Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

ĐỨC GIÁO HOÀNG TỪ RIO DE JANEIRO VỀ ĐẾN VATICAN BÌNH AN

Đức Thánh Cha về đến Vatican bình an
viếng Đền Thờ Đức Bà Cả để tạ ơn

Lúc 11h30 sáng thứ Hai theo giờ Rôma, máy bay chở Đức Thánh Cha đã đáp xuống phi trường quân sự Ciampino. Chuyến bay dài 12 tiếng từ Rio de Janeiro đã kết thúc chuyến tông du đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô với những thành công vang dội.

Trên đường về Vatican, Đức Thánh Cha đã dừng lại tại Đền Thờ Đức Bà Cả để tạ ơn.

Nhìn thấy Đức Giáo Hoàng khi ngài bước vào Nhà thờ, một nhóm thanh niên tiến lại gần và đưa cho ngài một chiếc áo cầu thủ và một quả bóng. Đức Thánh Cha đã dâng quả bóng và chiếc áo cho Đức Mẹ


 Đặng Tự Do
(VietCatholic News)

NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI 2013 - WYD 2013 #43

VIDEO WYD 2013
KẾT THÚC NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI LẦN THỨ 28
ĐỨC GIÁO HOÀNG RỜI RIO DE JANEIRO

NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI 2013 - WYD 2013 #42

VIDEO WYD 2013
ĐỨC GIÁO HOÀNG GẶP GỠ CÁC TÌNH NGUYỆN VIÊN

NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI 2013 - WYD 2013 #41

Ngày hành hương đi bộ 9,5 km của Giới Trẻ Thế Giới 2013 tại Rio

Rio –Thứ bẩy, 27.7.2013 - Theo truyền thống của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới thì ngày thứ bẩy là cuộc đi bộ hành hương. Nhiều bạn trẻ đã thất vọng vì không có cuộc hành hương đi về Cánh Đồng Đức Tin nằm ở Guaratiba, cách Rio khoảng 70 km về phía Tây để làm đêm canh thức, vì vài ngày qua mưa nhiều quá làm cho cánh đồng lầy lội và ẩm ướt, nếu ngủ qua đêm sẽ có thể bị cảm lạnh. Ban Tổ Chức có sự đồng ý của ĐGH đã quyết định làm giờ cầu nguyện canh thức vào tối thứ bẩy ngay trên bãi biển Copacabana. Như thế một kế hoạch B dựbị đi bộ được xuất phát từ trung tâm của Rio, khởi đầu bằng việc phát thùng thức ăn (tiếng Bồ: Kit Vigília) gần trạm xe điện Gloria, nơi công viên của Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật.

Đêm canh thức tại bãi biển Copacabana không biết bao nhiêu người dồn về, khởi đầu dự định 1,5 triệu đến 2 triệu người tham dự, nhưng báo chí Ba Tây vừa đưa tin con số đã lên đến 3 triệu. Toàn bãi biển tràn ngập dòng thác người trẻ hành hương, từ trên cao nhìn xuống trông họ như một đàn kiến khổng lồ.

Sáng thứ bẩy mưa nhiều, có cả trận mưa rào, cho đến giữa trưa thì trời sáng sủa lên và kéo dài đến đêm trời vẫn còn tốt đẹp. Nhiều bản trẻ phải chờ đợi cả 2 tiếng đồng hồ giữa cơn mưa để nhận phần ăn. Chúa ơi, thùng đồ ăn nặng đến 3 kg, khi nhận xong là phải mang theo trên con đường hành hương dài đến 9,5 cây số. Trong thùng chứa 4 bữa ăn cho cuối tuần này: ăn trưa và tối thứ bẩy, ăn sáng và trưa Chúa Nhật. Tại đây nhộn nhịp nhận thức ăn, cứ liên tục cho kẻ vào người ra. Tiếp theo là điểm phát xuất đi bộ ngay tại nơi này, trên các trục chính của thành phố tiến về địa danh Flamengo để đến bã biển Copacabana. Quân đội Ba Tây gồm 3.300 binh sĩ đóng chốt tại các trục chính để giữ an toàn cho đoàn hành hương khổng lồ, không phải vài ngàn, vài chục ngàn, nhưng là hàng trăm ngàn bạn trẻ tuôn đổ ra ngoài đưởng đi bộ.

Những hình ảnh sống động hiếm có được ở thành phố Rio, đoàn hành hương nối dài bất tận, vừ đi vừa hát hoặc reo hò, có đoàn đoàn kinh lần chuỗi mân côi, mỗi người mỗi vẻ. Ai cũng mang trên vai những thứ cần thiết cho việc nghỉ đêm ở bãi biển, mặc dù ban tổ chức đã thông báo không có đầy đủ các nhà vệ sinh và nước dùng nên khuyên mọi người hãy trở về nơi cư trú sau giờ canh thức.

Hình như ngủ đêm ngoài cánh đồng là một việc các bạn trẻ thích nhất trong dịp ĐHGT Thế Giới, lần này lại được ngủ ngay tại nơi bãi biển nổi tiếng thế giới thì họ sẵn sàng chấp nhận thiếu thốn đủ bề. Thành phố Rio chẳng còn cách nào khác để giải quyết sự việc tốt hơn cho hàng triệu người trẻ nên đã cho phép những người tham gia ĐHGTTG ngủ trên bãi biển. Tại thời điểm buổi chiều muốn đi vệ sinh đã cần chờ hơn 1 tiếng rồi, cho dù ban tổ chức đã điều động thêm hàng trăm nhà vệ sinh hóa học.

Một ngày hành hương thú vị, hình như sức mạnh thể xác và cả đức tin của từng người lan tỏa cho nhau nên có thể làm cho mọi người không biết mệt và cùng nhau hăng hái tiến bước. Những nhóm khỏe mạnh đi nhanh đến được đích sớm vào khoảng 4 giờ chiều, còn những đoàn khác trễ hơn 1 tiếng. Bãi biển lúc này chẳng còn chỗ chen chân nên hàng ngàn người khác phải lấy chỗ lan lên cả mặt đường, kéo dài cả cây số.

Thị trưởng thành phố Rio, ông Eduardo Paes nhìn thấy các bạn trẻ thế giới về Rio dự đại hội đã bầy tỏ: "Chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng là một vinh dự và một niềm vui" vì thế hội đồng thành phố chấp nhận kế hoạch B để chặn lại các con đường cho đoàn hành hương đi, tuy nhiên ông cũng bảo đảm: "Chúng tôi sẽ không tạo ra một vấn đề cho thành phố."

Thánh lễ bế mạc vào Chúa Nhật vào lúc 10g sẽ có với sự hiện diện của Nữ Tổng thống Dilma Rousseff và đồng thời cũng là Chủ tịch châu Mỹ Latinh.

Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
(VietCatholic News)

NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI 2013 - WYD 2013 #40

VIDEO WYD 2013
Đêm Canh Thức WYD Rio De Janeiro 2013 


Các bạn trẻ thân mến,

Chúng ta vừa nhắc lại câu chuyện của Thánh Phanxicô thành Assisi. Trước cây thánh giá, ngài nghe tiếng Chúa Giêsu gọi: "Phan xi cô, con hãy đi xây dựng lại ngôi nhà của ta". Anh bạn trẻ Phan xi cô lúc ấy đã mau mắn và hào phóng đáp lại tiếng gọi của Chúa để xây dựng lại ngôi nhà của Người. Nhưng mà ngôi nhà nào? Chậm nhưng chắc chắn, Phan xi cô đã nhận ra rằng đó không phải là chuyện sửa chữa một ngôi nhà bằng đá, mà là việc phải đóng góp phần mình vào đời sống của Giáo Hội. Đó là tham gia vào việc phục vụ Giáo Hội, yêu mến Giáo Hội và làm sao để dung nhan của Chúa Kitô tỏa sáng rực rỡ hơn bao giờ hết trong Giáo Hội.

Cả hôm nay, hỡi các bạn trẻ, Chúa cũng cần đến các con cho Giáo Hội của Người. Ngày nay cũng vậy, Người đang kêu gọi mỗi người trong các con hãy theo Ngài trong Giáo Hội của Người và trở thành những nhà truyền giáo. Bằng cách nào? Theo nghĩa nào? Bắt đầu với tên của địa điểm mà chúng ta đang có mặt, Campus Fidei, cánh đồng của đức tin, Cha đã nghĩ về ba hình ảnh có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn “môn đệ” và “nhà truyền giáo” có nghiã là gì. Trước hết, cánh đồng là nơi để gieo hạt giống, thứ hai, cánh đồng là một thao trường, và thứ ba, cánh đồng là một công trường xây dựng.

1. Cánh đồng là nơi để gieo hạt giống. Chúng ta đều biết dụ ngôn Chúa Giêsu nói về một người gieo giống ngoài cánh đồng Có những hạt giống rơi trên đường đi, một số rơi trên đá sỏi, một số rơi vào bụi gai, và không thể mọc được. Những hạt giống khác rơi vào đất tốt và trổ sinh nhiều hoa trái (x. Mt13 :1-9). Chúa Giêsu giải thích ý nghĩa của dụ ngôn như sau: hạt giống là Lời Chúa gieo vào lòng ta (x. Mt13 :18-23). Các con thân mến, như thế, cánh đồng đức tin thực sự chính là trái tim của các con, là cuộc đời các con. Chúa Giêsu muốn bước vào đời các con với Lời Ngài, với sự hiện diện của Ngài. Xin hay để cho Chúa Kitô bước vào đời các con để lời Ngài đi vào cuộc sống các con, thăng hoa và triển nở. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng các hạt giống rơi trên đường đi, trên sỏi đá hoặc bụi gai sẽ không trổ sinh hoa trái. Câu hỏi đặt ra là chúng ta là loại mặt đất nào? Chúng ta muốn là loại điạ thế nào? Có lẽ đôi khi chúng ta giống như đường đi: chúng ta nghe lời Chúa nhưng lời Ngài chẳng thay đổi được bao nhiêu trong đời sống ta bởi vì chúng ta cứ để chính mình bị tê liệt bởi những tiếng nói hời hợt giành lấy sự chú ý của ta, hoặc chúng ta giống như mặt đá sỏi: chúng ta đón nhận Chúa Giêsu với nhiệt tình, nhưng rồi chúng ta lại ngập ngừng, và khi đối mặt với gian truân, chúng ta không có can đảm để lội ngược dòng, hoặc chúng ta giống như mặt đất gai góc: thái độ bi quan, những cảm xúc tiêu cực đã bóp nghẹt lời Chúa trong ta (x. Mt 13:18-22) .

Nhưng hôm nay cha chắc chắn rằng hạt giống đang rơi xuống mảnh đất tốt, và cha tin các con muốn là loại đất tốt, không phải loại Kitô hữu nửa mùa, "nhạt nhách" và hời hợt, mà là Kitô hữu thật sự. Cha chắc chắn rằng các con không muốn bị lừa bởi một thứ tự do giả tạo, luôn thần phục và đáp lại lời mời gọi của thời trang và những ý thích bồng bột nhất thời. Cha biết rằng các con đang đặt kỳ vọng vào những quyết định lâu bền có thể làm cho đời các con có ý nghĩa. Chúa Giêsu có khả năng giúp các con làm điều này: Ngài là "đường, là sự thật và là sự sống" (Ga 14,6). Chúng ta hãy tin tưởng vào Ngài. Chúng ta hãy đặt Ngài làm người dẫn đường cho chúng ta!

2. Cánh đồng là một thao trường. Chúa Giêsu đòi chúng ta đi theo Ngài suốt đời mình, Ngài đòi hỏi chúng ta là môn đệ của Ngài, để "chơi trong đội ngũ của Ngài ". Cha nghĩ rằng hầu hết các con đều yêu thích thể thao! Ở Brazil này, cũng như ở các nước khác, túc cầu là một niềm đam mê của cả nước. Thế thì, các cầu thủ sẽ làm gì khi họ được yêu cầu tham gia vào đội bóng? Họ phải tập luyện và tập luyện rất nhiều! Đời sống của chúng ta trong tư cách là những môn đệ của Chúa cũng phải như thế. Thánh Phaolô đã nói với chúng ta: "các vận động viên tự mình từ bỏ đủ thứ; họ làm điều này để giành lấy một vương miện bằng lá chóng tàn, nhưng chúng ta được một vương miện bất diệt" (1 Cor 9:25).

Chúa Giêsu ban cho chúng ta một cái gì đó còn lớn lao hơn World Cup! Ngài cho chúng ta khả năng có được một cuộc sống tràn đầy và sinh nhiều hoa trái, Ngài cũng cho chúng ta một tương lai bên Ngài, một tương lai bất tận, là cuộc sống đời đời. Nhưng Ngài yêu cầu chúng ta phải tập luyện"để lấy lại vóc dáng", để chúng ta có thể đối mặt với mọi tình huống trong cuộc sống mà không hề thối chí, nhưng hiên ngang làm nhân chứng cho đức tin của mình. Làm thế nào để chúng ta lấy lại vóc dáng? Thưa là bằng cách trò chuyện với Ngài: bằng lời cầu nguyện là đối thoại hàng ngày của chúng ta với Thiên Chúa, Đấng luôn luôn lắng nghe chúng ta. Bằng các phép bí tích, là cách làm cho Ngài phát triển trong chúng ta và uốn nắn chúng ta cho phù hợp với Chúa Kitô. Bằng cách yêu thương nhau, học cách lắng nghe, để hiểu, để tha thứ, để chấp nhận và giúp đỡ người khác, tất cả mọi người, không một ai bị loại trừ hoặc tẩy chay.

