Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013
Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013
DÂY PALLIUM
Dây Pallium
Ngày lễ khai mạc sứ vụ mục tử Phero, còn gọi là lễ đăng quang, Đức tân giáo hoàng nhận choàng lên vai dây Pallium, và chiếc nhẫn ngư phủ được trao xỏ vào ngón tay.
Hai biểu tượng này diễn tả chức vị cùng quyền hành của Đức giáo hoàng Công giáo Roma.
Nhưng đâu là ý nghĩa dây Pallium?
1. Nguồn gốc lịch sử dây Pallium
Dây Pallium là biểu hiểu chức vị của Đức giáo hoàng Công giáo. Dây Pallium cũng được trao ban cho các vị Tổng giám mục đứng đầu các Tổng giáo phận Công giáo trên thế giới.
Dây Pallium cũng là chiếc dây Các Phép (Stola), mà linh mục mang đeo khi cử hành các Bí Tích. Dây Pallium ngày nay có hình thể như chữ Y, phía trên quấn thành hình tròn choàng qua hai bên vai, và phía dưới dài xuống trước ngực, chiều ngang rộng từ 5 đến 15 centimét. Trên dây Pallium có thêu các hình Thánh gía mầu đen. Riêng dây Pallium của Đức giáo hoàng thêu hình Thánh gía mầu đỏ.
Tới thế kỷ thứ 3. dây Pallium là một phần áo mão của các Nghị sĩ quan thượng viện Roma. Sau khi đạo Công giáo được chính thức công nhận là tôn giáo trong toàn thể đế quốc Roma năm 380, dây Pallium được trao cho các Giáo sỹ chức sắc cao cấp.
Bên Đông Phương dây Pallium thuộc về phẩm phục của các Đức Giám mục.
Từ thế kỷ thứ 7. Đức giáo hoàng bên Phương tây trao dây Pallium cho các vị Tổng giám mục.
Dây Pallium được Đức giáo hoàng cũng như các Vị Tổng giám mục mang đeo trên vai, không chỉ mang ý nghĩa là biểu tượng của chức vị cùng quyền bính. Nhưng còn hơn thế nữa. Dây Pallium có một ý nghĩa thâm sâu về đạo đức thần học, nhất là trách nhiệm là mục tử của người được mang đeo dây này.
2. Ý nghĩa đạo đức thần học
Biểu tượng đầu tiên là dây Pallium, được dệt bằng len thuần túy, sẽ được đặt lên đôi vai tôi. Dấu chỉ xa xưa này các Giám mục Rôma đã quàng từ thế kỷ IV có thể xem là hình ảnh gánh nặng của Đức Kitô mà vị Giám mục của thành này, Tôi Tớ của các Tôi Tớ Chúa, mang lên vai ngài. Ách của Thiên Chúa là thánh ý Chúa mà chúng ta nhận lấy. Và thánh ý này không đè nặng lên chúng ta, đè bẹp chúng ta và lấy đi tự do của chúng ta. Niềm vui của dân Do Thái, đặc ân lớn nhất của dân tộc này là biết điều gì Chúa muốn, là biết nơi đâu có thể tìm ra con đường dẫn đến sự sống. Đó cũng là niềm vui của chúng ta: Thánh ý Chúa không tha hóa ta, nhưng thanh tẩy chúng ta - cho dù điều này có thể là đau thương - và do đó dẫn ta quay về với chính mình. Như thế, chúng ta không phụng sự một mình Ngài nhưng còn phụng sự ơn cứu độ của toàn thế giới, của toàn bộ lịch sử.
Biểu tượng của dây Pallium còn cụ thể hơn nữa: len chiên nhằm tiêu biểu cho những con chiên lạc lối, yếu đau mà vị mục tử vác lên vai ngài và đem đến những nguồn nước sự sống. Đối với các Nghị Phụ của Giáo Hội, dụ ngôn con chiên đi lạc mà vị mục tử tìm kiếm trong sa mạc, là một hình ảnh của mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội. Nhân loại - mỗi một người trong chúng ta - là con chiên lạc trong sa mạc không còn biết lối về. Con Thiên Chúa sẽ không thể để điều này xảy ra; Ngài không thể bỏ mặc con người trong điều kiện thê thảm như vậy. Ngài nhảy trên đôi chân mình và từ bỏ vinh quang thiên quốc để tìm kiếm con chiên này và theo nó đến tận cùng của Thánh Giá. Ngài mang nó lên vai và gách vác nhân loại; Ngài gách vác tất cả chúng ta - Ngài là mục tử nhân lành đã thí mạng vì đàn chiên. Điều dây Pallium này chỉ ra đầu tiên và trên hết là tất cả chúng ta được gánh vác bởi Đức Kitô. Nhưng đồng thời nó cũng mời gọi chúng ta gánh vác lẫn nhau.
Do đó, dây Pallium trở thành một biểu tượng cho sứ vụ mục tử mà Bài Đọc thứ Hai và Bài Phúc Âm đề cập đến. Người mục tử phải được linh hứng bởi lòng nhiệt thành thánh thiện của Đức Kitô: với Ngài không thể có chuyện thờ ơ trước cảnh quá nhiều người đang sống trong sa mạc. Và có quá nhiều loại sa mạc. Có những sa mạc của nghèo đói, sa mạc của đói khát, sa mạc của bỏ rơi, của cô đơn, của tình yêu bị huỷ diệt. Có những sa mạc của đêm đen Thiên Chúa, sự trống rỗng của các linh hồn không còn nhận thức được phẩm giá và mục đích đời người. Những sa mạc bên ngoài thế giới đang lớn dần vì những sa mạc bên trong đã trở thành quá mênh mông.
Do đó, những kho tàng dưới thế không còn để kiến tạo vườn của Thiên Chúa cho tất cả mọi người sống chung nhưng chúng được dùng để phục vụ những quyền lực bóc lột và hủy diệt. Giáo Hội như một tổng thể và tất cả các Mục Tử, giống như Đức Kitô, cần phải tiến bước để dẫn dắt dân ra khỏi sa mạc, tiến về cung điện cuộc sống, tiến đến tình bạn với Con Thiên Chúa, tiến đến Đấng đã ban cho chúng ta sự sống, và sự sống dồi dào.
Biểu tượng của con chiên cũng có một ý nghĩa sâu xa hơn. Trong vùng Cận Đông Cổ, các vua chúa có thói quen xem mình là các mục tử của dân họ. Đây là một hình ảnh tiêu biểu cho quyền lực của họ, một hình ảnh coi thường người khác: với họ đối tượng của mình chỉ như bầy cừu mà mục tử có thể khử bỏ tùy thích. Khi mục tử của toàn thể nhân loại, Thiên Chúa hằng sống, chính Ngài trở nên con chiên, Ngài đứng bên những con chiên, đứng bên những ai bị áp bức và giết hại. Đây là cách thức Ngài tự mạc khải mình là vị mục tử chân chính: Đức Giêsu nói về chính Ngài: "Ta là Mục Tử Tốt Lành … Ta thí mạng sống mình vì đàn chiên" (Ga 10:14). Không phải là quyền lực nhưng chính là tình yêu cứu chuộc chúng ta! Đây là dấu chỉ của Thiên Chúa: chính Ngài là tình yêu.
Biết bao lần chúng ta mong Thiên Chúa tỏ mình ra mạnh mẽ hơn, muốn Ngài ra oai quyết liệt, đánh gục sự dữ và kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn. Tất cả các ý thức hệ về quyền lực biện minh cho chúng bằng đúng đường lối này, chúng biện minh cho sự hủy hoại bất cứ thứ gì chắn lối trên con đường của tiến bộ và giải phóng nhân loại. Chúng ta đau khổ vì sự nhẫn nại của Thiên Chúa. Nhưng chúng ta lại cần đến sự nhẫn nại của Ngài. Thiên Chúa, Đấng đã trở nên chiên con bảo với chúng ta rằng thế giới được cứu rỗi bởi Đấng Chịu Đóng Đinh, chứ không phải bởi những kẻ đóng đinh Ngài. Thế giới được cứu chuộc bởi sự kiên nhẫn của Thiên Chúa. Nó bị phá hủy bởi sự thiếu kiên nhẫn của con người.
Một trong những tính cách căn bản của một mục tử phải là yêu thương dân được trao phó cho mình như yêu mến Đức Kitô Đấng ngài phụng sự. Chúa Kitô nói với Thánh Phêrô: "Hãy chăm sóc các chiên ta", và giờ đây, trong giây phút này, Ngài cũng nói với tôi điều đó. Chăm sóc nghĩa là yêu thương, và yêu thương cũng có nghĩa là sẵn sàng chịu đau khổ. Yêu thương nghĩa là trao ban cho đàn chiên những gì là thực sự lương hảo, dưỡng chất chân lý Thiên Chúa, lời Chúa, dưỡng chất sự hiện diện của Ngài, được ban cho chúng ta qua các Bí Tích Hồng Phúc. Các bạn thân mến- trong giờ phút này, tôi chỉ có thể nói: hãy cầu nguyện cho tôi, để tôi có thể học biết yêu Chúa càng ngày càng nhiều hơn. Hãy cầu nguyện cho tôi để tôi có thể học biết yêu đàn chiên của Ngài càng ngày càng nhiều hơn - nói cách khác, các bạn, Giáo Hội thánh thiện, mỗi người trong các bạn và tất cả các bạn hợp lại. Xin cầu cho tôi, để tôi đừng trốn chạy vì sợ sói dữ. Hãy cầu nguyện cho nhau xin Thiên Chúa gánh vác chúng ta và chúng ta sẽ học biết cách gánh vác lẫn nhau.“ ( Đức Giáo hoàng Benedicto XVI., bài giảng lễ khai mạc sứ vụ mục tử Phero, Vatican 24.04.2005
3. Chiếc dây Pallium được làm phép thánh hiến
Dây Pallium được làm bện bằng lông của con chiên, và vào ngày lễ kính Thánh nữ Agnes, 21.01. hằng năm do Đức giáo hoàng làm phép thánh hiến.
Lông các con chiên được thu thập đưa về nhà Dòng Santa Cecilia kín bên Ý Trastevere bện dệt thành dây Pallium.
Chiều trước ngày lễ kính hai Thánh Tông đồ Phero và Phaolo, những chiếc dây Pallien được đưa đến bàn thờ trước mộ Thánh Phero nằm bên dưới bàn thờ chính của đền thờ Thánh Phero bên Vatican. Những dây Pallien mới này được giữ cẩn thận trong hộp ngay sát cạnh di tích Xương Thánh của Thánh Phero. Như thế dây Pallium được đụng chạm với di tích Xương Thánh của vị Tông Đồ cả của Chúa Giesu, Thánh Phero.
Dây Pallium được Đức giáo hoàng trao ban cho các Vị Tổng giám mục mới được bổ nhiệm đứng đầu các Tổng giáo phận vào ngày lễ kính hai Thánh Tông đồ Phero và Phaolô, 29.06. hằng năm ở đền thờ Thánh Phero bên Vatican, trong buổi lễ đại trào long trọng.
Việc trao dây Pallium từ tay Đức giáo hoàng cho các vị Tổng giám mục mới được bổ nhiệm gắn liền với lời tuyên thệ trung thành với Đức Gíao hoàng Roma đương nhiệm và những vị kế nhiệm ngài.
Các vị Tổng giám mục chỉ được mang đeo dây Pallium khi dâng thánh lễ trong Tổng giáo phận của ngài, và trong những Giáo phận thuộc về vùng tổng giáo phận của mình.
Chỉ một mình Đức Gíao Hoàng Roma được mang dây Pallium khắp nơi, chỗ nào ngài tới dâng thánh lễ.
Dây Pallium chỉ trao ban cá nhân cho vị Tổng giám mục. Nên vị đó không được trao truyền tiếp cho ai. Khi vị đó qua đời, dây Pallium cũng được quàng vào chôn theo vị đó.
Một vị Tổng giám mục đã được trao dây Pallium cho một tổng giáo phận, và rồi một thời gian sau lại được bổ nhiệm sang làm việc ở một Tổng giáo phận khác, vị đó lại cần dây Pallium mới.
Hôm 19. 03.2013 Đức tân giáo hoàng Phanxico đã được Đức Hồng Y đẳng Phó Tế Tauran, trao choàng dây Pallium có thêu 6 hình cây Thánh gía mầu đỏ trong lễ khai mạc sứ vụ mục tử Phero.
Tuy không trực tiếp như vị tiền nhiệm Đức nguyên giáo hoàng BenedictoXVI. trong lễ khai mạc sứ vụ mục tử đã có suy tư nói về ý nghĩa dây Pallium. Nhưng Đức tân giáo hoàng Phanxico trong bài giảng, đã nói lên khía cạnh gánh nặng trách nhiệm phục vụ canh giữ những gì Thiên Chúa đã tạo dựng ban cho con người:
”Nhưng ơn gọi của người canh giữ không phải chỉ liên hệ đến các tín hữu Kitô chúng ta mà thôi, nhưng còn có một chiều kích đi trước và nhân bản, liên hệ tới tất cả mọi người.
Đó là việc bảo tồn toàn thể thiên nhiên, vẻ đẹp của công trình tạo dựng, như được trình bày cho chúng ta trong Sách Sáng Thế và như thánh Phanxicô Assisi đã chỉ cho chúng ta; đó là tôn trọng đối với mỗi thụ tạo của Thiên Chúa và môi trường trong đó chúng ta sinh sống.
Đó là giữ gìn con người, chăm sóc tất cả mọi người, mỗi người, với tình yêu thương, đặc biệt là các trẻ em, người già, những người yếu đuối hơn và thường ở ngoài lề tâm hồn chúng ta.
Đó là chăm sóc lẫn nhau trong gia đình: vợ chồng gìn giữ nhau, và trong tư cách là cha mẹ, họ chăm sóc con cái, rồi với thời gian cả con cái cũng trở thành những người gìn giữ cha mẹ.
Đó là sống những tình bạn chân thành, là một sự gìn giữ nhau trong sự tín nhiệm, trong sự tôn trọng và trong thiện ích. Xét cho cùng, tất cả đều được ủy thác cho sự gìn giữ của con người, và đó là một trách nhiệm liên hệ tới tất cả chúng ta. Anh chị em hãy trở thành những người gìn giữ hồng ân của Thiên Chúa.
”Và khi con người thiếu sót trách nhiệm của mình, khi chúng ta không chăm sóc công trình tạo dựng và các anh chị em chúng ta, thì khi ấy xảy ra sự tàn phá và con tim trở nên chai đá. Rất tiếc là trong mỗi thời đại, đều có những ”vua Hêrôđê” đề ra những mưu đồ chết chóc, hủy hoại và bóp méo khuôn mặt của con người nam nữ. (Đức giáo hoàng Phanxico, Bài giảng lễ khai mạc sứ vụ mục tử, 19.03.2013)
Đức tân gíao hoàng Phanxico từ khi được bầu chọn là giáo hoàng đã và đang chiếm giữ được cảm tình lòng qúi mến của mọi người. Người ta nghe, nhìn thấy cùng cảm nhận n được lòng khiêm nhượng, sự chân thành đơn giản trong cung cách cũng như lời nói của ngài phát chiếu tỏa ra.
Nhiều người đã nói lên tâm tư tin là làn gió mới Đức Chúa Thánh Thần đang thổi vào trong Giáo Hội.
*********************
Làn gió mới Đức Chúa Thánh Thần thổi vào đời sống Giáo Hội là làn gió thiêng liêng đạo đức, làn gió mang đến sự tươi mát đem đến sức sống sự phấn khởi cho con người, mà các vị Giáo hoàng cũ cũng như mới đều nhấn mạnh đến:
1. Đức nguyên gíao hoàng Benedicto XVI. trong buổi triểu yết cuối cùng ngày 27.02.2013 đã cảnh gíac nguy cơ coi biến Gíao Hội tựa như một „Tổ hợp cho mục tiêu tôn giáo hay mục tiêu nhân bản lo việc phúc lợi“
Đức tân gíao hoàng Phanxico trong bài giảng đầu tiên ở nhà nguyện Sixtine với các Vị Hồng Y đã nói lên tâm tư quyết liệt chống lại hình ảnh một Giáo Hội như „Chúng ta có thể tiến bước theo ý muốn của mình, chúng ta có thể xây dựng rất nhiều điều, nhưng nếu chúng ta không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, thì có ích gì? Chúng ta sẽ trở thành một tổ chức phi chính phủ (NGO) đáng thương, chứ không phải là Giáo Hội, không phải là Hiền Thê của Chúa“ ( 14.03.2013.)
2. Đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI. khi từ gĩa lui về nghỉ hưu đã kêu gọi cùng xây dựng Giáo hội trong „ hòa hợp hài hòa“.
Đức tân gíao hoàng Phanxico cũng nhìn thấy mục tiêu của Giáo Hội „không phải đều giống như nhau, nhưng trong sự hòa hợp hài hòa.“
3. Đức nguyên Gíao hoàng Benedicto XVI. đã nói lên Giáo Hội cần phải đừng để bị tục hóa. Nhưng ưu tiên cho người nghèo.
Đức tân giáo hoàng Phanxico luon nhấn mạnh đến khía cạnh sống dấn thân cùng đồng hành với người nghèo.
Mỗi Vị Giáo Hoàng được Chúa gửi đến cho Giáo Hội vào mỗi thời điểm khác nhau, mà đời sống con thuyền Giáo Hội cần.
Như thế có thể nói được:
Đức cố Gíao hoàng Phaolo II., bây giờ là Á Thánh, đã giữ con thuyền đời sống Giáo Hội cho vững vàng trở lại trong cơn sóng gió bão táp.
Đức nguyên Giáo hoàng Benedicto XVI. đã bắt đầu làm nhiệm vụ thanh tẩy rửa con thuyền Giáo Hội bị dơ bẩn, và lèo lái cho đi trở lại đúng đường, đúng hướng.
Và Đức tân giáo hoàng Phanxico bây giờ làm nhiệm vụ cho dàn máy bên trong thuyền hoạt động nổ chạy, để con thuyền Giáo Hội có khả năng vượt đại dương.
