Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012
HÌNH ẢNH THÁNH LỄ BẾ MẠC NĂM THÁNH GIÁO XỨ, MỪNG BỔN MẠNG GIÁO XỨ VÀ BAN PHÉP BÍ TÍCH THÊM SỨC CHO 33 EM THIẾU NHI TRONG GIÁO XỨ 11-6-2012
Chiều ngày 11-6-2012 Giáo xứ Thuận Phát hân hoan chào đón Đức Cha Phêrô, Giám Mục phụ tá Tổng Giáo Phận TP.HCM đến thăm giáo xứ. Đức Cha đã dâng Thánh Lễ đồng tế bế mạc Năm Thánh giáo xứ, Mừng Bổn Mạng giáo xứ ( Thánh Antôn ) và Ban Bí Tích Thêm Sức cho 33 em thiếu nhi trong giáo xứ.
Hữu Toàn.
HÌNH ẢNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG MỚI NHÀ THỜ THUẬN PHÁT TÍNH ĐẾN NGÀY 10-6-2012
Hình ảnh thi công .
Hữu Toàn.
Sau thời gian tính toán từ kết quả tử tải và những yếu tố thực tế để quyết định việc thi công nền móng nhà thờ, sáng Thứ Năm 07.6.2012 nhà thầu đã tiến hành thi công ép cọc đại trà. Được biết độ sâu cọc móng hiện nay được nâng lên 40m (trước đây thiết kế 38m) một vài chỗ sẽ phải đóng sâu 42 - 43m. Dự kiến thời gian ép cọc sẽ hoàn thành sau 45 - 50 ngày.
Hữu Toàn.
MỪNG BỔN MẠNG GIÁO XỨ
13.6.2012
HÂN HOAN MỪNG LỄ
THÁNH ANTÔN PAĐÔVA,
LINH MỤC, TIẾN SĨ HỘI THÁNH
BỔN MẠNG GIÁO XỨ
BỔN MẠNG VÀ NGÀY TRUYỀN THỐNG CÁC CA ĐOÀN
GIÁO XỨ THUẬN PHÁT
THÁNH ANTÔN PAĐÔVA
Ngày 13 tháng 6
Vị thánh rất được ưa chuộng này sinh tại nước Bồ Đào Nha năm 1195. Người ta đặt tên cho thánh nhân là “Phécđinăng.” Thánh nhân được hấp thụ một nền giáo dục tuyệt vời nơi các thầy dòng thánh Augustinô; và sau đó, thánh nhân đã gia nhập hội dòng này.
Lúc hai mươi lăm tuổi, cuộc sống của Phécđinăng lại chuyển sang một hướng đi kỳ thú. Ngài nghe biết có mấy tu sĩ dòng Phanxicô đã được phúc tử đạo bởi những người Mor ở Môrôcô. Các tu sĩ này là thánh Bêra và các bạn tử đạo. Chúng ta đã cử hành thánh lễ kính các ngài ngày 16 tháng Giêng. Từ lúc ấy trở đi, Phécđinăng cảm thấy một ham ước mãnh liệt muốn được tử đạo vì Chúa Kitô. Rồi ngài gia nhập dòng Phanxicô. Hội dòng này mới được thiết lập. Chính thánh Phanxicô Assisiô sáng lập dòng vẫn còn sống. Phécđinăng đổi tên là Antôn. Ngài tới Phi châu rao giảng cho người Mor. Nhưng chẳng bao lâu, thánh Antôn đã lâm bệnh rất nặng đến nỗi phải trở về nước Ý. Chẳng ai trong hội dòng mới của Antôn nhận biết được Antôn tài giỏi lỗi lạc đến chừng nào! Họ không biết Antôn đã được giáo dục và học hành đến đâu! Antôn không bao giờ tự nói về mình! Vì vậy các bề trên dòng Phanxicô đã bổ nhiệm ngài tới một đan viện âm thầm ở Ý. Nơi đó, Antôn làm công việc rửa chén dĩa xoong chảo. Rồi một ngày kia, Antôn đã giảng một bài thật hay cho một nhóm đông các linh mục nghe. Từ đó trở đi, suốt chín năm cho tới lúc qua đời, thánh Antôn đã thuyết giảng khắp nơi trong nước Ý. Người ta hâm mộ Antôn đến nỗi đã thường đóng các cửa tiệm của họ để đến nghe thánh nhân thuyết giảng.
Thánh Antôn Pađua hay được người ta cầu khấn trong những cơn bạo bệnh thể xác cũng như khủng hoảng tinh thần. Qua sự cầu thay nguyện giúp của thánh nhân, nhiều phép lạ đã xảy ra. Rất đông người đã nhận được các ơn lành nhờ sự bầu cử của ngài. Đó là lý do tại sao người ta hay gọi Antôn Pađua là “đấng hay làm phép lạ.” Người ta thường trình bày bức tượng thánh Antôn Pađua đang bồng ẵm Chúa Hài Nhi Giêsu bởi vì Chúa Hài Nhi Giêsu đã hiện ra với ngài. Những bức hình khác trình bày thánh nhân đang ôm một cuốn sách Kinh Thánh. Điều này cho thấy thánh Antôn Pađua rất thành thạo, yêu mến và năng rao giảng lời Chúa. Thật sự, thánh Antôn Pađua rất thông giỏi, đặc biệt về khoa Kinh Thánh, đến nỗi ngài được đức thánh cha Piô XII tôn phong là “Tiến sĩ Tin Mừng” hay còn gọi là “Tiến sĩ Kinh Thánh.”
Thánh Antôn Pađua qua đời tại Axêla gần thành phố Pađua, nước Ý, vào ngày 13 tháng Sáu năm 1231 khi mới được ba mươi sáu tuổi. Một năm sau, Antôn Pađua được đức thánh cha Grêgôriô IX tôn phong hiển thánh.
Đôi lúc chúng ta mong muốn mọi người nhận biết những việc tốt lành chúng ta làm hoặc chúng ta biết cách làm. Có thể chúng ta sẽ không luôn luôn nhận được nhiều sự chú ý. Đó là những lúc chúng ta nên cầu xin thánh Antôn Pađua dạy cho chúng ta biết tự hài lòng với chính mình. Chúng ta hãy nài xin thánh nhân giúp chúng ta đừng để tâm vào những cái chúng ta có thể nhận được nhưng hãy nhắm vào những cái chúng ta có thể trao ban trong đời sống này.
Thánh Antôn Pađua
Vị thánh rất được ưa chuộng này sinh tại nước Bồ Đào Nha năm 1195. Người ta đặt tên cho thánh nhân là “Phécđinăng.” Thánh nhân được hấp thụ một nền giáo dục tuyệt vời nơi các thầy dòng thánh Augustinô; và sau đó, thánh nhân đã gia nhập hội dòng này.
Lúc hai mươi lăm tuổi, cuộc sống của Phécđinăng lại chuyển sang một hướng đi kỳ thú. Ngài nghe biết có mấy tu sĩ dòng Phanxicô đã được phúc tử đạo bởi những người Mor ở Môrôcô. Các tu sĩ này là thánh Bêra và các bạn tử đạo. Chúng ta đã cử hành thánh lễ kính các ngài ngày 16 tháng Giêng. Từ lúc ấy trở đi, Phécđinăng cảm thấy một ham ước mãnh liệt muốn được tử đạo vì Chúa Kitô. Rồi ngài gia nhập dòng Phanxicô. Hội dòng này mới được thiết lập. Chính thánh Phanxicô Assisiô sáng lập dòng vẫn còn sống. Phécđinăng đổi tên là Antôn. Ngài tới Phi châu rao giảng cho người Mor. Nhưng chẳng bao lâu, thánh Antôn đã lâm bệnh rất nặng đến nỗi phải trở về nước Ý. Chẳng ai trong hội dòng mới của Antôn nhận biết được Antôn tài giỏi lỗi lạc đến chừng nào! Họ không biết Antôn đã được giáo dục và học hành đến đâu! Antôn không bao giờ tự nói về mình! Vì vậy các bề trên dòng Phanxicô đã bổ nhiệm ngài tới một đan viện âm thầm ở Ý. Nơi đó, Antôn làm công việc rửa chén dĩa xoong chảo. Rồi một ngày kia, Antôn đã giảng một bài thật hay cho một nhóm đông các linh mục nghe. Từ đó trở đi, suốt chín năm cho tới lúc qua đời, thánh Antôn đã thuyết giảng khắp nơi trong nước Ý. Người ta hâm mộ Antôn đến nỗi đã thường đóng các cửa tiệm của họ để đến nghe thánh nhân thuyết giảng.
Thánh Antôn Pađua hay được người ta cầu khấn trong những cơn bạo bệnh thể xác cũng như khủng hoảng tinh thần. Qua sự cầu thay nguyện giúp của thánh nhân, nhiều phép lạ đã xảy ra. Rất đông người đã nhận được các ơn lành nhờ sự bầu cử của ngài. Đó là lý do tại sao người ta hay gọi Antôn Pađua là “đấng hay làm phép lạ.” Người ta thường trình bày bức tượng thánh Antôn Pađua đang bồng ẵm Chúa Hài Nhi Giêsu bởi vì Chúa Hài Nhi Giêsu đã hiện ra với ngài. Những bức hình khác trình bày thánh nhân đang ôm một cuốn sách Kinh Thánh. Điều này cho thấy thánh Antôn Pađua rất thành thạo, yêu mến và năng rao giảng lời Chúa. Thật sự, thánh Antôn Pađua rất thông giỏi, đặc biệt về khoa Kinh Thánh, đến nỗi ngài được đức thánh cha Piô XII tôn phong là “Tiến sĩ Tin Mừng” hay còn gọi là “Tiến sĩ Kinh Thánh.”
