Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG

ĐÓN ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC LEOPOLDO GIRELLI,
ĐẠI DIỆN TÒA THÁNH KHÔNG THƯỜNG TRÚ TẠI VIỆT NAM

VIẾNG THĂM MỤC VỤ GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG

“Đón Đức Tổng Giám Mục tại sân bay và chào mừng tại Tòa Giám Mục Phú Cường”
Theo như chương trình đã được thông báo và chuẩn bị từ những tháng qua, cộng đoàn Dân Chúa Giáo phận Phú Cường sẽ đón tiếp Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, sứ thần Tòa Thánh tại Singapore, kiêm Khâm Sứ Tòa Thánh tại Malaysia và Brunei và là Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam. 

Tại sân bay
Từ khi được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam cho đến nay (bổ nhiệm 13/01/2011), Đức Tổng Giám Mục đã thực hiện nhiều chuyến viếng thăm mục vụ tại các giáo phận trên khắp đất nước Việt Nam. Và đây là lần thứ hai ngài đến Giáo phận Phú Cường.

Vào gần giờ trưa ngày 15.11.2012, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục Giáo phận Phú Cường cùng Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ dẫn đầu phái đoàn Giáo phận đi đón Đức Tổng Giám Mục tại sân bay Tân Sơn Nhất. Tháp tùng với hai Đức Cha có cha Tổng đại diện Micae Lê Văn Khâm; cha Giuse Nguyễn Văn Thịnh (phụ trách thông dịch), cha sở Giáo xứ Vinh Sơn; cha Giuse Cao Đình Phương, cha sở Giáo xứ Chánh tòa Phú Cường kiêm quản lý Giáo phận; cha Vinhsơn Nguyễn Đăng Khoa, cha sở Giáo xứ Phú Lợi kiêm Tòa án Hôn phối; Cha Gbt.Phạm Quý Trọng, Phó Giám đốc Nhà Chung Giáo phận; Cha Giuse Đỗ Văn Thụy, Tổng phụ tá Hội Thừa Sai Việt Nam cùng đại diện tu sĩ nam nữ thuộc Dòng Con Đức Mẹ Nam Vang, Dòng Mẹ Nhân Ái và Hội Thừa Sai Việt Nam.
 
ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC LEOPOLDO GIRELLI 
VIẾNG THĂM MỤC VỤ GIÁO XỨ CHÁNH TÒA PHÚ CƯỜNG
 
 
Vào lúc 15g30’ ngày 15 tháng 11 năm 2012, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli cùng phái đoàn đến viếng thăm mục vụ Giáo xứ Chánh tòa Phú Cường. Ngay khi xe vừa dừng ở cổng nhà thờ, tiếng kèn và tiếng trống trổi lên vang dội đón mừng vị đại diện Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI viếng thăm giáo xứ. Hàng rào danh dự để chào Đức Tổng Giám Mục và phái đoàn gồm đại diện các đoàn thể: Gia trưởng - Hiền mẫu - Phan sinh - Giáo lý viên - Huynh trưởng - Giới trẻ - Sinh viên và các em Thiếu nhi của giáo xứ. Sau khi hôn kính Thánh Giá, Đức Tổng Giám Mục, quý Đức Cha và quý cha đã tiến vào viếng Thánh Thể cùng với bà con giáo dân và quý cộng đoàn tu sĩ trong giáo xứ.
 
(giaophanphucuong.org)

HIỆN TƯỢNG ĐỨC MẸ HIỆN RA (2)

Cửa sổ có hình ảnh 'Đức Mẹ' được di dời

Chiếc cửa sổ kính có hình ảnh được cho là Đức Mẹ Đồng Trinh vừa được dời từ bệnh viện đến một nhà thờ Malaysia, sau khi thu hút hàng trăm tín đồ Công Giáo đổ về cầu nguyện.

Hai tấm kính cửa sổ có hình ảnh được cho là Đức Mẹ (ảnh nhỏ góc trái) và chúa Jesus tại nhà thờ ở thành phố Klang, Malaysia.
Theo The Star, trong một thông báo hôm qua, bệnh viện Sime Darby (SDMC), thành phố Subang Jaya, cho biết tấm kính từ cửa sổ tòa nhà phía bắc đã được tháo dỡ lúc 10h sáng. Quá trình này kéo dài hơn một tiếng rưỡi đồng hồ.

SDMC nhấn mạnh rằng việc di dời tấm kính được thực hiện bởi các chuyên gia một cách cẩn thận và tỉ mỉ, trước khi chuyển chúng đến một nhà thờ Công Giáo ở thành phố Klang.

