Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2017
Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017
Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017
PHỎNG VẤN ĐỨC TÂN GIÁM MỤC ĐA-MINH NGUYỄN VĂN MẠNH GIÁM MỤC PHÓ GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT
Vào ngày áp Lễ Lá 8/4/2017, Văn phòng Báo chí Tòa Thánh loan tin Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm cha Đa-minh Nguyễn Văn Mạnh, Tiến sĩ Giáo Luật, đại diện tư pháp Giáo phận Đà lạt làm Giám mục phó giáo phận Đà lạt, Việt Nam. Nhân dịp này Thông Tấn Xã Công Giáo Vietcatholic xin được phỏng vấn ngài.
PV: Kính thưa Đức Cha, Cha Giám Đốc, Ban Biên Tập, cộng tác viên và độc giả Vietcatholic chúng con xin tạ ơn Chúa và chúc mừng Đức Cha trong sứ vụ mới. Xin Đức Cha cho chúng con biết cảm tưởng của Đức Cha khi nhận được tin Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Cha làm Giám Mục Phó Giáo phận Đà lạt.
Đức Cha Đaminh: Xin chân thành cám ơn Cha Giám đốc, Ban Biên Tập, cộng tác viên và toàn thể độc giả Vietcatholic đã chúc mừng tôi nhân biến cố lịch sử này, và cho tôi có cơ hội để nói lên lời cám ơn đối với mọi người, cách này cách khác, đã hiệp thông chúc mừng và cầu nguyện cho tôi.
Có hai từ trong tựa đề một tập sách nhỏ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II có thể giúp tôi cô đọng những cảm tưởng của mình khi nhận được tin Đức Thánh Cha bổ nhiệm tôi làm Giám mục phó Giáo phận Đà Lạt, đó là: “Hồng ân và mầu nhiệm”. Hồng ân, vì đứng trước ân huệ lớn lao này tôi cảm thấy mình bất xứng; Mầu nhiệm, vì nếu Thiên Chúa tuyển chọn thì tại sao lại là tôi mà không phải là một người khác khả năng hơn, thánh thiện hơn? Không thể giải thích nổi ngoài lý do Tình yêu: “Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con, và đã cắt cử để các con ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái các con tồn tại” (Ga 15,16); “Không ai tự gán cho mình vinh dự ấy, nhưng phải được Thiên Chúa gọi, như ông Aaron đã được gọi” (Dt 5,4); “Thiên Chúa đã kêu gọi chúng ta…, không phải vì công kia việc nọ chúng ta làm, nhưng là do kế hoạch và ân sủng của Người đã ban cho chúng ta từ muôn thuở trong Đức Kitô Giêsu” (2 Tm 1,9). Việc suy niệm những lời Kinh Thánh này trước khi trả lời vị đại diện Tòa Thánh, đã giúp tôi đi từ e ngại và lo sợ đến mạnh dạn và bình an.
Ngoài ra, bối cảnh đón nhận việc công bố bổ nhiệm của Tòa Thánh ngày 08.4.2017 vừa qua tại nhà thờ Chính Tòa Đà Lạt giữa Cộng đồng Dân Chúa với sự hiện diện của Đức Cha chính Antôn và linh mục đoàn giáo phận cũng đã ghi vào tâm hồn tôi một sự bình an lạ lùng mà cho đến nay vẫn còn ấn tượng.
PV: Thưa Đức Cha, xin Đức Cha cho chúng con biết những ưu tư mục vụ hiện tại của Đức Cha.
Đức Cha Đaminh: Được bổ nhiệm làm Giám mục phó, chắc chắn tôi sẽ phải thể hiện trách nhiệm của mình theo giáo luật điều 405 § 2: “Giám mục phó và Giám mục phụ tá giúp đỡ Giám mục giáo phận lãnh đạo toàn giáo phận và thay thế ngài khi ngài vắng mặt hoặc bị ngăn trở”. Căn cứ Giáo luật điều 406, Đức Cha chính Antôn cũng đã thông báo: Giám mục phó “phải được Giám mục giáo phận đặt làm Tổng Đại diện; hơn nữa, Giám mục giáo phận phải ưu tiên ủy thác cho vị Tổng Đại diện hơn những người khác các công việc mà luật đòi hỏi phải có sự ủy nhiệm đặc biệt”. Do đó ưu tư mục vụ của tôi là ưu tư mục vụ của toàn Giáo phận do Hội đồng Mục vụ Giáo phận định hướng hàng năm, vừa theo định hướng mục vụ của HĐGMVN, vừa thêm những điểm Giáo phận muốn lưu ý trong năm đó.