Thánh Antôn Pađua qua đời tại Axêla gần thành phố Pađua, nước Ý, vào ngày 13 tháng Sáu năm 1231 khi mới được ba mươi sáu tuổi. Một năm sau, Antôn Pađua được đức thánh cha Grêgôriô IX tôn phong hiển thánh.
Đôi lúc chúng ta mong muốn mọi người nhận biết những việc tốt lành chúng ta làm hoặc chúng ta biết cách làm. Có thể chúng ta sẽ không luôn luôn nhận được nhiều sự chú ý. Đó là những lúc chúng ta nên cầu xin thánh Antôn Pađua dạy cho chúng ta biết tự hài lòng với chính mình. Chúng ta hãy nài xin thánh nhân giúp chúng ta đừng để tâm vào những cái chúng ta có thể nhận được nhưng hãy nhắm vào những cái chúng ta có thể trao ban trong đời sống này.
(tinmung.net)
Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012
R.I.P
XIN CẦU CHO LINH HỒN
MARIA
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ,
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ,
Ban Điều Hành Giáo Họ Thánh Giuse
Giáo xứ Thuận Phát và gia đình trân trọng báo tin :
Giáo xứ Thuận Phát và gia đình trân trọng báo tin :
Chị MARIA NGUYỄN THỊ HẰNG
Sinh năm 1977 tại Trà VinhCư ngụ tại : 62/53/1 đường Lâm Văn Bền
P.Tân Kiểng, Quận 7, Tp.HCM
Thuộc Giáo Họ Thánh Giuse - Giáo xứ Thuận Phát
Thuộc Giáo Họ Thánh Giuse - Giáo xứ Thuận Phát
Đã an nghỉ trong Chúa
lúc 01g35 ngày Chúa Nhật 10.6.2012
(Nhằm ngày 21 tháng 4 nhuận năm Nhâm Thìn)
Hưởng dương 36 tuổi
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
Chúa Nhật 10.6.2012
- 14g00 : Nghi Thức Phát Tang - Tẩn Liệm - Nhập Quan.
- 04g15 : Nghi Thức Động Quan và di quan đến nhà thờ
- 05g00 : Thánh Lễ An Táng cử hành tại nhà thờ Thuận Phát
Sau đó di quan đi hoả táng
tại Đa Phước, Bình Chánh, TP.HCM
tại Đa Phước, Bình Chánh, TP.HCM
Thuận Phát, ngày 10 tháng 6 năm 2012
Kính báo
Hội Đồng Mục Vụ
BĐH Giáo Họ Thánh Giuse
Gx.THUẬN PHÁT
và Gia Đình
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ NĂM B (Mc 14, 12-16.22-26)
“HÃY CẦM LẤY MÀ ĂN”
“Cha ơi, cha không còn sức làm kinh tế như hồi trai trẻ xuống ruộng lên rừng, nhưng bây giờ, thời gian của cha vẫn kín việc và việc. Những việc ấy, theo cách nói của cha là việc “vô lương” nghĩa là không có lương. Thỉnh thoảng, có người thơm thảo cho cha một chút gọi là “thù lao” không đáng kể. Hôm qua, sau mấy ngày công việc xa, trên đường về, cha ghé lại Sàigòn, thăm chị em và đưa cho con hai triệu rưỡi. “Hãy cầm lấy mà lo tiền nhà, tiền điện nước tháng nầy nghe con. Cha mới nhận bì thư được ba triệu. Còn năm trăm đem về cho mẹ và út”. Mỗi lần cha ghé vào thăm là mỗi lần chị em con được nghe “hãy cầm lấy… ít đồng”. Con đã hỏi cha: “Sao cha không đổi cách nói khác đi, lúc nào cũng nghe “hãy cầm lấy”. Em con, bé P, sinh viên năm hai, đi họp nhóm Sống Lời Chúa ở Nhà Thờ Xóm Thuốc về, nó phát hiện ra điều gì hay hay lạ lạ, nói: “Em biết cha mình rồi. Cha thích câu “Hãy cầm lấy mà ăn” của Chúa Giêsu”. Giờ con mới hiểu ra, cha mẹ là tấm bánh bẻ ra nuôi chúng con ăn học. Con cảm ơn cha mẹ”.
Tôi bỗng dưng vui vì đoạn nhật ký cho tôi liên tưởng đến Thánh Lễ giữa cuộc đời của những Giáo Dân không làm Linh Mục Thừa Tác. Họ không cầm lấy bánh, không cầm lấy chén rượu mà đọc lời chúc tụng hay truyền phép cho bánh rượu trở nên Mình Máu Chúa Giêsu, nhưng họ cầm chính mạng sống mình mà tế lễ mỗi ngày trên khắp nẻo đường dương thế.
Từ rất sớm, khi thành phố còn ngủ giấc bình yên, thì có những người đã “cầm chiếc bánh đời mình” từ ven ô lên phố chợ: Một xe rau, một thồ cây trái, một giỏ hàng đủ loại. Muộn hơn tí, có người đẩy chiếc xe cháo lòng, xe hủ tíu, người đạp xe bánh giò bánh chưng, người đạp xe bắp luộc, người quảy gánh bún giò, người quảy gánh chè xôi nước… để kiếm cho con cái ăn, cái mặc, cái chữ… Họ “dâng lễ” từ sáng sớm đến mịt tối. Khi phố đã lên đèn, vẫn còn nghe tiếng rao chè xôi cuối ngày ế ẩm. Cả khi thành phố chìm vào giấc ngủ, vẫn còn kia tiếng gõ xe hủ tíu khuya khoắt mỏi mòn ! Họ “dâng lễ đời mình” cho con cái họ được sống.
Nói là họ dâng lễ, họ tế lễ đời mình có hàm hồ quá chăng ? Vâng, có thể là như thế. Vì rằng, ai cũng tất tả kiếm cái ăn cho mình, cho gia đình, cho con cái, nhưng ý thức “việc đánh đổi đời mình lấy cái ăn cho con như là một Thánh Lễ”, thì hẳn là hiếm hoi !
Biết bao cha mẹ không dám nói “hãy cầm lấy mà ăn”, sợ lộng ngôn vô phép, nhưng họ đã tận hiến đời mình cho con từ thuở thanh xuân cho đến thời tàn tạ. Biết bao người không dám nói “hãy cầm lấy mà ăn”, nhưng âm thầm mục nát đi cho cây lúa đời con từ xanh non đến ngày kết muôn bông hạt vàng. Biết bao người không dám nói “hãy cầm lấy mà ăn”, nhưng đã hy sinh cả cuộc đời mình để người khác được sống. Mỗi người đều như đang cử hành Hy Lễ đời mình ngay trong nhà mình, ngay trên đường đời.
Cách đây hơn 37 năm, hẳn là Linh Mục Phêrô Nguyễn Thiên Cung (nay là Giám Đốc Chủng Viện Nicolas Phan Thiết) đã suy tư thấu đáo về Thánh Lễ trong cuộc đời của mỗi tín hữu, khi viết ca từ thật thâm thúy trong bài ca dâng lễ và Linh Mục Giacôbê Ánh Đăng đã phổ nhạc: “Trên đĩa thánh cuộc đời, Chúa ơi, con xin dâng tấm bánh này cuộc sống. Trong chén thánh cuộc đời Chúa ơi, con xin dâng hết hy sinh trong đời” (bài Thánh Ca “Trên Đĩa Thánh”).
Nhân lễ Mình Máu Thánh Chúa, cùng với Lời Chúa "Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta" (Mc 14, 22), ước gì, mỗi người làm cha mẹ cũng sẽ trao cho con “tấm bánh đời mình” với ý nghĩa tế hiến chính cuộc đời mình làm nên cuộc đời con cái. Và ngược lại, con cái cũng sẽ ý thức rằng chúng ta đang sống nhờ chính thịt máu của cha mẹ.
Ước được như vậy, là ước mọi người cụ thể sống mầu nhiệm Thánh Thể ngay trong nhà mình.
Gia đình sống được nhờ rước lấy Thánh Thể Chúa Giêsu, để Mình Máu Thánh Chúa Giêsu hình thành nơi mỗi người một nhân cách mới: nhân cách tận hiến cho nhau để tất cả cùng nhau được sống.
Gia đình sẽ trở nên bàn thờ sống động vì nhờ kết hiệp với Lễ Tế Chúa Giêsu mà những đau khổ, những hy sinh trong đời, sẽ trở thành lễ dâng ý nghĩa và đẹp lòng Thiên Chúa. “Trên đĩa thánh cuộc đời, Chúa ơi, con xin dâng tấm bánh này cuộc sống. Trong chén thánh cuộc đời Chúa ơi, con xin dâng hết hy sinh trong đời”.
Gia đình sẽ trở nên bàn tiệc Thánh Thể khi mỗi người trao cho nhau những nỗ lực của mình để cho nhau được sống và sống an bình hạnh phúc.
Như vậy, Lời Chúa truyền dạy “Hãy cầm lấy mà ăn” và việc Chúa hy sinh dâng hiến đang thực sự diễn ra mỗi ngày ngay trong gia đình chúng ta.
Xa hơn tí nữa, nếu đã có một gia đình sống mầu nhiệm Thánh Thể với việc cử hành Thánh Lễ trong gia đình, thì thiết nghĩ, với vốn liếng tận hiến quí giá ấy, mỗi người sẽ không ngần ngại bẻ tấm bánh đời mình ra cho các gia đình khác nữa, cho lối xóm, cho những người chung quanh, cho mọi người.
