Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013
Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013
GIÁO HÔI CÙNG DÂNG LỜI CẦU NGUYỆN CHO CÁC NẠN NHÂN CƠN LỐC XOÁY Ở OKLAHOMA
Sau cơn lốc xoáy tàn phá Oklahoma city ngày 20 tháng 5, các cấp lãnh đạo Giáo Hội đã gửi lời phân ưu và cầu nguyện tới những người bị ảnh hưởng bởi cuộc thiên tai.
Xem hình>>
Đức Hồng Y Timothy Dolan của Tổng Giáo Phận New York, cũng là chủ tịch Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã gửi văn thư tới Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley của Oklahoma City như sau:
"Trước cảnh mất mát của các gia đình, nhà cửa, trường học, khu dân cư, và thậm chí cả một bệnh viện địa phương, những cảnh tàn phá ấy đã thôi thúc chúng tôi cùng sát cánh với ĐGM và tất cả những người dân tốt lành của thành phố Moore trong lời cầu nguyện cho những nỗ lực cứu trợ và xin ơn an ủi để làm giảm bớt nỗi đau khổ của những người có cuộc sống bị ảnh hưởng bởi thảm họa khủng khiếp này".
Xin cho những lời của Chúa Giêsu: 'Này Ta sẽ ở với các con luôn mãi', và việc Ngài đã dẹp yên các cơn bão, mang lại sự hy vọng và sự an ủi vào thời điểm nhạy cảm này trong lịch sử của giáo phận".
"Xin cho tất cả những người đang trong cơn đau buồn có thể cảm nhận được sức mạnh của Thiên Chúa và sự cảm thông của tất cả những người đang đứng sát cánh cùng họ, từ khắp nơi, ở tại địa phương cũng như từ hàng ngàn dặm xa xôi."
Riêng tại tổng giáo phận Oklahoma city, Đức Tổng Giám Mục Paul S Coakley đã lên tiếng cam kết với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi cơn lốc rằng Ngài và các tín hữu Oklahoma sẽ cùng đi với họ "không chỉ là trong vài ngày tới, nhưng còn là trong nhiều tuần, tháng và năm để tái thiết".
ĐTGM nói: "Mối quan tâm đầu tiên của chúng tôi là cho các nạn nhân đã thiệt mạng hoặc mất những người thân yêu hoặc bị thương tích hoặc mất mát tài sản, chúng tôi xúc động trước những nỗ lực cứu cấp đầu tiên, trước những người đã liều mạng sống của mình để giúp đỡ người khác trong thời gian cần thiết này. Chúng ta nợ họ một món nợ của lòng biết ơn và chúng tôi xin đảm bảo với họ những lời cầu nguyện của chúng tôi. Càng sớm càng tốt, tôi sẽ đến Moore để hỗ trợ và an ủi bất cứ ai cần hoặc muốn. Trong những thời buổi như thế này, chúng ta hãy lấy hy vọng từ lời mời gọi của Chúa Giêsu rằng hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng hãy đến với Ngài và tìm thấy sự yên nghỉ".
Catholic Charities OKC và toàn thể tổng giáo phận sẽ làm việc với những người khác để đảm bảo một phản ứng trơn tru và toàn diện không chỉ cho những nhu cầu trước mắt của những người bị ảnh hưởng bởi cơn bão dữ dội, nhưng cũng còn cho những nhu cầu dài hạn khi họ xây dựng lại cuộc sống. Chúng tôi sẽ ở lại đây trong một thời gian dài và thường thì chúng tôi là những người cuối cùng sẽ ra đi (khi xong việc.)
"Tổng Giáo Phận Oklahoma City đã nhận được rất nhiều lời thăm hỏi và lời cầu nguyện từ khắp đất nước và trên thế giới, từ Đức Giáo Hoàng, từ sứ thần Tòa Thánh, Tổng giám mục Carlo Maria Viganò và Đức Hồng Y Timothy Dolan, chủ tịch hội Đồng Giám Mục Công Giáo HK. Chúng tôi xin hết lòng tri ân".
"Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp thông tin và sẽ tiếp tục cầu nguyện cho tất cả những người mà cuộc sống đã bị xáo trộn bởi thảm họa này."
"Hội Hiệp Sĩ Columbus, một hội đòan Cộng Giáo dành cho qúi ông, ngày 21 tháng 5 đã công bố tất cả các đóng góp sẽ được dồn về cho các nạn nhân ở đây.
Nhắc lại, vào buổi chiều ngày 20 tháng 5, một cơn lốc xoáy với cường độ EF-5 đã quét qua vùng Oklahoma city. Tính đến chiều thứ Ba, có 24 nạn nhân xác nhận là thiệt mạng, trong đó có 9 trẻ em, và hơn 230 người bị thương tích trầm trọng.
Phần lớn các thiệt hại xảy ra ở Moore, Oklahoma, là vùng ngoại ô phía Nam của thành phố Oklahoma. Đây là cơn lốc xoáy lớn thứ năm đã tấn công vùng này kể từ năm 1998.
Có một số dân cư VN ở rải rác trong vùng, kể cả một giáo xứ VN là giáo xứ An Rê Dũng Lạc, nhưng chưa nghe thấy có báo cáo thiệt hại về tài sản hoặc thể chất nào. Trừ một cô giáo đang dậy lớp 3 tại trường tiểu học Plaza Towers elementary school, là ngôi trường đã bị phá xập hoàn toàn với gần 500 học sinh trong đó.
Cô giáo VN có tên là Jennifer Doan, 30 tuổi, hiện đang được cấp cứu và có hy vọng sẽ hồi phục hoàn toàn, cô bị gẫy xương nhiều nơi và nhiều thương tích khác.
Theo tin cuả CBS thì cô Jennifer Doan là một vị anh hùng đã lấy thân mình làm bia che chở cho các học sinh. Lúc đó cô đang giữ học sinh trong hành lang để đợi cha mẹ đón về. Khi cơn lốc xoáy bất ngờ đổ xuống thì vẫn còn 11 em ở với cô. Cô đã ôm lấy chúng và lấy lưng ra đỡ cho chúng khi bức tường xụp xuống.
Hai đưá bé được cô ôm vào lòng sống sót.
Nằm trong phòng cấp cứu cô không ngừng hỏi thăm về học sinh cuả mình, cô kể lại những tiếng kêu thất thanh cuả các em khi chúng không thể thở được hoặc chúng không còn bám viú vào đâu được nữa.
Theo AP thì cô Jennifer đang có thai được 8 tuần. Cầu xin cho cô được mẹ tròn con vuông.
Trần Mạnh Trác
(VietCatholic News)
Xem hình>>
Đức Hồng Y Timothy Dolan của Tổng Giáo Phận New York, cũng là chủ tịch Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã gửi văn thư tới Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley của Oklahoma City như sau:
"Trước cảnh mất mát của các gia đình, nhà cửa, trường học, khu dân cư, và thậm chí cả một bệnh viện địa phương, những cảnh tàn phá ấy đã thôi thúc chúng tôi cùng sát cánh với ĐGM và tất cả những người dân tốt lành của thành phố Moore trong lời cầu nguyện cho những nỗ lực cứu trợ và xin ơn an ủi để làm giảm bớt nỗi đau khổ của những người có cuộc sống bị ảnh hưởng bởi thảm họa khủng khiếp này".
Xin cho những lời của Chúa Giêsu: 'Này Ta sẽ ở với các con luôn mãi', và việc Ngài đã dẹp yên các cơn bão, mang lại sự hy vọng và sự an ủi vào thời điểm nhạy cảm này trong lịch sử của giáo phận".
"Xin cho tất cả những người đang trong cơn đau buồn có thể cảm nhận được sức mạnh của Thiên Chúa và sự cảm thông của tất cả những người đang đứng sát cánh cùng họ, từ khắp nơi, ở tại địa phương cũng như từ hàng ngàn dặm xa xôi."
Riêng tại tổng giáo phận Oklahoma city, Đức Tổng Giám Mục Paul S Coakley đã lên tiếng cam kết với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi cơn lốc rằng Ngài và các tín hữu Oklahoma sẽ cùng đi với họ "không chỉ là trong vài ngày tới, nhưng còn là trong nhiều tuần, tháng và năm để tái thiết".