Khí hậu mùa Xuân đang về với đất trời, với con người và với Gíao Hội Chúa ở trần gian.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
(VietCatholic News)
Nhưng đâu là ý nghĩa dây Pallium?
1. Nguồn gốc lịch sử dây Pallium
Dây Pallium là biểu hiểu chức vị của Đức giáo hoàng Công giáo. Dây Pallium cũng được trao ban cho các vị Tổng giám mục đứng đầu các Tổng giáo phận Công giáo trên thế giới.
Dây Pallium cũng là chiếc dây Các Phép (Stola), mà linh mục mang đeo khi cử hành các Bí Tích. Dây Pallium ngày nay có hình thể như chữ Y, phía trên quấn thành hình tròn choàng qua hai bên vai, và phía dưới dài xuống trước ngực, chiều ngang rộng từ 5 đến 15 centimét. Trên dây Pallium có thêu các hình Thánh gía mầu đen. Riêng dây Pallium của Đức giáo hoàng thêu hình Thánh gía mầu đỏ.
Bên Đông Phương dây Pallium thuộc về phẩm phục của các Đức Giám mục.
Từ thế kỷ thứ 7. Đức giáo hoàng bên Phương tây trao dây Pallium cho các vị Tổng giám mục.
Dây Pallium được Đức giáo hoàng cũng như các Vị Tổng giám mục mang đeo trên vai, không chỉ mang ý nghĩa là biểu tượng của chức vị cùng quyền bính. Nhưng còn hơn thế nữa. Dây Pallium có một ý nghĩa thâm sâu về đạo đức thần học, nhất là trách nhiệm là mục tử của người được mang đeo dây này.
2. Ý nghĩa đạo đức thần học
Biểu tượng của dây Pallium còn cụ thể hơn nữa: len chiên nhằm tiêu biểu cho những con chiên lạc lối, yếu đau mà vị mục tử vác lên vai ngài và đem đến những nguồn nước sự sống. Đối với các Nghị Phụ của Giáo Hội, dụ ngôn con chiên đi lạc mà vị mục tử tìm kiếm trong sa mạc, là một hình ảnh của mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội. Nhân loại - mỗi một người trong chúng ta - là con chiên lạc trong sa mạc không còn biết lối về. Con Thiên Chúa sẽ không thể để điều này xảy ra; Ngài không thể bỏ mặc con người trong điều kiện thê thảm như vậy. Ngài nhảy trên đôi chân mình và từ bỏ vinh quang thiên quốc để tìm kiếm con chiên này và theo nó đến tận cùng của Thánh Giá. Ngài mang nó lên vai và gách vác nhân loại; Ngài gách vác tất cả chúng ta - Ngài là mục tử nhân lành đã thí mạng vì đàn chiên. Điều dây Pallium này chỉ ra đầu tiên và trên hết là tất cả chúng ta được gánh vác bởi Đức Kitô. Nhưng đồng thời nó cũng mời gọi chúng ta gánh vác lẫn nhau.
Do đó, dây Pallium trở thành một biểu tượng cho sứ vụ mục tử mà Bài Đọc thứ Hai và Bài Phúc Âm đề cập đến. Người mục tử phải được linh hứng bởi lòng nhiệt thành thánh thiện của Đức Kitô: với Ngài không thể có chuyện thờ ơ trước cảnh quá nhiều người đang sống trong sa mạc. Và có quá nhiều loại sa mạc. Có những sa mạc của nghèo đói, sa mạc của đói khát, sa mạc của bỏ rơi, của cô đơn, của tình yêu bị huỷ diệt. Có những sa mạc của đêm đen Thiên Chúa, sự trống rỗng của các linh hồn không còn nhận thức được phẩm giá và mục đích đời người. Những sa mạc bên ngoài thế giới đang lớn dần vì những sa mạc bên trong đã trở thành quá mênh mông.
Do đó, những kho tàng dưới thế không còn để kiến tạo vườn của Thiên Chúa cho tất cả mọi người sống chung nhưng chúng được dùng để phục vụ những quyền lực bóc lột và hủy diệt. Giáo Hội như một tổng thể và tất cả các Mục Tử, giống như Đức Kitô, cần phải tiến bước để dẫn dắt dân ra khỏi sa mạc, tiến về cung điện cuộc sống, tiến đến tình bạn với Con Thiên Chúa, tiến đến Đấng đã ban cho chúng ta sự sống, và sự sống dồi dào.
Biểu tượng của con chiên cũng có một ý nghĩa sâu xa hơn. Trong vùng Cận Đông Cổ, các vua chúa có thói quen xem mình là các mục tử của dân họ. Đây là một hình ảnh tiêu biểu cho quyền lực của họ, một hình ảnh coi thường người khác: với họ đối tượng của mình chỉ như bầy cừu mà mục tử có thể khử bỏ tùy thích. Khi mục tử của toàn thể nhân loại, Thiên Chúa hằng sống, chính Ngài trở nên con chiên, Ngài đứng bên những con chiên, đứng bên những ai bị áp bức và giết hại. Đây là cách thức Ngài tự mạc khải mình là vị mục tử chân chính: Đức Giêsu nói về chính Ngài: "Ta là Mục Tử Tốt Lành … Ta thí mạng sống mình vì đàn chiên" (Ga 10:14). Không phải là quyền lực nhưng chính là tình yêu cứu chuộc chúng ta! Đây là dấu chỉ của Thiên Chúa: chính Ngài là tình yêu.
Biết bao lần chúng ta mong Thiên Chúa tỏ mình ra mạnh mẽ hơn, muốn Ngài ra oai quyết liệt, đánh gục sự dữ và kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn. Tất cả các ý thức hệ về quyền lực biện minh cho chúng bằng đúng đường lối này, chúng biện minh cho sự hủy hoại bất cứ thứ gì chắn lối trên con đường của tiến bộ và giải phóng nhân loại. Chúng ta đau khổ vì sự nhẫn nại của Thiên Chúa. Nhưng chúng ta lại cần đến sự nhẫn nại của Ngài. Thiên Chúa, Đấng đã trở nên chiên con bảo với chúng ta rằng thế giới được cứu rỗi bởi Đấng Chịu Đóng Đinh, chứ không phải bởi những kẻ đóng đinh Ngài. Thế giới được cứu chuộc bởi sự kiên nhẫn của Thiên Chúa. Nó bị phá hủy bởi sự thiếu kiên nhẫn của con người.
Một trong những tính cách căn bản của một mục tử phải là yêu thương dân được trao phó cho mình như yêu mến Đức Kitô Đấng ngài phụng sự. Chúa Kitô nói với Thánh Phêrô: "Hãy chăm sóc các chiên ta", và giờ đây, trong giây phút này, Ngài cũng nói với tôi điều đó. Chăm sóc nghĩa là yêu thương, và yêu thương cũng có nghĩa là sẵn sàng chịu đau khổ. Yêu thương nghĩa là trao ban cho đàn chiên những gì là thực sự lương hảo, dưỡng chất chân lý Thiên Chúa, lời Chúa, dưỡng chất sự hiện diện của Ngài, được ban cho chúng ta qua các Bí Tích Hồng Phúc. Các bạn thân mến- trong giờ phút này, tôi chỉ có thể nói: hãy cầu nguyện cho tôi, để tôi có thể học biết yêu Chúa càng ngày càng nhiều hơn. Hãy cầu nguyện cho tôi để tôi có thể học biết yêu đàn chiên của Ngài càng ngày càng nhiều hơn - nói cách khác, các bạn, Giáo Hội thánh thiện, mỗi người trong các bạn và tất cả các bạn hợp lại. Xin cầu cho tôi, để tôi đừng trốn chạy vì sợ sói dữ. Hãy cầu nguyện cho nhau xin Thiên Chúa gánh vác chúng ta và chúng ta sẽ học biết cách gánh vác lẫn nhau.“ ( Đức Giáo hoàng Benedicto XVI., bài giảng lễ khai mạc sứ vụ mục tử Phero, Vatican 24.04.2005
3. Chiếc dây Pallium được làm phép thánh hiến
Lông các con chiên được thu thập đưa về nhà Dòng Santa Cecilia kín bên Ý Trastevere bện dệt thành dây Pallium.
Chiều trước ngày lễ kính hai Thánh Tông đồ Phero và Phaolo, những chiếc dây Pallien được đưa đến bàn thờ trước mộ Thánh Phero nằm bên dưới bàn thờ chính của đền thờ Thánh Phero bên Vatican. Những dây Pallien mới này được giữ cẩn thận trong hộp ngay sát cạnh di tích Xương Thánh của Thánh Phero. Như thế dây Pallium được đụng chạm với di tích Xương Thánh của vị Tông Đồ cả của Chúa Giesu, Thánh Phero.
Dây Pallium được Đức giáo hoàng trao ban cho các Vị Tổng giám mục mới được bổ nhiệm đứng đầu các Tổng giáo phận vào ngày lễ kính hai Thánh Tông đồ Phero và Phaolô, 29.06. hằng năm ở đền thờ Thánh Phero bên Vatican, trong buổi lễ đại trào long trọng.
Việc trao dây Pallium từ tay Đức giáo hoàng cho các vị Tổng giám mục mới được bổ nhiệm gắn liền với lời tuyên thệ trung thành với Đức Gíao hoàng Roma đương nhiệm và những vị kế nhiệm ngài.
Các vị Tổng giám mục chỉ được mang đeo dây Pallium khi dâng thánh lễ trong Tổng giáo phận của ngài, và trong những Giáo phận thuộc về vùng tổng giáo phận của mình.
Chỉ một mình Đức Gíao Hoàng Roma được mang dây Pallium khắp nơi, chỗ nào ngài tới dâng thánh lễ.
Dây Pallium chỉ trao ban cá nhân cho vị Tổng giám mục. Nên vị đó không được trao truyền tiếp cho ai. Khi vị đó qua đời, dây Pallium cũng được quàng vào chôn theo vị đó.
Một vị Tổng giám mục đã được trao dây Pallium cho một tổng giáo phận, và rồi một thời gian sau lại được bổ nhiệm sang làm việc ở một Tổng giáo phận khác, vị đó lại cần dây Pallium mới.
Hôm 19. 03.2013 Đức tân giáo hoàng Phanxico đã được Đức Hồng Y đẳng Phó Tế Tauran, trao choàng dây Pallium có thêu 6 hình cây Thánh gía mầu đỏ trong lễ khai mạc sứ vụ mục tử Phero.
Tuy không trực tiếp như vị tiền nhiệm Đức nguyên giáo hoàng BenedictoXVI. trong lễ khai mạc sứ vụ mục tử đã có suy tư nói về ý nghĩa dây Pallium. Nhưng Đức tân giáo hoàng Phanxico trong bài giảng, đã nói lên khía cạnh gánh nặng trách nhiệm phục vụ canh giữ những gì Thiên Chúa đã tạo dựng ban cho con người:
”Nhưng ơn gọi của người canh giữ không phải chỉ liên hệ đến các tín hữu Kitô chúng ta mà thôi, nhưng còn có một chiều kích đi trước và nhân bản, liên hệ tới tất cả mọi người.
Đó là việc bảo tồn toàn thể thiên nhiên, vẻ đẹp của công trình tạo dựng, như được trình bày cho chúng ta trong Sách Sáng Thế và như thánh Phanxicô Assisi đã chỉ cho chúng ta; đó là tôn trọng đối với mỗi thụ tạo của Thiên Chúa và môi trường trong đó chúng ta sinh sống.
Đó là giữ gìn con người, chăm sóc tất cả mọi người, mỗi người, với tình yêu thương, đặc biệt là các trẻ em, người già, những người yếu đuối hơn và thường ở ngoài lề tâm hồn chúng ta.
Đó là chăm sóc lẫn nhau trong gia đình: vợ chồng gìn giữ nhau, và trong tư cách là cha mẹ, họ chăm sóc con cái, rồi với thời gian cả con cái cũng trở thành những người gìn giữ cha mẹ.
Đó là sống những tình bạn chân thành, là một sự gìn giữ nhau trong sự tín nhiệm, trong sự tôn trọng và trong thiện ích. Xét cho cùng, tất cả đều được ủy thác cho sự gìn giữ của con người, và đó là một trách nhiệm liên hệ tới tất cả chúng ta. Anh chị em hãy trở thành những người gìn giữ hồng ân của Thiên Chúa.
”Và khi con người thiếu sót trách nhiệm của mình, khi chúng ta không chăm sóc công trình tạo dựng và các anh chị em chúng ta, thì khi ấy xảy ra sự tàn phá và con tim trở nên chai đá. Rất tiếc là trong mỗi thời đại, đều có những ”vua Hêrôđê” đề ra những mưu đồ chết chóc, hủy hoại và bóp méo khuôn mặt của con người nam nữ. (Đức giáo hoàng Phanxico, Bài giảng lễ khai mạc sứ vụ mục tử, 19.03.2013)
Đức tân gíao hoàng Phanxico từ khi được bầu chọn là giáo hoàng đã và đang chiếm giữ được cảm tình lòng qúi mến của mọi người. Người ta nghe, nhìn thấy cùng cảm nhận n được lòng khiêm nhượng, sự chân thành đơn giản trong cung cách cũng như lời nói của ngài phát chiếu tỏa ra.
Nhiều người đã nói lên tâm tư tin là làn gió mới Đức Chúa Thánh Thần đang thổi vào trong Giáo Hội.
*********************
Làn gió mới Đức Chúa Thánh Thần thổi vào đời sống Giáo Hội là làn gió thiêng liêng đạo đức, làn gió mang đến sự tươi mát đem đến sức sống sự phấn khởi cho con người, mà các vị Giáo hoàng cũ cũng như mới đều nhấn mạnh đến:
1. Đức nguyên gíao hoàng Benedicto XVI. trong buổi triểu yết cuối cùng ngày 27.02.2013 đã cảnh gíac nguy cơ coi biến Gíao Hội tựa như một „Tổ hợp cho mục tiêu tôn giáo hay mục tiêu nhân bản lo việc phúc lợi“
Đức tân gíao hoàng Phanxico trong bài giảng đầu tiên ở nhà nguyện Sixtine với các Vị Hồng Y đã nói lên tâm tư quyết liệt chống lại hình ảnh một Giáo Hội như „Chúng ta có thể tiến bước theo ý muốn của mình, chúng ta có thể xây dựng rất nhiều điều, nhưng nếu chúng ta không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, thì có ích gì? Chúng ta sẽ trở thành một tổ chức phi chính phủ (NGO) đáng thương, chứ không phải là Giáo Hội, không phải là Hiền Thê của Chúa“ ( 14.03.2013.)
2. Đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI. khi từ gĩa lui về nghỉ hưu đã kêu gọi cùng xây dựng Giáo hội trong „ hòa hợp hài hòa“.
Đức tân gíao hoàng Phanxico cũng nhìn thấy mục tiêu của Giáo Hội „không phải đều giống như nhau, nhưng trong sự hòa hợp hài hòa.“
3. Đức nguyên Gíao hoàng Benedicto XVI. đã nói lên Giáo Hội cần phải đừng để bị tục hóa. Nhưng ưu tiên cho người nghèo.
Đức tân giáo hoàng Phanxico luon nhấn mạnh đến khía cạnh sống dấn thân cùng đồng hành với người nghèo.
Mỗi Vị Giáo Hoàng được Chúa gửi đến cho Giáo Hội vào mỗi thời điểm khác nhau, mà đời sống con thuyền Giáo Hội cần.
Như thế có thể nói được:
Đức cố Gíao hoàng Phaolo II., bây giờ là Á Thánh, đã giữ con thuyền đời sống Giáo Hội cho vững vàng trở lại trong cơn sóng gió bão táp.
Đức nguyên Giáo hoàng Benedicto XVI. đã bắt đầu làm nhiệm vụ thanh tẩy rửa con thuyền Giáo Hội bị dơ bẩn, và lèo lái cho đi trở lại đúng đường, đúng hướng.
Và Đức tân giáo hoàng Phanxico bây giờ làm nhiệm vụ cho dàn máy bên trong thuyền hoạt động nổ chạy, để con thuyền Giáo Hội có khả năng vượt đại dương.
Khí hậu mùa Xuân đang về với đất trời, với con người và với Gíao Hội Chúa ở trần gian.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
(VietCatholic News)
TƯỜNG THUẬT THÁNH LỄ ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ NHẬN SỨ VỤ KẾ VỊ THÁNH PHÊRÔ THỨ 266
VATICAN - Thứ ba, 19.3.2013 – Hôm nay Giáo hội mừng lễ Thánh Cả Giuse, cha nuôi Đức Giêsu cũng là ngày ĐGH Phanxicô cử hành Thánh Lễ khai mạc sự vụ Kế vị Ngôi Tòa Phêrô thứ 266. Ngày lễ khai mạc Sứ Vụ Giáo Hoàng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô chính thức được dùng các chức danh: Đức Giám Mục Roma, vị Đại Diện của Chúa Kitô, Đấng kế vị của các Thánh Tông Đồ, Người chủ nhân của Tòa Thánh Vatican và "Servus Servorum" - "Tôi Tớ của các Tôi Tớ Chúa". Ngài cũng còn được gọi là "Pontifex Maximus" - "Người xây dựng cầu" để trở thành biểu tượng của sự kết nối giữa các nền văn hóa, dân tộc và tôn giáo. Một danh gọi tôn kính khác là "Đức Thánh Cha" dành cho Đức Giáo Hoàng.
Một ngày đẹp trời với chút ánh nắng chan hòa và bầu trời trong xanh được Thiên Chúa chúc phúc qua lời bầu cử của Thánh Giuse: không mưa gió như vài ngày qua. Một nhà báo Đức phấn khởi tường trình: "Thực tế hôm nay là một ngày có nắng ấm mà lâu rồi thành phố vĩnh cửu chỉ mưa với gió. Cảm giác ấm áp này đang lây lan đến cho các tín hữu: Mùa xuân đến trong Giáo Hội La Mã".