Hàng trăm người đã có mặt ở SDMC để theo dõi sự kiện này. Một số nhân chứng cũng tuyên bố phát hiện một hình ảnh khác tương tự khuôn mặt chúa Jesus, tại một trong những cửa sổ phía bên dưới.

Tại Klang, các tín đồ tiếp tục đổ về nhà thờ trên để chiêm ngưỡng "hình ảnh Đức Mẹ" kỳ lạ. Một linh mục cho hay nhà thờ mở cửa cho người dân vào quan sát và cầu nguyện trước tấm kính trên từ 7h sáng đến 10h tối hàng ngày.

Michael Ghana, một người đã nghỉ hưu, cho biết ông đã 5 lần đến xem hình ảnh này. Bốn lần trước đó là tại SDMC. "Hôm nay, hình ảnh sáng rõ hơn bình thường. Thật kỳ diệu", ông nói.

Patimary Anthony Raju, 58 tuổi, chia sẻ rằng bà rất vui khi tấm kính có hình ảnh "Đức Mẹ" được chuyển đến nhà thờ thuộc giáo xứ của bà. "Tôi có thể cảm nhận thấy sự hiện diện của Đức Mẹ khi cầu nguyện", bà nói.

Hình ảnh được cho là Đức Mẹ Đồng Trinh bắt đầu xuất hiện trên cửa sổ tầng 7 của SDMC hôm 10/11. Trong hai tuần qua, hàng trăm tín đồ Công Giáo đã đổ về khu vực quanh bệnh viện này để làm lễ cầu nguyện và hát thánh ca. Khi hình ảnh kỳ lạ lan truyền trên Facebook, các tín đồ từ những nước khác, ví dụ như Singapore, cũng không quản ngại xa xôi sang đây để tận mắt chứng kiến hình ảnh này.

Nhân Mã
(VnExpress)

HIỆN TƯỢNG ĐỨC MẸ HIỆN RA

"Đức Mẹ Đồng Trinh" ẩn hiện ở bệnh viện

Các tín đồ Công Giáo trên khắp Malaysia đang đổ về một bệnh viện thành phố để được tận mắt chứng kiến hình ảnh được cho là Đức MĐồng Trinh, trên một cửa sổ cao.

Hình ảnh được cho là Đức mẹ (ảnh nhỏ bên trái) hiện ra trên một cửa sổ tầng cao của bệnh viện Sime Darby. Ảnh: AFP, The Star
Giao thông quanh khu vực bệnh viện Sime Darby, thành phố Subang Jaya, bang Selangor, trở nên hỗn loạn từ hôm 10/11, khi nhiều người dừng xe ô tô ven đường để chiêm ngưỡng hình ảnh trên và chụp ảnh bằng đủ mọi phương tiện.

Theo The Star, rất đông tín đồ Hồi Giáo còn làm lễ cầu nguyện và hát thánh ca ở sảnh bên dưới cửa sổ trên. Một số xe công-ten-nơ đặc biệt cũng được họ sử dụng để thắp nến ở quanh khu vực này.

"Thật tuyệt vời khi Đức Mẹ lại đến với chúng tôi ở một bệnh viện, nơi nhiều người bệnh đang đau đớn khẩn cầu sự giúp đỡ", Janet Tong, 45 tuổi nói.

Nhiều nhân chứng, trong đó có những người đã ở lại bệnh viện này vài ngày nay, cho biết màu sắc và vị trí của hình ảnh "Đức Mẹ" đã thay đổi và ngày càng trở nên rõ rệt hơn sau hôm 10/11.

Sheree Rao, 21 tuổi, cho biết hình ảnh này chỉ có thể được nhìn thấy từ phía bên ngoài cửa sổ. "Tôi chạm vào kính, đoán rằng hình ảnh này có thể được vẽ bằng màu sơn hoặc một thứ gì đó, nhưng rút cuộc lại không thấy gì cả", anh chàng này kể.

Nicole Jo Pereira, 20 tuổi, sinh viên, tin rằng sự xuất hiện của "Đức Mẹ" là một lời kêu gọi mọi người hãy làm những điều thiện. 
Rất đông người dân tập trung ở sảnh dưới của bệnh viện để chụp ảnh và cầu nguyện. Ảnh: The Star
Hiện đường tiếp cận với cửa sổ từ bên trong tòa nhà đã bị ban quản lý bệnh viện chặn lại. Giới chức cũng từ chối bình luận về vụ việc.

Trong khi hình ảnh trên chưa hết gây xôn xao thì một số nhân chứng kể rằng một hình ảnh khác hiện lên ở một trong những cửa sổ phía dưới lại tương tự gương mặt của Chúa Jesus.