PV: Đà lạt là thành phố du lịch của Việt nam, đồng thời cũng là giáo phận rất nhiệt thành sống đức Tin. Xin Đức Cha giới thiệu đôi nét về Giáo phận nhà.
Đức Cha Đaminh: Giáo phận Đà Lạt nằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, diện tích 9.764,79 km2, dân số 1.385.000 người. Theo thống kê năm 2016, Giáo phận Đà Lạt có 379.122 giáo dân, trong đó 137.493 giáo dân người dân tộc, 98 giáo xứ, 174 linh mục triều và 128 linh mục dòng, 76 đại chủng sinh, trên 1.000 tu sĩ nam nữ thuộc 50 dòng tu hoặc tu hội. Đức Cha chính Antôn thường nhắc đến định hướng mục vụ nhằm xây dựng Giáo phận, Giáo xứ “trở nên một cộng đoàn đức tin, một cộng đoàn phụng tự, một cộng đoàn bác ái, để trở thành một cộng đoàn truyền giáo”.
PV: Xin Đức Cha vui lòng chia sẻ cho độc giả Vietcatholic về hành trình ơn gọi của Đức Cha.
Đức Cha Đaminh: Tôi sinh tại Cần Thơ. Ít năm sau gia đình tôi từ Cần Thơ lên Bà Rịa, rồi định cư ở Thủ Đức, nay là quận 9 Sàigòn. Từ những năm lên sáu lên bảy, tôi đã thường xuyên đi lễ trong Dòng Phanxicô Thủ Đức, và thỉnh thoảng được các cố Tây trong dòng quan tâm chăm sóc v.v… Cứ tự nhiên có lẽ tôi đã trở thành một tu sĩ Phanxicô. Nhưng năm lên lớp ba, Mẹ tôi lên Bảo Lộc thăm họ hàng thì gặp một người chị là nữ tu dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt. Thế là lập tức tôi được gửi lên Bảo Lộc, Lâm Đồng, học hành trong nhà ký nhi viện của người chị nữ tu ấy cùng với hai em một trai một gái. Cuối năm lớp nhất (lớp năm bây giờ) tôi thi đậu vào Tiểu chủng viện Đà Lạt. Và thế là đời tu của tôi bắt đầu: theo dòng lịch sử của đất nước để từ tiểu chủng viện Simon Hòa Đà Lạt, rồi đến Giáo Hoàng Học Viện Piô X, vài ba tháng tham gia Thanh niên Xung kích Lâm Đồng dưới chân đèo Bảo Lộc tại Santa Maria, rồi tiếp đến những năm “giúp xứ” tại giáo xứ Tân Thanh, Bảo Lộc (14 năm). Sau khi chịu chức linh mục ngày 29.5.1994, tôi được bổ nhiệm làm phó xứ Tân Hóa, một giáo xứ toàn tòng với ba họ lẻ mà tất cả làm nên một bức tranh phong phú giúp tôi thêm nhiều kinh nghiệm mục vụ và truyền giáo thật tuyệt vời. Từ năm 2003 đến 2009, tôi có điều kiện học giáo luật tại Đại Học Urbaniana, Roma, trung tâm của Giáo Hội, nơi cho tôi có cơ hội sống và trải nghiệm tính cách “Công Giáo và tông truyền” của Giáo Hội hoàn vũ. Từ khi về nước 2009 đến nay, tôi được các Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và Antôn Vũ Huy Chương bổ nhiệm làm Đại diện Tư pháp giáo phận, và ở tại Tòa Giám mục Đà Lạt.
