Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

ĐỨC CHA PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN QUANG SÁCH TỪ TRẦN #1






TIỂU SỬ
Đức Cha PHANXICÔ XAVIÊ
NGUYỄN QUANG SÁCH

Sinh ngày 25.5.1925 tại An Ngãi, Hoà Sơn, Đà Nẵng

  • 1938 - 1945 : Học Tiểu chủng viện Làng Sông, Quy Nhơn.
  • 1945 - 1954 : Học Đại Chủng viện Quy Nhơn.
  • 1954 - 1955 : Học Đại Chủng viện Thánh Giuse, Sài Gòn.
  • 1955 - 1956 : Giáo sư Tiểu Chủng viện Nha Trang.


Ngày 08.8.1956 : Thụ phong Linh mục tại Nha Trang do Đức Cha Piquet Lợi.

  • 1956 - 1957 : Phó xứ Nhà thờ Chính Tòa, Quy Nhơn. 
  • 1957 - 1958 : Quản xứ Phước Tường, Đà Nẵng.
  • 1958… : Quản xứ Thuận Yên, Quảng Nam.
  • 1958 - 1960 : Quản xứ Lai Nghi, Quảng Nam.
  • 1960 - 1965 : Quản xứ Xuyên Quang, Quảng Nam.
  • 1965 - 1974 : Quản xứ Phước Quang, Hòa Khánh, Đà Nẵng.
  • 1974 - 1975 : Quản xứ Thanh Đức, Đà Nẵng.

Ngày 06.6.1975 : Tấn phong Giám mục tại Nhà thờ Chính Tòa, Đà Nẵng.

  • 1975 - 1988 : Giám mục Phó kiêm Tổng Đại diện Giáo phận Đà Nẵng.

Ngày 21.01.1988 : Giám mục Giáo phận Đà Nẵng.

Ngày 06.11.2000 : Nghỉ hưu tại Tòa Giám mục Đà Nẵng.


(WHĐ, giaophandanang.org)

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN NĂM C 07-7-2013

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XIV thường niên năm C.
Cha Phaolô Vũ Đỗ Anh Khoa dâng Lễ.
Cuối Lễ có Chầu Mình Thánh Chúa ( Chúa nhật đầu tháng ).
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Hữu Toàn.

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT XIV MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C (Lc 10, 1-12.17-20 )


Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON THUYÊN CHUYỂN VÀ BỔ NHIỆM LINH MỤC

Danh sách thuyên chuyển và bổ nhiệm các linh mục  
(Tháng 7/2013)


WGPSG -- Tháng 6 năm 2013 Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã quyết định thuyên chuyển và bổ nhiệm một số Linh mục về các nhiệm sở mới. Trong tuần lễ cuối tháng 6 đầu tháng 7, Đức Cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã gặp và trao bài sai cho các cha được thuyên chuyển và bổ nhiệm.

Sau đây là danh sách các cha được thuyên chuyển và bổ nhiệm trong đợt này.




A. Làm cha sở

Số
tt
Tên Thánh
Họ và Tên
Nhiệm sở
Nhiệm sở
mới
1
Clementê
Lê Minh Trung
Hạnh
Thông Tây
Chí Hoà
2
Giuse
Phạm Đức Tuấn
Thái Bình
Hạnh
Thông Tây
4
Giuse
Đỗ Mạnh Cường
Bình Sơn
Thái Bình
5
Giuse
Nguyễn Văn Long
Bình An
Bình Sơn
6
Martinô
Đoàn Văn Hoàng
Thanh Đạm
Tân Mỹ
Khánh Hội
7
Giacôbê
Nguyễn Kim Điền
Lộc Hưng
Tân Mỹ
8
Đaminh
Đặng Quốc Hưng
Phú Hiền
Lộc Hưng
9
Phêrô
Trịnh Hồng Hải
Đại
chủng viện
Phú Hiền
10
Phêrô
Nguyễn Thanh Tùng
Đại
chủng viện
Thị Nghè
11
Giuse
Phạm Sỹ Tùng
Thị Nghè
Hiển Linh
12
Giuse
Trần Đình Phương
Hàng Sanh
Bác Ái
13
Đaminh
Nguyễn Văn Minh
Ninh Phát
Trung Chánh
14
Michael
Phạm Trường Trinh
Thánh
N.Duy Khang
Ninh Phát
15
Giuse
Đoàn Văn Tuyến
Chợ Cầu
Phú Hải
16
Laurensô
Đỗ Hữu Chỉnh
Trung Tâm
Mục Vụ
Xây Dựng