Các bạn trẻ thân mến, hãy là những "vận động viên thật sự của Chúa Kitô"

3. Cánh đồng là một công trường xây dựng. Khi trái tim chúng ta là mảnh đất tốt để lãnh nhận Lời Chúa, khi "chúng ta đổ mồ hôi", cố gắng sống đời Kitô hữu, chúng ta trải nghiệm một cái gì đó thật to lớn: chúng ta không bao giờ cô độc, chúng ta là một phần của một gia đình có anh có chị có em, tất cả cùng đồng hành trên cùng một con đường: chúng ta là một phần của Giáo Hội; Quả thực, chúng ta đang xây dựng Giáo Hội và chúng ta đang làm nên lịch sử. Thánh Phêrô đã nói với chúng ta rằng chúng ta là những viên đá sống động, tạo thành một công trình thiêng liêng (x. 1 Pr 2:5).

Khi nhìn lên sân khấu này, chúng ta thấy nó mang hình dạng của một đền thờ, được xây dựng bằng đá và gạch. Trong Đền thờ của Chúa Giêsu, chính chúng ta là những viên đá sống động. Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta xây dựng Đền thờ của Ngài, nhưng không chỉ là một ngôi nhà nguyện nhỏ nhoi nơi chỉ có một nhúm người. Ngài đòi hỏi chúng ta làm cho Giáo Hội sống động của Ngài trở thành to lớn đến độ nó có thể chứa đựng tất cả nhân loại, nơi có thể thành một ngôi nhà cho tất cả mọi người! Ngài đã nói với cha, và với các con: "Hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành các môn đệ ". Đêm nay, chúng ta hãy trả lời Ngài: Vâng, con cũng muốn trở thành một hòn đá sống chúng ta hãy cùng nhau xây dựng Giáo Hội của Chúa Giêsu! Tất cả chúng ta hãy cùng nói với nhau: tôi muốn ra đi và xây dựng Giáo Hội Chúa Kitô!

Trong trái tim trẻ tuổi của các con có khát vọng muốn xây dựng một thế giới tốt hơn. Cha đã theo dõi chặt chẽ những tin tức của những bạn trẻ từ khắp thế giới đã xuống đường nhằm bày tỏ ước muốn của họ cho một xã hội công bằng và huynh đệ hơn. Nhưng câu hỏi vẫn còn tồn đọng: chúng ta bắt đầu từ nơi nào? Các tiêu chí để xây dựng một xã hội công bằng hơn là những gì? Mẹ Têrêsa thành Calcutta trước đây đã từng bị đặt câu hỏi là Giáo Hội cần thay đổi những gì. Câu trả lời của Mẹ là: bạn và tôi!

Các con thân mến, đừng bao giờ quên rằng các con cũng là cánh đồng của đức tin! Các con là vận động viên của Chúa Kitô! Các con được mời gọi để xây dựng một Giáo Hội mỹ miều hơn và một thế giới tốt hơn. Chúng ta hãy ngước lên Đức Mẹ. Mẹ Maria giúp chúng ta theo Chúa Giêsu, Mẹ cho chúng ta mẫu gương qua lời "xin vâng" với Thiên Chúa: "Vâng tôi là tôi tớ Chúa, xin cứ làm cho tôi như lời Sứ Thần nói" (Lc 1:38). Tất cả chúng ta hay cùng nhau hợp ý với Mẹ Maria thưa với Thiên Chúa: Xin thực hiện cho con như lời Ngài nói. Amen!

(VietCatholic Network)

NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI 2013 - WYD 2013 #39

VIDEO WYD 2013
ĐỨC GIÁO HOÀNG CỬ HÀNH THÁNH LỄ
VỚI CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC, TU SĨ VÀ CHỦNG SINH
TẠI NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI 2013


Bài giảng của Đức Thánh Cha tại Nhà thờ Chánh Tòa Thánh Sebastian 
sáng thứ Bẩy 27/07/2013

Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô,

Khi nhìn thấy Vương Cung Thánh Đường này đầy các Giám mục, linh mục, chủng sinh, và tu sĩ nam nữ từ khắp thế giới, tôi nghĩ đến những lời của tác giả Thánh Vịnh 66 trong Thánh Lễ hôm nay: "Lạy Chúa, hãy để muôn dân tán tụng Chúa". Quả thực, chúng tôi có mặt ở đây để ca ngợi Chúa, và tán tụng Ngài trong khi tái khẳng định ước muốn của chúng ta được là những khí cụ sao cho không chỉ có một số người ca khen Thiên Chúa mà thôi, nhưng là tất cả muôn dân. Với cùng một cung điệu mạnh mẽ của Phaolô và Barnabas, chúng ta loan báo Tin Mừng cho những người trẻ, để họ có thể gặp gỡ Chúa Kitô, là ánh sáng soi đường ta bước, và xây dựng một thế giới huynh đệ hơn. Tôi muốn trình bày với anh chị em về ba khía cạnh của ơn gọi của chúng ta: chúng ta được Thiên Chúa gọi, để rao giảng Tin Mừng, và để thúc đẩy nền văn hóa của gặp gỡ.