Khoảng 132 đại diện quốc gia gồm có 31 vị nguyên thủ quốc gia, 11 Thủ tướng chính phủ, đại diện vua chúa nữ hoàng ở Âu Châu (Tây Ban Nha, Hòa Lan, Bỉ, Monacô) đã hiện diện, người không thể thiếu được là tổng thống Ý Giorgio Napolitano với phu nhân Clio và thủ tướng Ý Mario Monti với phu nhân Elsa.
Xem video MỜI VÀO ĐÂY
Từ quê hương Á Căn Đình có Nữ tổng thống Cristina Kirchner, các quan viên cấp cao nhà nước Á Căn Đình, thị trưởng Buenos Aires. Từ Châu Mỹ Latinh có Tổng thống Ba Tây Dilma Vana Rousseff, Tổng thống Mexicô Enrique Pena Nieto, Phó Tổng thống Uruguay Danilo Astori và cựu Tổng thống Colombia Cesar Gayiria, Tổng thống Chilê Sebastian Pinera. Thay mặt cho Tổng thống Mỹ Obama đến Vatican dự lễ là Phó TT Joe Biden, bởi vì TT Barack Obama đang trên đường đến Israel.
Các vị nguyên thủ khác đến dự lễ từ Âu Châu gồm có Nữ Thủ Tướng Đức Angela Merkel, Phó thủ tướng Philipp Rösler, Chủ tịch quốc hội Đức Norbert Lammert và một số bộ trưởng trong nội các của bà, Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault và Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy, Chủ tịch Liên Minh Âu Châu Herman Van Rompuy và chủ tịch Ủy ban Âu Châu Jose Manuel Barosso. Tổng thống Áo Heinz Fischer cùng với Thủ tướng Werner Faymann, Tổng thống Ungarn János Áder với phu nhân Anita Herczegh. Từ Á Châu có sự hiện diện của Tổng thống Đài Loan Ma Ying-jeou (Mã Anh Cửu).
Nhà độc tài Phi Châu của Simbabve, Tổng thống Robert Mugabe (89 tuổi) cũng đã có mặt, một người đang bị Liên Minh Âu Châu cấm nhập cảnh vào Âu Châu vì những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Theo nhận định của giới chính trị thì ông Mugabe chỉ được đến Tòa Thánh Vatican với lý do tôn giáo mà thôi.
33 Đại Diện của các Tôn Giáo Kitô khác, kể cả Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Bartholomaios lần đầu tiên đến từ Konstantinopel-Istanbul mà giáo hội Chính Thống Giáo Hy Lạp đã ly giáo cả ngàn năm nay (1054) cũng có mặt tham dự. 150 đại diện các Liên tôn Tôn Giáo như Do Thái Giáo, Hồi Giáo cũng hiện diện.
Tại bên trong quảng trường Thánh Phêrô chật kín với khoảng 200.000 người và trên 500.000 người khác phải xếp hàng kéo dài đến tận bờ sông Tibre để theo dõi trên các màn truyền hình lớn được dựng hai bên đường. Theo cảnh sát cho biết có khoảng 1.000.000 khách du lịch đang có mặt tại thành phố Rôma trong những ngày này.
Số nhà báo, ký giả, phóng viên được Tòa Thánh cho biết 5.214 người. Hôm nay đài truyền hình Vatican trực tiếp với 30 máy quay và 100 kỹ thuật viên luôn tay phục vụ.
Từ ban đêm hàng đoàn lũ đã lũ lượt kéo về quảng trường Thánh Phêrô để mong tìm được một chỗ tốt. Hàng trăm bạn trẻ mệt mỏi đã ngủ dọc theo con đường đại lộ Hòa Giải Via della Conciliazione. Khi phương tiện giao thông xe điện ngầm bắt đầu vào lúc 5g30 thì đoàn người chen chúc nhau lấy hướng tiến về Quảng trường Thánh Phêrô, trong đó có rất nhiều người đến từ Châu Mỹ Latinh phất phới cờ quốc gia của họ trên tay. Hôm nay đi xe công cộng miễn phí ở Rôma.
Đồng hồ điểm 8g45 mọi người reo vang khi thấy ĐGH Phanxicô đứng trên xe Jeep trắng mui trần chạy qua hàng đoàn tín hữu trong Quảng trường Thánh Phêrô: lúc thì dừng lại hôn những đứa trẻ, có cả lúc xuống hẳn xe chúc lành cho một người bệnh tật. Mọi người hân hoan reo hò. Giáo dân hồ hởi vung các lá cờ quốc gia từ Á Căn Đình, Nam Phi, Úc và Đức. Nét mặt ĐGH Phanxicô nhân hậu, vui tươi và nụ cười luôn nở trên môi. Trên xe ngồi bên cạnh là Đức Giám Mục Alfred Xuereb.
Theo chương trình, thánh lễ đăng quang Tân Giáo Hoàng ĐGH Phanxicô sẽ bắt đầu vào lúc 9g30. Trước khi cử hành thánh lễ ĐGH Phanxicô và 10 người đứng đầu Giáo Hội Đông Phương đã đi bộ xuống mộ Thánh Phêrô trong Đền Thánh Phêrô, vị Giáo Hoàng tiên khởi của Giáo Hội. Tại đó ĐGH Phanxicô qùy xuống cầu nguyện, sau đó xông hương và rước dây đeo Giáo Hoàng, gọi là Pallium làm bằng lông cừu màu trắng thêu 5 thánh giá đỏ, 5 dấu đinh và chiếc nhẫn Ngư Phủ Phêrô có khắc hình ảnh Thánh Phêrô với đôi chìa khóa, ba vật này được đặt trên bàn thờ trước tiền đường Thánh Phêrô.
Sau đó đoàn Thánh Giá nến cao tiến ra tiền đường Thánh Phêrô, theo sau khoảng 180 Hồng Y đồng tế. ĐGH Phanxicô xông hương bàn thờ và Thánh Giá. Thánh lễ được bắt đầu thật đơn giản, sau khi làm dấu Thánh Giá.
Tiếp theo là nghi lễ đăng quang Giáo Hoàng. Hai Phó Tế mang Nhẫn Ngư Phủ Phêrô và dây Pallium đến ĐGH Phanxicô. Đức Hồng Y Phó Tế người Pháp, Jean-Louis Tauran đọc lời nguyện: “Hôm nay nghe theo tiếng gọi, ĐGH chính thức dẫn dắt đoàn chiên của Thiên Chúa” và trao dây Pallium (dài 2,6m và bề ngang 11cm) được đan thành vòng tròn đeo vòng cổ và kéo dài xuống bên trái trước ngực ĐGH. Dây Pallium được làm từ giống chiên và cừu đặc biệt đã có truyền thống trước hàng ngàn năm trong Giáo Hội. Loại chiên này được hội dòng ẩn tu ngoài thành Rôma nuôi nấng và lấy lông chiên đan thành dây Pallium. Sau đó Đức Hồng Y người Ý Angelo Sodano, Niên Trưởng HY đọc lời nguyện và trao nhẫn Ngư Phủ Phêrô cho ĐGH. Chiếc nhẫn này là một tác phẩm của nhà nghệ thuật người Ý nổi tiếng, ông Enrico Manfrini làm cho Đức ông Pasquale Macchi, cựu thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI (1963-1978). Chiếc nhẫn bằng bạc được mạ vàng. Lúc này ĐGH Phanxicô chính thức người kế vị thứ 266 của Thánh Giáo Hoàng Phêrô và toàn quyền cai quản Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ với 1,2 tỉ giáo dân.
Sau đó 6 Hồng Y đại diện mọi tầng lớp trong Giáo Hội tiến đến ĐGH Phanxicô cầm tay tuyên hứa sự vâng lời với Đấng kế vị Thánh Phêrô.
Phúc Âm hôm nay được hát bằng tiếng Hy Lạp, các Bài Đọc được công bố giữa cộng đoàn các tín hữu bằng tiếng Anh.
Trong bài giảng, Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô nêu cao gương mẫu của Thánh Giuse mà Giáo Hội hôm nay tôn kính. Thánh Giuse là một ví dụ về một người luôn lo cho gia đình và người gánh trách nhiệm bảo vệ công trình tạo dựng. Gìn giữ công trình tạo hóa mà Thánh Phanxicô Assisi đã làm lại gắn liền với ngày lễ kính Thánh giuse, cũng là lễ Quan Thầy của người tiền nhiệm Josef Ratzinger, đây là lúc nói lời cám ơn đến Ngài trong việc phục vụ Giáo Hội hoàn vũ.
ĐGH Phanxicô kêu gọi các tín hữu theo gương của Thánh Giuse để bảo vệ những món quà của Thiên Chúa. Ngài kêu gọi mọi người đang phục vụ ở lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội trong các vị trí hàng đầu, để ý đến việc bảo vệ môi trường. Người ta không nên để cho các "dấu hiệu của sự hủy diệt và cái chết" đe dọa thế giới chúng ta. Để bảo vệ thế giới, con người cũng phải thanh lọc trái tim mình. "Sự thù ghét, kiêu căng và ghen tị" sẽ làm bẩn đục cuộc sống, ĐGH Phanxicô cảnh báo như thế.
Đồng thời, Đức Giáo Hoàng nhắn nhủ rằng con người không phải sợ trước sự "tử tế và dịu dàng". Dịu dàng là một dấu hiệu của sức mạnh. Ngay cả Giáo Hoàng cũng phải thực hiện nhiệm vụ của mình, nhiều hơn và nhiều hơn nữa trong "khiêm tốn và việc làm cụ thể của Thánh Giuse", nhất là chăm sóc kẻ yếu đuối và nghèo hèn. "Chỉ có ai phục vụ với tình yêu thì mới có thể bảo vệ", Đức Giáo Hoàng diễn giải tiếp tục.
Sau bài giảng ca đoàn hát Credo – Kinh Tin Kính bằng tiếng Latinh, tiếp theo là Lời Nguyện Giáo Dân được đọc bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Nga, tiếng Ả Rập, tiếng Swahili, tiếng Tầu.
Phần Rước Lễ đã cần đến 500 linh mục hiện diện mới có thể phân phát Mình Thánh Chúa cho mọi người trong Quảng trường Thánh Phêrô.
Đến 11g18 thánh lễ kết thúc, ĐGH Phanxicô lại một lần nữa yêu cầu mọi người bảo vệ gia đình. Ngài đội mũ Giáo Hoàng, cầm Thánh Giá và chúc lành cho giáo dân. Ca đoàn cất hát bài kính Đức Mẹ "Regina Salve" và ĐGH tiến bước đến trước tượng Mẹ Maria, đứng yên lặng cầu nguyện.
Thánh lễ nhậm chức Giáo Hoàng đã kết thúc. Triều đại Giáo Hoàng của ĐGH Phanxicô chính thức bắt đầu. Hôm nay người tiền nhiệm Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI không tham dự trực tiếp mà chỉ theo dõi trên truyền hình tại nhà nghỉ hè Giáo Hoàng ở Castel Gandolfo. ĐGH Phanxicô sẽ đến thăm ngài vào thứ bẩy tới, 23.3.2013.
Kết thúc, đoàn Đồng Tế với ĐGH Phanxicô rời khỏi bàn thờ đi vào Đền thờ Thánh Phêrô. Tại đây, ĐGH chào đón các phái đoàn ngoại giao hiện diện trong Thánh Lễ ngay trước mộ Thánh Phêrô bên trong đền thờ, có hơn 130 đoàn đại biểu chính thức, trước tiên là tổng thống Ý Giorgio Napolitano với phu nhân Clio và thủ tướng Ý Mario Monti với phu nhân Elsa, sau đó là Nữ tổng thống Cristina Kirchner của Á Căn Đình. ĐGH Phanxicô đã cần hơn một tiếng rưỡi để hoàn thành công việc này.
Cùng thời gian vào buổi đêm ở Á Căn Đình trước nhà thờ chính tòa Buenos Aires mọi người đã theo dõi trực tiếp thánh lễ trên truyền hình. Người phát ngôn viên của Tòa giám mục Buenos Aires cho biết: "Chúng tôi hy vọng mọi người tham dự thật đông, như là mừng một chiến thắng ở giải World Cup".
Phó thủ tướng Đức, ông Philipp Rösler tham dự thánh lễ sáng hôm nay ở Quảng trường Thánh Phêrô, người gốc Việt Nam cũng là một giáo dân mới trở lại đạo Công Giáo đã trả lời cho báo Bild biết rằng: "Cảm động. Ấn tượng. Đối với tôi là một Kitô hữu Công giáo đúng là một ngày tuyệt vời".
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
(VietCatholic News)
Khoảng 132 đại diện quốc gia gồm có 31 vị nguyên thủ quốc gia, 11 Thủ tướng chính phủ, đại diện vua chúa nữ hoàng ở Âu Châu (Tây Ban Nha, Hòa Lan, Bỉ, Monacô) đã hiện diện, người không thể thiếu được là tổng thống Ý Giorgio Napolitano với phu nhân Clio và thủ tướng Ý Mario Monti với phu nhân Elsa.
Xem video MỜI VÀO ĐÂY
Từ quê hương Á Căn Đình có Nữ tổng thống Cristina Kirchner, các quan viên cấp cao nhà nước Á Căn Đình, thị trưởng Buenos Aires. Từ Châu Mỹ Latinh có Tổng thống Ba Tây Dilma Vana Rousseff, Tổng thống Mexicô Enrique Pena Nieto, Phó Tổng thống Uruguay Danilo Astori và cựu Tổng thống Colombia Cesar Gayiria, Tổng thống Chilê Sebastian Pinera. Thay mặt cho Tổng thống Mỹ Obama đến Vatican dự lễ là Phó TT Joe Biden, bởi vì TT Barack Obama đang trên đường đến Israel.
Các vị nguyên thủ khác đến dự lễ từ Âu Châu gồm có Nữ Thủ Tướng Đức Angela Merkel, Phó thủ tướng Philipp Rösler, Chủ tịch quốc hội Đức Norbert Lammert và một số bộ trưởng trong nội các của bà, Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault và Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy, Chủ tịch Liên Minh Âu Châu Herman Van Rompuy và chủ tịch Ủy ban Âu Châu Jose Manuel Barosso. Tổng thống Áo Heinz Fischer cùng với Thủ tướng Werner Faymann, Tổng thống Ungarn János Áder với phu nhân Anita Herczegh. Từ Á Châu có sự hiện diện của Tổng thống Đài Loan Ma Ying-jeou (Mã Anh Cửu).
Nhà độc tài Phi Châu của Simbabve, Tổng thống Robert Mugabe (89 tuổi) cũng đã có mặt, một người đang bị Liên Minh Âu Châu cấm nhập cảnh vào Âu Châu vì những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Theo nhận định của giới chính trị thì ông Mugabe chỉ được đến Tòa Thánh Vatican với lý do tôn giáo mà thôi.
33 Đại Diện của các Tôn Giáo Kitô khác, kể cả Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Bartholomaios lần đầu tiên đến từ Konstantinopel-Istanbul mà giáo hội Chính Thống Giáo Hy Lạp đã ly giáo cả ngàn năm nay (1054) cũng có mặt tham dự. 150 đại diện các Liên tôn Tôn Giáo như Do Thái Giáo, Hồi Giáo cũng hiện diện.
Tại bên trong quảng trường Thánh Phêrô chật kín với khoảng 200.000 người và trên 500.000 người khác phải xếp hàng kéo dài đến tận bờ sông Tibre để theo dõi trên các màn truyền hình lớn được dựng hai bên đường. Theo cảnh sát cho biết có khoảng 1.000.000 khách du lịch đang có mặt tại thành phố Rôma trong những ngày này.
Số nhà báo, ký giả, phóng viên được Tòa Thánh cho biết 5.214 người. Hôm nay đài truyền hình Vatican trực tiếp với 30 máy quay và 100 kỹ thuật viên luôn tay phục vụ.
Từ ban đêm hàng đoàn lũ đã lũ lượt kéo về quảng trường Thánh Phêrô để mong tìm được một chỗ tốt. Hàng trăm bạn trẻ mệt mỏi đã ngủ dọc theo con đường đại lộ Hòa Giải Via della Conciliazione. Khi phương tiện giao thông xe điện ngầm bắt đầu vào lúc 5g30 thì đoàn người chen chúc nhau lấy hướng tiến về Quảng trường Thánh Phêrô, trong đó có rất nhiều người đến từ Châu Mỹ Latinh phất phới cờ quốc gia của họ trên tay. Hôm nay đi xe công cộng miễn phí ở Rôma.
Đồng hồ điểm 8g45 mọi người reo vang khi thấy ĐGH Phanxicô đứng trên xe Jeep trắng mui trần chạy qua hàng đoàn tín hữu trong Quảng trường Thánh Phêrô: lúc thì dừng lại hôn những đứa trẻ, có cả lúc xuống hẳn xe chúc lành cho một người bệnh tật. Mọi người hân hoan reo hò. Giáo dân hồ hởi vung các lá cờ quốc gia từ Á Căn Đình, Nam Phi, Úc và Đức. Nét mặt ĐGH Phanxicô nhân hậu, vui tươi và nụ cười luôn nở trên môi. Trên xe ngồi bên cạnh là Đức Giám Mục Alfred Xuereb.
Theo chương trình, thánh lễ đăng quang Tân Giáo Hoàng ĐGH Phanxicô sẽ bắt đầu vào lúc 9g30. Trước khi cử hành thánh lễ ĐGH Phanxicô và 10 người đứng đầu Giáo Hội Đông Phương đã đi bộ xuống mộ Thánh Phêrô trong Đền Thánh Phêrô, vị Giáo Hoàng tiên khởi của Giáo Hội. Tại đó ĐGH Phanxicô qùy xuống cầu nguyện, sau đó xông hương và rước dây đeo Giáo Hoàng, gọi là Pallium làm bằng lông cừu màu trắng thêu 5 thánh giá đỏ, 5 dấu đinh và chiếc nhẫn Ngư Phủ Phêrô có khắc hình ảnh Thánh Phêrô với đôi chìa khóa, ba vật này được đặt trên bàn thờ trước tiền đường Thánh Phêrô.
Sau đó đoàn Thánh Giá nến cao tiến ra tiền đường Thánh Phêrô, theo sau khoảng 180 Hồng Y đồng tế. ĐGH Phanxicô xông hương bàn thờ và Thánh Giá. Thánh lễ được bắt đầu thật đơn giản, sau khi làm dấu Thánh Giá.