Theo báo Công Giáo The Herald, Giáo Hội Công Giáo sẽ không đưa ra bình luận chính thức nào cho đến khi các nhà thần học và các chức sắc của giáo hội kiểm tra, xác minh hình ảnh trên. 
Nhân Mã
(VnExpress)

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

HIỆP THÔNG

HIỆP THÔNG

Kính thưa Quý Cha, Quý Tu sĩ và Quý Cộng đoàn,
Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ Thuận Phát vừa được tin :


Cụ Bà LÝ THỊ LỘC
sinh ngày 19.5.1925 tại Tây Ninh

Thân mẫu Ông Gioan Nguyễn Minh Châu
phu quân Bà Maria Bùi Ngọc Mỹ
Trưởng Giáo Họ Thánh Vinhsơn
Giáo Xứ Thuận Phát

đã từ trần lúc 12g50, Chúa Nhật, ngày 18.11.2012
tại tư gia : 347 Võ Duy Ninh, Phường 22, Q.Bình Thạnh, TP.HCM.
hưởng thọ 88 tuổi.

Lễ Nhập Quan lúc 03g00, Thứ Hai, ngày 19.11.2012.

Lễ Động Quan lúc 07g00, Thứ Tư, ngày 21.11.2012

Sau đó di quan đi mai táng tại Nghĩa Trang Công Viên Bình Dương, Ấp 1B, xã Chánh Phú Hoà, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Kính xin Quý Cha, Quý Tu sĩ và Quý Cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện cho Hương Linh Cụ Bà Lý Thị Lộc sớm siêu thoát về nơi an bình vĩnh cửu.


Kính Báo 
Hội Đồng Mục Vụ
Giáo Xứ Thuận Phát

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

LỜI CHÚA LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM (Mt 10, 17-22)


LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Mc 13, 24-32)


R.I.P

XIN CẦU CHO LINH HỒN
CLÊMENTÊ

Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,

Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, 
Ban Điều Hành Giáo Họ Thánh Anna
Giáo xứ Thuận Phát và gia đình trân trọng báo tin :



Ông CLÊMENTÊ
NGUYỄN HOÀNG VĂN
Sinh ngày 04.9.1960 tại Saigon

 Cư ngụ tại : 141 đường 51
P.Tân Quy, Quận 7, Tp.HCM
Thuộc Giáo Họ Thánh Anna - Giáo xứ Thuận Phát


Đã an nghỉ trong Chúa
lúc 09g30 ngày Thứ Sáu 16.11.2012
(Nhằm ngày 03 tháng 10 năm Nhâm Thìn)


Hưởng dương 53 tuổi

 


CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ

Thứ Sáu  16.11.2012

  • 16g30 : Nghi Thức Tẩn Liệm - Nhập Quan.
 Thứ Bảy  17.11.2012
  • 18g30 : Thánh Lễ Cầu Hồn cử hành tại tư gia.
Thứ Hai  19.11.2012
  • 04g15 : Nghi Thức Động Quan và di quan đến nhà thờ
  • 05g00 : Thánh Lễ An Táng cử hành tại nhà thờ Thuận Phát
Sau đó di quan đi hoả táng
tại Đa Phước, Bình Chánh, TP.HCM.



Thuận Phát, ngày 16 tháng 11 năm 2012
Kính báo
Hội Đồng Mục Vụ
BĐH Giáo Họ Thánh Anna
Gx.THUẬN PHÁT
và Gia Đình

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII TN NĂM B - CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN 18-11-2012

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXXIII thường niên năm B - Kính Trọng Thể Các Thánh Tử Đạo VN
Cha khách dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Hữu Toàn.

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ TÀPAO 13.11.2012

Hành Hương Đức Mẹ Tàpao Tháng Các Linh Hồn 11/2012

Tối 12 và sáng 13/11/2012, khách hành hương từ muôn nơi tìm về hiệp cùng với Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục GP Phan Thiết tham dự ngày hành hương kính viếng Đức Mẹ tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao như thường lệ. Cả không gian ngập tràn trong lời kinh tiếng hát chúc tụng, ngợi ca Thiên Chúa, tạ ơn Mẹ và khẩn cầu cho các linh hồn. 


