Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN LẦN HẠT MÂN CÔI VÀ THÁNH LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA VÀ LẦN CHUỖI LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT, 08.01.2021
Bắt đầu lúc 20g00 Thứ Sáu, ngày 08.01.2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ SÁU SAU LỄ HIỂN LINH
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Sáu, ngày 08.01.2021
6 CÁCH HIỆU QUẢ ĐỂ ĐÓN NHẬN BÌNH AN CỦA CHÚA GIÊSU TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY
Tác giả: Christine Ponsard
Chuyển ngữ: G. Võ Tá Hoàng
Từ: aleteia.org
WGPQN (4.1.2021) – Hãy khám phá cách mà các bạn có thể đón nhận bình an của Chúa Giêsu trong cuộc sống hằng ngày.
Khi Chúa Giêsu sống lại, Ngài đã hiện ra giữa các môn đệ và nói với họ: “bình an cho anh em” (Ga 20,19). Ngài đã ban bình an của Ngài cho các môn đệ và cho cả chúng ta, nhưng bình an giống như tất cả mọi ân huệ của Thiên Chúa, được ban tặng và không áp đặt. Chúng ta có biết đón nhận bình an của Chúa Giêsu không?
1. Đừng từ bỏ bình an
Cuộc sống của chúng ta bị mệt mỏi, quá tải, phức tạp và sự yên lặng không chịu đựng nổi những tiếng động ồn ào và hối hả. Thật vậy, nhịp sống của chúng ta không phụ thuộc vào mình, ít là không hoàn toàn, chúng ta có xu hướng phát minh ra những điều trói buộc mình và chúng ta không biết phải làm thế nào. Chúng ta quên rằng Thiên Chúa không bao giờ đòi hỏi chúng ta nhiều hơn những gì chúng ta có trong tay. Và nhất là chúng ta quên rằng Thiên Chúa xem việc nghỉ ngơi là một giới luật: Ngài ban cho chúng ta sáu ngày để làm việc và ngày Chúa nhật để nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi trong ngày Chúa nhật không phải là thứ gì đó xa xỉ dành riêng cho những người hưu trí, đó là giới răn của Chúa Cha, Đấng biết rõ chúng ta hơn những gì chúng ta cần.
2. Sống giây phút hiện tại
Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy” (Mt 6,34). Vậy tại sao lại đầu độc cuộc sống của chúng ta bằng những thứ bận tâm vô ích? “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của. Vì vậy Thầy bảo anh em: “đừng lo cho mạng sống mình, lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? (…) Ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay? Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? (…) Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6, 24-33). Sống như người sống lại có nghĩa là đặt cược mọi thứ vào Thiên Chúa; nghĩa là đặt trọn cả niềm tin của chúng ta nơi Chúa, không phải vào những cuốn sổ tiết kiệm hay hợp đồng bảo hiểm của chúng ta; nghĩa là sống như con cái của vị Vua, không lo lắng bất cứ điều gì vì Ngài là Cha của họ, vô cùng nhân hậu và Toàn năng, Ngài không ngừng chăm sóc họ.
3. Phó thác cho lòng thương xót
Sự hối tiếc và giày vò chi phối sự bình an. Điều mà Chúa Giêsu mong đợi ở chúng ta là tâm hồn sám hối : “một tấm lòng tan nát giày vò” (Tv 50, 19), tâm hồn của đứa con hoang đàng trở về với Cha. Hối hận và giày vò thật vô ích, nhưng sự ăn năn đặt chúng ta trong bàn tay của Thiên Chúa, cho phép chúng ta đón nhận sự tha thứ và bình an của Ngài. Chúng ta cần phải nhìn vào tội lỗi của mình để xin ơn tha thứ và sửa đổi, tránh xa bao nhiêu có thể những điều sai lỗi mà chúng ta mắc phải. Nhưng đừng “gặm nhấm” tội lỗi của mình mãi: một khi Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta, thì việc quay trở lại với nó sẽ khiến chúng ta nghi ngờ lòng thương xót của Thiên Chúa.
4. Học cách tha thứ
Chúng ta biết rõ rằng, không ai có thể đón nhận sự tha thứ của Thiên Chúa nếu không biết thứ tha cho anh chị em mình, không có gì phá rối sự bình an cho bằng sự tha thứ bị từ chối, bị từ chối vì giả tâm (và không phải do bất lực, bởi vì khi quyết định tha thứ là đã sống tha thứ, ngay cả khi bạn không cảm nhận được khả năng tha thứ ngay tức khắc), hoặc bị từ chối vì thiếu hiểu biết, vì bị lãng quên hay bị ức chế bởi những vết thương cũ. Để sống trong bình an, chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa soi sáng để biết tha thứ, điều mà chúng ta phải thi hành.
5. Để đón nhận bình an chúng ta phải xây dựng nó
Bình an giống như tha thứ: không ai có thể đón nhận được nó chỉ để tiêu dùng nó. Để tận hưởng được sự bình an, cần phải tham gia và trở thành người kiến tạo hòa bình. Gia đình, với tư cách là cộng đoàn, nơi mà bình an luôn được xây dựng, và là một trường học tuyệt vời. Trở thành người kiến tạo hòa bình có thể sẽ phải học hằng ngày qua việc lắng nghe, chia sẻ, tha thứ, kiên nhẫn, kính trọng… bình an được chuẩn bị từ trong gia đình cũng như bắt đầu từ gia đình: một đứa trẻ càng có cơ hội lớn lên cách hài hòa và thanh thản trong gia đình thì nó càng có thể hướng đến người khác, đón nhận người khác như họ là với sự khác biệt và phong phú của họ.
6. Lấp đầy cuộc sống của mình bằng sự yên lặng đầy yêu thương
Chúng ta giống như những cục pin: nếu không tái tạo năng lượng mỗi ngày, chúng ta sẽ mau chóng bị thải hồi. Cầu nguyện cho phép chúng ta bổ sung năng lượng: người Kitô hữu cầu nguyện nhiều bao nhiêu thì họ được bén rễ trong bình an bấy nhiêu. Thánh Bernađô đã từng nói: “Bạn chỉ cho đi khi bạn bị quá tải: các bạn hãy biến mình thành cái hồ chứa nước trước khi là con kênh”. Để trở nên người có khả năng truyền bá bình an của Chúa Giêsu sống lại cho những người xung quanh, chúng ta phải bắt đầu đón nhận Ngài vô điều kiện.
Nguồn: gpquinhon.org
(WHĐ)
Thứ Năm, 7 tháng 1, 2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA VÀ LẦN CHUỖI MÂN CÔI, 07.01.2021
Bắt đầu lúc 20g00 Thứ Năm, ngày 07.01.2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ NĂM SAU LỄ HIỂN LINH
Bắt đầu lúc 18g0 Thứ Năm, ngày 07.01.2021
Thứ Tư, 6 tháng 1, 2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ TƯ SAU LỄ HIỂN LINH
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Tư, ngày 06.01.2021