Tiếp theo là nghi lễ đăng quang Giáo Hoàng. Hai Phó Tế mang Nhẫn Ngư Phủ Phêrô và dây Pallium đến ĐGH Phanxicô. Đức Hồng Y Phó Tế người Pháp, Jean-Louis Tauran đọc lời nguyện: “Hôm nay nghe theo tiếng gọi, ĐGH chính thức dẫn dắt đoàn chiên của Thiên Chúa” và trao dây Pallium (dài 2,6m và bề ngang 11cm) được đan thành vòng tròn đeo vòng cổ và kéo dài xuống bên trái trước ngực ĐGH. Dây Pallium được làm từ giống chiên và cừu đặc biệt đã có truyền thống trước hàng ngàn năm trong Giáo Hội. Loại chiên này được hội dòng ẩn tu ngoài thành Rôma nuôi nấng và lấy lông chiên đan thành dây Pallium. Sau đó Đức Hồng Y người Ý Angelo Sodano, Niên Trưởng HY đọc lời nguyện và trao nhẫn Ngư Phủ Phêrô cho ĐGH. Chiếc nhẫn này là một tác phẩm của nhà nghệ thuật người Ý nổi tiếng, ông Enrico Manfrini làm cho Đức ông Pasquale Macchi, cựu thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI (1963-1978). Chiếc nhẫn bằng bạc được mạ vàng. Lúc này ĐGH Phanxicô chính thức người kế vị thứ 266 của Thánh Giáo Hoàng Phêrô và toàn quyền cai quản Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ với 1,2 tỉ giáo dân.
Sau đó 6 Hồng Y đại diện mọi tầng lớp trong Giáo Hội tiến đến ĐGH Phanxicô cầm tay tuyên hứa sự vâng lời với Đấng kế vị Thánh Phêrô.
Phúc Âm hôm nay được hát bằng tiếng Hy Lạp, các Bài Đọc được công bố giữa cộng đoàn các tín hữu bằng tiếng Anh.
Trong bài giảng, Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô nêu cao gương mẫu của Thánh Giuse mà Giáo Hội hôm nay tôn kính. Thánh Giuse là một ví dụ về một người luôn lo cho gia đình và người gánh trách nhiệm bảo vệ công trình tạo dựng. Gìn giữ công trình tạo hóa mà Thánh Phanxicô Assisi đã làm lại gắn liền với ngày lễ kính Thánh giuse, cũng là lễ Quan Thầy của người tiền nhiệm Josef Ratzinger, đây là lúc nói lời cám ơn đến Ngài trong việc phục vụ Giáo Hội hoàn vũ.
ĐGH Phanxicô kêu gọi các tín hữu theo gương của Thánh Giuse để bảo vệ những món quà của Thiên Chúa. Ngài kêu gọi mọi người đang phục vụ ở lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội trong các vị trí hàng đầu, để ý đến việc bảo vệ môi trường. Người ta không nên để cho các "dấu hiệu của sự hủy diệt và cái chết" đe dọa thế giới chúng ta. Để bảo vệ thế giới, con người cũng phải thanh lọc trái tim mình. "Sự thù ghét, kiêu căng và ghen tị" sẽ làm bẩn đục cuộc sống, ĐGH Phanxicô cảnh báo như thế.
Đồng thời, Đức Giáo Hoàng nhắn nhủ rằng con người không phải sợ trước sự "tử tế và dịu dàng". Dịu dàng là một dấu hiệu của sức mạnh. Ngay cả Giáo Hoàng cũng phải thực hiện nhiệm vụ của mình, nhiều hơn và nhiều hơn nữa trong "khiêm tốn và việc làm cụ thể của Thánh Giuse", nhất là chăm sóc kẻ yếu đuối và nghèo hèn. "Chỉ có ai phục vụ với tình yêu thì mới có thể bảo vệ", Đức Giáo Hoàng diễn giải tiếp tục.
Sau bài giảng ca đoàn hát Credo – Kinh Tin Kính bằng tiếng Latinh, tiếp theo là Lời Nguyện Giáo Dân được đọc bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Nga, tiếng Ả Rập, tiếng Swahili, tiếng Tầu.
Phần Rước Lễ đã cần đến 500 linh mục hiện diện mới có thể phân phát Mình Thánh Chúa cho mọi người trong Quảng trường Thánh Phêrô.
Đến 11g18 thánh lễ kết thúc, ĐGH Phanxicô lại một lần nữa yêu cầu mọi người bảo vệ gia đình. Ngài đội mũ Giáo Hoàng, cầm Thánh Giá và chúc lành cho giáo dân. Ca đoàn cất hát bài kính Đức Mẹ "Regina Salve" và ĐGH tiến bước đến trước tượng Mẹ Maria, đứng yên lặng cầu nguyện.
Thánh lễ nhậm chức Giáo Hoàng đã kết thúc. Triều đại Giáo Hoàng của ĐGH Phanxicô chính thức bắt đầu. Hôm nay người tiền nhiệm Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI không tham dự trực tiếp mà chỉ theo dõi trên truyền hình tại nhà nghỉ hè Giáo Hoàng ở Castel Gandolfo. ĐGH Phanxicô sẽ đến thăm ngài vào thứ bẩy tới, 23.3.2013.
Kết thúc, đoàn Đồng Tế với ĐGH Phanxicô rời khỏi bàn thờ đi vào Đền thờ Thánh Phêrô. Tại đây, ĐGH chào đón các phái đoàn ngoại giao hiện diện trong Thánh Lễ ngay trước mộ Thánh Phêrô bên trong đền thờ, có hơn 130 đoàn đại biểu chính thức, trước tiên là tổng thống Ý Giorgio Napolitano với phu nhân Clio và thủ tướng Ý Mario Monti với phu nhân Elsa, sau đó là Nữ tổng thống Cristina Kirchner của Á Căn Đình. ĐGH Phanxicô đã cần hơn một tiếng rưỡi để hoàn thành công việc này.
Cùng thời gian vào buổi đêm ở Á Căn Đình trước nhà thờ chính tòa Buenos Aires mọi người đã theo dõi trực tiếp thánh lễ trên truyền hình. Người phát ngôn viên của Tòa giám mục Buenos Aires cho biết: "Chúng tôi hy vọng mọi người tham dự thật đông, như là mừng một chiến thắng ở giải World Cup".
Phó thủ tướng Đức, ông Philipp Rösler tham dự thánh lễ sáng hôm nay ở Quảng trường Thánh Phêrô, người gốc Việt Nam cũng là một giáo dân mới trở lại đạo Công Giáo đã trả lời cho báo Bild biết rằng: "Cảm động. Ấn tượng. Đối với tôi là một Kitô hữu Công giáo đúng là một ngày tuyệt vời".
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
(VietCatholic News)
Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013
GIÁO PHẬN THANH HOÁ MỪNG LỄ BỔN MẠNG VÀ PHONG CHỨC PHÓ TẾ
Sáng nay, 19.03.2013, giáo phận Thanh Hóa đã long trọng cử hành Đại lễ kính Thánh Giuse - vị thánh đã làm phép lạ cho con thuyền cha Đắc Lộ cập bến Cửa Bạng (Ba Làng) vào ngày 19.03.1627 và từ đây hạt giống Tin Mừng nảy nở và loan ra khắp vùng bờ cõi Bắc Việt.
Để ghi nhớ công ơn của Ngài, giáo phận Thanh Hóa nhận Ngài làm Đấng bảo trợ và được mừng kính trọng thể vào ngày 19 tháng 3 hằng năm.
Để ghi nhớ công ơn của Ngài, giáo phận Thanh Hóa nhận Ngài làm Đấng bảo trợ và được mừng kính trọng thể vào ngày 19 tháng 3 hằng năm.
(gpthanhhoa.org)
MỘT SỐ CHI TIẾT VỀ THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ PHÊRÔ CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
Khởi đầu thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Thánh Cha Phanxicô hôm nay gồm có:
Nghi lễ ĐTC sẽ tiến vào đền thánh Phêrô và tuyên xưng đức tin nơi vị trí mộ thánh Phêrô bên dưới bàn thờ giữa tiếng tung hô “Tu es Petrus – Này con là đá”. ĐGH kính viếng mộ thánh Phêrô cùng với 10 vị thượng phụ và tổng giám mục chính tòa của các giáo hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương (trong số này có 4 hồng y). Sau đó, dây Pallium, nhẫn Ngư phủ và sách Phúc Âm vốn được đặt trên mộ thánh Phêrô từ tối hôm trước sẽ được dâng lên ĐGH.
Xem hình ảnh Thánh Lễ khai mạc sứ vụ Phêrô
ĐTC sẽ trở lại gian chính của đền thờ và tiếp tục đoàn rước. Kinh “Laudes Regiae – Chúa Kitô là Vua” được xướng lên cùng với một số lời kinh nguyện trích từ văn kiện Ánh Sáng Muôn Dân (Lumen Gentium) của công đồng Vatican II. Khi hát kinh cầu các Thánh, sau tên của các Tông Đồ, tên của vị giáo hoàng được phong thánh gần đây nhất là thánh giáo hoàng Piô X sẽ được xướng lên và không xướng tên những vị được phong Chân phước. Đoàn rước sẽ tiếp tục tiến ra quảng trường thánh Phêrô.
Danh sách đoàn đồng tế với ĐTC Phanxicô gồm: tất cả các vị hồng y hiện diện tại Rôma, cùng với 6 vị thượng phụ và tổng giám mục chính tòa của nghi lễ Đông Phương; vị thư kí của hồng y đoàn và 2 bề trên tổng quyền của Dòng Phanxicô và Dòng Tên, vốn là chủ tịch và phó chủ tịch của Liên hiệp Bề trên Thượng cấp. Dự kiến có khoảng 180 vị đồng tế và họ sẽ ngồi phía bên trái nghĩa là trước các chức sắc các giáo hội chứ không phải các phái đoàn quốc gia.
Trước khi Thánh Lễ bắt đầu sẽ có các nghi thức đặc biệt liên quan đến việc khai mạc sứ vụ Phêrô của vị giám mục Rôma. Các nghi thức bao gồm:
- Trao dây Pallium:
Dây này được làm từ lông chiên và cừu. Dây này được đặt trên vai của ĐGH nhằm gợi nhắc đến chân dung vị Mục tử Nhân lành vác con chiên lạc trên vai đưa về nhà. Dây Pallium của ĐGH có thêu 5 thánh giá màu đỏ trong khi dây Pallium của các vị giám mục có 5 thánh giá màu đen. Dây Pallium ĐGH Phanxicô sử dụng sẽ giống với dây của Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI. ĐHY Tauran, hồng y trưởng đẳng phó tế sẽ choàng dây Pallium cho ĐTC. Sau đó, ĐHY Daneels hồng y trưởng đẳng linh mục sẽ dâng một lời nguyện.
- Nhẫn Ngư phủ:
Thánh Phêrô là một vị tông đồ xuất thân làm nghề chài lưới đã được Chúa Giêsu kêu gọi để trở nên “ngư phủ lưới người”. Nhẫn Ngư phủ sẽ được ĐHY Sodano, niên trưởng hồng y đoàn dâng lên ĐTC. Trên chiếc nhẫn này có khắc chân dung thánh Phêrô cầm chìa khóa. Chiếc nhẫn này do Enrico Manfrini thiết kế, vốn trước đây là nhẫn của TGM Macchi, thư kí riêng của ĐGH Phaolô VI, đã được đức ông Malnati dâng lên ĐGH ngang qua ĐHY Re. Nhẫn này được chế tác lại bằng bạc mạ vàng.
- Nghi thức bày tỏ “vâng phục”
6 vị hồng y (2 đại diện mỗi đẳng giám mục, linh mục và phó tế) tiến lên bày tỏ lòng vâng phục đối với Đức Tân Giáo Hoàng. Cũng nên lưu ý rằng tất cả các hồng y cử tri đã bày tỏ vâng phục ĐGH tại nhà nguyện Sistine lúc bế mạc Mật nghị Hồng y và tất cả các hồng y đã gặp ĐGH trong buổi tiếp kiến ngày sau đó tại điện Clemente. Tiếp theo đại diện của các thành phần dân Chúa bày tỏ vâng phục với ĐTC trong nghi thức nhận ngai tòa tại nhà thờ thánh Gioan Laterano, nhà thờ chính tòa của giáo phận Rôma.
Thánh Lễ được cử hành theo lễ trọng kính thánh Giuse với các bài đọc riêng (vì thế các bài đọc sẽ không trực tiếp liên quan đến lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của ĐGH). Bài Tin Mừng được công bố bằng tiếng Hy Lạp để cho thấy rằng Giáo Hội hoàn vũ được xây dựng trên các truyền thống của cả Đông phương lẫn Tây phương. Tiếng Latinh đã được đọc trong hầu hết các phần của Thánh Lễ hôm nay.
Thánh lễ hôm nay dài 2 giờ và được đơn giản hóa, không có phần dâng lễ vật vì các lễ vật sẽ được các thừa tác viên chuẩn bị bàn thờ mang đến. ĐGH không trao Mình Thánh Chúa mà để cho các phó tế và các linh mục.
Sau khi kết thúc buổi lễ và thay lễ phục, ĐGH đến bàn thờ trong vương cung thánh đường thánh Phêrô và chào từ biệt phái đoàn các quốc gia. Sau đó ngài sẽ đến nhà thánh Mátta để dùng bữa trưa.
Cách bố trí chỗ ngồi cho những người tham dự Thánh Lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của ĐGH Phanxicô như sau:
Phía cánh trái của đền thờ thánh Phêrô là chỗ ngồi của các giám mục và tổng giám mục có khoảng 250 vị, các vị chức sắc và phái đoàn của các cộng đoàn và các giáo hội Kitô anh em.
Phía cánh phải sẽ dành cho phái đoàn đến từ các nước với các nguyên thủ quốc gia, các bộ trưởng…
Khu vực phía tượng thánh Phêrô sẽ dành cho quý chức sắc của các tôn giáo bạn: Do thái giáo, Hồi giáo…, sau đó là khoảng 1200 linh mục và chủng sinh.
Phía tượng thánh Phaolô sẽ là chỗ ngồi của ngoại giao đoàn và các quan chức dân sự khác. Phần lớn quảng trường sẽ dành cho những người tham dự không có có vé. Theo dự báo sẽ có một lượng người khổng lồ tham dự sự kiện này.
Các phái đoàn tham dự thánh lễ hôm nay gồm có:
- 33 phái đoàn đại diện cho các giáo hội Kitô anh em và các cộng đồng tôn giáo Kitô (14 từ Đông phương, 10 từ Tây phương, 3 từ các tổ chức Kitô giáo và các tổ chức khác). Trong số đó, có Đức thượng phụ giáo chủ Bartholonew I, giáo hội Chính thống giáo Hy lạp, giáo chủ danh dự của toàn Chính thống giáo; Đức thượng phụ giáo chủ tối cao của giáo hội Chính thống Armenia; Đức TGM chính tòa Hilarion của tòa thượng phụ Matxcơva; nhiều vị TGM; Đức TGM Anh giáo Fykse Tveit, Thư ký Hội đồng Thế giới các Giáo hội.
- 16 phái đoàn của Do thái giáo gồm: cộng đồng Do thái tại Rôma; Ủy ban Do thái quốc tế; giáo trưởng Israel; Hội nghị Do thái thế giới…
- Các phái đoàn của Hồi giáo, Phật giáo, đạo Sikh và đạo Jainist…
- Đại diện của 132 quốc gia tham dự Thánh Lễ, trong đó có 6 vị quốc vương (Bỉ, Monacô…); 31 lãnh đạo nhà nước (Áo, Brazil, Chile, Mexico, Canada, Balan, Bồ Đào Nha, Liên minh Châu Âu…); 3 thái tử (Tây Ban Nha, Hà Lan, Bahrain); 11 vị đứng đầu chính phủ (Đức, Pháp, phó tổng thống Mỹ…) và các phái đoàn do các đệ nhất phu nhân, phó tổng thống, phó thủ tướng, chủ tịch quốc hội, bộ trưởng, đại sứ và các chức sắc khác dẫn đầu.
Trước đố Cha Lombardi cho biết rằng “các phái đoàn đến Rôma dựa theo thông tin được công bố bởi Phủ Quốc vụ khanh. Không hề có thư mời nào được gửi đi. Tất cả những ai muốn đến đều được nồng nhiệt chào đón. Không hề có bất cứ đặc ân dành cho phái đoàn nào. Thứ tự sắp xếp cho các phái đoàn sẽ phụ thuộc vào cấp độ ngoại giao khác nhau.
Tất nhiên, quan trọng nhất vẫn là các phái đoàn đến từ Argentina do tổng thống nước này dẫn đầu và từ Ý do tổng thống Napolitano và thủ tướng Monti cùng chủ tịch thượng viện, hạ viện và tòa án hiến pháp nước này dẫn đầu.
Chỉnh Trần, SJ
(VietCatholic News)
Nghi lễ ĐTC sẽ tiến vào đền thánh Phêrô và tuyên xưng đức tin nơi vị trí mộ thánh Phêrô bên dưới bàn thờ giữa tiếng tung hô “Tu es Petrus – Này con là đá”. ĐGH kính viếng mộ thánh Phêrô cùng với 10 vị thượng phụ và tổng giám mục chính tòa của các giáo hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương (trong số này có 4 hồng y). Sau đó, dây Pallium, nhẫn Ngư phủ và sách Phúc Âm vốn được đặt trên mộ thánh Phêrô từ tối hôm trước sẽ được dâng lên ĐGH.
ĐTC sẽ trở lại gian chính của đền thờ và tiếp tục đoàn rước. Kinh “Laudes Regiae – Chúa Kitô là Vua” được xướng lên cùng với một số lời kinh nguyện trích từ văn kiện Ánh Sáng Muôn Dân (Lumen Gentium) của công đồng Vatican II. Khi hát kinh cầu các Thánh, sau tên của các Tông Đồ, tên của vị giáo hoàng được phong thánh gần đây nhất là thánh giáo hoàng Piô X sẽ được xướng lên và không xướng tên những vị được phong Chân phước. Đoàn rước sẽ tiếp tục tiến ra quảng trường thánh Phêrô.