B. Phụ tá

Số
tt
Tên Thánh
Họ và Tên
Nhiệm sở
Nhiệm sở
mới
1
Phêrô
Giuse Hà Thiên Trúc
Thị Nghè
Hàng Sanh
2
Giuse
Ngô Viết Thanh
An Nhơn
Bình An
Thượng
3
Martinô
Chu Quang Định
Gò Vấp
Phát Diệm
4
Gioan
Nguyễn Vĩnh Lộc
Vĩnh Hội
Thạch Đà
5
Giuse
Lê Hoàng Minh
Vườn Xoài
Chợ Cầu
6
Giuse
Vũ Văn Quyên
Tân Hưng
Tân Định
8
Gioakim
Nguyễn Thành Tựu
Tân Định
Tân Hưng
9
Giuse
Phạm Văn Thới
Tân Phú
Thị Nghè
10
Giuse
Đặng Thanh Phong
Phát Diệm
Thuận Phát
11
Phêrô
Phạm Quang Ân
Bình An
Thượng
Trung Tâm 
Mục Vụ
13
Phanxicô X.
Trần Minh Hiếu
Chí Hoà
Khánh Hội


C. Tân Linh mục

Số
tt
Tên Thánh Họ và Tên
Nhiệm sở 
1
Phêrô Nguyễn Ngọc Châu
Bình An
2
Giuse Nguyễn Hoàng Chương
Chí Hoà
3
Đaminh Phạm Khắc Duy
Gò Vấp
4
Giuse Phạm Công Minh
Tân Phú
5
Giuse Nguyễn Cảnh Thịnh
An Nhơn
6
Gioan Bt Nguyễn Mạnh Toàn
Thánh N.Duy Khang
7
Giuse Lê Cẩm Tú
Trung Bắc
8
Đaminh Nguyễn Khải Tú
Thị Nghè
9
Giuse Đoàn Công Tuyên
Hoàng Mai
10
Giuse Nguyễn Văn Tuyên
Vĩnh Hội
11
Antôn Mai Xuân Vinh
Tân Định
12
Giuse Nguyễn Quốc Vương
Tân Hưng

(WGPSG) 

PHỎNG VẤN ĐỨC TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN VINH

Phỏng vấn Tân Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Viên
Giám Mục phụ tá Giáo phận Vinh

 Ngày 15/6/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Tổng Đại Diện Giáo phận Vinh làm Giám mục Phụ tá Giáo phận Vinh. Đức Cha Phêrô năm nay 48 tuổi, làm linh mục hơn 14 năm, đã từng du học tại Úc và đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong Giáo phận Vinh. Ngài sẽ thụ phong Giám mục vào ngày 04/9 tới đây. Thông tấn xã Vietcatholic xin được phỏng vấn ngài nhân dịp này.

PV. Kính thưa Đức Cha, chúng con xin chúc mừng Đức Cha. Xin Đức Cha cho độc giả Vietcatholic biết đôi nét về tình hình giáo phận Vinh, một giáo phận có truyền thống Đức Tin kiên vững.

(1) Về địa lý: Giáo Phận Vinh bao gồm 3 tỉnh miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, và Quảng Bình); phía Bắc của Giáo Phận Vinh là tỉnh Thanh Hóa, phía Nam là tỉnh Quảng Trị, phía Đông là biển Đông, phía Tây là nước Lào; diện tích Giáo Phận Vinh khoảng hơn 30.000 km2; chiều dài từ ranh giới phía Bắc tới ranh giới phía Nam khoảng 400 km;

(2) Về dân số: Khoảng hơn 500.000 người là Công Giáo, chiếm hơn 10% dân số của 3 tỉnh;

(3) Về điều kiện sống: Giàu thì không có, nghèo thì triền miên! Phần lớn người dân của 3 tỉnh thuộc Giáo Phận Vinh làm nghề nông; khí hậu thời tiết và điều kiện thổ nhưỡng không thuận lợi;

(4) Về đời sống đạo: Hạt giống đức tin Kitô Giáo gieo vào lòng đất Nghệ - Tĩnh – Bình khoảng 400 năm về trước. Qua nhiều thăng trầm lịch sử, các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh vẫn luôn gìn giữ và làm cho hạt giống đức tin Kitô Giáo sinh nhiều bông hạt trên miền đất vốn cằn cỗi này.