1. Khiá cạnh thứ nhất ơn Chúa gọi – Thật quan trọng để khơi lại nhận thức về ơn Chúa gọi của chúng ta, mà thường khi chúng ta không chú ý đến giữa muôn vàn những trách nhiệm hàng ngày của mình. Chúng ta phải nhớ điều Chúa Giêsu đã nói, "Anh em đã không chọn Thầy, nhưng Thầy đã chọn anh em" (Ga 15: 16). Điều này có nghĩa là trở về nguồn gốc ơn gọi của chúng ta. Ở buổi đầu hành trình ơn gọi của chúng ta, có một sự lựa chọn của Thiên Chúa. Chúng ta đã được Thiên Chúa kêu gọi, với lời mời gọi hãy sống gần gũi với Chúa Giêsu (x. Mc 3:14), hiệp nhất với Ngài sâu sắc đến mức chúng ta có thể nói như Thánh Phaolô: "Không còn là tôi sống, nhưng Đức Kitô sống trong tôi "(Gl 2,20). Thuật ngữ “sống trong Chúa Kitô”, chính là những gì có thể bảo đảm tính hiệu quả của hoạt động tông đồ của chúng ta, nghĩa là chắc chắn rằng sứ vụ của chúng ta có kết quả "Ta cắt cử anh em, để anh em ra đi và sinh được hoa trái và hoa trái của anh em tồn tại" (Ga 15:16). Không phải những sáng tạo mục vụ, hoặc các cuộc họp hay các kế hoạch có thể đảm bảo hoa trái của chúng ta, nhưng chính sự trung thành của chúng ta với Chúa Giêsu, Đấng đã lặp đi lặp lại: "Hãy ở lại trong ta và ta cư ngụ trong anh em" (Ga 15:4). Và chúng ta biết rõ điều đó có nghĩa là: chiêm ngắm Người, thờ lạy Người, để ôm lấy Người, đặc biệt là qua sự trung tín của chúng ta trong đời sống cầu nguyện, và trong cuộc gặp gỡ hàng ngày của chúng ta với Người, Đấng hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể và trong những người túng quẫn nhất. "Sống với" Chúa Kitô không có nghĩa là tách chúng ta ra khỏi những người khác. Thay vào đó, chính là "với Ngài" để đi ra và gặp những người khác. Điều này gợi nhớ đến những lời của Chân Phước Mẹ Têrêsa thành Calcutta: "Chúng ta phải rất tự hào về ơn gọi của chúng ta vì nó mang đến cho chúng ta cơ hội để phục vụ Chúa Kitô nơi những người nghèo. Đó là trong những khu ổ chuột, trong những xóm nghèo, trong các chòi tranh rách nát, mà ta phải tìm kiếm và phục vụ Chúa Kitô. Chúng ta phải đến với họ như là các linh mục giới thiệu Ngài tại bàn thờ với niềm vui " Chúa Giêsu, là Chúa Chiên Lành, là kho báu đích thực của chúng ta. Chúng ta hãy kết hiệp tâm hồn ta với Ngài mật thiết hơn bao giờ hết (x. Lc 12:34).

2. Khiá cạnh thứ hai được kêu gọi để rao giảng Tin Mừng – Anh em Giám mục và linh mục thân mến, nhiều người trong anh em, nếu không phải là tất cả, đã hướng dẫn những người trẻ đến với Ngày Giới trẻ Thế giới. Các bạn trẻ này cũng đã nghe về lệnh truyền của Chúa Giêsu: "Hãy đi và làm cho muôn dân trở nên các môn đệ" (x. Mt 28:19). Trách nhiệm của chúng ta là hãy đốt lên trong trái tim họ mong muốn trở thành môn đệ truyền giáo của Chúa Giêsu. Chắc chắn, lời mời này có thể gây ra ít nhiều cảm giác lo sợ, khi nghĩ rằng là nhà truyền giáo đòi hỏi phải rời khỏi quê hương bản quán của họ, gia đình và bạn bè. Tôi nhớ những giấc mơ tôi đã ôm ấp khi còn nhỏ: đó là trở thành một nhà truyền giáo tại Nhật Bản xa xôi. Tuy nhiên, Chúa lại chỉ cho tôi thấy rằng lãnh thổ truyền giáo của tôi thực ra gần gũi hơn: đó là đất nước của chính mình. Chúng ta hãy giúp các bạn trẻ nhận ra rằng ơn gọi tông đồ truyền giáo bắt nguồn từ phép rửa của chúng ta và là một phần thiết yếu trong ý nghĩa của việc là “Kitô hữu”. Chúng ta cũng phải giúp họ nhận ra rằng chúng ta được kêu gọi để truyền giáo bắt đầu từ chính gia đình chúng ta và những nơi chúng ta học tập và làm việc, để rao giảng Tin Mừng cho gia đình và bạn bè của chúng ta.

Chúng ta chớ bỏ qua một nỗ lực nào trong sự hình thành những người trẻ của chúng ta! Thánh Phaolô sử dụng một cách nói rất đẹp mà ngài đã thể hiện ra trong cuộc sống của mình, khi đề cập đến các cộng đồng Kitô hữu: "Hỡi anh em, những người con bé nhỏ của tôi, là những người mà tôi phải quặn đau sanh thêm một lần nữa cho đến khi Chúa Kitô được hình thành trong anh em" (Gal 4:19). Chúng ta hãy thể hiện điều này chính trong sứ vụ của chúng ta! Chúng ta hãy giúp các bạn trẻ của chúng ta khám phá sự can đảm và niềm vui của đức tin, niềm vui được ưu ái bởi Thiên Chúa, Đấng đã ban Đức Giêsu, Con của Ngài làm giá cứu chuộc chúng ta. Chúng ta hãy đào tạo họ trong sứ vụ truyền giáo, bằng cách sai họ bước ra và bước tới. Chúa Giêsu đã làm điều này với các môn đệ của Ngài: Người đã không giữ các tông đồ dưới cánh của mình như gà mẹ giữ chặt con dưới cánh. Ngài sai họ ra! Chúng ta không thể giữ cho mình bị đóng kín trong các giáo xứ, trong các cộng đoàn của chúng ta, khi rất nhiều người đang mong chờ Tin Mừng! Không chỉ đơn giản là mở cửa ra chào đón, nhưng chúng ta phải vượt ra khỏi những cánh cửa đó để tìm kiếm và gặp gỡ người dân! Chúng ta hãy can đảm nhìn vào nhu cầu mục vụ, bắt đầu từ vùng ngoại ô, với những người ở xa nhất, với những người không thường xuyên đi nhà thờ. Họ cũng được mời đến bàn tiệc Chúa.

3.Khiá cạnh thứ hai được kêu gọi để thúc đẩy nền văn hóa gặp gỡ - Thật không may, ở nhiều nơi, nền văn hóa của sự loại trừ, từ chối, đang lan rộng. Không có chỗ cho người già hoặc cho những đứa trẻ không được mong muốn, không có thời gian cho người nghèo trên các vĩa hè đường phố. Đôi khi, đối với một số người, có vẻ như quan hệ con người được quy định bởi hai "giáo điều" hiện đại: tính hiệu quả và chủ nghĩa thực dụng.

Anh em Giám Mục thân mến, các linh mục, tu sĩ và các chủng sinh đang chuẩn bị cho thừa tác vụ: hãy có can đảm để lội ngược dòng. Đừng từ chối hồng ân này của Thiên Chúa là trở nên một gia đình các con cái của Ngài. Những gì làm cho xã hội chúng ta thực sự nhân bản là gặp gỡ, chào đón tất cả mọi người, liên đới và huynh đệ với nhau.

Hãy là những đầy tớ của sự hiệp thông và của nền văn hóa gặp gỡ! Cho phép tôi nói rằng chúng ta phải gần như bị ám ảnh về vấn đề này. Chúng ta không muốn trở thành kẻ tự phụ, luôn áp đặt "chân lý của chúng ta". Phải để cho sự xác tín nhưng khiêm tốn và hân hoan hướng dẫn chúng ta những người đã được tìm thấy, đã được Chân Lý là Đức Kitô đoái thương và biến đổi, như đã từng được loan báo (x. Lc 24:13-35).