Một gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, hay gặp chuyện bất trắc ập đến, các gia đình khác xúm lại giúp đỡ sẻ chia. Nhưng giá trị của việc sẻ chia ấy hẳn phải dựa trên ý nghĩa hơn là tiền bạc, dựa trên phẩm hơn là lượng. Tôi vẫn tin rằng mỗi việc bác ái của chúng ta, nếu được thực hiện với ý nghĩa “bẻ bánh”, nhờ động lực tình yêu Thánh Thể thôi thúc, thì hẳn là một việc có giá trị trước mặt Chúa lắm. Từ Thánh Lễ trong gia đình đến Thánh Lễ trong làng xóm, hẳn cũng không khác nhau khi mỗi chúng ta đã được Thánh Thể Chúa Giêsu hình thành một nhân cách mới: nhân cách tận hiến cho nhau để tất cả cùng nhau được sống.
Xin tri ân những hy sinh của cha mẹ, không chỉ vì trách nhiệm với con cái, mà còn vì cha mẹ đang muốn con cái “hãy cầm lấy cuộc đời cha mẹ mà ăn, mà sống”.
Xin tri ân những hy sinh của mọi người, không chỉ vì tình làng nghĩa xóm, mà còn vì ý thức sống mầu nhiệm Thánh Thể giữa đời: “Hãy cầm lấy mà ăn”.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con xin tri ân Chúa Giêsu Thánh Thể, đấng duy nhất chỉ ra cho con người con đường hạnh phúc: con đường tận hiến cho nhau, con đường hy sinh mạng sống cho nhau, con đường chết đời mình đi để người mình yêu được sống và sống dồi dào. Xin cho chúng con cũng biết bẻ tấm bánh đời mình ra cho mọi người. Amen.
PM. Cao Huy Hoàng, 2.6.2012
(tinmung.net)
Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012
GIÁO PHẬN BẮC NINH PHONG CHỨC LINH MỤC
Giáo phận Bắc Ninh: Thánh Lễ Phong Chức 06 Tân Linh Mục
Vào lúc 8 giờ sáng thứ Sáu, ngày 08.06.2012, tại Nhà thờ Chính toà Bắc Ninh (số 537 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh), Tòa Giám Mục Bắc Ninh hân hoan chào mừng 115 linh mục đồng tế với Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh, là quý cha trong linh mục đoàn giáo phận Bắc Ninh, quý tân linh mục các giáo phận Lạng Sơn, Hải Phòng, Bùi Chu, Phát Diệm, Thái Bình và Hưng Hóa; quý cha Bề trên Dòng Đồng Công, Dòng Đaminh, Dòng Don Bosco, Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội nhưng thiếu vắng quý cha cùng với quý thầy Phó tế của Tổng Giáo phận Hà Nội vì các ngài đang trong tuần Thường huấn (4-8.6.2012) và tĩnh tâm (3-8.6.2012).
Cùng đến hiệp dâng Thánh lễ Phong chức Linh mục hôm nay có hơn 200 tu sĩ nam nữ và khoảng 3.000 giáo dân, quý vị đại biểu, ân nhân, thân nhân của sáu thầy Phó Tế được Đức cha Cosma truyền chức Linh mục. Quý thầy Phó tế khóa X niên học 2004 – 2011 của Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội và một thầy tu Dòng Đồng Công, đã được Văn phòng Tòa Giám mục Bắc Ninh thông báo (có kèm danh sách) gửi tới quý cha xứ trong giáo phận từ ngày 10.5.2012, đó là:
Cùng đến hiệp dâng Thánh lễ Phong chức Linh mục hôm nay có hơn 200 tu sĩ nam nữ và khoảng 3.000 giáo dân, quý vị đại biểu, ân nhân, thân nhân của sáu thầy Phó Tế được Đức cha Cosma truyền chức Linh mục. Quý thầy Phó tế khóa X niên học 2004 – 2011 của Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội và một thầy tu Dòng Đồng Công, đã được Văn phòng Tòa Giám mục Bắc Ninh thông báo (có kèm danh sách) gửi tới quý cha xứ trong giáo phận từ ngày 10.5.2012, đó là:
Thuỳ Chi
(giaophanbacninh.org)
Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012
R.I.P
XIN CẦU CHO LINH HỒN
ISAVE
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ,
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ,
Ban Điều Hành Giáo Họ Chúa Kitô Vua
Giáo xứ Thuận Phát và gia đình trân trọng báo tin :
Bà ISAVE NGUYỄN THỊ NHẠN
Giáo xứ Thuận Phát và gia đình trân trọng báo tin :
Bà ISAVE NGUYỄN THỊ NHẠN
Sinh ngày 28.12.1933 tại Trà Vinh
Cư ngụ tại : 77/16 Lâm Văn Bền (hẻm 2, khu phố 4)
Cư ngụ tại : 77/16 Lâm Văn Bền (hẻm 2, khu phố 4)
P.Tân Thuận Tây, Quận 7, Tp.HCM
Thuộc Giáo Họ Chúa Kitô Vua - Giáo xứ Thuận Phát
Thuộc Giáo Họ Chúa Kitô Vua - Giáo xứ Thuận Phát
Đã an nghỉ trong Chúa
lúc 01g00 ngày Thứ Ba 05.6.2012
(Nhằm ngày 16 tháng 4 nhuận năm Nhâm Thìn)
Hưởng thọ 80 tuổi
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
Thứ Ba 05.6.2012
- 11g00 : Nghi Thức Phát Tang - Tẩn Liệm - Nhập Quan.
- 18g30 : Thánh Lễ Cầu Hồn cử hành tại tư gia.
- 04g15 : Nghi Thức Động Quan và di quan đến nhà thờ
- 05g00 : Thánh Lễ An Táng cử hành tại nhà thờ Thuận Phát
Sau đó di quan đi hoả táng
tại Đa Phước, Bình Chánh, TP.HCM
tại Đa Phước, Bình Chánh, TP.HCM
Thuận Phát, ngày 05 tháng 6 năm 2012
Kính báo
Hội Đồng Mục Vụ
BĐH Giáo Họ Chúa Kitô Vua
Gx.THUẬN PHÁT
và Gia Đình
Hội Đồng Mục Vụ
BĐH Giáo Họ Chúa Kitô Vua
Gx.THUẬN PHÁT
và Gia Đình
Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012
ĐẠI HỘI GIA ĐÌNH THẾ GIỚI VÀ HÀNH HƯƠNG ĐẤT THÁNH #12
Tham dự Đại hội Gia đình thế giới và hành hương Đất Thánh (12)
Ngày 3/6/2012
Sáng nay, Chúa nhật 3/6, Đại hội Gia đình thế giới năm 2012 sẽ đi tới đỉnh cao, đồng thời cũng bế mạc với Thánh lễ do Đức Thánh Cha chủ sự lúc 10 giờ sáng tại phi trường Bresso.
Vì đã khá mệt nhọc sau gần hai tuần hành hương liên tục nhiều nơi, nên đối với khá nhiều người trong đoàn, nhất là những vị lớn tuổi, việc đi bộ khá xa để vào được phi trường Bresso là chuyện khó khăn. Một vài người có thể ngã bệnh. Vì thế, đoàn đã cử một nhóm đại diện tham dự. Những người còn lại sẽ tham dự Thánh lễ ở một nhà thờ gần khách sạn, sau đó viếng thăm các ngôi thánh đường và tham quan một vài nơi gần đó với tâm tư hướng về Thánh lễ bế mạc.
Sáng nay, Chúa nhật 3/6, Đại hội Gia đình thế giới năm 2012 sẽ đi tới đỉnh cao, đồng thời cũng bế mạc với Thánh lễ do Đức Thánh Cha chủ sự lúc 10 giờ sáng tại phi trường Bresso.
Vì đã khá mệt nhọc sau gần hai tuần hành hương liên tục nhiều nơi, nên đối với khá nhiều người trong đoàn, nhất là những vị lớn tuổi, việc đi bộ khá xa để vào được phi trường Bresso là chuyện khó khăn. Một vài người có thể ngã bệnh. Vì thế, đoàn đã cử một nhóm đại diện tham dự. Những người còn lại sẽ tham dự Thánh lễ ở một nhà thờ gần khách sạn, sau đó viếng thăm các ngôi thánh đường và tham quan một vài nơi gần đó với tâm tư hướng về Thánh lễ bế mạc.
TUYÊN KHẤN LÀN ĐẦU TẠI DÒNG TÊN
Thánh Lễ tuyên khấn lần đầu tại Dòng Tên Việt Nam
Sáng ngày 31 tháng 5 năm 2012, ngày
lễ Đức Maria Thăm Viếng bà Êlisabét, anh em Dòng Tên Việt Nam đã tổ
chức Thánh lễ Tuyên khấn lần đầu cho 10 thầy tập sinh Dòng Tên.