Danh sách đoàn đồng tế với ĐTC Phanxicô gồm: tất cả các vị hồng y hiện diện tại Rôma, cùng với 6 vị thượng phụ và tổng giám mục chính tòa của nghi lễ Đông Phương; vị thư kí của hồng y đoàn và 2 bề trên tổng quyền của Dòng Phanxicô và Dòng Tên, vốn là chủ tịch và phó chủ tịch của Liên hiệp Bề trên Thượng cấp. Dự kiến có khoảng 180 vị đồng tế và họ sẽ ngồi phía bên trái nghĩa là trước các chức sắc các giáo hội chứ không phải các phái đoàn quốc gia.
Trước khi Thánh Lễ bắt đầu sẽ có các nghi thức đặc biệt liên quan đến việc khai mạc sứ vụ Phêrô của vị giám mục Rôma. Các nghi thức bao gồm:
- Trao dây Pallium:
Dây này được làm từ lông chiên và cừu. Dây này được đặt trên vai của ĐGH nhằm gợi nhắc đến chân dung vị Mục tử Nhân lành vác con chiên lạc trên vai đưa về nhà. Dây Pallium của ĐGH có thêu 5 thánh giá màu đỏ trong khi dây Pallium của các vị giám mục có 5 thánh giá màu đen. Dây Pallium ĐGH Phanxicô sử dụng sẽ giống với dây của Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI. ĐHY Tauran, hồng y trưởng đẳng phó tế sẽ choàng dây Pallium cho ĐTC. Sau đó, ĐHY Daneels hồng y trưởng đẳng linh mục sẽ dâng một lời nguyện.
- Nhẫn Ngư phủ:
Thánh Phêrô là một vị tông đồ xuất thân làm nghề chài lưới đã được Chúa Giêsu kêu gọi để trở nên “ngư phủ lưới người”. Nhẫn Ngư phủ sẽ được ĐHY Sodano, niên trưởng hồng y đoàn dâng lên ĐTC. Trên chiếc nhẫn này có khắc chân dung thánh Phêrô cầm chìa khóa. Chiếc nhẫn này do Enrico Manfrini thiết kế, vốn trước đây là nhẫn của TGM Macchi, thư kí riêng của ĐGH Phaolô VI, đã được đức ông Malnati dâng lên ĐGH ngang qua ĐHY Re. Nhẫn này được chế tác lại bằng bạc mạ vàng.
- Nghi thức bày tỏ “vâng phục”
6 vị hồng y (2 đại diện mỗi đẳng giám mục, linh mục và phó tế) tiến lên bày tỏ lòng vâng phục đối với Đức Tân Giáo Hoàng. Cũng nên lưu ý rằng tất cả các hồng y cử tri đã bày tỏ vâng phục ĐGH tại nhà nguyện Sistine lúc bế mạc Mật nghị Hồng y và tất cả các hồng y đã gặp ĐGH trong buổi tiếp kiến ngày sau đó tại điện Clemente. Tiếp theo đại diện của các thành phần dân Chúa bày tỏ vâng phục với ĐTC trong nghi thức nhận ngai tòa tại nhà thờ thánh Gioan Laterano, nhà thờ chính tòa của giáo phận Rôma.
Thánh Lễ được cử hành theo lễ trọng kính thánh Giuse với các bài đọc riêng (vì thế các bài đọc sẽ không trực tiếp liên quan đến lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của ĐGH). Bài Tin Mừng được công bố bằng tiếng Hy Lạp để cho thấy rằng Giáo Hội hoàn vũ được xây dựng trên các truyền thống của cả Đông phương lẫn Tây phương. Tiếng Latinh đã được đọc trong hầu hết các phần của Thánh Lễ hôm nay.
Thánh lễ hôm nay dài 2 giờ và được đơn giản hóa, không có phần dâng lễ vật vì các lễ vật sẽ được các thừa tác viên chuẩn bị bàn thờ mang đến. ĐGH không trao Mình Thánh Chúa mà để cho các phó tế và các linh mục.
Sau khi kết thúc buổi lễ và thay lễ phục, ĐGH đến bàn thờ trong vương cung thánh đường thánh Phêrô và chào từ biệt phái đoàn các quốc gia. Sau đó ngài sẽ đến nhà thánh Mátta để dùng bữa trưa.
Cách bố trí chỗ ngồi cho những người tham dự Thánh Lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của ĐGH Phanxicô như sau:
Phía cánh trái của đền thờ thánh Phêrô là chỗ ngồi của các giám mục và tổng giám mục có khoảng 250 vị, các vị chức sắc và phái đoàn của các cộng đoàn và các giáo hội Kitô anh em.
Phía cánh phải sẽ dành cho phái đoàn đến từ các nước với các nguyên thủ quốc gia, các bộ trưởng…
Khu vực phía tượng thánh Phêrô sẽ dành cho quý chức sắc của các tôn giáo bạn: Do thái giáo, Hồi giáo…, sau đó là khoảng 1200 linh mục và chủng sinh.
Phía tượng thánh Phaolô sẽ là chỗ ngồi của ngoại giao đoàn và các quan chức dân sự khác. Phần lớn quảng trường sẽ dành cho những người tham dự không có có vé. Theo dự báo sẽ có một lượng người khổng lồ tham dự sự kiện này.
Các phái đoàn tham dự thánh lễ hôm nay gồm có:
- 33 phái đoàn đại diện cho các giáo hội Kitô anh em và các cộng đồng tôn giáo Kitô (14 từ Đông phương, 10 từ Tây phương, 3 từ các tổ chức Kitô giáo và các tổ chức khác). Trong số đó, có Đức thượng phụ giáo chủ Bartholonew I, giáo hội Chính thống giáo Hy lạp, giáo chủ danh dự của toàn Chính thống giáo; Đức thượng phụ giáo chủ tối cao của giáo hội Chính thống Armenia; Đức TGM chính tòa Hilarion của tòa thượng phụ Matxcơva; nhiều vị TGM; Đức TGM Anh giáo Fykse Tveit, Thư ký Hội đồng Thế giới các Giáo hội.
- 16 phái đoàn của Do thái giáo gồm: cộng đồng Do thái tại Rôma; Ủy ban Do thái quốc tế; giáo trưởng Israel; Hội nghị Do thái thế giới…
- Các phái đoàn của Hồi giáo, Phật giáo, đạo Sikh và đạo Jainist…
- Đại diện của 132 quốc gia tham dự Thánh Lễ, trong đó có 6 vị quốc vương (Bỉ, Monacô…); 31 lãnh đạo nhà nước (Áo, Brazil, Chile, Mexico, Canada, Balan, Bồ Đào Nha, Liên minh Châu Âu…); 3 thái tử (Tây Ban Nha, Hà Lan, Bahrain); 11 vị đứng đầu chính phủ (Đức, Pháp, phó tổng thống Mỹ…) và các phái đoàn do các đệ nhất phu nhân, phó tổng thống, phó thủ tướng, chủ tịch quốc hội, bộ trưởng, đại sứ và các chức sắc khác dẫn đầu.
Trước đố Cha Lombardi cho biết rằng “các phái đoàn đến Rôma dựa theo thông tin được công bố bởi Phủ Quốc vụ khanh. Không hề có thư mời nào được gửi đi. Tất cả những ai muốn đến đều được nồng nhiệt chào đón. Không hề có bất cứ đặc ân dành cho phái đoàn nào. Thứ tự sắp xếp cho các phái đoàn sẽ phụ thuộc vào cấp độ ngoại giao khác nhau.
Tất nhiên, quan trọng nhất vẫn là các phái đoàn đến từ Argentina do tổng thống nước này dẫn đầu và từ Ý do tổng thống Napolitano và thủ tướng Monti cùng chủ tịch thượng viện, hạ viện và tòa án hiến pháp nước này dẫn đầu.
Chỉnh Trần, SJ
(VietCatholic News)
THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ PHÊRÔ CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ : BẢO VỆ NGƯỜI NGHÈO VÀ MÔI TRƯỜNG.
Đức Thánh Cha Phanxicô khai mạc sứ vụ Phêrô và triều đại giáo hoàng của ngài hôm nay thứ ba 19.3 lễ kính thánh Giuse với thánh lễ trọng thể với sự hiện diện của hằng trăm ngàn người cùng với các vị đại diện các tôn giáo và các nhà lãnh đạo các quốc gia tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Xem hình ảnh thánh Lễ khai mạc của sứ vụ Phêrô của ĐGH Phanxicô
Thánh Lễ chính thức khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Giáo hoàng Phanxicô là giám mục Roma và là người lãnh đạo mới của Giáo hội Công giáo với 1,2 tỷ người trên toàn thế giới.
Thánh lễ bắt đầu với Thánh giá nến cao đi đầu và cuộc rước từ trong đền thờ thánh Phêrô tiến ra bàn thờ đặt trên các cấp tiền đường vương cung thánh đường. Đoàn rước tiến đi trong khi ca đoàn hát kính cầu Các Thánh, trong đó có tên các Thánh giáo hoàng tiền nhiệm.
130 phái đoàn đoàn đại biểu các quốc gia và tôn giáo có mặt hôm nay, trong đó có 6 quốc vương, tổng thống, đặc biệt có Tổng thống Argentina là Cristina Fernandez và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, các nhà lãnh đạo khác cũng như người đứng đầu nhiều quốc gia và nhiều tín ngưỡng.
Đức Thượng phụ Đại kết Bartholomew từ Istanbul, nhà lãnh đạo tinh thần của Chính Thống Giáo lần đầu tiên tham dự Thánh Lễ khai mạc của một vị giáo hoàng Roma kể từ có cuộc ly khai giữa Kitô giáo Tây phương và Đông phương vào năm 1054.
Trong bài giảng, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng: "Nhiệm vụ của Giáo Hội có nghĩa là tôn trọng mỗi tạo vật của Thiên Chúa và tôn trọng các môi trường chúng ta đang sống. Nó có nghĩa là bảo vệ người, thể hiện mối quan tâm yêu thương người mỗi, đặc biệt là trẻ em, người già, những người có nhu cầu, mà thường là những người cuối cùng mà chúng ta nghĩ tới họ".
Ngài nói rằng bất cứ khi nào con người không thể chăm sóc cho môi trường và cho nhau thì “con đường được mở tới hủy diệt và trái tim trở thành sơ cứng. Thật là bi kịch trong mỗi giai đoạn lịch sử luôn có ‘những người như Herođê’ mưu toan sự chết, tàn phá và hủy diệt bộ mặt người nam và người nữ."
ĐTC Phanxicô, cựu Hồng Y Jorge Bergoglio của Argentina, khi được bầu làm Giáo hoàng lấy tên mới là Phanxicô theo tên của Thánh Phanxicô thành Assisi, một biểu tượng của sự khó nghèo, từ thiện, đơn giản và tình yêu thiên nhiên. Từ ngày được bầu làm Giáo hoàng cho đến nay, ĐTC Phanxicô tiếp tục lên tiếng rằng sứ mệnh của Giáo Hội là để bảo vệ những người nghèo và có hoàn cảnh khó khăn.
ĐTC Phanxicô, giáo hoàng đầu tiên thuộc Dòng Tên, mang niềm hy vọng cho sự thay đổi và canh tân trong một Giáo Hội đang bị vây quanh bởi một cuộc khủng hoảng toàn cầu sâu.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hãy trở thành “những người bảo vệ lẫn nhau và bảo vệ môi trường... Chúng ta đừng quên rằng hận thù, ghen tị và niềm tự hào làm ô uế cuộc sống của chúng ta. Là những người bảo vệ, cũng có nghĩa là để mắt canh giữ trên các cảm xúc và trái tim của chúng ta."
Trước Thánh lễ, Đức Thánh Cha lưu diễn quanh quảng trường Thánh Phêrô trong một chiếc xe jeep màu trắng. Dân chúng đứng đông nghẹt quảng trường. Họ từ khắp nơi đến đây. Tay vẫy cờ hân hoàn chào đón Đức Thánh cha Phanxicô trong ngày trọng đại hôm nay. ĐTC Phanxicô dừng lại thường xuyên để chúc lành cho họ, hôn trẻ sơ sinh và khi nhận ra trong một người tàn tật, Ngài liền ban phép lành cho người này.
Trước Thánh lễ, ĐTC Phanxicô nhận chiếc nhẫn ngư phủ và dây pallium lông cừu, tượng trưng quyền Giáo hoàng, đã được đặt qua đêm trên ngôi mộ của Thánh Phêrô dưới bàn thờ của vương cung thánh đường.
Nhiều người trong đám đông nói rằng họ đã có hy vọng rất cao về một triều đại giáo hoàng Phanxicô, một người được tiếng là đơn sơ, khiêm nhường và luôn quan tâm tới người nghèo và những người thấp hèn.
Buổi lễ khai mạc sứ vụ Phêrô được tiến hành trên cấp bậc tiền sảnh trước thánh đường thánh Phêrô, kéo dài khoảng 2 giờ.
Sau thánh lễ ĐTC Phanxicô đến chào hỏi và bắt tay các nhà lãnh đạo các quốc gia trong vương cung thánh đường thánh Phêrô.
Huy hiệu mới Đức thánh cha Phanxicô lấy lại huy hiệu cũ của Ngài khi còn làm Hồng Y Jorge Mario Bergoglio có thêm vào phía sau mũ giáo hoàng và chìa khóa thánh Phêrô. Huy hiệu cũ gồm ba biểu tượng được bố trí thành ba đỉnh của một tam giác cân. Đỉnh phía trên cùng của tam giác này là ánh mặt trời với chữ IHS ở giữa là biểu tượng của danh thánh Chúa Giêsu theo tiếng Hy Lạp IHSOUS (ΙΗΣΟΥΣ).
Ở phía dưới bên trái là một ngôi sao năm cánh, cùng với nền màu xanh, tượng trưng cho Đức Trinh Nữ Maria. Ở phía bên tay phải, là một chùm nho tượng trưng cho Chúa Giêsu như người gieo trồng Đức Tin.
Bên dưới là khẩu hiệu của ngài “Miserando atque Eligendo” bằng tiếng Latin có nghĩa là "Thấp hèn nhưng lại được chọn", đề cập đến một đoạn trong Thánh Kinh trong đó tường thuật việc Chúa chọn người thu thuế Matthêu.
Lm Gioan Trần Công Nghị
(VietCatholic News)
Thánh Lễ chính thức khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Giáo hoàng Phanxicô là giám mục Roma và là người lãnh đạo mới của Giáo hội Công giáo với 1,2 tỷ người trên toàn thế giới.
Thánh lễ bắt đầu với Thánh giá nến cao đi đầu và cuộc rước từ trong đền thờ thánh Phêrô tiến ra bàn thờ đặt trên các cấp tiền đường vương cung thánh đường. Đoàn rước tiến đi trong khi ca đoàn hát kính cầu Các Thánh, trong đó có tên các Thánh giáo hoàng tiền nhiệm.
130 phái đoàn đoàn đại biểu các quốc gia và tôn giáo có mặt hôm nay, trong đó có 6 quốc vương, tổng thống, đặc biệt có Tổng thống Argentina là Cristina Fernandez và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, các nhà lãnh đạo khác cũng như người đứng đầu nhiều quốc gia và nhiều tín ngưỡng.
Đức Thượng phụ Đại kết Bartholomew từ Istanbul, nhà lãnh đạo tinh thần của Chính Thống Giáo lần đầu tiên tham dự Thánh Lễ khai mạc của một vị giáo hoàng Roma kể từ có cuộc ly khai giữa Kitô giáo Tây phương và Đông phương vào năm 1054.
Trong bài giảng, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng: "Nhiệm vụ của Giáo Hội có nghĩa là tôn trọng mỗi tạo vật của Thiên Chúa và tôn trọng các môi trường chúng ta đang sống. Nó có nghĩa là bảo vệ người, thể hiện mối quan tâm yêu thương người mỗi, đặc biệt là trẻ em, người già, những người có nhu cầu, mà thường là những người cuối cùng mà chúng ta nghĩ tới họ".
Ngài nói rằng bất cứ khi nào con người không thể chăm sóc cho môi trường và cho nhau thì “con đường được mở tới hủy diệt và trái tim trở thành sơ cứng. Thật là bi kịch trong mỗi giai đoạn lịch sử luôn có ‘những người như Herođê’ mưu toan sự chết, tàn phá và hủy diệt bộ mặt người nam và người nữ."
ĐTC Phanxicô, cựu Hồng Y Jorge Bergoglio của Argentina, khi được bầu làm Giáo hoàng lấy tên mới là Phanxicô theo tên của Thánh Phanxicô thành Assisi, một biểu tượng của sự khó nghèo, từ thiện, đơn giản và tình yêu thiên nhiên. Từ ngày được bầu làm Giáo hoàng cho đến nay, ĐTC Phanxicô tiếp tục lên tiếng rằng sứ mệnh của Giáo Hội là để bảo vệ những người nghèo và có hoàn cảnh khó khăn.
ĐTC Phanxicô, giáo hoàng đầu tiên thuộc Dòng Tên, mang niềm hy vọng cho sự thay đổi và canh tân trong một Giáo Hội đang bị vây quanh bởi một cuộc khủng hoảng toàn cầu sâu.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hãy trở thành “những người bảo vệ lẫn nhau và bảo vệ môi trường... Chúng ta đừng quên rằng hận thù, ghen tị và niềm tự hào làm ô uế cuộc sống của chúng ta. Là những người bảo vệ, cũng có nghĩa là để mắt canh giữ trên các cảm xúc và trái tim của chúng ta."
Trước Thánh lễ, Đức Thánh Cha lưu diễn quanh quảng trường Thánh Phêrô trong một chiếc xe jeep màu trắng. Dân chúng đứng đông nghẹt quảng trường. Họ từ khắp nơi đến đây. Tay vẫy cờ hân hoàn chào đón Đức Thánh cha Phanxicô trong ngày trọng đại hôm nay. ĐTC Phanxicô dừng lại thường xuyên để chúc lành cho họ, hôn trẻ sơ sinh và khi nhận ra trong một người tàn tật, Ngài liền ban phép lành cho người này.