ĐTGM nói: "Mối quan tâm đầu tiên của chúng tôi là cho các nạn nhân đã thiệt mạng hoặc mất những người thân yêu hoặc bị thương tích hoặc mất mát tài sản, chúng tôi xúc động trước những nỗ lực cứu cấp đầu tiên, trước những người đã liều mạng sống của mình để giúp đỡ người khác trong thời gian cần thiết này. Chúng ta nợ họ một món nợ của lòng biết ơn và chúng tôi xin đảm bảo với họ những lời cầu nguyện của chúng tôi. Càng sớm càng tốt, tôi sẽ đến Moore để hỗ trợ và an ủi bất cứ ai cần hoặc muốn. Trong những thời buổi như thế này, chúng ta hãy lấy hy vọng từ lời mời gọi của Chúa Giêsu rằng hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng hãy đến với Ngài và tìm thấy sự yên nghỉ".
Catholic Charities OKC và toàn thể tổng giáo phận sẽ làm việc với những người khác để đảm bảo một phản ứng trơn tru và toàn diện không chỉ cho những nhu cầu trước mắt của những người bị ảnh hưởng bởi cơn bão dữ dội, nhưng cũng còn cho những nhu cầu dài hạn khi họ xây dựng lại cuộc sống. Chúng tôi sẽ ở lại đây trong một thời gian dài và thường thì chúng tôi là những người cuối cùng sẽ ra đi (khi xong việc.)
"Tổng Giáo Phận Oklahoma City đã nhận được rất nhiều lời thăm hỏi và lời cầu nguyện từ khắp đất nước và trên thế giới, từ Đức Giáo Hoàng, từ sứ thần Tòa Thánh, Tổng giám mục Carlo Maria Viganò và Đức Hồng Y Timothy Dolan, chủ tịch hội Đồng Giám Mục Công Giáo HK. Chúng tôi xin hết lòng tri ân".
"Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp thông tin và sẽ tiếp tục cầu nguyện cho tất cả những người mà cuộc sống đã bị xáo trộn bởi thảm họa này."
"Hội Hiệp Sĩ Columbus, một hội đòan Cộng Giáo dành cho qúi ông, ngày 21 tháng 5 đã công bố tất cả các đóng góp sẽ được dồn về cho các nạn nhân ở đây.
Nhắc lại, vào buổi chiều ngày 20 tháng 5, một cơn lốc xoáy với cường độ EF-5 đã quét qua vùng Oklahoma city. Tính đến chiều thứ Ba, có 24 nạn nhân xác nhận là thiệt mạng, trong đó có 9 trẻ em, và hơn 230 người bị thương tích trầm trọng.
Phần lớn các thiệt hại xảy ra ở Moore, Oklahoma, là vùng ngoại ô phía Nam của thành phố Oklahoma. Đây là cơn lốc xoáy lớn thứ năm đã tấn công vùng này kể từ năm 1998.
Có một số dân cư VN ở rải rác trong vùng, kể cả một giáo xứ VN là giáo xứ An Rê Dũng Lạc, nhưng chưa nghe thấy có báo cáo thiệt hại về tài sản hoặc thể chất nào. Trừ một cô giáo đang dậy lớp 3 tại trường tiểu học Plaza Towers elementary school, là ngôi trường đã bị phá xập hoàn toàn với gần 500 học sinh trong đó.
Theo tin cuả CBS thì cô Jennifer Doan là một vị anh hùng đã lấy thân mình làm bia che chở cho các học sinh. Lúc đó cô đang giữ học sinh trong hành lang để đợi cha mẹ đón về. Khi cơn lốc xoáy bất ngờ đổ xuống thì vẫn còn 11 em ở với cô. Cô đã ôm lấy chúng và lấy lưng ra đỡ cho chúng khi bức tường xụp xuống.
Hai đưá bé được cô ôm vào lòng sống sót.
Nằm trong phòng cấp cứu cô không ngừng hỏi thăm về học sinh cuả mình, cô kể lại những tiếng kêu thất thanh cuả các em khi chúng không thể thở được hoặc chúng không còn bám viú vào đâu được nữa.
Theo AP thì cô Jennifer đang có thai được 8 tuần. Cầu xin cho cô được mẹ tròn con vuông.
Trần Mạnh Trác
(VietCatholic News)
Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TIẾP ĐỘI BÓNG VÔ ĐỊCH Ý JUVENTUS
VATICAN – Chiều hôm qua, Thứ Ba, 21/05/2013, tại phòng khách Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến riêng phái đoàn câu lạc bộ bóng đá Juventus thành Turino, mà cách đây hơn hai tuần, đội đã thành công giữ lại cho mình chiếc cúp vô địch serie A Italia đạt được từ mùa giải năm trước.
Đây là lần đầu tiên, Juventus được tiếp đón tại Vatican. Có mặt trong đoàn gặp gỡ Đức Thánh Cha tại Tòa Thánh Vatican bao gồm vị Chủ tịch câu lạc bộ Andrea Agnelli, các nhà quản trị câu lạc bộ như Giuseppe Marotta, Aldo Mazzia và Claudio Albanese, Huấn luyện viên trưởng Antonio Conte và thủ môn kiêm Đội trưởng, cầu thủ Gianluigi Buffon.
Ngỏ lời buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha Phanxicô và ông Chủ tịch câu lạc bộ Agnelli đã nhấn mạnh đến giá trị của thể thao như là một yếu tố hun đúc tình hiệp nhất giữa con người với nhau. Nhân dịp này Câu lạc bộ Juventus tặng Đức Thánh Cha chiếc áo cầu thủ của Buffon mang dòng chữ ghi tặng của toàn đội, cùng với bản sao chiếc cúp vô địch.
Khi còn là Hồng Y tại Buenos Aires, Đức Thánh Cha Phanxicô có thói quen đến sân vận động rất đều đặn để cổ động cho câu lạc bộ San Lorenzo. Từ khi làm giáo hoàng, ngài đã nhận được rất nhiều áo cầu thủ của các câu lạc bộ khác nhau trên khắp thế giới trong lúc đi chào mọi người đến tham dự buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư hàng tuần.
Sau buổi tiếp kiến riêng của Đức Thánh Cha, các đại diện câu lạc bộ đội bóng thành Turino còn gặp gỡ Hội Những Người Bạn thuộc Câu Lạc Bộ Juventus tại Tòa Thánh để ăn mừng danh hiệu Scudetto mà đội tuyển vừa đạt được trong mùa giải thi đấu năm nay.
Với chiến thắng trên sân nhà 1- 0 khi tiếp câu lạc bộ khách Palermo hôm 05/05/2013 ở lượt đấu thứ 35 của giải, Juventus đã sớm bảo vệ thành công chức vô địch khi mùa giải vẫn còn đến 3 trận đấu. Đây là danh hiệu Scudetto lần thứ 29 của Câu lạc Bộ.
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
(VietCatholic News)
Ngỏ lời buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha Phanxicô và ông Chủ tịch câu lạc bộ Agnelli đã nhấn mạnh đến giá trị của thể thao như là một yếu tố hun đúc tình hiệp nhất giữa con người với nhau. Nhân dịp này Câu lạc bộ Juventus tặng Đức Thánh Cha chiếc áo cầu thủ của Buffon mang dòng chữ ghi tặng của toàn đội, cùng với bản sao chiếc cúp vô địch.
Khi còn là Hồng Y tại Buenos Aires, Đức Thánh Cha Phanxicô có thói quen đến sân vận động rất đều đặn để cổ động cho câu lạc bộ San Lorenzo. Từ khi làm giáo hoàng, ngài đã nhận được rất nhiều áo cầu thủ của các câu lạc bộ khác nhau trên khắp thế giới trong lúc đi chào mọi người đến tham dự buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư hàng tuần.
Sau buổi tiếp kiến riêng của Đức Thánh Cha, các đại diện câu lạc bộ đội bóng thành Turino còn gặp gỡ Hội Những Người Bạn thuộc Câu Lạc Bộ Juventus tại Tòa Thánh để ăn mừng danh hiệu Scudetto mà đội tuyển vừa đạt được trong mùa giải thi đấu năm nay.
Với chiến thắng trên sân nhà 1- 0 khi tiếp câu lạc bộ khách Palermo hôm 05/05/2013 ở lượt đấu thứ 35 của giải, Juventus đã sớm bảo vệ thành công chức vô địch khi mùa giải vẫn còn đến 3 trận đấu. Đây là danh hiệu Scudetto lần thứ 29 của Câu lạc Bộ.
