng Vatican và chỉ đổi thành tiền châu Phi khi cần thiết.

Lợi nhuận của ngân hàng được trình lên Đức giáo hoàng và phần lớn được ngài dùng vào việc giúp các Giáo hội có nhu cầu. Đức hồng y Castillo giải thích: “Có nhiều Giáo hội trong thế giới thứ ba và ngày nay tại Đông Âu cần sự giúp đỡ. Đức Thánh Cha cần có tiền để giúp nhiều việc: ở Rwanda, Mozambique và những nơi khác. Tất cả đều là việc bác ái, chỉ dành một phần nhỏ cho việc chi phí của giáo triều Rôma”.

Viện giáo vụ đã từng bị công kích về nhiều chuyện, từ việc giúp các nhà giàu ở Ý trốn thuế đến việc rửa tiền cho Mafia. Vụ việc ồn ào nhất là sự sụp đổ của Banco Ambrosiano năm 1982 mà Viện giáo vụ bị kết án là có dính líu. Người đứng đầu Viện giáo vụ lúc ấy là Tổng giám mục Paul Marcinkus, người Mỹ. Không ai nghĩ rằng ngài đã dùng vị thế cá nhân để kiếm lợi riêng nhưng nhiều người cho rằng ngài hơi ngây thơ khi quá tin tưởng Roberto Calvi là giám đốc ngân hàng Ambrosio lúc đó. Ba mươi ba người đã bị buộc tội trong vụ việc này, Roberto Calvi tự tử ở cầu Blackfriars tại Luân Đôn, riêng Tổng giám mục Marcinkus có quyền miễn trừ về ngoại giao nên chính phủ Ý không thể kết tội.

Nhiều khi, các tổ chức tôn giáo, cách riêng tại Ý, cũng có thể gây khó khăn cho ngân hàng Vatican, chẳng hạn khi họ dùng những tài khoản của mình để giúp các ân nhân tại Ý chuyển tiền ra nước ngoài mà không bị chính quyền Ý kiểm soát. Vì có hằng trăm hội dòng và tổ chức tôn giáo có tài khoản tại ngân hàng nên không dễ để kiểm soát được những lạm dụng này, do đó ngân hàng bị quy gán trách nhiệm là cộng tác với hoạt động rửa tiền.

Đôi khi ngân hàng Vatican cũng được sử dụng để tránh những hạn chế của các quốc gia về việc chuyển tài sản của Giáo Hội. Ví dụ, Tòa Thánh đã chống lại việc cấm vận kinh tế đối với Ba Lan sau khi nước này ban hành thiết quân luật năm 1981, và tiếp tục gửi tiền giúp Giáo Hội Ba Lan qua ngân hàng Vatican. Tương tự như thế, Tòa Thánh chống lại việc cấm vận kinh tế đối với Cuba, do đó những nguồn giúp đỡ từ Hoa Kỳ có thể gửi cho Giáo Hội Cuba qua ngân hàng Vatican, điều mà theo quy định của Hoa Kỳ là trái luật.

Ngoài những sai sót trong việc điều hành, không thể không nói đến sự tấn công từ bên ngoài. Đức hồng y Castillo nhận định: “Tại Ý, ảnh hưởng của Tam điểm rất lớn trong hoạt động ngân hàng và báo chí, và họ tấn công Tòa Thánh cũng như Viện giáo vụ cách dữ dội”.

(Nguồn: Thomas J. Reese, Inside the Vatican, Harvard University Press, 1996)
Thiên Triệu

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG 27-5-2012

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 27-5-2012.
Ca đoàn Đức Mẹ Lên Trời hát Lễ.



Hữu Toàn.

ĐẠI HỘI GIA ĐÌNH THẾ GIỚI VÀ HÀNH HƯƠNG ĐẤT THÁNH #5

 Tham dự Đại hội Gia đình thế giới và hành hương Đất Thánh (5)

 Ngày 26/5/2012

Trong những ngày trước, đoàn đã hành hương những nơi Chúa sinh sống, lớn lên, rồi hoạt động rao giảng tại Galilê và lên Giêrusalem thực hiện cuộc Vượt Qua.