Trước Thánh lễ, ĐTC Phanxicô nhận chiếc nhẫn ngư phủ và dây pallium lông cừu, tượng trưng quyền Giáo hoàng, đã được đặt qua đêm trên ngôi mộ của Thánh Phêrô dưới bàn thờ của vương cung thánh đường.
Nhiều người trong đám đông nói rằng họ đã có hy vọng rất cao về một triều đại giáo hoàng Phanxicô, một người được tiếng là đơn sơ, khiêm nhường và luôn quan tâm tới người nghèo và những người thấp hèn.
Buổi lễ khai mạc sứ vụ Phêrô được tiến hành trên cấp bậc tiền sảnh trước thánh đường thánh Phêrô, kéo dài khoảng 2 giờ.
Sau thánh lễ ĐTC Phanxicô đến chào hỏi và bắt tay các nhà lãnh đạo các quốc gia trong vương cung thánh đường thánh Phêrô.
Huy hiệu mới Đức thánh cha Phanxicô lấy lại huy hiệu cũ của Ngài khi còn làm Hồng Y Jorge Mario Bergoglio có thêm vào phía sau mũ giáo hoàng và chìa khóa thánh Phêrô. Huy hiệu cũ gồm ba biểu tượng được bố trí thành ba đỉnh của một tam giác cân. Đỉnh phía trên cùng của tam giác này là ánh mặt trời với chữ IHS ở giữa là biểu tượng của danh thánh Chúa Giêsu theo tiếng Hy Lạp IHSOUS (ΙΗΣΟΥΣ).
Ở phía dưới bên trái là một ngôi sao năm cánh, cùng với nền màu xanh, tượng trưng cho Đức Trinh Nữ Maria. Ở phía bên tay phải, là một chùm nho tượng trưng cho Chúa Giêsu như người gieo trồng Đức Tin.
Bên dưới là khẩu hiệu của ngài “Miserando atque Eligendo” bằng tiếng Latin có nghĩa là "Thấp hèn nhưng lại được chọn", đề cập đến một đoạn trong Thánh Kinh trong đó tường thuật việc Chúa chọn người thu thuế Matthêu.
Lm Gioan Trần Công Nghị
(VietCatholic News)
NHIỀU VỊ LÃNH ĐẠO TRÊN THẾ GIỚI ĐẾN DỰ LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ PHÊRÔ CỦA ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
Theo một thông cáo từ Tòa Thánh, mọi người tín hữu và tất cả những ai
quan tâm đều được mời đến tham dự Thánh Lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức
Tân Giáo Hoàng sẽ diễn ra vào lúc 9 giờ 30 sáng, ngày 19 tháng 03 năm
2013 (tức là lúc 15g30 chiều ngày 19-3, giờ VN). Linh mục Federico
Lombardi, Dòng Tên, phát ngôn viên Tòa Thánh, cho biết thông cáo này sẽ
thay cho thư mời.
Mặc dù không có thư mời chính thức, nhưng theo BBC, nhiều vị nguyên thủ quốc gia hoặc đại diện nguyên thủ quốc gia và các tổ chức quốc tế đã và sẽ đến Vatican để tham dự Thánh Lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Thánh Cha Phanxicô. Về phía Châu Mỹ, phó tổng thống Mỹ Joe Biden, một tín hữu Công giáo, đã đến Roma vào chiều Chủ nhật 17/3; tổng thống Argentina Cristina Kirchner và tổng thống Brazil Dilma Vana Rousseff đã đến Rome hôm 17/3. Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto, phó Tổng thống Uruguay Danilo Astori và cựu Tổng thống Colombia Cesar Gayiria cũng sẽ có mặt ở Vatican.
Về phía Châu Âu, thủ tướng Đức Angela Merkel, thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault và thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy nằm trong số những nhà lãnh đạo châu Âu hàng đầu sẽ tham dự lễ đăng quang cùng với chủ tịch Liên minh châu Âu Herman Van Rompuy và chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barosso.
Các vị khách hoàng gia có thể đến dự lễ đăng quang là Vua Albert II của Bỉ cùng với Hoàng hậu Paola, Đại Công tước Henri của Luxembourg cùng với phu nhân Maria Teresa và Công tước xứ Gloucester của Anh quốc.
Theo hãng thông tấn Ý Ansa, tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe, người đang bị Liên minh châu Âu cấm cửa vì những vi phạm nhân quyền cũng sẽ tham dự. Ông Mugabe, đã từng đến Vatican hồi tháng 5 năm 2011 để dự lễ phong Chân phước cho Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Cha Lombardi không đưa ra lời nhận định nào cho việc này vì theo ngài, Tòa Thánh không gửi thư mời riêng cho ai cả, bất cứ người nào muốn đến tham dự đều có thể đến.
BBC cho hay Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu cũng dự định đến Vatican bất chấp phản đối của Trung Quốc. Đài Loan có quan hệ ngoại giao với 23 quốc gia, đa phần là với các quốc gia Mỹ Latinh, Phi Châu và nam Thái Bình Dương. Vatican là quốc gia duy nhất ở Châu Âu có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, vốn là điều mà Trung Quốc luôn cực lực phản đối. Hồi năm 2005, tổng thống Đài Loan khi đó là Trần Thủy Biển cũng từng đến tham dự tang lễ Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Đặc biệt, trong một nghĩa cử đại kết chưa từng có kể từ cuộc đại ly giáo vào năm 1054, Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Bartholomew I của giáo hội Chính Thống Giáo Hy Lạp kiêm Giáo chủ danh dự của toàn giáo hội Chính Thống đã tuyên bố rằng ngài sẽ tham dự Thánh Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Phêrô của Đức Tân Giáo Hoàng (Theo báo The Catholic World Report)
Buổi lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Tân Giáo Hoàng này dự kiến sẽ thu hút rất đông tín hữu trên toàn thế giới, đặc biệt là các tín hữu hành hương từ Mỹ Latinh, nơi chiếm đến 40% số tín đồ Công giáo trên toàn thế giới mặc dù Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi các đồng bào của ông hãy để dành tiền bạc để cứu giúp người nghèo thay vì bay đến Roma.
Mặc dù không có thư mời chính thức, nhưng theo BBC, nhiều vị nguyên thủ quốc gia hoặc đại diện nguyên thủ quốc gia và các tổ chức quốc tế đã và sẽ đến Vatican để tham dự Thánh Lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Thánh Cha Phanxicô. Về phía Châu Mỹ, phó tổng thống Mỹ Joe Biden, một tín hữu Công giáo, đã đến Roma vào chiều Chủ nhật 17/3; tổng thống Argentina Cristina Kirchner và tổng thống Brazil Dilma Vana Rousseff đã đến Rome hôm 17/3. Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto, phó Tổng thống Uruguay Danilo Astori và cựu Tổng thống Colombia Cesar Gayiria cũng sẽ có mặt ở Vatican.
Về phía Châu Âu, thủ tướng Đức Angela Merkel, thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault và thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy nằm trong số những nhà lãnh đạo châu Âu hàng đầu sẽ tham dự lễ đăng quang cùng với chủ tịch Liên minh châu Âu Herman Van Rompuy và chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barosso.
Các vị khách hoàng gia có thể đến dự lễ đăng quang là Vua Albert II của Bỉ cùng với Hoàng hậu Paola, Đại Công tước Henri của Luxembourg cùng với phu nhân Maria Teresa và Công tước xứ Gloucester của Anh quốc.
Theo hãng thông tấn Ý Ansa, tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe, người đang bị Liên minh châu Âu cấm cửa vì những vi phạm nhân quyền cũng sẽ tham dự. Ông Mugabe, đã từng đến Vatican hồi tháng 5 năm 2011 để dự lễ phong Chân phước cho Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Cha Lombardi không đưa ra lời nhận định nào cho việc này vì theo ngài, Tòa Thánh không gửi thư mời riêng cho ai cả, bất cứ người nào muốn đến tham dự đều có thể đến.
BBC cho hay Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu cũng dự định đến Vatican bất chấp phản đối của Trung Quốc. Đài Loan có quan hệ ngoại giao với 23 quốc gia, đa phần là với các quốc gia Mỹ Latinh, Phi Châu và nam Thái Bình Dương. Vatican là quốc gia duy nhất ở Châu Âu có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, vốn là điều mà Trung Quốc luôn cực lực phản đối. Hồi năm 2005, tổng thống Đài Loan khi đó là Trần Thủy Biển cũng từng đến tham dự tang lễ Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Đặc biệt, trong một nghĩa cử đại kết chưa từng có kể từ cuộc đại ly giáo vào năm 1054, Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Bartholomew I của giáo hội Chính Thống Giáo Hy Lạp kiêm Giáo chủ danh dự của toàn giáo hội Chính Thống đã tuyên bố rằng ngài sẽ tham dự Thánh Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Phêrô của Đức Tân Giáo Hoàng (Theo báo The Catholic World Report)
Buổi lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Tân Giáo Hoàng này dự kiến sẽ thu hút rất đông tín hữu trên toàn thế giới, đặc biệt là các tín hữu hành hương từ Mỹ Latinh, nơi chiếm đến 40% số tín đồ Công giáo trên toàn thế giới mặc dù Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi các đồng bào của ông hãy để dành tiền bạc để cứu giúp người nghèo thay vì bay đến Roma.
Chỉnh Trần
(VietCatholic News)
Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ : LÒNG THƯƠNG XÓT CÓ SỨC BIẾN ĐỔI THẾ GIỚI
VATICAN. Hơn 150 ngàn người đã tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin đầu tiên trong triều đại Giáo Hoàng của ĐTC Phanxicô trưa Chúa Nhật ngày 17 tháng 03 năm 2013. Từ sáng sớm rất nhiều tín hữu và khách hành hương đã tuôn về Quảng trường Thánh Phêrô để tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin và gặp gỡ vị Giáo Hoàng thứ 266 của Giáo Hội Công Giáo. Ngài là vị Giáo hoàng đầu tiên đến từ tân thế giới và là người đầu tiên lấy danh hiệu Phanxicô.
Các con đường dẫn vào Roma đều bị phong tỏa, rất nhiều nhân viên an ninh và tình nguyện viên đã được huy động để hướng dẫn và giúp đỡ các tín hữu và khách hành hương. Ngoài ra còn có 300 tình nguyện viên sẵn sàng giúp những người khuyết tật mong muốn gặp gỡ Đức Thánh Cha. Vì số lượng người tham dự quá đông, ban tổ chức đã bố trí 4 màn hình khổng lồ để những người ở xa cũng thấy được ĐTC. Dân chúng đứng tràn ra tới đường Hòa Giải.
Đúng 12 giờ trưa, ĐTC Phanxicô xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của ngài trông xuống quảng trường, giữa tiếng reo vui mừng của các tín hữu. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, sau lời chào, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta. ĐTC nói:
“Sau cuộc gặp vào thứ 4 tuần trước, hôm nay một lần nữa tôi lại có cơ hội để gặp gỡ anh chị em. Tôi hạnh phúc vì chúng ta gặp gỡ nhau trong ngày Chúa Nhật, ngày của Thiên Chúa. Điều này thật đẹp và quan trọng đối với mỗi người Kitô hữu chúng ta. Chúa Nhật là ngày chúng ta gặp gỡ, chào hỏi, và chia sẻ cho nhau, điều mà chúng ta đang làm tại quảng trường này.
Trong Chúa Nhật thứ 5 Mùa Chay hôm nay, Lời Chúa trình bày cho chúng ta câu chuyện về người phụ nữ ngoại tình được Chúa cứu khỏi án tử hình. Chiêm ngắm thái độ của Đức Giê-su, chúng ta không nghe thấy những lời trách mắng, những lời kết án, nhưng là lời của tình yêu, lời thương xót mời gọi chúng ta hoán cải.
Anh chị em thân mến, gương mặt của Thiên Chúa là gương mặt của người cha đầy lòng thương xót, Ngài luôn kiên nhẫn với chúng ta. Anh chị em hãy nghĩ về sự kiên nhẫn của Thiên Chúa dành cho chúng ta, không phải Thiên Chúa luôn kiên nhẫn với mỗi người chúng ta sao? Vâng, đây chính là lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngài luôn kiên nhẫn để hiểu, chờ đợi và không mệt mỏi tha thứ cho chúng ta nếu chúng ta biết quay lại với Ngài với tất cả con tim. Như lời Thánh vịnh có chép rằng: “Lòng thương xót của Thiên Chúa vĩ đại dường bao”.
Tiếp đến Đức Thánh Cha nói rằng, trong những ngày này Ngài đã đọc một tác phẩm của thần học gia Kasper. Và chính tác phẩm đã gợi hứng cho ngài về lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngài nói:
“Đức Hồng Y Kasper nói về việc lắng nghe lòng thương xót, và lời này có thể biến đổi tất cả. Lòng thương xót có thể làm cho thế giới trở nên ấm áp hơn và công bằng hơn. Do đó, chúng ta cần hiểu lòng thương xót của Thiên Chúa, Ngài là một người cha đầy lòng thương xót đối với mỗi người chúng ta. Hãy nhớ lại lời của ngôn sứ Isaia: “Tội các ngươi dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết. có thắm tựa vải điều, cũng hóa trắng như bông” (Is 1,18). Lòng thương xót đẹp biết bao!”
Sau đó ngài kể lại một câu chuyện trong kinh nghiệm mục vụ của ngài. Ngài nói:
“Tôi nhớ, vào năm 1992, khi còn là Giám mục, tôi đi dâng lễ tại một nhà thờ cho các bệnh nhân. Trong thánh lễ này tôi cũng giải tội cho một số người. Cuối thánh lễ, tôi đứng dậy vì tôi phải ban bí tích thêm sức. Lúc đó, có một người phụ nữ lớn tuổi tới gần tôi, bà rất khiêm nhường. Tôi nhìn người phụ này và nói với bà:
“Thưa bà, bà có muốn xưng tội không?”
Bà đáp: “Thưa có.”
“Nhưng nếu bà không có tội…”.
Và bà trả lời tôi rằng: “Tất cả chúng ta đều có tội”.
“Nhưng có lẽ Thiên Chúa sẽ không tha thứ cho chúng ta”, Tôi nói.
Bà đáp lại: “Chắc chắn Thiên Chúa tha thứ tất cả”.
“Nhưng làm sao bà biết, thưa bà?” Tôi hỏi lại.
“Vì nếu Thiên Chúa không tha thứ cho chúng ta, thế giới này sẽ không tồn tại”.
Nghe những lời đó, tôi định hỏi bà rằng: “Bà ơi, nói cho tôi biết, phải chăng bà học ở trường đại học Gregoriana.” Bởi vì đây chính là sự khôn ngoan của Chúa Thánh Thần. Một sự khôn ngoan nội tâm về lòng thương xót của Thiên Chúa.
Chúng ta đừng bao giờ quên lời này: Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi tha thứ cho chúng ta, không bào giờ! Và vấn đề của chúng ta là gì? Thưa, vấn đề là chúng ta chán nản, chúng ta không muốn, chúng ta không mong muốn sự tha thứ. Ngài không bao giờ bỏ cuộc, không bao giờ! Thiên Chúa là người cha yêu thương luôn tha thứ. Ngài có một trái tim đầy lòng thương xót dành cho tất cả chúng ta. Và chúng ta cũng cần học và thương xót người khác. Chúng ta hãy cầu xin sự chuyển cầu của Mẹ Chúng ta, vì chính ngang qua mẹ, lòng thương xót của Thiên Chúa đã được thực thi giữa con người.”
Tiếp đến, Đức Thánh Cha cảm ơn mọi người và ngài cũng xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho Ngài. Ngài nói:
“Tôi xin gửi lời chào đến tất cả khách hành hương, cảm ơn các bạn vì đã tiếp đón và cầu nguyện cho tôi. Hãy cầu nguyện cho tôi, tôi xin anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi. Tôi cảm ơn các tín hữu tại Roma và toàn thể anh chị em đến từ nhiều nơi trên thế giới cũng như những ai theo dõi qua các phương tiện truyền thông. Tôi chọn Thánh Phanxicô làm Đấng bảo trợ cho triều đại giáo Hoàng của tôi vì ngài là một người Ý. Tôi muốn có một sự gắn bó thiêng liêng với vùng đất này, là nguồn gốc của tôi. Thế nhưng, Đức Giê-su cũng mời gọi chúng ta trở thành thành viên của một gia đình mới, gia đình của Thiên Chúa, để chúng ta cùng bước đi trên con đường Tin Mừng. Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em, và đừng bao giờ quên rằng, Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi trao ban sự tha thứ.”
Cuối cùng Đức Thánh Cha ban phép lành cho tất cả những người hiện diện.
(Radio Vatican, Nguyễn Minh Triệu sj. chuyển ngữ)
(VietCatholic News)
Đúng 12 giờ trưa, ĐTC Phanxicô xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của ngài trông xuống quảng trường, giữa tiếng reo vui mừng của các tín hữu. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, sau lời chào, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta. ĐTC nói:
“Sau cuộc gặp vào thứ 4 tuần trước, hôm nay một lần nữa tôi lại có cơ hội để gặp gỡ anh chị em. Tôi hạnh phúc vì chúng ta gặp gỡ nhau trong ngày Chúa Nhật, ngày của Thiên Chúa. Điều này thật đẹp và quan trọng đối với mỗi người Kitô hữu chúng ta. Chúa Nhật là ngày chúng ta gặp gỡ, chào hỏi, và chia sẻ cho nhau, điều mà chúng ta đang làm tại quảng trường này.
Trong Chúa Nhật thứ 5 Mùa Chay hôm nay, Lời Chúa trình bày cho chúng ta câu chuyện về người phụ nữ ngoại tình được Chúa cứu khỏi án tử hình. Chiêm ngắm thái độ của Đức Giê-su, chúng ta không nghe thấy những lời trách mắng, những lời kết án, nhưng là lời của tình yêu, lời thương xót mời gọi chúng ta hoán cải.