PV. Thưa Đức Cha, giáo phận Vinh rộng lớn và rất đông giáo dân. Nhưng sự hiệp thông trong giáo phận thật đáng thán phục. Theo Đức Cha, đâu là những yếu tố góp phần vào sự hiệp thông ấy?

Một số yếu tố góp phần vào sự hiệp thông của Giáo Phận Vinh:

(1) Giáo Phận Vinh hình thành và lớn lên từ đau khổ: Sự hiệp thông của các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh đặt nền tảng trên nội dung đức tin Kitô Giáo và kinh nghiệm của một Giáo Hội đau khổ triền miên. Sự hiệp thông này phần nào diễn tả điều mà Tertullian (sống vào cuối thế kỷ thứ 2 và đầu thế kỷ thứ 3 AD) nói rằng “máu các vị tử đạo là hạt giống nảy sinh Giáo Hội”. Trong cảnh đau thương, khó khăn, nghèo khổ xem ra con người biết sống hiệp thông, yêu thương, và giàu nhân tính hơn;

(2) Sự gần gũi về văn hóa và điều kiện xã hội: Các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh khá gần nhau về văn hóa, ngôn ngữ, và điều kiện sống;

(3) Coi trọng giá trị gia đình: Đa số các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh sống ở nông thôn, nơi các giá trị gia đình luôn được duy trì và phát triển. Hơn nữa, mọi người trong các giáo xứ, giáo họ luôn ý thức về căn tính và vai trò của mình trong giáo xứ, giáo họ;

(4) Ít chịu ảnh hưởng của truyền thông thông tin độc hại: Phần lớn các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh ít tiếp xúc với lối sống thành thị và ít có phương tiện thu nhận hay truy cập các thông tin độc hại; (

5) Sự cộng tác tích cực của các thành phần Dân Chúa: Khoảng 3000 người sống đời độc thân dâng hiến và hàng chục ngàn người tham gia các hội đoàn (chẳng hạn: Dòng Ba Phanxicô, Dòng Ba Đa Minh, Legio Mariae, Têrêsa, Khôi Bình…)

PV. Thưa Đức Cha, xin Đức Cha vui lòng chia sẻ với chúng con về những sứ vụ mà Đức Cha đã đảm nhận, cũng như một vài thao thức, ưu tư khi Đức Cha đón nhận sứ vụ mới.

(1) Một số công việc đã thực hiện: Sau khi chịu chức linh mục (1999), tôi được gửi đi du học ở Australia (2000-2009), về lại Giáo Phận Vinh và sống tại Đại Chủng Viện Vinh Thanh vào cuối 2009: Được bổ nhiệm là Phó Giám Đốc Đại Chủng Viện Vinh Thanh (niên khóa 2010-2014), Giám Học Đại Chủng Viện Vinh Thanh, đồng thời dạy một số môn thần học (từ năm 2010 đến nay); được bổ nhiệm là Tổng Đại Diện Giáo Phận Vinh (từ năm 2010 đến nay).

(2) Một số thao thức:
(1) Làm sao để các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh phát huy hơn nữa tinh thần hiệp nhất với nhau trong niềm tin cũng như các công việc khác;
(2) Làm sao để các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh ý thức hơn nữa về việc loan báo Tin Mừng trong môi trường sống của họ;
(3) Làm sao để các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh vừa biết sống hiệp thông với những anh chị em cùng niềm tin, vừa biết sống hòa hợp với những anh chị em không cùng niềm tin;
(4) Bằng cách nào để các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh ý thức hơn vai trò ‘nhân chứng’ của mình nhằm làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

PV. Theo chúng con được biết, Đức Cha luôn quan tâm đến mầu nhiệm hiệp thông trong Giáo Hội. Về khía cạnh thể hiện niềm tin, có lần Đức Cha nói “tiếng nói chung của các giáo phận trong những vấn đề dân sự cần xuất hiện với tần suất cao hơn”. Đức Cha có thể cho chúng con biết thêm những ưu tư của Đức Cha về khía cạnh này?