PV: Thưa Đức Cha, chúng con được biết Giáo phận Đà lạt có khoảng 28% giáo dân là người dân tộc thiểu số. Xin Đức Cha cho chúng con biết đôi nét về công việc mục vụ cho anh chị em các sắc tộc này.
Đức Cha Đaminh: Một nét truyền giáo đặc biệt của giáo phận Đà Lạt là việc truyền giáo cho anh chị em dân tộc bản địa. Kể từ khi thừa sai Jean Cassaigne được cử lên “thí điểm truyền giáo” Di Linh vào năm 1927, rồi đến các cha thuộc Hội Thừa Sai Paris tới Đà Lạt vào thập niên 1940, các cha Dòng Chúa Cứu Thế tại Phú Sơn vào thập niên 1950, rồi các cha thuộc Tu đoàn Truyền giáo thánh Vinh Sơn, thì tiếp sau đó liên tục có các linh mục giáo phận, các nữ tu thuộc nhiều hội dòng dấn thân vào hoạt động này.
Hiện nay (2016), số giáo dân người dân tộc là 137.493, chiếm hơn một phần ba tổng số giáo dân trong giáo phận (khoảng 36%), và đã có trên 10 linh mục và khoảng trên 30 nữ tu người dân tộc.
Trong chiều hướng truyền giáo và phát triển văn hóa người dân tộc, phải kể đến hai công trình dịch thuật và bảo tồn chứng tích văn minh. Dịch thuật: dịch kinh lễ và nghi thức bí tích sang tiếng dân tộc (Kơho), biên soạn từ điển, đặc biệt bản dịch Sách lễ Rôma tiếng Kơho đã được Tòa Thánh phê chuẩn để dùng trong phụng vụ. Công trình bảo tồn chứng tích văn minh: thu góp các sinh hoạt đủ loại, sưu tầm sử thi, truyện cổ dân gian, những sách vở và hình ảnh về đồng bào dân tộc.
Một tòa nhà tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận đã được dành riêng làm phòng Truyền thống đón nhận các chứng tích văn minh liên hệ đến nếp sống của các dân tộc bản địa. Phòng Truyền thống đã mở cửa vào tháng 10.2011 với phần về dân tộc ở tầng trệt và phần trình bày lịch sử truyền giáo của Giáo phận ở tầng trên, hoàn tất vào năm 2016.
Về nhân sự truyền giáo, Giáo phận Đà Lạt có khá nhiều linh mục rất giỏi tiếng dân tộc và đã dấn thân hoạt động truyền giáo hữu hiệu nơi anh chị em dân tộc. Tôi luôn cảm phục những tấm gương truyền giáo của các linh mục bậc thầy hoặc đàn anh như của cố linh mục Laurensô Phạm Giáo Hóa với bài sai truyền giáo cho người dân tộc ngay từ những năm 1958, và được anh chị em dân tộc Kơho gọi là “Cha Già”; linh mục nghĩa tử của ngài hiện là tổng đại diện cũng đã theo ngài trên các nẻo đường vào các buôn làng dân tộc từ trước 1975 và đã có những đóng góp đáng kể trong nhiều lãnh vực, kể cả phụng vụ; linh mục Đaminh Nguyễn Huy Trọng gần 50 năm sống và làm việc nơi anh em dân tộc với nỗi đam mê thu thập ghi chép lại văn hóa ngôn ngữ và những phong tục của người dân tộc Kơho; đến nay một công trình thu thập khổng lồ đã lên đến 20.000 trang, và vừa mới ra đời tập một vào đầu năm 2017 với tựa đề “Phác họa chân dung dân tộc Kơ Ho, qua niềm tin cơ bản và phong tục tập quán”, và dự trù sẽ xuất bản 10 tập.
Bản thân tôi không giỏi tiếng dân tộc, và tôi biết đó là một bất lợi, một khó khăn mà có lẽ Chúa sẽ giúp tôi dần dần vượt qua.