- Thầy F.X Hoàng Trọng An, S.J. sinh năm 1985, GP Xuân Lộc
- Thầy Gioan Phạm Duy Anh, S.J. sinh năm 1983, GP Xuân Lộc
- Thầy Tôma Phạm Ngô Hoàng Dũng, S.J. sinh năm 1985, GP Long Xuyên
- Thầy Phêrô Nguyễn Văn Hòe, S.J. sinh năm 1982, GP Bắc Ninh
- Thầy Giuse Trần Văn Ngữ, S.J. sinh năm 1987, GP Bùi Chu
- Thầy Giuse Vũ Đức Anh Phương, S.J. sinh năm 1986, GP Tp. HCM
- Thầy Giuse Maria Nguyễn Bạch Thuấn, S.J. sinh năm 1985, GP Kontum
- Thầy Gioakim Nguyễn Minh Toàn, S.J. sinh năm 1985, GP Xuân Lộc
- Thầy F.X. Nguyễn Quang Tuấn, S.J. sinh năm 1986, GP Đà Lạt
- Thầy Giuse Nguyễn Quốc Tuấn, S.J. sinh năm 1986, GP Tp. HCM
(dongten.net)
ĐẠI HỘI GIA ĐÌNH THẾ GIỚI : CHỨNG TỪ CỦA CÁC GIA ĐÌNH
Lễ hội chứng từ của các gia đình với Đức Thánh Cha
MILANO. Tối thứ bẩy, 2-6-2012, 350 ngàn người thuộc các gia đình năm châu đã tham dự lễ hội chứng từ do ĐTC chủ tọa bắt đầu từ lúc 8 giờ rưỡi tại Công viên Bresso ở mạn bắc Milano, Italia.
Trong lễ hội này, dưới bầu trời dịu mát, đã có phần trình bày chứng từ, xen lẫn 5 câu hỏi được nêu lên với các câu trả lời ứng khẩu của ĐTC và các bài ca điệu vũ được trình diễn
Mở đầu, bé gái Cát Tiên 7 tuổi, trong chiếc áo dài màu đỏ, đầu đội khăn đóng, cầm bó hoa đến cắm trước ảnh Thánh Gia, và em tiến đến trước ĐTC để chào ngài và nói:
”Con chào Đức Giáo Hoàng, con là Cát Tiên, con đến từ Việt Nam. Năm nay con 7 tuổi và con muốn giới thiệu với Đức Giáo Hoàng gia đình con: đó là ba con tên là Đang, và mẹ con tên là Thảo, và đó là em con tên là Bình. Con rất muốn biết về gia đình Đức Giáo Hoàng và hồi Cha còn bé như con.. Vừa nói, bé Cát Tiên vừa chỉ ba em trong áo lam màu và mẹ em trong áo dài màu đỏ như cô dâu và bé Bình đứng gần đó. ĐTC âu yếm ôm hôn bé Cát Tiên và nói:
”Cám ơn con rất yêu quí, và cha mẹ con.. Cha chân thành cám ơn. Con hỏi cha kỷ niệm về gia đình cha như thế nào: có nhiều lắm. Cha chỉ muốn nói ít điều. Đối với gia đình cha, điều rất quan trọng là chúa nhật, và chúa nhật thì bắt đầu ngay từ chiều thứ bẩy. Ba của cha vẫn đọc cho con cái các bài đọc của ngày lễ chúa nhật, rút từ cuốn sách rất phổ biến bấy giờ ở Đức, trong đó cũng có những giải thích về các bài đọc. Và thế là chúa nhật bắt đầu: gia đình cha đã bước vào phụng vụ trong một bầu không khí vui mừng. Ngày hôm sau, cả gia đình cha đi lễ. Nhà cha ở gần thành phố Salzburg, vì thế gia đình cha có nhiều âm nhạc, - với các nhạc sư nổi tiếng như Mozart, Schubert, Haydn -và khi bắt đầu bài ca Kyrie kinh Thương Xót, thì như thể bầu trời mở ra. Và trong gia đình thì dĩ nhiên điều quan trọng là dùng bữa chung với nhau. trong gia đình cha vẫn thường ca hát nhiều: anh của cha là một nhạc sĩ giỏi, sáng tác nhạc ngay từ nhỏ cho cả gia đình, và cả nhà cha đều hát. Ba của cha thì chơi đàn hạc cầm và hát; đó là những lúc không thể quên được. Và dĩ nhiên là gia đình cha cũng đi chung với nhau, đi bộ; nhà cha gần một khu rừng và vì thế đi bộ trong rừng là điều rất tốt: có những cuộc phiêu lưu và các trò chơi nữa, cùng những thứ khác. Tóm lại là gia đình cha một lòng một ý với nhau, với bao nhiêu kinh nghiệm chung, cả trong thời kỳ khó khăn, vì hồi đó là thời chiến tranh, thời độc tài, rồi nghèo đói. Nhưng tình yêu thương nhau trong gia đình cha, niềm vui vì những điều đơn sơ rất là mạnh, nên gia đình cha có thể khắc phục và chịu đựng được cả những cơ cực đấy. Cha thấy điều này rất quan trọng, đó là cả những điều nhỏ bé cũng mang lại vui mừng, vì qua đó có biểu lộ tâm hồn của người khác. Và thế là anh chị cùng với cha được lớn lên với xác tín rằng lòng nhân từ của Chúa phản ánh cả nơi cha mẹ và anh chị em. Thú thực là khi cha tìm cách tưởng tượng xem thiên đàng như thế nào, cha luôn hình dung ra thời cha còn trẻ, thời niên thiếu của cha. Trong khung cảnh tín thác, vui mừng và yêu thương như thế, gia đình cha thật là hạnh phúc và cha nghĩ rằng thiên đàng cũng giống như trong thời niên thiếu của cha. Theo nghĩa đó, cha hy vọng được ”đi về nhà”, đi sang phần bên kia của thế giới.
2. Câu hỏi thứ hai được anh chị Serge Razafinbony và Fara Andrianombonana người Madagascar nêu lên:
”Kính thưa ĐTC, chúng con là Fara và Serge, chúng con đến từ Madagascar. Chúng con quen nhau ở Firenze nơi chúng con đang học, con học ngành kỹ sư còn Fara học kinh tế. Chúng con đính hôn với nhau từ 4 năm nay, và sau khi tốt nghiệp, chúng con mơ ước trở về nước để góp phần giúp dân qua nghề nghiệp của chúng con.
- FARA: Những kiểu mẫu gia đình ở tây phương không làm cho chúng con tin tưởng lắm, nhưng chúng con cũng biết rằng có nhiều truyền thống của Phi châu chúng con cần phải vượt qua. Chúng con cảm thấy rất hợp nhau, vì thế chúng con muốn kết hôn với nhau và cùng nhau xây dựng một tương lai. Chúng con cũng muốn rằng mọi khía cạnh trong đời sống chúng con được các giá trị Tin Mừng hướng dẫn. Nhưng thưa Đức Thánh Cha, nói về hôn nhân, có một từ ngữ thu hút chúng con nhiều nhất nhưng đồng thời cũng làm cho chúng con kinh sợ, đó là từ ”mãi mãi”..
- ĐTC đáp: "Các bạn thân mến, cám ơn các bạn vì chứng từ này.. Kinh nguyện của tôi tháp tùng các bạn trong hành trình đính hôn và tôi hy vọng rằng với các giá trị Tin Mừng, các bạn có thể thành lập một gia đình ”mãi mãi”. Bạn đã nhắc đến các kiểu hôn nhân khác nhau: chúng ta biết thứ hôn nhân theo tập tục của Phi châu và hôn nhân tây phương. Nói đúng ra, ở Âu Châu này, cho đến thế kỷ 19, cũng có một kiểu hôn nhân khác rất thịnh hành: hồi đó hôn nhân thường là một hợp đồng giữa các gia tộc khác nhau, qua đó người ta tìm cách mở ra tương lai, bảo vệ tài sản, v.v. Người ta tìm người để kết hôn, với hy vọng là cuộc hôn nhân này hợp với gia tộc, hoặc phe này phe kia. Tại các nước ở Âu Châu phần nào cũng như thế. Tôi còn nhớ ở làng nhỏ của chúng tôi nơi tôi đi học, phần lớn cuộc hôn nhân là do gia đình xếp đặt như vậy. Nhưng rồi từ thế kỷ 19 trở đi, có sự giải phóng cá nhân, tự do cá nhân, và hôn nhân không còn dựa trên ý muốn của người khác nữa, nhưng do chính hai người chọn lựa; hai người yêu nhau, rồi đính hôn sau đó thành hôn với nhau. Hồi ấy tất cả đều xác tín rằng chỉ có kiểu mẫu hôn nhân vì tình yêu như thế mới đúng và tình yêu tự nó bảo đảm tính chất ”mãi mãi” của hôn nhân, vì tình yêu là tuyệt đối, muốn tất cả và vì thế nó bao trùm trọn vẹn thời gian: kéo dài mãi mãi. Rất tiếc là thực tế không như thế: người ta thấy rằng yêu nhau thực là đẹp, nhưng nó không kéo dài mãi mãi, cũng như tâm tình, tình cảm nó không tồn tại mãi. Vì thế, ta thấy rằng giai đoạn từ sự yêu nhau đến việc đính hôn, và kết hôn với nhau đòi phải có những quyết định khác, những kinh nghiệm nội tâm nữa. Như tôi đã nói, tình cảm yêu thương nhau thật là đẹp, nhưng nó cũng cần được thanh tẩy, phải tiến theo một con đường phân định, nghĩa là phải có cả lý trí lẫn ý chí nữa; lý trí, tình cảm và ý chí cần phải được liên kết với nhau. Trong nghi thức hôn phối, Giáo Hội không nói: ”Anh - chị - có yêu thương không?”, nhưng hỏi: Anh - Chị có muốn, có quyết định hay không, nghĩa là sự yêu nhau phải trở thành một tình yêu thực sự, bao gồm cả ý chí lẫn lý trí khi tiến hành, phải bao gồm sự đính hôn, sự thanh tẩy, phải có chiều sâu hơn, như thế, trọn con người, với tất cả khả năng của mình, với sự phân định của ý chí, với sức mạnh của ý chí, để nói rằng: ”Đúng, đây là cuộc sống của tôi”. Tôi thường nghĩ đến tiệc cưới Cana. Rượu đầu tiên thật là ngon: đó là sự bắt đầu yêu thương nhau. Nhưng nó không kéo dài đến cùng; cần phải có thứ rượu thứ hai, nghĩa là phải lên men và tăng trưởng, trưởng thành. Một tình yêu chung kết thực sự trở thành ”rượu thứ hai” càng đẹp hơn nữa, còn ngon hơn rượu thứ nhất. Và đó là điều chúng ta phải tìm kiếm. Và điều quan trọng ở đây là hai người đính hôn không lẻ loi, hai người thành hôn còn cần sự can dự của cộng đoàn xứ đạo, Giáo Hội, bạn hữu. Sự hiệp thông cuộc sống với tha nhân, với gia đình như thế nâng đỡ cho đôi hôn nhân, là điều rất quan trọng, và chỉ với sự can dự của cộng đoàn, của bạn hữu, của Giáo Hội, của Đức tin và của chính Thiên Chúa, thì rượu mới tăng trưởng và kéo dài mãi mãi. Tôi cầu chúc các bạn mọi điều tốt đẹp!