Anh chị em thân mến, gương mặt của Thiên Chúa là gương mặt của người cha đầy lòng thương xót, Ngài luôn kiên nhẫn với chúng ta. Anh chị em hãy nghĩ về sự kiên nhẫn của Thiên Chúa dành cho chúng ta, không phải Thiên Chúa luôn kiên nhẫn với mỗi người chúng ta sao? Vâng, đây chính là lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngài luôn kiên nhẫn để hiểu, chờ đợi và không mệt mỏi tha thứ cho chúng ta nếu chúng ta biết quay lại với Ngài với tất cả con tim. Như lời Thánh vịnh có chép rằng: “Lòng thương xót của Thiên Chúa vĩ đại dường bao”.
Tiếp đến Đức Thánh Cha nói rằng, trong những ngày này Ngài đã đọc một tác phẩm của thần học gia Kasper. Và chính tác phẩm đã gợi hứng cho ngài về lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngài nói:
“Đức Hồng Y Kasper nói về việc lắng nghe lòng thương xót, và lời này có thể biến đổi tất cả. Lòng thương xót có thể làm cho thế giới trở nên ấm áp hơn và công bằng hơn. Do đó, chúng ta cần hiểu lòng thương xót của Thiên Chúa, Ngài là một người cha đầy lòng thương xót đối với mỗi người chúng ta. Hãy nhớ lại lời của ngôn sứ Isaia: “Tội các ngươi dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết. có thắm tựa vải điều, cũng hóa trắng như bông” (Is 1,18). Lòng thương xót đẹp biết bao!”
Sau đó ngài kể lại một câu chuyện trong kinh nghiệm mục vụ của ngài. Ngài nói:
“Tôi nhớ, vào năm 1992, khi còn là Giám mục, tôi đi dâng lễ tại một nhà thờ cho các bệnh nhân. Trong thánh lễ này tôi cũng giải tội cho một số người. Cuối thánh lễ, tôi đứng dậy vì tôi phải ban bí tích thêm sức. Lúc đó, có một người phụ nữ lớn tuổi tới gần tôi, bà rất khiêm nhường. Tôi nhìn người phụ này và nói với bà:
“Thưa bà, bà có muốn xưng tội không?”
Bà đáp: “Thưa có.”
“Nhưng nếu bà không có tội…”.
Và bà trả lời tôi rằng: “Tất cả chúng ta đều có tội”.
“Nhưng có lẽ Thiên Chúa sẽ không tha thứ cho chúng ta”, Tôi nói.
Bà đáp lại: “Chắc chắn Thiên Chúa tha thứ tất cả”.
“Nhưng làm sao bà biết, thưa bà?” Tôi hỏi lại.
“Vì nếu Thiên Chúa không tha thứ cho chúng ta, thế giới này sẽ không tồn tại”.
Nghe những lời đó, tôi định hỏi bà rằng: “Bà ơi, nói cho tôi biết, phải chăng bà học ở trường đại học Gregoriana.” Bởi vì đây chính là sự khôn ngoan của Chúa Thánh Thần. Một sự khôn ngoan nội tâm về lòng thương xót của Thiên Chúa.
Chúng ta đừng bao giờ quên lời này: Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi tha thứ cho chúng ta, không bào giờ! Và vấn đề của chúng ta là gì? Thưa, vấn đề là chúng ta chán nản, chúng ta không muốn, chúng ta không mong muốn sự tha thứ. Ngài không bao giờ bỏ cuộc, không bao giờ! Thiên Chúa là người cha yêu thương luôn tha thứ. Ngài có một trái tim đầy lòng thương xót dành cho tất cả chúng ta. Và chúng ta cũng cần học và thương xót người khác. Chúng ta hãy cầu xin sự chuyển cầu của Mẹ Chúng ta, vì chính ngang qua mẹ, lòng thương xót của Thiên Chúa đã được thực thi giữa con người.”
Tiếp đến, Đức Thánh Cha cảm ơn mọi người và ngài cũng xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho Ngài. Ngài nói:
“Tôi xin gửi lời chào đến tất cả khách hành hương, cảm ơn các bạn vì đã tiếp đón và cầu nguyện cho tôi. Hãy cầu nguyện cho tôi, tôi xin anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi. Tôi cảm ơn các tín hữu tại Roma và toàn thể anh chị em đến từ nhiều nơi trên thế giới cũng như những ai theo dõi qua các phương tiện truyền thông. Tôi chọn Thánh Phanxicô làm Đấng bảo trợ cho triều đại giáo Hoàng của tôi vì ngài là một người Ý. Tôi muốn có một sự gắn bó thiêng liêng với vùng đất này, là nguồn gốc của tôi. Thế nhưng, Đức Giê-su cũng mời gọi chúng ta trở thành thành viên của một gia đình mới, gia đình của Thiên Chúa, để chúng ta cùng bước đi trên con đường Tin Mừng. Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em, và đừng bao giờ quên rằng, Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi trao ban sự tha thứ.”
Cuối cùng Đức Thánh Cha ban phép lành cho tất cả những người hiện diện.
(Radio Vatican, Nguyễn Minh Triệu sj. chuyển ngữ)
(VietCatholic News)
Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TIẾP KIẾN GIỚI TRUYỀN THÔNG
VATICAN. Sáng ngày 16-3-2013, ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến hàng ngàn người thuộc giới truyền thông. Ngài kêu gọi họ hãy để ý tới bản chất đặc biệt của Giáo Hội khi thông tin về các hoạt động của Hội Thánh, và kể lại lý do tại sao ngài chọn tên Phanxicô.
Hiện diện tại Đại thính đường Phaolô 6 trong buổi tiếp kiến từ lúc 11 giờ có lối 2.500 người, họ đại diện cho khoảng 6 ngàn người thuộc 81 quốc gia có mặt tại Roma để thông tin về các hoạt động của Tòa Thánh, từ sau khi Đức Biển Đức 16 từ nhiệm, cho tới việc bầu Giáo Hoàng mới và các hoạt động đầu tiên của ngài.
Đức TGM Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh truyền thông xã hội, đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC và giới thiệu với ngài các thành phần chính trong giới truyền thông hiện diện.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC đã cám ơn những người thuộc giới truyền thông đã hoạt động rất nhiều trong những ngày này; ngài đề cao vai trò ngày càng quan trọng của các phương tiện truyền thông và nói thêm rằng: ”Tôi đặc biệt cám ơn những người đã biết quan sát và trình bày những biến cố này trong lịch sử Giáo Hội, để ý đến viễn tượng đúng đắn nhất trong đó cần phải đọc các biến cố ấy, viễn tượng đức tin... Các biến cố Giáo Hội chắc chắn là không phức tạp hơn các biến cố chính trị hoặc kinh tế! Nhưng chúng có một đặc tính đặc thù sâu xa: đó là đáp ứng một tiêu chuẩn chủ yếu không thuộc các biến cố trần thế, và chính vì thế không dễ giải thích và thông truyền cho một công chúng rất rộng lớn và khác biệt. Thực vậy Giáo Hội tuy là một tổ chức con người và lịch sử, với tất cả những yếu tố đi kèm, nhưng Giáo Hội không có một bản chất chính trị, trái lại Giáo Hội nòng cốt là tinh thần: là Dân Thiên Chúa. Dân Thánh của Thiên Chúa đang tiến bước về cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô. Chỉ khi nào đặt mình trong viễn tượng ấy ta mới có thể hoàn toàn giải thích được những gì Giáo Hội thực hiện”.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng ”Chính chúa Kitô là vị Mục Tử của Giáo Hội, nhưng sự hiện diện của Chúa trong lịch sử, tiến qua tự do của con người, trong đó một người được chọn để phục vụ như Đại Diện của Chúa, là Người Kế nhiệm thánh Phêrô Tông Đồ, nhưng Chúa Kitô là trung tâm chứ không phải là Phêrô”.
Tại sao chọn danh hiệu Phanxicô
ĐTC ứng khẩu giải thích cho giới truyền thông lý do tại sao ngài chọn tên hiệu là Phanxicô. Ngài nói:
”Một số người không biết tại sao GM Roma đã muốn được gọi là Phanxicô. Một số người nghĩ đến Phanxicô Xavie, Phanxicô đệ Salê, và Phanxicô Assisi. Tôi kể cho các bạn lịch sử. Trong cuộc bầu phiếu, ở bên cạnh tôi có Đức TGM hồi hưu của giáo phận São Paulo, và nguyên là Tổng trưởng Bộ giáo sĩ, đó là ĐHY Claudio Hummes (OFM): một người bạn rất thân! Khi sự việc trở nên nguy hiểm hơn, ĐHY khích lệ tôi. Và khi số phiếu lên đến 2 phần 3, thì cộng đoàn vỗ tay như thói quen vì đã bầu được Giáo Hoàng. ĐHY Hummes ôm lấy tôi và nói: ”Bạn đừng quên người nghèo nhé!”. Và lời ấy đã đi vào tâm trí tôi: người nghèo, người nghèo!. Rồi ngay lúc ấy cùng với người nghèo tôi đã nghĩ đến thánh Phanxicô Assisi. Rồi tôi cũng nghĩ đến các cuộc chiến tranh, trong khi cuộc khui phiếu tiếp tục, cho đến tất cả các phiếu. Thánh Phanxicô là người hòa bình. Và thế là tên Phanxicô đi vào tâm hồn tôi: Phanxicô Assisi. Người khó nghèo, người hòa bình, người yêu mến và bảo tồn thiên nhiên, trong lúc này chúng ta đang có một quan hệ không tốt lắm đối với Đấng Tạo Hóa. Đó là vị mang lại cho chúng ta tinh thần hòa bình, con người thanh bần. A, tôi mong ước một Giáo Hội thanh bần và cho người nghèo dường nào! Sau đó một vài hồng y đã nói đùa với tôi: ”Lẽ ra bạn phải được gọi là Adriano, vì ĐGH Adriano VI là một nhà cải cách, cần phải cải tổ...”. Một vị khác nói: ”Không, không, tên của bạn phải là Clemente”. Nhưng tại sao? ”Clemente XV: như thế bạn trả đũa được ĐGH Clemente XIV là người đã giải tán dòng Tên!”. Đó là những câu nói đùa thôi...”
Giới truyền thông hiện diện đã nồng nhiệt vỗ tay vì những tiết lộ trên đây của ĐTC. Cuối buổi tiếp kiến, ngài đã bắt tay chào thăm hàng chục đại diện của giới báo chí và truyền thanh truyền hình. (SD 16-3-2013)
LM. Trần Đức Anh OP
(VietCatholic News)
Đức TGM Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh truyền thông xã hội, đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC và giới thiệu với ngài các thành phần chính trong giới truyền thông hiện diện.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC đã cám ơn những người thuộc giới truyền thông đã hoạt động rất nhiều trong những ngày này; ngài đề cao vai trò ngày càng quan trọng của các phương tiện truyền thông và nói thêm rằng: ”Tôi đặc biệt cám ơn những người đã biết quan sát và trình bày những biến cố này trong lịch sử Giáo Hội, để ý đến viễn tượng đúng đắn nhất trong đó cần phải đọc các biến cố ấy, viễn tượng đức tin... Các biến cố Giáo Hội chắc chắn là không phức tạp hơn các biến cố chính trị hoặc kinh tế! Nhưng chúng có một đặc tính đặc thù sâu xa: đó là đáp ứng một tiêu chuẩn chủ yếu không thuộc các biến cố trần thế, và chính vì thế không dễ giải thích và thông truyền cho một công chúng rất rộng lớn và khác biệt. Thực vậy Giáo Hội tuy là một tổ chức con người và lịch sử, với tất cả những yếu tố đi kèm, nhưng Giáo Hội không có một bản chất chính trị, trái lại Giáo Hội nòng cốt là tinh thần: là Dân Thiên Chúa. Dân Thánh của Thiên Chúa đang tiến bước về cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô. Chỉ khi nào đặt mình trong viễn tượng ấy ta mới có thể hoàn toàn giải thích được những gì Giáo Hội thực hiện”.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng ”Chính chúa Kitô là vị Mục Tử của Giáo Hội, nhưng sự hiện diện của Chúa trong lịch sử, tiến qua tự do của con người, trong đó một người được chọn để phục vụ như Đại Diện của Chúa, là Người Kế nhiệm thánh Phêrô Tông Đồ, nhưng Chúa Kitô là trung tâm chứ không phải là Phêrô”.
Tại sao chọn danh hiệu Phanxicô
ĐTC ứng khẩu giải thích cho giới truyền thông lý do tại sao ngài chọn tên hiệu là Phanxicô. Ngài nói:
”Một số người không biết tại sao GM Roma đã muốn được gọi là Phanxicô. Một số người nghĩ đến Phanxicô Xavie, Phanxicô đệ Salê, và Phanxicô Assisi. Tôi kể cho các bạn lịch sử. Trong cuộc bầu phiếu, ở bên cạnh tôi có Đức TGM hồi hưu của giáo phận São Paulo, và nguyên là Tổng trưởng Bộ giáo sĩ, đó là ĐHY Claudio Hummes (OFM): một người bạn rất thân! Khi sự việc trở nên nguy hiểm hơn, ĐHY khích lệ tôi. Và khi số phiếu lên đến 2 phần 3, thì cộng đoàn vỗ tay như thói quen vì đã bầu được Giáo Hoàng. ĐHY Hummes ôm lấy tôi và nói: ”Bạn đừng quên người nghèo nhé!”. Và lời ấy đã đi vào tâm trí tôi: người nghèo, người nghèo!. Rồi ngay lúc ấy cùng với người nghèo tôi đã nghĩ đến thánh Phanxicô Assisi. Rồi tôi cũng nghĩ đến các cuộc chiến tranh, trong khi cuộc khui phiếu tiếp tục, cho đến tất cả các phiếu. Thánh Phanxicô là người hòa bình. Và thế là tên Phanxicô đi vào tâm hồn tôi: Phanxicô Assisi. Người khó nghèo, người hòa bình, người yêu mến và bảo tồn thiên nhiên, trong lúc này chúng ta đang có một quan hệ không tốt lắm đối với Đấng Tạo Hóa. Đó là vị mang lại cho chúng ta tinh thần hòa bình, con người thanh bần. A, tôi mong ước một Giáo Hội thanh bần và cho người nghèo dường nào! Sau đó một vài hồng y đã nói đùa với tôi: ”Lẽ ra bạn phải được gọi là Adriano, vì ĐGH Adriano VI là một nhà cải cách, cần phải cải tổ...”. Một vị khác nói: ”Không, không, tên của bạn phải là Clemente”. Nhưng tại sao? ”Clemente XV: như thế bạn trả đũa được ĐGH Clemente XIV là người đã giải tán dòng Tên!”. Đó là những câu nói đùa thôi...”
Giới truyền thông hiện diện đã nồng nhiệt vỗ tay vì những tiết lộ trên đây của ĐTC. Cuối buổi tiếp kiến, ngài đã bắt tay chào thăm hàng chục đại diện của giới báo chí và truyền thanh truyền hình. (SD 16-3-2013)
LM. Trần Đức Anh OP
(VietCatholic News)
ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG VÀ NGÔN NGỮ KHÔNG LỜI
“Trên bancông thánh đường Thánh Peter sáng 14-3 (giờ Việt Nam), chiều ngày thứ hai của mật nghị hồng y, tân Giáo hoàng Francis ra mắt trong lễ phục trắng vẫy tay chào hàng ngàn giáo dân đang chờ dưới mưa. Ngài hài hước kêu gọi đám đông “hãy cầu nguyện cho Chúa để ngài có thể ban phước cho tôi”, trước khi phát biểu lần đầu tiên trên cương vị giáo hoàng”.
Những dòng này được trích nguyên văn từ bài Giáo hoàng của người nghèo của tác giả Trần Phương đăng trên báo Tuổi Trẻ, thứ Sáu 15-3-2013. Công bằng mà nói, tác giả đã có bài viết tương đối công phu, chịu khó thu thập thông tin từ các trang báo mạng, trình bày một chân dung tích cực về vị tân Giáo hoàng. Nguyên tựa đề Giáo hoàng của người nghèo đã nói lên được nhiều điều. Chỉ tiếc là tác giả đã bắt đầu bài viết bằng những từ ngữ “quá tệ”. Những từ “hài hước” và “cầu nguyện cho Chúa” không chỉ chứng tỏ sự thiếu hiểu biết mà còn xúc phạm đến tình cảm của cả tỉ người công giáo trên thế giới.
Tại sao thế? Bởi vì tác giả không hiểu được ý nghĩa của ngôn ngữ không lời. Các nhà nghiên cứu về truyền thông cho biết, trong những tương giao và tiếp xúc hằng ngày, người ta chỉ nói với nhau bằng lời nói có 30%, còn 70% thông điệp được truyền đi bằng ngôn ngữ không lời, tức là những cử chỉ, điệu bộ, thái độ, diễn tả trên khuôn mặt… Xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng trong tư cách người kế vị thánh Phêrô, Đức tân Giáo hoàng thay vì ban phép lành cho dân chúng thì lại cúi đầu xuống xin họ cầu nguyện cho ngài, sau đó ngài mới chúc lành cho mọi người. Một cử chỉ khiêm tốn như thế lại bị mô tả là hài hước! Đúng là không hiểu chút gì về ngôn ngữ không lời. Qua cử chỉ khiêm tốn ấy, một thông điệp quan trọng được công bố và cũng là bài học cho mọi nhà lãnh đạo, trong Giáo hội cũng như ngoài xã hội.
Những dòng này được trích nguyên văn từ bài Giáo hoàng của người nghèo của tác giả Trần Phương đăng trên báo Tuổi Trẻ, thứ Sáu 15-3-2013. Công bằng mà nói, tác giả đã có bài viết tương đối công phu, chịu khó thu thập thông tin từ các trang báo mạng, trình bày một chân dung tích cực về vị tân Giáo hoàng. Nguyên tựa đề Giáo hoàng của người nghèo đã nói lên được nhiều điều. Chỉ tiếc là tác giả đã bắt đầu bài viết bằng những từ ngữ “quá tệ”. Những từ “hài hước” và “cầu nguyện cho Chúa” không chỉ chứng tỏ sự thiếu hiểu biết mà còn xúc phạm đến tình cảm của cả tỉ người công giáo trên thế giới.