Bởi thế tôi rất trân trọng cảm thức của Đức Cha Antôn giám mục giáo phận Đà Lạt khi quyết định tạo điều kiện cho các chủng sinh của giáo phận được đào tạo tại địa phương để có thể học ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số miền Lâm Đồng, và tiếp cận với những môi trường điều kiện sống cụ thể của họ, nhằm sẵn sàng theo bước các cha anh dấn thân vào công việc truyền giáo cho anh chị em dân tộc, một thành phần đông đảo và là nét đặc biệt của giáo phận Đà Lạt.
PV: Xin Đức Cha cho độc giả biết về khẩu hiệu và biểu tượng huy hiệu Giám mục của Đức Cha và xin Đức Cha giải thích ý nghĩa của khẩu hiệu, huy hiệu ấy.
Đức Cha Đaminh: Rất cám ơn trang web Vietcatholic cho tôi có dịp chia sẻ về khẩu hiệu giám mục. Khẩu hiệu được chọn cho sứ vụ giám mục của tôi là “Mẹ và Mục Tử” với ước mong những người muốn đến với mình thì gặp được một mục tử có tấm lòng của một người mẹ. Khẩu hiệu này được gợi hứng từ ước mơ của Đức Thánh Cha Phanxicô mà ngài nhiều lần nhắc đến trong các cuộc nói chuyện hoặc trả lời phỏng vấn: “Tôi mơ ước một Giáo Hội là mẹ và là mục tử”.
Người mục tử thì gần gũi đoàn chiên của mình, đến nỗi biết từng con chiên (Ga 10,14), sẵn sàng hiến mạng sống mình vì đoàn chiên (Ga 10,11.15), miễn sao chiên “được sống và được sống dồi dào” (Ga 10,10). Hiến tế mạng sống mình để đoàn chiên được sống đối với người mục tử có nghĩa là trở thành một người cha, người mẹ thiêng liêng, mà sợi dây liên kết dường như vô tận: “Có người mẹ nào quên được đứa con thơ của mình, hay cạn tình thương với đứa con mình đã mang nặng đẻ đau” (Is. 49,15).
PV: Chúng con xin cám ơn Đức Cha và cầu chúc Đức Cha và Giáo phận tràn đầy ơn Chúa trong sứ vụ mới. Xin Đức Cha chúc lành cho chúng con.
Gioan Lê Quang Vinh thực hiện
(VietCatholic.net)
PV: Kính thưa Đức Cha, Cha Giám Đốc, Ban Biên Tập, cộng tác viên và độc giả Vietcatholic chúng con xin tạ ơn Chúa và chúc mừng Đức Cha trong sứ vụ mới. Xin Đức Cha cho chúng con biết cảm tưởng của Đức Cha khi nhận được tin Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Cha làm Giám Mục Phó Giáo phận Đà lạt.
Đức Cha Đaminh: Xin chân thành cám ơn Cha Giám đốc, Ban Biên Tập, cộng tác viên và toàn thể độc giả Vietcatholic đã chúc mừng tôi nhân biến cố lịch sử này, và cho tôi có cơ hội để nói lên lời cám ơn đối với mọi người, cách này cách khác, đã hiệp thông chúc mừng và cầu nguyện cho tôi.
Có hai từ trong tựa đề một tập sách nhỏ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II có thể giúp tôi cô đọng những cảm tưởng của mình khi nhận được tin Đức Thánh Cha bổ nhiệm tôi làm Giám mục phó Giáo phận Đà Lạt, đó là: “Hồng ân và mầu nhiệm”. Hồng ân, vì đứng trước ân huệ lớn lao này tôi cảm thấy mình bất xứng; Mầu nhiệm, vì nếu Thiên Chúa tuyển chọn thì tại sao lại là tôi mà không phải là một người khác khả năng hơn, thánh thiện hơn? Không thể giải thích nổi ngoài lý do Tình yêu: “Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con, và đã cắt cử để các con ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái các con tồn tại” (Ga 15,16); “Không ai tự gán cho mình vinh dự ấy, nhưng phải được Thiên Chúa gọi, như ông Aaron đã được gọi” (Dt 5,4); “Thiên Chúa đã kêu gọi chúng ta…, không phải vì công kia việc nọ chúng ta làm, nhưng là do kế hoạch và ân sủng của Người đã ban cho chúng ta từ muôn thuở trong Đức Kitô Giêsu” (2 Tm 1,9). Việc suy niệm những lời Kinh Thánh này trước khi trả lời vị đại diện Tòa Thánh, đã giúp tôi đi từ e ngại và lo sợ đến mạnh dạn và bình an.