3. Gia đình thứ ba lên tiếng là ông bà Paleologos người Hy Lạp:
(Nikos) : Kalispera! Chúng con là gia đình Paleologos, chúng con đến từ Athènes. Con tên là Nikos và vợ con đây tên là Pania. Và hai đứa con của chúng con đây là Pavlos và Lydia.
”Cách đây nhiều năm, cùng với hai người hợp đồng, chúng con đầu tư tất cả tài sản để mở một công ty nhỏ về tin học. Nhưng rồi xảy đến cuộc khủng hoảng kinh tế rất trầm trọng, các khách hàng giảm bớt rất nhiều và những người còn lại thì cứ hoãn lại việc trả tiền. Chúng con vất vả lắm trong việc trả lương cho hai nhân viên, và chúng con và hai người hợp đồng đầu tư chỉ còn lại rất ít tiền: vì thế, số tiền dành để nuôi gia đình chúng con chẳng còn lại bao nhiêu, ngày càng ít đi. Tình trạng chúng con là một trong bao nhiêu tình cảnh, trong số hàng triệu người như vậy. Tại thành phố, dân chúng bước đi, đầu cúi xuống, chẳng ai còn tin tưởng ai nữa, thiếu hy vọng.
Pania: Cả chúng con nữa, tuy tiếp tục tin tưởng nơi Chúa quan phòng, nhưng chúng con thấy khó lòng nghĩ đến một tương lai cho con cái. Kính thưa ĐTC, có những ngày những đêm, chúng con tự hỏi phải làm gì để khỏi đánh mất niềm hy vọng. Giáo Hội có thể nói gì với những người dân như thế, với những người và những gia đình không còn viễn tượng tương lai nữa?
- ĐTC đáp: Các bạn thân mến, cám ơn các bạn vì chứng từ này, đã đánh động con tim tôi, tâm hồn của tất cả chúng ta. Chúng ta có thể trả lời thế nào đây? Lời nói không đủ. Chúng ta phải làm cái gì cụ thể và tất cả chúng ta đều đau khổ vì sự kiện chúng ta không có khả năng làm cái gì cụ thể. Trước tiên, chúng ta hãy nói về chính trị; tôi thấy cần phải có sự gia tăng cảm thức trách nhiệm nơi tất cả các đảng phái, xin họ đừng hứa những điều không thể thực hiện được (vỗ tay), họ đừng chỉ tìm kiếm những lá phiếu cho mình, nhưng hãy có tinh thần trách nhiệm đối với thiện ích của mọi người và hãy hiểu rằng chính trị cũng luôn luôn là một trách nhiệm nhân bản, trách nhiệm luân lý trước mặt Thiên Chúa và loài người. Và dĩ nhiên mỗi người đau khổ và phải chấp nhận tình trạng như thế mà nhiều khi họ không có phương thế để tự vệ. Nhưng ở đây chúng ta cũng có thể nói rằng: mỗi người chúng ta hãy làm những gì mình có thể, hãy nghĩ đến mình, đến gia đình, đến tha nhân với tinh thần trách nhiệm cao độ, với ý thức rằng những hy sinh là điều cần thiết để tiếp tục tiến bước.
Điểm thứ ba là: chúng ta có thể làm được gì? Đây là câu hỏi của tôi trong lúc này. Tôi nghĩ rằng có lẽ sự kết nghĩa giữa các thành phố, các gia đình, các giáo xứ, có thể giúp đỡ được. Ở Âu Châu hiện nay, chúng ta có một hệ thống kết nghĩa với nhau, nhưng chỉ là những trao đổi văn hóa, điều này chắc chắn là tốt và rất hữu ích, nhưng có lẽ cũng cần những sự kết nghĩa theo nghĩa khác nữa: để thực sự là một gia đình tây phương, Italia, Đức, Pháp, cảm nhận trách nhiệm giúp gia đình khác. Như thế, cả các giáo xứ, cả thành phố thực sự lãnh nhận trách nhiệm, giúp đỡ cụ thể. Anh chị em hãy chắc chắn rằng tôi và bao nhiêu người khác đang cầu nguyện cho anh chị em, và việc cầu nguyện này không phải chỉ là lời nói mà thôi, nhưng cởi mở tâm hồn với Thiên Chúa và qua đó tạo ra cả tinh thần sáng tạo để tìm ra những giải pháp. Tôi hy vọng rằng Chúa giúp chúng ta, và Chúa luôn luôn giúp đỡ! Cám ơn.
4. Gia đình thứ tư là ông bà Rerrie từ Hoa Kỳ:
Jay: Chúng con sống gần thành New York. Con tên là Jay, gốc người Jamaica và con làm kế toán viên. Anna vợ con đây là giáo viên hỗ trợ. Và đây là 6 đứa con của chúng con, từ 2 đến 12 tuổi. Thưa ĐTC, ngài có thể tưởng tượng được cuộc sống của chúng con với những cuộc chạy đua với thời gian, với những cơ cực, những vụ bị kẹt rất phức tạp.. Ở Mỹ chúng con, làm sao giữ được công ăn việc làm cũng là một trong những ưu tiên tuyệt đối, và để giữ được việc làm như vậy, thì không được để ý đến thời biểu, và nhiều khi chúng con phải hy sinh những quan hệ gia đình.
Anna. Chắc chắn là không luôn luôn dễ dàng.. Thưa ĐTC, chúng con có cảm tưởng là các cơ chế và xí nghiệp không tạo điều kiện dễ dàng để dung hóa thời gian làm việc và thời gian dành cho gia đình. Kính thưa ĐTC, chúng con cũng nghĩ rằng cả ĐTC cũng không dễ dàng dung hòa giữa bao nhiêu công việc và sự nghỉ ngơi. ĐTC có lời khuyên nào để giúp chúng con tìm lại được sự hòa hợp cần thiết này hay không? Trong cơn lốc của bao nhiêu kích thích do xã hội ngày nay áp đặt, làm sao giúp các gia đình sống việc mừng lễ theo tâm hồn của Thiên Chúa?
- ĐTC đáp: ”Đây thực là một vấn đề lớn và tôi nghĩ là hiểu được đòi hỏi giữa hai ưu tiên: ưu tiên giữ công ăn việc làm là điều quan trọng, và ưu tiên duy trì đời sống gia đình. Làm sao dung hòa giữa hai ưu tiên ấy. Tôi chỉ có thể cố gắng đưa ra vài lời khuyên. Điểm thứ nhất: có những xí nghiệp cho phép một ngoại lệ nào đó cho các gia đình như ngày sinh nhật chẳng hạn và họ thấy rằng cho tự do một chút như thế, thì xét cho cùng điều này thì cũng có lợi cho cả xí nghiệp nữa, vì củng cố lòng yêu thích công ăn việc làm. Vì thế, tôi muốn mời gọi các chủ nhân hãy nghĩ đến các gia đình, hãy nghĩ cách giúp đỡ để hai ưu tiên có thể dung hòa được với nhau.
Điểm thứ hai: tôi thiết nghĩ dĩ nhiên cần phải tìm kiếm một sự sáng tạo nào đó, và đây là điều không luôn luôn dễ dàng. Nhưng ít là mỗi ngày mang lại một yếu tố vui mừng nào đó trong gia đình, sự quan tâm, từ bỏ ý riêng mình để ở chung với gia đình, chấp nhận và vượt thắng những đêm đen, như đã nói trên đây, và nghĩ đến thiện ích lớn lao là gia đình, và như thế khi ân cần mang lại một điều tốt lành nào đó mỗi ngày, tìm được sự dung hòa giữa hai ưu tiên. Và sau cùng, là chúa nhật, là ngày lễ: tôi hy vọng chúa nhật cũng được tuân giữ tại Mỹ. Và vì thế, tôi thấy chúa nhật rất quan trọng, đây là ngày của Chúa, và với tư cách ấy, đó cũng là ngày của con người, để chúng ta được rảnh rang, được tự do. Trong trình thuật sáng tạo, ý hướng nguyên thủy của Đấng Tạo Hòa là có một ngày trong đó tất cả được rảnh rang. Trong sự rảnh rang của người này cho người khác, cho chính mình, người ta cũng rảng rang cho Thiên Chúa. Và tôi nghĩ rằng chúng ta bảo vệ sự tự do, sự rảnh rang của con người, khi bảo vệ chúa nhật và những ngày lễ như những ngày của Thiên Chúa và cũng là ngày của con người. Cám ơn và chúc mừng anh chị em.