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
(VietCatholic News)
Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013
THÁNG HOA ĐẾN VỚI ĐỨC MẸ MĂNG ĐEN CỦA KONTUM
Tôi được diễm phúc hành hương Mẹ Măng-đen tại Kontum trong ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và cũng là những ngày trung tuần của tháng Năm- tháng Hoa kính Mẹ.
Từ Saigon đi mất khoảng 16 giờ đồng hồ với 700 cây số, vì quốc lộ 14 quá xuống cấp với nhiều ổ voi và ổ trâu.
Trung tâm hành hương Mẹ Măng-den của Gp. Kontum cách thành phố Kontum khoảng 50 km về hướng đông bắc.
Trung tâm hành hương Mẹ Măng-den của Gp. Kontum cách thành phố Kontum khoảng 50 km về hướng đông bắc.
Đường đi xấu và hiểm trở, tuy nhiên nỗi lòng nao nức khi được đến viếng mẹ đã chiến thắng được sự say xe, mệt mỏi của mọi người. Qua ngọn đèo Măng-đen là tới chân Mẹ !
Vừa tới nơi, chúng tôi được tham dự thánh lễ do cha Thịnh- dòng Chúa Cứu Thế- phụ trách trung tâm hành hương chủ tế.
Vừa tới nơi, chúng tôi được tham dự thánh lễ do cha Thịnh- dòng Chúa Cứu Thế- phụ trách trung tâm hành hương chủ tế.
Thánh lễ với khoảng gần 200 khách hành hương ngồi chung nhau dưới những tấm bạt che tạm giữa bạt ngàn núi rừng, giữa tiếng gió đại ngàn và nhưng cơn mưa rừng có thể ập xuống bất cứ lúc nào.
Mẹ đứng đó với khuôn mặt tiều tụy, với đôi tay không có bàn tay. Chẳng nơi nào có Đức Mẹ xấu thế này (con xin lỗi Mẹ !), nhưng Mẹ vẫn lôi cuốn người ta chạy đến với Mẹ.
Mẹ đứng đó với khuôn mặt tiều tụy, với đôi tay không có bàn tay. Chẳng nơi nào có Đức Mẹ xấu thế này (con xin lỗi Mẹ !), nhưng Mẹ vẫn lôi cuốn người ta chạy đến với Mẹ.
Tôi không có diễm phúc ở bên Mẹ hàng ngày để thống kê số khách hành hương về với Mẹ, và cũng rất xa xôi để ở bên Mẹ lâu giờ. Tuy nhiên, những tấm bảng tạ ơn Mẹ đã làm bằng chứng hùng hồn cho những người được ơn của Mẹ.
Ngoài những tấm bảng đựơc gắn dưới chân của Mẹ, tôi bắt gặp hơn 12 tấm bảng gắn các bảng tạ ơn khác nữa, mà mỗi bảng cũng khoảng 20 bảng tạ ơn lớn nhỏ khác nhau. Rồi bảng tạ ơn gắn chung quanh vườn hoa, các dây hoa uốn quanh, lấp lối. Có hai bảng tạ ơn để lại ấn tượng cho tôi thật nhiều đó là tấm bảng một gia đình tạ ơn cho một em bé gặp tai nạn, hôn mê 3 tháng và nằm một chỗ 2 năm, nhờ lời cầu nguyện mà Mẹ đã cho lành bệnh. Tấm thứ hai, chẳng giải nghĩa gì ngoài một câu: “con tạ ơn Mẹ” trên một phiến đá trắng. Nhìn vào đó người ta nhận biết ngay là không phải thợ làm, có lẽ chính người được ơn của Mẹ đã ngồi khắc lên những dòng chữ này. Tuồng chữ rất mộc mạc, nhưng để khắc được trên đá như thế này, lại không phải là thợ thì người này phải mất rất nhiều thời gian và trong lúc khắc những lời tạ ơn như thế thì tâm tình của người khắc phải yêu mến Mẹ là nhường nào, với ơn lành mà anh hay chị đã nhận được từ nơi Mẹ.
Bức tượng trắng giản đơn với hai bàn tay cụt mà lôi kéo dân chúng đến rất đông. Bao nhiêu ghế đá chung quanh tượng của Mẹ, cũng là những bảng ân nhân của những gia đình được ơn, những ân tình của các gia đình được khắc trên lưng ghế đá, dâng kính Mẹ.
Nhìn những chàng thanh niên, những cụ bà, những thiếu nữ và những bà mẹ bế con trẻ lần lượt bước lên mấy bậc thang để vuốt vào tà áo Mẹ rồi áp lên mặt của mình, những cử chỉ thành kính ấy cũng đủ làm cho những người hiện diện thấy mình đang được chứng kiến những giây phút linh thiêng nhất, ngọt ngào nhất và diễn tả niềm tin cao vời nhất.
Ai cũng muốn dâng Mẹ những khắc khoải của lòng mình, của những người thân của mình. Ai cũng muốn vòng tay của Mẹ hướng đến gia đình mình. Ai cũng muốn Mẹ lắng nghe lời thầm thĩ van nài của mình...
Lời cầu xin, những tiếng thì thầm, những thánh vịnh, những tràng chuỗi Môi Khôi, những lời nguyện tắt, những bài thánh ca ngày mỗi ngày dát vào khu rừng, âm vang trong những thanh âm của rừng núi và chắc chắn đọng lại trong tâm hồn của Mẹ, tâm hồn thương xót kẻ khốn cùng.
Không chỉ Mẹ lôi cuốn được những người Công Giáo mà cả những người trước nay chưa từng biết đạo là gì cũng đến thành kính thắp nhang khấn vái với Mẹ. Anh tài xế chở chúng tôi nói: cứ nhìn thấy người nào thắp nhang cầm bằng hai bàn tay úp lại với nhau là biết người không Công Giáo. Quả đúng là như vậy. Đang trong thánh lễ, tôi thấy có những người tới trước tượng đài Mẹ thắp nhang và vái như thế. Tôi còn thấy họ mang theo trái cây để dâng Mẹ nữa. Con nhà có đạo không mang theo trái cây dâng cúng bao giờ và chỉ cầm nhang bằng hai đầu ngón tay trỏ và ngón cái.
Mẹ không chỉ là Mẹ của người Công Giáo mà Mẹ chung của mọi người. Ai có lòng tin vào Mẹ thì Mẹ sẽ chúc phúc và nhậm lời. Có lẽ vậy mà từ Quảng Ngãi, Gia Lai, Kontum, Quy Nhơn, ồng nai, Buôn Mê Thuột, Saigon... xa xôi hay từ khắp mọi nơi trên mọi nẻo đường đất nước, hễ ai có dịp lên vùng truyền giáo Kontum, hoặc có lòng yêu mến, đều tìm về hành hương bên Mẹ.
Hoa ở bên Mẹ có lẽ còn nhiều hơn cả hoa ở chợ Kontum gộp lại. Hoa ở chung quanh tượng đài Mẹ, rải rác các bình hoa trong khuôn viên của Mẹ.
Tôi chưa từng thấy một trung tâm hành hương nào như trung tâm hành hương Mẹ Măng-den. Trung tâm hành hương không nhà nguyện, không một nếp nhà, Mẹ đứng lồng lộng giữa gió trời, với những lán bạt sơ sài, với những bảng tạ ơn để khắp nơi, với những lời tạ ơn rất chân tình từ trái tim, và đặc biệt với một tượng Đức Mẹ chưa từng thấy ở nơi nào giống như thế.... vậy mà với một trái tim vô biên, Mẹ đã gọi mời được bao nhiêu người về với Mẹ. Câu nói vui mà người ta hay nói về Măng-đen là: “ ruồi vàng, bọ chó, gió Măng-đen”. Gió trên đại ngàn là như thế, mà Mẹ cứ chơ vơ giữa rừng thông, đứng chờ hết lớp người này đến đoàn con khác. Quả là một nơi hành hương của Mẹ có một không hai trên thế giới ! Tuy nhiên, dù hoang sơ và giữa núi rừng đại ngàn như thế mà không có một cái rác nào, một hình ảnh đẹp và văn minh!