Các giáo phận chính là các Giáo Hội Địa Phương đúng nghĩa nhất. Các giáo phận thể hiện chính căn tính, đời sống, và sứ mệnh của Giáo Hội được Đức Giêsu Kitô thiết lập, được Chúa Thánh Thần thánh hóa và sai đi loan báo Tin Mừng cứu độ. Một mặt, Giáo Hội không đồng hóa mình với bất cứ thể chế chính trị, xã hội, hay phe nhóm nào. Mặt khác, Giáo Hội không thể bất động trước những bất cập, bất công, bất bình đẳng gây nên bởi các thể chế chính trị, xã hội hay phe nhóm. Tin Mừng Cứu Độ mà Giáo Hội có sứ mệnh loan báo bao gồm việc làm cho con người ngày càng sống đúng hơn với phẩm giá của mình là hình ảnh của Thiên Chúa, là con cái Thiên Chúa, và là anh chị em với nhau.

Tiếng nói chung của các giáo phận trong việc làm giảm thiểu các tiêu cực trong xã hội dân sự, đồng thời, làm tăng thêm sự nhận thức về việc xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn luôn là cần thiết. Hơn nữa, các giáo phận không chỉ có ‘tiếng nói chung’ mà còn ‘làm việc chung’ nữa. Sự hòa hợp giữa nói và làm luôn cần thiết cho con người trên bình diện cá nhân cũng như tập thể. Điều cần quan tâm nhất đó là ‘tiếng nói chung’ và ‘làm việc chung’ phải đặt nền tảng trên các giá trị Tin Mừng chứ không phải trên những thiên kiến của cá nhân hay tập thể. ‘Tiếng nói chung’ và ‘làm việc chung’ của các giáo phận sẽ là động lực căn bản cho các tín hữu thực thi quyền và nghĩa vụ của mình trong xã hội dân sự, đồng thời góp phần làm cho các giá trị Tin Mừng được thấm nhập tất cả các chiều kích của cuộc sống con người.

PV. Xin Đức Cha cho độc giả biết về khẩu hiệu và biểu tượng huy hiệu Giám mục của Đức Cha và xin Đức Cha giải thích ý nghĩa của khẩu hiệu, huy hiệu ấy.

Khẩu hiệu tôi chọn lấy từ câu nói của Đức Giêsu Kitô với các môn đệ của mình trong Ga 14,27 rằng “Thầy ban cho anh em bình an của Thầy”. Câu đầy đủ của Ga 14,27 là “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi.” Bình an mà Đức Giêsu Kitô ban cho các môn đệ xưa cũng như những ai tin tưởng và thực thi giáo huấn của Người qua dòng thế kỷ không phải là thứ bình an chóng qua tạm bợ mà thế gian có thể ban tặng, nhưng là sự bình an đích thực nhất. Bình an mà Đức Giêsu Kitô ban tặng là chính Người chứ không phải là thứ gì đó bên ngoài Người. Đức Giêsu Kitô chính là Hoàng Tử Bình An được tiên tri Isaia loan báo trong Cựu Ước. Để đem lại bình an đích thực nhất cho toàn thể nhân loại, Hoàng Tử Bình An đã mang lấy sự bất an nhất của nhân loại, đó là sự chết. Nhờ sự chết và phục sinh của Đức Giêsu Kitô, toàn thể nhân loại và vũ trụ được đổi mới theo lộ trình tình yêu và bình an của Thiên Chúa.