5. Gia đình sau cùng là Ông Araujo từ Porto Alegre, Brazil.
Bà Maria Marta nói: Kính thưa ĐTC, cũng như nơi khác trên thế giới, tại Brazil chúng con, các cuộc hôn nhân tan vỡ tiếp tục gia tăng. Con tên là Maria Marta, và chồng con đây là Manoel Angelo. Chúng con kết hôn từ 34 năm nay và chúng con trở thành ông bà rồi. Trong tư cách là bác sĩ và là chuyên gia trị liệu tâm lý gia đình, chúng con gặp bao nhiêu gia đình, nhận thấy nơi những xung đột vợ chồng có một khó khăn rất lớn trong việc tha thứ và đón nhận tha thứ, nhưng trong nhiều trường hợp khác, chúng con cũng gặp ước muốn và ý chí xây xựng một cuộc hôn nhân mới, một cái gì lâu bền, và cũng vì con cái sinh ra từ cuộc kết hiệp mới này.
Manoel Angelo: Có một vài cặp tái hôn muốn đến gần Giáo Hội, nhưng khi thấy mình bị từ chối không được lãnh nhận các bí tích thì họ rất thất vọng. Họ cảm thấy bị gạt bỏ, bị mang một bản án không thể kháng tố được. Những đau khổ lớn lao này gây thương tổn sâu đậm cho những người liên hệ; tình trạng bị xâu xé ấy cũng trở thành một phần của thế giới, trở thành những vết thương của chúng ta, của toàn thể nhân loại. Kính thưa ĐTC, chúng con biết rằng những tình cảnh và những người ấy rất được Giáo Hội quan tâm: vậy đâu là những lời nói và những dấu hiệu hy vọng mà chúng ta có thể mang lại cho họ?
- ĐTC trả lời: Các bạn thân mến, cám ơn các bạn vì công việc tâm lý trị liệu cho các gia đình là điều rất cần thiết. Cám ơn vì tất cả những gì các bạn làm để giúp những người đau khổ ấy. Thực tế là vấn đề những người ly dị tái hôn là một trong những đau khổ lớn của Giáo hội ngày nay. Chúng ta không có công thức đơn gian. Đau khổ thật lớn lao và chúng ta chỉ có thể giúp các giáo xứ, mỗi người giúp những người ấy chịu đựng đau khổ do cuộc ly dị như vậy. Tôi muốn nói rằng điều rất quan trọng dĩ nhiên là sự phòng ngừa, nghĩa là ngay từ đầu đào sâu việc yêu thương nhau trong một quyết định sâu xa, trưởng thành; và ngoài ra, việc tháp tùng trong hôn nhân, để các gia đình không bao giờ lẻ loi, nhưng thực sự được tháp tùng trong hành trình của họ. Và về những người ấy, chúng ta phải nói - như bạn đã nói - rằng Giáo Hội yêu mến họ, nhưng họ phải nhìn thấy và cảm được tình thương ấy. Tôi thấy một trách vụ lớn của giáo xứ, của một cộng đoàn Công Giáo, là làm tất cả những gì có thể để họ cảm thấy được yêu mến, được chấp nhận, và họ không phải là những người ”ở ngoài Giáo Hội, cho dù họ không thể nhận phép xá giải và rước lễ: họ phải thấy rằng dù như vậy họ sống trọn vẹn trong Giáo Hội. Có lẽ, tuy không thể có sự xá giải trong phép giải tội, nhưng sự tiếp xúc thường xuyên với một linh mục, với một vị linh hướng, là điều rất quan trọng để họ thấy mình được tháp tùng, được hướng dẫn. Rồi một điều cũng rất quan trọng là họ cảm thấy rằng Thánh Lễ là đích thực và được tham dự Thánh Lễ thực sự khi được hiệp thông với Mình Chúa Kitô. Nhưng cả khi không có sự lãnh nhận ”thể lý” bí tích này, chúng ta cũng được kết hiệp thiêng liêng với Chúa Kitô trong Mình của Chúa. Và giúp họ hiểu điều này, thực là quan trọng. Làm sao để họ có thể sống một cuộc sống đức tin, với Lời Chúa, với sự hiệp thông của Giáo Hội và để họ có thể thấy rằng những đau khổ của họ là một món quà cho Giáo Hội, vì qua đó họ phục vụ tất cả mọi người qua việc bảo vệ sự bền vững của tình yêu, của hôn nhân; và đau khổ này không phải chỉ là một sự hành hạ thể lý, một sự ray rứt về tâm lý, nhưng cũng là một đau khổ trong cộng đoàn Giáo Hội vì những giá trị lớn lao của niềm tin chúng ta. Tôi nghĩ rằng đau khổ của họ, nếu được chấp nhận thực sự trong nội tâm, thì cũng là một hồng ân cho Giáo Hội. Họ cần biết điều đó, và qua đó, họ phục vụ Giáo Hội, họ ở trong con tim của Giáo Hội. Xin cám ơn sự dấn thân của các bạn.
Trong cuộc gặp gỡ các gia đình, ĐTC cũng gửi lời thân ái chào thăm những ngừơi bị động đất ở Italia, ngài biết rõ những đau khổ của họ và nói: ”Tôi cầu nguyện hằng ngày để những vụ động đất này chấm dứt. Tất cả chúng tôi đều muốn cộng tác để giúp đỡ anh chị em. Xin anh chị em hãy tin chắc rằng chúng tôi không quên anh chị em, và chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ anh chị em, - Caritas, tất cả những tổ chức của Giáo hội, Nhà Nước và các cộng đoàn khác, mỗi người chúng tôi đều muốn giúp đỡ anh chị em, về mặt thiêng liêng qua lời cầu nguyện, trong sự gần gũi tâm hồn, cũng như về mặt vật chất. Tôi cầu nguyện nồng nhiệt cho anh chị em. Xin Chúa giúp đỡ anh chị em. Tôi xin gửi cầu chúc mọi sự lành cho anh chị em, xin Chúa chúc lành cho Anh chị em.
Lễ hội chứng từ kéo dài 1 tiếng đồng hồ, với kinh lạy cha và phép lành của ĐTC cho mọi người. Hàng trăm ngàn người ở lại khu vực công viên, ngủ trong các lều để có thể dự lễ bế mạc sáng chúa nhật hôm sau.
”Kính thưa ĐTC, chúng con là Fara và Serge, chúng con đến từ Madagascar. Chúng con quen nhau ở Firenze nơi chúng con đang học, con học ngành kỹ sư còn Fara học kinh tế. Chúng con đính hôn với nhau từ 4 năm nay, và sau khi tốt nghiệp, chúng con mơ ước trở về nước để góp phần giúp dân qua nghề nghiệp của chúng con.
- FARA: Những kiểu mẫu gia đình ở tây phương không làm cho chúng con tin tưởng lắm, nhưng chúng con cũng biết rằng có nhiều truyền thống của Phi châu chúng con cần phải vượt qua. Chúng con cảm thấy rất hợp nhau, vì thế chúng con muốn kết hôn với nhau và cùng nhau xây dựng một tương lai. Chúng con cũng muốn rằng mọi khía cạnh trong đời sống chúng con được các giá trị Tin Mừng hướng dẫn. Nhưng thưa Đức Thánh Cha, nói về hôn nhân, có một từ ngữ thu hút chúng con nhiều nhất nhưng đồng thời cũng làm cho chúng con kinh sợ, đó là từ ”mãi mãi”..