Tạ ơn Chúa đã cho con được diễm phúc hành hương bên Mẹ trong những ngày cuối tháng Hoa của Mẹ. Xin cho con cái Mẹ khắp nơi luôn tìm được sự bình an trong bóng từ mẫu của Mẹ, và xin cho chúng con trở nên những cánh tay còn dang dở của Mẹ, để giúp đỡ những anh chị em bên cạnh chúng con. Amen
Maria Nguyễn Thị Minh Du
Congregation of Dominican Sisters of Saint Rose of Lima VIET NAM
(VietCatholic News)
Ngoài những tấm bảng đựơc gắn dưới chân của Mẹ, tôi bắt gặp hơn 12 tấm bảng gắn các bảng tạ ơn khác nữa, mà mỗi bảng cũng khoảng 20 bảng tạ ơn lớn nhỏ khác nhau. Rồi bảng tạ ơn gắn chung quanh vườn hoa, các dây hoa uốn quanh, lấp lối. Có hai bảng tạ ơn để lại ấn tượng cho tôi thật nhiều đó là tấm bảng một gia đình tạ ơn cho một em bé gặp tai nạn, hôn mê 3 tháng và nằm một chỗ 2 năm, nhờ lời cầu nguyện mà Mẹ đã cho lành bệnh. Tấm thứ hai, chẳng giải nghĩa gì ngoài một câu: “con tạ ơn Mẹ” trên một phiến đá trắng. Nhìn vào đó người ta nhận biết ngay là không phải thợ làm, có lẽ chính người được ơn của Mẹ đã ngồi khắc lên những dòng chữ này. Tuồng chữ rất mộc mạc, nhưng để khắc được trên đá như thế này, lại không phải là thợ thì người này phải mất rất nhiều thời gian và trong lúc khắc những lời tạ ơn như thế thì tâm tình của người khắc phải yêu mến Mẹ là nhường nào, với ơn lành mà anh hay chị đã nhận được từ nơi Mẹ.
Bức tượng trắng giản đơn với hai bàn tay cụt mà lôi kéo dân chúng đến rất đông. Bao nhiêu ghế đá chung quanh tượng của Mẹ, cũng là những bảng ân nhân của những gia đình được ơn, những ân tình của các gia đình được khắc trên lưng ghế đá, dâng kính Mẹ.
Nhìn những chàng thanh niên, những cụ bà, những thiếu nữ và những bà mẹ bế con trẻ lần lượt bước lên mấy bậc thang để vuốt vào tà áo Mẹ rồi áp lên mặt của mình, những cử chỉ thành kính ấy cũng đủ làm cho những người hiện diện thấy mình đang được chứng kiến những giây phút linh thiêng nhất, ngọt ngào nhất và diễn tả niềm tin cao vời nhất.
Ai cũng muốn dâng Mẹ những khắc khoải của lòng mình, của những người thân của mình. Ai cũng muốn vòng tay của Mẹ hướng đến gia đình mình. Ai cũng muốn Mẹ lắng nghe lời thầm thĩ van nài của mình...
Lời cầu xin, những tiếng thì thầm, những thánh vịnh, những tràng chuỗi Môi Khôi, những lời nguyện tắt, những bài thánh ca ngày mỗi ngày dát vào khu rừng, âm vang trong những thanh âm của rừng núi và chắc chắn đọng lại trong tâm hồn của Mẹ, tâm hồn thương xót kẻ khốn cùng.
Không chỉ Mẹ lôi cuốn được những người Công Giáo mà cả những người trước nay chưa từng biết đạo là gì cũng đến thành kính thắp nhang khấn vái với Mẹ. Anh tài xế chở chúng tôi nói: cứ nhìn thấy người nào thắp nhang cầm bằng hai bàn tay úp lại với nhau là biết người không Công Giáo. Quả đúng là như vậy. Đang trong thánh lễ, tôi thấy có những người tới trước tượng đài Mẹ thắp nhang và vái như thế. Tôi còn thấy họ mang theo trái cây để dâng Mẹ nữa. Con nhà có đạo không mang theo trái cây dâng cúng bao giờ và chỉ cầm nhang bằng hai đầu ngón tay trỏ và ngón cái.
Mẹ không chỉ là Mẹ của người Công Giáo mà Mẹ chung của mọi người. Ai có lòng tin vào Mẹ thì Mẹ sẽ chúc phúc và nhậm lời. Có lẽ vậy mà từ Quảng Ngãi, Gia Lai, Kontum, Quy Nhơn, ồng nai, Buôn Mê Thuột, Saigon... xa xôi hay từ khắp mọi nơi trên mọi nẻo đường đất nước, hễ ai có dịp lên vùng truyền giáo Kontum, hoặc có lòng yêu mến, đều tìm về hành hương bên Mẹ.
Hoa ở bên Mẹ có lẽ còn nhiều hơn cả hoa ở chợ Kontum gộp lại. Hoa ở chung quanh tượng đài Mẹ, rải rác các bình hoa trong khuôn viên của Mẹ.
Tôi chưa từng thấy một trung tâm hành hương nào như trung tâm hành hương Mẹ Măng-den. Trung tâm hành hương không nhà nguyện, không một nếp nhà, Mẹ đứng lồng lộng giữa gió trời, với những lán bạt sơ sài, với những bảng tạ ơn để khắp nơi, với những lời tạ ơn rất chân tình từ trái tim, và đặc biệt với một tượng Đức Mẹ chưa từng thấy ở nơi nào giống như thế.... vậy mà với một trái tim vô biên, Mẹ đã gọi mời được bao nhiêu người về với Mẹ. Câu nói vui mà người ta hay nói về Măng-đen là: “ ruồi vàng, bọ chó, gió Măng-đen”. Gió trên đại ngàn là như thế, mà Mẹ cứ chơ vơ giữa rừng thông, đứng chờ hết lớp người này đến đoàn con khác. Quả là một nơi hành hương của Mẹ có một không hai trên thế giới ! Tuy nhiên, dù hoang sơ và giữa núi rừng đại ngàn như thế mà không có một cái rác nào, một hình ảnh đẹp và văn minh!
Tạ ơn Chúa đã cho con được diễm phúc hành hương bên Mẹ trong những ngày cuối tháng Hoa của Mẹ. Xin cho con cái Mẹ khắp nơi luôn tìm được sự bình an trong bóng từ mẫu của Mẹ, và xin cho chúng con trở nên những cánh tay còn dang dở của Mẹ, để giúp đỡ những anh chị em bên cạnh chúng con. Amen
Maria Nguyễn Thị Minh Du
Congregation of Dominican Sisters of Saint Rose of Lima VIET NAM
(VietCatholic News)
Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT CHÚA TT HIỆN XUỐNG 19-5-2013
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm C 19-5-2013.
Cha Phaolô dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Cha Phaolô dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Hữu Toàn.
Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013
Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013
NIÊN GIÁM TOÀ THÁNH 2013
Sáng thứ Hai 13 tháng 5, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu, Phụ Tá Quốc Vụ Khanh đã trình lên Đức Thánh Cha Phanxicô Niên Giám Tòa Thánh 2013 và Thống Kê Giáo Hội Thường Niên (Annuarium Statisticum Ecclesiae) năm 2011.
Cả hai cuốn đều đã được soạn thảo bởi Đức Ông Vittorio Formenti, phụ trách Văn phòng thống kê Trung ương của Giáo Hội, Giáo sư Enrico Nenna và cộng tác viên khác. Đức Thánh Cha đã bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với những đóng góp của các vị biên soạn.
Thống kê của Tòa Thánh cho thấy số người Công Giáo trên toàn cầu nhìn chung vẫn ở mức 1.214 tỷ, tăng chỉ cao hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng dân số toàn cầu trong giai đoạn 2010/2011.
Số linh mục dòng và triều đã gia tăng, chủ yếu là do sự gia tăng ơn gọi ở châu Á và châu Phi đã giúp cân bằng xu hướng tiếp tục suy giảm ở châu Âu (-9% trong thập kỷ qua).
Tuy nhiên, tình trạng không được lạc quan mấy đối với số lượng nữ tu đã giảm đến 10% trong thập kỷ qua.
Số liệu thống kê đáng ngạc nhiên nhất được nêu trong Niên Giám Tòa Thánh năm 2013 là sự bùng nổ trong ơn gọi phó tế vĩnh viễn, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ, nơi số phó tế đã tăng hơn 40% trong thập kỷ qua.