Kính thưa anh chị em,

Chúng ta được mời Chúa gọi để loan báo Phúc Âm và để quảng bá với lòng can đảm cho nền văn hoá gặp gỡ . Nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria là gương mẫu cho chúng ta noi theo. Cuộc đời Mẹ luôn là "Mẫu gương của tình mẫu tử mà những ai dự phần vào sứ vụ tông đồ của Giáo Hội trong việc tái tạo một nhân loại mới luôn vui mừng”

(VietCatholic Network)

NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI 2013 - WYD 2013 #38

VIDEO WYD 2013
ĐI ĐÀNG THÁNH GIÁ TRỌNG THỂ TẠI BÃI BIỂN COPACABANA


Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN NĂM C 28-7-2013

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XVII thường niên năm C 28-7-2013.
Cha giáo Gioan Bt Nguyễn Văn Đán dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Hữu Toàn.

NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI 2013 - WYD 2013 #37

VIDEO trực tiếp WYD 2013
ĐỨC GIÁO HOÀNG DỰ BUỔI ĐỌC KINH TỐI VỚI GIỚI TRẺ

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN NĂM C (Lc 11, 1-13)


NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI 2013 - WYD 2013 #36

VIDEO trực tiếp WYD 2013
ĐỨC GIÁO HOÀNG HỘI ĐÀM VỚI CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO BRASIL

NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI 2013 - WYD 2013 #35

VIDEO trực tiếp WYD 2013
ĐỨC GIÁO HOÀNG CỬ HÀNH THÁNH LỄ
VỚI CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC, TU SĨ VÀ CHỦNG SINH

NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI 2013 - WYD 2013 #34

Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô 
trong buổi đi đàng Thánh Giá tại bãi biển Copacabana

Các bạn trẻ thân mến,

Chúng ta đến đây hôm nay để đồng hành với Chúa Giêsu trên hành trình nỗi buồn và tình yêu của Ngài, là đàng Thánh Giá, là một trong những khoảnh khắc nồng nhiệt nhất của Ngày Giới trẻ Thế giới. Vào cuối Năm Thánh Cứu Chuộc, Chân Phước Gioan Phaolô II đã ủy thác cây Thánh Giá cho những người trẻ tuổi các con, yêu cầu các con “mang Thánh Giá này đến mọi miền trên toàn thế giới như một biểu tượng của tình yêu Chúa Kitô đối với nhân loại, và loan báo cho mọi người rằng chỉ trong cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô chúng ta mới có thể tìm thấy sự cứu rỗi và ơn cứu độ"(Diễn từ dành cho giới trẻ, ngày 22 tháng 4 năm 1984). Kể từ đó, Thánh Giá Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã chu du khắp các lục địa và trải qua các tình huống đa dạng của nhân loại. Thánh Giá này là, như đã từng là, một kinh nghiệm “choáng ngợp” trong đời đối với cơ man những người trẻ đã nhìn thấy nó và vác nó trên vai. Không ai có thể tiếp cận và chạm vào Thánh Giá Chúa Giêsu mà không để lại một cái gì đó của chính họ dưới chân Thánh Giá, và không mang lấy một cái gì đó của Thánh Giá Chúa Giêsu vào cuộc sống riêng của mình. Cha có ba câu hỏi mà cha hy vọng sẽ vang dội trong trái tim các con tối nay khi các con đi bên cạnh Chúa Giêsu: Hỡi các bạn trẻ Brazil thân mến, các con đã để lại những gì trên Thánh Giá trong thời gian hai năm Thánh Giá này đi xuyên suốt qua đất nước vĩ đại của các con? Thánh Giá của Chúa Giêsu để lại cho các con, trong mỗi một người các con những gì ? Cuối cùng, Thánh Giá này này dạy cho chúng ta những gì?

1. Theo một truyền thuyết trong thời La Mã cổ đại, khi đang chạy trốn khỏi thành Rôma trong cuộc đàn áp của Nero, Thánh Phêrô đã thấy Chúa Giêsu đang đi theo hướng ngược lại, có nghĩa là, về phía thành phố. Ngài hỏi Chúa trong sự ngạc nhiên: "Lạy Chúa, Chúa đi đâu đó?" Chúa Giêsu đáp: "Ta sẽ tới Rôma để chịu đóng đinh một lần nữa." Vào lúc đó, Thánh Phêrô hiểu rằng ông phải theo Chúa với lòng can đảm, cho đến cuối cùng. Tuy nhiên, thánh nhân cũng nhận ra rằng ông sẽ không bao giờ cô đơn trên cuộc hành trình; Chúa Giêsu, Đấng đã yêu thương ông cho đến chết trên Thánh Giá, sẽ luôn luôn ở bên ông. Chúa Giêsu, với Thánh Giá của Ngài, cùng đi với chúng ta và vác lấy trên vai Ngài những âu lo của chúng ta, những vấn đề của chúng ta, và những đau khổ của chúng ta, ngay cả những khổ đau sâu xa nhất và đau đớn nhất. Với Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp chính Ngài với sự câm nín của các nạn nhân của bạo lực, những người không còn có thể khóc nổi nữa, đặc biệt là những người vô tội và vô phương tự vệ; với Thánh Giá, Chúa kết hiệp chính Ngài với các gia đình gặp khó khăn, những người đang than khóc sự mất mát của con cái mình, những người là nạn nhân của những thiên đường mù quáng, chẳng hạn như những người vướng vào vòng ma tuý. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp với mỗi một người đang bị đói trong một thế giới mà hàng tấn lương thực bị đổ đi mỗi ngày. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp với những ai bị bách hại vì tôn giáo, vì tín ngưỡng của họ hoặc chỉ đơn giản là vì màu da của họ. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp với rất nhiều người trẻ, những người đã mất niềm tin vào các tổ chức chính trị, bởi vì họ chỉ nhìn thấy nơi các tổ chức này sự ích kỷ và tham nhũng, Ngài kết hiệp chính Ngài với những người trẻ, những người đã mất niềm tin vào Giáo Hội, hay ngay cả mất niềm tin nơi Thiên Chúa vì những dấu chỉ phản chứng của các Kitô hữu và các thừa tác viên Tin Mừng. Thánh Giá của Đức Kitô mang lấy khổ đau và tội lỗi của nhân loại, bao gồm của cả những người chúng ta. Chúa Giêsu chấp nhận tất cả điều này với vòng tay rộng mở, mang trên vai Thánh Giá của chúng ta và nói với chúng ta: "Hãy can đảm! Các con không vác Thánh Giá một mình, Ta mang nó với các con. Ta đã vượt qua cái chết và ta đã đến để ban cho các con hy vọng! để mang đến cho các con cuộc sống "(x.Ga 3:16).