Trong sự yên bình của màn đêm, tối ngày 12 muôn con tim với nhịp đập rộn ràng hướng về Thánh Thể Chúa ngự trên bàn thờ vừa linh thiêng vừa gần gũi. Cùng với Mẹ Maria, cộng đoàn thờ lạy Chúa Giêsu và cùng nhau suy ngắm mầu nhiệm Năm Sự Vui. Tràng Mân Côi dâng lên Mẹ với tâm tình hướng về những người thân yêu đã ra đi trước trong tháng cầu các linh hồn xin Mẹ ra tay bênh đỡ. Đức Cha Giuse kiệu Mình Thánh Chúa đi xung quanh quảng trưởng để cộng đoàn thờ lạy.

 

Thánh lễ Mừng Kính Mẹ Dâng Mình Vào Đền Thánh sáng 13 do Đức Cha Giuse chủ tế. Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan và quý cha trong ngoài Giáo phận Phan Thiết đồng tế. Cha Tổng đại diện GP Phan Thiết thay mặt cộng đoàn chào mừng Đức Cha Giuse là một trong hai Giám mục thay mặt HĐGM Việt Nam đi tham dự Thượng HĐGM Thế Giới 2012 vừa trở về bình an và chúc mừng Đức Cha Phaolô nhân dịp Thượng Thọ Bát Tuần của ngài

Đức Cha Giuse cám ơn tất cả mọi người đã cầu nguyện cho chuyến đi của ngài được bình an và tốt đẹp suốt thời gian Thượng HĐGM Thế Giới diễn ra. Cùng với nhiều niềm vui tạ ơn Thiên Chúa, Đức Cha mời gọi cộng đoàn cùng với Mẹ Maria tham dự thánh lễ sốt sắng và cầu nguyện cách đặc biệt cho các linh hồn.


Bài giảng lễ, Đức Cha nhắc đến một đề tài được các nghị phụ trong Thượng HĐGM Thế Giới thảo luận và nhất trí về các Trung Tâm Thánh Mẫu dâng kính Đức Trinh Nữ Maria dù là của Giáo hội địa phương như Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao này hay của thế giới đều là cửa ngỏ dẫn vào đời sống đức tin của các Kitô hữu. Ba lý do được ngài diễn giải: các Trung Tâm Thánh Mẫu là nơi biểu hiện đức tin qua việc hiệu triệu con cái của Đức Mẹ; Là nơi đức tin có sức thông truyền và lan tỏa mang lại hiệu ứng nhanh và tích cực đối với mọi người nhờ vào các việc đạo đức bình dân như lời các tiền nhân nói: “Một lời kinh chung bằng thùng kinh riêng”; Và là nơi biểu hiện tình thương của Lòng Thương Xót Chúa qua việc những người đến hành hương với lòng thành tin đều trở về với “một con tim mới” thể hiện rõ nơi các toà giải tội tháng nào cũng có các hối nhân chờ lãnh bí tích Hoà giải, biết bao tâm hồn và thân xác được chữa lành qua những ý khấn tạ ơn .v.v.


Trong Năm Đức Tin, Đức Cha mời gọi mỗi người rà soát lại đức tin của mình, đào sâu đức tin và làm chứng đức tin của mình trong môi trường sống của mình theo chân Mẹ Maria là thầy dạy và mẫu gương của đời sống đức tin. Ngài xin cộng đoàn gia tăng việc hy sinh – bác ái – kinh nguyện để chuyển cầu cho các linh hồn.


Lạy Mẹ Tàpao, cùng với Giáo Hội toàn cầu sốt sắng cử hành năm đức tin, xin Mẹ giúp chúng con hôm nay cũng vận dụng hết tâm tình, biết sống đức tin công giáo cách trọn vẹn, để được trở nên những "tín hữu" gương mẫu giữa lòng xã hội địa phương. Amen. 
(gpphanthiet.com)

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

KỶ NIỆM 100 NĂM CÔNG ĐỒNG KẺ SỞ


Thánh lễ kỷ niệm 100 năm công đồng Kẻ Sở 
tại Sở Kiện 


WTGPHN - 10g00, ngày 10 tháng 11 năm 2012, tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội - Trung Tâm Hành Hương Các Thánh Tử Đạo Sở Kiện tại Kiện Khê, Thanh Liêm, Hà Nam đã diễn ra Thánh lễ kỷ niệm công đồng Kẻ Sở được "bách chu niên" (1912-10/11-2012), do Đức Tổng Giám Mục Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn chủ sự. 
 