Ngoài ra, bối cảnh đón nhận việc công bố bổ nhiệm của Tòa Thánh ngày 08.4.2017 vừa qua tại nhà thờ Chính Tòa Đà Lạt giữa Cộng đồng Dân Chúa với sự hiện diện của Đức Cha chính Antôn và linh mục đoàn giáo phận cũng đã ghi vào tâm hồn tôi một sự bình an lạ lùng mà cho đến nay vẫn còn ấn tượng.
PV: Thưa Đức Cha, xin Đức Cha cho chúng con biết những ưu tư mục vụ hiện tại của Đức Cha.
Đức Cha Đaminh: Được bổ nhiệm làm Giám mục phó, chắc chắn tôi sẽ phải thể hiện trách nhiệm của mình theo giáo luật điều 405 § 2: “Giám mục phó và Giám mục phụ tá giúp đỡ Giám mục giáo phận lãnh đạo toàn giáo phận và thay thế ngài khi ngài vắng mặt hoặc bị ngăn trở”. Căn cứ Giáo luật điều 406, Đức Cha chính Antôn cũng đã thông báo: Giám mục phó “phải được Giám mục giáo phận đặt làm Tổng Đại diện; hơn nữa, Giám mục giáo phận phải ưu tiên ủy thác cho vị Tổng Đại diện hơn những người khác các công việc mà luật đòi hỏi phải có sự ủy nhiệm đặc biệt”. Do đó ưu tư mục vụ của tôi là ưu tư mục vụ của toàn Giáo phận do Hội đồng Mục vụ Giáo phận định hướng hàng năm, vừa theo định hướng mục vụ của HĐGMVN, vừa thêm những điểm Giáo phận muốn lưu ý trong năm đó.
PV: Đà lạt là thành phố du lịch của Việt nam, đồng thời cũng là giáo phận rất nhiệt thành sống đức Tin. Xin Đức Cha giới thiệu đôi nét về Giáo phận nhà.
Đức Cha Đaminh: Giáo phận Đà Lạt nằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, diện tích 9.764,79 km2, dân số 1.385.000 người. Theo thống kê năm 2016, Giáo phận Đà Lạt có 379.122 giáo dân, trong đó 137.493 giáo dân người dân tộc, 98 giáo xứ, 174 linh mục triều và 128 linh mục dòng, 76 đại chủng sinh, trên 1.000 tu sĩ nam nữ thuộc 50 dòng tu hoặc tu hội. Đức Cha chính Antôn thường nhắc đến định hướng mục vụ nhằm xây dựng Giáo phận, Giáo xứ “trở nên một cộng đoàn đức tin, một cộng đoàn phụng tự, một cộng đoàn bác ái, để trở thành một cộng đoàn truyền giáo”.
PV: Xin Đức Cha vui lòng chia sẻ cho độc giả Vietcatholic về hành trình ơn gọi của Đức Cha.