Niên Giám Tòa Thánh 2013 đã ghi lại các dữ liệu chính trong đời sống của Giáo Hội Công Giáo trên thế giới, trong năm 2012, cho đến cuộc bầu cử Giáo Hoàng vừa qua. Trong thời gian này Giáo Hội có thêm 11 Tòa Giám Mục, 2 giáo hạt Tòng Nhân, 1 hạt đại diện tông tòa và 1 miền phủ doãn tông tòa.
Bên cạnh đó một miền phủ doãn tông tòa đã được nâng lên bậc giáo phận và 2 miền phũ doãn dành cho các tín hữu theo nghi lễ Đông Phương được nâng lên hàng giáo phận.
Số người Công Giáo trên toàn thế giới đã tăng từ 1.196 tỷ trong năm 2010 đến 1.214 tỷ trong năm 2011, tức tăng 1.5%. Sự tăng trưởng này là chỉ cao hơn một chút so với sự tăng trưởng dân số của thế giới là 1.23%. Sự hiện diện của người Công Giáo trên thế giới chủ yếu vẫn không thay đổi, tức là vẫn ở mức 17.5%.
Số người Công Giáo Phi Châu tăng 4.3%. Châu Á tăng 2.3%. Sự tăng trưởng về số lượng người Công Giáo ở Mỹ và châu Âu vẫn ổn định, phù hợp với tăng trưởng dân số là 0.3%.
Trong năm 2011, tổng số người Công Giáo được rửa tội phân phối trên các lục địa là: 16.0% ở châu Phi, 48.8% ở châu Mỹ, 10.9% ở châu Á, 23.5% ở châu Âu và 0.8% ở Châu Đại Dương.
Số lượng các Giám Mục trên thế giới tăng từ 5104 đến 5132. Sự gia tăng đặc biệt có liên quan đến Châu Đại Dương (4.6%) và châu Phi (1.0%). Số các Giám Mục ở Mỹ và Châu Âu không thay đổi bao nhiêu và vẫn chiếm 70% số Giám Mục trên toàn thế giới.
Tính chung các linh mục triều và dòng, tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2001, Giáo Hội có 405,067 linh mục; một thập niên sau, tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2011, Giáo Hội có 413,418 linh mục.
Số phó tế vĩnh viễn đang bùng nổ trên toàn cầu. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2001, Giáo Hội có 29,000 phó tế. Một thập niên sau, Giáo Hội có 41,000 phó tế.
Các phó tế ở châu Âu tăng từ 9,000 trong năm 2001, đến 14,000 trong năm 2011, tức là tăng hơn 43%.
Ở Mỹ số lượng phó tế tăng từ 19,100 phó tế năm 2001 lên hơn 26,000 trong năm 2011.
Như vậy, số phó tế ở châu Âu và châu Mỹ chiếm 97.4% tổng số phó tế toàn cầu.
Số nữ tu đã giảm từ 792,000 trong năm 2001 còn 713,000 vào năm 2011.
Các chủng sinh trên toàn cầu tăng từ 112, 244 vào năm 2001 lên 120,616 vào năm 2011, tức tăng 7.5%. Sự phát triển rất khác nhau trong các châu lục. Trong khi châu Phi tăng 30.9% và châu Á tăng 29.4%, châu Âu sụt 21.7% và châu Mỹ đã sụt 1.9%.
Đặng Tự Do
(VietCatholic News)
Thống kê của Tòa Thánh cho thấy số người Công Giáo trên toàn cầu nhìn chung vẫn ở mức 1.214 tỷ, tăng chỉ cao hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng dân số toàn cầu trong giai đoạn 2010/2011.
Số linh mục dòng và triều đã gia tăng, chủ yếu là do sự gia tăng ơn gọi ở châu Á và châu Phi đã giúp cân bằng xu hướng tiếp tục suy giảm ở châu Âu (-9% trong thập kỷ qua).
Tuy nhiên, tình trạng không được lạc quan mấy đối với số lượng nữ tu đã giảm đến 10% trong thập kỷ qua.
Số liệu thống kê đáng ngạc nhiên nhất được nêu trong Niên Giám Tòa Thánh năm 2013 là sự bùng nổ trong ơn gọi phó tế vĩnh viễn, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ, nơi số phó tế đã tăng hơn 40% trong thập kỷ qua.
Niên Giám Tòa Thánh 2013 đã ghi lại các dữ liệu chính trong đời sống của Giáo Hội Công Giáo trên thế giới, trong năm 2012, cho đến cuộc bầu cử Giáo Hoàng vừa qua. Trong thời gian này Giáo Hội có thêm 11 Tòa Giám Mục, 2 giáo hạt Tòng Nhân, 1 hạt đại diện tông tòa và 1 miền phủ doãn tông tòa.
Bên cạnh đó một miền phủ doãn tông tòa đã được nâng lên bậc giáo phận và 2 miền phũ doãn dành cho các tín hữu theo nghi lễ Đông Phương được nâng lên hàng giáo phận.
Số người Công Giáo trên toàn thế giới đã tăng từ 1.196 tỷ trong năm 2010 đến 1.214 tỷ trong năm 2011, tức tăng 1.5%. Sự tăng trưởng này là chỉ cao hơn một chút so với sự tăng trưởng dân số của thế giới là 1.23%. Sự hiện diện của người Công Giáo trên thế giới chủ yếu vẫn không thay đổi, tức là vẫn ở mức 17.5%.
Số người Công Giáo Phi Châu tăng 4.3%. Châu Á tăng 2.3%. Sự tăng trưởng về số lượng người Công Giáo ở Mỹ và châu Âu vẫn ổn định, phù hợp với tăng trưởng dân số là 0.3%.
Trong năm 2011, tổng số người Công Giáo được rửa tội phân phối trên các lục địa là: 16.0% ở châu Phi, 48.8% ở châu Mỹ, 10.9% ở châu Á, 23.5% ở châu Âu và 0.8% ở Châu Đại Dương.
Số lượng các Giám Mục trên thế giới tăng từ 5104 đến 5132. Sự gia tăng đặc biệt có liên quan đến Châu Đại Dương (4.6%) và châu Phi (1.0%). Số các Giám Mục ở Mỹ và Châu Âu không thay đổi bao nhiêu và vẫn chiếm 70% số Giám Mục trên toàn thế giới.
Tính chung các linh mục triều và dòng, tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2001, Giáo Hội có 405,067 linh mục; một thập niên sau, tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2011, Giáo Hội có 413,418 linh mục.
Số phó tế vĩnh viễn đang bùng nổ trên toàn cầu. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2001, Giáo Hội có 29,000 phó tế. Một thập niên sau, Giáo Hội có 41,000 phó tế.
Các phó tế ở châu Âu tăng từ 9,000 trong năm 2001, đến 14,000 trong năm 2011, tức là tăng hơn 43%.
Ở Mỹ số lượng phó tế tăng từ 19,100 phó tế năm 2001 lên hơn 26,000 trong năm 2011.
Như vậy, số phó tế ở châu Âu và châu Mỹ chiếm 97.4% tổng số phó tế toàn cầu.
Số nữ tu đã giảm từ 792,000 trong năm 2001 còn 713,000 vào năm 2011.
Các chủng sinh trên toàn cầu tăng từ 112, 244 vào năm 2001 lên 120,616 vào năm 2011, tức tăng 7.5%. Sự phát triển rất khác nhau trong các châu lục. Trong khi châu Phi tăng 30.9% và châu Á tăng 29.4%, châu Âu sụt 21.7% và châu Mỹ đã sụt 1.9%.
Đặng Tự Do
(VietCatholic News)
Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013
HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ TÀPAO 13.5.2013
TỪ FATIMA – BỒ ĐÀO NHA TỚI TÀPAO – VIỆT NAM
Trưa ngày Chúa nhật 13.5.1917, Đức Mẹ đã hiện ra chói sáng trên ngọn cây sồi ở đồi Cova da Iria vớiba trẻ chăn chiên:Lucia 10 tuổi, Phanxicô 8 tuổi và Gianxita 7 tuổi ở làng Fatima - Bồ Đào Nha. Đức Mẹ xin các em cầu nguyện cho các tội nhân trở lại, chiến tranh sớm kết thúc và dặn các em trở lại vào ngày 13 mỗi tháng.