Hôm nay - ngày cuối cùng của đoàn tại Đất thánh Israel - đoàn đi tìm dấu chân Chúa trong tuần lễ sau cùng đời Ngài. Từ sáng sớm, mọi người đã ra xe, ngắm nhìn đường phố vắng tanh của ngày sabbat tại thủ đô nước Do Thái. Xe đi ngang tường thành Giêrusalem để khách hành hương trông thấy chiếc cổng xưa kia Đức Giêsu đã long trọng vào Thành thánh trong tiếng hoan hô của dân chúng. Chiếc cổng này đã bị bít lại để tránh những tranh chấp giữa các tôn giáo liên quan đến Đức Kitô!

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

ĐẠI HỘI GIA ĐÌNH THẾ GIỚI VÀ HÀNH HƯƠNG ĐẤT THÁNH #4

Tham dự Đại hội Gia đình thế giới và hành hương Đất Thánh (4)


Ngày 25/5/2012

Sau thời gian giảng dạy ở Galilê, Chúa Giêsu đã lên đường đi Giêrusalem để thực hiện cuộc Vượt Qua của Ngài. Hành trình lên Giêrusalem này kéo dài tới khoảng nửa năm vì có nhiều điểm dừng chân với những cuộc gặp gỡ, giảng dạy, phép lạ…

Hôm nay, đoàn hành hương cũng lên đường đi Giêrusalem, sau khi đã thăm viếng những nơi Chúa sinh sống và hoạt động ở Galilê. Trên đường đi, đoàn đã ngắm nhìn những vùng nổi tiếng thời Cựu Ước như Gilboa - nơi ghi đậm những dấu vết của vua Saul và Đavít, như Samari - nơi có cuộc gặp gỡ nổi tiếng giữa Chúa và một thiếu phụ…

ĐẠI HỘI THẾ GIỚI CÁC GIA ĐÌNH LẦN THỨ VII

Những quy định về hưởng ân xá
trong dịp Đại hội Thế giới các Gia đình lần thứ VII

WHĐ (26.05.2012) / VIS – Ngày 25-05, Tòa Ân giải tối cao Tòa Thánh đã ban hành một sắc lệnh ban ân xá cho các tín hữu tham dự Đại hội Thế giới các gia đình lần thứ VII, được tổ chức tại Milano, Italia, từ 30 tháng Năm đến 3 tháng Sáu 2012.

Sắc lệnh giải thích, để giúp các tín hữu chuẩn bị sự kiện này về phương diện thiêng liêng, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI ban ân xá để, “một khi thực sự sám hối và được đức bác ái thúc đẩy, các tín hữu sẽ tận tâm thánh hóa gia đình, theo mẫu gương Thánh Gia Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse”.

Ơn toàn xá được ban theo các điều kiện thông thường (xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức giáo hoàng) “cho các tín hữu, hoàn toàn từ bỏ tội lỗi, sốt sắng tham gia vào một trong các cử hành tại Đại hội Thế giới các gia đình, và trong lễ bế mạc trọng thể”.

Tuy nhiên tín hữu nào không thể tham dự Đại hội vẫn có thể được ơn toàn xá với cùng điều kiện nếu, “hiệp thông về mặt thiêng liêng với các tín hữu quy tụ ở Milano bằng cách đọc kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính và các kinh nguyện đạo đức khác, kêu xin Lòng Chúa Thương Xót ban cho những ơn nói trên, nhất là khi Đức Thánh Cha ngỏ lời - được truyền đi qua truyền thanh và truyền hình”.

Ơn tiểu xá được ban cho tín hữu nào “trong thời gian này, lấy lòng thống hối mà cầu nguyện cho thiện ích của các gia đình, vào bất cứ lúc nào”.

Sắc lệnh, do Đức hồng y Manuel Monteiro de Castro - Chánh án Tòa Ân giải tối cao và Đức giám mục Gianfranco Girotti, OFM. Conv - chánh lục sự - ký tên, ​​cũng đề cập đến chủ đề của Đại hội “Gia Đình: công việc và ngày lễ” và cho biết Đại hội sẽ xem xét cách thức dung hòa các nhu cầu của gia đình với nhu cầu làm việc và nghỉ ngơi, nhất là vào ngày Chúa nhật, ngày của Chúa và ngày của con người, ngày của gia đình và của cộng đoàn”.