Đức Cha Đaminh: Tôi sinh tại Cần Thơ. Ít năm sau gia đình tôi từ Cần Thơ lên Bà Rịa, rồi định cư ở Thủ Đức, nay là quận 9 Sàigòn. Từ những năm lên sáu lên bảy, tôi đã thường xuyên đi lễ trong Dòng Phanxicô Thủ Đức, và thỉnh thoảng được các cố Tây trong dòng quan tâm chăm sóc v.v… Cứ tự nhiên có lẽ tôi đã trở thành một tu sĩ Phanxicô. Nhưng năm lên lớp ba, Mẹ tôi lên Bảo Lộc thăm họ hàng thì gặp một người chị là nữ tu dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt. Thế là lập tức tôi được gửi lên Bảo Lộc, Lâm Đồng, học hành trong nhà ký nhi viện của người chị nữ tu ấy cùng với hai em một trai một gái. Cuối năm lớp nhất (lớp năm bây giờ) tôi thi đậu vào Tiểu chủng viện Đà Lạt. Và thế là đời tu của tôi bắt đầu: theo dòng lịch sử của đất nước để từ tiểu chủng viện Simon Hòa Đà Lạt, rồi đến Giáo Hoàng Học Viện Piô X, vài ba tháng tham gia Thanh niên Xung kích Lâm Đồng dưới chân đèo Bảo Lộc tại Santa Maria, rồi tiếp đến những năm “giúp xứ” tại giáo xứ Tân Thanh, Bảo Lộc (14 năm). Sau khi chịu chức linh mục ngày 29.5.1994, tôi được bổ nhiệm làm phó xứ Tân Hóa, một giáo xứ toàn tòng với ba họ lẻ mà tất cả làm nên một bức tranh phong phú giúp tôi thêm nhiều kinh nghiệm mục vụ và truyền giáo thật tuyệt vời. Từ năm 2003 đến 2009, tôi có điều kiện học giáo luật tại Đại Học Urbaniana, Roma, trung tâm của Giáo Hội, nơi cho tôi có cơ hội sống và trải nghiệm tính cách “Công Giáo và tông truyền” của Giáo Hội hoàn vũ. Từ khi về nước 2009 đến nay, tôi được các Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và Antôn Vũ Huy Chương bổ nhiệm làm Đại diện Tư pháp giáo phận, và ở tại Tòa Giám mục Đà Lạt.
PV: Thưa Đức Cha, chúng con được biết Giáo phận Đà lạt có khoảng 28% giáo dân là người dân tộc thiểu số. Xin Đức Cha cho chúng con biết đôi nét về công việc mục vụ cho anh chị em các sắc tộc này.
Đức Cha Đaminh: Một nét truyền giáo đặc biệt của giáo phận Đà Lạt là việc truyền giáo cho anh chị em dân tộc bản địa. Kể từ khi thừa sai Jean Cassaigne được cử lên “thí điểm truyền giáo” Di Linh vào năm 1927, rồi đến các cha thuộc Hội Thừa Sai Paris tới Đà Lạt vào thập niên 1940, các cha Dòng Chúa Cứu Thế tại Phú Sơn vào thập niên 1950, rồi các cha thuộc Tu đoàn Truyền giáo thánh Vinh Sơn, thì tiếp sau đó liên tục có các linh mục giáo phận, các nữ tu thuộc nhiều hội dòng dấn thân vào hoạt động này.
Hiện nay (2016), số giáo dân người dân tộc là 137.493, chiếm hơn một phần ba tổng số giáo dân trong giáo phận (khoảng 36%), và đã có trên 10 linh mục và khoảng trên 30 nữ tu người dân tộc.
Trong chiều hướng truyền giáo và phát triển văn hóa người dân tộc, phải kể đến hai công trình dịch thuật và bảo tồn chứng tích văn minh. Dịch thuật: dịch kinh lễ và nghi thức bí tích sang tiếng dân tộc (Kơho), biên soạn từ điển, đặc biệt bản dịch Sách lễ Rôma tiếng Kơho đã được Tòa Thánh phê chuẩn để dùng trong phụng vụ. Công trình bảo tồn chứng tích văn minh: thu góp các sinh hoạt đủ loại, sưu tầm sử thi, truyện cổ dân gian, những sách vở và hình ảnh về đồng bào dân tộc.
Một tòa nhà tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận đã được dành riêng làm phòng Truyền thống đón nhận các chứng tích văn minh liên hệ đến nếp sống của các dân tộc bản địa. Phòng Truyền thống đã mở cửa vào tháng 10.2011 với phần về dân tộc ở tầng trệt và phần trình bày lịch sử truyền giáo của Giáo phận ở tầng trên, hoàn tất vào năm 2016.