Sau đó vào các ngày 13 tháng 6,7,8,9,10, Đức Mẹ tiếp tục hiện ra và có những phép lạ kèm theo mà những người tham dự đều tận mắt chứng kiến. Đặc biệt ngày 13.10.1917, Đức Mẹ làm một phép lạ cả thể trước gần 100.000 người xem thấy hiện tượng lạ lùng: mặt trời quay tròn nhảy múa tung ra muôn vàn ánh sáng huy hoàng rực rỡ sắc màu. Sau một thời gian dài điều tra cẩn thận với những chứng từ kèm theo, ngày 13.10.1930, Đức Giám Mục Giáo phận Lêbia đã chính thức công nhận sự kiện Đức Mẹ Fatima và tổ chức việc tôn kính Đức Mẹ tại đây. Kể từ đó, Fatima đã trở thành một trong những trung tâm hành hương quan trọng bậc nhất của Giáo hội Công giáo thu hút rất nhiều tín hữu hành hương đến từ khắp nơi trên thế giới.
Riêng với Việt Nam, theoBách khoa toàn thư mở Wikipedia trên www.Google.com.vn, Tượng Đức Mẹ trên núi TàPao tọa lạc tại xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận,Việt Nam, đang là một trong những trung tâm hành hương lớn của người Công giáo Việt Nam. Quả không sai chút nào, bởi vì, như ước hẹn, cứ đến ngày 13 mỗi tháng, từng dòng người từ khắp nơi rộn ràng những bước chân trẩy về bên Đức Mẹ TàPao, leo lên hơn 400 bậc cao trên núi để chiêm ngắm, cầu nguyện và xin ơn…Và rồi từ đó, biết bao câu chuyện lạ và ơn lạ được tường thuật lại như những chứng từ ân sủng Thiên Chúa ban qua trung gian cầu bầu của Đức Mẹ TàPao. Ơn lạ cụ thể nhất không ai có thể chối cãi, đó là: nhờ lòng kính mến và thành tâm khẩn nguyện cùng Mẹ TàPao, mà bao linh hồn được ơn sám hối ăn năn, đổi mới cuộc đời, quay về nẻo chính đường ngay, bao gia đình tan vỡ được hàn gắn hoà thuận, bao kẻ âu lo thất vọng được an ủi và lấy lại niềm tin yêu cho cuộc sống hôm nay…
(gpphanthiet.com)
Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT CHÚA THĂNG THIÊN 12-5-2013
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật Chúa Thăng Thiên 12-5-2013.
Cha Phaolô dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Cha Phaolô dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Hữu Toàn.
Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013
CUỘC GẶP GỠ LỊCH SỬ GIỮA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ VÀ GIÁO CHỦ COPTIC AI CẬP TAWADROS II
Vị giáo chủ của Giáo Hội Chính Thống Coptic Ai Cập đã tới Vatican để viếng thăm Đức Giáo Hoàng Phanxicô và lên tiếng bày tỏ một nhu cầu cấp thiết cho một sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu tại Trung Đông.
Các Giáo hội Công giáo và Coptic đã phân rẽ trong thế kỷ thứ năm vì các quan điểm thần học bất đồng về bản tính của Chuá Giêsu.
Cả hai giáo hội, tuy nhiên, đang trở thành nạn nhân cuả nạn phân biệt đối xử sau khi Hosni Mubarak bị lật đổ, đặc biệt là với sự nổi lên của phong trào Huynh đệ Hồi giáo ở Ai Cập.
Chuyến thăm Vatican của vị giáo chủ Chính thống giáo Ai Cập là quan trọng bởi vì ngài là vị lãnh đạo cuả một Giáo Hội Kitô giáo lớn nhất ở Ai Cập với mười triệu giáo dân (10 phần trăm dân số Ai Cập), so với Công Giaó chỉ có 165.000, và về mặt lịch sử thì đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên tại Rome sau 40 năm.
Vị tiền nhiệm cuả đức Tawadros II, cố giáo chủ Shenouda III, đã viếng thăm Đức Giáo Hoàng Phaolô VI vào tháng 5 năm 1973 và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đáp trả bằng một cuộc viếng thăm Ai Cập hồi năm 2000.
Giáo chủ Tawadros được bầu kế vị cố Giáo Chủ Shenouda III hồi tháng 11 năm 2012.
Từ khi lên ngôi Giáo chủ, đức Tawadros đã tỏ ra có nhiều dấu hiệu muốn tái lập quan hệ với Vatican. Tháng trước Ngài đã đến tham dự lễ nhậm chức của đức Thượng Phụ Công giáo mới, GM Ibrahim Sidrak, là một cử chỉ chưa từng có.
Chuyến viếng thăm này cũng là dấu hiệu mới nhất của cuộc đối thoại đại kết ngày càng gia tăng sau khi thượng phụ của Constantinople, Bartholomew, là nhà lãnh đạo tinh thần chính thống đầu tiên đến tham dự lễ đăng quang của Đức Giáo Hoàng vào tháng Ba.
Đức
Giáo Hoàng Phanxicô trong bộ áo màu trắng và Giáo Chủ Tawadros trong bộ
áo màu đen, đã họp tại hội trường Clementine trong Cung điện Vatican
chừng 15 phút rồi cùng nhau cầu nguyện chung cho hòa bình tại nguyện
đường Redemptoris Mater Chapel khoảng 20 phút trong một nghi lễ đơn giản
với nhiều bài thánh ca bằng tiếng Ả Rập.
Trong lời phát biểu đến Đức Thánh Cha Phanxicô, Giáo Chủ Tawadros cho biết "Mục tiêu quan trọng nhất cho cả Giáo Hội Công Giáo và Coptic là thúc đẩy đối thoại đại kết để đạt được mục tiêu quan trọng nhất là sự Hiệp Nhất".
Trong lời phát biểu đến Đức Thánh Cha Phanxicô, Giáo Chủ Tawadros cho biết "Mục tiêu quan trọng nhất cho cả Giáo Hội Công Giáo và Coptic là thúc đẩy đối thoại đại kết để đạt được mục tiêu quan trọng nhất là sự Hiệp Nhất".
Ngài mong
muốn "các mối quan hệ giữa Giáo Hội Chính Thống Coptic và Công giáo đã
từng rất tốt thì nay có thể trở nên mạnh mẽ hơn và thịnh vượng hơn."
Giáo chủ Tawadros cũng mời Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm Ai Cập và đề nghị rằng từ nay hai giáo hội nên ghi nhớ ngày 10 tháng 5 là "một dịp lễ mừng của tình huynh đệ giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Coptic."
Trong phần đáp từ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cam đoan dâng lời cầu nguyện cho vị Giáo Chủ và dâng lời khẩn cầu lên hai thánh tông đồ Phêrô và Mác Cô, là hai vị đã thành lập ra hai giáo hội.
"Nếu một thành viên bị đau, thì tất cả đều đau cùng nhau, nếu một thành viên được tôn vinh, thì tất cả cùng được hoan lạc," Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại một câu trong thánh thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi các tín hữu thành Côrintô.
"Hãy cho tôi đảm bảo với Ngài rằng những nỗ lực của Ngài nhằm xây dựng sự hiệp thông giữa các tín hữu trong Chúa Kitô, và sự quan tâm sống động của ngài cho tương lai của đất nước và cho vai trò của cộng đồng Kitô hữu trong xã hội Ai Cập, là một tiếng vang đánh động sâu xa trái tim của người Kế Vị Thánh Phêrô và của cộng đồng Công Giáo toàn cầu, " ĐGH nói.
Giáo chủ Tawadros cũng mời Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm Ai Cập và đề nghị rằng từ nay hai giáo hội nên ghi nhớ ngày 10 tháng 5 là "một dịp lễ mừng của tình huynh đệ giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Coptic."
Trong phần đáp từ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cam đoan dâng lời cầu nguyện cho vị Giáo Chủ và dâng lời khẩn cầu lên hai thánh tông đồ Phêrô và Mác Cô, là hai vị đã thành lập ra hai giáo hội.
"Nếu một thành viên bị đau, thì tất cả đều đau cùng nhau, nếu một thành viên được tôn vinh, thì tất cả cùng được hoan lạc," Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại một câu trong thánh thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi các tín hữu thành Côrintô.