2. Và như thế chúng ta có thể trả lời câu hỏi thứ hai: Thánh Giá mang lại những gì cho những ai dán mắt nhìn vào Thánh Giá này hay chạm vào nó? Những gì Thánh Giá này để lại trong mỗi người chúng ta? Nó cho chúng ta một kho tàng mà không có sự gì khác có thể mang lại: đó là sự chắc chắn về tình yêu không lay chuyển mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Một tình yêu cao vời đến nỗi đã bước xuống vũng lầy tội lỗi của chúng ta và tha thứ, đã đi vào đau khổ của chúng ta và ban cho chúng ta sức mạnh để chịu đựng. Đó là một tình yêu đã đi vào cõi chết để chiến thắng nó và cứu độ chúng ta. Thánh Giá của Chúa Kitô chứa đựng tất cả tình yêu của Thiên Chúa, lòng thương xót vô biên của Ngài. Đây là một tình yêu mà chúng ta có thể đặt để tất cả niềm tin của chúng ta với trọn niềm tín thác. Các bạn trẻ thân mến, chúng ta hãy phó thác cho Chúa Giêsu, chúng ta hãy giao phó hoàn toàn hồn xác ta cho Ngài (x. Lumen Fidei, 16)! Chỉ trong Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại, chúng ta mới có thể tìm thấy sự cứu rỗi và ơn cứu chuộc. Với Ngài, sự ác, đau khổ, và cái chết không có tiếng nói cuối cùng, bởi vì Ngài ban cho chúng ta hy vọng và cuộc sống: Ngài đã biến Thánh Giá từ một công cụ của sự thù ghét, của thất bại và cái chết thành một dấu chỉ của tình yêu, chiến thắng và cuộc sống.

Tên đầu tiên được đặt cho mảnh đất Brazil này là "Miền Đất Thánh Giá". Thánh Giá của Chúa Kitô được vun trồng năm thế kỷ trước đây không chỉ trên bờ biển của đất nước này, mà còn trong lịch sử, trong trái tim và cuộc sống của người dân Brazil và những nơi khác. Đau khổ Chúa Kitô được cảm thấy sâu sắc ở đây. Ngài luôn hiện diện như một người trong chúng ta chia sẻ cuộc hành trình của chúng ta cho đến tận cùng. Không có Thánh Giá lớn nhỏ nào trong cuộc sống của chúng ta mà Chúa đã không chia sẻ với chúng ta.

3. Nhưng Thánh Giá của Đức Kitô cũng mời gọi chúng ta hãy để cho mình bị chinh phục bởi tình yêu của Ngài, trong khi dạy chúng ta luôn luôn nhìn vào những người khác với lòng thương xót và sự dịu dàng, đặc biệt là những người đau khổ, những người đang cần sự giúp đỡ, những người cần một lời nói hay một hành động cụ thể đòi hỏi chúng ta phải bước ra ngoài chính mình để gặp gỡ họ và chìa tay ra với họ. Có bao nhiêu người đã xuất hiện trên con đường Chúa Giêsu lên Núi Sọ: Quan tổng trấn Philatô, ông Simon thành Cyrênê, Đức Maria, những người phụ nữ. .. Đôi khi chúng ta có thể giống như Philatô, là người không có can đảm để đi ngược lại lại trào lưu để cứu mạng của Chúa Giêsu, nhưng thay vào đó rửa sạch bàn tay của mình.

Các các con thân mến, Thánh Giá của Chúa Kitô dạy chúng ta hãy nên như ông Simon thành Cyrênê, người đã giúp Chúa Giêsu vác cây gỗ nặng.

Thánh Giá dạy cho chúng ta trở nên giống như Mẹ Maria và những người phụ nữ khác, những người không sợ để đồng hành với Chúa Giêsu đến cùng, với tình yêu và sự dịu dàng. Và các con? Các con giống ai đây? Philatô? hay Simon? Hay như Đức Mẹ?

Các con thân mến, chúng ta hãy đặt nơi Thánh Giá Chúa Kitô những niềm vui, đau khổ và thất bại của chúng ta. Nơi đó, chúng ta sẽ tìm thấy một Trái Tim rộng mở, thông cảm, tha thứ cho chúng ta, yêu thương chúng ta và mời gọi chúng ta mang lấy tình yêu này trong cuộc sống của chúng ta, để yêu mỗi người, mỗi anh chị em mình với cùng một tình yêu. Amen!

J.B. Đặng Minh An dịch
(VietCatholic News)

NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI 2013 - WYD 2013 #33

Huấn Từ của ĐTC Phanxicô 
trước giờ Kinh Truyền Tin ở Rio de Janeiro

“Chúng ta hãy hướng về Đức Mẹ Maria để xin Mẹ bảo vệ gia đình chúng ta, biến nó thành tổ ấm của đức tin và tình yêu, trong đó chúng ta cảm thấy sự hiện diện của Chúa Giêsu Con Mẹ.”

Dưới đây là bản dịch bài Huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô trước giờ Kinh Truyền Tin/ Giờ Của Đức Mẹ Maria, được ban hành nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ XXVII tại Rio de Janeiro, Ba Tây từ ban công của Tòa Tổng Giám Mục Rio de Janeiro, hôm thứ sáu, ngày 26 tháng 7 năm 2013
* * *

Anh chị em và các bạn thân mến, xin chào!

Tôi cảm tạ Chúa Quan Phòng vì đã hướng dẫn bước đường của tôi nơi đây, ở thành phố São Sebastião do Rio de Janeiro. Tôi thực sự biết ơn Đức Tổng Giám Mục Orani và anh chị em vì sự chào đón nồng nhiệt, qua đó chứng tỏ lòng ưu ái anh chị em dành cho người kế vị Thánh Phêrô. Tôi ước mong rằng việc đi qua thành phố Rio này của tôi đổi mới trong tất cả anh chị em tình yêu dành cho Đức Kitô và Hội Thánh, niềm vui được kết hợp với Người và thuộc về Hội Thánh, cùng quyết tâm sống và làm chứng cho đức tin.

Một cách diễn tả phổ thông xinh đẹp về đức tin là Kinh Truyền Tin [ở Ba tây, người ta gọi là Giờ của Đức Mẹ Maria]. Đó là một kinh nguyện đơn giản được đọc trong ba giây phút đặc trưng của ngày, đánh dấu nhịp điệu của các hoạt động thường nhật của chúng ta: vào buổi sáng, buổi trưa và lúc hoàng hôn. Nhưng nó lại là một kinh nguyện quan trọng, tôi mời mọi người đọc kinh Kính Mừng. Kinh này nhắc nhở chúng ta về một biến cố đầy ánh sáng là biến cố biến đổi lịch sử: việc Nhập Thể, Con Thiên Chúa làm người trong Đức Giêsu thành Nadarét.