 
 Đây là một sự kiện quan trọng đối với mọi thành phần Dân Chúa thuộc Giáo Tỉnh Hà Nội. Khoảng 18 ngàn tín hữu từ nhiều phương trời quy tụ nơi đây để tham dự sự kiện đặc biệt này, trong đó có 11 Đức cha thuộc các giáo phận miền Bắc, 300 linh mục, 200 chủng sinh, đông đảo nam nữ tu sĩ của nhiều Dòng tu và bà con giáo dân. Ngoài việc mọi người đến đây cùng nhau ôn lại đời sống đức tin của cha ông, hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa; thì hết thảy thành phần dân Chúa còn bày tỏ sự hiệp thông với những chủ chăn của mình để cầu nguyện cho công cuộc Tân Phúc Âm Hóa trong Giáo Tỉnh Hà Nội hôm nay và ngày mai.
 
(WTGPHN)

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM B 11-11-2012

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXXII thường niên năm B.
Cha khách dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Hữu Toàn.

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Mc 12, 38-44)



DÂNG CHO CHÚA

Nếu bà góa Sareptha không lấy chút bột, chút dầu nhỏ bé kia mà làm bánh cho Êlia ăn, thì mẹ con bà cũng chỉ ăn được trong ngày ấy mà thôi, rồi sẽ chết. Nhưng vì lòng tin và lòng quảng đại, bà nghĩ rằng: nếu ta không lấy chút bột chút dầu kia mà cứu người đang đói là Êlia, thì hẳn Êlia sẽ chết. Việc cần làm ngay là phải cứu người. Còn việc của mình: Chúa sẽ liệu lo.

Và khi bà đã thực hiện như lòng tin và quảng đại, phép lạ đã xảy ra, đó là, hũ bột không vơi, bình dầu không cạn, mẹ con bà không chết đói. “Bà ấy đi và làm như ông Êlia nói; thế là bà ấy cùng với ông Êlia và con bà có đủ ăn lâu ngày. Hũ bột đã không vơi, vò dầu đã chẳng cạn, đúng như lời Đức Chúa đã dùng ông Êlia mà phán” (1 V 17, 15 – 16).

Thiên Chúa thật công bằng ! Và công bằng của Ngài không chỉ là trả lại vừa đủ cho ta những gì ta cho đi, mà còn trả lại gấp trăm.

Hình ảnh bà góa Sareptha được nhắc lại trong Tin Mừng theo Thánh Marcô, Nhưng ở đây, đồng tiền của bà góa, đồng tiền nuôi sống bà ta một ngày đời, được kể là đồng tiền có giá trị nhất trước mắt Thiên Chúa. Trong mắt những người bỏ tiền dâng cúng vào hòm, thì có thể họ khinh miệt bà góa ấy, hoặc họ chê trách bà ấy thà đừng bỏ vào hòm tiền thì hơn, nhưng chỉ có Chúa Giêsu mới nhìn thấu tận cõi lòng bà, hiểu được tấm lòng quảng đại của bà, vì đồng tiền ấy là cả sự nghiệp của bà. Bà không đợi đến lúc có dư ra 5 bảy đồng mới dâng cúng được một đồng, nhưng bà dâng ngay tất cả những gì mình có trong lúc cùng cực nhất, bế tắc nhất. “Quả vậy, mọi người điều rút từ tiền dư bạc thừa của họ mà đem bỏ vào đó; còn bà này, thì rút từ cái túng thiếu của mình mà bỏ vào đó tất cả tài sản, tất cả những gì bà có để sống" (Mc 12, 44).

Có vài người không bao giờ xin lễ cho các linh hồn, vì cho rằng chưa có lúc nào nhà mình thong thả dư ra được vài chục nghìn.

Cũng có người không thể dâng cúng cho công việc xây dựng Nhà Thờ, vì người ta dâng tiền triệu, há lẽ tôi lại dâng tiền trăm, tiền chục ngàn. Khó coi quá !

Còn có người không thể giúp kẻ hoạn nạn, bởi vì cho rằng tôi còn chưa lo được cho tôi, nói gì đến chuyện giúp người.

Không phải tất cả như thế đâu. May quá, tôi tìm thấy trong danh sách công khai của cha Quang Uy về việc xin trợ giúp các trường hợp bệnh hoạn khẩn cấp của Trung Tâm Mục Vụ DCCT, có cả những người đã giúp 500 USD và cũng có người từng giúp 50.000 VND. Đành rằng có khoản nhiều hơn và ít hơn gấp 200 lần nhưng giá trị trước mặt Chúa không nằm ở những con số. 50.000 VND kia có thể là một ngày công của chị bán bắp, của cô bán xôi, của những người xa quê bán bánh tráng, lạc rang đi suốt một ngày mòn mỏi trên các ngõ phố.