(VIS, 25-05-2012) 
Minh Đức
(WHĐ)

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG (Ga 20, 19-23)



NHƯ MỘT LẦN THÊM SỨC
PM. Cao Huy Hoàng
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Tin Mừng (Ga 20, 19 - 23) gợi lại cho chúng ta việc Chúa Giêsu ban Bí Tích Thêm Sức đầu tiên cho các Tông Đồ, và mời gọi chúng ta nhớ lại Bí Tích Thêm Sức chính chúng ta đã lãnh nhận, cùng mong ước mỗi chúng ta dùng ơn Thánh Thần mà sinh hoa kết trái trong đời sống Đức Tin.

Mỗi tín hữu được lãnh Bí Tích Thêm Sức như Ấn Tín Chúa Thánh Thần với nguồn Bảy Ơn cao trọng ơn Khôn Ngoan, ơn Hiểu Biết, ơn Biết Lo Liệu, ơn Sức Mạnh, ơn Thông Minh, ơn Đạo Đức và ơn Biết Kính Sợ Chúa. Bí tích Thêm Sức chỉ lãnh nhận một lần trong đời, nhưng hiệu quả thì trường cửu, ấn tín không hư mất.

Như vậy, ơn Chúa Thánh Thần đã ban sẵn sàng cho mỗi tín hữu như một vốn liếng quí giá, như gói tư trang thiêng liêng để mỗi tín hữu được trưởng thành hơn, vững vàng hơn khi bước vào cuộc đời để sống Đức Tin và làm chứng cho Thiên Chúa.

Thế nhưng, thiết tưởng, trong khi Chúa Thánh Thần không hề quên chúng ta, thì ngược lại chúng ta quên Chúa Thánh Thần. Bởi, ơn thì đã nhận, nhưng nhận rồi để đấy hay cất đâu đấy, không dùng, hoặc không ý thức mình cần phải dùng, nên mới có nguy cơ chuốc lấy những thất bại trong hành trình Đức Tin.

Còn tệ hơn nữa, đôi khi ta không dùng Ơn Khôn Ngoan của Chúa Thánh Thần để xua trừ sự dại dột trong ta, mà còn kiêu căng cậy dựa, khoe khoang tự đắc về sự khôn ngoan của mình, nên chi, chúng mình đã tự lao đầu vào vực trầm luân dại dột.

Các Ơn khác của Chúa Thánh Thần cũng vậy, phải là nguồn sức thiêng kỳ diệu giúp chúng ta vượt qua những thử thách gian nan và anh dũng bước đi trong ân sủng, trong bình an chứ ? Tại sao các tín hữu của Chúa lại vong ân bội nghĩa đến mức vô tâm vô tình với 7 Ơn cao trọng như thế ?

Mỗi khi làm việc gì, ta đọc, ta hát kinh Đức Chúa Thánh Thần, hoặc kinh “Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con đặng biết việc phải làm…” nhưng trong thực tế, chúng ta lại muốn làm việc chúng ta thích làm, hơn là chịu làm theo sự hướng dẫn của Thần Khí.

Đến khi vỡ chuyện rồi, thất bại rồi, có người vẫn chưa ngộ ra lý do vì chúng ta đã cậy sức mình quá lẽ, mà không cậy vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần.

Mẹ tôi dặn: “Mỗi khi con cầu nguyện với Chúa Thánh Thần và thinh lặng lắng nghe Ngài hướng dẫn, ấy là một lần con được thêm sức”.

Cụ thể hơn, trong suốt cuộc đời, từ trẻ làm Nữ Hộ Sinh ở Bệnh Viện Grall Qui Nhơn, cho đến lúc về già làm “Bà Mụ Vườn”, mẹ tôi vẫn thầm thĩ nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần trong từng ca giúp người ta sinh nở. Có lần mẹ tôi kể cho chị em chúng tôi: “Bệnh viện thì xa, phương tiện không có, mà thai có dấu hiệu nguy tử trong bụng rồi, mẹ chỉ còn cách xin Chúa Thánh Thần giúp cho biết phải làm gì để cứu sống cả mẹ cả con. Và chỉ trong một thoáng rất nhanh, Người đã giúp mẹ có giải pháp tức khắc. Kết quả là tốt đẹp. Mẹ tròn, con không được vuông lắm, nhưng cứu kịp. Chúa Thánh Thần tinh thông mọi nghề nghiệp, mọi công việc và Người có đủ giải pháp tốt nhất cho mọi tình huống con à !”