Hôm nay Hội Thánh mừng kính cha mẹ của Đức Trinh Nữ Maria, ông bà của Chúa Giêsu: Các Thánh Gioachim và Anna. Trong nhà của các ngài, Đức Maria đã chào đời, mang theo mầu nhiệm phi thường về Vô Nhiễm Nguyên Tội; trong nhà của các ngài Mẹ đã lớn lên trong khi được đồng hành bởi tình yêu và đức tin của các ngài; trong nhà của các ngài Mẹ đã học được cách lắng nghe tiếng Chúa và làm theo Thánh Ý của Ngài. Các Thánh Gioachim và Anna là một phần của một chuỗi dài đã truyền đức tin và tình yêu dành cho Thiên Chúa lại cho Đức Maria, trong bầu khí ấm áp của gia đình, ngõ hầu Mẹ đón nhận Con Thiên Chúa trong lòng Mẹ và ban Người cho thế giới, Người được ban cho chúng ta. Gia đình thật có một giá trị vĩ đại như một nơi đặc biệt để truyền thụ đức tin! Khi nói về bầu không khí gia đình tôi muốn nhấn mạnh một điều: Hôm nay, trong ngày lễ kính Thánh Gioachim và Anna này ở Ba tây cũng như ở nhiều nước khác, chúng ta mừng lễ ông bà. Đời sống gia đình quan trọng biết bao trong việc truyền lại di sản nhân bản và đức tin, là điều thiết yếu cho tất cả mọi xã hội! Cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa các thế hệ, đặc biệt là trong gia đình, quan trọng biết bao. Tài Liệu Aparecida nhắc nhở chúng ta: “Các trẻ em và các bậc lão thành xây dựng tương lai của quốc gia, bởi vì các em sẽ mang theo mình những câu chuyện, còn những vị cao niên, vì họ truyền lại kinh nghiệm và sự khôn ngoan của đời sống của họ” (số 447). Mối tương quan này, cuộc đối thoại giữa các thế hệ này là một kho tàng mà chúng ta phải bảo toàn và nuôi dưỡng! Trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới này, những người trẻ muốn chào hỏi ông bà. Chào hỏi các ngài với hết lòng kính yêu. Thưa ông bà. Chúng con chào ông bà. Các em, những người trẻ, chào hỏi ông bà với lòng kính yêu và cảm ơn các ngài vì chứng tá về sự khôn ngoan mà các ngài liên tục ban cho chúng ta.

Và giờ đây, nơi Quảng Trường này và các đường phố kế cận, trong những căn nhà, họ đang sống với chúng ta thời gian cầu nguyện này, chúng ta hãy cảm thấy như một đại gia đình và hãy hướng về Đức Mẹ Maria để xin Mẹ bảo vệ gia đình chúng ta, biến nó thành tổ ấm của đức tin và tình yêu, trong đó chúng ta cảm thấy sự hiện diện của Chúa Giêsu Con Mẹ.

Chuyển ý từ bản tiếng Ý và Tây Ban Nha của website Tòa Thánh.

http://giaoly.org/vn/

 Phaolô Phạm Xuân Khôi
(VietCatholic News)

NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI 2013 - WYD 2013 #32

Bài Giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô 
trong buổi Cầu Nguyện ở Copacabana

“Tuổi trẻ phải mạnh mẽ, phải được nuôi dưỡng bằng đức tin chứ không phải được đổ đầy bằng những thứ khác. “

Dưới đây là bản dịch bài giảng của Đức Thánh Cha trong buổi Cầu Nguyện tối hôm thứ năm ngày 25 tháng 7 năm2013 ở bãi biển Copacabana, Rio de Janeiro

* * *

Các bạn trẻ thân mến,

Sau khi thấy Chúa Giêsu biến hình trong vinh quang, Thánh Phêrô kêu lên: “Thật tốt quá cho Chúng ta khi ở đây!” Cả chúng ta nữa, chúng ta có thể lặp lại những lời này không? Cha nghĩ câu trả lời sẽ là có, bởi vì ở đây ngày hôm nay, thật là tốt cho tất cả chúng ta được tụ họp lại với nhau quanh Chúa Giêsu! Chính Người là Đấng đón chào chúng ta và đang hiện diện giữa chúng ta, nơi đây, ở Rio. Trong Tin Mừng, chúng ta cũng đã nghe Thiên Chúa Cha phán: “Đây là Con Ta, Người mà Ta đã chọn, hãy nghe lời Người!” (Lc 9:35). Nếu một đàng, chính Chúa Giêsu là Đấng chào đón chúng ta, thì đàng khác, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải chào đón Người và lắng nghe những lời của Người, bởi vì chính trong việc đón tiếp Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể, mà Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta, soi sáng con đường đi đến tương lai của chúng ta và làm cho đôi cánh hy vọng của chúng ta lớn lên để chúng ta hân hoan tiến bước trên con đường ấy (x. TĐ. Lumen Fidei, 7).

Nhưng chúng ta có thể làm gì? “Bota Fe – Hãy mặc lấy đức tin”. Thánh Giá của Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã công bố những lời này trong suốt cuộc hành hương của mình xuyên qua Ba Tây. “Hãy mặc lấy đức tin”: điều này có nghĩa gì? Khi chúng ta chuẩn bị một đĩa thức ăn ngon, nếu chúng ta thấy thiếu muối, tốt, thì chúng ta “rắc” muối lên; nếu thiếu dầu, thì chúng ta “đồ” dầu vào… “Mặc lấy”, có nghĩa là, đặt trên, đổ trên. Và cuộc sống của chúng ta cũng thế, các bạn trẻ thân yêu: nếu chúng ta muốn nó thực sự có ý nghĩa và thành tựu, như các con muốn và như các con đáng được, cha nói với mỗi người trong các con, “Hãy mặc lấy đức tin”, và cuộc sống của các con sẽ có một hương vị mới, nó sẽ có một la bàn để chỉ đường cho các con; “hãy mặc lấy hy vọng” và mỗi ngày của các con sẽ được soi sáng và chân trời của các con sẽ không còn tăm tối, nhưng sáng sủa; “hãy mặc lấy tình yêu”, và cuộc đời của các con sẽ như một căn nhà được xây trên đá, cuộc hành trình của các con sẽ là cuộc hành trình vui mừng, bởi vì các con sẽ gặp nhiều bạn bè để cùng hành trình với các con. Hãy mặc lấy đức tin, hãy mặc lấy hy vọng và hãy mặc lấy tình yêu! Tất cả chúng ta hãy cùng nói: “Hãy mặc lấy đức tin!”, “hãy mặc lấy hy vọng!”, “hãy mặc lấy tình yêu!”.