Uống nước trước Bệnh Viện Tim Việt-Pháp, bạn có thể gặp cả trăm người từ miền Trung vào buôn bán nhỏ. Trước mắt tôi, một chị khoảng 45 tuổi, người Quảng Ngãi, bán bánh tráng, lạc rang, gặp người quen ở quê vào chữa bệnh tim cho con. Sau mấy câu thăm hỏi, chị dúi vào tay chị bạn 80.000 đồng: “Em gửi cho cháu vài hộp sữa. Cầm đi chị, mang tiếng vào Sàigòn làm ăn, nhưng một ngày của em chỉ được chừng ấy”. 80.000 so với ca mổ tim vài chục triệu thì có thấm vào đâu. Nhưng chị kia nắm tiền trong tay mà rưng rưng nước mắt. Tôi tò mò đi theo chị đã làm từ thiện dò hỏi, mới biết, chị vào trong nầy thuê nhà trọ ở chung với con gái đi học đại học. Một là “trông nom con gái, sợ xa cha mẹ ở đất Sàigòn này dễ hư lắm anh ạ”, hai là “kiếm thêm và để dành đóng tiền nhà và tiền học phí cho con”... “Mẹ con em quen ăn mì tôm rồi anh ạ. Ăn mì tôm vài hôm thì cũng dư ra được gần trăm ngàn”. Hỏi chị theo đạo nào, chị nói: “Nhà em không theo đạo nào cả, thờ Ông Bà”.

Như vậy, cũng có người chắt bóp giảm chi tiêu để có được chút gì mà giúp đỡ kẻ khác. Người ấy chắc chưa từng nghe những đoạn Lời Chúa hôm nay, nhưng tấm lòng của họ thật đáng quí. Người Công Giáo vẫn gọi họ là người “lương” đúng nghĩa lương thiện, tốt lành.

Còn người Công Giáo chúng ta thì sao ? Đoạn Tin Mừng về đồng tiền của bà góa nghe đi nghe lại nhiều lần trong đời, nhưng chúng ta vẫn chưa đem ra thực hành chỉ vì một lý do rất đơn giản: Chưa đủ tin vào quyền năng của Thiên Chúa, hoặc tồi tệ hơn, vì vẫn kiêu ngạo mà quá tin vào sức riêng của mình.

Ông C. tim bị hẹp động mạch vành, hay mệt và đã có lần thoát cơn tai biến nhờ cấp cứu kịp. Chị H. mới quen biết ông, nhưng nghe tin ông cần tiền thuốc hằng tháng, chị hẹn xin gặp và trao cho ông bì thư với 3 triệu đồng. Ông C. ngần ngừ không dám nhận. Chị nói: “Có người gửi cho em để giúp kẻ khó. Em đâu được giữ mãi cho em”. Thiết nghĩ đây chỉ là cách nói. Vừa cầm tiền về đến nhà, ông C. nghe tin có một cháu cạnh nhà đi làm về bị tai nạn, bệnh viện trên tỉnh chê rồi, chuyển Chợ Rẫy gấp. Ông C. sang nhà và trao ngay bì thư 1 triệu rưỡi. “Có người mới gửi cho cháu”. Về nhà, ông nghe tim mình nhịp đều những nhịp hạnh phúc.

Ước gì có nhiều người Công Giáo như chị H, như ông C. Những người luôn biết cho đi là những người hạnh phúc.

Lời Chúa hôm nay muốn chúng ta được hạnh phúc nhờ ĐỨC TIN mà tín thác vào Đấng có thể ban cho chúng ta mọi sự cần. Ngài biết rõ chúng ta hơn chúng ta biết chúng ta. Ngài lo lắng cho chúng ta nhiều hơn chúng ta lo lắng cho bản thân mình.

Không chỉ dừng lại ở suy nghĩ “ở hiền, gặp lành” như chị bán bánh tráng, lạc rang, mà các Kitô hữu còn phải biết vượt lên trên cách sống tự nhiên ấy, để mỗi dâng cúng của ta cho người, là một lần minh chứng Đức Tin của chúng ta rằng Thiên Chúa luôn quan phòng gìn giữ những ai sống và thực thi ý muốn của Chúa.

Lời Chúa còn nhắc nhớ mỗi chúng ta đừng đánh giá sai lầm những cống hiến âm thầm, nhỏ nhoi, nhưng hãy xét lại những cống hiến của mình xem có phải đã cống hiến vì lòng tin, vì lòng quảng đại hay không.