Tại sao thế? Bởi vì tác giả không hiểu được ý nghĩa của ngôn ngữ không lời. Các nhà nghiên cứu về truyền thông cho biết, trong những tương giao và tiếp xúc hằng ngày, người ta chỉ nói với nhau bằng lời nói có 30%, còn 70% thông điệp được truyền đi bằng ngôn ngữ không lời, tức là những cử chỉ, điệu bộ, thái độ, diễn tả trên khuôn mặt… Xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng trong tư cách người kế vị thánh Phêrô, Đức tân Giáo hoàng thay vì ban phép lành cho dân chúng thì lại cúi đầu xuống xin họ cầu nguyện cho ngài, sau đó ngài mới chúc lành cho mọi người. Một cử chỉ khiêm tốn như thế lại bị mô tả là hài hước! Đúng là không hiểu chút gì về ngôn ngữ không lời. Qua cử chỉ khiêm tốn ấy, một thông điệp quan trọng được công bố và cũng là bài học cho mọi nhà lãnh đạo, trong Giáo hội cũng như ngoài xã hội.
Thông điệp quan
trọng đó là: nhà lãnh đạo phải ý thức rằng mình không phải là người trao ban,
nhưng trước hết là người lãnh nhận, nhờ đó mới có thể trao ban. Đức hồng y
Bergoglio được chọn làm Giáo hoàng, một vị trí được cả thế giới trân trọng,
nhưng ngài ý thức rõ ràng đây là hồng ân và trách nhiệm lãnh nhận từ nơi Thiên
Chúa để phục vụ nhân loại. Vì thế ngài cúi đầu xin mọi người cầu nguyện với Chúa cho ngài (chứ không
phải cầu nguyện cho Chúa), rồi ngài mới ban phép lành cho dân chúng. Nếu các
nhà lãnh đạo trong Giáo hội cũng ý thức như thế, chắc chắn sẽ tránh được thái
độ trịch thượng, quan liêu, hống hách, để sống đúng Lời Chúa Giêsu hơn: “Các
con đã lãnh nhận cách nhưng không (miễn phí), thì cũng hãy cho đi cách nhưng
không”.
Không chỉ với
các nhà lãnh đạo trong Giáo hội mà thôi, thông điệp ấy còn được gửi đến cả
những nhà lãnh đạo ngoài xã hội. Quyền bính của các nhà lãnh đạo phát xuất từ
nhân dân, họ lãnh nhận quyền bính ấy từ nhân dân qua việc bầu cử tự do và công
bằng; vì thế họ phải thi hành quyền bính ấy để phục vụ dân chứ không phải để
cưỡng bức dân. Trong các chế độ dân chủ, vì có bầu cử tự do và công bằng nên
nhà cầm quyền thường ý thức điều này rõ nét hơn, còn khi người ta tự chiếm lấy
quyền bính bằng bạo lực và cưỡng ép, thì thường dẫn đến chế độ độc tài. Đó là
bài học của lịch sử.
Xem ra Đức
Thánh Cha Phanxicô là bậc thầy về ngôn ngữ không lời. Chỉ mới lên ngôi giáo
hoàng có vài ngày nhưng ngài đã gửi khá nhiều thông điệp bằng thứ ngôn ngữ
không lời: cúi đầu xin mọi người cầu nguyện cho; đứng (thay vì ngồi) để nhận sự
thần phục của các hồng y, lại còn hôn nhẫn của các hồng y; đích thân đi dọn đồ
và trả tiền phòng nơi ở trọ... Ngôn ngữ ấy không phải là những cử chỉ có tính
toán nhưng xuất hiện cách hồn nhiên từ một tâm hồn đạo đức, đơn sơ khiêm hạ như
thánh Phanxicô mà ngài chọn làm tước hiệu giáo hoàng. Theo gương thánh
Phanxicô, hi vọng vị giáo hoàng này sẽ trở thành khí cụ hòa giải và bình an của
Chúa trong thế giới nhiều xung đột ngày nay.
Thiên Triệu
(WHĐ)
Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013
THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ PHÊRÔ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
Lúc 11 giờ sáng thứ Bẩy, 16 tháng Ba, Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô đã có
cuộc gặp gỡ với giới truyền thông đang hiện diện tại Roma trong những
ngày này.
Phòng
Báo Chí Tòa Thánh cho biết là số người xin đăng ký nhân dịp Cơ Mật Viện
bầu Giáo Hoàng là 5,683 người, và có 5,214 đơn được chấp nhận. Trong số
này có 1,845 người thuộc giới báo chí và phóng viên, 1,036 người là
nhân viên thu hình, 999 kỹ thuật viên, 595 người sản xuất chương trình,
414 nhiếp ảnh viên, 132 người thực hiện các chương trình truyền hình.
Con số trên đây không kể 650 ký giả đăng ký thường trực, gồm 400 ký giả báo chí, 57 nhiếp ảnh viên, 201 ký giả và nhân viên truyền hình.
Công việc kế tiếp của giới truyền thông đang có mặt tại Roma là tường trình về Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh – hay Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Phêrô (trước đây thường được gọi là Lễ Đăng Quang Giáo Hoàng) sẽ diễn ra vào lúc 9h30 sáng thứ Ba 19 tháng Ba Lễ Kính Thánh Giuse. VietCatholic sẽ có chương trình truyền hình đặc biệt để tường thuật buổi lễ này.
Thị trưởng thành phố Rôma, ông Gianni Alemanno đã bày tỏ sự vui mừng vì buổi lễ đã được chọn vào ngày thứ Ba 19 tháng Ba. Ông Đô Trưởng cho biết trước đây ông nghĩ rằng buổi lễ này sẽ diễn ra vào Chúa Nhật 17 tháng Ba.
Ngày 17 tháng Ba là ngày kỷ niệm ngày thống nhất đất nước Ý, với nhiều hoạt động nhộn nhịp trong đó có cuộc đua chạy việt dã marathon ở Rôma. Tuần trước ông nói rằng nếu lễ Đăng Quang của Đức Tân Giáo Hoàng diễn ra vào ngày Chúa Nhật, thì cuộc chạy đua việt dã sẽ được hoãn lại.
Tòa Thánh cũng đã công bố huy hiệu Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô mà nhiều người có lẽ sẽ thấy lần đầu vào ngày 19 tháng Ba tới đây.
Huy hiệu của Đức Tân Giáo Hoàng được dựa trên huy hiệu của Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio trong đó phản ánh sự khiêm tốn của ngài và lòng tôn kính mà ngài dành cho Đức Trinh Nữ Maria. Huy hiệu cũ của ngài được thêm thắt, sửa đổi đôi chút để tuân theo các quy tắc về huy hiệu của Đức Giáo Hoàng.
Huy hiệu cũ của Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio gồm ba biểu tượng được bố trí thành ba đỉnh của một tam giác cân. Đỉnh phía trên cùng của tam giác này là ánh mặt trời với chữ IHS ở giữa là biểu tượng của danh thánh Chúa Giêsu theo tiếng Hy Lạp IHSOUS (ΙΗΣΟΥΣ).
Ở phía dưới bên trái là một ngôi sao năm cánh, cùng với nền màu xanh, tượng trưng cho Đức Trinh Nữ Maria. Ở phía bên tay phải, là một chùm nho tượng trưng cho Chúa Giêsu như người gieo trồng Đức Tin.
Bên dưới là khẩu hiệu của ngài “MISERANDO ATQUE ELIGENDO” bằng tiếng Latin có nghĩa là "Thấp hèn nhưng lại được chọn", đề cập đến một đoạn trong Thánh Kinh trong đó tường thuật việc Chúa chọn người thu thuế Matthêu.
Trong một nghĩa cử đại kết chưa từng có kể từ cuộc đại ly giáo vào năm 1054, Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Bartholomew I của Constantinople đã tuyên bố rằng ngài sẽ tham dự Thánh Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Phêrô của Đức Tân Giáo Hoàng.
Trả lời câu hỏi của báo chí, cha Federico Lombardi cho biết Đức Thánh Cha danh dự Bênêđíctô thứ 16 không có kế hoạch tham dự Thánh Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Phêrô của người kế nhiệm ngài.
Tưởng cũng nên biết là cha Federico Lombardi đã loan báo tin này vào sáng thứ Tư, tức là trước khi có kết quả bầu Giáo Hoàng.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã hứa hỗ trợ và vâng phục Đức Tân Giáo Hoàng, nhưng hiển nhiên rằng ngài không muốn sự hiện diện của ngài trong buổi lễ gây ra phân tán chú ý.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Năm, cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết ban tối ngày 13/3/2013 sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã điện thoại thăm hỏi Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 và sẽ đến thăm ngài tại Castel Gandolfo trong những ngày tới đây.
Con số trên đây không kể 650 ký giả đăng ký thường trực, gồm 400 ký giả báo chí, 57 nhiếp ảnh viên, 201 ký giả và nhân viên truyền hình.
Công việc kế tiếp của giới truyền thông đang có mặt tại Roma là tường trình về Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh – hay Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Phêrô (trước đây thường được gọi là Lễ Đăng Quang Giáo Hoàng) sẽ diễn ra vào lúc 9h30 sáng thứ Ba 19 tháng Ba Lễ Kính Thánh Giuse. VietCatholic sẽ có chương trình truyền hình đặc biệt để tường thuật buổi lễ này.
Thị trưởng thành phố Rôma, ông Gianni Alemanno đã bày tỏ sự vui mừng vì buổi lễ đã được chọn vào ngày thứ Ba 19 tháng Ba. Ông Đô Trưởng cho biết trước đây ông nghĩ rằng buổi lễ này sẽ diễn ra vào Chúa Nhật 17 tháng Ba.
Ngày 17 tháng Ba là ngày kỷ niệm ngày thống nhất đất nước Ý, với nhiều hoạt động nhộn nhịp trong đó có cuộc đua chạy việt dã marathon ở Rôma. Tuần trước ông nói rằng nếu lễ Đăng Quang của Đức Tân Giáo Hoàng diễn ra vào ngày Chúa Nhật, thì cuộc chạy đua việt dã sẽ được hoãn lại.
Tòa Thánh cũng đã công bố huy hiệu Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô mà nhiều người có lẽ sẽ thấy lần đầu vào ngày 19 tháng Ba tới đây.
Huy hiệu của Đức Tân Giáo Hoàng được dựa trên huy hiệu của Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio trong đó phản ánh sự khiêm tốn của ngài và lòng tôn kính mà ngài dành cho Đức Trinh Nữ Maria. Huy hiệu cũ của ngài được thêm thắt, sửa đổi đôi chút để tuân theo các quy tắc về huy hiệu của Đức Giáo Hoàng.
Huy hiệu cũ của Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio gồm ba biểu tượng được bố trí thành ba đỉnh của một tam giác cân. Đỉnh phía trên cùng của tam giác này là ánh mặt trời với chữ IHS ở giữa là biểu tượng của danh thánh Chúa Giêsu theo tiếng Hy Lạp IHSOUS (ΙΗΣΟΥΣ).
Ở phía dưới bên trái là một ngôi sao năm cánh, cùng với nền màu xanh, tượng trưng cho Đức Trinh Nữ Maria. Ở phía bên tay phải, là một chùm nho tượng trưng cho Chúa Giêsu như người gieo trồng Đức Tin.
Bên dưới là khẩu hiệu của ngài “MISERANDO ATQUE ELIGENDO” bằng tiếng Latin có nghĩa là "Thấp hèn nhưng lại được chọn", đề cập đến một đoạn trong Thánh Kinh trong đó tường thuật việc Chúa chọn người thu thuế Matthêu.
Trong một nghĩa cử đại kết chưa từng có kể từ cuộc đại ly giáo vào năm 1054, Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Bartholomew I của Constantinople đã tuyên bố rằng ngài sẽ tham dự Thánh Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Phêrô của Đức Tân Giáo Hoàng.
Trả lời câu hỏi của báo chí, cha Federico Lombardi cho biết Đức Thánh Cha danh dự Bênêđíctô thứ 16 không có kế hoạch tham dự Thánh Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Phêrô của người kế nhiệm ngài.
Tưởng cũng nên biết là cha Federico Lombardi đã loan báo tin này vào sáng thứ Tư, tức là trước khi có kết quả bầu Giáo Hoàng.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã hứa hỗ trợ và vâng phục Đức Tân Giáo Hoàng, nhưng hiển nhiên rằng ngài không muốn sự hiện diện của ngài trong buổi lễ gây ra phân tán chú ý.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Năm, cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết ban tối ngày 13/3/2013 sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã điện thoại thăm hỏi Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 và sẽ đến thăm ngài tại Castel Gandolfo trong những ngày tới đây.
Đặng Tự Do
(VietCatholic News)
CHUYỆN VUI : ĐỨC THÁNH CHA VÀ ANH GÁC CỔNG
Từ hồi trở thành Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phan Xi Cô hình như đem lại một sự ngạc nhiên và thích thú mới mỗi ngày. Hôm nay, là đến phiên các cha Dòng Tên. ..
"Kể từ sau khi bầu cử Giáo Hoàng, điện thoại của chúng tôi đã đổ chuông liên tục cứ mỗi hai phút một lần, trong đó có cả một vài tên giở hơi gọi tới sinh sự nữa (Lunatics)" là lời cuả Cha Claudio Barriga, SJ, viết về tình trạng cuả nhà dòng Mẹ tại Roma sau khi một sĩ tử cuả dòng được bầu lên chức vụ Giáo Hoàng.
Qua email cuả Cha Claudio Barriga, SJ, viết cho các sĩ tử Dòng Tên trên khắp thế giới, thì một cú điện thoại cuả ĐGH đã xảy ra bất ngờ vào khoảng 10:15 g sáng thứ năm.
Anh gác cổng cuả nhà dòng không bao giờ có thể ngờ sẽ nhận được một điện thoại trực tiếp từ Đức Giáo Hoàng. Anh nghĩ rằng lại có người muốn giỡn mặt với anh.
Khi anh bốc máy, người ta cho biết số gọi là từ 'Nhà Thánh Martha' (hotel các HY đang ở ) và anh nghe thấy một giọng nói nhẹ nhàng và thanh thản: "Buon giorno, sono il Papa Francesco, vorrei parlare con il Padre Generale" (Chào buổi sáng, đây là Đức Giáo Hoàng Francis, Cha muốn nói chuyện với Cha Bề Trên Cả).
Anh cho biết đã bị 'cám dỗ' trả đuã cho người gọi bằng một câu như thế này: "phải rồi, còn tôi là hoàng đế Nã Phá Luân đây".
Nhưng may quá anh cầm lòng lại và thay vào đó trả lời cộc lốc, "Xin cho biết ai đang gọi đấy?"
Đức Giáo Hoàng nhận ra rằng chàng trẻ tuổi người Ý này không tin Ngài, và Ngài đã kiên nhẫn thuyết phục anh, Ngài vui lòng lặp đi lặp lại, "Thực đấy mà, Cha là Đức Giáo Hoàng Francis đây. Tên con là gì? "
Cha Claudio Barriga viết tiếp trên email:
"Sau khi anh gác cổng nhận ra Ngài, thì anh trả lời với một giọng nói do dự và lo lắng:" Tên con là Andrew. "
"Con khoẻ không, Andrew?" Đức Giáo Hoàng hỏi.
"Dạ khoẻ, Xin Cha tha cho con, con có chút bối rối."
Đức Thánh Cha trả lời: "Đừng lo, con cho Cha nó chuyện với Cha Bề Trên Cả được không? Cha muốn cảm ơn ngài về bức thư tuyệt đẹp ngài vừa gửi cho Cha ".
"Xin lỗi ĐTC, con sẽ móc đường dây ngay bây giờ," anh gác cổng nói.
"Được. Cha đợi bao lâu cũng được, " Đức Giáo Hoàng nói.
Anh gác cổng nối điện thoại cho thư ký riêng của Cha Bề Trên Cả, Thầy Alfonso.
"Xin chào!" Thầy Alfonso nói.
"Cha đang được nói chuyện với ai đấy?" Đức Giáo Hoàng hỏi.
"Đây là Alfonso, thư ký riêng của Cha Bề Trên Cả, " Thầy trả lời.
"Đây là Đức Giáo Hoàng, Cha muốn nói chuyện với Cha Bề Trên Cả để cảm ơn ngài về bức thư tốt lành ngài đã gửi cho Cha," Đức Thánh Cha nói.
"Vâng vâng, xin ngay lập tức, " Thầy Alfonso trả lời trong sự ngạc nhiên.
Và cầm điện thoại chạy tới văn phòng Cha Adolfo Nicolas là Bề Trên Cả, Thầy Alfonso tiếp tục nói chuyện:
"Thưa Đức Thánh Cha, chúng con xin chúc mừng Đức Thánh Cha! Chúng con ở đây ai cũng vui mừng, chúng con đang cầu nguyện rất nhiều cho Đức Thánh Cha".
"Cầu nguyện cho Cha tiếp tục đi hay là cho Cha bỏ cuộc đấy?" Đức Giáo Hoàng nói đùa.
"Tiếp tục đi chứ, tất nhiên," Thầy trả lời, và Đức Thánh Cha cười.
Email cuả Cha Claudio Barriga kết thúc như sau:
"Choáng váng và hoang mang, Thầy Alfonso thậm chí đã không bận tâm gõ cửa và xông thẳng vào văn phòng của Cha Bề Trên Cả, làm ngài nhìn lên rất dỗi ngạc nhiên. Thầy ấy chỉ đưa cho ngài cái điện thoại, và nói: Đức Thánh Cha".
"Chúng tôi không biết các chi tiết về những gì xảy ra tiếp theo, chỉ biết rằng Đức Giáo Hoàng chân thành cảm ơn Cha Bề Trên Cả. Cha Bề Trên Cả nói rằng Ngài xin được gặp Đức Thánh Cha để chào mừng. Đức Giáo Hoàng nói Ngài sẽ ra lệnh cho thư ký sắp xếp càng sớm càng tốt và sẽ có người từ Vatican liên lạc lại sau."
Trần Mạnh Trác
(VietCatholic News)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)