Lời mẹ tôi dặn ngày ấy, tôi nghĩ, đã được rút ra từ những kinh nguyện Chúa Thánh Thần và kinh nghiệm sống của mẹ trước những thách đố hết sức gay go của đời sống Đức Tin.

Vâng, bóng tối ngập tràn thế gian. Tội lỗi chồng chất. Đau thương ngút ngàn. Mỗi tâm hồn, mỗi gia đình đều có mảng tối đang bao vây, đang che chắn ánh sáng của Tin Mừng, ánh sáng thiêng liêng của nguồn Bình An. Nhưng dù cửa nhà ta, cửa cõi lòng ta có đóng kín như cửa nhà các môn đệ Chúa Giêsu vì sợ hãi hay vì một lý do nào khác, thì Chúa Giêsu vẫn có thể hiện đến và ban Thánh Thần của Thiên Chúa cho chúng ta.

Tại sao chúng ta đóng kín cửa, vô tâm với Chúa Thánh Thần, hoặc không màng đến nguồn trợ lực thiêng liêng, quí giá của Chúa Thánh Thần ? Vì cảnh nghèo khổ cơ bần chăng ? Hay vì những đau thương quá sức chịu đựng của kiếp người không còn phẩm giá, nhân vị, hoặc trong tình trạng thấp dưới mức bình thường ? Vì bị xem thường, đàn áp, có la đến khản giọng khàn hơi cũng không hề nghe được lời đáp cứu chăng ?

Trong phút giờ bi đát ấy, có bao giờ ta khẩn thiết kêu cầu đến Chúa Thánh Thần: “Lạy Cha kẻ cơ bần, xin Ngài ngự đến; Đấng ban ân huệ, Đấng soi sáng tâm hồn, xin ngự đến ! Và có lúc nào chúng ta nhận ra mình đang có được Chúa Thánh Thần là “Đấng an ủi tuyệt vời, là khách trọ hiền lương của tâm hồn, là Đấng uỷ lạo dịu dàng, là sự nghỉ ngơi trong cảnh lầm than, là niềm an ủi trong lúc lệ rơi” như một lần được thêm sức chưa ?

Hãy khiêm tốn nhìn nhận sự yếu hèn của mình, để khẩn khoản sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Hãy thinh lặng cung kính đi vào lối sâu thẳm của thượng trí Thiên Chúa để nhận ra trí hiểu biết bé nhỏ nông cạn của mình. Hãy loại trừ tính chủ quan kiêu căng về khả năng, quyền lực của mình, để đón nhận Ánh Sáng Người soi dẫn.

Xin chia sẻ một chút, chúng tôi là một nhóm làm công việc hơi chuyên biệt và may mắn là chúng tôi có một anh trưởng nhóm rất đạo đức, quen gọi là anh Ba. Anh Ba có nhiều sáng kiến hay, kế hoạch mới, và cũng đã có nhiều sáng kiến, kế hoạch luôn thành công tốt đẹp. Tuy nhiên, không phải là tất cả. Một lần, anh Ba đưa ra một kế hoạch, một dự phóng để anh em bàn bạc. Đa số không thuận vì thấy không khả thi. Anh Ba mời mọi người vào phòng cầu nguyện, xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Sau một giờ thinh lặng cầu nguyện, anh Ba trở lại phòng họp và tuyên bố: “Như vậy là đúng ý Chúa Thánh Thần rồi. Chúng ta chỉ việc bắt tay vào thực hiện thôi”. Hơn một năm thực hiện, xảy ra bao điều bất ổn, có thể nói là kế hoạch ấy… thất bại ! Chúng tôi ngồi lại với nhau để rút kinh nghiệm: Đừng áp đặt ý chủ quan của mình thành ý của Chúa Thánh Thần. Nhưng cũng qua lần thất bại ấy, chúng tôi như được thêm một lần thêm sức.

Quả thực nếu thành tâm với Chúa Thánh Thần trong hành trình Đức Tin, cách nào đó, chúng ta được ơn nhận ra sự can thiệp kỳ diệu của Chúa Thánh Thần trong mọi tình huống và mỗi lần ấy, như một lần thêm sức.