Về nhân sự truyền giáo, Giáo phận Đà Lạt có khá nhiều linh mục rất giỏi tiếng dân tộc và đã dấn thân hoạt động truyền giáo hữu hiệu nơi anh chị em dân tộc. Tôi luôn cảm phục những tấm gương truyền giáo của các linh mục bậc thầy hoặc đàn anh như của cố linh mục Laurensô Phạm Giáo Hóa với bài sai truyền giáo cho người dân tộc ngay từ những năm 1958, và được anh chị em dân tộc Kơho gọi là “Cha Già”; linh mục nghĩa tử của ngài hiện là tổng đại diện cũng đã theo ngài trên các nẻo đường vào các buôn làng dân tộc từ trước 1975 và đã có những đóng góp đáng kể trong nhiều lãnh vực, kể cả phụng vụ; linh mục Đaminh Nguyễn Huy Trọng gần 50 năm sống và làm việc nơi anh em dân tộc với nỗi đam mê thu thập ghi chép lại văn hóa ngôn ngữ và những phong tục của người dân tộc Kơho; đến nay một công trình thu thập khổng lồ đã lên đến 20.000 trang, và vừa mới ra đời tập một vào đầu năm 2017 với tựa đề “Phác họa chân dung dân tộc Kơ Ho, qua niềm tin cơ bản và phong tục tập quán”, và dự trù sẽ xuất bản 10 tập.
Bản thân tôi không giỏi tiếng dân tộc, và tôi biết đó là một bất lợi, một khó khăn mà có lẽ Chúa sẽ giúp tôi dần dần vượt qua.
Bởi thế tôi rất trân trọng cảm thức của Đức Cha Antôn giám mục giáo phận Đà Lạt khi quyết định tạo điều kiện cho các chủng sinh của giáo phận được đào tạo tại địa phương để có thể học ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số miền Lâm Đồng, và tiếp cận với những môi trường điều kiện sống cụ thể của họ, nhằm sẵn sàng theo bước các cha anh dấn thân vào công việc truyền giáo cho anh chị em dân tộc, một thành phần đông đảo và là nét đặc biệt của giáo phận Đà Lạt.
PV: Xin Đức Cha cho độc giả biết về khẩu hiệu và biểu tượng huy hiệu Giám mục của Đức Cha và xin Đức Cha giải thích ý nghĩa của khẩu hiệu, huy hiệu ấy.
Đức Cha Đaminh: Rất cám ơn trang web Vietcatholic cho tôi có dịp chia sẻ về khẩu hiệu giám mục. Khẩu hiệu được chọn cho sứ vụ giám mục của tôi là “Mẹ và Mục Tử” với ước mong những người muốn đến với mình thì gặp được một mục tử có tấm lòng của một người mẹ. Khẩu hiệu này được gợi hứng từ ước mơ của Đức Thánh Cha Phanxicô mà ngài nhiều lần nhắc đến trong các cuộc nói chuyện hoặc trả lời phỏng vấn: “Tôi mơ ước một Giáo Hội là mẹ và là mục tử”.
Người mục tử thì gần gũi đoàn chiên của mình, đến nỗi biết từng con chiên (Ga 10,14), sẵn sàng hiến mạng sống mình vì đoàn chiên (Ga 10,11.15), miễn sao chiên “được sống và được sống dồi dào” (Ga 10,10). Hiến tế mạng sống mình để đoàn chiên được sống đối với người mục tử có nghĩa là trở thành một người cha, người mẹ thiêng liêng, mà sợi dây liên kết dường như vô tận: “Có người mẹ nào quên được đứa con thơ của mình, hay cạn tình thương với đứa con mình đã mang nặng đẻ đau” (Is. 49,15).
PV: Chúng con xin cám ơn Đức Cha và cầu chúc Đức Cha và Giáo phận tràn đầy ơn Chúa trong sứ vụ mới. Xin Đức Cha chúc lành cho chúng con.
Gioan Lê Quang Vinh thực hiện
(VietCatholic.net)
Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017
Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017
Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)