"Hãy cho tôi đảm bảo với Ngài rằng những nỗ lực của Ngài nhằm xây dựng sự hiệp thông giữa các tín hữu trong Chúa Kitô, và sự quan tâm sống động của ngài cho tương lai của đất nước và cho vai trò của cộng đồng Kitô hữu trong xã hội Ai Cập, là một tiếng vang đánh động sâu xa trái tim của người Kế Vị Thánh Phêrô và của cộng đồng Công Giáo toàn cầu, " ĐGH nói.
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng "việc chia sẻ những đau khổ hàng ngày có thể trở thành một công cụ hữu hiệu cho sự hiệp nhất."
"Từ những đau khổ được chia sẻ, có thể nở ra sự tha thứ và hòa giải, với sự giúp đỡ của Thiên Chúa," Ngài cho biết.
Trước cuộc họp, phái đoàn Giáo Hội Coptic Ai Cập đã đến thăm Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo và các sở khác cuả giáo triều Rôma.
Văn phòng báo chí cuả Giáo Hội Coptic cũng phân phát cho báo chí lời tuyên bố cuả Giáo Chủ Tawadros như sau, "Chúng ta phải chuẩn bị giáo dân cuả chúng ta cho việc đoàn kết mà chúng ta đã biết là cần thiết và đã sống cách rất thiết thực này, chúng ta phải làm việc nhanh chóng và nghiêm túc."
"Từ những đau khổ được chia sẻ, có thể nở ra sự tha thứ và hòa giải, với sự giúp đỡ của Thiên Chúa," Ngài cho biết.
Trước cuộc họp, phái đoàn Giáo Hội Coptic Ai Cập đã đến thăm Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo và các sở khác cuả giáo triều Rôma.
Văn phòng báo chí cuả Giáo Hội Coptic cũng phân phát cho báo chí lời tuyên bố cuả Giáo Chủ Tawadros như sau, "Chúng ta phải chuẩn bị giáo dân cuả chúng ta cho việc đoàn kết mà chúng ta đã biết là cần thiết và đã sống cách rất thiết thực này, chúng ta phải làm việc nhanh chóng và nghiêm túc."
Cha Rafic Greiche, giám đốc báo chí Công giáo tại Ai Cập
cũng hợp ý với lời tuyên bố trên cuả Giáo Chủ Tawadros II, ngài nói "Sự
gia tăng của các đảng chính trị Hồi giáo ở các nước Ai Cập và Syria đã
loại các Kitô hữu ra khỏi xã hội và dồn họ trở thành những công dân hạng
thứ hai hoặc thứ ba."
"Kitô hữu chúng tôi ở Ai Cập mong mỏi các anh em từ tất cả các nhà thờ trên thế giới giúp đỡ chúng tôi, cầu nguyện cho chúng tôi và là những anh em thực sự trong Chúa Giêsu Kitô".
Cha Greiche lưu ý rằng kể từ sau cuộc lật đổ Hosni Mubarak, "vẫn không có gì thay đổi tốt hơn cho các Kitô hữu và cho những người Hồi giáo bình thường."
"Mọi người đang trở nên nghèo hơn, tầng lớp trung lưu ngày càng nghèo đi và trở thành vô gia cư, công việc thì không có và ngành du lịch đã biến mất", Cha Greiche cho biết.
"Vì vậy, chúng tôi hy vọng những anh em của chúng tôi sẽ giúp đỡ chúng tôi, không phải bằng tiền, nhưng bằng tinh thần đoàn kết và chứng tỏ cho các chính phủ của họ biết rằng tất cả các Kitô hữu trên toàn thế giới là một khối hiệp nhất trong một trái tim", ngài nói thêm.
"Kitô hữu chúng tôi ở Ai Cập mong mỏi các anh em từ tất cả các nhà thờ trên thế giới giúp đỡ chúng tôi, cầu nguyện cho chúng tôi và là những anh em thực sự trong Chúa Giêsu Kitô".
Cha Greiche lưu ý rằng kể từ sau cuộc lật đổ Hosni Mubarak, "vẫn không có gì thay đổi tốt hơn cho các Kitô hữu và cho những người Hồi giáo bình thường."
"Mọi người đang trở nên nghèo hơn, tầng lớp trung lưu ngày càng nghèo đi và trở thành vô gia cư, công việc thì không có và ngành du lịch đã biến mất", Cha Greiche cho biết.
"Vì vậy, chúng tôi hy vọng những anh em của chúng tôi sẽ giúp đỡ chúng tôi, không phải bằng tiền, nhưng bằng tinh thần đoàn kết và chứng tỏ cho các chính phủ của họ biết rằng tất cả các Kitô hữu trên toàn thế giới là một khối hiệp nhất trong một trái tim", ngài nói thêm.
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT CHÚA THĂNG THIÊN NĂM C
RAO GIẢNG VIỆC SÁM HỐI
PM. Cao Huy Hoàng
Chúa Giêsu đã về Trời. Người hoàn thành sứ mạng cứu rỗi nhân loại bằng chính cái chết và phục sinh của Người.
Dòng đời lữ hành của nhân loại vẫn còn tiếp diễn và vẫn còn phải được tiếp tục hưởng nhờ ơn cứu rỗi của Chúa. Vì thế sứ mạng cứu rỗi nhân loại được chuyển giao cho Hội Thánh của Người, dưới nguồn trợ lực của Chúa Thánh Thần.
Sứ mạng truyền giáo của Hội Thánh là sứ mạng của mỗi tín hữu.
“Như đã ghi chép là Đức Kitô phải chịu khổ hình và ngày thứ ba từ cõi chết sống lại; và nhân danh Người mà rao giảng việc sám hối và ơn tha tội trong mọi dân, bắt đầu từ Giêrusalem. Các con là nhân chứng những sự việc ấy” (Lc 24, 46 – 47).
“Các con là nhân chứng những việc ấy”: các con phải làm chứng về một Chúa Giêsu tử nạn vì tội lỗi nhân loại, làm chứng về một Chúa Giêsu Phục Sinh để ai tin vào Người cũng sẽ được Phục Sinh trong sự sống vĩnh cửu, viên mãn.
Như vậy Lời Chúa hôm nay đề cập đến “Chúa đã chết để chuộc tội” và “Phục sinh để người tin và sám hối được cứu rỗi”. “Sám hối để được ơn tha tội” là nội dung chính của sứ điệp truyền giáo trong lễ Chúa Lên Trời hôm nay.
Nhìn vào thế giới hôm nay: tiêu chuẩn luân thường đạo lý đảo lộn, bờ mê bến giác cũng chẳng còn ranh giới, sự thật và giả dối có chung một thân xác, một mái nhà, thiện ác, tối sáng cứ quấn quít lấy nhau… làm cho con người gần như mất đi cảm thức về tội. Có những tội to đùng như núi, mà người phạm tội cứ nhởn nhơ phè phỡn như chẳng có tội gì. Càng có chức quyền càng gắn liền với ý đồ phạm tội cách công khai mà chẳng ai làm gì nhau được. Cuối cùng là tự cho mình cái quyền phạm tội, hoặc quyền tự tha tội cho mình. Tội từ cấp trên xuống cấp dưới, tội tràn lan ra xã hội, xuống tận tới dân đen. Dễ hiểu thôi, thượng bất chính, hạ tắc loạn. Lớn làm được, thì nhỏ cũng làm được chứ? Bao gương mù gương xấu cho cả một thế hệ hậu duệ…
Thật tội nghiệp cho chúng ta, các tín hữu bây giờ phải truyền giáo trong thời đại của những kẻ mắc bệnh tuyên truyền sự giả dối. Người mắc bệnh tuyên truyền lúc nào cũng nghĩ người khác tuyên truyền và sợ mình bị tuyên truyền. Người nói dối bao giờ cũng nghĩ người khác nói dối. Người sống trong giả dối bao giờ cũng nghĩ người khác giả dối như mình. Khi thấy nơi này, nơi kia có nhiều người gia nhập Hội Thánh Công Giáo, thì họ cho là chúng ta tuyên truyền thành công. Họ tự mặc định cho việc “loan báo Tin Mừng, rao giảng sự sám hối, ơn tha tội” như là việc tuyên truyền sự giả dối mà họ đã từng làm.