Anh N, hơn 30 năm ca trưởng nhiệt thành của một Giáo Xứ trong 5 Giáo Xứ kỳ cựu nhất Giáo Phận, có tuổi hơn một thế kỷ, tâm sự với tôi chuyện gia đình:

“Anh ơi, em bị cha sở phạt “thẻ đỏ” rồi anh H. ơi, phải “ra sân” Hội Đồng Mục Vụ, “ra sân” cả bên Ca Đoàn nữa, chỉ vì con gái em nó lỗi luật. Đã vậy, nhà trai không cho con họ theo Đạo, đòi cưới luôn, không phép tắc. Để giữ thai đứa cháu ngoại 4 tháng, vợ chồng em đành buông xuôi, mặc họ tổ chức đám cưới bên nhà họ. Mình không làm gì. Em đã trình bày với cha sở, nhưng cha khuyên em nên nhận… “thẻ đỏ” để làm gương ! Một tháng nay rồi. Phó thác hết cho Chúa, nhưng vẫn không thấy bình an. Mấy ngày đầu nản lắm, tủi nhục tư bề, đau khổ triền miên, vợ chồng em mất ăn mất ngủ. Sau một tuần kinh nguyện, em ngộ ra điều này: nơi đâu có tội lỗi, nơi đó có ân sủng. Ân sủng chắc chắn không qua con đường Bí Tích vì tình trạng tội lỗi của con gái em, nhưng em tin và cầu nguyện với Chúa Thánh Thần, Người sẽ giúp con gái của em làm chứng cho Chúa trong gia đình nhà người ta. Vậy, em yên tâm được một chút rồi, mới gọi điện chia sẻ với anh đây”.

Ước gì mỗi chúng ta nhận ra điều kỳ diệu của Chúa Thánh Thần trong thế giới hôm nay, như anh bạn ca trưởng đã khám phá chiều kích mới của ân sủng: Sự can thiệp Chúa Thánh Thần trong mọi tình huống, như một lần thêm sức.

Lạy Chúa Thánh Thần, “Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con đặng biết việc phải làm, cùng khi làm xin Chúa giúp đỡ, cho mỗi kinh mỗi việc chúng con từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen”.
(tinmung.net)

ĐẠI HỘI GIA ĐÌNH THẾ GIỚI VÀ HÀNH HƯƠNG ĐẤT THÁNH #3

Tham dự Đại hội Gia đình thế giới và hành hương Đất Thánh (3)


Ngày 24/5/2012

Ngày hôm qua, đoàn đã đi hành hương, chiêm ngắm địa bàn hoạt động của Chúa Giêsu quanh biển hồ Galilê.

Sáng hôm nay, đoàn quay ngược thời gian, thăm những nơi thuộc thiếu thời của Đấng Cứu thế tại Nadarét. Trước hết, đoàn đến viếng Vương cung thánh đường Truyền Tin - nơi Chúa nhập thể trong lòng Trinh nữ Maria sau khi Mẹ Maria thưa xin vâng với sứ thần Gabrien. Vương cung thánh đường này rất lớn, mái vòm có hình dạng một bông hoa ly ly khổng lồ với những cánh hoa ngả xuống đất, tỏa hương cho cuộc đời. Dẫy hành lang chung quanh khuôn viên có hình Đức Mẹ của nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả hình Đức Mẹ Việt Nam rất xinh đẹp.
 

(WGPSG)

THẾ GIỚI NHÌN TỪ VATICAN 19-25.5.2012

NĂM HỒNG ÂN GIÁO HỘI TẠI AUSTRALIA

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

TOÀ GIÁM MỤC BAN MÊ THUỘT

Mưa lốc xoáy đã làm tốc mái nhà trệt của Tòa Giám mục BMT



Lúc 2g45 chiều ngày 24. 05. 2012, một cơn mưa lớn kéo dài khoảng 30 phút đổ xuống như trút, mang theo cơn lốc xoáy mạnh lướt ngang qua khu vực Tòa Giám mục Banmêthuột, khiến nguyên một dàn mái tôn của dãy nhà trệt dài khoảng 40 mét bị lật tung, hất ngược ra phía đường Trần Hưng Đạo. Rất may không một ai bị thương.
Sau cơn mưa, các anh em Ứng sinh nhanh chóng dọn dẹp hiện trường đầy ngổn ngang.
Ban VHHTT/ BMT
(gpbanmethuot.vn)