- ĐTC đáp: "Các bạn thân mến, cám ơn các bạn vì chứng từ này.. Kinh nguyện của tôi tháp tùng các bạn trong hành trình đính hôn và tôi hy vọng rằng với các giá trị Tin Mừng, các bạn có thể thành lập một gia đình ”mãi mãi”. Bạn đã nhắc đến các kiểu hôn nhân khác nhau: chúng ta biết thứ hôn nhân theo tập tục của Phi châu và hôn nhân tây phương. Nói đúng ra, ở Âu Châu này, cho đến thế kỷ 19, cũng có một kiểu hôn nhân khác rất thịnh hành: hồi đó hôn nhân thường là một hợp đồng giữa các gia tộc khác nhau, qua đó người ta tìm cách mở ra tương lai, bảo vệ tài sản, v.v. Người ta tìm người để kết hôn, với hy vọng là cuộc hôn nhân này hợp với gia tộc, hoặc phe này phe kia. Tại các nước ở Âu Châu phần nào cũng như thế. Tôi còn nhớ ở làng nhỏ của chúng tôi nơi tôi đi học, phần lớn cuộc hôn nhân là do gia đình xếp đặt như vậy. Nhưng rồi từ thế kỷ 19 trở đi, có sự giải phóng cá nhân, tự do cá nhân, và hôn nhân không còn dựa trên ý muốn của người khác nữa, nhưng do chính hai người chọn lựa; hai người yêu nhau, rồi đính hôn sau đó thành hôn với nhau. Hồi ấy tất cả đều xác tín rằng chỉ có kiểu mẫu hôn nhân vì tình yêu như thế mới đúng và tình yêu tự nó bảo đảm tính chất ”mãi mãi” của hôn nhân, vì tình yêu là tuyệt đối, muốn tất cả và vì thế nó bao trùm trọn vẹn thời gian: kéo dài mãi mãi. Rất tiếc là thực tế không như thế: người ta thấy rằng yêu nhau thực là đẹp, nhưng nó không kéo dài mãi mãi, cũng như tâm tình, tình cảm nó không tồn tại mãi. Vì thế, ta thấy rằng giai đoạn từ sự yêu nhau đến việc đính hôn, và kết hôn với nhau đòi phải có những quyết định khác, những kinh nghiệm nội tâm nữa. Như tôi đã nói, tình cảm yêu thương nhau thật là đẹp, nhưng nó cũng cần được thanh tẩy, phải tiến theo một con đường phân định, nghĩa là phải có cả lý trí lẫn ý chí nữa; lý trí, tình cảm và ý chí cần phải được liên kết với nhau. Trong nghi thức hôn phối, Giáo Hội không nói: ”Anh - chị - có yêu thương không?”, nhưng hỏi: Anh - Chị có muốn, có quyết định hay không, nghĩa là sự yêu nhau phải trở thành một tình yêu thực sự, bao gồm cả ý chí lẫn lý trí khi tiến hành, phải bao gồm sự đính hôn, sự thanh tẩy, phải có chiều sâu hơn, như thế, trọn con người, với tất cả khả năng của mình, với sự phân định của ý chí, với sức mạnh của ý chí, để nói rằng: ”Đúng, đây là cuộc sống của tôi”. Tôi thường nghĩ đến tiệc cưới Cana. Rượu đầu tiên thật là ngon: đó là sự bắt đầu yêu thương nhau. Nhưng nó không kéo dài đến cùng; cần phải có thứ rượu thứ hai, nghĩa là phải lên men và tăng trưởng, trưởng thành. Một tình yêu chung kết thực sự trở thành ”rượu thứ hai” càng đẹp hơn nữa, còn ngon hơn rượu thứ nhất. Và đó là điều chúng ta phải tìm kiếm. Và điều quan trọng ở đây là hai người đính hôn không lẻ loi, hai người thành hôn còn cần sự can dự của cộng đoàn xứ đạo, Giáo Hội, bạn hữu. Sự hiệp thông cuộc sống với tha nhân, với gia đình như thế nâng đỡ cho đôi hôn nhân, là điều rất quan trọng, và chỉ với sự can dự của cộng đoàn, của bạn hữu, của Giáo Hội, của Đức tin và của chính Thiên Chúa, thì rượu mới tăng trưởng và kéo dài mãi mãi. Tôi cầu chúc các bạn mọi điều tốt đẹp!
3. Gia đình thứ ba lên tiếng là ông bà Paleologos người Hy Lạp:
(Nikos) : Kalispera! Chúng con là gia đình Paleologos, chúng con đến từ Athènes. Con tên là Nikos và vợ con đây tên là Pania. Và hai đứa con của chúng con đây là Pavlos và Lydia.
”Cách đây nhiều năm, cùng với hai người hợp đồng, chúng con đầu tư tất cả tài sản để mở một công ty nhỏ về tin học. Nhưng rồi xảy đến cuộc khủng hoảng kinh tế rất trầm trọng, các khách hàng giảm bớt rất nhiều và những người còn lại thì cứ hoãn lại việc trả tiền. Chúng con vất vả lắm trong việc trả lương cho hai nhân viên, và chúng con và hai người hợp đồng đầu tư chỉ còn lại rất ít tiền: vì thế, số tiền dành để nuôi gia đình chúng con chẳng còn lại bao nhiêu, ngày càng ít đi. Tình trạng chúng con là một trong bao nhiêu tình cảnh, trong số hàng triệu người như vậy. Tại thành phố, dân chúng bước đi, đầu cúi xuống, chẳng ai còn tin tưởng ai nữa, thiếu hy vọng.
Pania: Cả chúng con nữa, tuy tiếp tục tin tưởng nơi Chúa quan phòng, nhưng chúng con thấy khó lòng nghĩ đến một tương lai cho con cái. Kính thưa ĐTC, có những ngày những đêm, chúng con tự hỏi phải làm gì để khỏi đánh mất niềm hy vọng. Giáo Hội có thể nói gì với những người dân như thế, với những người và những gia đình không còn viễn tượng tương lai nữa?
- ĐTC đáp: Các bạn thân mến, cám ơn các bạn vì chứng từ này, đã đánh động con tim tôi, tâm hồn của tất cả chúng ta. Chúng ta có thể trả lời thế nào đây? Lời nói không đủ. Chúng ta phải làm cái gì cụ thể và tất cả chúng ta đều đau khổ vì sự kiện chúng ta không có khả năng làm cái gì cụ thể. Trước tiên, chúng ta hãy nói về chính trị; tôi thấy cần phải có sự gia tăng cảm thức trách nhiệm nơi tất cả các đảng phái, xin họ đừng hứa những điều không thể thực hiện được (vỗ tay), họ đừng chỉ tìm kiếm những lá phiếu cho mình, nhưng hãy có tinh thần trách nhiệm đối với thiện ích của mọi người và hãy hiểu rằng chính trị cũng luôn luôn là một trách nhiệm nhân bản, trách nhiệm luân lý trước mặt Thiên Chúa và loài người. Và dĩ nhiên mỗi người đau khổ và phải chấp nhận tình trạng như thế mà nhiều khi họ không có phương thế để tự vệ. Nhưng ở đây chúng ta cũng có thể nói rằng: mỗi người chúng ta hãy làm những gì mình có thể, hãy nghĩ đến mình, đến gia đình, đến tha nhân với tinh thần trách nhiệm cao độ, với ý thức rằng những hy sinh là điều cần thiết để tiếp tục tiến bước.
Điểm thứ ba là: chúng ta có thể làm được gì? Đây là câu hỏi của tôi trong lúc này. Tôi nghĩ rằng có lẽ sự kết nghĩa giữa các thành phố, các gia đình, các giáo xứ, có thể giúp đỡ được. Ở Âu Châu hiện nay, chúng ta có một hệ thống kết nghĩa với nhau, nhưng chỉ là những trao đổi văn hóa, điều này chắc chắn là tốt và rất hữu ích, nhưng có lẽ cũng cần những sự kết nghĩa theo nghĩa khác nữa: để thực sự là một gia đình tây phương, Italia, Đức, Pháp, cảm nhận trách nhiệm giúp gia đình khác. Như thế, cả các giáo xứ, cả thành phố thực sự lãnh nhận trách nhiệm, giúp đỡ cụ thể. Anh chị em hãy chắc chắn rằng tôi và bao nhiêu người khác đang cầu nguyện cho anh chị em, và việc cầu nguyện này không phải chỉ là lời nói mà thôi, nhưng cởi mở tâm hồn với Thiên Chúa và qua đó tạo ra cả tinh thần sáng tạo để tìm ra những giải pháp. Tôi hy vọng rằng Chúa giúp chúng ta, và Chúa luôn luôn giúp đỡ! Cám ơn.
4. Gia đình thứ tư là ông bà Rerrie từ Hoa Kỳ:
Jay: Chúng con sống gần thành New York. Con tên là Jay, gốc người Jamaica và con làm kế toán viên. Anna vợ con đây là giáo viên hỗ trợ. Và đây là 6 đứa con của chúng con, từ 2 đến 12 tuổi. Thưa ĐTC, ngài có thể tưởng tượng được cuộc sống của chúng con với những cuộc chạy đua với thời gian, với những cơ cực, những vụ bị kẹt rất phức tạp.. Ở Mỹ chúng con, làm sao giữ được công ăn việc làm cũng là một trong những ưu tiên tuyệt đối, và để giữ được việc làm như vậy, thì không được để ý đến thời biểu, và nhiều khi chúng con phải hy sinh những quan hệ gia đình.
Anna. Chắc chắn là không luôn luôn dễ dàng.. Thưa ĐTC, chúng con có cảm tưởng là các cơ chế và xí nghiệp không tạo điều kiện dễ dàng để dung hóa thời gian làm việc và thời gian dành cho gia đình. Kính thưa ĐTC, chúng con cũng nghĩ rằng cả ĐTC cũng không dễ dàng dung hòa giữa bao nhiêu công việc và sự nghỉ ngơi. ĐTC có lời khuyên nào để giúp chúng con tìm lại được sự hòa hợp cần thiết này hay không? Trong cơn lốc của bao nhiêu kích thích do xã hội ngày nay áp đặt, làm sao giúp các gia đình sống việc mừng lễ theo tâm hồn của Thiên Chúa?
- ĐTC đáp: ”Đây thực là một vấn đề lớn và tôi nghĩ là hiểu được đòi hỏi giữa hai ưu tiên: ưu tiên giữ công ăn việc làm là điều quan trọng, và ưu tiên duy trì đời sống gia đình. Làm sao dung hòa giữa hai ưu tiên ấy. Tôi chỉ có thể cố gắng đưa ra vài lời khuyên. Điểm thứ nhất: có những xí nghiệp cho phép một ngoại lệ nào đó cho các gia đình như ngày sinh nhật chẳng hạn và họ thấy rằng cho tự do một chút như thế, thì xét cho cùng điều này thì cũng có lợi cho cả xí nghiệp nữa, vì củng cố lòng yêu thích công ăn việc làm. Vì thế, tôi muốn mời gọi các chủ nhân hãy nghĩ đến các gia đình, hãy nghĩ cách giúp đỡ để hai ưu tiên có thể dung hòa được với nhau.