Biểu tượng huy hiệu mà tôi chọn là con thuyền chồng chềnh trên sóng biển và con chim bồ câu ngậm cành Ô-liu. Biểu tượng này gợi lên trong chúng ta con thuyền của gia đình Nô-ê và con chim bồ câu ngậm cành Ô-liu báo hiệu lũ lụt chấm dứt trong Sách Sáng Thế. Biểu tượng này cũng gợi lên trong chúng ta con thuyền của gia đình Giáo Hội và con chim bồ câu ngậm cành Ô-liu, biểu tượng Chúa Thánh Thần, Đấng tiếp tục công trình của Đức Giêsu Kitô, Hoàng Tử Bình An. Sự bình an của Giáo Hội được định dạng theo sự bình an của chính Hoàng Tử Bình An (bởi vì Giáo Hội là bí tích của Hoàng Tử Bình An), nghĩa là sự bình an giữa phong ba bão táp và thăng trầm của thế giới. Sự bình an viên mãn của Giáo Hội chỉ có thể đạt được khi Thiên Chúa qui tụ muôn loài muôn vật ‘dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô’, Hoàng Tử Bình An, trong trời mới đất mới.

PV. Chúng con xin cám ơn Đức Cha, kính chúc Đức Cha được đầy ơn Chúa trong sứ vụ mới. Xin Đức Cha chúc lành cho chúng con.
 
Gioan Lê Quang Vinh
(VietCatholic News)

VIDEO THẾ GIỚI NHÌN TỪ VATICAN 27.6 - 04.7.2013

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

PHỎNG VẤN ĐỨC TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ

Phỏng vấn Tân Giám Mục An-phong Nguyễn Hữu Long, 
Giám Mục phụ tá Giáo phận Hưng Hóa

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm cha An-phong Nguyễn Hữu Long, thuộc Hội Linh mục Xuân Bích, Giám đốc Đại chủng viện Huế, làm giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hóa (Việt Nam), hiệu tòa Gummi di Bizacena. Ngày 06/9 tới đây, Đức Cha An-phong sẽ được thụ phong Giám mục tại Hưng Hoá. Thông tấn xã Công Giáo VietCatholic xin được phỏng vấn Đức Cha trước ngày ngài chính thức nhận nhiệm sở.

PV. Kính thưa Đức Cha, trước hết, trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, chúng con xin được chúc mừng Đức Cha trong sứ vụ mới. Và xin Đức Cha cho chúng con biết đôi nét về giáo phận mà Đức Cha sắp đến phục vụ.