ĐÀO TẠO LINH MỤC TẠI VIỆT NAM

Những thách đố của việc đào tạo linh mục tại Việt Nam hiện nay
 
Sài Gòn (AsiaNews) - Đào tạo linh mục hiện đang là vấn đề mà toàn thể Giáo Hội phải đối mặt. Một hội nghị về chủ đề này đã được tổ chức từ ngày 14 đến 19 tháng Năm tại Thái Lan dưới sự bảo trợ của Văn phòng Giáo sĩ thuộc Liên Hội đồng Giám Mục Á Châu (FABC-OC). Khoảng 91 tham dự viên đã tham gia hội nghị, trong đó có 1 hồng y, 2 tổng giám mục, 5 giám mục và 83 linh mục đến từ Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.
 
Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Đốc Đại Chủng Viện Xuân Lộc cho hãng tin Công Giáo AsiaNews hay rằng: "Hiện nay, việc đào tạo linh mục trên toàn thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách đố. Hoàn cảnh tại Việt Nam thì có những khó khăn riêng. Sự phát triển của truyền thông không chỉ mang lại những điều tốt đẹp mà còn có những điều xấu, tác động đến các cá nhân, các nhóm và các cộng đoàn".

"Các tín hữu Công Giáo và các linh mục đang phải đương đầu với chủ nghĩa vật chất. Do sự bùng nổ kinh tế của Việt Nam hiện nay, nhiều giáo dân và giáo sĩ có thể kiếm được tiền dễ dàng, điều đó đang làm xói mòn tình yêu của họ đối với Thiên Chúa. Một số linh mục đang sao lãng sứ vụ mục vụ của mình đối với các tín hữu, các giáo xứ và Giáo Hội. Đức tin của họ đang bắt đầu tan vỡ".

Một xu hướng thứ hai là tục hóa. "Một lượng ngày càng tăng người Công Giáo Việt Nam bị nó thu hút và không còn cảm thấy sự cần thiết đối với đời sống tinh thần. Dưới áp lực của xã hội, nhu cầu của họ mở rộng và họ không thể kiểm soát chúng".

Là Giám Đốc của Đại Chủng Viện, Đức Ông Đinh Đức Đạo đã có vài ý nghĩ về tình hình này: "Đào tạo linh mục phải tập trung vào một số vấn đề quan trọng. Trước tiên, Chúa Giêsu được sinh ra để cứu chuộc nhân loại. Vì vậy, bằng cách giúp đỡ tha nhân, chúng ta có thể xây dựng đức tin Công Giáo. Thứ hai, Giáo Hội Công Giáo đã trao phó sứ mạng của mình cho các linh mục, những người nắm giữ trong tay các phương tiện để thực hiện điều đó. Họ cũng có thể thực hiện và trình bày các bí tích. Cách riêng họ được giao nhiệm vụ xây dựng tình yêu của Thiên Chúa nơi các tín hữu và dấn thân vào các hoạt động bác ái đối với tha nhân".

Vào thời phong kiến với các vị vua, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã bị đàn áp tàn bạo, nhưng các tín hữu và Giáo Hội vượt qua khỏi được,và bảo vệ đức tin.

Ngày nay, đối với một số vị mục tử, "những thách đố và khó khăn bên ngoài không nên lo sợ". Tuy nhiên,"sự tục hóa của các linh mục dẫn đưa họ theo xu hướng vật chất và mất niềm tin. Điều này ảnh hưởng đến thế hệ linh mục trẻ".

Căn cứ vào tình hình hiện nay, mỗi linh mục có ba nhiệm vụ chính để thực hiện, cụ thể là nên thánh, công bố Lời Chúa cũng như quản lý giáo xứ của họ và thực hiện hoạt động bác ái và xã hội.

Đối với Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, "chúng ta hy vọng vào tương lai của các linh mục. Tháng trước, Tòa Thánh phê duyệt chương trình đào tạo linh mục của chúng tôi. Trước khi chúng tôi bắt đầu chương trình tại Việt Nam, và cập nhật nó, Hội đồng Giám Mục đã xin Đức Thánh Cha phê chuẩn, và ngài đã chấp thuận".
 
Lã Thụ Nhân
(VietCatholic News)