Trong những cống hiến âm thầm cho nhân loại, tôi phải nghĩ tới những lời nguyện ít ai biết đến, không ai nghe, chẳng ai thấy của những kẻ đau khổ trên giường bệnh, cùng cực trên đường đời, bị áp bức trong nơi tù đày côi cút… Những lời nguyện ấy là sự dâng hiến cho Thiên Chúa cách đáng trân trọng, để Thiên Chúa ban muôn hồng phúc cho mọi người.

Như chú thích cho sự dâng hiến của bà góa, của chúng ta, Thánh Phaolô nhắc đến việc Chúa Giêsu đã “tiêu diệt tội lỗi bằng việc hiến tế chính mình” (x. Dt 9, 24 – 28). Vậy mỗi lần chúng ta tín thác vào Thiên Chúa và sẵn lòng mất đi, sẵn lòng chia sẻ sự sống, niềm vui cho người khác, hẳn là chúng ta đang góp phần vào việc tiêu diệt các tội lỗi trong chúng ta để mỗi ngày chúng ta được xứng đáng lãnh hồng ân cứu độ hơn.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con thoát khỏi căn bệnh chần chừ, nghi ngại. Xin ban thêm Đức Tin cho chúng con, để chúng con biết tín thác vào lòng thương xót và sự quan phòng của Chúa mà dâng hiến cuộc sống của chính mình cho Chúa, cho mọi người. Amen. 
 
PM. Cao Huy Hoàng
(tinmung.net)

THẾ GIỚI NHÌN TỪ VATICAN 02 - 08.11.2012

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

NGƯỜI TỪ HOẢ NGỤC HIỆN VỀ

Chứng Tích Người Từ Hỏa Ngục Hiện Về

Nhân dịp tháng 11, Tháng Các đẳng linh hồn, xin thuật lại câu chuyện tại Cái Mơn
Hiện nay nhà xứ Cái Mơn còn lưu giữ một miếng ván có kích thước: 2,05 x 0,82 mét, dầy hơn 4,5 cm. Trên miếng ván có một chỗ bị cháy đen và khuyết xuống giống như "phần mông" của một người ngồi để lại. Miếng ván này được lưu giữ như là một chứng tích của việc có hỏa ngục và sự thưởng phạt đời đời.
Bà Tám (vợ của ông Biện Nguyễn Văn Nhung) và tấm ván hiện giờ.
Ảnh chụp ngày 8 / 10 / 2011, tại khuôn viên nhà thờ Cái Mơn.
Bài viết này được người trực nhà xứ, thời Cha Sở Gs Thích còn sống, ghi lại theo lời tường thuật của ông biện Nguyễn Văn Nhung, cháu cố của ông biện Đài và của ông Nguyễn Văn Thật. Nay xin mạn phép tóm lại như sau:
 
Tấm ván khi mới được đưa về nhà xứ Cái Mơn
(không rõ năm nào)
Khoảng đầu thế kỷ 18, tại Cái Mơn, có một bà lão nọ là người tu xuất đã ngoài bảy mươi. Đời sống của bà không tốt lắm. Bà bệnh nặng và liệt giường khoảng ba tháng, không ăn uống. Gia đình giữ linh hồn cho bà suốt thời gian ấy đã mệt mỏi. Hôm ấy, ông Biện Nguyễn Văn Đài (sau là Trùm Họ) đến đọc kinh giữ linh hồn cho bà. Ông bảo gia đình đi ngủ để ông giữ thay cho một hôm.

Khi ông biện Đài đang sốt sắng nhìn sách đọc kinh, thình lình bệnh nhân ngồi phắt dậy, thổi tắt đèn, rồi ôm lấy cổ ông và đeo cứng người ông. Ông bình tĩnh không la lên sợ làm rối gia đình, và ông cứ mang bà lão trên mình để đi đốt đèn. Đốt đèn xong, ông trở lại giường, gỡ hai tay bà ra khỏi cổ ông và để bà nằm xuống. Bà nằm trong tư thế như thường lệ: hai chân duỗi thẳng, hai tay để lên ngực và vẫn im lặng như người đang hấp hối
Dấu bị cháy khuyết xuống do mông của người chết hiện về để lại trên tấm ván.
Cũng nên biết, vào thời điểm này chưa có dầu lửa và đá lửa. Người ta dùng dao đánh vào hòn đá đen cho lửa xẹt vào bông gòn trong ống tre. Khi bông gòn bén lửa, người ta thổi lên cho có lửa ngọn rồi mới dùng cây rọi lấy lửa mồi vào đèn. Cây rọi là mảnh vải bằng hai ngón tay, nhúng dầu mù u, xe xoắn lại phơi khô. Đèn dầu mù u thì không bắt lửa nhanh như đèn dầu ngày nay. Nhắc chuyện này để hiểu rằng thời gian ông biện mang bệnh nhân trên cổ là khá lâu.