Đức Cha An-phong : Tôi xin thú thật chưa biết nhiều về giáo phận Hưng Hoá, dù đã đến một vài nơi. Nhưng qua tìm hiểu thì đây thật là một giáo phận rộng lớn, bao gồm 9 tỉnh phía Tây Bắc và 1/6 thủ đô Hà Nội. Giáo phận hiện có 71 linh mục, trong đó 5 cha hưu, 5 cha du học, chỉ còn 61 cha làm mục vụ cho hơn 200.000 giáo dân. Giáo xứ Mường Tè xa nhất, cách tòa giám mục 750 cây số. Cha Nguyễn Trung Thoại, chánh văn phòng tòa giám mục, mỗi tuần phải đi và về 900 cây số để làm mục vụ tại Sơn La. Một cha cho biết giáo phận cần thêm 100 linh mục mới đáp ứng đủ nhu cầu. Địa bàn giáo phận rộng lớn, đồi núi chập chùng, giao thông hiểm trở, nên các linh mục thật vất vả trong việc mục vụ. Lo cho người có đạo chưa xong, thì công cuộc truyền giáo càng là một thách đố, nhất là tại đây có nhiều sắc tộc mà ít người biết đến tên gọi như Dao, Sán Chay, Khờ Mú, Hà Nhì, La Chí, Phù Lá, Sán Chỉ, Bố Y... Về mặt xã hội, vì tiếp giáp biên giới Trung quốc, Lào, nên tệ nạn xã hội dễ thao túng và hoành hành. Dầu thấy trước những vấn đề nan giải như vậy, nhưng tôi vẫn trông cậy và phó thác trong tay Chúa mà chấp nhận dấn thân phục vụ.
PV.  Trong một giáo phận rộng lớn với địa thế hiểm trở và rất đông giáo dân, Đức Cha đang chuẩn bị thế nào cho công việc mục vụ ạ ?
Đức Cha An-phong : Tôi chưa chuẩn bị gì cả ! Trước hết, vì là phụ tá, nên tôi sẽ để mình dưới sự hướng dẫn của Đức Giám Mục giáo phận, ngài sẽ chỉ vẽ cho tôi đường hướng mục vụ. Tôi cũng sẽ học hỏi với các linh mục. Ngoài ra, cần có thời gian tiếp cận trực tiếp giáo phận mới biết được phải làm gì và làm như thế nào. Tóm lại, tôi sẽ theo phương pháp Công Giáo tiến hành : xem - xét - làm.
PV.  Xin Đức Cha cho chúng con biết đôi chút về hành trình ơn gọi của mình ?
Đức Cha An-phong : Hành trình ơn gọi của tôi, như mọi anh em chủng sinh cùng thời, không hoàn toàn suôn sẻ. Tôi bắt đầu đi tu vào năm 12 tuổi, trải qua bảy năm tu học rất thần tiên tại Tiểu chủng viện Thánh Gioan ở Đà Nẵng. Tiếp đó là ba năm triết học êm đềm tại Đại chủng viện Hòa Bình, cũng ở Đà Nẵng. Sau biến cố 1975, dù chủng viện đóng cửa, tôi vẫn may mắn được học thêm ba năm thần học tại Tòa giám mục Đà nẵng, vừa học vừa làm một nghề gì đó để mưu sinh. Tôi đã từng làm nghề thợ nhuộm, hớt tóc, vấn thuốc lá... mà đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ những kỷ niệm cười ra nước mắt khi cầm tông đơ hớt tóc. Cuối năm 1978, tôi làm nghĩa vụ thanh niên tại công trường thủy lợi Phú Ninh trong ba năm rưỡi. Trở về, tôi lặng lẽ tu học và lao động thêm tám năm nữa. Ngày 27.12.1990, tôi được chịu chức linh mục và làm phó xứ Tam Kỳ trong bốn năm. Từ 1994-1998, tôi được gửi đi học giáo luật tại đại học Công Giáo Paris. Về nước, tôi phụ trách giáo xứ Hà Lam trong hai năm, rồi giáo xứ Trà Kiệu nơi có Trung Tâm Thánh Mẫu giáo phận trong ba năm, đồng thời dạy học tại Đại chủng viện Huế. Năm 2003, tôi gia nhập hội Linh Mục Xuân Bích và làm công việc đào tạo tại chủng viện này. Những trắc trở khách quan nằm trong giai đoạn từ 1975-1990, mà nhờ ơn Chúa, tôi vẫn giữ được ơn gọi.
PV.  Đức Cha đã từng làm quản xứ, rồi giáo sư và giám đốc chủng viện, Đức Cha nhận thấy đâu là ưu tiên trong công việc của một mục tử trong giáo phận ?
Đức Cha An-phong : Việc mục vụ còn được gọi là việc chăm sóc các linh hồn (cura animarum), nên ưu tiên thứ nhất của một mục tử là săn sóc phần hồn của giáo dân. Thánh vịnh 22 vẽ nên bức tranh của việc mục vụ : dẫn chiên đến đồng cỏ xanh, bờ suối mát để được bổ dưỡng ; chăm sóc chiên cho mạnh khoẻ, không bệnh tật ; canh chừng không để chiên bị lạc hay bị sói tấn công... Tại giáo phận Hưng Hóa có nhiều họ đạo vắng bóng linh mục ba bốn mươi năm nay, giáo dân vẫn giữ đức tin, có những tín hữu chỉ tham dự thánh lễ được một hai lần trong năm... Chúng ta phải chạnh lòng thương họ như Chúa Giêsu xưa, vì họ “tất tưởi bơ vơ như chiên không có người chăn” (Mt 9, 32).

Ưu tư thứ hai là hệ luận của ưu tư trên, là lo cho có những mục tử tốt. Hưng Hoá cho đến nay vẫn có nhiều ơn gọi linh mục và tu sĩ, vẫn có nhiều người muốn làm thợ trong cánh đồng của Chúa. Phải làm sao giúp họ theo đuổi ơn gọi cao quý này.