Khi thấy một ngôi Nhà Thờ mới được xây dựng, một lễ nghi tôn giáo được tổ chức rầm rộ hoành tráng thì họ muốn chúng ta hiểu rằng đó là nhờ ơn của quyền lực thế gian! Họ chưa nhận ra được sự kỳ diệu của Chúa Thánh Thần. Họ chưa mở mắt, mở tai ra mà đón nhận sự thật. Dễ nản quá, nhưng hãy vững tin: “Các con sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần ngự xuống trên các con, và các con sẽ nên chứng nhân cho Thầy tại Giêrusalem, trong tất cả xứ Giuđêa và Samaria, và cho đến tận cùng trái đất” ( Cv 1, 1 – 11).
Làm thế nào để rao giảng việc sám hối cho người không biết mình có tội, không nhận mình có tội? Làm thế nào để rao giảng việc sám hối cho các cấp lãnh đạo chóp bu trong xã hội, những người cần làm gương sám hối trước tiên?
Chính phủ nào, đất nước nào rồi cũng thế, khi đã nắm quyền lực xã hội trong tay rồi, thì nghĩ rằng mình phải là người nói người khác nghe, mình không phải là người nghe người khác nói. Càng tồi tệ hơn khi những người chống Thiên Chúa nắm chính quyền, thì việc nói về Chúa cho chính phủ ấy nghe quả là một thách đố cho Hội Thánh. Trong tình thế ấy, thiết nghĩ việc truyền giáo của Người Công Giáo Việt Nam đương thời chính là:
- Liên lỉ, sốt sắng cầu xin Chúa Thánh Thần, vì chỉ có Ngài mới có đủ sức tác động làm mềm dịu những khối óc khô cứng, làm rung động những trái tim hóa đá, chai lì, làm biến đổi những tâm hồn vô ơn vô cảm như “con chim hay nói, nó nói tào lao, không có đứa nào, dạy cho tao nói” thành tâm hồn biết ơn chính Đấng đã tác dựng nên mình.
- Canh tân đời sống Đức Tin, Đức Cậy, Đức Mến đến mức tối đa từ mỗi cá nhân tín hữu, đến gia đình, Giáo Xứ, và cả Giáo Hội mới đủ sức thuyết phục một xã hội đang nghiêng hẳn về phía văn minh tha hóa, văn minh trần tục, văn minh sự chết.
- Xây dựng tình gắn bó, hiệp thông vững chắc trong Hội Thánh Chúa mà bảo vệ những giá trị thiêng liêng của chính đạo: bảo vệ sự sống, tôn trọng nhân quyền, bênh vực công lý. Bao lâu còn cảnh “ông nói gà, bà nói vịt” trong Hội Thánh, thì bấy lâu còn cho thấy dấu hiệu của căn bệnh kiêu ngạo, cửa quyền, có thể là cấp tính mà trầm kha, nguy hiểm. Căn bệnh ấy làm suy nhược cơ thể Hội Thánh, không còn đủ sức để truyền giáo hay rao giảng gì cho ai!
- Xác tín vững chắc sức mạnh của Lời Chúa có sức biến đổi mọi sự. Xác tín Lời đau khổ và phục sinh của Chúa Giêsu có sức làm cho mọi tạo vật trở nên mới trong Ngài, để không nản lòng lùi bước trước những thách đố có thể nói là quá lớn đối với sức chịu đựng của con người. Hãy vững vàng xác tín như Thánh Phaolô, nhà truyền giáo vĩ đại: “Chúa khiến mọi sự quy phục dưới chân Ngài, và tôn Ngài làm đầu toàn thể Hội Thánh là thân thể Ngài, và là sự sung mãn của Đấng chu toàn mọi sự trong mọi người” ( Ep 1, 23).
- Xác tín vững chắc vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần, kiên tâm “ở lại trong thành”, trong phút kết hiệp huyền nhiệm khi cử hành Bí Tích Thánh Thể, khi rước lấy Thánh Thể Chúa, kết hiệp với Ba Ngôi Thiên Chúa để nhận lấy quyền lực của Chúa Thánh Thần, như Chúa đã căn dặn: “Thầy sẽ sai đến với các con Đấng Cha Thầy đã hứa; vậy các con hãy ở lại trong thành cho đến khi mặc lấy quyền lực từ trên cao ban xuống”.
- Xác tín ý nghĩa việc truyền giáo tại đất nước này: không phải là “khôi phục lại một đất nước” theo nghĩa chính trị, như các Tông Đồ vẫn mơ hồ: “Lạy Thầy, có phải đã đến lúc Thầy khôi phục Nước Israel chăng?”, những là khôi phục lại những tâm hồn cho Thiên Chúa, khôi phục lại cho Thiên Chúa một chỗ trong lòng con người, khôi phục lại những giá trị thuộc về Thiên Chúa, khôi phục lại danh dự, uy quyền của Thiên Chúa trong một xã hội từng loại trừ, bôi nhọ, chống báng Ngài.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi chúng con canh tân đời sống đạo đức Kitô Giáo của mình để nên nhân chứng thuyết phục cho lời rao giảng về việc sám hối và ơn tha tội của Chúa cho mọi người. Amen.
(tinmung.net)
Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013
GIÁO CHỦ COPTIC AI CẬP LÊN ĐƯỜNG HỘI KIẾN VỚI ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
CAIRO 9/5/2013 –Hãng thông tấn AP cho biết Đức Giáo Chủ Tawadros II cai
quản giáo hội Thiên Chúa Giáo Coptic tại Ai Cập đã rời Cairo ngày hôm
nay, thứ Năm 9 tháng 5 năm 2013, để lên đường đi Vatican gặp Đức Giáo
Hoàng Francis. Chuyến đi sẽ kéo dài trong 6 ngày và cùng đi với Ngài còn
có một số Giám Mục và Linh Mục của giáo hội Coptic.
Đây là chuyến viếng thăm Vatican đầu tiên của Giáo Chủ Tawadros II. Ngài mới lên cai quản giáo hội Coptic được hơn một năm nay. Cách đây 40 năm, vào năm 1973, vị tiền nhiệm của Ngài đã đến Vatican gặp Đức Giáo Hoàng.
Người ta chưa biết nội dung cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo sẽ bàn đến vấn đề gì. Theo giới quan sát, cuộc hội kiến này chỉ đơn giản là nhà lãnh đạo Giáo Hội Coptic đến chúc mừng đức tân Giáo Hoàng Francis
Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Coptic tách rời Giáo Hội Công Giáo Roma vào thế kỷ thứ 5 vì có dị biệt quan điểm thần học.
Dân số Ai Cập vào năm 2012 là 82.5 triệu người trong đó người Thiên Chúa Giáo chiếm khoảng 10% . Sau khi Tổng Thống Hosni Mubarak bị lật đổ trong một cuộc cách mạng vào năm 2011, Giáo Hội Coptic và người Công Giáo bị kỳ thị, bị người Hồi Giáo tấn công nhiều hơn nhất là từ khi đảng Huynh Đệ Hồi giáo Ai Cập (Egypt's Muslim Brotherhood) lên cầm quyền.
Đây là chuyến viếng thăm Vatican đầu tiên của Giáo Chủ Tawadros II. Ngài mới lên cai quản giáo hội Coptic được hơn một năm nay. Cách đây 40 năm, vào năm 1973, vị tiền nhiệm của Ngài đã đến Vatican gặp Đức Giáo Hoàng.
Người ta chưa biết nội dung cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo sẽ bàn đến vấn đề gì. Theo giới quan sát, cuộc hội kiến này chỉ đơn giản là nhà lãnh đạo Giáo Hội Coptic đến chúc mừng đức tân Giáo Hoàng Francis
Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Coptic tách rời Giáo Hội Công Giáo Roma vào thế kỷ thứ 5 vì có dị biệt quan điểm thần học.
Dân số Ai Cập vào năm 2012 là 82.5 triệu người trong đó người Thiên Chúa Giáo chiếm khoảng 10% . Sau khi Tổng Thống Hosni Mubarak bị lật đổ trong một cuộc cách mạng vào năm 2011, Giáo Hội Coptic và người Công Giáo bị kỳ thị, bị người Hồi Giáo tấn công nhiều hơn nhất là từ khi đảng Huynh Đệ Hồi giáo Ai Cập (Egypt's Muslim Brotherhood) lên cầm quyền.
Nguyễn Long Thao
(VietCatholic News)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)