Điểm thứ hai: tôi thiết nghĩ dĩ nhiên cần phải tìm kiếm một sự sáng tạo nào đó, và đây là điều không luôn luôn dễ dàng. Nhưng ít là mỗi ngày mang lại một yếu tố vui mừng nào đó trong gia đình, sự quan tâm, từ bỏ ý riêng mình để ở chung với gia đình, chấp nhận và vượt thắng những đêm đen, như đã nói trên đây, và nghĩ đến thiện ích lớn lao là gia đình, và như thế khi ân cần mang lại một điều tốt lành nào đó mỗi ngày, tìm được sự dung hòa giữa hai ưu tiên. Và sau cùng, là chúa nhật, là ngày lễ: tôi hy vọng chúa nhật cũng được tuân giữ tại Mỹ. Và vì thế, tôi thấy chúa nhật rất quan trọng, đây là ngày của Chúa, và với tư cách ấy, đó cũng là ngày của con người, để chúng ta được rảnh rang, được tự do. Trong trình thuật sáng tạo, ý hướng nguyên thủy của Đấng Tạo Hòa là có một ngày trong đó tất cả được rảnh rang. Trong sự rảnh rang của người này cho người khác, cho chính mình, người ta cũng rảng rang cho Thiên Chúa. Và tôi nghĩ rằng chúng ta bảo vệ sự tự do, sự rảnh rang của con người, khi bảo vệ chúa nhật và những ngày lễ như những ngày của Thiên Chúa và cũng là ngày của con người. Cám ơn và chúc mừng anh chị em.
5. Gia đình sau cùng là Ông Araujo từ Porto Alegre, Brazil.
Bà Maria Marta nói: Kính thưa ĐTC, cũng như nơi khác trên thế giới, tại Brazil chúng con, các cuộc hôn nhân tan vỡ tiếp tục gia tăng. Con tên là Maria Marta, và chồng con đây là Manoel Angelo. Chúng con kết hôn từ 34 năm nay và chúng con trở thành ông bà rồi. Trong tư cách là bác sĩ và là chuyên gia trị liệu tâm lý gia đình, chúng con gặp bao nhiêu gia đình, nhận thấy nơi những xung đột vợ chồng có một khó khăn rất lớn trong việc tha thứ và đón nhận tha thứ, nhưng trong nhiều trường hợp khác, chúng con cũng gặp ước muốn và ý chí xây xựng một cuộc hôn nhân mới, một cái gì lâu bền, và cũng vì con cái sinh ra từ cuộc kết hiệp mới này.
Manoel Angelo: Có một vài cặp tái hôn muốn đến gần Giáo Hội, nhưng khi thấy mình bị từ chối không được lãnh nhận các bí tích thì họ rất thất vọng. Họ cảm thấy bị gạt bỏ, bị mang một bản án không thể kháng tố được. Những đau khổ lớn lao này gây thương tổn sâu đậm cho những người liên hệ; tình trạng bị xâu xé ấy cũng trở thành một phần của thế giới, trở thành những vết thương của chúng ta, của toàn thể nhân loại. Kính thưa ĐTC, chúng con biết rằng những tình cảnh và những người ấy rất được Giáo Hội quan tâm: vậy đâu là những lời nói và những dấu hiệu hy vọng mà chúng ta có thể mang lại cho họ?
- ĐTC trả lời: Các bạn thân mến, cám ơn các bạn vì công việc tâm lý trị liệu cho các gia đình là điều rất cần thiết. Cám ơn vì tất cả những gì các bạn làm để giúp những người đau khổ ấy. Thực tế là vấn đề những người ly dị tái hôn là một trong những đau khổ lớn của Giáo hội ngày nay. Chúng ta không có công thức đơn gian. Đau khổ thật lớn lao và chúng ta chỉ có thể giúp các giáo xứ, mỗi người giúp những người ấy chịu đựng đau khổ do cuộc ly dị như vậy. Tôi muốn nói rằng điều rất quan trọng dĩ nhiên là sự phòng ngừa, nghĩa là ngay từ đầu đào sâu việc yêu thương nhau trong một quyết định sâu xa, trưởng thành; và ngoài ra, việc tháp tùng trong hôn nhân, để các gia đình không bao giờ lẻ loi, nhưng thực sự được tháp tùng trong hành trình của họ. Và về những người ấy, chúng ta phải nói - như bạn đã nói - rằng Giáo Hội yêu mến họ, nhưng họ phải nhìn thấy và cảm được tình thương ấy. Tôi thấy một trách vụ lớn của giáo xứ, của một cộng đoàn Công Giáo, là làm tất cả những gì có thể để họ cảm thấy được yêu mến, được chấp nhận, và họ không phải là những người ”ở ngoài Giáo Hội, cho dù họ không thể nhận phép xá giải và rước lễ: họ phải thấy rằng dù như vậy họ sống trọn vẹn trong Giáo Hội. Có lẽ, tuy không thể có sự xá giải trong phép giải tội, nhưng sự tiếp xúc thường xuyên với một linh mục, với một vị linh hướng, là điều rất quan trọng để họ thấy mình được tháp tùng, được hướng dẫn. Rồi một điều cũng rất quan trọng là họ cảm thấy rằng Thánh Lễ là đích thực và được tham dự Thánh Lễ thực sự khi được hiệp thông với Mình Chúa Kitô. Nhưng cả khi không có sự lãnh nhận ”thể lý” bí tích này, chúng ta cũng được kết hiệp thiêng liêng với Chúa Kitô trong Mình của Chúa. Và giúp họ hiểu điều này, thực là quan trọng. Làm sao để họ có thể sống một cuộc sống đức tin, với Lời Chúa, với sự hiệp thông của Giáo Hội và để họ có thể thấy rằng những đau khổ của họ là một món quà cho Giáo Hội, vì qua đó họ phục vụ tất cả mọi người qua việc bảo vệ sự bền vững của tình yêu, của hôn nhân; và đau khổ này không phải chỉ là một sự hành hạ thể lý, một sự ray rứt về tâm lý, nhưng cũng là một đau khổ trong cộng đoàn Giáo Hội vì những giá trị lớn lao của niềm tin chúng ta. Tôi nghĩ rằng đau khổ của họ, nếu được chấp nhận thực sự trong nội tâm, thì cũng là một hồng ân cho Giáo Hội. Họ cần biết điều đó, và qua đó, họ phục vụ Giáo Hội, họ ở trong con tim của Giáo Hội. Xin cám ơn sự dấn thân của các bạn.
Trong cuộc gặp gỡ các gia đình, ĐTC cũng gửi lời thân ái chào thăm những ngừơi bị động đất ở Italia, ngài biết rõ những đau khổ của họ và nói: ”Tôi cầu nguyện hằng ngày để những vụ động đất này chấm dứt. Tất cả chúng tôi đều muốn cộng tác để giúp đỡ anh chị em. Xin anh chị em hãy tin chắc rằng chúng tôi không quên anh chị em, và chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ anh chị em, - Caritas, tất cả những tổ chức của Giáo hội, Nhà Nước và các cộng đoàn khác, mỗi người chúng tôi đều muốn giúp đỡ anh chị em, về mặt thiêng liêng qua lời cầu nguyện, trong sự gần gũi tâm hồn, cũng như về mặt vật chất. Tôi cầu nguyện nồng nhiệt cho anh chị em. Xin Chúa giúp đỡ anh chị em. Tôi xin gửi cầu chúc mọi sự lành cho anh chị em, xin Chúa chúc lành cho Anh chị em.
Lễ hội chứng từ kéo dài 1 tiếng đồng hồ, với kinh lạy cha và phép lành của ĐTC cho mọi người. Hàng trăm ngàn người ở lại khu vực công viên, ngủ trong các lều để có thể dự lễ bế mạc sáng chúa nhật hôm sau.
LM Trần Đức Anh OP
(VietCatholic News)
ĐẠI HỘI GIA ĐÌNH THẾ GIỚI VÀ HÀNH HƯƠNG ĐẤT THÁNH #11
Tham dự Đại hội Gia đình thế giới và hành hương Đất Thánh (11)
Tại Nhà thờ Thánh Máccô - Venezia |
Ngày 2/6/2012
Trước khi đoàn đến các tỉnh thuộc Bắc Ý để đến được Milano thì tại những nơi này đã xẩy ra một số trận động đất, gây những thiệt hại về người và của.
Hôm qua 1/6, khi đoàn tới Firenze và Padova thì cũng là lúc ĐTC Bênêđictô đến Milano gặp các gia đình tại quảng trường Duomo, sau đó, tham dự buổi hòa nhạc tại Nhà hát La Scala. Cuối buổi hòa nhạc, ĐTC nhắc đến các trận động đất này, và gợi ý “con người cần có khả năng chia sẻ nỗi đau của người khác và biến nỗi đau ấy thành tình yêu”.
Hôm nay 2/6, trước khi đến được Milano, đoàn đã đi ngang Venezia (Venise), và ghé vào thăm thành phố trên nước nổi tiếng này. Venezia được Unesco xếp hạng là thành phố đẹp nhất thế giới, nhưng cũng cũng là nơi đang có nguy cơ chìm dần trong nước và... biến mất! Đoàn đi thuyền máy vào viếng Vương cung Thánh đường Máccô trong tiếng nhạc kèn rộn rã mừng ngày Quốc khánh Italia tại sân nhà thờ. Cùng lúc này, tại Milano, ĐTC đang gặp gỡ các linh mục và tu sĩ (10g) và sau đó, đến sân vận động San Siro gặp các bạn trẻ sẽ lãnh bí tích Thêm sức (11g).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)