Nhưng ai có thể ban cho chúng ta tất cả những điều ấy? Chúng ta vừa nghe thấy câu trả lời trong bài Tin Mừng: Đức Kitô. “Đây là Con Ta, Người mà Ta đã chọn, hãy nghe lời Người!” Chúa Giêsu là Đấng mang Thiên Chúa đến với chúng ta và mang chúng ta đến với Thiên Chúa. Với Người, toàn thể cuộc đời của chúng ta được biến đổi, đổi mới, và chúng ta có thể nhìn thực tại với cái nhìn mới, từ quan điểm của Chúa Giêsu, với đôi mắt của Người (x. TĐ Lumen Fidei, 18). Vì lý do này, cha muốn nói với mỗi người trong các con ngày hôm nay: “Hãy mặc lấy Đức Kitô” trong cuộc sống của các con, và các con sẽ tìm thấy một người bạn mà nơi Người các con luôn luôn có thể tin tưởng; “hãy mặc lấy Đức Kitô” và các con sẽ thấy đôi cánh hy vọng giang ra để các con hành trình với niềm vui hướng về tương lai; “hãy mặc lấy Đức Kitô” và cuộc đời các con sẽ tràn đầy tình yêu của Người; nó sẽ là một cuộc đời sinh đầy hoa trái. Vì tất cả chúng ta đều muốn một cuộc đời sinh hoa trái, một cuộc đời nói về sự sống với những người khác!

Hôm nay, cha muốn mỗi người chúng ta chân thành tự hỏi: Chúng ta đặt niềm tin của mình vào ai? Vào chính mình, vào vật chất, hoặc vào Chúa Giêsu? Tất cả chúng ta bị cám dỗ đặt mình ở trung tâm, nghĩ rằng mình là cái rốn của vũ trụ, tin rằng một mình mình, tự mình có thể xây dựng cuộc đời mình, hay nghĩ rằng đời sống mình chỉ có thể hạnh phúc nếu được xây dựng trên của cải, tiền bạc hay quyền lực. Nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng không phải như thế! Chắc chắn rằng của cải, tiền bạc và quyền lực có thể cung cấp cho chúng một cảm giác sung sướng nhất thời, một ảo tưởng được hạnh phúc, nhưng chúng cuối cùng sẽ sở hữu chúng ta và làm cho chúng ta luôn luôn muốn có nhiều hơn, không bao giờ thỏa mãn. Cuối cùng, chúng ta được “đổ đầy” mà không bao giờ được nuôi dưỡng, và thật rất đáng buồn khi thấy những người trẻ “được đổ đầy” mà yếu đuối. Tuổi trẻ phải mạnh mẽ, phải được nuôi dưỡng bằng đức tin chứ không phải được đổ đầy bằng những thứ khác. “Hãy mặc lấy Đức Kitô” trong cuộc sống của các con, hãy đặt niềm tin vào Người và các con sẽ không bao giờ phải thất vọng! Các bạn thân mến, hãy nhìn xem, đức tin hoàn thành trong đời sống chúng ta một cuộc cách mạng mà chúng ta có thể gọi là Copernicô, bởi vì nó lấy chúng ta ra khỏi trung tâm và đặt Thiên Chúa vào đó. Đức tin dìm chúng ta trong tình yêu của Người cùng ban cho chúng ta sự an toàn, sức mạnh và hy vọng. Nhìn bề ngoài, không có gì có vẻ thay đổi cả, nhưng tận đáy lòng con người chúng ta, tất cả mọi sự đều thay đổi. Khi Thiên Chúa hiện diện ở đó, tâm hồn chúng ta thành nơi cư ngụ của sự bình an, ngọt ngào, dịu dàng, can đảm, thanh thản và niềm vui, là tất cả hoa quả của Chúa Thánh Thần (x. Gal 5:22), như thế con người chúng ta được biến đổi, cách chúng ta suy nghĩ và hành động được đổi mới, nó trở thành cách suy nghĩ và hành động của Chúa Giêsu, của Thiên Chúa. Các bạn thân mến, đức tin là nhà cách mạng, còn cha, cha hỏi mỗi người trong các con hôm nay: con sẵn sàng chưa, conn sẵn sàng bước vào làn sóng cách mạng của đức tin chưa? Chỉ bằng cách bước vào đó mà đời sống trẻ trung của các con sẽ có ý nghĩa và như thế sẽ sinh hoa kết quả!

Các bạn trẻ thân mến: “Hãy mặc lấy Đức Kitô” trong cuộc sống của các con. Trong những ngày này, Người đang chờ các con: hãy cẩn thận lắng nghe Người và sự hiện diện của Người sẽ làm cho tâm hồn các con được hăng say. “Hãy mặc lấy Đức Kitô”: Người đang chờ các con trong Bí Tích Hòa Giải, để lòng thương xót của Người chữa lành tất cả mọi vết thương gây ra bởi tội lỗi. Đừng sợ cầu xin ơn tha thứ của Thiên Chúa! Ngài không bao giờ biết mệt khi tha thứ cho chúng ta, như một người cha yêu thương chúng ta. Thiên Chúa là lòng thương xót tinh tuyền! “Hãy mặc lấy Đức Kitô”: Người đang chờ các con trong Thánh Thể, Bí Tích của sự hiện diện, và của sự hy sinh vì tình yêu của Người, và Người cũng chờ đợi các con trong lòng nhân đạo của nhiều người trẻ là những người sẽ phong phú hóa các con với tình bằng hữu của họ, khuyến khích các con bằng việc làm chứng cho đức tin của họ, và dạy các con ngôn ngữ của đức ái, sự tốt lành và phục vụ. Các người trẻ thân mến, các con cũng có thể làm những chứng nhân vui vẻ của tình yêu của Người, chứng nhân can đảm của Tin Mừng của Người, để mang đến trong thế giới này một chút ánh sáng của Người. Hãy để cho mình được Chúa Giêsu yêu thương, Người là người bạn không bao giờ lừa dối.

“Thật tốt quá cho Chúng ta khi ở đây!”, khi mặc lấy Đức Kitô trong cuộc sống của chúng ta, khi mặc lấy đức tin, đức cậy và đức mến mà Người ban cho chúng ta. Các bạn thân mến, trong buổi cử hành này, chúng ta đã chào đón ảnh của Đức Mẹ Aparecida. Chúng ta hãy xin Mẹ dạy chúng ta cách đi theo Chúa Giêsu. Xin Mẹ dạy chúng ta cách làm những môn đệ và những nhà truyền giáo. Giống như Mẹ, chúng ta muốn thưa “Xin Vâng” với Thiên Chúa. Chúng ta hãy xin trái tim từ mẫu của Mẹ cầu bầu cho chúng ta, ngõ hầu trái tim của chúng ta có thể mở ra để yêu mến Chúa Giêsu và làm cho người khác yêu mến Người. Các bạn trẻ thân mến, Chúa Giêsu đang chờ đợi chúng ta, và Người đang hy vọng nơi chúng ta. Amen.

http://giaoly.org/vn/
 Phaolô Phạm Xuân Khôi
(VietCatholic News)