Ngày hôm sau bà này chết. Việc an táng theo nghi thức đạo như thường lệ. Sau khi an táng, gia đình và hàng xóm tập trung để cầu lễ cho bà. Theo như tập tục thường kéo dài một tuần, lâu hơn hay ít hơn là tùy hoàn cảnh gia đình.

Một tối no, khi mọi người đang sốt sắng cầu lễ, bỗng dưng đèn tắt hết. Người chết xuất hiện, mình đầy lửa, mang dây xích, đến ngồi trên bộ ván, nói lớn tiếng: "Các người đừng cầu nguyện cho tôi nữa, bởi vì đã lỗi đức công bằng, tôi xuống Hỏa ngục rồi". Nói bây nhiêu lời rồi biến mất. Mọi người có mặt chết điếng người, lặng thinh và ngưng đọc kinh nhưng không dám đi một mình về nhà.

Ông chủ nhà nói: "Tôi không dám để bộ ván này trong nhà nữa, đem ra sông cái liệng cho nó trôi khuất cho rồi". Nói vậy nhưng có lẽ do quá sợ, ông không dám chở đi nên đã liệng xuống rạch bên hông nhà. Nhà ông ở trên ngọn, nhà ông biện Đài ở cuối nguồn, nên nước ròng ông biện đã vớt được tấm ván ghi dấu cái mông của linh hồn sa hỏa ngục, tấm kia trôi mất (bộ ván gồm hai miếng).

Ông biện Đài cố ý giữ tấm ván lại trong nhà để nhắc nhở con cháu và người đời sau nhớ rằng có Hỏa Ngục. Ông dặn con cháu sau này không được nói tên người bất hạnh cho ai biết, để giữ thanh danh cho họ.

Bộ ván này dài gần 3 mét, dầy khoảng 8 cm, bằng gỗ sao gồm hai tấm. Linh hồn hiện về ngồi bên tấm ván này, chống hai chân và hai tay qua tấm ván bên kia. Tấm ván bên này để lại dấu mông, và tấm ván kia là dấu hai bàn chân và hai bàn tay úp xuống. Dấu lửa cháy ăn sâu xuống cả hai tấm ván. Không biết ngày xưa gìn giữ thế nào nhưng mấy mươi năm sau này, gia đình ông Nguyễn Văn Nhung bỏ phế ngoài vườn cây. Thời chiến tranh Ông Nhung đã dùng để làm hầm núp bom đạn. Chiến tranh chấm dứt, ông lại quăng tấm ván ra bờ mương. Một hôm có người đến ngỏ ý xin miếng ván, gia đình mới cạo rửa và định tống khứ nó đi. Khi hay được sự việc, cha sở Gs Thích đã ngỏ ý xin và đã đem về lưu giữ tại nhà xứ. Theo lời ông Thật thì có ai đó đã cưa tấm ván mất mấy tấc. Có lẽ vì nó dài và nặng nề, khó di chuyển, nên đã vô tình cưa bớt đi.

Ông biện Nguyễn Văn Nhung thuật lại theo truyền khẩu của gia đình. Phần ông Nguyễn Văn Thật thì nói theo lời kể của ông Isiđôrô Võ Văn Vạn, thường gọi là Sáu Vạn, thầy tuồng của Cái Mơn ngày xưa. Ông là con đỡ đầu của Đức Cha Isiđôrô Đượm, tên Pháp là Dumortier, cha sở Cái Mơn, sau là Giám Mục Địa Phận Sài Gòn. Ông Vạn mất hơn 30 năm nay, thọ 90 tuổi.

Theo một số thông đáng tin cậy, thì người đã chết hiện về này có thể cùng thời với Thánh Philipphê Phan Văn Minh. Thánh nhân sinh năm 1815, như vậy, câu chuyện xảy ra cũng khoảng gần 200 năm có rồi.

Đối chiếu với gia phả của ông biện Nguyễn Văn Đài thì thời gian như vậy là đúng.

Ông biện Đài, sau thăng chức là Trùm Đài, không biết tuổi.

Con của ông Trùm Đài là ông Trùm Thiệu, sống 92 tuổi.

Con ông Biện Thiệu là ông biện Gioang, sống 72 tuổi.

Con ông Biện Gioang là ông Biện Nguyễn Văn Nhung đã mất, còn bà Nhung hiện nay trên 80 tuổi và đã có cháu cố. 
Lm Phêrô Phạm Bá Trung
 (giaophanvinhlong.net)