Ưu tư thứ ba : đứng trước những thực trạng đáng buồn như nghèo đói, thất học, tệ nạn xã hội..., tôi băn khoăn mình sẽ làm gì để đẩy lùi những thực trạng trên.

Tóm lại, xây dựng con người là ưu tiên mục vụ, trước khi xây dựng những gì khác.

PV.  Đức Cha là một trong những vị Giám mục đầu tiên được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm. Đức Cha có thể chia sẻ cho chúng con một vài tâm tình cũng như mong ước của Đức Cha trong những ngày chuẩn bị về nhận sứ vụ mới ?
Đức Cha An-phong : Đức Phanxicô đã lay động con tim mọi người từ khi được chọn làm giáo hoàng, ngài mở ra cho Giáo Hội một hướng đi mới khi chọn sống đơn sơ giản dị, thanh thoát vật chất và gần gũi với mọi người, là anh em với mọi người. Làm giáo hoàng mà ngài vẫn nhớ đến một người làm vườn, một ông thợ đóng giầy, một tu sĩ quen biết. Ngài cúi xuống rửa chân cho các tù nhân trẻ trong trại giam, dâng thánh lễ hàng ngày trong một nhà nguyện cho giáo dân tham dự... Tôi vui mừng được là một trong những giám mục đầu tiên của triều đại ngài. Cảm kích về một câu nói ấn tượng trong bài giảng lễ Dầu thứ Năm Tuần Thánh năm nay, tôi đã chọn câu nói đó làm châm ngôn : “Mang vào mình mùi chiên”. Tôi nguyện sống gần gũi với đoàn chiên, chia sẻ đau khổ và khó khăn, nhận lấy bệnh tật của họ như là của mình. Chúa Giêsu đã nêu gương như thế, khi “mang lấy các tật nguyền của ta, và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Ys 53,4). Ngài không ngần ngại ăn uống với người thu thuế, tiếp xúc với người cùng đinh, cúi xuống với những người đau khổ bệnh hoạn... Cũng vì muốn dấn thân theo đường hướng của Đức Phanxicô, nên tôi đã xin được thụ phong tại Hưng Hóa, để nhập cuộc ngay từ giây phút khởi đầu sứ vụ giữa lòng dân Chúa.
PV. Chúng con xin hỏi một câu hỏi có tính riêng tư. Đức Cha có thể chia sẻ cho chúng con một chút về gia đình Đức Cha, một gia đình có đến ba anh em được Chúa gọi làm linh mục trong Hội Thánh Công Giáo?
Đức Cha An-phong : Gia đình chúng tôi được hồng phúc dâng cho Chúa ba người con : anh làm quản xứ Tam Kỳ, giáo phận Đà Nẵng ; em út làm linh mục tại giáo phận Regina (Canada), và tôi. Cha mẹ và anh chị em chúng tôi là những giáo hữu bình thường, ít học, nhưng có lòng tin kính Chúa và giữ đạo tốt. Gia đình có thói quen tốt lành là không bỏ giờ kinh tối. Cha mẹ tôi thường bảo : “Mỗi ngày ta nhận được bao nhiêu ơn Chúa, mà tối đến không có lời kinh cám tạ Chúa, coi sao được” ! Trong những năm khó khăn, thấy gia đình bị khốn đốn ở vùng kinh tế mới, hai anh em chúng tôi nảy ý định xin về giúp gia đình một thời gian rồi sau tu tiếp, nhưng cha mẹ tôi cương quyết : “Các con cứ việc đi theo Chúa, không phải bận tâm tới gia đình, cứ coi như cha mẹ và các em chết hết rồi” ! Trong những lá thư gửi cho chúng tôi, ba tôi thường kết thúc như sau : “Ba mẹ và các em hằng cầu xin Chúa cho các con được ơn bền đỗ trong nhà Chúa”. Tôi nghĩ rằng nhờ lòng đạo đức của gia đình mà chúng tôi đã được Chúa chọn.
PV.  Chúng con xin chân thành cám ơn Đức Cha. Người đọc và người viết chúng con sẽ cầu nguyện nhiều cho Đức Cha trong sứ vụ mới. Xin Đức Cha chúc lành cho chúng con. 

 Gioan Lê Quang Vinh
(vietCatholic News)